Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ án DÂN SỰ THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.34 KB, 23 trang )

ISO 9001:2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ
TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ: THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH
DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT
Ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã ngành: 8380103

Họ và tên học viên: NGUYỄN TỐ UYÊN
Mã số học viên: 911119056
Mã lớp:……………………Khóa ………Đợt……Năm…..…
Người HDKH: …………………………………………….…
(Ghi rõ học hàm, học vị)

TRÀ VINH, NĂM 2020

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 xác định mục tiêu của công tác cải cách tư pháp là: “Xây
dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng
bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt
động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử tiến hành có hiệu quả và hiệu lực
cao”.


Các quyền, lợi ích hợp pháp đương sự được bảo vệ trong tố tụng dân sự là các
quyền, lợi ích đã được Nhà nước thừa nhận. Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong các quan hệ dân sự, hơn nhân gia đình, kinh
tế, lao động; trên cơ sở thực hiện hòa giải thành, các đương sự thỏa thuận được với
nhau về việc giải quyết vụ án, việc thỏa thuận của đương sự là tự nguyện, khơng trái
đạo đức xã hội, Tịa án ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
trong vụ án dân sự. Để bảo đảm quyền định đoạt về quyền, nghĩa vụ của các đương sự;
thực hiện phân quyền, nhiệm vụ chức năng của Tòa án nhân dân, Thẩm phán các cấp;
đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự 2015; Bộ luật
Tố tụng dân sự 2015; Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 về
việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30 tháng
06/2016 Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày
25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số
01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 ban hành một số biểu mẫu trong tố
tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các Nghị quyết hướng dẫn của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân tối cao (HĐTP TANDTC) hướng dẫn thực hiện thủ tục
tố dụng dân sự trong các vụ án dân sự ở các địa phương bảo đảm theo quy định pháp
luật.
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân
sự theo thủ tục tố tụng dân sự là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm thừa nhận việc
thống nhất ý chí của các đương sự về việc giải quyết vụ án dân sự. Việc công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự phải được thể hiện bằng một văn bản pháp lý có giá trị
1


bắt buộc, được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Bản chất
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là thể hiện nội dung quyền tự định đoạt của
đương sự. Khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, các chủ thể tự do ý chí và tự
do bày tỏ ý chí, tự do quyết định, tự do thỏa thuận về việc giải quyết vụ án. Thông qua

công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, vụ án dân sự đã được giải quyết nhanh
chóng, thời gian tố tụng được rút ngắn, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tăng
cường sự đồn kết, nhất trí trong nội bộ nhân dân.
Bên cạnh đó, cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự là một phương thức
giải quyết tranh chấp phù hợp với xu hướng chung của thời đại; thể hiện quyền và
nghĩa của các đương sự, thể hiện vai trò của Thẩm phán, của Tòa án nhân dân (TAND)
các cấp trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự; đồng thời bảo đảm nguyên tắc
bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự (TTDS) Việt Nam.
TAND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (cấp huyện), theo quy định
của Luật Tổ chức TAND năm 2014 được Quốc hội thông qua dựa trên tinh thần của
Hiến pháp năm 2013, có nhiệm vụ, quyền hạn xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ, việc
thuộc thẩm quyền của Tòa án và giải quyết các loại việc khác theo quy định của pháp
luật.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, bất cứ ở giai đoạn tố tụng nào đương
sự cũng có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trên cơ sở tự nguyện,
không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Đồng thời, Tịa án phải
có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của BLTTDS. Qua đó vừa bảo
đảm giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời vừa tiết kiệm được ngân sách Nhà
nước chi phí cho việc mở phiên tịa, góp phần cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư
pháp trong việc giải quyết các vụ án dân sự của TAND các cấp tại các địa phương. Từ
thực tiễn giải quyết và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự
tại Tòa án ở các địa phương cho thấy trong quá trình giải quyết, triển khai thực hiện áp
dụng pháp luật cịn nhiều bất cập và gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục tố
dụng dân sự.
Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự trong vụ án dân sự và thực tiễn giải quyết tại Tòa án tỉnh Bình Dương”
để nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự.
2



2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Mục đích nghiên cứu là làm rõ cơ sở lý luận và quy định pháp luật về công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự qua thực tiễn giải quyết của
Tịa án nhân dân tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giải
quyết các vụ án dân sự, bảo đảm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ
án dân sự theo luật định.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa và nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định pháp luật về công nhận
sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
+ Nghiên cứu thực trạng công nhân sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án
dân sự và thực tiễn giải quyết của Tòa án nhân dân tại tỉnh Bình Dương từ năm 2018
đến 2020, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự trong vụ án dân sự tại Tịa án tỉnh Bình Dương đến năm 2023.
3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu công nhân sự thỏa thuận của các đương sự
trong vụ án dân sự từ thực tiễn các địa phương đã được rất nhiều tác giả và nhóm tác
giả nghiên cứu. Sau đây là một số cơng trình và bài viết tiêu biểu:
Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đề tài
Trần Thị Quỳnh Châu (2019), Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân
sự, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội. Luận án nghiên cứu các vấn
đề lý luận và thực tiễn pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự
theo quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp cụ thể
nhằm góp phần hồn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay;
Đào Ngọc Hài (2020), Quyền và nghĩa vụ của đương sự theo pháp luật tố tụng
dân sự từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Luận văn
Thạc sỹ Luật Kinh tế, Học viện khoa học xã hội. Mục đích nghiên cứu tổng quát của

luận văn là nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao khả năng
thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS tại TAND tỉnh Thái Nguyên
trong thời gian đến.
3


Đinh Thị Hằng (2018), Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội. Luận án nghiên cứu
hệ thống các vấn đề lý luận để làm rõ bản chất pháp lý quyền tự định đoạt của đương
sự trong Tố tụng dân sự (TTDS); nghiên cứu các quy định của pháp luật quyền
tự định đoạt của đương sự trong TTDS Việt Nam nhằm đưa ra những đánh giá có
cơ sở khoa học và thực tiễn về thực trạng pháp luật. Thông qua luận án, tác giả mong
muốn góp phần hồn thiện một bước lý luận, các quy định của pháp luật và đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao năng lực áp dụng pháp luật quyền tự định đoạt của đương
sự trong TTDS Việt Nam;
Nguyễn Thúy Hằng (2019), Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng
dân sự, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án hướng tới
mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố
tụng của đương sự trong TTDS. Kết quả nghiên cứu lý luận về bảo đảm quyền tố tụng
của đương sự sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng pháp luật và
thực tiễn bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS ở Việt Nam. Trên cơ sở
tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số yêu cầu, kiến nghị nhằm bảo đảm
quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự được thực thi trên thực tế;
Bùi Ngọc Khuyến (2020), Bảo đảm quyền của bị đơn trong giải quyết vụ án
dân sự, từ thực tiễn Tòa án nhân tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa
Luật, Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận
đảm bảo quyền của bị đơn trong quá trình xét xử vụ án dân sự, đánh giá thực trạng
đảm bảo quyền của bị đơn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân
tỉnh Hải Dương, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường đảm bảo quyền của bị
đơn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự;

Vũ Thành Tuấn (2019), Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án
dân sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã
hội. Luận án là nghiên cứu một cách có hệ thống các khía cạnh lý luận và thực tiễn về
địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm theo nghĩa rộng
(gồm các vụ án kinh doanh, thương mại; hơn nhân gia đình; lao động và dân sự); đề
xuất hoàn thiện địa vị pháp lý của Thẩm phán phù hợp với yêu cầu mới của thực tiễn
cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường và hội
nhập;
4


Phan Thanh Tùng (2017), Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự
trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nguyên tắc bình đẳng của đương sự trong TTDS và
thực trạng pháp luật về nguyên tắc này ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm hồn
thiện ngun tắc bình đẳng của đương sự trong TTDS ở Việt Nam trong thời gian
đến.
Nguyễn Văn Tuyến (2017), Hòa giải vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015 và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn
làm sáng tỏ vấn đề lý luận hòa giải vụ án dân sự; quy định của Bộ luật TTDS 2015,
vấn đề vận dụng quy định Bộ luật TTDS 2015 hòa giải vụ án dân sự tại TAND huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Qua đó đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hòa giải
vụ án dân sự;
Và một số bài viết liên quan đến đề tài
Hồng Đình Dũng (2020), “Ngun tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong
tố tụng dân sự”, Trang thông tin điện tử Luật sư Việt Nam, [ />
(truy

cập


ngày

15/4/2020). Bài viết đã phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc quyền tự
định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và phân tích nguyên tắc quyền tự định
đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm quyền tự định đoạt của đương sự
trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình; Quyền tự định đoạt của đương sự trong
việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc
dân sự; Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
Trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương
sự trong tố tụng dân sự. Đồng thời kiến nghị một số quan điểm nhằm đảm bảo việc
thực hiện quyền định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Đây được xem là một
nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa,
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Nguyễn Thị Đào Hoa (2017), “Hội đồng xét xử hay Thẩm phán ra quyết đinh
công nhận thỏa thuận của đương sự”, Trang thông tin điện tử Kiểm sát Online của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), [ />

tham-phan-ra-quyet-dinh-cong-nhan-thoa-thuan-cua-duong-su-47043.html], (truy cập
ngày 06/6/2017). Bài viết phân tích, qua thực tiễn giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục
sơ thẩm có trường hợp, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã tiến hành hòa giải
nhiều lần nhưng các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ
án nên Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn chờ mở phiên tòa
theo quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc tại phiên tòa (tại phiên tòa mà thỏa thuận được thì
đương nhiên phải do HĐXX ra quyết định)  các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau

về việc giải quyết tồn bộ vụ án và u cầu Tịa án công nhận sự thỏa thuận của họ.
Sau khi hết thời hạn 7 ngày quy định tại khoản 1 Điều 212 BLTTDS thì Thẩm phán
được Chánh án Tịa án phân cơng có được ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của

các đương sự không? Hay việc thỏa thuận này phải do Hội đồng xét xử theo quyết
định đưa vụ án ra xét xử xem xét công nhận tại phiên tòa. Tác giả đã chỉ ra những bất
cập trong thực tiễn, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sớm nghiên cứu có hướng dẫn về
vấn đề nêu trên.
Bùi Kim Hiếu, Lương Thị Thu Hà (2017), “Thực tiễn áp dụng pháp luật về
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015”, Trang thông tin điện tử Tạp chí Cơng thương
[ (truy cập ngày 01/10/2017). Các tác giả bài
viết đã đánh giá áp dụng pháp luật về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong
tố tụng dân sự trong những năm qua; qua đó cho thấy trình độ dân trí ngày càng cao,
nhân dân ý thức được việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng pháp luật,
lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án ngày càng phổ biến nên số
lượng vụ án dân sự ngày càng nhiều, tăng dần qua các năm. Thỏa thuận của các đương
sự không qua thủ tục xét xử cũng cũng chiếm tỷ lệ cao. Đồng thời bài viết cũng đưa ra
những vụ án cụ thể đã được thực hiện hòa giải, mở phiên tòa xét xử tại TAND tỉnh
Vĩnh Long, TAND tỉnh Đắk Lắc;
Nguyễn Tiến Lê (2018), “Những vụ án dân sự khơng được hịa giải và khơng
tiến hành hịa giải được theo Bộ luật Tố tụng Dân sự”, Trang thông tin điện tử Viện
kiểm sát Cần Thơ, [ (truy cập ngày 01/02/2018). Bài viết đã nêu ra 02
trường hợp những vụ án dân sự khơng được hịa giải như u cầu bồi thường vì lý do
6


gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi
phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội. Và quy định 04 trường hợp những vụ
án dân sự khơng tiến hành hịa giải được như bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan đã được Tịa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; Đương sự
khơng thể tham gia hịa giải được vì có lý do chính đáng; Đương sự là vợ hoặc chồng
trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; Một trong các đương sự đề
nghị khơng tiến hành hịa giải. Bài viết khẳng định nếu các đương sự có mặt tại phiên

hịa giải thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó có giá trị
đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không
ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ
có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ
có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu đương sự vắng mặt tại
phiên hòa giải đồng ý bằng văn bảng. Mặt khác, dù trong q trình hịa giải các đương
sự khơng thỏa thuận được với nhau nhưng tại phiên tịa vẫn có quyền thỏa thuận và
vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc hòa giải, quyền và nghĩa vụ của những người khác
phải phù hợp theo quy định thì lúc này Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự nếu đã thống nhất toàn bộ nội dung vụ án hoặc ghi nhận
sự thỏa thuận của các đương sự nếu chỉ thống nhất một phần của vụ án.
Dương Tấn Thành (2020), “Về nghĩa vụ chịu án phí khi Tịa án cơng nhận sự
thỏa thuận của đương sự”, Trang thơng tin điện tử Tạp chí TAND tối cao,
[ (truy cập ngày 17/12/2020). Bài viết xác định cần làm
rõ vì sao hịa giải thành các đương sự phải thỏa thuận án phí, cịn khi xét xử thì án phí
do Tịa án quyết định. Đồng thời khẳng định Hịa giải thành được hay khơng phụ thuộc
vào kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ
án. Tuy nhiên để tháo gỡ vướng mắc hiện nay về tỷ lệ % án phí mà các đương sự phải
chịu trong vụ án hòa giải thành, TANDTC cần có giải đáp hoặc hướng dẫn cụ thể để
việc áp dụng pháp luật về án phí được thống nhất trong thực tiễn.
Từ những cơng trình, bài viết nghiên cứu trên có thấy, khái quát các quy định
pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân, nguyên tắc hịa giải trong TTDS,
ngun tắc bình đẳng trước pháp luật, tự định đoạt của đương sự trong TTDS và
những bất cập, hạn chế pháp luật trong thực hiện công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự trong vụ án dân sự. Qua đó cũng chưa có cơng trình nào nghiên cứu công
7


nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự. Do đó đề tài khơng trùng lặp
với các cơng trình đã cơng bố, cơng tác giải quyết các vụ án dân sự tại TAND tỉnh

Bình Dương với nhiều nội dung và những vấn đề đặt ra. Do vậy, việc nghiên cứu Đề
tài “Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự và thực tiễn
giải quyết tại Tịa án tỉnh Bình Dương” là hết sức cần thiết, qua đó nâng cao nghiệp
vụ chuyên môn của Thẩm phán, nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án dân sự, bảo
đảm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự tại Tịa án tỉnh Bình
Dương trong thời gian đến. Đồng thời giúp cho cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoàn
thiện pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, phương thức hịa giải, thực hiện cơng nhận sự
thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư
pháp, bảo đảm nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự từ thực
tiễn các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Bao gồm phương pháp phân tích,

tổng hợp lý thuyết sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự trong vụ án dân sự.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện thống kê, tổng hợp kết
quả giải quyết và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự và
thực tiễn giải quyết tại Tịa án tỉnh Bình Dương.
5. Phạm vi giới hạn đề tài
- Phạm vi nội dung: Đề tài tiến hành nghiên cứu công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự trong vụ án dân sự trên cơ sở quy định pháp luật Bộ luật Dân sự 2015;
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Luật Tổ chức TAND năm 2014; Nghị quyết số
103/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự;
Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 06/2016 Hướng dẫn thi hành một số
quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi
hành Bộ luật tố tụng dân sự và các Nghị quyết, văn bản hướng dẫn thi hành của Quốc
hội, Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao.
- Phạm vi khơng gian: nghiên cứu công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
trong vụ án dân sự và thực tiễn giải quyết tại Tịa án tỉnh Bình Dương và các giải pháp
nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án dân sự, bảo đảm công nhận sự thỏa thuận của

các đương sự trong vụ án dân sự tại Tịa án Bình Dương.
8


- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn 2018 2020 và đề xuất những giải pháp giai đoạn 2021 - 2023.
6. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án
dân sự và thực tiễn giải quyết của Tòa án nhân dân tại tỉnh Bình Dương.
- Đối tượng khảo sát: Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, bảo đảm công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân sự tại Tịa án Bình Dương.
7. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và quy định pháp luật về công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự trong vụ án dân sự
Chương 2. Thi hành pháp luật về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
trong vụ án dân sự qua thực tiễn tại tỉnh Bình Dương và các kiến nghị hoàn thiện

9


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN
SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CỦA CÔNG NHẬN SỰ THỎA
THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1.1. Khái niệm vụ án dân sự và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
trong vụ án dân sự
1.1.2. Đặc điểm của công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân
sự

1.1.3. Ý nghĩa của công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án dân
sự
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁP LUẬT
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ
TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
1.2.1. Cơ sở lý luận của việc quy định về công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự trong vụ án dân sự
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc quy định về công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự trong vụ án dân sự
1.3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN
CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
1.3.1. Các căn cứ công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án
dân sự
1.3.1. Trên cơ sở hòa giải thành
1.3.2. Các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án
1.3.3. Việc thỏa thuận của đương sự là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của
luật và không trái đạo đức xã hội
1.3.2. Thẩm quyền, thủ tục, hậu quả pháp lý việc công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự trong vụ án dân sự
1.3.2.1. Thẩm quyền ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự trong vụ án dân sự
1.3.2.2. Thủ tục ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
trong vụ án dân sự
10


1.3.2.3. Hậu quả pháp lý việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong
vụ án dân sự
Tiểu kết chương 1


CHƯƠNG 2
THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC
ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH
DƯƠNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN
2.1. KHÁI QT VỀ TÌNH HÌNH CƠNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN
CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1.1. Khái qt tình hình giải quyết vụ án dân sự tại tỉnh Bình Dương
2.1.2. Tình hình giải quyết công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ
án dân sự tại tỉnh Bình Dương
2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA
THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TỈNH BÌNH
DƯƠNG
2.2.1. Về việc áp dụng các căn cứ cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự
2.2.2. Về thẩm quyền ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự
2.2.3. Về trình tự, thủ tục ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự
2.2.4. Về thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
2.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ CƠNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ
2.3.1. Định hướng
2.3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
Tiểu kết chương 2
KẾT LUẬN

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sỹ

[1] Trần Thị Quỳnh Châu (2019), Người đại diện của đương sự trong tố tụng
dân sự, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội;
[2] Đào Ngọc Hài (2020), Quyền và nghĩa vụ của đương sự theo pháp luật tố
tụng dân sự từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Luận
văn Thạc sỹ Luật Kinh tế, Học viện khoa học xã hội;
[3] Đinh Thị Hằng (2018), Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
sự Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội;
[4] Nguyễn Thúy Hằng (2019), Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố
tụng dân sự, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;
[5] Trần Văn Huy (2020), Tạm định chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng
dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa luật, Trường Đại học quốc gia Hà
Nội;
[6] Bùi Ngọc Khuyến (2020), Bảo đảm quyền của bị đơn trong giải quyết vụ án
dân sự, từ thực tiễn Tòa án nhân tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa
Luật, Trường Đại học quốc gia Hà Nội;
[7] Vũ Thành Tuấn (2019), Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ
án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học
xã hội;
[8] Phan Thanh Tùng (2017), Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương
sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã
hội;
[9] Nguyễn Văn Tuyến (2017), Hòa giải vụ án dân sự theo quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015 và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;
B. Bài viết, tài liệu điện tử
[10] Hồng Đình Dũng (2020), “Ngun tắc quyền tự định đoạt của đương sự
trong tố tụng dân sự”, Trang thông tin điện tử Luật sư Việt Nam,
[ (truy cập ngày 15/4/2020);

12



[11] Nguyễn Thị Đào Hoa (2017), “Hội đồng xét xử hay Thẩm phán ra quyết
đinh công nhận thỏa thuận của đương sự”, Trang thông tin điện tử Kiểm sát Online
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), [ (truy
cập ngày 06/6/2017);
[12] Bùi Kim Hiếu, Lương Thị Thu Hà (2017), “Thực tiễn áp dụng pháp luật về
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015”, Trang thơng tin điện tử Tạp chí Cơng thương
[ (truy cập ngày 01/10/2017);
[13] Nguyễn Tiến Lê (2018), “Những vụ án dân sự khơng được hịa giải và
khơng tiến hành hòa giải được theo Bộ luật Tố tụng Dân sự”, Trang thông tin điện tử
Viện kiểm sát Cần Thơ, [ (truy cập ngày 01/02/2018);
[14] Dương Tấn Thành (2020), “Về nghĩa vụ chịu án phí khi Tịa án cơng nhận
sự thỏa thuận của đương sự”, Trang thông tin điện tử Tạp chí TAND tối cao,
[ (truy cập ngày 17/12/2020);

C. Văn bản quy phạm pháp luật
[15] Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (2014), Kế hoạch số 38-KH/CCTP ngày
15/08/2014 của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương về đẩy mạnh công tác
thông tin, tuyên truyền đối với chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động
tư pháp;
[16] Ban Cán sự đảng Chính phủ (2016), Chương trình số 1087-CTr/BCSĐCP
ngày 22/9/2016 của Ban Cán sự đảng Chính phủ về Chương trình trọng tâm cải cách
tư pháp giai đoạn 2016 – 2021;
[17] Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ
Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020”;
[18] Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;


13


[19] Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/03/2014 của Bộ
Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị Khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
[20] Bộ Tư pháp (2018), Thông tư số 02/2018/TT-BTP, ngày 26/02/2018 của
Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt
động hòa giải thương mại;
[21] Chánh án TANDTC (2017), Chỉ thị số 04/2017/CT-CA, ngày 3/10/2017
của Chánh án TANDTC về việc tăng cường cơng tác hịa giải tại TAND;
[22] Chính phủ (2014), Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/12/2014 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hịa giải ở cơ sở;
[23] Chính phủ (2015), Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
[24] Chính phủ (2015), Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng;
[25] Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
[26] Chính phủ (2017), Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của
Chính phủ về hịa giải thương mại;
[27] Chính phủ (2017), Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính
phủ về nhãn hàng hóa;
[28] Chính phủ (2017), Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của
Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây
dựng; khai thác, chế biến; kinh doanh bất động sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất,

kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất
động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và cơng sở;
[29] Chính phủ (2017), Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của
Chính phủ về hịa giải thương mại;

14


[30] Chính phủ (2017), Nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của
Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics;
[31] Chính phủ (2018), Nghị định 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính
phủ hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
[32] Chính phủ (2019), Nghị định 30/2019/NĐ-CP ngày 28/03/2019 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
[33] Chính phủ (2019), Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
[34] Chính phủ (2019), Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính
phủ xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
[35] Chính phủ (2020), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ
về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020;
[36] Chính phủ (2020), Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài ngun nước và khống sản;
[37] Chính phủ (2020), Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư
pháp; hơn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
[38] Chính phủ (2020), Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
[39] Chính phủ (2020), Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính

phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai;
[40] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2003), Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP
ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong
việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình;
[41] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2004), Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày
10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán - Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng
pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình;
[42] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2005), Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP
ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thẩm phán - Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành
một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “Chứng minh và chứng cứ”;
15


[43] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2006), Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP
ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định
trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng
dân sự;
[44] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2006), Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP
ngày 04/8/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định
trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp phúc thẩm” của bộ luật tố tụng
dân sự;
[45] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2012), Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định
về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự;
[46] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2012), Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định
trong phần thứ nhất “những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi,
bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự;
[47] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2012), Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP

ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định
trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng
dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố
tụng dân sự;
[48] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2012), Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày
03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn Quy định trong phần thứ ba
“Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ Luật tố tụng dân sự đã được
sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ Luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao ban hành;
[49] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2014), Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP
ngày 20/03/2014 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về hướng dẫn thi hành một số quy
định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
[50] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2015), Nghị quyết số 03/2015/NQHĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về quy trình lựa chọn, cơng
bố và áp dụng án lệ;
16


[51] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2016), Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP
ngày 30 tháng 06/2016 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số
quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi
hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc
hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính;
[52] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2017), Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012 của HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ
nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của BLTTDS;
[53] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2017), Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao Ban hành một số biểu mẫu trong
tố tụng dân sự;
[54] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2017), Nghị quyết số 04/2017/NQHĐTP, ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn một số

quy định về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án tại khoản 1 và
khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015;
[55] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2018), Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP
ngày 15/5/2018 Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định
của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của
khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân;
[56] Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán Quốc gia (2018), Quyết định
số 87/QĐ-HĐTC ngày 4/7/2018 của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán Quốc
gia ban hành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán;
[57] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2018), Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP
ngày 09/8/2018 Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành một số biểu mẫu trong giải
quyết việc dân sự;
[58] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2019), Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP
ngày 11/01/2019 Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định
của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm;
[59] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2019), Thông báo số 15/TB-HĐTP ngày
05/6/2019 Hội đồng thẩm phán TANDTC về việc đính chính Nghị quyết của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
17


[60] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2019), Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP
ngày 18/6/2019 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về quy trình lựa chọn, cơng bố và
áp dụng án lệ;
[61] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2020), Nghị quyết số 01/2020/NQHĐTP ngày 05/03/2020 Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số
quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ;
[62] Hội đồng thẩm phán TANDTC (2020), Nghị quyết số 02/2020/NQHĐTP, ngày 24/9/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn một số
quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự;
[63] Quốc hội (2005), Luật thương mại năm 2005, ngày 14/6/2005;
[64] Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại năm 2010, ngày 17/6/2010;

[65] Quốc hội (2010), Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
[66] Quốc hội (2013), Luật hòa giải cơ sở năm 2013, ngày 20/6/2013;
[67] Quốc hội (2013), Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;
[68] Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, ngày 28/11/2013;
[69] Quốc hội (2013), Luật đất đai năm 2013, ngày 29/11/2013;
[70] Quốc hội (2014), Luật xây dựng năm 2014, ngày 18/06/2014;
[71] Quốc hội (2014), Luật HN&GĐ năm 2014, ngày 19/6/2014;
[72] Quốc hội (2014), Luật tổ chức TAND năm 2014, ngày 24/11/2014;
[73] Quốc hội (2014), Luật tổ chức VKSND năm 2014, ngày 24/11/2014;
[74] Quốc hội (2014), Luật nhà ở năm 2014, ngày 25/11/2014;
[75] Quốc hội (2014), Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, ngày
25/11/2014;
[76] Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án
dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;
[77] Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự 2015, ngày 24/11/2015;
[78] Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự 2015, ngày 24/11/2015;
[79] Quốc hội (2015), Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 về việc
thi hành Bộ luật tố tụng dân sự;
[80] Quốc hội (2015), Luật tố tụng hành chính năm 2015, ngày 25/11/2015;
[81] Quốc hội (2017), Luật quy hoạch năm 2017, ngày 24/11/2017;

18


[82] Quốc hội (2018), Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội
sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;
[83] Quốc hội (2019), Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14 ngày 13/6/2019;
[84] Quốc hội (2019), Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019;
[85] Quốc hội (2019), Bộ luật lao động năm 2019, ngày 20/11/2019;
[86] Quốc hội (2019), Luật số 52/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, ngày 25/11/2019;
[87] Quốc hội (2020), Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020, ngày
16/6/2020;
[88] Quốc hội (2020), Luật doanh nghiệp năm 2020, ngày 17/6/2020;
[89] Quốc hội (2020), Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;
[90] TAND tối cao (2016), Công văn số 57/TANDTC-TH ngày 03/6/2016 của
TANDTC về việc triển khai nối mạng trực tuyến phiên tòa;
[91] TAND tối cao (2017), Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về ban hành Quy định xử lý trách nhiệm
người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân gắn với trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra công chức, người lao động thuộc quyền quản lý
trực tiếp của mình có hành vi vi phạm;
[92] TAND tối cao (2017), Chỉ thị số 04/2017/CT-CA ngày 03/10/2017 của
TANDTC về việc tăng cường cơng tác hịa giải tại TAND;
[93] TAND tối cao (2018), Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC, ngày 05/01/2018
của TANDTC giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ;
[94] TAND tối cao (2019), Chỉ thị số 03/2019/CT-CA của TANDTC về việc
nâng cao chất lượng áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố
tụng dân sự;
[95] TAND tối cao (2020), Thông tư số 01/2020/TT-TANDTC ngày18/6/2020
của TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân;
[96] TAND tối cao (2020), Chỉ thị số 05/2020/CT-CA ngày 28/7/2020 của
TANDTC về tăng cường kỷ cương, kỷ luật cơng vụ trong các Tịa án nhân dân;

19


[97] TAND tối cao (2020), Công văn số 105/TANDTC-PC ngày 03/8/2020
của TANDTC về việc đánh giá thực tiễn thi hành Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP

và số 02/2004/NQ-HĐTP;
[98] Thủ tướng Chính phủ (2019), Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 về
việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà
cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc;
[99]

Ủy

ban

Thường

vụ

Quốc

hội

(2016),

Nghị

quyết

số

1213/2016/UBTVQH13 ngày 13/6/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đồn Hội thẩm nhân dân;
[100] Văn phịng Quốc hội (2017), Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2017,
số 09/VBHN-VPQH, ngày 12/12/2017;

[101] Văn phòng Quốc hội (2018), Luật xây dựng năm 2018, số 48/VBHNVPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018;
[102] Văn phòng Quốc hội (2019), Luật nhà ở năm 2019, số 09/VBHNVPQH, ngày 04/7/2019;
[103] Văn phòng Quốc hội (2020), Bộ luật tố tụng dân sự số 08/VBHNVPQH, ngày 15 tháng 7 năm 2020;
 [104] Viện KSND tối cao (2019), Quyết định số 201/QĐ-VKSTC, ngày
20/5/2019 của Viện KSND tối cao về việc Ban hành Quy định về quy trình tiếp nhận,
phân loại, thụ lý, xử lý và giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của
Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
[105] Viện KSND tối cao (2019), Quyết định số 399/QĐ-VKSTC ngày
06/9/2019 của Viện KSND tối cao ban hành quy định về quy trình, kỹ năng kiểm sát
bản án, quyết định giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án;
[106] Viện KSND tối cao (2019), Quyết định số 458/QĐ-VKSTC, ngày
24/10/2019 của Viện KSND tối cao Ban hành Quy định về hướng dẫn hoạt động của
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm;
[107] Viện KSND tối cao (2019), Hướng dẫn số 33/HD-VKSTC ngày
17/10/2019 của Viện KSND tối cao phát hiện vi phạm của bản án, quyết định sơ
thẩm giải quyết các vụ, việc dân sự, thực hiện thẩm quyền kháng nghị ngang cấp
theo thủ tục phúc thẩm nhằm giảm tỷ lệ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm

20


bị Tịa án cấp phúc thẩm hủy có trách nhiệm của VKS ngang cấp; đồng thời nâng
cao tỷ lệ, chất lượng kháng nghị phúc thẩm của VKS ngang cấp;

D. Báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật của địa phương
[108] Ban Chấp hành Đảng bộ TAND tỉnh (2020), Báo kết quả Đại hội Đảng
bộ Tịa án nhân dân tỉnh Bình Dương lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020 – 2025);
[109] HĐND tỉnh Bình Dương (2019), Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND
ngày 15/12/2017 của của HĐND tỉnh Quy định chế độ bồi dưỡng đối với người
làm nhiê ̣m vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa

bàn tỉnh Bình Dương;
[110] HĐND tỉnh Bình Dương (2019) Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày
31/7/2019 của HĐND tỉnh về kết quả giám sát của HĐND tỉnh về thực hiện Kế
hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh;
[111] TAND tỉnh Bình Dương (2020), Báo cáo tổng kết cơng tác năm 2018
đến 2020 của Tịa án nhân dân 2 cấp tỉnh Bình Dương;
[112] TAND tỉnh Bình Dương (2020), Tình hình hoạt động của Tịa án nhân
dân 2 cấp tỉnh Bình Dương năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021;
[113] UBND tỉnh Bình Dương (2019), Quyết định sớ 2809/QĐ-UBND
ngày 27/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Ban hành Quy chế phối hợp
giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm
Hành chính cơng tỉnh;
[114] UBND tỉnh Bình Dương (2020), Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày
22/01/2020 của UBND tỉnh Bình Dương Ban hành Kế hoạch cải cách, kiểm sốt thủ
tục hành chính; công nghệ thông tin và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trong giải quyết thủ tục hành chính năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN LUẬN VĂN
TT
01
02

03
04

Nội dung công việc
Học viên đăng ký tên đề tài luận văn (dự kiến) và đề
xuất người hướng dẫn khoa học
Học viên nhận thư mời người hướng dẫn khoa học và
liên hệ người hướng dẫn, viết đề cương luận văn theo
mẫu

Nộp đề cương luận văn
Tổ chức Hội đồng xét duyệt đề cương luận văn thạc sỹ
21

Thời gian thực hiện
Hết ngày 09/12/2020
21/12/2020 đến 20/01/2020

30/01/2021
26-27/02/2021


05

06
07

Nộp 01 bản đề cương hoàn chỉnh (đã chỉnh sửa theo ý 23/03/2021
kiến đóng góp của Hội đồng xét duyệt), bản tường trình
chỉnh sửa đề cương về Viện phát triển nguồn lực
Học viên thực hiện luận văn thạc sỹ
29/03/2021 đến 28/9/2021
Nộp đơn đăng ký bảo vệ và hồ sơ bảo vệ luận văn
Tháng 09/2021

Trà Vinh , Ngày….. tháng ….năm
2020 Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
HỌC VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)


Ý KIẾN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN

22



×