Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Bài tiểu luận môn đại cương truyền thông đại chúng, học viện ngoại giao (11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.26 KB, 29 trang )

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: ĐẠI CƯƠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Đề tài:
Lý thuyết đối công (counter public/ counter-public) – Michael Warner

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Phan Văn Kiền

Sinh viên thực hiện:

Lê Nguyệt Minh (trưởng nhóm)

TT47A1-0566

Trần Cẩm Ly

TT47A1-0564

Đặng Thị Thu Uyên

TT47A1-0571

Kiều Thị Ngọc Uyên

TT47A2-0572


Hà Nội, tháng 6 năm 2021
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ


Nội dung

Thành viên phụ trách

MSSV

I. Lịch sử ra đời

Kiều Thị Ngọc Uyên

TT47A2-0572

II. Nội dung, đặc điểm

Trần Cẩm Ly

TT47A2-0564

Lê Nguyệt Minh

TT47A2-0566

Đặng Thị Thu Un

TT47A2-0571


1.
III. Những ứng dụng trong báo chí,
truyền thơng

2.
3.

1


MỤC LỤC
I. Lịch sử ra đời

3

II. Nội dung và đặc điểm chính

4

1. Nội dung

4

2. Đặc điểm

5

III. Những ứng dụng trong báo chí, truyền thơng
1. Truyền thơng là diễn đàn để các nhóm đối cơng cất lên tiếng nói của mình
1.1. Các tác phẩm in ấn

1.2. Internet và mạng xã hội

8
8
8
10

2. Truyền thơng là phương tiện để các nhóm đối cơng đấu tranh

13

3. Case study: Nhóm đối cơng LGBTQ+

15

3.1. LGBTQ+ là một nhóm đối cơng

15

3.2. Truyền thơng là phương tiện của nhóm đối cơng LGBTQ+ trên con đường khẳng
định mình

17

2


I. Lịch sử ra đời
Lý thuyết về công chúng và đối cơng vẫn cịn đang là những vấn đề gây tranh cãi liên
quan đến bản sắc hay chính trị. “Đối cơng” xuất hiện như thuật ngữ để chỉ một nhóm người

phản đối những tư tưởng chung và đã được xác định bởi cơng chúng, hơn thế, những người
thuộc nhóm “đối cơng” khơng chỉ phản đối mà cịn lên kế hoạch bài bản cho các bài phát
biểu, sử dụng các phương tiện truyền thơng để có thể diễn thuyết trước cơng chúng, thuyết
phục và giành lấy quyền lợi về phía họ. Do vậy, lịch sử ra đời chính là câu trả lời cho mục
đích của sự xuất hiện thuyết đối cơng và những ảnh hưởng của nó đối với báo chí, truyền
thông.
Thuật ngữ lý thuyết đối công được ra đời từ một cuộc tranh luận về không gian công
(public sphere) theo bản dịch có phần muộn màng của Jurgen Habermas thành “Sự biến đổi
cấu trúc của không gian công” năm 1989. Các nhà phê bình trong giới phân tích cho rằng
thuyết về không gian công của Habermas chỉ tập trung vào giai cấp tư sản thay vì các thành
phần khác trong xã hội như tầng lớp lao động, phụ nữ hay người da màu. Nhà phê bình văn
học và cũng là nhà lý thuyết xã hội Michael Warner đã mở rộng phạm vi bằng cách lập luận
về không gian công, một số công chúng đơn lẻ thường được đại diện cho một tầng lớp xã
hội, được cấu thành từ một lượng người nhiều vô kể trong công chúng. Warner đã chỉ ra
rằng vô số những cá nhân trong công chúng mà cấu thành nên không gian công là được tổ
chức bởi sự phát hành, lưu thông và tiêu thụ của văn bản (các ấn bản in cũng như các
phương thức truyền thơng khác. Theo Warner thì đại đa số bộ phận cơng chúng này hồn
tồn có sự liên quan mật thiết đến nhau.1
Theo như Alex Fattal trong “Counter Public” thì Charles Hirschkind - nhà nhân
chủng học - người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “đối công” theo định nghĩa của Warner trong
tác phẩm dân tộc học của ông bằng các bản ghi âm bài giảng về Hồi giáo ở Ai Cập đã nhấn
mạnh cách công chúng tham gia vào các bài diễn thuyết hay cách bài diễn ngôn về phong
trào Phục Hưng Hồi Giáo một cách có chủ ý và trực tiếp.
Như vậy, có thể thấy rằng, đối với Jurgen Habermas, không gian công chỉ đang tập
trung vào một bộ phận duy nhất, đó là giai cấp tư sản. Nhưng đến với Michael Warner, ông
đã mở rộng không gian công không chỉ còn tập trung vào giai cấp tư sản thuộc phần lớn

1 Alex L, Fattal (2018), Encyclopedia Entry — Counterpublic
truy cập ngày 16/12/2021.


3


công chúng nữa mà sang các tầng lớp khác, như tầng lớp lao động, phụ nữ, người da màu
hay các tầng lớp khác trong xã hội.
Kể từ sau bản dịch thuật của Jurgen Habermas về sự dịch chuyển cấu trúc của khơng
gian cơng sang tiếng anh vào năm 1989 thì các học giả đến từ các lĩnh vực khác nhau đã có
một cuộc bàn bạc về giá trị của khơng gian công cả về mặt giá trị lý thuyết và giá trị lịch sử.
Một trong những lý thuyết chính được đem ra tranh luận đó là ý tưởng về lý thuyết đối công
phụ thuộc (subaltern counterpublics) do Fraser nêu lên vào năm 1992. Dù cho còn nhiều
hạn chế trong khả năng ứng dụng của lý thuyết đối công phụ thuộc theo quan điểm của
phương Tây. Ngay sau đó, Nancy Fraser và một vài cộng sự của bà đã bắt đầu đóng góp vào
lý thuyết đối cơng để phát triển “quan niệm về không gian công khác xa với quan niệm tư
sản”, như một phần của dự án nhằm nới lỏng giới hạn của dân chủ tự do2.
Khi các thuật ngữ về khơng gian cơng đã có sự đa dạng trong khái niệm thì lý thuyết
đối cơng đã xuất hiện như một thuật ngữ quan trọng nhằm biểu thị rằng một số công chúng
phát triển không chỉ đơn giản là sự hợp thành của một tập thể đã có sự rời rạc mà cịn là
những một sự kết nối nhanh chóng cho một công chúng rộng hơn3.
II. Nội dung và đặc điểm chính
1. Nội dung
Đối cơng khơng phải là đối lập với cơng chúng. Đó là những thành phần, những đối
tượng bị lạc loài hoặc yếu thế trong xã hội tư bản thời kỳ đầu; ví dụ như phụ nữ, LGBT, dân
da màu…4 Những đối tượng này từng bị cho là không thuộc vào thành phần số đông công
chúng trong xã hội thời kỳ đó. Những vấn đề của họ cũng nghiễm nhiên bị coi như những
thứ thuộc về thế giới riêng tư, không phải là vấn đề công. Trong lý thuyết về khu vực cơng
của Habermas cũng khơng có các thành phần này được liệt kê vào. 5 Thế là họ vùng lên đấu
tranh nhằm giành lại quyền lợi vốn thuộc về mình. Khái niệm Đối cơng xuất phát từ hiện
tượng đó.

2 Brian Dolber (2011), From Socialism to ‘‘Sentiment’’: Towarda Political Economy of Communities, Counterpublics,

and Their Media Through Jewish Working Class History, Department of Communication, University of Illinois,
Urbana, USA.
3 Robert Asen (2000), Seeking the “Counter” in Counterpublics, University of Wisconsin.
4 Michael Warner (2005), Publics and Counterpublics, Zone Book, New York, tr. 81.
5 Brian Dolber (2011), From Socialism to ‘‘Sentiment’’: Towarda Political Economy of Communities, Counterpublics,
and Their Media Through Jewish Working Class History, Department of Communication, University of Illinois,
Urbana, USA, tr.91.

4


Sự ra đời của khái niệm Đối công đã khẳng định: những vấn đề từng được cho là
thuộc về thế giới riêng tư nay rất cần được xã hội khai thác một cách kỹ càng hơn. Mà
những vấn đề của xã hội, địi hỏi phải có sự nhập cuộc của cả hệ thống thì đều được hiểu là
chính trị. Cho nên các vấn đề về bình đẳng giới, về LGBT hoặc quyền của người khuyết tật
hay sự khác biệt về màu da, tôn giáo,... khi được thảo luận rộng rãi và được bàn đến dưới
góc độ về quyền thì đều được hiểu là các vấn đề chính trị. 6 Giải quyết các vấn đề chính trị
vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.7
Nhận thức được điều đó, lý thuyết đối cơng của Michael Warner lập luận rằng: Trong
q trình đứng lên giành quyền lợi, các nhóm đối cơng đã sử dụng các phương thức khác
nhau để khẳng định lại vị trí của mình. Trong đó, truyền thơng nắm giữ vai trò quan trọng,
là phương tiện và là trung gian để nhóm đối cơng giải quyết vấn đề chính trị này. 8
2. Đặc điểm
Thứ nhất, mỗi nhóm đối cơng có một không gian lưu thông (space of circulation)
riêng, nơi mà các thành viên dùng để truyền bá diễn ngôn đối công (counter discourses),
nhằm nêu rõ bản sắc, sở thích và nhu cầu của họ.
Ví dụ của Nancy Fraser về “nhóm đối cơng bênh vực quyền bình đẳng giới cuối thế
kỷ XIX tại Mỹ, với lực lượng hùng hậu là báo chí, hiệu sách, nhà xuất bản, mạng phân phối
phim ảnh, một loạt các bài thuyết trình, trung tâm nghiên cứu, chương trình học thuật, các
hội nghị, hiệp định, lễ hội, và địa điểm meeting ở địa phương” 9 đã gợi ý một không gian lưu

thông đa bối cảnh (multicontextual space of circulation), được thiết lập không phải bằng
một địa điểm hay một cơ quan cụ thể mà bằng sự lưu hành của diễn ngơn. Nhóm đối cơng
nữ quyền được nhận diện bằng “đặc ngữ” (những thành ngữ đặc biệt), bao gồm những thuật
ngữ như “phân biệt giới tính” (sexism), “quấy rối tình dục” (sexual harassment) và “hiếp
dâm người quen, hiếp dâm vợ chồng và hiếp dâm trong thời gian hẹn hò” (marital, date,
and acquaintance rape). Đặc ngữ này hiện nay tuy không thể hiện rõ khái niệm nữ quyền
nhưng đến nay được lưu hành một cách phổ biến. 10 Có thể nói, khơng gian lưu thơng đã tạo
6 Phan Văn Kiền (2021), Cuộc trò chuyện giữa Phan Kien và Lê Nguyệt Minh, Facebook Messenger.
7 Vladimir Ilyich Lenin (1977), Lenin Collected Works (volume 41), Progress Publishers, Moscow, tr. 80-81.
8 Brian Dolber (2011), From Socialism to ‘‘Sentiment’’: Toward a Political Economy of Communities, Counterpublics,
and Their Media Through Jewish Working Class History, Department of Communication, University of Illinois,
Urbana, USA, tr.97.
9 Nancy Fraser (1992), Rethinking the Public Sphere: A Contribution to the Critique of Actually Existing Democracy,
Duke University Press, tr. 123.
10 Michael Warner (2005), Publics and Counterpublics, Zone Books, New York, tr. 85.

5


cho nhóm đối cơng cơ hội thể hiện bản thân và truyền bá những tư tưởng chung. Đồng thời,
không gian lưu thơng đó cũng giúp họ tìm được những người có cùng quan điểm, cùng chia
sẻ những suy nghĩ, tư tưởng cho nhau, tạo được sự kết nối và tính tương tác, duy trì sự liên
kết giữa các thành viên trong nhóm đối cơng.
Thứ hai, nhóm đối cơng là một nhóm người đa dạng về trình độ và cấp bậc nhưng có
điểm chung trong nhận thức.
Nhóm đối cơng nhận thức được rằng họ không chỉ chiến đấu với một công chúng nói
chung hay cơng chúng rộng hơn, mà chiến đấu với cả công chúng thống trị. Sự xung đột
giữa họ với cơng chúng thống trị khơng chỉ giúp tồn cơng chúng phát triển thêm về tư
tưởng hoặc chính sách mà cịn làm đa dạng các lối nói (speech genres) và thể thức viết
(modes of address), đồng thời thay đổi hệ thống cấp bậc giữa các phương tiện truyền thông

(the hierarchy among media). Lý thuyết đối công của Warner khác với lý thuyết đối công
thứ cấp (subaltern counterpublics) của Fraser ở chỗ: các thành viên trong nhóm đối cơng
khơng chỉ giới hạn ở tầng lớp thứ cấp hay một tầng lớp riêng rẽ nào, nó có thể bao gồm
những người thuộc nhiều thành phần xã hội, có địa vị, nghề nghiệp, trình độ học vấn hay
tầng lớp xã hội khác nhau. Diễn ngôn của đối công cũng được phát triển dần dần, khơng chỉ
cịn là một câu thành ngữ đặc biệt ẩn ý nữa mà đã trở thành một câu thành ngữ thể hiện rõ
ràng hơn sự thù địch của họ.11
Thứ ba, nhóm đối cơng là những cá nhân nặc danh, thường tách biệt nhau xét về mặt
không gian, không ai biết ai, mà cũng khơng có những sự tương tác hay những mối quan hệ
gì gắn bó với nhau ở ngồi đời.
Đây là một điểm giống với cơng chúng 12 nhưng lại là điểm khác biệt nổi bật giữa đối
công và một nhóm hoặc một cộng đồng người bị ràng buộc (a bounded community or
group). Trong nhóm đối cơng, khơng phải ai cũng muốn để lộ danh tính khi đưa ra một diễn
ngơn nào đó. Họ khơng muốn lên tiếng hoặc khơng dám lộ diện vì nếu đứng lên và nêu ra
quan điểm của mình thì họ sẽ trở nên quá nổi bật trong xã hội, dễ dàng bị nhắm đến và có
thể gặp phải những nguy hiểm khơng mong muốn. Nhưng nêu quan điểm với tư cách một
“người qua đường” với những “người lạ” trên một diễn đàn chung thì khác. Phát biểu trước
người lạ trên một tạp chí hoặc trong một bài thuyết giáo trở thành một điều có ý nghĩa đặc
biệt, khi hầu hết người bình thường đều khơng muốn đọc tạp chí đồng tính hoặc đến nhà thờ
11 Michael Warner (2005), Publics and Counterpublics, Zone Book, New York, tr. 86.
12 Phạm Ánh Hoa (2010), Truyền thông và Công chúng, WordPress.
truy cập đường link: />
6


của người da đen, thì diễn đàn cho người lạ trở thành một không gian lý tưởng cho việc
truyền tải quan điểm của mỗi người. 13 Nhóm đối cơng hồn tồn có thể n tâm dẹp tan
những mối lo khi diễn thuyết và dễ dàng đưa ra quan điểm khi đứng trước đám đơng những
người xa lạ, vì khơng ai biết đến họ, và họ cũng chẳng biết đến ai.
Thứ tư, các vấn đề càng nhạy cảm và càng phổ biến, nổi bật càng là chủ đề mà nhóm

đối cơng hướng đến.14
Sự xuất hiện của các nhóm đối cơng đã khiến những vấn đề từng bị cho là “riêng tư”,
không thuộc vấn đề công nay được khai thác kỹ càng. “Về nguyên tắc, các vấn đề trước đây
bị miễn tranh chấp nay sẽ phải được tranh luận công khai” 15. Có thể thấy, theo thời gian, các
chủ đề mà nhóm đối công đưa vào diễn ngôn đã cho thấy những chuyển biến trong việc
nhận thức của đối công về vấn đề cơng - tư cũng như về lợi ích chung. 16 Tất cả các thành
viên của nhóm đối cơng đều hướng tới cùng một lợi ích và đều có sự đóng góp về chiến
lược để thúc đẩy lợi ích của họ.17
Thứ năm, thách thức lớn nhất của nhóm đối cơng là họ khơng có quyền tự quyết.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của công chúng, trong khu vực công hiện đại,
là trong một số bối cảnh, công chúng có thể có quyền tự quyết (acquire agency). Họ có thể
xem xét kỹ lưỡng, hỏi, từ chối, lựa chọn, quyết định, phán xét, phản đối, tán đồng, nêu ý
kiến... Nhóm đối cơng là những người khơng có đặc quyền tương tự.18
Thứ sáu, các nhóm đối cơng có ý thức hệ ở chỗ “họ chủ động bù đắp cho sự bất lực
của các tác nhân con người trong chế độ xã hội tư bản”.19
Mặc dù quan điểm rằng “con người bất lực dưới chủ nghĩa tư bản” khơng hẳn là
chính xác, nhưng nhóm đối cơng thể hiện rằng họ có ý thức hệ qua việc chủ động thay đổi
cách xử sự giữa người với người, đồng thời tạo được sự cân bằng trong mối quan hệ giữa
mọi người với nhau. Trước thập niên 1950, người Mỹ vẫn sống dưới bóng của chế độ nô lệ
và luật lệ kỳ thị chủng tộc (Jim Crow), nhưng như lời của Martin Luther King, nhóm đối
công chống lại nạn phân biệt chủng tộc đã thách thức nước Mỹ "trỗi dậy để sống đúng với ý
13 Michael Warner (2005), Publics and Counterpublics, Zone Books, New York, tr. 86.
14 Florian Toepfl & Eunike Piwoni (2018), Targeting dominant publics: How counterpublic commenters align their
efforts with mainstream news, Institute for Media and Communication Studies, Free University of Berlin, tr. 2012.
15 Robert Asen (2000), Seeking the “Counter” in Counterpublics, University of Wisconsin, tr. 431.
16 Robert Asen (2000), Seeking the “Counter” in Counterpublics, University of Wisconsin, tr. 435.
17 Iris Marion Young (1997), Deliberative Democracy: Essays on Reason and Politics, Faculty of Law, University of
Toronto, tr. 383-406.
18 Michael Warner (2005), Publics and Counterpublics, Zone Books, New York, tr. 123.
19 Brian Dolber (2011), From Socialism to ‘‘Sentiment’’: Toward a Political Economy of Communities,

Counterpublics, and Their Media Through Jewish Working Class History, Department of Communication, University of
Illinois, Urbana, USA, tr.97.

7


nghĩa thật của niềm tin rằng mọi người sinh ra trong bình đẳng..." 20. Từ đó, thơng qua các
phong trào xã hội thu hút sự chú ý của công chúng, nhóm đối cơng sẽ có thể đạt được quyền
lực trong nhà nước. Họ có khả năng thuyết phục để đạt được sự công nhận từ công chúng,
thay đổi sâu sắc và tồn diện xã hội, chính trị, kinh tế, luật pháp và đời sống dân sự. Thắng
lợi của phong trào Dân quyền và Phong trào Sức mạnh Da đen tại Mỹ những năm 1960 là
một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh của nhóm đối cơng chống lại nạn phân
biệt chủng tộc. Nhiều người cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2008 cũng là
một thành cơng lớn của nhóm đối cơng: khi mà người Mỹ da trắng đã đóng vai trị quan
trọng trong việc bầu Barack Obama trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước này. 21
III. Những ứng dụng trong báo chí, truyền thông
Trong tác phẩm “Publics and Counterpublics”, Michael Warner đã chỉ ra rằng “Phạm
vi của đối công về cơ bản là khơng xác định được, bởi vì nó khơng dựa trên nhân khẩu học
mà được trung gian qua mạng lưới báo chí, nhà hát, sự truyền bá, hoạt động giao thiệp và
những hình thức tương tự”22. Hay nói cách khác, đối cơng “có thể xảy ra được” (are
possible) là nhờ truyền thông và các phương tiện truyền thông 23; truyền thơng chính là diễn
đàn, là phương tiện để các nhóm đối cơng lên tiếng và khẳng định vị trí.
1. Truyền thơng là diễn đàn để các nhóm đối cơng cất lên tiếng nói của mình
1.1. Các tác phẩm in ấn
Có thể thấy, lịch sử phát triển của Lý thuyết đối cơng gắn liền với sự phát triển của
truyền thơng nói chung và các phương tiện truyền thơng nói riêng, trong đó trước hết là các
tác phẩm in ấn. Trong tác phẩm “The Structural Transformation of the Public Sphere” - nền
tảng cho Lý thuyết đối công (Counterpublics) của Warner, Habermas cũng chỉ ra “vai trị
của văn hóa in ấn đối với sự đi lên và phát triển của dư luận (public opinion) trong thế kỉ
XVIII. Ông nhận ra rằng, sự bùng nổ của ngành in - báo chí, tờ rơi, sách, ảnh hưởng sâu sắc

đến đời sống chính trị, tách bạch khỏi “thế lực truyền thông truyền thống” như vua, tầng lớp
q tộc và nghị viện. Với Habermas, nó khơng chỉ đơn giản là sự phát triển vượt bậc của
ngành in đã tạo ra không gian công (public spheres) - mà là sự nhận thức rằng công chúng ở
20 Martin Luther King (1963), I have a dream, Washington D.C. Civil Rights March.
21 David Clarke (2012), Systemic racism is so rare in America, the media just can't stop lying about it, The Hill.
Truy cập đường link: />22 Michael Warner (2005), Publics and Counterpublics, Zone Books, trang 56.
23 Jeffrey Wimmer (2015), Counterpublic, The International Encyclopedia of Political Communication, John Wiley &
Sons, trang 1.

8


rất nhiều nơi khác nhau có thể được hướng đến cùng một lúc một cách có hệ thống qua các
tác phẩm in ấn.”24 “Vơ số cơng chúng sẽ đón nhận và tiêu thụ tác phẩm in ấn của bạn” 25, sẽ
đọc và bàn về vấn đề bạn nêu trong tác phẩm của mình. Nhận thức mới này đã tạo nên ý
nghĩa to lớn cho các vật thể được in ra, đến mức người ta đã mặc nhận rằng “in ấn chính là
xuất bản, cơng bố trước cơng chúng” (printing as publication)26. Không chỉ là “không gian
công” mới để giai cấp tư sản bàn về các vấn đề công, các tác phẩm in ấn, với tư cách là
phương tiện truyền thông, đã trở thành diễn đàn vơ cùng thích hợp để các nhóm đối cơng cất
lên tiếng nói của mình.
Ta có thể thấy rõ vai trò này của các tác phẩm in ấn qua những tác phẩm kinh điển
của nữ văn sĩ Jane Austen. Vào những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỉ XIV, phụ nữ
“không được đối xử như những con người mạnh mẽ, thơng minh và có thể tự đưa ra quyết
định cho cuộc đời mình; thay vào đó, họ như những con búp bê được đặt trong tủ kính, được
dạy dỗ để khơng vi phạm những chuẩn mực của xã hội”. Xã hội đặt ra cho họ những vai trò
“tiêu biểu và đặc trưng” như kết hôn, chăm lo nhà cửa và dạy dỗ con cái. Họ được giáo dục
về văn học, âm nhạc để trở thành “một người phụ nữ hồn mỹ” nhưng khơng vì chính bản
thân họ mà là để có thể thu hút được một tấm chồng tốt và trở thành một người bạn đời
“đáng mến”. Bất kỳ người phụ nữ nào cũng được mặc nhiên, được dạy dỗ và định hướng đi
theo con đường ấy. Nhu cầu, ước mơ, khát vọng và hoài bão của những người phụ nữ được

cho là “những vấn đề riêng, nhỏ nhặt” và không được xã hội quan tâm đến. 27
Với bối cảnh xã hội như vậy, nhưng trong các tác phẩm của mình, Jane Austen đã
xây dựng nên “tuyến nhân vật nữ vô cùng bản lĩnh, đầy tự tin, đồng thời dám đứng lên đấu
tranh cho khát vọng của riêng họ”28. Không phải là một sự trùng hợp khi Jane Austen lại đặt
những nhân vật nữ của mình trong tình cảnh mà rất nhiều người con gái Anh thời ấy phải
đối mặt. Bà sử dụng những nhân vật của mình như một tấm gương để các nữ độc giả có thể
thấy, có thể được truyền cảm hứng, có thể làm theo và thay đổi cuộc sống mình; để vừa
phản ánh vừa thách thức những tiêu chuẩn xã hội về vai trò và bổn phận của người phụ nữ.

24 Granville Ganter (2003), Publics and Counterpublics review, St. John’s University Humanities review, 1 (1).
25 Michael Warner (1991), The Mass Public and the Mass Subject, Habermas and the Public Sphere, The MIT Press,
trang 380.
26 Michael Warner (1991), The Mass Public and the Mass Subject, Habermas and the Public Sphere, The MIT Press,
trang 380.
27 Chloe E. Rojas (2019), More Than a Lady: How Jane Austen’s Works Impacted the Role of Women in English
Society in the Late 18th and Early 19th Centuries, Eastern Kentucky University, trang 9-21.
28 Đông Nghi (2020), Jane Austen và bà hồng của dịng tiểu thuyết lãng mạn, Revelogue. Truy cập đường link:
/>
9


Thông qua các tác phẩm, bà kêu gọi các nữ độc giả hãy “sử dụng hết những nguồn lực sẵn
có để tự giáo dục bản thân mình, để trở thành nhiều hơn là “một người phụ nữ hoàn mỹ”. 29
Nhờ vào tác phẩm in ấn, không chỉ Jane Austen mà còn rất nhiều các nhà văn, nhà
thơ, nhà báo, các cá nhân thuộc nhóm đối cơng đã có được nơi để nói lên những vấn đề của
mình, đã có thể dùng ngịi bút của mình để đấu tranh, để truyền cảm hứng và có được những
ảnh hưởng vơ cùng to lớn đến công chúng.
1.2. Internet và mạng xã hội
Từ thế kỉ XVIII, công chúng ở các nước phương Tây đã thừa hưởng nhận thức rằng
“in ấn chính là xuất bản, công bố trước công chúng”, nhưng giờ đây, cùng với sự phát triển

của cơng nghệ thơng tin, có rất nhiều thứ thuộc về cuộc sống hàng ngày của chúng ta có
được khả năng này. “Các phương tiện truyền thơng liên quan đến in ấn giờ đây chỉ là một
phần nhỏ trong số những gì ta cho rằng thuộc về đại chúng (publicity)”.30
Quả thật, nhờ vào “sự phát triển không giới hạn” trong những thập kỷ vừa rồi,
internet đã thu hút được công chúng khắp nơi trên thế giới và “mở rộng phạm vi tiếp cận
của các văn bản”. Giờ đây, khu vực cơng có thể là vơ số phương tiện truyền thông, từ truyền
thống như các tác phẩm in ấn, kỹ thuật số như TV, trực tuyến (online) hay mạng xã hội. 31
Có rất nhiều lý do khiến cho các phương tiện truyền thông như internet và mạng xã
hội nhanh chóng trở thành một trong những diễn đàn hiệu quả nhất cho các nhóm đối cơng.
Trước hết, internet và mạng xã hội “cung cấp một không gian rộng lớn, đôi khi là vô
giới hạn cho tất cả mọi người, không phân biệt nền tảng xã hội, văn hóa, kinh tế và địa lí”. 32
Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng “blogs, các trang mạng xã hội và phần bình luận
trên các trang tin tức là những khơng gian giao tiếp vô cùng phù hợp cho sự xuất hiện của
hoạt động diễn ngơn đối cơng (counterpublic discourses)”33. Bởi vì cho dù bạn là ai, thì các
trang tin tức trực tuyến và mạng xã hội của bạn vẫn có cùng thiết lập và tính năng như tất cả

29 Chloe E. Rojas (2019), More Than a Lady: How Jane Austen’s Works Impacted the Role of Women in English
Society in the Late 18th and Early 19th Centuries, Eastern Kentucky University, trang 2-21.
30 Michael Warner (1991), The Mass Public and the Mass Subject, Habermas and the Public Sphere, The MIT Press,
trang 385.
31 Roshani Dhamala (2020), Internet Public Sphere as a Counter-Public Sphere: The Question of Effectiveness,
Molung Educational Frontier, 10(1), trang 154.
32 Roshani Dhamala (2020), Internet Public Sphere as a Counter-Public Sphere: The Question of Effectiveness,
Molung Educational Frontier, 10(1), trang 154-155.
33 Florian Toepfl và Eunike Piwoni (2018), Targeting dominant publics: How counterpublic commenters align their
efforts with mainstream news, New media & society, 20 (5), trang 2012.

10



mọi người.34 Đặc biệt, ở trên mạng xã hội và internet, bạn hồn tồn có thể tự quyết định
chia sẻ các bài đăng, hình ảnh, video trước cơng chúng ngay lập tức 35 mà không phải chờ
đợi sự kiểm duyệt của các biên tập viên báo chí truyền thống để có thể tiếp cận với lượng
cơng chúng tương tự như trước đây.
Thứ hai, các nền tảng trực tuyến “tạo điều kiện kết nối giữa các cá nhân và giữa cá
nhân với nội dung”36. Ví dụ, bằng việc sử dụng tính năng hashtag, những con người dù xa
cách nhau về mặt địa lí nhưng cùng suy nghĩ, mục tiêu về vấn đề đối cơng nào đó hồn tồn
có thể tìm thấy nhau, chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng về các hoạt động đối cơng với nhau.
Có thể thấy, mạng xã hội và internet đã tạo cơ hội “giúp xây dựng sự tin tưởng và hợp tác
giữa các cá nhân trong những nền tảng xã hội này”37.
Thứ ba, thông qua các tính năng như tweeting, bày tỏ cảm xúc, chia sẻ, bình luận,
các nền tảng trực tuyến đã tạo cơ hội cho sự “khuếch đại tiếng nói” của các cá nhân. 38 Nó
đem đến cho họ cảm giác rằng tiếng nói của mình là quan trọng và cần được lắng nghe,
những khiếu nại và yêu cầu của mình là hợp pháp. 39 Và cho dù là một cá nhân đơn lẻ, nhưng
bằng sức mạnh của truyền thông trên internet và mạng xã hội, những chia sẻ, những ý kiến
của các cá nhân đối cơng hồn tồn có thể trở nên phổ biến, được nhiều công chúng biết đến
và “thu hút được ngay cả sự chú ý từ giới truyền thông đại chúng chuyên nghiệp tinh hoa
nhất”40.
Thứ tư, các nền tảng mạng xã hội và internet cho phép người dùng ẩn danh khi tham
gia vào các cuộc tranh luận giữa công chúng (public debate), chẳng hạn như sử dụng hình
ảnh đại diện và tên giả, từ đó mở ra cơ hội bày tỏ những quan điểm về các vấn đề chính trị
cơng khai mà khơng phải tiết lộ danh tính thật. 41 Một mặt, việc ẩn danh có thể tạo điều kiện
34 Brandon Jacques Boileau (2014), #DrainTheSwamp #LoveTrumpsHate:a public sphere of ideological
counterpublics, trang 4.
35 Treem, J. W., và Leonardi, P. M. (2013), Social Media Use in Organizations: Exploring the Affordances of
Visibility, Editability, Persistence, and Association, Annals of the International Communication Association, 36(1), trang
143-189.
36 Treem, J. W., và Leonardi, P. M. (2013), Social Media Use in Organizations: Exploring the Affordances of
Visibility, Editability, Persistence, and Association, Annals of the International Communication Association, 36(1), trang
143-189.

37 Juliet Carlisle và Robert C.Patton (2013), Is Social Media Changing How We Understand Political Engagement?
An Analysis of Facebook and the 2008 Presidential Election, Political Research Quartly, 66 (4), trang 884.
38 Majchrzak, A., Faraj, S., Kane, G. C., và Azad, B. (2013), The Contradictory Influence of Social media Affordances
on Online Communal Knowledge Sharing, Journal of Computer-Mediated Communication, 19(1), trang 38–55.
39 Malin Holm (2019), The Rise of Online Counterpublics? The Limits of Inclusion in a Digital Age, Uppsala:
Department of Government, trang 61.
40 Sarah J. Jackson và Brooke Foucault Welles (2015), Hijacking #myNYPD: Social Media Dissent and Networked
Counterpublics, Journal of Communication (65), trang 935.
41 Malin Holm (2019), The Rise of Online Counterpublics? The Limits of Inclusion in a Digital Age, Uppsala:
Department of Government, trang 60.

11


thuận lợi hơn để các nhóm đối cơng có thể đứng lên đấu tranh vì nhu cầu, lợi ích của họ 42.
đặc biệt là đối với các vấn đề nhạy cảm. Nhưng mặt khác, việc ẩn danh cũng có thể làm
tăng tần suất xuất hiện của các bình luận khiêm nhã 43 hay cực đoan44 dưới các bài thảo luận
về chính trị trực tuyến.
Có thể thấy rõ các nhóm đối công đã tận dụng truyền thông trên các nền tảng trực
tuyến như thế nào trong trường hợp “chiếm quyền điều khiển” (“hijacking”) hashtag
#myNYPD của Sở Cảnh sát New York trên Twitter vào năm 2014. Ban đầu, với mục đích là
để xây dựng quan hệ với cơng chúng, tài khoản chính thức của Sở Cảnh sát New York đã
kêu gọi mọi người hãy chia sẻ những khoảnh khắc với các sĩ quan cảnh sát New York cùng
hashtag #myNYPD.45 Nhưng trái lại, hashtag #myNYPD lại được rất nhiều người sử dụng
mạng xã hội gắn với các hình ảnh về sự thơ bạo, lạm dụng chức vụ, phân biệt chủng tộc của
cảnh sát cùng những bình luận, ảnh chế (meme) và những chia sẻ đầy phẫn nộ. Hàng nghìn
tweet như vậy đã được đăng tải chỉ sau vài giờ đồng hồ, với sự tham gia của các tổ chức
hoạt động xã hội và các nhóm báo chí cơng dân (citizen journalism groups).46
Truyền thơng mạng xã hội đã đem đến cho các nhóm đối công trong trường hợp trên
một không gian vô cùng rộng mở để chia sẻ và nói lên những câu chuyện của mình. Thứ

nhất, Twitter ln được đánh giá là “nền tảng sáng tạo và thúc đẩy các câu chuyện đối
công”47. Thứ hai, các tính năng như hashtag và retweet đã tạo điều kiện cho từng cá nhân
đơn lẻ có thể tập hợp với nhau lại với lên đến hơn 100.000 bài đăng 48 được chia sẻ chỉ trong
vòng hai ngày. Thứ ba, có thể thấy, nếu khơng có Twitter, khơng có các trang mạng xã hội
và truyền thơng, những tấm ảnh, những dòng chia sẻ từ các cá nhân đối công không ảnh
hưởng, không vai vế về sự lạm dụng chức vụ của một số các sĩ quan cảnh sát New York đã
không thể dễ dàng xuất hiện, lôi kéo sự chú ý của công chúng và để tạo ra một phong trào
trực tuyến có ảnh hưởng lớn như vậy. Giống như Ari Melber, phóng viên của MSNBC đã
42 Fox, J., và Warber, K. M. (2015), Queer Identity Management and Political Selfexpression on Social Networking
Sites: A Co-cultural Approach to the Spiral of Silence. Journal of Communication, 65(1), 79–100.
43 Halpern, D., và Gibbs, J. (2013), Social Media as a Catalyst for Online Deliberation? Exploring the Affordances of
Facebook and YouTube for Political Expression, Computers in Human Behavior, 29(3), trang 1159–1168.
44 Citron, D. K., và Norton, H. (2011), Intermediaries and Hate Speech: Fostering Digital Citizenship for Our
Information age, Boston University Law Review, 91, trang 1435–2131.
45 Sarah J. Jackson và Brooke Foucault Welles (2015), Hijacking #myNYPD: Social Media Dissent and Networked
Counterpublics, Journal of Communication (65), trang 932.
46 Michael Chan (2018), Networked counterpublics and discursive contestation in the agonistic public sphere:
political jamming a police force Facebook Page, Asian Journal of Communication, trang 4.
47 Sarah J. Jackson và Brooke Foucault Welles (2015), Hijacking #myNYPD: Social Media Dissent and Networked
Counterpublics, Journal of Communication (65), trang 932.
48 Sarah J. Jackson và Brooke Foucault Welles (2015), Hijacking #myNYPD: Social Media Dissent and Networked
Counterpublics, Journal of Communication (65), trang 932..

12


bình luận trong chương trình Last word (2014): “Hầu hết những tấm ảnh của các nhóm đối
cơng gắn hashtag #myNYPD đều được chụp trên đường phố. Tuy nhiên, ban đầu chúng
chưa đạt được bất kỳ ảnh hưởng to lớn nào, khơng tính đến phản hồi từ các cơ quan thành
phố hay báo chí chính thống, cho đến khi họ tìm được đòn bẩy từ các nền tảng xuất bản trực

tuyến (online publishing platforms)”.49
Không chỉ tổ chức những hoạt động đối công trực tuyến như trên, các phương tiện
truyền thông internet và mạng xã hội còn tạo điều kiện để các nhóm đối cơng liên lạc, tập
hợp lực lượng và tổ chức các hoạt động biểu tình, diễu hành đường phố có sức ảnh hưởng
vơ cùng lớn như Hãy chiếm lấy Phố Wall (Occupy Wall Street)50 hay thậm chí là các cuộc
biểu tình với quy mơ chưa từng có và lật đổ các chế độ độc tài như ở Ai Cập và Tunisia 51,...
Vậy nên, có thể thấy, với phạm vi tiếp cận rộng lớn và những tính năng nổi bật của
mình, các phương tiện truyền thơng như internet và mạng xã hội chính là một khơng gian,
diễn đàn vơ cùng phù hợp và hiệu quả cho các nhóm đối cơng.
2. Truyền thơng là phương tiện để các nhóm đối cơng đấu tranh
Cùng với internet và mạng xã hội, những năm gần đây con người cũng chứng kiến sự
bùng nổ mạnh mẽ của các thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại thông minh. Điều này đã
tạo điều kiện cho “sự nghiệp dư hóa hàng loạt” (mass amateurization) phương tiện truyền
thơng, trong đó bao gồm sự chuyển dịch từ báo chí được sản xuất chuyên nghiệp sang báo
chí dữ liệu (mobile journalism) và báo chí cơng dân (citizen journalism)52. Shirky (2008)
cho rằng sự chuyển dịch này sẽ mở ra cơ hội để tiếng nói của các nhóm đối cơng trở nên có
ảnh hưởng theo cách mà trước đây có thể không bao giờ thực hiện được. Bởi lẽ, điều này
đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhóm đối cơng đang đấu tranh vì sự tự do của dịng chảy
thơng tin, công bằng xã hội và dân chủ trước sự kiểm duyệt thơng tin chặt chẽ. 53
Có thể lấy cuộc biểu tình phản đối nhà máy hóa chất ở Hạ Mơn, Trung Quốc năm
2007 làm ví dụ. Đây vốn là nhà máy thuộc dự án Hạ Môn PX (Xiamen PX) nhằm sản xuất
49 Sarah J. Jackson và Brooke Foucault Welles (2015), Hijacking #myNYPD: Social Media Dissent and Networked
Counterpublics, Journal of Communication (65), trang 946.
50 Allison Laubach Wright (2012), Counterpublic Protest and the Purpose of Occupy: Reframing the Discourse of
Occupy Wall Street, Plaza: Dialogues in Language and Literature, 2(2), 138–146.
51 Philip N. Howard and Muzammil M. Hussain (2011), The Role of Digital Media, Journal of Democracy, 22 (3),
trang 35-48.
52 Shirky, C. (2008), Here comes everybody: The power of organizing without organizations, Penguin Press.
53 Jun Liu (2012), Mobile Communication, Popular Protests and Citizenship in China, Modern Asian Studies, 47,
trang 995-996


13


chất paraxylene (PX), một chất hóa dầu để sản xuất nhựa nhưng lại có khả năng gây ung thư
và ơ nhiễm môi trường cao. Đứng trước nguy cơ sức khỏe và môi trường sống bị ảnh
hưởng, người dân vùng ven biển Hạ Môn bắt đầu tổ chức các chiến dịch phản đối nhà máy
này vào năm 2006. Những lá thư tay và thư điện tử về sự ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng
được gửi đến cả chính quyền trung ương, địa phương và các cơ quan giám sát môi trường
nhưng đều không nhận được phản hồi nào. Đáng chú ý, một bản kiến nghị liệt kê những hậu
quả từ sự ô nhiễm từ khu phức hợp nhà máy hóa chất kèm theo chữ kỹ của 6 Viện sĩ Viện
Khoa học Trung Quốc và 104 thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân
Trung Quốc kêu gọi việc chuyển rời địa điểm của dự án cũng được gửi đi nhưng không đạt
được kết quả nào. Tất cả những vấn đề, hiểm nguy và sự đấu tranh của người dân vùng ven
biển Hạ Môn đều không được công chúng đại lục biết đến.
Điều đó đã thay đổi kể từ khi một tin nhắn nổi tiếng với nội dung phơi bày ảnh
hưởng nghiêm trọng của nhà máy hóa chất ở Hạ Môn đối với sức khỏe và môi trường sống
của người dân địa phương được gửi đến các thiết bị điện thoại di động trên khắp cả nước
vào trung tuần tháng 3/2017. Cuối tin nhắn lời kêu gọi: “Vì lợi ích của các thế hệ tương lai,
hãy gửi tin nhắn này đến tất cả bạn bè Hạ Môn của bạn!”. Tin nhắn này ngay lập tức được
lan truyền trên một quy mô chưa từng thấy, không chỉ trong số những người dân Hạ Mơn và
họ hàng của họ mà cịn với những người đã từng sinh sống và học tập ở đây. Mọi người bắt
đầu đặt ra câu hỏi: Tại sao những tin tức này không bao giờ được tiết lộ trước cơng chúng?
Và trong lúc đó, chính quyền địa phương bắt đầu ngăn chặn thay vi làm rõ các thông tin liên
quan đến dự án PX, bằng việc chặn quyền truy cập tin tức, đóng cửa các diễn đàn trực
tuyến, hạn chế các tin tức chứa các từ ngữ nhạy cảm khỏi các trang báo điện tử,.... Việc này
không khỏi khiến cho dư luận Hạ Mơn bức xúc. Hàng nghìn người dân Hạ Môn đã sử dụng
điện thoại di động để gửi cùng một tin nhắn với nội dung kêu gọi tham gia biểu tình đường
phố phản đối nhà máy hóa chất. Và có đến hơn 10.000 người dân Hạ Mơn đã tập hợp lại
biểu tình vào ngày 1/6. Rất nhiều người, bao gồm cả người qua đường, đã sử dụng điện

thoại di động để chụp ảnh và quay video. Có một số người cịn gửi những cập nhật trực tiếp
từ đường phố qua điện thoại cho bạn bè, các trang web và blogs. Thêm vào đó, có rất nhiều
videos đã được đăng tải lên trên Youtube. Vá kết quả là, những nỗ lực đấu tranh của người
dân Hạ Môn đã đạt được kết quả. Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
đưa một bài xã luận lên trang nhất để lên án chính quyền địa phương. Và sau đó, chính

14


quyền địa phương đã phải tuyên bố kế hoạch di dời nhà máy hóa chất PX đến khu vực xa
xơi hơn và ít người dân sinh sống.54
Từ ví dụ trên, ta có thể thấy rõ vai trị của truyền thơng với tư cách là phương tiện
đấu tranh của các nhóm đối công qua 2 điểm sau:
Thứ nhất, truyền thông qua các thiết bị di động mở ra một không gian mở và tự do
hơn, đặc biệt là ít bị hạn chế bởi các chính sách biên tập trên các phương tiện truyền thông
truyền thống, hay sự kiểm duyệt tinh vi nhưng hiệu quả trên internet. Điều này đặc biệt ý
nghĩa bởi lẽ quyền được “giao tiếp, kết nối với người khác” và truy cập “thơng tin mình
cần” có tầm quan trọng ngang như quyền được bày tỏ quan điểm, ý kiến. 55 Như trong ví dụ
ở Hạ Mơn, do những kiến nghị gửi đến chính quyền địa phương khơng có tác dụng, người
dân đã phải sử dụng hình thức nhắn tin trên điện thoại di động để cảnh báo cho nhau và lan
truyền thông điệp trên quy mô rộng. Truyền thông qua các thiết bị di động đảm bảo mọi
người đều có thể truy cập thơng điệp dù người đó khơng thể kết nối internet và thơng tin
cũng ít bị kiểm duyệt, hạn chế hơn.
Thứ hai, các tư liệu dưới dạng video, hình ảnh từ các thiết bị di động được ghi lại tại
các buổi biểu tình, diễu hành đường phố có thể đem thơng tin về các hoạt động của nhóm
đối cơng đến với cơng chúng trên tồn thế giới, và đem lại cho họ sức mạnh không thể
tưởng tượng được. Giờ đây các nguồn thơng tin từ chính phủ và báo chí chính thống đang
chiếm một phần nhỏ hơn, họ khơng cịn là những nguồn tin duy nhất mà công chúng biết.
Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, các nhóm đối cơng có thể truyền phát trực tiếp về các
hoạt động biểu tình hay các vấn đề mà mình gặp phải ngay lập tức và vẫn thu hút được sự

chú ý đơng đảo. Trong ví dụ ở Hạ Mơn, các videos được người biểu tình quay lại nhanh
chóng được lan truyền trên mạng, tạo ra sức ép không nhỏ khiến cho các cơ quan chính phủ
trung ương và báo chí chính thống phải nhập cuộc.56

54 Jun Liu (2012), Mobile Communication, Popular Protests and Citizenship in China, Modern Asian Studies, 47,
trang 1004-1008.
55 Craig Calhoun (2008), Rethinking the Public Sphere, The London School of Economics and Political Science, trang
4.
56 Jun Liu (2012), Mobile Communication, Popular Protests and Citizenship in China, Modern Asian Studies, 47,
trang 1011-1018.

15


3. Case study: Nhóm đối cơng LGBTQ+
Từ những lập luận về truyền thơng đối với các nhóm đối cơng bên trên, bài viết dẫn
đến ví dụ cụ thể về cộng đồng LGBTQ+ - mơt nhóm đối cơng điển hình được nhắc đến
trong tác phẩm Publics and Counterpublics của Michael Warner. 57
3.1. LGBTQ+ là một nhóm đối cơng
Từ nhiều những thập kỷ trước, trong xã hội đã xuất hiện những người mang xu
hướng tính dục và bản dạng giới đặc biệt khác với phần lớn cơng chúng dị tính. Năm 1990,
thuật ngữ LGBT chính thức được cơng nhận là tên gọi cho cộng đồng những người mang xu
hướng tính dục ngồi dị tính; với bản chất nhấn mạnh đến sự đa dạng về giới tính, cũng như
văn hóa giới tính nói chung, được dùng để chỉ bất kỳ ai có xu hướng tính dục và bản dạng
giới khơng thuộc 1 trong 2 giới tính khi sinh ra.58
LGBT được ghép từ các chữ cái đầu của Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính
nam), Bisexual (song tính) và Transgender (chuyển giới). Năm 1996, thuật ngữ LGBT phát
triển thành LGBTQ+ với Q là viết tắt của Queer hoặc Questioning và dấu “+” là biểu hiện
cho sự đa dạng nhãn tính dục của cộng đồng LGBT.59
Trên thực tế, LGBTQ+ còn tồn tại nhiều những xu hướng tính dục và bản dạng giới

ngồi dị tính khác; song, về cơ bản, nhóm thành viên thuộc cộng đồng đồng tính nữ, đồng
tính nam, song tính, chuyển giới và giới tính khơng xác định chiếm phần lớn số đơng trong
LGBTQ+.60 Lesbian (đồng tính luyến ái nữ) chỉ những người thuộc giới tính nữ, có xu
hướng hấp dẫn tình u và tình dục với những người thuộc cùng giới tính nữ một cách lâu
dài và bền vững. Tương tự, Gay (đồng tính luyến ái nam) chỉ những người thuộc giới tính
nam, có xu hướng hấp dẫn tình u và tình dục với những người thuộc cùng giới tính nam
một cách lâu dài và bền vững. Bisexual (song tính) chỉ những người có xu hướng hấp dẫn
tình u, tình dục với cả nam và nữ một cách lâu dài. Transgender (chuyển giới) chỉ những
người có bản dạng giới và thể hiện giới khác với biểu hiện giới tính khi sinh ra của họ, bao
gồm 2 kiểu người: người đã phẫu thuật chuyển giới và người biết mình thuộc giới tính khác

57 Michael Warner (2002), Publics and Counterpublics, Zone Books.
58 Tài Thy (2021), Giải nghĩa: LGBT là gì mà lại có nhiều từ viết tắt vậy?, Vietcetera, truy cập đường link:
ngày truy cập: 15/06/2021.
59 The LGBT Community Center, What is LGBTQ?, truy cập đường link: ngày truy
cập: 15/06/2021.
60 Gary J. Gates (2011), How many people are Lesbian, Gay, Bixesual, and Transgender?, Williams Institute, truy cập
đường link: ngày truy cập: 15/06/2021.

16


nhưng chưa phẫu thuật. Questioning (giới tính chưa xác định) chỉ những người đang trong
quá trình tìm hiểu về giới tính của mình, chưa xác định được mình thuộc giới tính nào. 61
Trong suốt nhiều thế kỷ, người ta quan niệm rằng tất cả mọi người đều mang xu
hướng tính dục là dị tính luyến ái, cho rằng sự hấp dẫn về mặt cảm xúc và mối quan hệ tình
cảm với người khác giới là chuẩn mực, đó mới điều tốt đẹp. Chính vì thế, họ coi những
người ngồi dị tính là thấp kém hơn, là những người dị biệt bị xã hội bỏ quên; cuối cùng
tiến tới sự chối bỏ, tạo sự thiên vị, bất công và phân biệt đối xử đối với những thiểu số tính
dục khác.62 Ở những thập niên trước, người thuộc cộng đồng LGBTQ+ thậm chí khơng dám

cơng nhận giới tính của mình, họ giấu đi giới tính thật bởi những định kiến của xã hội với
người đồng tính lúc bấy giờ vơ cùng gay gắt. Họ phải chịu đựng những áp bức bất công, bị
kỳ thị, đẩy ra ngồi rìa xã hội, và khơng được đối xử công bằng trước pháp luật. Nỗi đau họ
phải chịu đựng thậm chí dằn vặt hơn cả những người da màu, bởi lẽ họ chỉ là thiểu số trong
xã hội loài người.63 Vào những năm 90 của thế kỷ XIX, giới quý tộc Anh đã chứng kiến một
sự kiện rúng động, đó là câu chuyện của nhà văn thiên tài người Ireland - Oscar Wilde đã
nảy sinh tình cảm và cơng khai mối quan hệ đồng tính với Alfred Douglas - con trai của Hầu
tước Queensberry. Kết quả là Oscar Wilde phải đối mặt với án tù 2 năm theo luật chống
đồng tính luyến ái.64
Có thể thấy trong xã hội lúc bấy giờ, những quan niệm cổ hủ, những định kiến cho
rằng mối quan hệ đồng tính là một điều cấm kỵ, thậm chí là một tội ác; đã đẩy những người
thuộc giới tính thứ ba xuống tận cùng đáy của xã hội, không cho họ quyền được sống thật
với bản thân mình, khơng cho họ có tiếng nói, đẩy cuộc sống của họ vào bế tắc cùng cực.
Cuộc đời của Oscar Wilde là một bằng chứng điển hình cho cách mà xã hội nhìn nhận và
đối xử với người đồng tính. Hãy thử tượng tượng đến những điều mà Ấn Độ làm với tầng
lớp Dalit, là có thể hiểu được những điều người đồng tính phải chịu đựng lúc bấy giờ. 65
Những bất công, những định kiến; đã thổi bùng những uất ức của người đồng tính,
buộc họ phải đứng lên đấu tranh để địi quyền bình đẳng, giành lại tiếng nói. Từ đó, cộng
61 Kendra Cherry (2020), What does LGBTQ+ mean?, VerywellMind, truy cập đường link:

https://
www.verywellmind.com/what-does-lgbtq-mean-5069804, ngày truy cập: 15/06/2021.
62 Sáu Sắc (2013), Chủ nghĩa độc tơn dị tính, Diễn ngơn, truy cập đường link: ngày truy cập: 16/06/2021.
63 Hà Thủy Nguyên (2014), Phong trào địi quyền cho người đồng tính khơng chỉ dành cho người đồng tính, Book
Hunter, truy cập đường link: ngày truy cập: 16/06/2021.
64 Thụy Oanh (2016), Khi tài năng song hành cùng những bi kịch, Zing News, truy cập đường link:
ngày truy cập:
16/06/2021.
65 International Dalit Solidarity Network (2016), Caste discrimination in India, IDSN briefing note.


17


đồng LGBTQ+ đã trở thành một nhóm đối cơng, kết nối lại với nhau cùng đấu tranh để
khẳng định mình trong xã hội. Trong cơng cuộc đó, truyền thơng như một phương tiện quan
trọng nhất, là không gian lưu thông (space of circulation) - nơi diễn ra các hoạt động diễn
ngơn (counter discourse) của nhóm đối cơng LGBTQ+, để họ có thể cất lên tiếng nói của
mình, thu hút sự chú ý của xã hội và khẳng định mình cũng là một phần trong xã hội. 66
3.2. Truyền thông là phương tiện của nhóm đối cơng LGBTQ+ trên con đường
khẳng định mình
Ở những thế kỷ trước, ngành in - báo chí bắt đầu phát triển mạnh mẽ; đã trở thành
một phương tiện truyền thơng hữu ích để nhóm đối cơng LGBTQ+ truyền tải các cuộc diễn
ngôn đối công (counter discourse) của mình. Các tác phẩm in ấn với tính chất được lưu
hành và truyền bá rộng rãi, đã tạo ra một “khơng gian lưu thơng” giúp nhóm đối cơng
LGBTQ+ đã có thể gián tiếp cất lên tiếng nói của mình, khơng cịn phải im lặng chịu đựng
trước những bất cơng mà xã hội đối xử với họ. 67
Nhà văn thiên tài Oscar Wilde đã - sau khi phải chịu án tù 2 năm vì có mối quan hệ
cơng khai với người đồng tính, cuộc sống của ơng rơi vào bế tắc và đau khổ; cho đến khi
được ra tù, thanh danh của ơng bại liệt, xã hội nhìn ơng như một kẻ lập dị, bệnh hoạn và suy
đồi.68 Bởi vì khơng có quyền lên tiếng về những bất cơng mà người đồng tính lúc bấy giờ
phải chịu đựng, ơng đã gửi gắm trong các tác phẩm của mình những câu chuyện châm biếm,
soi rọi vào nhiều góc khuất trong đời sống của giới quý tộc Anh thời Victoria; cùng với đó là
những câu hỏi thường trực như: “Thế nào là đạo đức?”, “Liệu có đúng khơng khi con
người cần đối mặt với tất cả mọi diện mạo của đời sống để đạt đến một cuộc sống viên
mãn, thay vì trung thành tuyệt đối với những nguyên tắc đạo đức và quy phạm lề thói được
xã hội vạch sẵn?”, “Làm thế nào để sống chân thật với chính bản thân mình?”. 69 Ngụ ý
trong các tác phẩm của ông không chỉ phê phán một xã hội bất công với người đồng tính,
mà cịn truyền cảm hứng, mở đường cho họ đứng lên đấu tranh chống lại những bất bình

66 Michael Warner (2002), Publics and Counterpublics (abbreviated version), Quarterly Journal Of Speech, trang 424.

67 Tyler Williams (2019), “Publishing” and Publics in a World Without Print: Vernacular Manuscripts in Early
Modern India, University of Chicago, tr. 6-7.
68 History.com Editors (2009), Poet and playwright Oscar Wilde is released after two years in prison”, History.com,
truy cập đường link: ngày truy cập:
16/06/2021.
69 Thụy Oanh (2016), Khi tài năng song hành cùng những bi kịch, Zing News, truy cập đường link:
ngày truy cập:
16/06/2021.

18


đẳng, áp bức mà họ phải chịu đựng. 70 Allen Ginsberg - một nhà thơ đồng tính người Mỹ,
gốc rễ của thế hệ Beats, cũng đã đem chủ đề về người đồng tính vào trong những tác phẩm
của mình. Hầu hết các tác phẩm trong sự nghiệp của ông đều đề cập đến tình u giữa người
đồng tính nam, nổi bật là bài thơ “Howl” (1956) và “Kaddish” (1961) 71. Robert K. Martin
đã viết: “Ginsberg đưa giới tính của mình trở thành một phần không thể thiếu trong mắt
của công chúng qua những bài thơ là một phần nỗ lực to lớn ngấm ngầm làm suy yếu xã
hội Mỹ” 72.
Bên cạnh những tác phẩm in ấn, vào những năm 60, 70 của thế kỉ XX; diễn ngôn đối
công của cộng đồng LGBTQ+ diễn ra trực tiếp trong các cuộc diễu hành biểu tình và diễn
thuyết trước cơng chúng. Đây là hình thức truyền thơng phổ biến nhất được nhóm đối cơng
sử dụng trong những thập kỷ trước và cịn tồn tại đến ngày nay. Trước khi diễn ra các cuộc
diễn thuyết trước cơng chúng, những người đồng tính trong nội bộ đã tổ chức các buổi diễn
thuyết và những hành động cơng khai trong cộng đồng LGBTQ+ của mình nhằm thu hút
đơng đảo người thuộc giới tính thứ ba đang chịu những áp bức, bất công của xã hội cùng
tham gia.73
Vào những năm 60, 70 của thế kỉ XX, tại bang California của Hoa Kỳ, một phong
trào chưa từng có trong lịch sử loài người diễn ra, do Harvey Milk - chính trị gia người Mỹ,
người đồng tính cơng khai đầu tiên được bầu vào cơ quan chính quyền Mỹ - lãnh đạo, nhằm

địi lại quyền bình đẳng cho người đồng tính. 74 Trong suốt thời gian diễn ra phong trào,
Harvey Milk đã thực hiện những chiến thuật bất bạo động (nonviolent tactics) như diễn
thuyết trước công chúng; tuần hành, diễu hành. Ơng đã có những bài diễn thuyết nổi tiếng,
trong đó “Gotta Give ‘Em Hope Speech” đã bày tỏ mãnh liệt khát vọng của Milk, mong
muốn xã hội không cịn kỳ thị, cơ lập những người đồng tính chỉ vì giới tính của họ. Ơng
tập hợp cộng đồng LGBTQ+ diễu hành trong thành phố San Francisco, nhưng không hề để
họ mất kiểm soát mà vướng vào bất kỳ cuộc bạo lực nào. 75 Mặc dù Harvey Milk bị ám sát
70 Emily Gosling (2016), How Oscar Wilde paved the way for Gay Rights in the Arts, AnOther, truy cập đường
link: />ngày truy cập: 16/06/2021.
71 Christopher D. Brazee (2017), Allen Ginsberg & Peter Orlovsky Residence, NYC LGBT Historic Sites Project, truy
cập đường link: ngày truy cập: 16/06/2021.
72 Robert K.Martin (1979), The Homosexual Tradition in American Poetry, University of Iowa Press, tr. 280.
73 Andrew M. Jacobs (1993), The Rhetorical Construction of Rights: The Case of the Gay Rights Movement, 1969–
1991, University of Nebraska - Lincoln, tr 724 vol 72.
74 History.com editors (2017 - 2018), Harvey Milk, History.com, truy cập đường link:
ngày truy cập: 16/06/2021.
75 Tavaana (2016), Bring people hope: Harvey Milk and the Gay Rights Movement in America, truy cập đường link:
ngày truy
cập: 16/06/2021.

19


chỉ sau 11 tháng nhậm chức, những chính sách cho quyền lợi người đồng tính của ơng đã
đánh dấu và mở ra những bước tiến mới quan trọng trong công cuộc đấu tranh địi quyền
cho người đồng tính.76
Sau cuộc đấu tranh của Harvey Milk, công chúng bắt đầu quan tâm hơn đến cộng
đồng LGBTQ+, người đồng tính đã được tơn trọng hơn ở một số quốc gia. Năm 2001, Hà
Lan trở thành nước đầu tiên hợp pháp hóa hơn nhân đồng tính; đến năm 2003, Bỉ chính thức
thừa nhận hơn nhân đồng tính. Cho đến năm 2017, đã có hơn 25 quốc gia cho phép hôn

nhân diễn ra giữa những người thuộc cộng đồng LGBTQ+. 77 Đó là kết quả của những cuộc
đấu tranh dài hàng thế kỷ với biết bao khó khăn, thử thách, thậm chí là phải đổ máu. Mặc dù
những định kiến về người đồng tính vẫn còn tồn tại, nhưng cho đến nay họ đã được đối xử
công bằng trước pháp luật; xã hội đã chấp nhận giới tính thứ ba của họ như một phần của xã
hội.
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và Internet đã tạo ra vô vàn những
không gian lưu thông khác cho cộng đồng LGBTQ+ thực hiện các hoạt động diễn ngôn đối
công, truyền tải thông điệp và thu hút sự ủng hộ của xã hội. Không gian cơng (public
spheres) khơng chỉ bó hẹp trong những tác phẩm in ấn, các cuộc meeting, diễu hành,... mà
giờ đây bao gồm cả các phương tiện truyền thơng như truyền hình, các diễn đàn trên
Internet, blogs, mạng xã hội,...78 Lập luận của Jürgen Habermas cho rằng “trong những điều
kiện nhất định, các phương tiện truyền thông đã mang đến những điều kiện thuận lợi cho
các hoạt động diễn ngôn trong không gian cơng”

79

Truyền hình, mạng xã hội, đài phát

thanh,... đã trở thành một phương tiện tiềm năng, giúp giảm thiểu các hoạt động diễn ngơn
q khích gây bạo động trong khu vực không gian công “vật thể”. 80 Số lượng hoạt động
diễn ngôn trong khu vực không gian công “vật thể” của cộng đồng LGBTQ+ vẫn cịn nhưng
ít, thay vào, nó đó diễn ra trong khơng gian cơng “phi vật thể” - mạng xã hội, blogs, diễn
đàn online,...

76 Tim Fitzsimons (2018), Forty years after his death, Harvey Milk’s legacy still lives on”, NBC News, truy cập đường
link: ngày
truy cập: 16/06/2021.
77 Hữu Nguyên (2017), Đây là 25 quốc gia trên thế giới cơng nhận hơn nhân đồng tính, Dân trí, truy cập đường link:
ngày truy cập: 16/06/2021.
78 Margherita Pagani (2005), Encyclopedia of Multimedia Technology and Networking, Information Science

Reference, tr.49.
79 Jürgen Habermas (2006), Political Communication in Media Society: Does Democracy Still Enjoy an Epistemic
Dimension? The Impact of Normative Theory on Empirical Research - Communication Theory, tr 411 - 426.
80 Richard Butsch (2007), Media and public spheres, Palgrave Macmillan, tr 6 - 7.

20


Những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ đã thành lập những hội nhóm, diễn đàn
riêng trên mạng xã hội để kết bạn. Với tính năng vượt trội có thể kết nối mọi người ở mọi
quốc gia, ở bất kỳ thời điểm nào; mạng xã hội đã tạo điều kiện để nhóm đối cơng LGBTQ+
có thể kết nối với nhau, dù khơng quen biết từ trước. Cũng trên nền tảng mạng xã hội, họ
cùng nhau thành lập những chiến dịch để thể hiện tiếng nói của mình, lên án những hành
động miệt thị, suy đồi đối với người đồng tính, thu hút sự ủng hộ của công chúng. Vào năm
2013 tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường (iSEE) liên kết với
Trung tâm Truyền thông Sáng tạo, Dịch vụ và Nghiên cứu về tính dục (ICS) và Nhóm hoạt
động tích cực vì hình ảnh của LGBT (6+) đã khởi xướng một chiến dịch online trên mạng
xã hội Facebook mang tên “Tôi đồng ý” để ủng hộ hôn nhân đồng giới.

81

Sau đó, ngày hội

“I do - Tơi đồng ý” được tổ chức tại công viên Thống Nhất Hà Nội với sự ủng hộ của hơn
53.000 người từ khắp các nhóm xã hội khác nhau trên cả nước chỉ trong vòng 2 tuần phát
động chiến dịch. Hàng chục ngàn bức ảnh với khẩu hiệu “Tôi đồng ý” được gửi về chương
trình, hàng chục ngàn người dùng Facebook đã đổi avatar với hình dấu bằng giữa trái tim
sáu sắc - biểu tượng của tình u và hơn nhân bình đẳng.

82


Chương trình khơng chỉ là nơi

để mọi người bày tỏ sự ủng hộ của mình với việc hợp pháp hóa hơn nhân đồng tính, mà cịn
là nơi để cộng đồng LGBTQ+ thể hiện bản thân, cơng khai khẳng định giới tính thật của
mình. Mặc dù Việt Nam vẫn chưa cơng nhận quyền hơn nhân của người đồng tính, nhưng
một phần nhờ vào chiến dịch “Tôi đồng ý”, Việt Nam đã chuyển từ “cấm” sang “không
thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” trong bộ Luật Hơn nhân và Gia đình
2014. 83
Truyền thơng có một vai trị đặc biệt trong việc định hình thái độ của cơng chúng đối
với cộng đồng LGBTQ+; đưa hình ảnh của cộng đồng LGBTQ+ trở nên gần gũi với xã hội
hơn, và đẩy lùi những định kiến về người đồng tính chính là sứ mệnh của truyền thơng.
Ngày nay rất nhiều những tạp chí về LGBTQ+ do cộng đồng LGBTQ+ thành lập xuất hiện ,
chuyên viết về những cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng của người đồng tính, cùng với
đó là lối sống và văn hóa của cộng đồng LGBTQ+, giúp cơng chúng có cái nhìn tích cực về
họ. Những tạp chí nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới có thể kể đến Hello Mr được giới
thiệu lần đầu tiên vào năm 2013, Original Plumbing (2009), Curve Magazine,.. Cùng với
81 Thế Đan (2013), Chiến dịch I Do ủng hộ hôn nhân đồng giới, VnExpress, truy cập đường link:
ngày truy cập:17/06/2021.
82 iSEE (2014), Ngày hội Tơi đồng ý - Bình đẳng với yêu thương, truy cập đường link: ngày truy cập: 17/06/2021.
83 Khoản 2, điều 8 , chương II Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, truy cập đường link: ngày truy cập: 17/06/2021.

21


đó; nhiều những tổ chức được thành lập; với mục đích cung cấp những thơng tin hữu ích về
cộng đồng LGBTQ+ như: The Gay & Lesbian Alliance Against Defamation (GLAAD), The
Association of LGBTQ Journalists (NLGJA), National LGBT Health Education Center,...84
Hơn thế nữa, ngày càng có nhiều những bộ phim, tư liệu được sản xuất riêng về cộng đồng
LGBTQ+ được sản xuất, một cách chân thực, khai thác những khía cạnh về đời sống thực

tế, văn hóa, lối sống của họ; giúp công chúng thấu hiểu hơn về cuộc sống của người đồng
tính, về những đau khổ, mặc cảm mà họ phải gánh chịu khi bị coi là dị biệt, bị xã hội kỳ thị,
bỏ quên.
Cộng đồng LGBTQ+ ngày nay không chỉ xuất hiện trên các ấn phẩm in ấn, tạp chí,
phim ảnh,... mà cịn xuất hiện cả trong những chiến dịch của các doanh nghiệp lớn trên thế
giới. Năm 2017, Converse đã cho ra mắt bộ sưu tập 2017 Pride với những màu sắc rực rỡ
trên lá cờ LGBTQ+, và cất lên khẩu hiệu “YES TO ALL” với niềm tin rằng cho dù mang
giới tính, xu hướng tính dục, và bản dạng giới nào; tất cả mọi người đều có quyền tự do và
trở thành phiên bản mà mình muốn. Bộ sưu tập 2017 Pride là phiên bản giới hạn mà
Converse ra mắt nhằm tôn vinh cộng đồng LGBTQ+ với màu sắc rực rỡ và táo bạo đặc
trưng của LGBTQ+. 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO
84 Seat Up, Representation in the Media of LGBTQ+, truy cập đường link: ngày truy cập:
17/06/2021.
85 Lynsey Eidell (2017), Miley Cyrus collaborated with Converse for Special LGBTQ+ Pride Sneakers, Allure, truy
cập đường link: ngày truy cập: 17/06/2021.

22


TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
1. Michael Warner (2005). Publics and Counterpublics, Zone Books.
2. Jeffrey Wimmer (2015), Counterpublic, The International Encyclopedia of Political
Communication, John Wiley & Sons.
3. Granville Ganter (2003), Publics and Counterpublics review, St. John’s University
Humanities review, 1 (1).
4. Michael Warner (1991), The Mass Public and the Mass Subject, Habermas and the
Public Sphere, The MIT Press.
5. Chloe E. Rojas (2019), More Than a Lady: How Jane Austen’s Works Impacted the

Role of Women in English Society in the Late 18th and Early 19th Centuries, Eastern
Kentucky University.
6. Roshani Dhamala (2020), Internet Public Sphere as a Counter-Public Sphere: The
Question of Effectiveness, Molung Educational Frontier, 10(1).
7. Florian Toepfl và Eunike Piwoni (2018), Targeting dominant publics: How
counterpublic commenters align their efforts with mainstream news, New media &
society, 20 (5).
8. Brandon Jacques Boileau (2014), #DrainTheSwamp #LoveTrumpsHate:a public
sphere of ideological counterpublics, York & Ryerson University.
9. Treem, J. W., và Leonardi, P. M. (2013), Social Media Use in Organizations:
Exploring the Affordances of Visibility, Editability, Persistence, and Association,
Annals of the International Communication Association, 36(1).
10. Juliet Carlisle và Robert C.Patton (2013), Is Social Media Changing How We
Understand Political Engagement? An Analysis of Facebook and the 2008
Presidential Election, Political Research Quartly, 66 (4).
11. Majchrzak, A., Faraj, S., Kane, G. C., và Azad, B. (2013), The Contradictory
Influence of Social media Affordances on Online Communal Knowledge Sharing,
Journal of Computer-Mediated Communication, 19(1).
12. Malin Holm (2019), The Rise of Online Counterpublics? The Limits of Inclusion in a
Digital Age, Uppsala: Department of Government.
13. Sarah J. Jackson và Brooke Foucault Welles (2015), Hijacking #myNYPD: Social
Media Dissent and Networked Counterpublics, Journal of Communication (65).

23


14. Fox, J., và Warber, K. M. (2015), Queer Identity Management and Political
Selfexpression on Social Networking Sites: A Co-cultural Approach to the Spiral of
Silence, Journal of Communication, 65(1).
15. Halpern, D., và Gibbs, J. (2013), Social Media as a Catalyst for Online

Deliberation? Exploring the Affordances of Facebook and YouTube for Political
Expression, Computers in Human Behavior, 29(3).
16. Citron, D. K., và Norton, H. (2011), Intermediaries and Hate Speech: Fostering
Digital Citizenship for Our Information Age, Boston University Law Review, 91.
17. Michael Chan (2018), Networked counterpublics and discursive contestation in the
agonistic public sphere: political jamming a police force Facebook Page, Asian
Journal of Communication.
18. Allison Laubach Wright (2012), Counterpublic Protest and the Purpose of Occupy:
Reframing the Discourse of Occupy Wall Street, Plaza: Dialogues in Language and
Literature, 2(2).
19. Philip N. Howard và Muzammil M. Hussain (2011), The Role of Digital Media,
Journal of Democracy, 22 (3).
20. Shirky, C. (2008), Here comes everybody: The power of organizing without
organizations, Penguin Press.
21. Jun Liu (2012), Mobile Communication, Popular Protests and Citizenship in China,
Modern Asian Studies.
22. Craig Calhoun (2008), Rethinking the Public Sphere, The London School of
Economics and Political Science.
23. Lusi Morhayim (2012), From Counterpublics to Counterspaces, University of
California, Berkeley.
24. James Curran và David Hesmondhalgh (2019), Media and Society, Bloomsbury
Academic.
25. Christian Fuchs (2014), Social Media and the Public Sphere, University of
Westminster.
26. John Downey và Natalie Fenton, New media, counter publicity and the public sphere,
New Media & Society, 5 (2).
27. Daniel C. Brouwer (2006), Communication as…: Perspectives on Theory, SAGE
Publications.
24



×