Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học, đại học ngoại ngữ hà nội (49)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.1 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
______________

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Sinh viên: Nhữ Trúc Anh
MSV:19041398

1


Câu 1. (5 điểm) Nhận thức của anh chị về luận điểm sau: Đảng Cộng
sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực
hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình.
Lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ khi có Đảng là những trang sử hào hùng
nhất, oanh liệt nhất và vẻ vang nhất. Kể từ khi có Đảng, nhân dân ta đã
thốt khỏi ách nô lệ đứng lên làm chủ đất nước từ thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hồ; tiếp đó là
thành công của công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
Việt Nam đã và đang khẳng định được uy tín ngày càng vững chắc trên
trường quốc tế.
Sử mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là khách quan. Tuy nhiên, quá trình
thực hiện sứ mệnh lịch sử đó cịn phụ thuộc vào những điều kiện chủ quan
nhất định: sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân cả về số lượng và
chất lượng, sự ra đời và phát triển chính dung của giai cấp cơng nhân đảng cộng sản; sự liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và các tầng lớp lao động khác.
Trong những điều kiện chủ quan trên, đảng cộng sản là điều kiện quan
trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân.


- Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp cơng nhân, là tổ chức
chính trị cao nhất, là lãnh tụ chính trị, là bộ tham mưu chiến đấu của
giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng
và kim chỉ nam hành động.
+Thực tiễn gần 30 năm đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng cho
thấy: Đảng luôn chú trọng củng cố, tăng cường bản chất giai cấp
công nhân của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, thường xuyên tự đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
2


lịch sử của công cuộc đổi mới đều bắt nguồn từ việc Đảng đã giải
quyết đúng đắn mối quan hệ mật thiết giữa giai cấp và dân tộc.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ đều bắt nguồn từ
đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Quy luật ra đời và phát triển chính đáng của giai cấp cơng nhân đảng cộng sản: sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học, tức chủ
nghĩa Mác với phong trào công nhân.
- Đảng cộng sản và giai cấp cơng nhân có mối quan hệ gắn bó hữu cơ.
Trong đó, giai cấp công nhân là cơ sở xã hội và nguồn bổ sung lực
lượng quan trọng nhất của Đảng. Đảng cộng sản là một tổ chức
chính trị và là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, bao
gồm những thành viên thu từ nhất, cách mạng nhất của giai cấp công
nhân. Đảng cộng sản mang bản chất giai cấp cơng nhân, đại biểu
trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc và xã hội.
- Vai trò của Đảng cộng sản Đảng cộng sản là nhân tố có ý nghĩa quyết
định đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
+ Đảng cộng sản có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo
giai cấp công nhân và dân tộc

+ Đảng cộng sản đem lại sự giác ngộ, sức mạnh đồn kết, nghị lực
cách mạng trí tuệ và hành động cách mạng cho tồn bộ giai cấp cơng
nhân.
+ Đảng cộng sản đề ra mục tiêu, phương hướng, đường 101 chính
sách đúng đắn, kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh đất nước và hoàn
cảnh lịch sử. + Đảng cộng sản giáo dục, giác ngộ, tổ chức lãnh đạo
toàn dân thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Câu 2. (5 điểm) Nhận thức của anh (chị) về con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

3


2. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đáp ứng đúng khát vọng
của nhân dân Việt Nam
2.1 Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và
nhân dân Việt Nam
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục
tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ
nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách
mạng Việt Nam. “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới
có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem
lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi
người, cho các dân tộc’’-Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.2 Phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của
lịch sử
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo, huy
động toàn bộ hệ thống chính trị tích cực vào cuộc phịng, chống dịch

bệnh, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính
trị, đẩy mạnh cơng tác xây dựng Đảng, đặc biệt là cơng cuộc phịng
chống tham nhũng, lãng phí... Những thành tựu của Việt Nam đã
được nhân dân ta và các nước trên thế giới ghi nhận, đánh giá cao,
thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Điều ấy được kiểm chứng rõ trong tính đặc thù của con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, là từ một nước thuộc địa nửa phong
kiến, sau khi giành được độc lập đã bỏ qua sự phát triển chế độ tư
bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội. Nước ta phải trải qua một
quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy
sinh với quyết tâm chống lại ách đô hộ và xâm lược của đế quốc,
thực dân, để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng
của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Việt Nam là một tấm
4


gương mẫu mực trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; đó là cơ
sở bảo đảm vững chắc cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là vấn đề cốt lõi trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, là đường lối cơ bản, xuyên suốt và nhất quán của cách
mạng Việt Nam.
Ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại bước sang giai đoạn mới là chủ
nghĩa tư bản tồn cầu hóa, có nhiều thành tựu trong giải phóng, phát
triển lực lượng sản xuất, phát triển khoa học và công nghệ, nên đã
đạt được năng suất lao động cao. Song, chủ nghĩa tư bản vẫn không
thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó; các cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội, các tệ nạn xã hội, nhất là khi đại dịch
COVID-19 diễn ra lại càng làm bộc lộ rõ bản chất chế độ chính trị xã hội của các nước này khơng vì sức khỏe, hạnh phúc của đại đa số
nhân dân lao động. Các phong trào đấu tranh phản kháng xã hội đã

bùng nổ mạnh mẽ, với những nội dung và hình thức mới ở nhiều
nước tư bản phát triển trong thời gian qua, càng làm bộc lộ rõ sự thật
về những mâu thuẫn mang tính bản chất khơng thể hóa giải của chế
độ tư bản chủ nghĩa.
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín
quốc tế như ngày nay. Thành quả đó đã chứng minh rằng, phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa khơng những có hiệu quả tích cực
về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so
với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế. Con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với
thực tiễn tại Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
2.3 Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp lâu dài
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu,
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải
5


qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề. Do vậy, nhất
thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi,
nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh
giữa các cũ và cái mới. Xây dựng xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp
sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên
tục, hướng đích lâu dài, khơng thể nóng vội.
2.4 Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Cơng cuộc đổi mới, kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại cùng các nguồn lực khác, như phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo
hướng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, tích cực
tăng cường hợp tác, mở rộng hội nhập quốc tế đã đem lại những thay
đổi to lớn, thành tựu có ý nghĩa lịch sử cho đất nước trong 35 năm

thực hiện đường lối đổi mới.
Đại hội XIII của Đảng xác định tầm nhìn và định hướng phát triển
đất nước trong những mốc lịch sử quan trọng: Một là, đến năm 2025,
kỷ niệm 50 năm giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất
nước, Việt Nam phấn đấu trở thành nước đang phát triển, có cơng
nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
Đảng ta đã đề ra các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2021 - 2025, trong đó: “Tốc độ tăng trưởng GDP bình qn 5
năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu
người khoảng 4.700 - 5.000 USD”(4). Hai là, đến năm 2030, kỷ
niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam trở thành nước đang phát
triển, có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Định hướng
phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Đảng ta xác định 12 định
hướng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó về lĩnh vực
kinh tế là: “Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ, đổi mới mạnh mẽ mơ
hình tăng trưởng…; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế”(5). Ba là, đến năm 2045, kỷ niệm 100
6


năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Việt Nam trở thành nước phát triển,
thu nhập cao: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đồn kết toàn dân tộc kết
hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc
đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định; phấn đấu đến
giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”
2.5 Về định hướng phát triển lý luận thời gian tới

Hiện nay, chúng ta đang ở chặng đường “đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” và phấn đấu trở thành “nước phát triển, thu
nhập cao”, thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó vừa là tính phổ biến, vừa
mang tính đặc thù của q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một
nước có điểm xuất phát thấp từ nền sản xuất lạc hậu như Việt Nam.

Đảng ta đã khẳng định: “Tình hình thế giới và trong nước có cả
thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn
đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi toàn Đảng phải tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ tư duy, có quyết tâm chính trị cao… đưa đất nước vững
bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững”. Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng cho rằng, điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên
định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát thực tiễn của đất nước để
làm rõ tính đặc thù của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh
thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và
7


khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới,
luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại,
không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bàn luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay - Khoa học và niềm tin (PGS, TS. LƯU NGỌC KHẢI)
Đại tá, Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự, Học viện Chính

trị, Bộ Quốc phịng
2. Đảng Cộng sản Việt Nam - Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam (PGS. TS. PHAN TRỌNG HÀO)
3. Những nhận thức mới về giai cấp công nhân hiện nay (
PGS, TS. NGUYỄN AN NINH)
4. Con đường đi lên CNXH của nước ta là "phù hợp với thực tiễn và
xu thế phát triển" (Con đường đi lên CNXH của nước ta là "phù hợp
với thực tiễn và xu thế phát triển")
5. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đáp ứng đúng khát vọng của
nhân dân Việt Nam ( nhà báo Kiều Liên)
6. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2009, t.2,
tr.267-268.
7. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia, H, 2014, tr.9.

8



×