Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

TIỂU LUẬN - KHẢO SÁT DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM PHOSPHO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 43 trang )

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Tây Đô, Tôi may mắn nhận được sự
hướng dẫn, giảng dạy nhiệt tình từ q thầy cơ, sự giúp đỡ của các bạn bè, đặc biệt là
sự động viên từ phía gia đình. Làm nền tảng vững chắc cho tơi trên con đường tích lũy
hành trang tri thức.
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận này theo đúng thời gian quy định, tơi xin bày tỏ lịng
kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Ths. Trì Kim Ngọc đã giành nhiều thời gian, cơng
sức tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, tiến hành nghiên cứu và
hồn thành tiểu luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Ban giám hiệu, các thầy cô trong Hội
đồng quản trị nhà trường, đã từng bước đổi mới tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sinh
viên chúng tôi học tập. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô tại Khoa Dược – Điều
dưỡng với những bài giảng thiết thực, lời chia sẽ gần gũi đầy nhiệt huyết với nghề, tận
tâm hướng dẫn đến giai đoạn này, để tơi có đủ tự tin thực hiện và hồn thành bài tiểu
luận này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã
luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tơi hồn thành tiểu luận.
Một lần nữa tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc và kính chúc tồn thể q thầy, cơ của khoa
Dược – Điều dưỡng trường Đại học Tây Đô và cô Ths. Trì Kim Ngọc dồi dào sức
khỏe và thành cơng trong sự nghiệp giảng dạy cao quý cũng như trong cuộc sống.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2020

Sinh viên

Chiêm Bích Trâm


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Khảo sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Phospho trong lá
Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz)” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi dưới
sự hướng dẫn tận tình của Ths. Trì Kim Ngọc
Các số liệu, kết quả trong tiểu luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Sinh viên

Chiêm Bích Trâm

ii


TĨM TẮT
Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới về cây Cà na gần như chỉ dừng lại ở quả, rất ít
cơng trình ngun cứu về dư lượng thuốc BVTV trong lá và các bộ phận khác của cây
Cà na.
Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz, Elaeocarpaceae) trước đây mọc hoang rất nhiều
ở các tỉnh miền Tây và chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi. Nhưng hiện nay chúng ta thấy
quả Cà na xuất hiện quanh năm, do quả Cà na mang lại hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu
nhập cho nhiều nông hộ. Nên nhiều người nông dân đang mở rộng mơ hình trồng cây
Cà na để thay thế những giống cây trồng trước đó, bởi có nhiều ưu điểm vượt trội như:
nhẹ cơng chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, ít bị sâu bệnh… đặc biệt là cây có thể cho trái
quanh năm.
Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch bệnh, sâu hại
đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc sử
dụng thuốc BVTV cho cây trồng còn nhiều tồn tại, bất cập là do lạm dụng quá mức

gây độc hại cho con người và gia súc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm ơ
nhiễm mơi trường. Do đó tiểu luận này được thực hiện với mục tiêu khảo sát dư lượng
thuốc BVTV trong cây Cà na.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Phospho trong lá Cà na
(Elaeocarpus hygrophilus Kurz)
Kết quả
Dựa vào kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV nhóm Phospho trong lá Cà na từ
VIỆN KH và CN Mekong, TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM MekongLAB. Cho ta thấy
mẫu lá Cà Na thu hái ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khơng có tồn dư thuốc
BVTV nên đạt yêu cầu.

iii


MỤC LỤC

Trang

LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii
TÓM TẮT ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................... viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. x
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CÀ NA ......................................................................... 1
1.1.1. Danh pháp ....................................................................................................... 1

1.1.2. Mô tả thực vật ................................................................................................. 2
1.1.3. Sinh thái .......................................................................................................... 3
1.1.4. Phân bố............................................................................................................ 3
1.1.5. Giá trị .............................................................................................................. 3
1.1.6. Tình trạng ........................................................................................................ 4
1.1.7. Biện pháp bảo vệ ............................................................................................. 4
1.1.8. Công dụng của cây Cà na đối với sức khỏe con người................................... 4
1.2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC .................................................. 5
1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY CÀ NA ...................... 7
1.3.1. Tác dụng dược lý ............................................................................................ 7
1.3.2. Công dụng trong y học cổ truyền.................................................................... 7
1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT .................................. 8
1.4.1. Định nghĩa thuốc bảo vệ thực vật ................................................................... 8
1.4.2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật ...................................................................... 9
1.5. TỔNG QUAN VỀ THUỐC BẢO VỀ THỰC VẬT NHÓM PHOSPHO ......... 12
iv


1.5.1 Định nghĩa ...................................................................................................... 12
1.5.1. Cấu trúc và tính chất hóa học ........................................................................ 13
1.6. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ................................ 17
1.6.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới ............................................... 17
1.6.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam ............................................... 17
1.6.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV nhóm Phospho ở Việt Nam ...................... 18

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 22
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 22
2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................................. 22
2.1.2. Dung môi và hóa chất ................................................................................... 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 22

2.2.1. Sơ chế nguyên liệu ........................................................................................ 22
2.2.2. Nơi kiểm nghiệm .......................................................................................... 22
2.2.3. Phân tích kết quả kiểm nghiệm ..................................................................... 22

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................... 23
3.1. KẾT QUẢ .......................................................................................................... 23
3.2. BÀN LUẬN ....................................................................................................... 24

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 27
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 27
4.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 28
PHỤ LỤC ........................................................................................................ PL1
Phụ lục 1: Kết quả phân tích chung dư lượng thuốc BVTV trong mẫu lá Cà na .. PL1
Phụ lục 2: Kết quả phân tích chi tiết dư lượng thuốc BVTV trong mẫu lá Cà na . PL2

v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Một số hợp chất đã biết từ cây Cà na .............................................................. 5
Bảng 1.2. Một số dạng và ký hiệu thuốc BVTV ........................................................... 12
Bảng 1.3. Phụ lục II danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt nam ...................... 19
Bảng 3.1. Kết quả phân tích chung dư lượng thuốc BVTV trong mẫu lá Cà na........... 23
Bảng 3.2. Kết quả phân tích chi tiết dư lượng thuốc BVTV nhóm Phospho trong mẫu
lá Cà na .......................................................................................................................... 23

vi



DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cây Cà na và lá Cà na...................................................................................... 1
Hình 1.2. Cây Cà na non và cây Cà na trưởng thành ...................................................... 2
Hình 1.3. Hoa cây Cà na .................................................................................................. 2
Hình 1.4. Quả cây Cà Na ................................................................................................. 3
Hình 1.5. Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ............................. 10
Hình 1.6. Bảng ký hiệu biểu tượng độ độc của thuốc BVTV theo quy định Việt Nam 11
Hình 1.7. Cấu trúc cơ bản của thuốc trừ sâu phospho hữu cơ ....................................... 13
Hình 1.8. O,O-Dimethyl O-4-nitrophenyl phosphorothioate ........................................ 13
Hình 1.9. O, O - dimethyl - O (2, 2 - diclovinyl) phosphat ........................................... 14
Hình 1.10. O, O - dimethyl (1 - oxy, 2, 2, 2 tricloetyl) phosphat .................................. 14
Hình 1.11. O,S-Dimethyl phosphoramidothioate .......................................................... 15
Hình 1.12. O,O - Diethyl - S - methyl – carbomoylphosphorothioat ............................ 15
Hình 1.13. O,O - Diethyl - O,2 - isopropyl - 6 - methyl - pyrimidin - 4 –
ylphosphorothioat .......................................................................................................... 16
Hình 1.14. O,O-Dimethyl - oxy 2, 2, 2 - tricloetyl phosphonat .................................... 16
Hình 1.15. O,O - Dimethyl - 1, 2 - dicarbetocidi – thiophosphat.................................. 16
Hình 1.16. Cơ chế gây ngộ độc của nhóm phospho hữu cơ .......................................... 21

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ ngun


Giải thích

AC

Thuốc dạng dung dịch đặc

AS

Thuốc dạng huyền phù

BNNPTNT

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông
thôn

BT

Thuốc trừ sâu

Bacillus Thringensic

BHN

Thuốc bột thấm nước

BTN

Thuốc bột thấm nước

BVTV


Bảo vệ thực vật

DMSO

Dimethyl sulfoxit

DD

Thuốc dạng dung dịch

DF

Thuốc dạng huyền phù khô

DDT

Dichloro Diphenyl
Trichloroethane

DDVP

Dichlorovos

ChE

Cholinestase

Cl


Clo

Thuốc trừ sâu

Men Cholinestase

E

Thuốc dạng nhũ

EC

Thuốc dạng nhũ

EW

Thuốc dạng nhũ dầu

F

Thuốc dạng huyền phù

FC

Thuốc dạng huyền phù

FL

Thuốc dạng huyền phù


FW

Thuốc dạng huyền phù nước

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên hợp quốc

Food and Agriculture
Organization

viii


G

Thuốc dạng hạt

GR

Thuốc dạng hạt

H

Thuốc dạng hạt

HP

Thuốc dạng huyền phù


KLN

Kim loại nặng

L

Thuốc dạng dung dịch

LD

Lethal Dose

Liều gây chết

MLD

Medium Lethal Dose

Liều gây chết trung bình

ND

Thuốc dạng nhũ

SC

Thuốc dạng huyền phù

SD


Thuốc dạng hạt tan trong nước

SP

Thuốc dạng thuốc bột hòa tan

SL

Thuốc dạng dung dịch

TEPP

Tetraetyl pyrophospho

WDG

Thuốc dạng huyền phù hạt

WG

Thuốc dạng hạt thấm mước

WHO

Tổ chức y tế thế giới

WP

Thuốc dạng bột hòa nước


WS

Thuốc dạng bột phân tán trong
nước

ix


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước mà ngành nông nghiệp chiếm phần lớn. Vì thế mà việc sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu, bệnh hại, chuột, mối mọt… Là
điều tất yếu. Nó mang lại hiệu quả lớn đến việc tăng năng suất và chất lượng nơng sản.
Hiện nay, ước tính trên thế giới có trên 5000 loại thuốc BVTV khác nhau. Trong đó có
khoảng 200 loại thuốc BVTV gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và độc hại
cho môi trường. Tuy cơ quan chức năng đã có hướng dẫn cụ thể cho người dân về vấn
đề sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả trên cây nông nghiệp và cây ăn quả. Nhưng
việc sử dụng đúng cách cịn tùy thuộc vào trình độ hiểu biết của người dân ở từng
vùng miền. Vì vậy việc cần phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV an toàn
và hiệu quả nhằm giảm tối đa các tác động nguy hại đến sức khỏe con người và môi
trường sinh thái. Đây là vấn đề đang được quan tâm.
Kiểm soát mức dư lượng thuốc BVTV trong thực phẩm là việc làm cần thiết và cấp
bách. Đối với cây ăn quả là một sản phẩm nông nghiệp, nên cần phải sử dụng thuốc
BVTV để bảo vệ chất lượng và giúp tăng năng suất. Dư lượng thuốc BVTV trong cây
trồng là khơng cần thiết và nó là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng. Việc sử dụng thuốc
BVTV, cần được kiểm soát chặt chẽ nồng độ thuốc BVTV trong cây ăn quả, điều này
nhằm sàng lọc loại bỏ đi những sản phẩm cây ăn quả khơng an tồn cho người sử
dụng. Đồng thời giúp kiểm soát được chất lượng cây ăn quả trong nước.
Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz, Elaeocarpaceae) là loài cây hoang dại,
chịu nước, mọc nhiều trên vùng đất phèn, mặn… Quả Cà na lâu nay được dùng làm

thực phẩm ở một số nước vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, trước đây Cà na mọc
hoang nhiều ở các tỉnh miền tây, tuy nhiên hiện tại đã được trồng phổ biến như những
cây ăn quả khác, do cây Cà na đang mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho nơng dân.
Tuy nhiên để việc chăm sóc cây cho năng suất cao, thì khơng thể thiếu một số thuốc
BVTV nhằm phòng trừ dịch bệnh, sâu hại. Nhưng hiện nay có một số vấn đề tồn tại đó
là việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp làm nồng độ hóa chất trong
cây ăn quả vượt mức cho phép ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Do đó đề tài “ Khảo sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Phospho trong lá Cà na
(Elaeocarpus hygrophilus Kurz) ”. Được tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:
1. Lược khảo tài liệu về cây Cà na và các loại thuốc bảo vệ thực vật thường dùng ở
Việt Nam.
2. Khảo sát dư lương thuốc bảo vệ thực vật nhóm Phospho trong lá Cà na thu hái tại
Kiên Giang.
x


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY CÀ NA
1.1.1. Danh pháp
Tên khoa học

: Elaeocarpus hygrophilus Kurz

Đồng danh

: Elaeocarpus glandulosus Wall. Ex Merr.
Elaeocarpus madopetalus Pierre.

Tên Việt Nam : Cà na, Côm háo ẩm
Họ (familia) : Elaeocarpaceae

Giới (regnum) : Regnum
Bộ (ordor)

: Oxalidales

Chi (genus)

: Elaeocarpus

Lồi (species) : Elaeocarpus hygrophilus Kurz

Hình 1.1. Cây cà na và lá Cà na ()
1


1.1.2. Mơ tả thực vật
Cây gỗ trung bình, cao 10-15 m, gỗ màu trắng, thân và cành nhánh khơng có lơng. Lá
mọc cách, có phiến bầu dục, dài 6-10 cm, rộng 2,5-5 cm, đỉnh gần tròn hoặc tù, nhẵn
cả 2 mặt, riêng mặt trên sáng bóng; gân phụ 5-7 đơi; mép có răng tù, thưa; cuống lá dài
1-2 cm, khơng có lơng.

Hình 1.2. Cây Cà na non và cây Cà na trưởng thành
( />Cụm hoa chùm ở nách lá, dài 5-12 cm, có lơng nằm, mỗi hoa có cuống dài 1-2 cm. Đài
hình mũi mác, dài 5-7 mm, rộng 2 mm, ngồi nhẵn, phía trong có lơng ở gần gốc.
Cánh hoa hình bầu dục, dài 5-8 mm, rộng 3-4 mm, nhẵn, khơng có tuyến, màu trắng
đục, phía đỉnh có 18-20 tia rìa. Nhị 16-20, dài 3-3,5 mm. Bầu hình trứng, 3 ơ, ngồi
phủ lơng. Vịi nhuỵ có lơng ở phần nửa phía dưới, đĩa 5 thuỳ.

Hình 1.3. Hoa cây Cà na ()
2



Quả nhân cứng hình bầu dục, 2 đầu nhọn, dài 3-3,5 cm, rộng 1,5-2 cm, vỏ quả nhẵn, 1
hạt cứng.

Hình 1.4. Quả cây Cà Na ( />1.1.3. Sinh thái
Cây gỗ đặc trưng của vùng đất phèn Đồng Tháp Mười, mọc ở dọc các bờ kênh rạch
chịu được nước ngập 3 – 6 tháng, mùa khô cạn vẫn xanh tốt.
Mùa hoa tháng 4 – 6, có quả tháng 9 – 10. Tái sinh bằng hạt.
1.1.4. Phân bố
Trong nước : Đồng Nai (Biên Hịa), Long An (Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Tân Thạnh,
Thạnh Hóa), Tiền Giang (Tân Phước), Đồng Tháp, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình
Dương.
Thế giới : Thái Lan, Myanma, Campuchia, Lào.
1.1.5. Giá trị
Cây gỗ đặc trưng của vùng đất phèn Đồng Tháp Mười, chịu được nước ngập 3-6
tháng, mùa khô cạn vẫn xanh tốt.
Rễ, quả, lá người dân dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân dịch.
Quả dùng làm mứt, muối dưa, ơ mai.
Vỏ cây có tinh dầu và tanin dùng tắm ghẻ, chống dị ứng sơn và hoá chất bảo vệ da.
Uống nước sắc của lá và rễ có tác dụng lọc máu, bảo vệ gan.
3


1.1.6. Tình trạng
Do chỉ sống ở ven kênh mương trên đất phèn hoang hoá, con người ngọt hoá cải tạo
vùng đất phèn để trồng cây lương thực nên diện tích và số lượng giảm rất nhanh, môi
trường sống và điều kiện sinh thái thay đổi nên nhiều nơi khơng cịn. Đất thuộc loại đã
bị suy giảm.
1.1.7. Biện pháp bảo vệ

Khuyến khích nhân dân vùng đồng bằng sơng Cửu Long trồng cây Cà na ở ven kênh
mương và quanh nhà để lấy nguyên liệu làm thuốc và lấy gỗ để sử dụng…
1.1.8. Công dụng của cây Cà na đối với sức khỏe con người
Theo Đơng y, trái cà na có vị chua ngọt, chát, tính ơn, khơng độc, vào 2 kinh Phế và
Vị. Công dụng của quả cà na được ghi chép trong nhiều sách y khoa như cuốn “Thực
liệu bản thảo” hay “ Nhật hoa tử bản thảo”. Một số cơng dụng của loại quả này là:


Dùng để chữa sưng hầu, sưng amidan, ho nhiều



Trái cà na tươi cịn xanh có thể dùng để giải độc rượu, chữa ngộ độc do cá độc, con
dải.



Trái chín có tác dụng an thần, chữa động kinh.



Nhân hạt cà na có tác dụng trị giun và hóc xương.



Vỏ cây cà na dùng để trị dị ứng sơn, đau nhức răng.



Nhựa cây cà na được chưng cất để lấy tinh dầu dùng trong điều chế nước hoa, xà

phịng,...

Ngồi ra, các nghiên cứu ý học hiện đại cũng cho thấy, trong trái cà na có chứa nhiều
thành phần dinh dưỡng như hàm lượng canxi cao, sắt, vitamin C. Một số chất như
thymol, P-cymene, nerol, geraniol, S-cadinene, B-caryophyllene, a-copaene, elemol...
nên rất thích hợp với trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và những người trung trung niên
có cơ thể bị suy nhược ().

4


1.2 TỞNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HĨA HỌC
Bảng 1.1. Một số hợp chất đã biết từ cây Cà na
STT

CTPT

1

C15H14O7

Bộ phận, năm phân lập

CTCT

Lá, 2015

R=H: Catechin
R=OH: Gallocatechin


2

C4H6O5

Quả, 2002

Acid malic

3

C8H8O4

Quả, 2011

Acid vanillic

Quả, 2011
4

C9H8O4

Caffeic acid

5


5

C6H8O6


Quả, 2011
Acid ascorbic

6

C15H10O5

Quả, 2011

Apigenin

7

C15H10O7

Quả, 2011

Quercetin

8

C9H10O5

Quả

Syringic acid

9

C10H10O4


Quả
Ferulic acid
(Trì Kim Ngọc, 2018)
6


1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY CÀ NA
1.3.1. Tác dụng dược lý
1.3.1.1. Tác dụng chống oxy hóa
Năm 2007, các tác giả Atiya Ruangchakpet, Tanaboon Sajaanantakul (Thái Lan) có
báo cáo cơng trình khảo sát hàm lượng tổng hợp chất có OH phenol, flavonoid và khả
năng kháng oxy hóa của cây Cà na theo độ tuổi. Kết Quả cho thấy cây Cà na 6 tháng
tuổi cho tổng hàm lượng các nhóm hợp chất là cao nhất (345,8 mg acid gallic / 100 g
và catechin / 100 g khối lượng mẫu tươi), và khả năng kháng oxy hóa cũng cao nhất ở
6 tháng tuổi.
Năm 2011, Jittawan Kubola, Sirithon Siriamornpun, Naret Meeso có cơng bố một
khảo sát về thành phần vitamin C, acid phenolic, flavonoid và đường trong quả Cà na
bằng phương pháp đo độ hấp thu quang phổ UV, HPLC và thử hoạt tính kháng oxy
hóa của dịch chiết bằng 3 phương pháp FRAP, DPPH. Kết quả cho thấy quả Cà na có
tổng hàm lượng vitamin C đạt 0,49 ± 0,01 mg/g; tổng hàm lượng các loại đường ở
mức 70,27 ± 2,00 mg/g; tổng hàm lượng phenolic (Acid gallic, acid p-hydroxy
benzoic, acid chlorogenic, acid vanillic, acid caffeic, acid syringic, acid p-cormaric,
acid ferulic, acid sinapicnic) ở mức 152,94 ± 13,78 mg / g; tổng lượng flavonoid
(rutin, myricetin, quercetin, apigenin) là 15,22 ± 3,19 mg / g. Đặc biệt, dịch chiết quả
Cà na có hoạt tính kháng oxy hóa rất mạnh (ức chế 97,05% DPPH) (Trì Kim Ngọc,
2018).
1.3.1.2. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Năm 2012, Suree Nanasombat, Kanittha Khanha, Jiraporn Phan-im và cộng sự đã
công bố một khảo sát về khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của quả Cà na. Kết quả

cho thấy dịch chiết quả Cà na có hoạt tính kháng các loại vi khuẩn Bacillus cereus,
Listeria monocytogenes, Pseudomonas fluorescens, Salmonella typhimurium,
Staphylococcus aureus và nấm Rhodotorula glutinis (Trì Kim Ngọc, 2018).
1.3.2. Công dụng trong y học cổ truyền
Rễ, quả, lá người dân dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân dịch.
Vỏ cây có tinh dầu và tanin dùng tắm ghẻ, chống dị ứng sơn và hóa chất, bảo vệ da,
lọc máu cho phụ nữ mới sanh.
Uống nước sắc của lá và rễ có tác dụng lọc máu, bảo vệ gan. Quả cà na thanh nhiệt
giải độc, lợi phế thông họng, thường dùng để chữa chứng họng sưng đau, ho lưỡi khô
miệng khát, thổ huyết, kiết lị, ngộ độc rượu,…
7


Vỏ cây bổ và lọc máu dùng nấu nước cho phụ nữ mới sinh uống trong vòng 15 ngày
sau khi sinh.
Bài 1: Vỏ Cà na 6 g, trà xanh 6 g, mật ong 1 thìa. Cho vỏ Cà na vào đun sơi 5 phút,
kế đó cho trà xanh vào sắc tiếp trong 15 phút, sau đó lấy phần nước hịa với mật
ong rồi uống dần từng ngụm. Có cơng dụng chữa viêm họng mạn tính hay khản
giọng, sưng rát.
Bài 2: Cà na tươi 10 quả, hạt cải xanh 10 g, sắc uống. Có Tác dụng chữa viêm hầu
họng cấp tính.
Bài 3: Cà na tươi 60 g bỏ hạt, hành 15 g, gừng tươi 10 g, tử tô 10 g. Tất cả đem sắc
với 1.200 ml nước, cơ cịn 500 ml thì cho thêm một chút muối ăn, lấy phần nước
uống. Có cơng dụng giải khát thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe, điều hòa nội tạng, dùng
cho các chứng đau đầu, đau họng, chướng bụng đau quặn và phong hàn cảm mạo.
Bài 4: Dùng 30 trái cà na tươi, sắc nước uống hằng ngày, liên tục trong vài tuần.
Có tác dụng phòng bệnh hoại huyết (do thiếu vitamin C).
Bài 5: Quả tươi và hạt Ca na trắng 90 g, đun sôi với 200 ml nước tới khi còn 90ml;
uống 30 ml, ngày dùng 3 lần. Có cơng dụng chữa bệnh lỵ.
Bài 6: Quả Ca na trắng nấu luộc ăn, mỗi ngày 200 g, uống cả nước, ăn liền trong

50 ngày thì kiến hiệu. Có cơng dụng chữa viêm tắc mạch máu (Lương y Lê Trần
Ðức).
1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1.4.1. Định nghĩa thuốc bảo vệ thực vật
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hiệp quốc (FAO) đã đưa ra định nghĩa
về thuốc BVTV như sau: “Thuốc BVTV là bất kì hợp chất hay hỗn hợp được dùng với
mục đích ngăn ngừa, tiêu diệt hoặc kiểm soát các tác nhân gây hại bao gồm vật chủ
trung gian truyền bệnh của con người hoặc động vật, các bộ phận không mong muốn
của động vật và thực vật gây hại hoặc ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, chế biến, bảo
quản, vận chuyển, mua bán thực phẩm, nông sản gỗ và sản phẩm từ gỗ, thức ăn chăn
nuôi, hoặc hợp chất được phân tán lên động vật để kiểm sốt cơn trùng, nhện hay các
đối tượng khác trong hoặc trên cơ thể chúng. Thuốc BVTV còn được dùng làm tác
nhân điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng lá, chất làm thưa cây, tác nhân làm
thưa quả hoặc ngăn chặn rụng sớm. Cũng có thể dùng thuốc BVTV cho trồng cây
trước cũng như sau khi thu hoạch để bảo vệ sản phẩm không bị hỏng trong quá trình
bảo quản và vận chuyển” (Trần Cao Sơn, 2015).

8


1.4.2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV hay hóa chất BVTV là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp hóa học được dùng để phịng chống, diệt trừ, xua đuổi hoặc giảm nhẹ do dịch
hại gây ra cho cây trồng. Có nhiều cách để phân loại hóa chất BVTV, một số cách phổ
biến như sau:
1.4.2.1. Theo đối tượng phòng trừ
Thuốc trừ sâu: là những thuốc phịng trừ các loại cơn trùng gây hại cây trồng, nông
sản, gia súc, con người.
Thuốc trừ bệnh: là những thuốc phịng trừ các lồi vi sinh vật gây bệnh cho cây (nấm,
vi khuẩn, tuyến trùng).

Thuốc trừ cỏ: là những thuốc phịng trừ các lồi thực vật, rong, tảo, mọc lẫn với cây
trồng, làm cản trở đến sinh trưởng cây trồng.
Thuốc trừ chuột: là những thuốc dùng phòng trừ chuột và các loại gậm nhấm khác.
Thuốc trừ nhện: là những thuốc chun dùng phịng trừ các lồi nhện hại cây trồng.
Ngồi ra cịn có các loại thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ ốc sên, thuốc điều tiết sinh
trưởng cây trồng (còn gọi là thuốc kích thích sinh trưởng) (Trần Thị Vinh, 2014).
1.4.1.2. Phân loại theo gốc hóa học
Nhóm Clo hữu cơ: trong thành phần hóa học có chất Clo (Cl). Nhóm này có độ độc
cấp tính thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc
mãn tính nên nhiều sản phẩm đã bị hạn chế và cấm sử dụng. Các chất điển hình là
DDT, Aldin, Lindan, Endrin, Chlordane, Thiordan, Heptaclor,...
Nhóm Phospho hữu cơ: là những hợp chất hữu cơ có chứa liên kết cacbon-phospho.
Nhóm này có thời gian bán phân hủy trong mơi trường tự nhiên nhanh hơn nhóm clo
hữu cơ. Các chất điển hình là Parathion, Phosphamidon, Dichloro diphenyl vinyl
phosphat.
Nhóm Carbamate: là dẫn xuất của axit Carbamat, hóa chất thuộc nhóm này thường ít
bền vững trong mơi trường tự nhiên nhưng lại có độc tính rất cao với người và độc vật.
Thuộc nhóm này gồm có Padan, Furadan, Bassa,...
Nhóm Pyrethroide (Cúc tổng hợp): là nhóm thuốc tổng hợp dựa vào cấu tạo chất
Pyrethrin có trong hoa của cây Cúc sát trùng. Hoạt chất này có tác dụng nhanh, phân

9


hủy dễ dàng, ít gây độc cho người và gia súc. Các chất điển hình như: Sherpa,
Permethrin, Cypermethrin.
Nhóm thuốc chứa các kim loại nặng (KLN): Các hợp chất hữu cơ được gắn thêm các
KLN vào. Nhóm này tác động trực tiếp vào hệ thành kinh hoặc ngấm vào màng tế bào
làm tế bào ngừng hoạt động. Khi phân giải, các KLN lại được giải phóng và lại một
lần nữa gây độc, tiêu diệt tiếp cơ trùng vừa được phục hồi.

Nhóm thuốc trừ sâu sinh học: thường tập trung ở ba nhóm vi khuẩn, vi nấm, virus,...
điển hình là Bacillus Thuringensic (Trần Thị Vinh, 2014).
1.4.1.3. Theo độ bền của thuốc đối với khả năng phân hủy
Rất bền (thời gian phân hủy thành các hợp phần không độc >2 năm)
Bền (6 tháng đến 24 tháng)
Tương đối bền (<6 tháng)
Ít bền (thời gian phân hủy dưới 1 tháng)
Bền nhất là nhóm clo hữu cơ (Trần Thị Vinh, 2014).
1.4.1.4. Phân loại thuốc BVTV theo nhóm độc

Hình 1.5. Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
()
10


Theo Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế Thế giới (bảng 1.5.), thuốc BVTV được
phân loại thành 5 nhóm độc khác nhau là nhóm độc Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc
trung bình), III (ít độc) và IV (rất ít độc).
Ngồi ra cũng có thể phân loại độ độc của các nhóm theo ký hiệu biểu tượng được quy
định của Việt Nam.

Hình 1.6. Bảng ký hiệu biểu tượng độ độc của thuốc BVTV theo quy định Việt Nam
()
LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng hoặc qua da. Trị số
LD50 là liều gây chết trung bình, được tính bằng miligam (mg) hoạt chất có thể gây
chết 50% số động vật thí nghiệm (tính bằng kg) khi tổng lượng thể trọng của số động
vật trên bị cho uống hết hoặc bị phết vào da. Giá trị LD50 càng nhỏ thì hố chất đó
càng độc.

11



1.4.1.5. Theo dạng thuốc BVTV
Thuốc BVTV thường có hai dạng chính là thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm:
Thuốc kỹ thuật (thuốc nguyên chất): là thuốc mới qua công nghệ chế tạo ra, có
hàm lượng chất độc cao, dùng làm nguyên liệu gia công các loại thuốc thành
phẩm.
Thuốc thành phẩm (thuốc thương phẩm): là thuốc được gia công từ thuốc kỹ thuật,
có tiêu chuẩn chất lượng, tên và nhãn hiệu hàng hóa được phép lưu thơng và sử
dụng. Thuốc có hàm lượng chất độc thấp, có thêm chất phụ gia để dễ sử dụng.
Dạng thành phẩm gồm có:
Dạng dung dịch, thường có các ký hiệu: DD, L, SL, AS, SC
Dạng nhũ dầu, ký hiệu là: ND, E hoặc EC
Dạng huyền phù, ký hiệu là: HP, AS, F hoặc FL, FC, SC
Dạng bột thấm nước, thường có các ký hiệu là: BTN, BHN, WP
Dạng bột hịa tan, thường có ký hiệu: SP

Dạng thuốc hạt, có ký hiệu: H, G hoặc GR
Ngồi các dạng thuốc phổ biến trên, cịn có một số dạng và ký hiệu như:
Bảng 1.2. Một số dạng và ký hiệu thuốc BVTV
AC

Dung dịch đặc

OD

Huyền phù trong dầu

DF


Huyền phù khô

SD

Hạt tan trong nước

EW

Nhũ dầu

WDG

Huyền phù hạt

FS

Huyền phù đậm đặc

WG

Hạt thấm nước

FW

Huyền phù nước

WS

Bột phân tán trong nước
(Trần Thị Vinh, 2014)


1.5. TỞNG QUAN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHĨM PHOSPHO
1.5.1. Định nghĩa
Thuốc BVTV nhóm Phospho là các ester của acid phosphoric (H3PO4) và dẫn xuất.
Các hợp chất PPHC có độc tính rất cao nên hiệu lực diệt trừ sâu hại cao và nhanh
chóng, phổ tác động rộng, kém bền vững trong mơi trường do dễ bị chuyển hóa, phân
hủy hoặc bị thủy phân trong môi trường kiềm và acid.
12


Hợp chất PPHC là những chất cực độc, vừa có khả năng tích lũy mạnh, vừa gây độc
cấp tính cho hệ thần kinh của con người và động vật. Nhóm này bao gồm các hợp chất
như: Parathion, Malathion, Diclorvos, Mimethoat, Trichlofot…
Hợp chất PPHC là nhóm thuốc BVTV được sử dụng phổ biến nhất. Nhưng ngày nay,
độc tính cao nên rất nhiều chất trong nhóm này đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng ở Việt
Nam và nhiều quốc gia trên thế giới (Đồn Hạnh Dung, 2014).
1.5.2. Cấu trúc và tính chất hóa học
Các hợp chất phospho hữu cơ (PPHC) là các chất bao gồm carbon và các gốc của axit
phosphoric. Chất đầu tiên được sử dụng để diệt côn trùng là Tetraetyl pyrophosphat
(TEPP). Ngày nay có hàng ngàn hợp chất phospho hữu cơ ra đời nhưng vẫn trên cơ sở
một cơng thức hố học chung.

Hình 1.7. Cấu trúc cơ bản của thuốc trừ sâu phospho hữu cơ
R1 và R2 là những alkylamin hoặc alkoxy. R3 là những gốc acid vô cơ hoặc những
nhóm hữu cơ (Giáo trình độc chất học).
PARATHION – METHYL
Tên gọi khác: Methyl - parathion, Wonfatox, Metaphos, Foliol
Công thức hóa học: C8H10O5NPS

Hình 1.8. O,O-Dimethyl O-4-nitrophenyl phosphorothioate

Tính chất: Thuốc kỹ thuật 80% ở thể lỏng màu nâu, tương đối bền trong môi
trường acid, thủy phân nhanh trong môi trường kiềm và trung tính, tan nhiều trong
dung mơi hữu cơ như aceton, benzen, clorofor… ít tan trong nước. Thuộc nhóm
độc loại I. (LD50 =14 - 24 mg/kg)
Thuốc này thường được dùng phun cho các cây đậu, đỗ, cây ăn rau quả củ, bắp cải.
Parathion-methyl là loại thuốc trừ sâu có tác dụng tiếp xúc, đường ruột và xông hơi.
13


Trong một số trường hợp còn được pha lẫn với một số loại thuốc khác. Sản phẩm
chuyển hóa của parathion trong cơ thể là paranitrophenol, được đào thải qua nước tiểu.
Có thể xác định paranitrophenol trong máu và nước tiểu để chẩn đốn ngộ độc methylparathion (Giáo trình độc chất học).
DICHLOROVOS
Tên gọi khác: DDVP, Dedevap, Nogos, Nuvan, Vapona

Hình 1.9. O, O - dimethyl - O (2, 2 - diclovinyl) phosphat
Dichlorovos là chất lỏng khơng màu, ít tan trong nước và tan nhiều trong dung môi
hữu cơ, bền với nhiệt độ, phân hủy nhanh trong môi trường sống, trong nước và mơi
trường kiềm (Giáo trình độc học).
CLOROFOC

Hình 1.10. O, O - dimethyl (1 - oxy, 2, 2, 2 tricloetyl) phosphat
Chlorofoc là chất kết tinh không màu, dễ tan trong dung môi hữu cơ. LD50 = 56 - 108
mg/kg.
Dichlorovos được sử dụng trừ sâu cho ngũ cốc, lạc, cây ăn quả. Dichlorovos là loại
thuốc trừ côn trùng dạng tiếp xúc, xông hơi và vị độc. Hơi thuốc có khả năng khuếch
tán nhanh và mạnh, nên có thể sử dụng làm chất bảo quản hàng hóa, sử lý kho tàng,
trừ ruồi, muỗi và gián.
Sản phẩm chuyển hóa của Dichlorovos được đào thải qua phân, nước tiểu và
đường hơ hấp (Giáo trình độc chất học).

14


METHAMIDOPHOS
Tên gọi khác: Monitor, Tamazon, Filitox
Cơng thức hóa học: C2H8NO2PS

Hình 1.11. O,S-Dimethyl phosphoramidothioate
Tính chất: Thuốc nguyên chất ở thể rắn. Thuốc kỹ thuật 70 - 75% ở thể lỏng tan
trong nước (200g/100 ml). Rượu Izopropyonic (140g/100 ml) tan ít trong xylen và
benzen. Bền trong môi trường khô, không bền trong môi trường nước, acid, kiềm và
nhiệt độ cao (400C). LD50 = 30 mg/kg. Thường sử dụng thuốc 70% phun các loại ớt,
cà chua, rau quả. Là loại thuốc trừ côn trùng có tác dụng vị độc, tiếp xúc và nội hấp
(Giáo trình độc chất học).
DIMETHOAT
Tên gọi khác: Bi 58, Rogor, Roxion
Cơng thức hóa học: C5H12NO3PS2

Hình 1.12. O,O - Diethyl - S - methyl - carbomoylphosphorothioat
Tính chất: dạng tinh thể 96% có màu trắng ngà, ít tan trong nước, tan nhiều trong
rượu và các dung môi hữu cơ, bền trong môi trường acid và trung tính, thủy phân
nhanh trong mơi trường kiềm. LD50 = 250 - 680 mg/kg.
Là loại thuốc trừ sâu nội hấp có tác dụng tiếp xúc, vị độc dùng cho các loại rau ăn củ,
quả lá, ngũ cốc, cà chua, trừ côn trùng và trừ các loại rầy, rệp, bọ xít cho các loại cấy
cơng nghiệp (Giáo Trình độc chất học).

15



×