Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tam giac vuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.99 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TÌNH HUỐNG Phát triển chăn nuôi giúp cho việc xóa đói gi ảm nghèo, t ạo vi ệc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người nông dân. Tuy nhiên từ việc phát triển cao độ này, đã làm phát sinh một vấn đ ề nan giải, thu hút sự quan tâm sâu sắc của xã hội đó là sự ô nhiễm môi trường từ vật nuôi. Làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hệ thống sản xuất ngành chăn nuôi ? I. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Từ xưa đến nay, nước ta vốn là nước nông nghiệp, khoảng 71,89% dân số sống tại nông thôn, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa - hiện đại hóa, nên diện tích đất canh tác dần bị thu hẹp, năng suất cây trồng khó có những đột biến nhảy vọt, vì vậy ngành chăn nuôi sẽ là hướng phát triển kinh tế hộ gia đình và được đẩy mạnh trong những năm tới; phát triển chăn nuôi giúp cho việc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người nông dân. Thông qua tình huống chúng em hiểu biết hơn về sự phát triển chăn nuôi của Việt Nam hiện nay chung và của xã Phú Nhuận nói riêng. Tuy nhiên từ việc phát triển cao độ này, đã làm phát sinh một vấn đề nan giải, thu hút sự quan tâm sâu sắc của xã hội đó là sự ô nhiễm môi trường do vật nuôi gây ra . Vậy em muốn vận dụng kiến thức liên môn đã được học ở trường THCS để tìm hiểu sâu hơn về ngành chăn nuôi và đặc biệt hơn là làm giảm sự ô nhiễm môi trường từ ngành chăn nuôi. II. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - Tình hình ô nhiễm môi trường ở nước ta. - Thành phần hóa học của các chất gây ô nhiễm môi trường. - Tác hại của việc ô nhiễm môi trường đối với con người,cuộc sống sinh hoạt. - Phương pháp khắc phục vấn đề đó. - Ýnghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tế. III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN Vận dụng các kiến thức liên môn: - Công nghệ: Đưa ra quy trình sản xuất trong chăn nuôi. - Hóa học: Thành phần hóa học của chất thải do vật nuôi thải ra. - Sinh học: Sự ô nhiễm ảnh hưởng đến cơ thể và tuổi thọ của mỗi người. - Giáo dục công dân: Tuyên truyên nâng cao ý thức của người dân. - Tin học: Ứng dụng công nghệ thông tin vào để trình bày văn bản và chèn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> hình ảnh. IV. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI THÍCH TÌNH HUỐNG Để giải quyết vấn đề trong tình huống này chúng em đã sử dụng các tư liệu tham khảo: - Sách giáo khoa các môn học: Công nghệ, Sinh học, Giáo dục công dân, Hóa học, Tin học. - Các thông tin do người dân cung cấp khi chăn nuôi. - Các thông tin trên báo, mạng Internet. 1. Tình hình ô nhiễm môi trường Ngành chăn nuôi đang tăng trưởng cả về quy mô và giá trị mang lại hiệu quả cao cho người dân. Tuy nhiên, ở một số địa phương, do quy hoạch chăn nuôi chưa tốt, phát triển nhỏ lẻ, tự phát, gây ô nhiễm môi trường. Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), trung bình mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra 85-90 triệu tấn phân, nhưng chỉ khoảng 40% được xử lý, còn xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, do chủ yếu là chăn nuôi nông hộ nên biện pháp xử lý chất thải vật nuôi chủ yếu là ủ làm phân chuồng, xây bể ủ khí sinh học biogas. Hiện nay, cả nước có 8,5 triệu hộ chăn nuôi hộ gia đình, song chỉ có khoảng 10% chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, khoảng 70% có chuồng xử lý bằng hệ thống biogas, 8,7% xử lý bằng khí sinh học, còn lại không được xử lý. Ngoài ra, cả nước có trên 20.000 trang trại chăn nuôi tập trung, trong đó, các trang trại chăn nuôi lớn đã có hệ thống xử lý chất thải bằng công nghệ khác nhau nhưng hiệu quả không cao. Hiện chỉ có 6,4% trang trại làm đệm lót sinh học; 32% trang trại sử dụng biogas; gần 2% trang trại áp dụng ủ phân compost; trên 25% bán phân; trên 2% áp dụng các biện pháp xử lý khác, còn lại khoảng 6% không sử dụng biện pháp nào. Mặc dù, các trang trại chăn nuôi tập trung biết tác hại từ ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, nhưng để đầu tư khu xử lý chất thải rất tốn kém nên đành chịu. Qua tìm hiểu từ người dân thuộc thôn Phú Thịnh, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã thành lập hợp tác xã( HTX) chăn nuôi tại đây lấy tên là “ Hợp tác xã Thịnh Phú” do ông Trần Văn Tuất thuộc thôn Phú Thịnh 3 làm chủ nhiệm HTX chăn nuôi và địa điểm là trụ sở tại thôn Phú Thịnh 3. Ông cho biết, mặc dù người dân đã chú ý tới xử lý ô nhiễm môi trường nhưng do đầu tư cho khu xử lý nước thải quá lớn nên nhiều gia đình đành chấp nhận ô nhiễm. Theo em người dân chỉ nghĩ đến cách xử lý tiến tiến mà không nghĩ đến cách xử lý đơn giản như ủ hoại vẫn cho chúng ta môi trường sống tốt và trong lành. Trong hợp tác xã có 13 hộ gia đình tại thôn Phú Thịnh 2 và Phú Thịnh 3 trong đó có 9 hộ gia đình sử dụng Piogas nhỏ, còn lại đã bằng cách ủ hoại và các hình thức khác đã ảnh cho môi trường. Theo dự báo của ngành chăn nuôi, với tốc độ phát triển hiện nay, mỗi năm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> sẽ phát sinh khoảng 1,2 triệu tấn chất thải. Do đó, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng mô hình xử lý chất thải theo công nghệ hiện đại. Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân cho biết, để từng bước giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, các địa phương cần có quy hoạch vùng chăn nuôi ổn định, theo từng đối tượng nuôi phù hợp nhằm giảm hộ nuôi nhỏ lẻ, tự phát trong khu dân cư. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ triển khai mô hình ứng dụng xử lý nước thải sau bể biogas, sau đó nhân rộng ra các trang trại chăn nuôi ở từng địa bàn thích hợp. Ngoài ra, người dân cần áp dụng sử dụng chất thải rắn trong chăn nuôi để nuôi giun quế và các loại giun khác. Hộ chăn nuôi nên sử dụng chế phẩm sinh học để hạn chế mức độ ô nhiễm chất thải trước khi đưa ra môi trường. Chăn nuôi phát triển có thể cũng sẽ tạo ra những rủi ro cho môi trường sinh thái và là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên nếu vấn đề môi trường chăn nuôi không được quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay phát triển chăn nuôi sẽ vẫn là sinh kế quan trọng của nhiều triệu nông dân, cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho con người, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho hầu hết người lao động. Nếu các chất thải chăn nuôi đặc biệt phân chuồng không được xử lý hiệu quả sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ của cộng đồng dân cư trước mắt cũng như lâu dài. Vấn đề đặt ra là phát triển chăn nuôi nhưng phải bền vững để hạn chế tối đa mức độ gây ô nhiễm và bảo vệ được môi trường sinh thái. 2. Phân loại hóa học của chất thải vật nuôi. Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Theo báo cáo của cục chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Hiện nay chất thải ngày càng ra tăng nhưng chưa có biện pháp thu gom và xử lý. Đặc biệt ở vùng nông thôn chất thải rắn chủ yếu làm phân bón, đối với nước thải đã qua xử lý có 10% còn chưa qua xử lý chiếm 90%. Chất thải rắn: Phân, thức ăn thừa, đệm lót, xác vật chết. * Khối lượng phân gia súc thải ra hàng ngày.. Loài gia súc. Lượng phân(kg). Trâu bò. 20-25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Lợn < 10kg. 0,5- 1. Lợn 15- 45kg. 1-3. Lợn 45-100. 3-5. Gia cầm. 0,08. * Đây là lượng chất thải lớn nhất cần được xử lý vào các mục đích khác nhau. * Bảng thành phần hóa học của các loại phân( %). Phân. Nước. N. P. K. CaO. MgO. Lợn. 82. 0,6. 0,4. 0,3. 0,1. 0,1. Trâu. 83. 0,3. 0,5. 1,0. 0,4. 0,1. Bò. 76. 0,5. 0,4. 0,4. 0,2. 0,1. Gà. 56. 1,6. 0,5. 0,9. 2,4. 0,7. Vịt. 56. 1,0. 1,4. 0,6. 1,7. 0,4. - Ngoài ra còn một số vi lượng khác. Đây là những chất rất dễ hòa tan nên cây trồng dễ hấp thụ. - Ngoài ra trong 1kg phân có chứa 2100 – 5000 chứng giun sán. Đây là tác nhân gây lây lan dịch bệnh. * Xác súc vật chết: - Động vật chết do nhiều nguyên nhân khác nhau. - Nếu chết do bệnh truyền nhiễm cần sử lý triệt để. - Không được vất ra cùng chất thải rắn mà phải đốt hoặc chôn sâu sát trùng theo luật thú y. * Thức ăn dư thừa, vật lót chuồng: - Một số chất có thành phần dinh dưỡng cao tạo điều kiện cho một số sinh vật phát triển. Nên đã thu hút các loài gặm nhấm mang theo mầm bệnh đến khu vực chăn nuôi. - Cần phải xử lý đúng cách và triệt để. a) Chất thải lỏng: Nước tiểu, phân lỏng, nước rửa chuồng: - Lượng nước tiểu của gia súc hàng ngày.. Loài gia súc. Lượng nước tiểu(kg).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trâu bò. 10-15. Lợn < 10kg. 0,5. Lợn 15- 45kg. 0,7-2. Lợn 45-100. 2-4. - Đây là khối lượng rất lớn lại khó quản lý, khó sử dụng. Trong nước tiểu có nhiều vi sinh vật và trứng giun sán. - Dễ làm lây lan dịch bệnh. b) Chất thải khí: Các chất khí trong quá trinh phân giải chất hữu cơ. * Chất khí được sinh ra do: - Hô hấp của vật nuôi. - Sự phân hủy của phân, thức ăn thừa, nước tiểu tạo ra mùi khó chịu. 3. Khả năng gây ô nhiễm của chất thải chăn nuôi. a) Ô nhiễm đất. * Ô nhiễm hóa học: - Ô nhiễm chất hữu cơ. - Ô nhiễm kim loại nặng. - Các chất này gây ô nhiễm môi trường đất. Gây hiện tượng phì nhưỡng đất. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất và chuỗi thức ăn. * Ô nhiễm sinh học: - Các mầm bệnh không được sử lý sẽ tồn tại lâu dài trong đất( Trứng giun sán tồn tại trong đất 2 năm). - Các tác nhân này có thể gây bệnh cho người và gia súc( Đặc biệt gây bệnh về đường ruột, giun sán…).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ảnh rãnh nước ven đường của khu trung tâm xã Phú Nhuận b) Ô nhiễm nước * Ô nhiễm hóa học: - Các thành phần trong chất thải như hữu cơ, vô cơ, khoáng kim loại sẽ gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu là nước bề mặt. - Thay đổi màu sắc, mùi vị của nước. - Tạo thuận lợi cho một số vi sinh vật phát triển ngoài ý muốn. - Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.. Ảnh một gia đình chăn nuôi chưa hợp vệ sinh * Ô nhiễm sinh học:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Các vi sinh vật, trúng và giun sán từ chất thải chăn nuôi ô nhiễm vào ngồn nước, chúng tồn tại khá lâu. - Là tác nhân gây bệnh cho người và gia súc qua đường thức ăn, nước uống và qua da. 4. Biện pháp khắc phục Trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ýthức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảovệ môi trường. Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể. Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý ngành chăn nuôi ở các trang trại nhỏ, trại gia đình. Chăn nuôi để tăng thu nhập của người dân, nhưng cũng phải đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người xung quanh. - Coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu thế tăng trưởng bền vững và hài hòa trong phát triển ngành, vùng phù hợp với khả năng chịu tải môi trường và trình độ phát triển. Đã đến lúc “nói không” với tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá; Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. - Không thải chất thải rắn trong chăn nuôi ra các ao hồ, kênh mương hoặc đường thoát nước gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, không khí, đất và các sản phẩm nông nghiệp khác. Khi mức độ ô nhiễm cao sẽ gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, ngoài da và gây cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, xáo trộn các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của bà con. - Chất thải chăn nuôi, nhất là ở các vùng có dịch bệnh, các khu giết mổ tập trung còn chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh như e-coli, salmonella gây bệnh tiêu chảy, đường ruột, các loại giun, sán gây bệnh, các loại vi-rút như H 5N1, virút gây bệnh tai xanh ở lợn. - Ngoài việc hàng ngày tiến hành dọn vệ sinh phân rác và nước tiểu vật nuôi, bà con cần định kỳ hàng tuần quy định 1 ngày thực hiện tổng vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi, thu gom rác về nơi quy định để đốt và phun khử trùng khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng để tiêu diệt nguồn mầm bệnh cư trú hoặc tiềm ẩn trong môi trường. - Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh nếu có diện tích để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng các.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> loại cây như: nhãn, vải,… *Biện pháp áp dụng cho người dân, thế hệ học sinh: Người dân tham gia vào việc phân loại và xử lí rác thải là phụ thuộc vào ý thức của người dân. Điều này sẽ được cải thiện qua từng ngày chứ không phải một sớm, một chiều. Khi đó người dân sẽ phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ kim loại, cuối cùng là các chất hỗn hợp. Ngoài ra người dân phải biết áp dụng một trong những biện pháp sau: 1) Các câu lạc bộ sinh hoạt theo xóm, làng, xã, hợp tác xã. Mục đích trên là tuyên truyền để người dân biết được nghĩa vụ và các quyền lợi đạt được; cung cấp thêm thông tin về phân loại cho người dân; vận động tinh thần từng hộ gia đình hưởng ứng vì môi trường. 2) Giáo dục ngay từ tầng lớp học sinh, sinh viên. Việc này là vô cùng quan trọng, nó sẽ tạo ra một thế hệ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Không gì hiệu quả bằng việc giáo dục tận gốc tư tưởng của lớp người kế thừa đất nước. 3) Sử dụng các phương pháp xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi như. - Phương pháp ủ hoại phân( có 2 cách đó là ủ nổi hoặc ủ chìm).. Ảnh: Người dân xã Phú Nhuận đang tập huấn cách xử lý chất thải trong chăn nuôi. - Xây dựng hầm piogas loại nhỏ cho 1 gia đình, loại lớn cho từ 3 gia đình trở lên..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Công nghệ đệm lót sinh thái( Hay gọi là đệm lót lên men). - Dùng chế phẩm sinh học biến phân chuồng thành phân vi sinh..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Công nghệ ấu trùng ruồi đen..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Công nghệ giun đất..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 5. Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tế. - Tích hợp các kiến thức từ môn hóa học, sinh học để hiểu rõ những tác hại do chất thải vật nuôi gây ra cho môi trường và cho sức khỏe con người. Ứng dụng công nghệ thông tin để tra cứu tài liệu, thông tin, hình ảnh liên quan đến các vấn đề nghiên cứu, các kiến thức về môn vật lý, công nghệ đề ra được các phương án xử lý chất thải trong chăn nuôi. Môn công nghệ để tiến hành trồng cây xanh nếu có diện tích để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO 2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. V. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - Công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái. Việc xử lý chất thải chăn nuôi được thực hiện dễ dàng để vừa tạo ra các loại phân bón hữu cơ có giá trị, hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, lại vừa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người chăn nuôi đối với công tác bảo vệ môi trường. - Rác thải trong chăn nuôi không hoàn toàn là thứ bỏ đi, vô giá trị mà vấn đề là con người đối xử với chúng như thế nào. ............................................................... PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢO THẮNG TRƯỜNG THCS SỐ 2 PHÚ NHUẬN. BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> TÊN DỰ ÁN: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI Họ tên học sinh: Ngụy Thị Thúy Điện thoại: 0914636200; Email: Phú Nhuận, tháng 12 năm 2015. PHỤ LỤC - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng - Trường THCS số 2 Phú Nhuận - Địa chỉ: Thôn Hải Sơn 2 – Phú Nhuận – Bảo Thắng – Lào Cai - Điện thoại: 0913636200 - Email:

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Họ và tên học sinh : Ngụy Thị Thúy 8A2 - Tên dự án: Thực trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp bảo. vệ môi trường của ngành chăn nuôi. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BẢO THẮNG TRƯỜNG THCS SỐ 2 PHÚ NHUẬN. BÀI DỰ THI KIẾN THỨC LIÊN MÔN VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Môn: Công nghệ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Năm học: 2015 – 2016 INCLUDEPICTURE " \* MERGEFORMAT. Giáo viên hướng dẫn Vũ Thị Lan Trần Thanh Mai. Học sinh thực hiện Ngụy Thị Thúy lớp 8A2.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×