Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đổi mới chương trình đào tạo ngành luật nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực làm việc trong các cơ quan bổ trợ tư pháp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.58 KB, 6 trang )

HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020
doi: 10.15625/vap.2020.0084

ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT
NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC LÀM VIỆC
TRONG CÁC CƠ QUAN BỔ TRỢ TƯ PHÁP
TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0
Hồng Thị Việt Anh
Trƣởng Khoa Luật, Trƣờng Đại học Sài Gịn

TĨM TẮT: Hành nghề luật đòi hỏi rất cao về kiến thức chuyên môn, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm hành nghề, trong
khi các sinh viên mới ra trƣờng hầu nhƣ rất ít khả năng đáp ứng các yêu cầu xử lý công việc do các cơ quan tƣ pháp, bổ trợ tƣ pháp
giao cho. Vấn đề đặt ra trƣớc bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đã và đang mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức
đối với sự phát triển của Việt Nam. Trong Nghị quyết Bộ Chính trị khóa XII đã nêu rõ nhiệm vụ: “Phải sớm xây dựng chiến lƣợc
tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”. Trƣớc đó, cơng tác đào tạo trong Nghị quyết 14/CP của Chính
phủ đã đặt nhiệm vụ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 cũng đã nêu rõ: “Phát triển
các chƣơng trình giáo dục đại học theo định hƣớng nghiên cứu và định hƣớng nghề nghiệp - ứng dụng … Đổi mới nội dung đào tạo,
gắn kết chặt chẽ với thực tiễn nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới”. Bài viết này thảo luận về cách thức mà các cơ
sở đào tạo luật của Việt Nam đổi mới chƣơng trình đào tạo nhằm giải quyết một cách hiệu quả nhiệm vụ trên.
Từ khóa: Đổi mới, chƣơng trình đào tạo, bổ trợ tƣ pháp.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nƣớc ta đang trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, chịu tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và các thách
thức của nghề luật cũng cần các chuyên gia pháp lý tinh thơng nghiệp vụ, có bản lĩnh, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng
đòi hỏi các cơ sở đào tạo luật phải có những đổi mới trong chƣơng trình đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra của ngành
để đáp ứng đƣợc xu thế đó.
II. NỘI DUNG
A. Nhu cầu nguồn nhân lực làm việc trong các cơ quan bổ trợ tư pháp của nước ta hiện nay
1. Đối với Chấp hành viên
Chấp hành viên là ngƣời đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của


Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung 2014. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên
trung cấp và Chấp hành viên cao cấp. Chấp hành viên do Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp bổ nhiệm và việc tuyển chọn Chấp
hành viên đƣợc thực hiện thông qua thi tuyển (Điều 17 Luật Thi Hành án Dân sự năm 2008). Chấp hành viên đóng vai
trị quan trọng trong việc tổ chức thi hành án, quyết định trực tiếp đến hiệu quả cơng tác thi hành án dân sự, góp phần
bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố niềm tin của nhân dân, vì vậy, chấp hành viên phải đáp đứng những
tiêu chuẩn nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, tƣ cácch đạo đức, ý thức trách nhiệm công vụ. Khi Chấp hành viên
không đáp đƣợc các tiêu chuẩn thì bị miễn nhiệm hoặc bị cách chức theo quy định của pháp luật.
Theo Báo cáo của Tổng cục Thi hành án dân sự về công tác tổ chức cán bộ về biên chế toàn ngành thi hành án dân sự nhƣ
sau: Toàn hệ thống Thi hảnh án dân sự đƣợc phân bổ 9.488 biên chế, giảm 169 biên chế so với năm 2017, trong đó, 175 biên
chế tại Tổng cục và 9.313 biên chế tại các cơ quan THADS địa phƣơng. Đến nay, đã thực hiện 9.359/9.488 biên chế. Tồn
quốc có 4.139 Chấp hành viên; 738 Thẩm tra viên; 1.628 Thƣ ký [4].
Hoạt động nghề nghiệp của Chấp hành viên là thi hành các bản án, quyết định chính là giai đoạn hiện thực hố các
phán quyết của Tồ án về quyền và lợi ích hợp pháp cũng nhƣ nghĩa vụ của các bên. Nghề nghiệp Chấp hành viên là
gắn với vật chất. Đó là việc trực tiếp thu tiền của bên phải thi hành án để trả cho ngƣời đƣợc thi hành án, đó là việc trực
tiếp bán tài sản của ngƣời phải thi hành án để thu tiền trả cho bên đƣợc thi hành án, do đó nghề chấp hành viên rất cần
những ngƣời yêu nghề và hiểu biết pháp luật. Năm 2018, theo báo cáo công tác của Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ
Tƣ pháp thì yêu cầu bồi thƣờng phát sinh ở khá nhiều vụ việc trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Cụ thể, 06 tháng đầu
năm 2018 toàn quốc có 32 vụ việc (năm 2017 chuyển sang là 28 vụ việc; phát sinh mới 04 vụ việc). Kết quả: 01 vụ đã
đƣợc Bộ Tài chính cấp kinh phí với số tiền 28 triệu 381 nghìn đồng, 01 vụ việc cơ quan giải quyết bồi thƣờng ra quyết
định không chấp nhận bồi thƣờng; hiện còn 30 vụ việc đang tiếp tục xem xét, giải quyết [4].
2. Đối với Công chứng viên
Công chứng là hoạt động bổ trợ tƣ pháp với mục đích là tạo niềm tin cho ngƣời dân, doanh nghiệp tham gia các quan
hệ pháp luật dân sự, kinh tế. Để công chứng viên thực sự là những “thẩm phán phòng ngừa”, ngƣời “gác cổng” cho các
hợp đồng, giao dịch, bản thân mỗi công chứng viên cần ý thức không ngừng học hỏi, trau dồi đạo đức, bản lĩnh nghề


212

ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU
NGUỒN NHÂN LỰC LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ QUAN BỔ TRỢ TƢ PHÁP TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0


nghiệp, hồn thiện kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng nghề nghiệp của mình. Với đặc thù là một nghề bổ trợ
tƣ pháp, các công chứng viên cần có kỹ năng nghề nghiệp, tuân thủ quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, để bảo
đảm tuyệt đối an toàn cho các bên khi tham gia giao dịch.
Cơng chứng viên là ngƣời có chun mơn về pháp luật, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, đƣợc Bộ trƣởng
Bộ Tƣ pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng (Điều 8 Luật Công chứng 2014). Công chứng viên cung cấp dịch vụ
công do Nhà nƣớc ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng
ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Công chứng viên là những ngƣời chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch, bản dịch, văn bản
dịch, chứng thực bản sao, chữ ký trong giấy tờ, văn bản. Công chứng viên là ngƣời nắm vững các quy định của pháp
luật có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, có kỹ năng soạn thảo văn bản nhằm thực hiện rõ ràng, đầy đủ ý nguyện
của những ngƣời yêu cầu công chứng cũng nhƣ đảm bảo các văn bản này phù hợp với các quy định của pháp luật.
Theo thống kê của Bộ Tƣ pháp, đến nay, cả nƣớc đã có 2.400 cơng chứng viên hành nghề tại hơn 1.000 tổ chức hành
nghề cơng chứng trên tồn quốc. Các tổ chức hành nghề công chứng phát triển khá mạnh mẽ ở Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố lớn khác. Thực tiễn hành nghề công chứng cụ thể trong thời gian gần đây, 06
tháng đầu năm 2018, các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng đƣợc 3.268.269 hợp đồng, giao dịch (tăng hơn
35 % so với cùng kỳ năm 2017), đóng góp cho Ngân sách nhà nƣớc hoặc nộp thuế hơn 167,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong
thời gian gần đây, số lƣợng sai sót, vi phạm của Văn phịng Cơng chứng và cơng chứng viên hành nghề tại Văn phịng
Cơng chứng có xu hƣớng tăng hơn [5].
3. Đối với Thừa phát lại
Thừa phát lại là ngƣời có chun mơn về pháp luật, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, đƣợc Bộ trƣởng Bộ
Tƣ pháp bổ nhiệm để hành nghề thừa phát lại, thực hiện các loại công việc: Tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác minh
điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án. Khi thực hiện các công việc theo thẩm quyền, pháp luật về Thừa
phát lại và có liên quan cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Thừa phát lại.
Trƣớc nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự ngày
càng cao, trong khi các công việc phát sinh này càng nhiều trong hoạt động của các cơ quan này, việc thực hiện thí
điểm chế định Thừa phát lại nhƣ tạo ra luồng gió mới và bƣớc đầu đã đƣợc sự đón nhận của quần chúng nhân dân,
thông qua các số liệu đƣợc thể hiện ở Báo cáo số 538/BC-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ, theo đó tính đến hết
ngày 30/9/2015, các Văn phịng Thừa phát lại đã tống đạt đƣợc tổng số 939.544 văn bản, thu đƣợc 69 tỷ 390 triệu 413
nghìn đồng; đã lập và đăng ký tại Sở Tƣ pháp 42.911 vi bằng, thu 58 tỷ 828 triệu 768 nghìn đồng; đã xác minh điều

kiện thi hành án 885 vụ việc, thu đƣợc 3 tỷ 234 triệu 336 nghìn đồng; đã trực tiếp tổ chức thi hành án 378 vụ việc, thu
đƣợc 4 tỷ 554 triệu 074 nghìn đồng. Theo thống kê của Cục Bổ trợ tƣ pháp, trong gần 3 năm 2016 – 2018, các văn
phòng TPL đã tống đạt hơn 1,6 triệu văn bản, lập trên 188 nghìn vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án 69 việc, trực
tiếp tổ chức thi hành án 181 việc, tổng doanh thu đạt hơn 296 tỷ đồng. Những con số ấn tƣợng này cho thấy vai trị và
những đóng góp tích cực của Thừa phát lại trong thời gian qua đối với hoạt động của Tòa án, cơ quan thi hành án dân
sự cũng nhƣ góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân trong thời gian qua. Trong đó, việc lập
vi bằng đƣợc đánh giá là lĩnh vực hoạt động thành công nhất của Văn phòng Thừa phát lại. Theo báo cáo của Sở Tƣ
pháp TP Hồ Chí Minh, tính đến tháng 11 năm 2018, tồn thành phố có 11 văn phịng thừa phát lại đang hoạt động với
tổng số 106 thừa phát lại hành nghề, 111 thƣ ký nghiệp vụ thừa phát lại và 80 nhân viên khác.
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã khẳng
định: “Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ
quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”. Trên cơ sở Nghị quyết này của Đảng, Quốc hội đã lần lƣợt
ban hành 03 Nghị quyết từng bƣớc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại từ phạm vi hẹp rồi mở rộng dần, bắt đầu
từ năm 2010 thí điểm riêng tại TP. Hồ Chí Minh, từ 01/7/2012 đến hết ngày 31/12/2015 thực hiện thí điểm nhân rộng
trên phạm vi 13 tỉnh, thành phố và kể từ ngày 01/01/2016 đã chấm dứt việc thí điểm và đây cũng là thời điểm đánh dấu
sự ra đời của một nghề mới, nghề Thừa phát lại trên phạm vi cả nƣớc [5].
4. Đối với Đấu giá viên
Đấu giá viên là ngƣời làm việc tại các tổ chức bán đấu giá tài sản, trực tiếp điều hành và thực hiện cuộc bán đấu giá
theo đúng thủ tục, trình tự do pháp luật quy định. Đấu giá viên, có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, do Bộ
trƣởng Bộ Tƣ pháp bổ nhiệm trên cơ sở đạt kết quả tham gia kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá (Điều 10 Luật
Đấu giá tài sản 2016).
Để điều hành tốt cuộc bán đấu giá thì đấu giá viên ngồi trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật, phải có trình độ chun
mơn, nghiệp vụ. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực hoạt động nghề
nghiệp nào đó. Đây là những kiến thức bắt buộc phải có đối với bất kỳ ai hoạt động nghề nghiệp trong xã hội nói chung
và hoạt động trong nghề đấu giá nói riêng khi thực hiện công việc. Kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ trong một lĩnh vực
công tác cụ thể là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của mỗi ngƣời. Bán
đấu giá tài sản là một dịch vụ trong nền kinh tế thị trƣờng, có liên quan tới rất nhiều lĩnh vực pháp luật, có tính chất
nghề nghiệp chun biệt nên địi hỏi đội ngũ đấu giá viên phải có kiến thức nghiệp vụ vững vàng. Vì vậy, để góp phần
nâng cao tính chun nghiệp và chất lƣợng của đội ngũ đấu giá viên, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đã nâng cao tiêu



Hoàng Thị Việt Anh

213

chuẩn đấu giá viên và quy định chặt chẽ về điều kiện hành nghề đấu giá so với các quy định trƣớc đây. Theo đó, tại
Điều 5, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn là cơng dân Việt Nam thƣờng
trú tại Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế và đã qua khóa đào tạo
nghề đấu giá. Đấu giá viên phải hoạt động trong một tổ chức bán đấu giá chuyện nghiệp. Trong quá trình làm việc, đấu
giá viên cần phải thƣờng xun tìm hiểu, cập nhật, tích luỹ kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ bằng cách tự học hỏi, tự
đúc rút kinh nghiệm thông qua trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ với đồng nghiệp cũng nhƣ qua thực tiễn hoạt động bán
đấu giá. Để hỗ trợ đắc lực cho hoạt động nghiệp vụ, ngồi trình độ chun mơn, đấu giá viên cần có sự hiểu biết rộng
rãi về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Ví dụ nhƣ am hiểu về thị trƣờng bất động sản; tình hình kinh tế, xã
hội của địa phƣơng nơi có bất động sản; thị trƣờng xe ơ tơ, xe máy; đặc tính của một số loại tài sản cụ thể ... Điều này
giúp ích cho đấu giá viên khi quy định bƣớc giá và lựa chọn hình thức bán đấu giá sao cho phù hợp với từng loại tài
sản.
Bên cạnh đó, để tiến hành hoạt động nghề nghiệp của mình, đấu giá viên cần đƣợc trang bị và rèn luyện những kỹ năng
cơ bản. Kỹ năng nghề nghiệp của đấu giá viên là khả năng vận dụng thành thạo và khéo léo tất cả những kiến thức và
kinh nghiệm mà mình có đƣợc vào việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất với mức chi
phí thấp nhất cả về thời gian, cơng sức và kinh tế. Để việc bán đấu giá từng loại tài sản cụ thể đạt hiệu quả, đấu giá viên
phải sử dụng tốt các kỹ năng chung kết hợp với sự hiểu biết về tính đặc thù của từng loại tài sản, quy định của pháp
luật về tài sản đó, từ đó tạo ra những kỹ năng chuyên biệt phù hợp với từng trƣờng hợp bán đấu giá. Các kỹ năng cụ thể
đem lại sự linh hoạt trong hoạt động bán đấu giá tài sản. Mặc dù pháp luật về bán đấu giá tài sản quy định thống nhất
về trình tự, thủ tục bán đấu giá nhƣng khơng thể áp dụng quy trình tuyệt đối giống nhau cho từng trƣờng hợp bán đấu
giá đối với từng loại tài sản cụ thể vì mỗi loại tài sản đều có thể sẽ chịu sự điều chỉnh của một hoặc nhiều văn bản quy
phạm pháp luật khác nhau. Nhƣ đối với trƣờng hợp bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự thì ngồi việc tn thủ các
quy định của pháp luật về bán đấu giá theo Nghị định 17/2010/NĐ-CP thì còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật
về thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân sự và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
Từ khi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, số lƣợng đấu giá viên trên cả nƣớc đã có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên chất
lƣợng chƣa đi kèm với số lƣợng. Nhiều đấu giá viên cịn có nhận thức chƣa đầy đủ về nghề đấu giá, chƣa thực sự coi

trọng đạo đức nghề nghiệp khi hành nghề. Theo Bộ Tƣ pháp, trƣớc khi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đƣợc ban hành,
pháp luật về bán đấu giá tài sản quy định tiêu chuẩn, điều kiện trở thành đấu giá viên ở nƣớc ta còn đơn giản. Ngƣời có
bằng đại học bất kỳ ngành đào tạo nào cũng có thể trở thành đấu giá viên, đồng thời pháp luật không bắt buộc ngƣời
muốn trở thành đấu giá viên phải trải qua khóa đào tạo nghề đấu giá. Tính đến ngày 01-12-2015, tổng số đấu giá viên
cả nƣớc là 1.512, trong đó bao gồm 583 ngƣời đƣợc cấp Thẻ Đấu giá viên theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐCP và 929 ngƣời đƣợc cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP [5].
5. Luật sư
Luật sƣ là một chức danh tƣ pháp độc lập, chỉ những ngƣời có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệp theo quy định
của pháp luật nhằm thực hiện việc tƣ vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá
nhân, tổ chức và nhà nƣớc trƣớc tòa án và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. Điều 2 Luật Luật sƣ sửa đổi, bổ sung
2012 quy định: Luật sƣ là ngƣời có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sƣ, thực hiện dịch
vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tiêu chuẩn luật sƣ đƣợc quy định tại Điều 10 Luật Luật sƣ nhƣ
sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có
bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm
hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư”. Lƣu ý rằng, ngƣời có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật luật
sƣ muốn đƣợc hành nghề luật sƣ phải có Chứng chỉ hành nghề luật sƣ và gia nhập một Đồn luật sƣ. Nghề luật sƣ có
ba tính chất cơ bản nhƣ sau: (1) Tính chất trợ giúp: Nói đến trợ giúp nghĩa là nói đến sự giúp đỡ, bênh vực không vụ
lợi của luật sƣ cho những ngƣời ở vào vị thế thấp kém. Những ngƣời đƣợc trợ giúp thƣờng là ngƣời bị ức hiếp, bị đối
xử bất công trái pháp luật trong xã hội hay những ngƣời nghèo, ngƣời già cô đơn, ngƣời chƣa thành niên mà khơng có
sự đùm bọc của gia đình. Do đó, tính chất này thể hiện hoạt động của nghề luật sƣ khơng chỉ là bổn phận mà cịn là
thƣớc đo lòng nhân ái và đạo đức của luật sƣ; (2) Tính chất hƣớng dẫn: Thơng thƣờng, luật sƣ thực hiện việc hƣớng
dẫn cho khách hàng hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật, để từ đó họ biết cách tháo gỡ vƣớng mắc sao cho
phù hợp với pháp lý và đạo lý, cũng nhƣ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ; (3) Tính chất phản biện: Là
những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của ngƣời khác mà mình cho là không phù hợp với pháp lý
và đạo lý. Luật sƣ lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mực để xem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định
rõ phải trái, đúng sai… từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp bảo vệ lẽ phải, loại bỏ sai trái, bảo vệ cơng lý.
Tính đến năm 2019, cả nƣớc đã có khoảng 13.900 luật sƣ, có 4.000 tổ chức hành nghề luật sƣ hoạt động trong tất cả
các lĩnh vực pháp lý thuộc phạm vi hành nghề theo quy định của pháp luật Luật sƣ, trên thực tế chỉ có khoảng chƣa tới
100 tổ chức hành nghề luật sƣ chuyên hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế, tƣ vấn cho các giao dịch có yếu tố
nƣớc ngồi vì có thể đặc thù của lĩnh vực này đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng phức tạp. Vì vậy, muốn làm nghề luật
sƣ bạn phải có kiến thức chun mơn, kỹ năng, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp, thêm nữa là tính chuyên nghiệp

trong cung cấp dịch vụ cũng rất cần thiết [7].
B. Quan điểm của Đảng và Nhà nước phải chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đổi mới phương
thức hoạt động nguồn lực


214

ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU
NGUỒN NHÂN LỰC LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ QUAN BỔ TRỢ TƢ PHÁP TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng phải chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (CMCN 4.0) đã và đang mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức đối với sự phát
triển của Việt Nam. Nghị quyết Bộ Chính trị khóa XII đã nêu rõ nhiệm vụ: “Phải sớm xây dựng chiến lược tiếp cận và
chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”. Để triển khai thực hiện chủ trƣơng này, tháng 3 năm 2017, nội
dung về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đƣợc đƣa ra thảo luận tại phiên họp Chính phủ thƣờng kỳ. Ngày
4/5/2017, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16 CT-TTg, về việc Tăng cƣờng năng lực tiếp cận cuộc Cách
mạng Công nghiệp lần thứ tƣ. Chỉ thị này đã nhận diện các thách thức, cơ hội và đƣa ra giải pháp, nhiệm vụ để Việt
Nam có thể chủ động “đi tắt, đón đầu” trong cuộc CMCN 4.0. Ngày 27/9/2019 Bộ Chính trị đã xác định rõ hơn trong
việc đề ra một số chủ trƣơng, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 trong Nghị quyết 52-NQ/TW.
Đảng xác định đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lƣợc đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống
chính trị và tồn xã hội, gắn chặt với q trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội
hàm, bản chất của cuộc CMCN 4.0 để quyết tâm đổi mới tƣ duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bƣớc đi
và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
CMCN 4.0 mang lại cả cơ hội và thách thức. Phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao năng suất
lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội thông qua nghiên cứu, chuyển
giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến của cuộc CMCN 4.0 cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội,
nhất là một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trƣởng theo tinh thần bắt kịp,
tiến cùng và vƣợt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới. Chủ động phịng ngừa, ứng phó để hạn chế các tác
động tiêu cực, bảo đảm quốc phịng, an ninh, an tồn, cơng bằng xã hội và tính bền vững của q trình phát triển đất nƣớc.
2. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cuộc cách mạng 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo cơ hội cũng nhƣ đặt ra yêu cầu tất yếu phải xây dựng nền giáo dục 4.0. Theo đó, giáo
dục trở thành một hệ sinh thái mà mọi ngƣời có thể cùng học tập mọi lúc mọi nơi với các thiết bị đƣợc kết nối. Các
trƣờng đại học phải phải tạo sản phẩm mang tính cá thể với kiến thức và năng lực đổi mới, sáng tạo riêng. Giáo dục 4.0
có sự thay đổi lớn trong mục tiêu và cách thức đào tạo, chuyển từ truyền thụ kiến thức cho số đơng sang khai phóng
tiềm năng, đồng thời trao quyền sáng tạo cho từng cá nhân. Ngƣời dạy sẽ chuyển sang vai trò mới là ngƣời thiết kế,
xúc tác, cố vấn tạo môi trƣờng học tập. Với nội dung học tập đƣợc số hóa, ngƣời học sẽ có lộ trình học tập riêng, có thể
lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu đào tạo. Hệ thống học tập số hóa cũng cung cấp phản hồi về hiệu quả học tập
cùng với các gợi ý cho các nội dung học tập tiếp theo.
C. Đổi mới chương trình đào tạo ngành luật nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong thời kỳ cách mạng 4.0
Trƣớc yêu cầu và thách thức nói trên, giáo dục đạo học nói chung và đào tạo nguồn nhân lực pháp luật nói riêng cần có
những đổi mới nhƣ sau:
Thứ nhất, hồn thiện mục tiêu và chương trình đào tạo ngành luật
Mục tiêu chung: Đào tạo nhân lực chất lƣợng, năng động sáng tạo, có tƣ duy tích cực, có khả năng thích ứng với mơi
trƣờng pháp luật áp lực cao, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và khu vực Đơng Nam Á; Đào tạo ngƣời học có phẩm chất
chính trị, đạo đức, có kiến thức cơ sở, chun môn vững vàng để thực hiện hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.
Mục tiêu cụ thể: Các mục tiêu cụ thể là sự cụ thể hoá mục tiêu chung của chƣơng trình, thể hiện những gì ngƣời học có
thể đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp. Từ mục tiêu chung đã đề ra, chƣơng trình đào tạo ngành Luật phải xác định rõ ràng về
năng lực đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp của ngƣời học nhƣ thiết kế các mơn học theo cấp độ và theo học kỳ. Ví dụ: Các
học phần đƣợc phân bổ theo các năm học (với khóa học 4 năm, chia thành 8 học kỳ). Năm thứ nhất và năm thứ hai,
chƣơng trình sẽ hƣớng đến cấp năng lực là hiểu đƣợc kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nƣớc và pháp luật; Sử dụng
pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống; Sử dụng pháp luật quốc tế, về pháp luật điều chỉnh
quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc, với các tổ chức quốc tế và với các chủ thể khác của pháp luật quốc tế để chủ động
trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế; Phân tích đƣợc các quy phạm pháp luật thuộc một trong sáu nhóm lĩnh vực
pháp luật cơ bản là pháp luật nhà nƣớc, pháp luật hành chính, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật kinh tế và
pháp luật quốc tế. Đồng thời, ngƣời học cũng hình thành nền tảng vững chắc về kiến thức giáo dục đại cƣơng, kiến
thức cơ sở ngành Luật; Sử dụng thành thạo các kỹ năng tự học, kỹ năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng nghề nghiệp
và tƣ duy sáng tạo trong lĩnh vực pháp luật; Giao tiếp hiệu quả, biết tổ chức, lãnh đạo và làm việc nhóm; Vận dụng tốt
các năng lực hình thành ý tƣởng: Lên kế hoạch thực hiện các cơng việc có liên quan đến kiến thức pháp luật nói riêng
và các lĩnh vực khác có liên quan; Có khả năng nắm bắt các nhu cầu xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đạo đức
nghề nghiệp, đề xuất các giải pháp để xây dựng chính sách và hồn thiện hệ thống pháp luật. Từ đó, nhà trƣờng cần đề

ra nội dung đào tạo thích ứng để đạt đƣợc chuẩn đầu ra của ngành.
Thứ hai, nhà trường cần có những thiết chế phù hợp để tăng cường hợp tác đào tạo với các cơ quan tư pháp, cơ quan
bổ trợ tư pháp trong hoạt động đào tạo
Nhà trƣờng cần xúc tiến các hợp đồng hợp tác hƣớng dẫn sinh viên thực tế, thực tập cụ thể hơn trong công tác đào tạo
thông qua văn bản hợp tác cụ thể, với những điều khoản mà ở đó thể hiện thêm cả vai trị cũng nhƣ trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức, công ty, văn phịng luật. Có nhƣ vậy, mới giúp ngƣời học hiểu thêm về tầm quan trọng của việc học
tập, làm nghề, xây dựng thái độ tích cực, mục tiêu rõ ràng để có hành động đúng và thiết thực hơn. Thực tiễn cho thấy,
nếu đƣợc thực tế, thực tập sớm tại các Cơng ty Luật, Văn phịng Luật sƣ, Văn phịng cơng chứng, Tịa án nhân dân,


Hoàng Thị Việt Anh

215

Viện kiểm sát nhân dân, ngƣời học sẽ thay đổi đƣợc cách học, cách tiếp cận vấn đề và hƣớng tới giải quyết tranh chấp
hợp tình, hợp lý hơn.
Thứ ba, cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy và thay đổi chất lượng kiểm tra đánh giá
Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy: Đối với Giảng viên cần phải xây dựng các modul và thiết kế bài giảng kết hợp giữa lý
thuyết và giải quyết tình huống, tạo điều kiện để ngƣời học phát huy kỹ năng làm việc nhóm và tạo sự phản biện giữa
ngƣời giảng và ngƣời học trên nguyên tắc lấy ngƣời học làm trung tâm. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung thêm các nội
dung kiểm tra, thi hết mơn, đề thi nên có các câu hỏi theo các cấp độ dánh giá năng lực ngƣời học, cấp độ hiểu, áp
dụng, phân tích, đánh giá một vấn đề về pháp luật hay trả lời các câu hỏi trong tình huống pháp luật cụ thể nhằm giúp
ngƣời học nhớ lý thuyết, rèn kỹ năng.
Thứ tư, bảo đảm khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Đào tạo ra nguồn nhân lực có năng lực tự chủ và trách nhiệm là sứ mệnh của mỗi ngành đào tạo khi đƣa ra mục tiêu
đào tạo phải phù hợp với chuẩn đầu ra ngành luật nhằm bƣớc đầu đáp ứng cho các công ty luật, văn phịng luật, cơ
quan cơng chứng, thừa phát lại, thi hành án những cử nhân có năng lực cao và đạo đức tốt bƣớc đầu có thể giải quyết
vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đƣa ra đƣợc những sáng kiến có giá trị
và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả năng thích nghi với mơi trƣờng làm việc hội nhập quốc tế; có
năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hƣởng tới định hƣớng phát triển chiến lƣợc của tập thể; có năng lực đƣa ra đƣợc

những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế
hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tƣởng mới, quy trình mới.
Thứ năm, đẩy nhanh q trình chuyển đổi số, đón đầu áp dụng cơng nghệ mới
Cần nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc và quản trị đại học, quy hoạch mạng lƣới cơ sở giáo dục đại học; bảo đảm tài
chính bền vững và tăng cƣờng tính minh bạch. Tạo sự đồng thuận của các cấp, các bộ ngành, các cơ sở đào tạo và các
bên liên quan đến giáo dục đại học. Tập trung rà soát, sửa đổi các quy định về trách nhiệm vai trò hội đồng trƣờng
trong quản trị trƣờng đại học; có cơ chế chính sách tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi, tạo khung pháp lý cho mối
quan hệ giữa trƣờng và doanh nghiệp.
Chuyển đổi số phải bảo đảm 4 yếu tố, bao gồm: Trao quyền cho giảng viên; tƣơng tác với sinh viên; tối ƣu hóa tổ chức
và đổi mới phƣơng pháp. Quá trình chuyển đổi số ở trƣờng đại học diễn ra ở cả ba giai đoạn, bao gồm: lập kế hoạch;
Xây dựng chiến lƣợc một cách độc lập và thực hiện các đổi mới sáng tạo; giám sát tác động của việc triển khai cơng
nghệ. Hiện nay, có rất nhiều cơng cụ cho chuyển đổi số nhƣ: cơng cụ hội nghị truyền hình Skype, GoToMeeting, Blue
jeans; ứng dụng đàm thoại, chia sẻ tài nguyên Microsoft Teams; ứng dụng OneNote; Stream; ứng dụng phân tích ngƣời
đọc Reader Analytics; tra từ điển Tflat; App hỗ trợ vẽ mindmap (Mindnode, Simplemind); dịch vụ trực tuyến Wolfram
Alpha; công cụ Power BI và các Hệ thống quản lý học tập Blackboard, WebCT, Desire2Learn, ANGEL, Sakai,
Moodle... Các trƣờng đại học cần áp dụng công nghệ mới, sử dụng các công cụ đa năng nhƣ máy tính, máy chiếu, bài
giảng điện tử, bảng điện tử thông minh, sách giáo khoa điện tử, nhất là các phần mềm dạy học (E-learning...). Theo đó,
việc tổ chức lớp học, giao bài tập, giới hạn thời gian, kiểm tra bài, cung cấp tài liệu, nhận phản hồi, điều chỉnh hoạt
động của sinh viên... đều đƣợc thao tác trên máy.
Thứ sáu, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về đào tạo
Hợp tác và hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho sinh viên tham gia các chƣơng trình trao đổi hoặc du học tại chỗ và đƣợc tự
do phát triển cá nhân; cho phép giảng viên học hỏi phƣơng pháp điều hành và giáo dục từ các trƣờng đại học quốc tế và
giúp đối tác hiểu về giáo dục ở Việt Nam; tạo ra các cơ hội hợp tác nghiên cứu khoa học xuyên quốc gia; cải thiện chất
lƣợng theo hƣớng tiếp cận tiêu chuẩn khu vực/quốc tế trong quản lý, đào tạo, nghiên cứu. Với tính tự chủ cao, các khoa
trong trƣờng đại học cần chủ động trong việc tổ chức các hình thức hợp tác và hội nhập quốc tế theo chiến lƣợc của trƣờng.
III. KẾT LUẬN
Đổi mới chƣơng trình đào tạo đại học cho phù hợp với thực tiễn của ngành là việc làm rất cần thiết trong thời kỳ cách
mạng cơng nghệ 4.0 hiện nay, để có thể thích nghi và đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc thực tế của các chấp hành viên,
công chứng viên, thừa phát lại, đấu giá viên, luật sƣ thì các sinh viên cần đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng thích hợp để
có thể thích ứng nhanh ngay các cơng việc khi đƣợc tuyển dụng. Trƣớc yêu cầu và thách thức nói trên, giáo dục đạo

học nói chung và đào tạo nguồn nhân lực pháp luật nói riêng cần có những đổi mới nhƣ hồn thiện mục tiêu và chƣơng
trình đào tạo ngành luật, đổi mới phƣơng pháp dạy học, nâng cao chất lƣợng kiểm tra đánh giá, bảo đảm khả năng học
tập, nâng cao trình độ sau khi ra trƣờng, tăng cƣờng hợp tác đào tạo với các cơ quan tƣ pháp, cơ quan bổ trợ tƣ pháp
trong hoạt động đào tạo, đẩy nhanh q trình chuyển đổi số, đón đầu áp dụng công nghệ mới và tăng cƣờng hơn nữa
hợp tác và hội nhập quốc tế về đào tạo./.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Chính trị, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm
2020.


216

ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU
NGUỒN NHÂN LỰC LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ QUAN BỔ TRỢ TƢ PHÁP TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0

[2] Bộ Chính trị, Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trƣơng, chính sách chủ động tham gia cuộc
cách mạng công nghệ lần thứ tƣ.
[3] Chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, cập nhật ngày 03/01/2020, />[4] Báo cáo Kết quả công tác thi hành án dân sự, hành chính 6 tháng đầu năm 2018, Tổng cục Thi hành án dân sự.
[5] Trƣờng Đại học Sài Gòn (2019), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chuẩn đầu ra chƣơng trình đào tạo ngành luật của
trƣờng Đại học Sài Gòn trong xu thế phát triển và hội nhập.
[6] Phan Thị Việt Huyền, Kỹ năng nghề nghiệp của đấu giá viên, cập nhật ngày 8/5/2020.
[7] Luật Đại Việt, Nghề luật sư ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, cập nhật ngày 8/5/2020).

INNOVATING THE LAW TRAINING TO MEET THE HUMAN
RESOURCE DEMAND IN THE JUDICAL SUPPORT DURING THE 4th
INDUSTRIAL REVOLUTION
Hoang Thi Viet Anh
ABSTRACT: Legal professional practice requires a high level of the knowledge, skills, professional practice ethics, and experience
of job candidate, whistle most of law fresh graduation are incapable to handle the job assigned in the justice and judical support
areas. The problem became more critical to every law school in front of the challenges of the fourth industrial revolution. This issue

has been addressed in the Resolution of the Politburo Term XII: “It is necessity to build the strategy to approach and actively engage
in the 4th Indusrial Revolution”. To guide for implementation, in the Resolution No.14/CP the Government has set the innovation of
the college education mission of the university for the period 2006-2020: “To develop the college education following the career
development orientation … Renovating the training, the training must attach to the scientific reaseach, tecnology development, and
career requirement of the society, meeting the demand of social-economic development for each branches, business areas and must
catching up the world level”. The article dissusing how the law training insititution to innovate their law training program to tackle
the said issue effectively.



×