Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP lấy mẫu, cố ĐỊNH mẫu làm TIÊU bản mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.41 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN TỔ CHỨC VÀ PHÔI THAI HỌC

Tên đề tài
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, CỐ ĐỊNH MẪU
LÀM TIÊU BẢN MƠ

MỤC LỤC

HÌNH ẢNH

1


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Xét nghiệm mô bệnh học và tế bào bệnh học là nền tảng vô cùng quan trọng
trong chẩn đoán, được đánh giá là tiêu chuẩn vàng để xác định bệnh. Nó khơng chỉ
là chẩn đốn mơ bệnh học hoặc tế bào bệnh học đơn thuần, mà còn có vai trị quyết
định cho các chỉ định lâm sàng, đồng thời cung cấp các dữ liệu tiên lượng quan
trọng, giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa một
cách xác đáng nhất. Không những thế, các dữ liệu mà mẫu xét nghiệm tế bào bệnh
học và mơ bệnh học cung cấp cịn được sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc điều
trị hiện hành hoặc các thử nghiệm điều trị mới, cũng như cung cấp các thông tin
giúp theo dõi/giám sát diễn biến bệnh tật trong các chương trình sàng lọc tại cộng
đồng.
Chỉ riêng lĩnh vực ung thư, trong thời gian tới, phương pháp điều trị đích
(điều trị ung thư theo cá thể) sẽ ngày càng phát triển và chuyên ngành giải phẫu
bệnh - tế bào bệnh học với xét nghiệm mô bệnh học, hóa mơ miễn dịch và đặc biệt
là kỹ thuật lai tại chỗ sẽ là những cơng cụ hữu ích nhất cho nhà lâm sàng ung thư
trong việc chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.


2


Hầu hết các công ty chuyên về chăn nuôi luôn đặt vấn đề lấy mẫu, xét
nghiệm và đưa ra chuẩn đốn chính xác, nhanh chống kịp thời để có những biện
pháp chính xác và tránh thiệt hại kinh tế ít nhất có thể. Vì thế việc tìm hiểu về
phương pháp lấy mẫu, cố định mẫu để làm tiêu bản đi xét nghiệm mơ học rất quan
trọng, quyết định độ chính xác của xét nghiệm. Xuất phát từ những vấn đề đó em đã
chọn đề tài: “Tìm hiểu phương pháp lấy mẫu, cố định mẫu làm tiêu bản mô” làm
chủ đề cho bài tiểu luận học phần tổ chức và phôi thai học.

3


PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Giới thiệu về tiêu bản
2.1.1. Khái niệm
Tiêu bản mô học là một lát cắt mỏng các mơ hoặc cơ quan bình thường, có
chiều dày khoảng 4-6 μm và được nhuộm màu.
Kỹ thuật làm tiêu bản mô học có thể tóm tắt như sau:
1. Cố định mẫu mô: ngâm mẫu mô vào chất cố định (Formol, cồn...) một cách
nhanh chóng nhằm ngăn cản q trình tự hủy nhưng khơng làm thay đổi cấu tạo
bình thường của mơ hoặc cơ quan.
2. Khử nước mẫu mơ bằng cồn có nồng độ tăng dần.
3. Đúc khối mẫu mô bằng paraffin.
4. Cắt lát mỏng bằng máy cắt (microtome).
5. Dán các lát cắt lên phiến kính (lame).
6. Tẩy paraffin và nhuộm màu.
7. Đặt lá kính (lamelle) lên trên mẫu mơ đã nhuộm màu để bảo vệ.


Hình 2. 1 Chất nhiễm sắc
Trong kỹ thuật mô học, thường dùng kỹ thuật nhuộm 2 màu H-E
(Hematoxylin & Eosin): màu acide và màu base. Cấu trúc ưa base là cấu trúc có
chứa gốc acide (như chất nhiễm sắc, hạch nhân, ribosome, lưới nội bào hạt), bắt
màu các phẩm nhuộm kiềm như xanh methylen, hematoxylin. Cấu trúc ưa acide là
cấu trúc có chứa gốc kiềm (chủ yếu là các protein), bắt màu các phẩm nhuộm acide


như eosin. Màu acide thể hiện dưới dạng màu đỏ, hồng, cịn màu base là màu tím,
xanh.
Vì vậy, khi khảo sát tiêu bản mô học phải chú ý đến:
- Đặc điểm về hình thái như: vị trí, kích thước, cách sắp xếp, hình dạng tế bào v.v..
- Màu sắc (thay đổi tùy theo kỹ thuật nhuộm màu được áp dụng). (Mã Hồng Đức,
2011)
2.1.2. Phân loại
Tiêu bản mơ học hay tiêu bản giải phẫu bệnh: một bộ phận hay một tạng lấy
từ người chết, đuợc phẫu tích, bảo quản bằng hố chất để làm mơ hình giảng dạy,
nghiên cứu.
Tiêu bản phẫu thuật-tổn thương: các khối u, dạ dày, đoạn ruột, mảnh gan...
được cắt bỏ, dùng để xét nghiệm xác định bệnh, hoặc bảo quản làm mơ hình giảng
dạy, nghiên cứu.
Tiêu bản vi thể.
Tiêu bản cây thuốc: tiêu bản đại thể (ngâm, mẫu khơ...) và vi thể.
Tiêu

bản động

vật

thuốc:


(tiêu

bản

đại

thể



vi

thể)

( />
Hình 2. 2 Lấy tiêu bản
2.1.3. Các ứng dụng làm tiêu bản mơ học
Tìm hiểu vai trò, chức năng của các cấu trúc.
Nghiên cứu những phản ứng của tế bào, mô và cơ quan đối với những tác
động của môi trường.


Nghiên cứu, phát hiện những cấu trúc vỉ thể, siêu vi mới trong tế bào, mơ và
cơ quan
Tìm hiểu sự hoạt động và ý nghĩa chức năng của chúng
Nghiên cứu những qui luật phát triển và biệt hoá của tế bào và mơ Tìm hiểu
sự hoạt động và ý nghĩa chức năng của chúng
Nghiên cứu những quy luật phát triển và biệt hố của tế bào và mơ
Tìm hiểu sự thích nghỉ, sự tái tạo sinh lý, sự tái tạo hồi phục của chúng dưới

tác động của các yếu tổ sinh học, vật lý học và hố học. (Trịnh Bình và cs, 2004)
2.2. Phương pháp lấy mẫu mô học
Trong kỹ thuật mơ học, sự trích thủ hay cịn gọi là lấy mẫu là bước kỹ thuật
đầu tiên có mục đích lấy tế bào, mô, cơ quan ở cơ thể sống hay đã chết. Bước kỹ
thuật này có ý nghĩa rất lớn. (Trịnh Bình và cs, 2004)
2.2.1. Phương pháp thường quy
2.2.1.1. Lấy từ mô tươi
Lấy mẫu từ mô tươi tốt hơn mơ đã được cố định thường qui. Cần nhanh
chóng lấy mẫu ngay sau khi bệnh phẩm được cắt khỏi cơ thể.
Đặt bệnh phẩm lên trên một thớt nhựa cứng, sạch.
Dùng lưỡi dao cạo cắt từng lát dày l mm.

Hình 2. 3 Lấy tiêu bản mô tươi
Nhỏ nhiêu giọt dung dịch bảo quản glutaraldehyde 2,5% lên một vùng khác
của tâm thớt, đặt các lát cắt mơ lên phía trên và phủ lên trên với vải giọt dưng địch
glutaraldehyde 2, 5%.


Băm nhỏ các lát cắt thành những khối 1mm3 bằng lưỡi dao sắc và nhúng
bệnh phâm vào dung dịch glutaraldehyde 2,5% lạnh (4°C).
Lấy 5 đến 15 mảnh mô là đủ. Nếu bệnh phẩm có nhiều vùng tồn thương khác
nhau trên đại thể, cân lấy riêng và đưa đến phòng xét nghiệm hiện vi điện tư trong
những lọ nêng biệt.
Mơ có thể được giữ trong dung dịch cố định dùng cho hiển vi điện tử trong
nhiều ngày ở 4°C (không quá một tháng) trước khi được đưa đến các phòng xét
nghiệm hiện vị điện tử.
2.2.1.2. Lấy từ mô cố định thường qui
Trong mẫu mơ được cố định thường qui, thường có nhiều lỗi gây ra do cố định,
nhưng những hình thái cần nhận diện được trên kính hiển vi điện tử để chẩn đốn
vẫn cịn được bảo tồn (như các cầu liên bào, hạt chế tiết thần kinh, hạt sắc tố). Cách

tiễn hành lấy mẫu như sau:
Cắt bỏ lát mỏng 1 mm từ bờ của bệnh phẩm nơi tiếp xúc trực tiếp với dung
dịch có định.
Tiến hành như đối với mơ tươi (như trên) (Đặng Văn Dương và cộng sự,
2016)

Hình 2. 4 Cắt bỏ lát mỏng
2.2.2. Phương pháp lấy mẫu với một số mẫu đặc biệt: thần kinh, tiêu hóa…
2.2.2.1. Tử cung


Việc lấy mẫu mô để kiểm tra mất nhiều thời gian hơn và được thực hiện như
sau:
Bệnh nhân nằm trên ghế phụ khoa, bác sĩ kiểm tra ống cổ tử cung bằng máy
soi cổ tử cung để xác định khu vực bệnh lý,
Sử dụng các kỹ thuật khác nhau (sinh thiết dao mổ, laser, đốt điện), thu được
vật liệu của các mô bị ảnh hưởng. Thuốc chuẩn bị được gửi để nghiên cứu đến
phịng thí nghiệm.
Khu vực bị tổn thương của cổ tử cung được điều trị bằng một chế phẩm cầm
máu, khâu vết thương trong trường hợp chảy máu. ( />2.2.2.2. Dạ dày bị loét
Quan sát bệnh phẩm tươi.
Mở bệnh phẩm theo bờ cong lớn. Nếu ổ loét bờ cong lớn, ánh cất qua tổn
thương (hoặc mở theo bờ cong nhỏ).
Phẫu tích các nhóm hạch và cặt bỏ mạc nối lớn.
Tìm ổ lt chính và các vết lt trợt nhỏ của niêm mạc, các nốt trong thành
và dưới thanh mạc phối hợp.
Ghim dạ dày lên tắm bảng lie, cố định qua đêm bằng formol đệm trung tính
10%.

Hình 2. 5 Tiêu bản dà dày lở loét



Chụp hình để xác định vị trí cần cắt lọc. Cắt lọc bệnh phẩm xét nghiệm mơ
bệnh học:
Ổ lt: ít nhất bốn lát cắt theo vị trí 12, 3, 6,9 giờ.
Bờ cong nhỏ: 2 lát cắt ở bờ giải phẫu gần (đánh dấu diện cắt trên bằng mực
Tàu).
Bờ cong lớn: 2 lát cắt ở bờ giải phẫu gần (đánh dấu diện cắt bằng mực Tàu).
Môn vị và tá tràng: 2 lát cắt, bao gồm diện cắt dưới.
Các tổn thương khác, nếu có.
Hạch: tồn bộ hạch tìm được. (Đặng Văn Dương và cs, 2016)
2.2.2.3. Thần kinh ngoại biên
Khảo sát và cắt lọc loại bệnh phẩm này nên được thực hiện tại giường bệnh
hoặc ngay sau khi nhận bệnh phẩm ở khoa giải phẫu bệnh. Chú ý tránh làm kéo
căng hoặc dập nát.
Đo chiều dài và đường kính (sinh thiết thần kinh thường từ 3-6cm).
Để vùi nến, cắt 1 đoạn dài 2 - 4 mm cố định trong B5, sau đó lại cố định
trong formol đệm trung tính 10%, phân chia bệnh phẩm để có đủ đoạn cắt ngang và
cắt dọc.

Hình 2. 6 Lấy tiêu bản mô thần kinh
Để làm “cắt mỏng” và làm xét nghiệm hiển vi điện tử, cố định 1 đoạn trong
glutaraldehyde 2,5M ở pH 7,4. Sau khi cố định 2 giờ, đặt sợi thần kinh dưới kính
hiển vi và cắt lọc thành nhiều đoạn 3-4 mm. Đặt 4 -5 mẫu này vào khối (block) lớn,
các đoạn khác cắt theo chiều dọc. Cắt 20 - 30 mẫu, mỗi mẫu có 2 - 3 bó. Để làm xét
nghiệm hiển vi điện tử, nên cắt các mẫu 1-3 mm3 .


Để chuẩn bị tách từng sợi thần kinh, cắt lọc (cắt lọc bệnh phẩm làm xét
nghiệm mô bệnh học là cắt 1 lát ngang và 1 lát dọc để vùi nến). các đoạn thần kinh

dài 1 - 2cm ngay sau khi sinh thiết, cố định trong formol đệm trung tính 10%, sau
đó cố định trong 0504 trong dung dịch đệm Millonig ở pH 7,4 trong 3 - 5 giờ với
nhiệt độ phịng, sau đó qua glycerin, để lưu trữ cho đến lúc quan sát.
Nếu có chỉ định, dùng 1 mẫu nhỏ sợi thần kinh tươi để nghiên cứu sinh hóa, nhuộm
lipid và làm kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang. (Đặng Văn Dương và cs, 2016)
2.2.3. Lưu ý khi lấy mẫu
Việc lấy mẫu bệnh phẩm vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng mẫu
bệnh phẩm trong xét nghiệm giải phẫu bệnh - tế bào, ảnh hưởng rất nhiều tới kết
quả chẩn đốn. Dù là mẫu tế bào, mẫu dịch hay mơ nào, khi thực hiện lấy mẫu cần
đảm bảo 2 yếu tố: lấy trúng và lấy đủ.
Lấy trúng: lấy đúng vùng tổn thương.
Lấy đủ: lấy đủ
Đối với mẫu tế bào: số lượng tế bào càng nhiều càng tốt. Bệnh phẩm sau khi
lấy ra được dàn lên lam kính. Lưu ý khi dàn tế bào trên lam kính cần dàn mỏng và
đều, không dàn mạnh tay làm dập nát và biến dạng tế bào.
Đối với mẫu dịch các khoang cơ thể (màng phổi, màng bụng, màng tim): tối
thiểu 10ml trở lên.
Đối với mẫu mô sinh thiết: lấy càng nhiều mảnh càng tốt tùy theo kích thước
khối u, nên lấy được cả vùng mô lành và mô u.
Bệnh phẩm tế bào cổ tử cung, âm đạo: không lấy bệnh phẩm lúc đang kỳ
kinh; Khơng quan hệ tình dục trước khi đến khám ít nhất 3 ngày; Khơng thụt rửa
sâu âm đạo trong vịng 24 giờ; Khơng đặt thuốc âm đạo trong vịng 7 ngày trước khi


đến khám; Cần lấy trước khi làm các thử nghiệm khác như: nghiệm pháp Lugol,
acid acetic...( />Miếng mô hay cơ quan phải tươi, tốt nhất sau khi giết súc vật phải lấy ngay,
nếu ở người thì phải lấy khi làm phẫu thuật, nếu lấy ở tử thi thì phải lấy trước 6 giờ
sau khi chết, trừ khi cần nghiên cứu để xác định bệnh và nguyên nhân chết.
Động tác khi trích thủ phải nhẹ nhàng, tránh đụng chạm mạnh dễ gây những
biến đổi do tác nhân cơ học.

Không dùng kẹp phẫu tích kẹp vào vùng cần nghiên cứu. Khơng bóp mạnh
và không rửa miếng mô.
Khi cắt phải dùng dao sắc và cắt theo một hướng.
Trích thủ xong phải cố định ngay, tránh hiện tương hoại tứ sau khi chết của
tế bào. (Trịnh Bình và cs, 2004)
2.3. Cố định mẫu
2.3.1. Mục tiêu cố định mẫu
Cố định là thủ thuật làm chết tế bào nhưng vẫn giữ chúng trong tình trạng
giống như khi chúng còn sống.
Mục tiêu làm cho tế bào giữ nguyên được hình đáng, khơng bị chuyển dịch,
giữ được hồn tồn giống như khi sống tất cả những thành phần tạo ra chúng, đồng
thời không làm xuất hiện những chỉ tiết mới trong tế bào mà bình thường khi sống
nó khơng có.
Cố định ngăn sự “hoại tử sau chết”. (Trịnh Bình và cs, 2004)


Hình 2. 7 Cố định mẫu mơ
2.3.2. Phương pháp vật lý
Các phương pháp vật lý bao gồm nhiệt, vi sóng và bảo quản lạnh (đông khô).
Cố định bằng nhiệt hiếm khi được sử dụng trên mẫu mô, sự ứng dụng của nó
chỉ hạn chế với phiến tiêu bản mẫu vi khuẩn (smear). Tuy nhiên, cố định bằng vi
sóng, có thể được coi là một hình thức cố định nhiệt, hiện nay được sử dụng rộng
rãi và thường quy trong phòng thí nghiệm.
Bảo quản lạnh (Cryo-preservation), ln ở dạng đơng khơ có một số ứng
dụng trong hóa mơ nhưng khơng ln được áp dụng cho mẫu mơ chẩn đốn.
mơ , chất nền ngoại bào , các cơ quan hoặc bất kỳ cấu trúc sinh học nào khác dễ bị
hư hỏng do động học hóa học khơng được kiểm sốt được bảo quản bằng cách làm
lạnh đến nhiệt độ rất thấp (thường là -80 ° C sử dụng carbon dioxide rắn hoặc -196
° C sử dụng nitơ lỏng ). Ở nhiệt độ đủ thấp, bất kỳ enzym nàohoặc hoạt động hóa
học có thể gây hư hỏng vật liệu sinh học được đề cập sẽ bị dừng lại một cách hiệu

quả. ( />
Hình 2. 8 Ký thuật lấy mẫu


2.3.3. Phương pháp hóa học
2.3.3.1. Phương pháp thường quy
CỐ ĐỊNH BỆNH PHẨM BẰNG FORMOL ĐỆM TRUNG TÍNH
Pha dung dịch formol đệm trung tính 10% :
+ Formaldehit 37-40% 100ml
+ Nước cất 2 lần 900ml
+ Sodium phosphat monobasic (NaH2PO4) 4gram
+ Sodium phosphate dibasic anhydrous (NaH2PO4 khan) 6,5gram
Các bước thực hiện :
Pha bệnh phẩm thành các mẫu nhỏ, dày 5mm có thể để vừa trong khuôn
nhựa chuyển bệnh phẩm.
Thả ngay bệnh phẩm tươi vừa pha vào trong lọ đã có dung dịch formol đệm
trung tính 10%, khơng để bệnh phẩm dính vào thành lọ. Lượng dung dịch cố định
phải nhiều gấp 20-30 lần thể tích bệnh phẩm.
Thời gian cố định 4- 12 giờ tuỳ theo mảnh bệnh phẩm to hay nhỏ nhưng
không dưới 4 giờ hay nhiều hơn 12 giờ. (BS. Đặng Văn Dương và cộng sự, 2016)
CỐ ĐỊNH BỆNH PHẨM BẰNG DUNG DỊCH GENDRE
Pha dung dịch Gendre:
+ Cồn 95 độ bão hoà acid picric 80ml
+ Formandehit 37-40% 15ml
+ Acid axetic lạnh nguyên chất 5ml
Các bước thực hiện
Phẫu tích bệnh phẩm thành các mẫu nhỏ, dày 5mm có thể để vừa trong
khn nhựa chuyển bệnh phẩm.
Thả ngay bệnh phẩm tươi vừa pha vào trong lọ đã có dung dịch Gendre,
khơng để bệnh phẩm dính vào thành lọ. Lượng dung dịch cố định phải nhiều gấp

20-30 lần thể tích bệnh phẩm.
Thời gian cố định 4 giờ. (Đặng Văn Dương và cộng sự, 2016)
CỐ ĐỊNH BỆNH PHẨM BẰNG DUNG DỊCH ELFTMAN


Pha dung dịch Elftman:
+ Chlorid thuỷ ngân 5g
+ Dichromat Kali (K2Cr2O7) 2,5g
Nước cất 100ml Dung dịch pha để trên 3 ngày ở nhiệt độ phòng rồi mới sử
dụng.
Các bước thực hiện
Pha bệnh phẩm thành các mẫu nhỏ, dày 5mm có thể để vừa trong khuôn
nhựa chuyển bệnh phẩm.
Thả ngay bệnh phẩm tươi vừa pha vào trong lọ đã có dung dịch Elftman,
khơng để bệnh phẩm dính vào thành lọ. Lượng dung dịch cố định phải nhiều gấp
20-30 lần thể tích bệnh phẩm.
Thời gian cố định 4 - 12 giờ tuỳ theo mảnh bệnh phẩm to hay nhỏ, nhưng
không dưới 4 giờ hay nhiều hơn 12 giờ. (Đặng Văn Dương và cộng sự, 2016)
2.3.3.2. Các phương pháp đặc biệt
KHỬ CALCI CÁC BỆNH PHẨM XƯƠNG
Pha dung dịch khử calci với fomandehit - acid nitric (xương cứng, giàu calci)
+ Formandehit 37-40% 10ml
+ Nước cất 80ml
+ HNO3 đậm đặc 10ml
Pha dung dịch khử calci với HCl (xương có độ cứng trung bình, thời gian
khử từ 2-3 ngày).
+ Acid formic nguyên chất 4ml
+ HCl 4ml
+ Nước cất vừa đủ 100ml
+ Dung dịch khử xương EDTA đối với xương mềm, tủy xương. 

+ EDTA 5,5g
+ Nước cất 90ml
+ Formandehit 10ml


Hình 2. 9 Cho mơ vào hố chất
Các bước thực hiện
Xương đã được cố định trong formol đệm trung tính 10% trong 12-24 giờ
trước khi cắt.
Dùng cưa nhỏ, răng sắc, cắt xương thành các mảnh có kích thước 5mm.
Thả các mảnh bệnh phẩm xương vừa cắt vào trong lọ đã có dung dịch khử
calci, thay dung dịch khử hàng ngày.
Kiểm tra mỗi ngày bằng cách đặt miếng xương đã khử lên thớt lie, dùng kim
có đầu nhỏ và nhọn xuyên qua xương, nếu xuyên qua dễ dàng thì việc khử đã hoàn
thành.
Sau khi khử xương xong, phải rửa kỹ bệnh phẩm trong nước 24 giờ để loại
acid.
Cố định bệnh phẩm xương đã khử trong formol đệm trung tính 10% từ 10-24
giờ trước khi thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình làm tiêu bản mơ bệnh
học. (Đặng Văn Dương và cs, 2016)
2.3.4. Các lưu ý khi thực hiện cố định mẫu
Mọi bệnh phẩm cần cố định ngay khi lấy ra khỏi cơ thể.
Chọn thuốc cố định phù hợp với từng loại mô
Với phiến đồ tế bào bệnh học, cần thao tác đúng khi trải/đàn mẫu bệnh phẩm
trên phiến kính, sau đó, sử dụng dung dịch cồn/ete với tỷ lệ 1/1 để cố định.
( />

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Xét nghiệm mơ học khơng chỉ chẩn đốn mơ bệnh học hoặc tế bào bệnh học

đơn thuần, mà cịn có vai trị quyết định cho các chỉ định lâm sàng, đồng thời cung
cấp các dữ liệu tiên lượng quan trọng, giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị
nội khoa hoặc ngoại khoa một cách xác đáng nhất. Dữ liệu mà mẫu xét nghiệm tế
bào bệnh học và mô bệnh học cung cấp còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả của
việc điều trị hiện hành hoặc các thử nghiệm điều trị mới, cũng như cung cấp các
thông tin giúp theo dõi/giám sát diễn biến bệnh tật trong các chương trình sàng lọc
tại cộng đồng.
Chỉ riêng lĩnh vực ung thư, trong thời gian tới, phương pháp điều trị đích sẽ
ngày càng phát triển và chuyên ngành giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học với xét
nghiệm mơ bệnh học, hóa mơ miễn dịch và đặc biệt là kỹ thuật lai tại chỗ sẽ là
những cơng cụ hữu ích nhất cho nhà lâm sàng ung thư trong việc chẩn đoán, điều trị
và tiên lượng bệnh. Vì để có một xét nghiệm chính xác nhất mà việc lấy mẫu và cố
định mẫu là rất quang trọng.
Phương pháp lấy mẫu thường quy thường được sử dụng nhất là lấy mẫu mô
tươi, những cách láy khác như lấy mẫu những mơ đặc biệt thì ít được sử dụng vì cần
kĩ thuật cao. Có nhiều phương pháp cố định, trong đó cố định bằng dung dịch


formol đệm trung tính được sử dụng rộng nhiều vì dễ sử dụng, giá thành rẻ và
nguyên liệu dễ tìm khơng địi hỏi người làm có kĩ thuật cao.
3.2. Kiến nghị
Nghiên cứu và tìm hiểu nhiều phương pháp lấy mẫu hiện đại.
Tìm nhiều tài liệu về mơ học.
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Rèn luyện kỹ năng trong việc lấy mẫu và cố định mẫu.
Hiểu chuyên sâu về tiểu bản mô học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.
1.


Tài liều tiếng việt

BS. Đặng Văn Dương và cs (2016), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên
ngành giải phẫu bệnh, tế bào học, NXB Y học, Hà Nội.

2.

Mã Hồng Đức (2011), Giáo trình sách thực tập mô học y2, NXB Đại học y
khoa Phạm Ngọc Thạch.

3.

PGS.TS.Trịnh Bình và cs (2004), Giáo trình mơ học, NXB y học, Hà Nội.
II.

Các trang web

4.

/>
5.

/>
6.

/>
7.

/>
8.


/>


×