Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

LUẬN văn khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và vận dụng xem xét công cuộc đổi mới kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.07 KB, 19 trang )











LUẬN VĂN:
Khoa học trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp và vận dụng xem xét
công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam




Lời mở đầu

Trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội đất nước, vấn đề đổi mới được đặt ra như
một yêu cầu vô cùng cấp thiết đối với nền kinh tế Việt Nam. Công cuộc đổi mới kinh tế
của chúng ta thực sự bắt đầu diễn ra từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Trước
đó, nền kinh tế nước ta còn mang nặng tính tự cung, tự cấp và mặc dù đã có nhiều nỗ lực
trong xây dựng và phát triển kinh tế, nhà nước đã đầu tư lớn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh
tế vẫn chậm, thậm chí có xu hướng giảm sút và bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Đứng trước thực trạng đó, chúng ta chỉ còn một cách lựa chọn duy nhất là cải cách,
mở cửa nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Sau gần
20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ban đầu rất quan trọng, góp phần
quyết định vào việc đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng và đạt mức tăng trưởng cao.Đây
là cơ sở để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới trong thời gian tới Đại hội đại biểu lần thứ IX của


Đảng đã xác định : “ Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 : Đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại ’’.Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước,Việt Nam đã có
những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế với tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá cao. Đặc biệt, từ một nước phải nhập khẩu lương thực nay chúng ta đã
đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp do chịu ảnh hưởng của chiến tranh và nền kinh
tế tự cung, tự cấp đã tồn tại trong thời gian dài nên khoảng cách về kinh tế giữa Việt Nam
và các nước trên thế giới còn rất lớn. Xuất phát từ thực tế đó Đảng ta đã xác định: “Đẩy
mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp ưu tiên
phát triển lực lượng sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa’’.Đảng và Nhà
nước ta cũng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của công cuộc đổi mới kinh tế và vai
trò,vị trí của khoa học, công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và đã coi khoa học và công nghệ là một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới,ổn định

và phát triển kinh tế.Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Khoa học trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp và vận dụng xem xét công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam”.

1.Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
1.1 Quan niệm về khoa học:
Trong lịch sử phát trển tư duy của nhân loại có rất nhiều các quan niệm khác nhau
về khoa học,một mặt nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mặt khác phụ thuộc
vào trình độ.Xét về phương diện xã hội,khoa học là một hiện của đời sống xã hội có nhiều
mặt,trong đó biẻu hiện sự thống nhất giữa những yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần.Về
phương diện triết học khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt.Đặc biệt bởi khoa
học không chỉ phản ánh tồn tại xã hội,phụ thuộc vào tồn tại xã hội,những chân lí của nó
được thực tiễn xã hội kiểm kiệm, mà khoa học còn là kết quả của quá trình sáng tạo
lôgic,của trực giác thiên tài. Còn bởi vì, khoa học(cùng với công nghệ) là những yếu tố
ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng sản xuất, quyết định trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất nói riêng, của phương thức sản xuất và của xã hội nói
chung.Về phương diện nhận thức khoa học là giai đoạn cao của nhận thức-giai đoạn nhận
thức lí luận.
Hình thức biểu hiện chủ yếu của tri thức khoa học là phạm trù, định luật, quy định.
Nhờ tri thức khoa học, ngày càng làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản
thân mình.
1.2-Lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất biểu hiện quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá
trình sản xuất.Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của
loài người. Đó là kết quả của năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tác động vào
tự nhiên tạo ra của cải vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Như
vậy, lực lương sản xuất là tất cả những lực lượng vật chất và những tri thức, kinh nghiệm
được sử dụng vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Lực lượng sản
xuất bao gồm:


- Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động biết sử
dụng tư liệu sản xuất dể tạo ra của cải vật chất.
- Tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ lao động.Tư liệu sản
xuất bao gồm : Đối tượng lao động và tư liệu lao động.Đối tượng lao động là bộ
phận của giới tự nhiên được đưa vào trong sản xuất như:đất canh tác, nước. Ngoài ra
còn có đối tượng không có sẵn trong tự nhiên mà con người sáng tạo ra.Tư liệu lao
động là những vật thể mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động nhằm
tạo ra những tư liệu sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu con người.
Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn.
Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất
phát triển. Ngày nay khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của
nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành “lực lượng sản xuất trực
tiếp’’.Những phát minh khoa học trở thành xuất phát ra đời những ngành sản xuất mới,
nguyên liệu mới, năng lượng mới.Sự thâm nhập ngày càng sâu của khoa học và sản xuất đã

làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại.Có thể nói:khoa họcvà công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực
lượng sản xuất hiện đại.
1.3-Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nền sản xuất hiện
đại:
1.3.1-Một số các quan điểm khác nhau về vấn đề- Khoa học trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp:
Trong thời đại ngày nay, những bước tiến kì diệu và những thành tựu to lớn của
khoa học và công nghệ tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người. Lực lượng
sản xuất và năng suất lao động tăng nhanh, cơ cấu kinh tế của các quốc gia và kinh tế thế
giới chuyển biển mạnh ảnh hượng đến các quan hệ xã hội và quốc tế. Vai trò then chốt của
khoa học công nghệ trong thời đại mới không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên về luận điểm “
khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” còn có nhiều ý kiến khác nhau:

Có ý kiến cho rằng : “ Khoa học là yếu tố tinh thần , không phải là lực lượng sản
xuất trực tiếp. Chỉ có sự ứng dụng của khoa học của con người mới có thể tác động lên lực
lượng sản xuất trực tiếp để làm cho nó phát triển”. Cũng vẫn theo quan điểm này thì:
- Các ngành khoa học tự nhiên là những ngành sản xuất trí óc, cũng có nghĩa
khoa học thuộc lĩnh vực tinh thần.
- Khoa học muốn tác động được vào tư liệu sản xuất ( thuộc lĩnh vực sản xuất
trực tiếp) và làm cho giá trị của nó giảm xuống, phải thông qua sự ứng dụng của
khoa học( tức là thông qua hoạt động của con người).
Một ý kiến khác đồng quan điểm với ý kiến trên cho rằng: “ Khoa học một hình thái
ý thức xã hội thuộc lĩnh vực tinh thần không bao giờ có thể trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp vì lực lượng sản xuất chỉ bao gồm các yếu tốvà do đó nó càng không thể trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp”.
Trong các tác phẩm của C.Mác và Ăngghen đã được dịch ra tiếng việt, các ông đã
khẳng định rằng tri thức (khoa học) đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cụ thể trong
Phê phán khoa kinh tế chính trị , bản sơ thảo đầu tiên của bộ Tư bản, C.Mac đã nhấn mạnh
: “sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội đã chuyển hoá đến mức

độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp do đó nó cũng là chỉ số cho thấy những điều kiện
của chính quá trình sống của xã hội đã phục tùng đến mức độ nào sự kiểm soát của trí tuệ
phổ biếnvà đã được cải tạo đến mức độ nào không những dưới hình thức tri thức, mà cả
như những cơ quan thực hành xã hội trực tiếp , những cơ quan trực tiếp của quá trình sống
hiện thực”.
Như vậy theo quan điểm của C.Mac tri thức ( khoa học ) đã làm cho tư bản cố định ( nhà
máy, máy móc, công cụ, được dùng trong sản xuất) chuyển hoá đến mức cực độ thì trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp.Tri thức khoa học khi được con người ứng dụng, sử dụng
trong sản xuất, được “chuyển hoá”, vật chất hoá thành máy móc công cụ sản xuất thì nó trở
thành lực lượng sản xuất.Ngày nay, khi mà quá trình ứng dụng khoa học vào sản xuất diễn
ra một cách nhanh chóng, kịp thời thì rõ ràng là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp.

1.3.2-Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp:
Khoa học được coi là sự thần diệu, là tinh hoa của quá trình sản xuất tiến trình phát
triển chung của lực lượng sản xuất.Khoa học và lực lượng sản xuất có mối quan hệ mật
thiết với nhau:Cùng với những sáng chế phát minh của mình, khoa học đang trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp.Trong thời đại ngày nay khoa học được ứng dụng, sử dụng trong
sản xuất được “chuyển hoá” vật chất hoá thành máy móc, công cụ sản xuất.
Nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có nghĩa là, sự phát triển của
khoa học đã là nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi to lớn trong sản xuất, quản lí. Điều
khiển các quá trình công nghệ tạo ra những ngành sản xuất mới, hiện đại, những lĩnh vực
kĩ thuật mũi nhọn, những phương pháp sản xuất mới, những nguồn năng lượng mới với
hàng loạt vật liệu mới nhân tạo có tác dụng vô cùng to lớn, nhiều mặt mà các cuộc cách
mạng khoa học và kĩ thuật ở thế kỉ trước không thể có được.Có thể nói chưa bao giờ khoa
học được vật hoá, kết tinh, thâm nhập vào các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất nhanh và có hiệu quả như ngaỳ nay.Khoa học không còn là yếu tố lí thuyết đứng
ngoài qua trình sản xuất vật chất như là nhân tố “xúc tác” mà trở thành mặt bên trong của
hệ thống sản xuất vật chất.Điều này không chỉ đúng với khoa học tự nhiên mà còn đúng
với cả khoa học xã hội.

1.3.3-Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp được biểu hiện dưới nhiều
hình thức:
Trước hết, tri thức khoa học được vật thể hoá thành các công cụ, máy móc tinh vi,
hiện đại như các loại máy vi tính, siêu vi tính, các loai máy công nghệ tự động hoá, các thế
hệ người máy(robot); tạo ra các loại công nghệ mới như công nghệ thông tin, sinh học.
Điều này không chỉ mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn mà còn góp
phần quan trọng vào việc tiết kiệm nguyên liệu, tạo ra các loại vật liệu mới không có sẵn
trong tự nhiên: giảm thời gian lao động phải chi phí cho một đơn vị sản xuất.Thực tế ở các
nước công nghiệp phát triển đã cho thấy rằng, tri thức khoa học ngày càng chiếm một hàm
lượng cao trong giá trị sản xuất, nguồn lợi do khoa học mang lại ngày càng lớn hơn. Cụ thể
là, vào những năm đầu của thế kỉ XX, khi có một bộ phận nhỏ thế giới bước vào, công
nghiệp hoá, khi sự phát triển của khoa học chưa được gắn chặt với kĩ thuật và sản xuất, thì

lao động chân tay, tính trung bình chiếm tỉ lệ cao, tới 9/10 trong giá trị sản phẩm.Còn đến
những năm 90 khi hầu hết các nước trên thế giới đã bước vào công nghịp hoá, hiện đại hoá
thì tỉ lệ đó giảm xuống còn 1/5, trong khi đó số lượng sản phẩm tăng lên 10 lần. Với đà
phát triển như hiện nay của khoa học và công nghệ, tỉ lệ còn tiếp tục giảm mạnh, theo số dự
đoán đến năm 2010 có thể chỉ còn 1/10.
Một biểu hiện quan trọng của việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là
ở chỗ khoa học với quá khoa học cùng với quá trình giáo dục và đào tạo ra những người
lao động mới: những con người lao động trí tuệ sáng tạo, vừa có tri thức chuyên sâu một
nghành nghề, vừa có hiểu biết rộng, tầm nhìn xa, bao quát, nhạy bén, vững vàng trong nghề
nghiệp. Người lao động chính là lực lượng sản xuất mạnh mẽ nhất, to lớn nhất, là nguồn
lực của mọi nguồn lực, là động lực của mọi động lực .

2.Khoa học và công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam
2.1-Vai trò nền tảng của khoa học-công nghệ trong công cuộc đổi mới kinh tế:
2.1.1 Quan điểm của Đảng ta về vai trò của khoa học và công nghệ đối với công
cuộc đổi mới kinh tế đất nước:


Ngay từ khi bắt đầu quá trình đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm hoàn thiện
và đổi mới quan điểm, các chủ trương chính sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
“Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới coi khoa học và công nghệ là hoạt
động mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới, ổn định tình hình và phát triển kinh tế-xã hội theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, coi những người làm khoa học là đội ngũ cán bộ tin cậy, quý
báu của Đảng và Nhà nước”.
Nghị quyết của hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW(khoá VII) trong phần về chủ
trương phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2000 đã nêu rõ: “Khoa học, công nghệ là
nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ
hiện đại tranh thủ đi nhanh vào hiện đại những khâu quyết định”.
Trong báo cáo chính trị đại hội VIII Đảng ta nhấn mạnh “Khơi dậy trong dân lòng
yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài chí của người Việt Nam quyết tâm đưa nước ta ra
khỏi nghèo nàn và lạc hậu bằng khoa học và công nghệ”.Đến đại hội IX của Đảng điều này
một lần nữa lại được khẳng định ở tầm chiến lược cao hơn-đó là gắn sự phát triển của khoa
học và công nghệ với nguồn lực con người Việt Nam- một nguồn nội lực còn tầm năng và
vô cùng quan trọng, mà thiếu nó Việt Nam không thể có được sự phát triển của khoa học
công nghệ nói riêng, sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xã hội Việt Nam
một cách động lập- tự chủ, bền vững nói chung, “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh
tinh thần của người Việt Nam; coi sự phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Quan điểm và chủ trương trên đây về khoa học và công nghệ trong quá trình chuyển
từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lí của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa chính là căn cứ vào tình hình
thực tế của đất nước vừa ra khỏi chiến tranh ác liệt kéo dài và tiếp theo là gian đoạn trì trệ
khủng hoảng nhưng đã được những thành tựu quan trọng, bước đàu trong quá trình đổi

mới, cần phải tranh thủ mọi thời cơ, trong đó có thời cơ về tiếp thu khoa học và công nghệ
để tăng nhanh lực lượng sản xuất, vươn lên phía trước theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
2.1.2-Vai trò động lực của khoa học-công nghệ đối với công nghệ đổi mới kinh tế ở

Việt Nam:
Nước ta đang ở một thời kì phát triển kinh tế-công nghệ của Đại hội Đảng lần thứ
IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: “Đường lối kinh tế của Đảng ta là:Đẩy
mạnh công nghệ hoá, hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đưa nước ta trở
thành một nước công nghiệp” và còn chỉ rõ “phát triển kinh tế. Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá là nhiệm vụ trung tâm”. Bởi vì chỉ bằng con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước
ta mới có thể thoát được nghèo, lạc hậu, mới có thể hoà vào dòng thác phát triển chung của
toàn nhân loại.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW khoá VIII đã xác định rõ
“Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ”,
“Khoa học và công nghệ phải là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại
hoá”.Vai trò động lực của khoa học công nghệ được thể hiện ở những mặt sau đây:
Một là khoa học và công nghệ có trò quyết định trong quá trình trang bị và trang bị
lại công nghệ hiện đại, tiên tiến cho nền sản xuất xã hội, nói riêng, cho tất cả các nghành
kinh tế quốc dân nói chung.Đó là nhiệm vụ đầu tiên của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở nước ta hiện nay.Trên thực tế, nước ta đã tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ
nghĩa từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan, đặc biệt là chưa gắn kết được công nghiệp hoá với hiện đại hoá. Chúng ta nói
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng vẫn tiếp tục để cho lực lượng sản xuất trong
tình trạng lạc hậu, các trang thiết bị máy móc phần lớn là thủ công, thủ công bán cơ giới.
Do vậy mà cả năng suất lao động và chất lượng các sản phẩm do nền sản xuất xã hội tạo ra
cho đến nay vẫn còn rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới, do đó, không đủ sức cạnh
tranh trên thị khu vực và toàn cầu. Ngay cả những sản phẩm nông nghiệp (một thế mạnh
của ta) tạo ra như thóc gạo, cà phê, cao su, nhưng vì không nghệ sản xuất hiện đại, nên
năng suất và chất lượng đều bị hạn chế, không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng

loại do các nước khác sản xuất.Chẳng hạn, nước ta và Thái Lan đều cùng xuất khẩu gạo,
nhưng xuất khẩu gạo của nước ta bao giờ cũng bị mua với giá thấp hơn so với gạo Thái
Lan cùng chủng loại, vì nước ta chưa có công nghệ chế biến tinh xảo nên chưa làm bóng
được hạt gạo đúng yêu cầu, tỉ lệ hạt gãy còn cao.

Hai là, khoa học và công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo,
bồi dưỡng, khai thác và huy nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ-một nguồn
lực to lớn, có tính chất quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước
ta.
Bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau, chúng ta đang thực hiện quá
trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho các nghành kinh tế quốc dân. Đó có thể
là sự chuyển giao công nghệ tiên tiến đã có sẵn từ các nước phát triển về nước ta, từ đó có
thể dựa vào sử dụng ngay, như ta đã và đang làm trong một số lĩnh vực như công nghệ
thông tin, điện tử viễn thông,v.v Cũng có thể bằng con đường tự nghiên cứu, sáng những
công nghệ mới hoặc cải tiến,biến đổi, nâng cấpnhững trang thiết bị hiện có lên một trình độ
cao hơn, phù hợp hơn. Điều này đang diễn ra trong nhiều lĩnh vực sản xuất: nông nghiệp,
vật liệu xây dựng, giao thông vận tải, và cuối cùng là bằng cách kết hợp giữa nghiên cứu và
chuyển giao. Tuy nhiên, dù bằng cách thức nào đi chăng nữa, điều quan trọng và có tính
chất quyết định bậc nhất ở đây là cần phải có những con người có tri thức và năng lực đủ
để có thể khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất các trang thiết bị kĩ thuật hiện đại.Vấn
đề này chỉ có dựa trên cơ sở của một nền khoa học học và công nghệ tiên tiến mới làm
được.
Con người là chủ thể sáng tạo ra khoa học và công nghệ. Đến lượt mình, khoa học
và công nghệ trở thành phương, công cụ và đồng thời cũng là cơ sở để con người vươn lên
hoạt thiện mình về mọi mặt, đặc biệt là mặt năng lực trí tuệ.Trước hết, thông qua quá trình
giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ sẽ trang bị cho con người tri thức khoa học và
công nghệ cần thiết để cho con người có thể hiểu và sử dụng những trang thiết bị kĩ thuật,
máy móc tiên tiến hiện đại.Từ chỗ có tri thức về khoa học công nghệ con người và xã hội
Việt Nam sẽ chuyển dần từ chỗ chủ yếu là lao động cơ bắp, thủ công với những thiết bị kĩ

thuật cũ kĩ, thô sơ, lạc hậu sang lao động trí tuệ, lao động công nghiệp với những máy móc,
trang thiết bị kĩ thuật hiện đại.
2.2 Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ vào đổi mới kinh tế Việt Nam
hiện nay:
Đối với Việt Nam, khoa học và công nghệ đang giữ một vai trò cực kì quan trọng và

quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khoa học công nghệ
vừa là nền tảng, vừa là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, trong điều
kiện cụ thể của nước ta hiện nay việc ứng dụng khoa học công nghệ vào đổi mới kinh tế
nói chung hay trực tiếp vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá còn nhiều hạn chế:
Theo đánh giá của Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường trong những năm gần đây
thì, trình độ công nghệ ở nước ta nhìn chung còn thấp và lạc hậu so với khu vực và thế
giới. So với các nước công nghiệp tiên tiến nhất, công nghệ của Việt Nam lạc hậu khoảng
50 đến 100 năm. Xét về trang thiết bị kĩ thuật của nước ta so với mức tiến tiên trung bình,
lạc hậu 2-3 thế hệ, hoặc từ 5-6 thế hệ tuỳ theo từng lĩnh vực chuyên nghành.
Hệ số cơ giới hoá trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam chỉ đạt 50% so
với thế giới, tức là còn ở giai đoạn đầu của cơ giới hoá;tỉ lệ tự động hoá không đáng kể;
nhiều khâu lao động trong công nghiệp vẫn còn thủ công.Còn trong sản xuất nông nghiệp
số người tham gia rất lớn với khoảng hơn 70% lao động cả nước, với tỉ trọng áp đảo trong
nền kinh tế quốc dân, nhưng cho đến nay chủ yếu vẫn là lao động thủ công và bán cơ giới,
vẫn sử dụng phổ những công cụ thô sơ như cày, bừa, liềm, hái, cuốc, thuổng, đặc biệt ở các
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bảo thiểu số.Tuy công nghệ của ta về cơ bản còn quá lạc hậu
như vậy, nhưng hệ số đổi mới công nghệ của ta lại quá chậm chạp, trung bình hàng năm
chỉ đạt 8-10%, nghĩa là phải mất hơn một thập niên, ta mới thay đổi được một thế hệ trang
thiết bị máy móc mới.Trong khi nhiều nước trong khu vực quanh ta, tốc độ đổi mới cong
nghệ nhanh gấp đôi ta(từ 15-20%/năm).Với tốc độ đổi mới công nghệ như thế này, thì
khoảng cách công nghệ nước ta so các nước trong khu vực càng ngày càng xa hơn.Đây là
điều báo động rất đáng lo ngại.Không chỉ tốc độ đổi mới công nghệ chậm, mà cả hệ số sử
dụng các trang thiết bị máy móc ở nước ta hiện nay cũng còn rất thấp, chỉ mới đạt khoảng
25-30%.Mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm còn quá lớn(thường

gấp1,5-2 lần so với mức trung bình của thế giới), vì vậy giá thành sản phẩm cao,sức cạnh
tranh kém.
Trong một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, kinh doanh chúng ta đã có nhập những
trang thiết bị hiện đại, không thua kém gì nhiều nước trong khu vực, như trong lĩnh vực
bưu chính viễn thông, ta đã có những bước tiến khá dài so với cách đây mười năm:các loại

máy tính các thế hệ về sau này, sử dụng Intẻnet toàn cầu, điện thoại,điện báo,v.v ,một số
các máy móc sử dụng trong lĩnh vực y tế…trong khi đó Trong khi đó chúng ta vẫn còn sử
dụng rất rộng rãi, phổ biến các công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu.Đặc biệt là trong lĩnh vực
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Sự không đồng bộ, chắp vá. cũ nát của các trang thiết bị do lâu ngày không được
thay thế, đổi mới, và do cả sự nhập nội các thiết bị cũ đã bị thải từ nước ngoài trong những
năm gần đây nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí quá lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
gây ô nhiễm môi trường, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp,.v.v
Yếu tố thứ hai của công nghệ là con người-là nguồn nhân lực.Đó là những lao động
có nghề nghiệp được đào tạo khoa học kĩ thuật.Yếu tố này của công nghệ có thể coi là một
thế mạnh của ta. Chúng ta sẽ xem xét nguồn lực con người trên các bình diện:số lượng,
chất lượng và chủ yếu là chất lượng.
Về mặt số lượng:Hiện nay nước ta đứng hàng thứ 13 về quy mô dân số trong hơn
200 nước trên thế giới, đứng thứ 7 trong số 42 nước thuộc khu vực Châu á Thái Bình
Dương, thứ 2 trong khối ASEAN.
Tốc độ tăng trưởng dân số nước ta cho đến nay vẫn còn khá cao. Số người bổ xung
thêm vào lực lượng xã hội hàng năm thường vào khoảng hơn 1 triệu người , trong khi đó số
người hết tuổi lao động chỉ băng 1/3.Như vậy, tốc độ tăng dân số cũng như tốc độ tăng của
lực lượng lao động trong thời gian qua đều khá cao 2,0%- 2,3% trên năm và liên tục, lực
lượng lao động bổ xung vào đội ngũ lao động xã hội cũng rất lớn bình quân 3% / năm.
Trên thực tế thì nguồn lao động nước ta còn cao hơn nguồn lao động bổ xung hàng năm,
bởi vì số người đã ra khỏi tuổi lao động hàng năm còn rất thấp và phần lớn họ vẫn còn tiếp
tục làm việc. Đây là thuận lợi cũng là khó khăn của chúng ta.

Về mặt lí thuyết thì quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào chính là sức mạnh
của quốc gia, là yếu tố cơ bản để mở rộng và phát triển sản xuất.Tuy nhiên trong điều kiện
của nước ta hiện nay, do nguồn vốn còn hạn hẹp, công cụ sản xuất còn thô sơ, lạc hậu, khả
năng mở rộng sản xuất còn hạn chế thì nguồn lao động tăng nhanh trở thành sức ép lớn đối
với sự phát triển kinh tế-xã hội.
Về đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tính đến tháng12 năm 2000 nước ta đã có

khoảng 2 triệu công nhân kĩ thuật, trên 1.300.000 người có trình độ đại học ; trong đó tiến
sĩ khoa học là 610 người. Như vậy đã có 190 cán bộ khoa học công nghệ trên10.000 dân.
Tuy nhiên những số liệu này vẫn còn thấp so với nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đai hoá đất nước.
Xét về độ tuổi, nhìn chung lực lượng lao động ở nước ta hiện nay được xếp vào loại
trẻ. Lực lượng lao động trẻ có nhiều thuận lợi là sức khoẻ tốt, năng động, sáng tạo phù hợp
với nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong công cuộc đổi mới kinh tế
Việt Nam. Tuy nhiên, đội ngũ những người lao động kĩ thuật, những người có trình độ học
vấn cao, họ đang nắm những vị trí quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, họ đang nắm
những vị trí quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, trong các cơ quan nghiên cứu khoa học,
cũng như trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp hay các trường dạy nghề
đang bị già hoá, trong khi dội ngũ thay thế chưa phát triển kịp.
Nhìn chung nguồn nhân lực ( lực lượng lao động xã hội) ở nước ta hiện nay đông
đảo về số lượng, trẻ trung nhưng còn nhiều hạn chế về chất lượng và số người được đào tạo
trong các ngành nghề sản xuất còn thấp , lại tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, gây nên
tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động có kĩ thuật, có tay nghề cao. Với tư cách là một
yếu tố của công nghệ hiện đại, nguồn lực con người của nước ta còn hết sức dồi dào, có
tiềm năng lớn nếu biết khai thác và phát huy thì đây là một thế mạnh của nước ta trong
công cuộc đổi mới kinh tế đất nước.
2.3- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ
vào đổi mới kinh tế Việt Nam:

Công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam đã diễn ra được gần 20 năm. Trong những
năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu lớn và toàn diện. Song nhìn
chung , công nghiệp và công nghệ ở nước ta vẫn còn lạc hậu. Sự lạc hậu về trình độ công
nghệ ở Việt Námo với trình độ chung của thế giới khoảng ba, bốn thập niên, nếu so với các
nước đang phát triển thì khoảng cách đó còn xa hơn, trừ một vài lĩnh vực có áp dụng khoa
học công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện tình hình đất nước ta trong bối cảnh chung của kinh
tế thế giới, đại hội IX của Đảng ta đã xác định : “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá

của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự vừa có những
bước nhảy vọt”. Để thực hiện được điều này phải phát huy những lợi thế của đất nước tận
dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ thông tin và
công nghệ sinh học, tranh thủ ứng ngày càng nhiều hơn, ở mức độ cao hơn và sâu hơn
những thành tựu mới về khoc học và công nghệ.
Trước hết chúng ta phải tập trung đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, thay thế
và nhập khẩu lại các trang thiết bị hiện đại tiên tiến phục vụ cho sản xuất.
Là một nước còn nghèo, việc đầu tư vốn vào chuyển giao công nghệ của chúng ta
gặp rất nhiều hạn chế. Mặt khác chuyển giao công nghệ ngày nay không đơn giản chút nào.
Trong chuyển giao công nghệ , nếu chúng ta không tính toán kĩ càng, hay vì lợi ích nhỏ
nhen trước mắt của những nhóm người nào đó thì rất dễ biến nước ta thành bãi thải chứa
các công nghệ cũ kĩ, lạc hậu của các nước phát triển. Chuyển giao công nghệ là con đường
nhanh nhất có thể cho phép chúng ta nhanh chóng tiếp cận với công nghệ hiện đại trên thế
giới, nhất là công nghệ mũi nhọn. Tuy nhiên, điều đó chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta
có một chính sách chuyển giao công nghệ rõ ràng, nghiêm ngặt và đặc biệt là có được
những con người được đào tạo chuyên môn giỏi, có hiểu biết về lĩnh vực công nghệ được
chuyển giao, có tâm huyết và có trách nhiệm cao. Có như vậy chúng ta mới tránh bớt
những rủi ro, những hậu quả xấu trong quá trình chuyển giao công nghệ
Con đường bền lâu và vững chắc nhất để tiếp thu và phát triển công nghệ là con
đường dựa vào khả năng của mình hay nói theo cách thông thường là phát huy nội lực-
nguồn lực con người. Con người Việt Nam vốn giàu truyền thống nhân ái, thông minh và

có một lòng yêu nước nồng nàn. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của chúng ta đến
nay tuy so với một số nước trong khu vực và trên thế giới chúng ta chưa có nhiều, trình độ
chưa cao, song đó là một lực lượng không nhỏ, tiềm năng còn dồi dào. Nhận thức rõ được
điều này Đảng và Nước ta đã xác định để có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực
con người trước tiên phải tập trung đầu tư cho giáo dục. Coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo
là quốc sách hang đầu.
Việc giáo dục và đào tạo một cách căn bản có hệ thống trong nhà trường là vô cùng
quan trọng, việc giáo dục, đào tạo chuyên sâu, đào tạo lại trong quá trình hoạt động thực

tiễn của con người lại càng quan trọng hơn. Kiến thức mà con người thu được trong nhà
trường là những tri thức rất cơ bản, nhưng còn rất hạn chế. Thực tiễn cuộc sống hết sức đa
dạng , phong phú, sinh động bởi vậy việc đào tạo chuyên sâu, đào tạo lại cho phù hợp với
điều kiện cụ thể là nhiệm vụ thường xuyên, cần thiết. Hơn nữa, trong thơì đại ngày nay,
khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, tri thức khoa học và công nghệ thường xuyên đổi
mới, nếu các nhà chuyên môn không được đào tạo lại, đào tạo bổ xung thì họ không tránh
được lạc hậu và dễ dàng bị đào thải.
Hiện nay chúng ta có một đội ngũ trí thức khá đông đảo với gần 1 triệu người có
trình độ đại học và hàng vạn thạc sĩ, tiến sĩ.Tuy vậy việc tiếp cận và sử dụng công nghệ
mới còn nhiều hạn chế. Trong điều kiện nước ta hiện nay, muốn cho khoa học công nghệ
thật sự trở thành động lực của sự phát triển thì phải tạo được phát triển về chất của nguồn
nhân lực này băng việc huy động phát huy sức mạnh của tất cả các cấp các ngành, các
thành phần kinh tế, của toàn dân tộc và mở rộng hợp tác quốc tế.












Lời kết luận
Ngày nay, trong sự tự động hoá sản xuất, tri thức khoa học được kết tinh trong mọi
nhân tố của lượng sản xuất - trong đối tượng lao động, kĩ thuật, quá trình công nghệ và cả
trong cách thức tổ chức tương ứng của sản xuất; người lao động không còn là nhân tố thao
tác trực tiếp trong hệ thống kĩ thuật mà chủ yếu vận dụng tri thức khoa học để điều khiển,

kiểm tra quá trình sản xuất: khoa học cho phép hoàn thiện hơn các phương pháp sản xuất,
hoàn thiện quản lí kinh tế. Khoa học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Không chỉ có khoa học tự nhiên mà khoa học xã hội cũng trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp. Việc áp dụng các công trình nghiên cứu khoa học xã hội vào thực tiễn giữ
vai trò quan trọng không kém. Những công trình nghiên cứu kinh tế và xã hội học đã giúp
cho việc sử dụng vật lực và nhân lực một cách hợp lí nhất, chọn lựa những phương pháp
tiến bộ nhất trong sự phát triến sản xuất và hoàn thiện tổ chức lao động.
Sứ mệnh lịch sử của khoa học là làm cho cuộc sống và lao động con người trở nên
đỡ vất vả, tăng thêm quyền lực trí tuệ của con người đối với tự nhiên, góp phần hoàn thiện
các quan hệ xã hội, hoàn thiện nhân cách của con người và trở nên phát triển hài hoà làm
cho cuộc sống và hoạt động của con người trở nên dễ dàng hơn, đem lại hạnh phúc cho con
người. Sự thâm nhập ngày càng sâu của khoa học vào sản xuất, trở thành một yếu tố không
thể thiếu được của sản xuất đã làm cho lự lượng sản xuất có bước phát triển nhảy vọt, tạo
thành cuộc càch mạng khoa học và công nghệ hiện đại.Yếu tố trí lực trong sức lao động
đặc trưng cho lao động hiện nay không còn là kinh nghiệm và thói quen của họ mà là tri
thức khoa học. Có thể: khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất
hiện đại.



Tài liệu tham khảo

1.Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004.

2.Giáo trình Triết học Mác- Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002
3.Lê Văn Giang: “ Khoa học cơ bản thế kỉ XX đối với một số vấn đề lớn của
Triết học” , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4.Vũ Đình Cự : “ Khoa học và công nghệ lực lượng sản xuất hàng đầu”,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Tạp chí Cộng sản, số21( tháng 11 năm 2004).
6. Tạp chí hoạt động khoa học, số 2, năm 2004.
7. Tạp chí lí luận chính trị, số 3 , năm 2004.
8. Tạp chí Triết học số 8, năm 2000.
9. Tạp chí Triết học số 2, năm 2002.
10. Tạp chí Triết học số 2, năm 2003.
11. Tạp chí Triết học số 7, năm 2003.




mục lục

Trang

L
ời mở
đ
ầu

1

1.Khoa h
ọc trở thành lực l
ư
ợng sản xuất trực tiếp

3

1.1 Quan ni

ệm về khoa học.

3

1.2 L
ực l
ư
ợng sản xuất.

3

1.3 Khoa h
ọc trở t
hành lư
ợng sản xuất tr
ưc ti
ếp

4

1.3.1 M
ột số quan
đi
ểm khác nhau về vấn
đ
ề “ Khoa học trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp”.
4

1.3.2 Khoa h

ọc trở thành lực l
ư
ợng sản xuất trực tiếp.

6

1.3.3 Khoa h
ọc trở thành lực l
ư
ợng sản xuất trực tiếp
đư
ợc biểu
hiện dưới nhiều hình thức.
6

2.Khoa h
ọc và công cuộc
đ
ổi mới kinh tế ở Việt Nam.

8

2.1 Vai trò n
ền tảng và
đ
ộng lực của khoa học
-
công ngh

đ

ối

với công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
8

2.1.1 Các quan đi
ểm của
Đ
ảng ta.

8

2.1.2 Vai trò
đ
ộng lực của khoa
h
ọc
-

công ngh

đ
ối với công cuộc
đổi mới kinh tế.
9

2.2 Tình hình
ứng dụng khoa học



công ngh
ệ vào công cuộc
đ
ổi
mới kinh tế Việt Nam.
11

2.3 M
ột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thành tựu
của khoa học vào nền kinh tế Việt Nam.
14

L
ời kết l
u
ận

17

Tài li
ệu tham khảo

18




×