TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA CƠ KHÍ - CÔNG NGHỆ
ﺚ
BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT. CHẤT KHÁNG SINH. CHẤT DIỆT KHUẨN.
ĐỘC TỐ VI NẤM.
I: PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
a. Phương pháp hóa sinh
Phương pháp Enzym:
Nguyên tắc: người ta đã xây dựng các phương pháp xác định dư lượng thuốc
BVTV trong thực phẩm với độ nhạy từ µ g –ng. phương pháp dựa trên cơ chế
ức chế đặc hiệu giữa nhóm lân hữu cơ hoặc carbomat với ChE. Xác định sự
giảm hoạt độ của ChE (% ức chế) khi có mặt của chất độc từ đó có thể tính
được hàm lượng chất độc có trong mẫu.
Cholinesteraza ( ChE ) là enzym thủy phân các Esteaxyl của cholin, nó đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động thông tin giữa các tế bào trong cơ thể sống,
đặc biệt là các tế bào của hệ thần kinh. ChE bị kìm hãm bởi các nhóm thuốc
lân hữu cơ và carbamat.
Phương pháp GT-test Kit:
Nguyên tắc : dựa vào đặc tính ức chế axetylcholinestearaza của các loại thuốc
trừ sâu nhóm phospho hữu cơ và carbomat. phần Axetylcholinnesteraza tự do
(không bị ức chế) sẽ thủy phân Axetylcholin tạo acid Axetic và cholin. dựa vào
phản ứng tạo màu giữa Axetylcholin còn thừa với thuốc thử GT ta xác định
lượng thuốc BVTV trong rau quả.
1. Các phương pháp tiến hành
b. Phương pháp sinh học
Đây là các phương pháp được sử dụng để kiểm tra độc tố và côn trùng. Trong
phần lớn các trường hợp chúng được coi như các phép thử định tính. Các
phương pháp này dược sử dụng khá phổ biến
c. Phương pháp hóa lý
- Phương pháp cực phổ: Đây là phương pháp có độ nhạy cao
-
Phương pháp quang phổ: Thường được sử dụng để nghiên cứu và định
lượng các chất BVTV
-
Phương pháp so màu: cơ sở của phương pháp dựa vào phản ứng tạo phức
màu đặc trưng cho các chất BVTV.
- Phương pháp sắc ký: Các phương pháp hay dùng: sắc ký giấy, sắc ký bản
mỏng, sắc ký khí (GC), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
Ứng dụng: đây là phương pháp định lượng mới, nó được ứng dụng cho nhiều
loại hóa chất BVTV khác nhau. trong số đó được dùng phổ biến hơn cả là GC
2. Thực hành
xác định hàm lượng hóa chất BVTV thuộc nhóm lân hữu cơ
2.1 Nguyên tắc: Khi được tách chiết, hóa chất bảo vệ thực vật photpho-nitơ
hữu cơ được xác định bằng sắc ký khí (GC) trực tiếp với detector FPD.
2.2 Hóa chất:
•
Axeton, diclomtan,ete petrol tinh khiết phân tích
•
Natri sunfat khan tinh khiết
•
Chất chuẩn cho nhóm chất BVTV nhóm photpho hữu cơ.
2.3 Dụng cụ và hóa chất:
•
cân phân tích d=10-4g
•
máy nghiền mẫu;
•
cân kỹ thuật d=10-2g
•
máy cô quay chân không;
•
hệ thống sắc ký khí (GC) với detector FPD;
phểu chiết.
2.4 Cách tiến hành
Xây dựng đường chuẩn
•
Dung dịch chuẩn gốc 100 ppm.
Cân 0,01g chất chuẩn cho vào bình định mất 100ml, thêm n-hexan đến vạch
mức.
•
Dung dịch chuẩn làm việc
•
Hút 0,5; 1,0; 2,0ml chuẩn gốc ở trên cho vào bình dịnh mức 10ml và pha
loãng tới vạch bằng n-hexan được các nồng độ chuẩn tương ứng là 5;10 và
20ppm.
•
Bơm vào máy, theo hướng dẩn của phần mềm để lập đường chuẩn và xác
định thời gian lưu, diện tích pic.
Tiến hành chiết mẫu
•
mẫu được thái nhỏ và trộn điều cẩn thận. cần xác định 100g mẫu cho vào
bình nón 250ml, thêm 200ml aceton nghiền đồng nhất trong 1 phút. lọc qua
thiết bị lọc chân không, thu dịch chiết trong bình hút 500ml. Cho 800ml dịch lọc
mẫu vào phễu chiết 1lit, thêm 100ml ete petrol và 100ml diclometan,lắc mạnh
trong 1 phút. Lớp hữu cơ bên trong của phểu chiết ban đầu đê lam khô bằng
cách cho chạy qua phểu lọc đường kính 10cm có chứa natri sunfat khan bên
trên giấy lọc, thu dịch lọc vào bình cô quay.
Rửa lớp natri sunfat bằng 50ml diclometan. Cô đặc và bay hơi chậm bằng máy
cô quay chân không ở 450C. Khi cô đặc còn khoảng 2ml, thêm 10ml axeton và
lại cô đến còn khoảng 2ml. Lặp lại việc cô đặc 2 lần với 10ml axeton. Không
cô khô để tránh phân hủy mẫu.
Phân tích hổn hợp mẫu photpho hữu cơ và natri hữu cơ
•
Hòa tan cặn dịch khô đến 10ml bằng axeton
•
Bơm 1 µl dung dịch này vào máy sắc ký khí, sử dụng detector FPD với các
điều kiện sau: cột SPB- 5 (30m x 0,25mm x 0,25µm ). Nhiệt độ cột: 500C (1
phút), tăng 200C/phút -1200C, tăng 500C/ngày-2500C. chế độ bơm: không
chia dòng, tốc độ 1ml/phút. áp suất khi mang 100kpa.
Xi : Hàm lượng hóa chất BVTV “i” có trong 1kg mẫu (mg/kg)
Si: diện tích pic tương ứng mẫu chất “i”
m : khối lượng mẫu phân tích
V : thể tích dịch mẫu cuối cùng, ml
Sm : diện tích pic tương ứng của mẫu chuẩn có chất “i”
m: khối lượng mẫu lấy phân tích, g
2.5 xử lý kết quả
So sánh thời gian lưu của mỗi đỉnh so với chất chuẩn để định tính
So sánh diện tích hoặc chiều cao của mỗi pic với pic chuẩn để định lượng
Hàm lượng của từng loại hóa chất BVTV được tính theo công thức:
Xi =
. .
.
i i
m
C V S
m S
II: PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG CHẤT KHÁNG SINH
1. Các phương pháp tiến hành
1.1. Phương pháp vi sinh
•
Các phương pháptrong môi trường lỏng
Mẫu sau khi thanh trùng sẽ được cấy các chủng vi khuẩn nahyj với chất
kháng sinh như (Bacillus, Streptococus…). Sau thời gian nuôi cấy nếu như có
tạo ra axit lactic thì đó la bằng chứng cho việc không có mặt chất kháng sinh
hoặc có ở một giới hạn nhất định. Việc xác định có thể tiến hành bằng cách
đo PH hoặc đông tụ sữa. Sự tăng tế bào vi khuẩn có thể được xác định bằng
đo độ đục.
Các phương pháp trong môi trường thạch
Các chất kháng sinh khi tiếp xúc với môi trường thạch sẽ lan tỏa trong đó. Sự
lan lỏa tuân theo hàm logarit của nồng độ kháng sinh. Sự phát triển của vi
sinh vật trong môi trường thạch sau thời gian nuôi cấy cho phép sự có mặt
của chất kháng sinh.
1.2 Phương pháp điện di
•
Mẫu được đưa vào các lỗ đục trên mặt thạch. Sau khi tiến hành điện di trên
tấm thạch các chất kháng sinh sẽ được phân tách và nhờ đó định tính được,
ngoài ra loại trừ được ảnh hưởng của các chất khác. Tấm thạch thứ 2 được
cấy một hay nhiều chủng vi sinh vật khác nhau tùy từng loại kháng sinh. Sau
khi nuôi cấy tiến hành đo đường kính kháng khuẩn từ đó có thể định lượng
được loại kháng sinh có trong mẫu.
Phương pháp này có các ưu điểm: loại trừ được ảnh hưởng của các chất
khác; Xác định được các loại chất kháng sinh; Định lượng kháng sinh.
1.3 Phương pháp hóa lý
•
Phương pháp phóng xạ - enzym: Dựa trên phản ứng sinh hóa giữa chất
kháng sinh và một cofacter có gắn đồng vị C14. Quá trình định lượng được
tiến hành 10-15 phút, giới hạn phát hiện đạt 0,05UI/ml đối với penicilin
Phương pháp phóng xạ-miễn nhiễm
•
Phương pháp phóng xạ - miễn nhiễm: Cơ sở phương pháp dựa trên đo sự
thay đổi hoạt độ của một enzym dưới ảnh hưởng của một kháng thể thích hợp.
Phương pháp này có thuận lợ là không phải sử dụng chất đồng vị phóng xạ và
có độ nhạy gần với các phương pháp hiện hành.
•
Phương pháp huỳnh quang: Phương pháp dựa trên việc gắn chất phát
quang lên phân tử chất kháng sinh và tiến hành đo bởi máy huỳnh quang dùng
ánh sáng phân cực hoặc không phân cực. phương pháp này dùng xác định
tetracylin, sau khi đun nóng trông môi trường trung tính hoặc kiềm tạo thành
phức chất phát quang. Giới han phát hiện của phương pháp 2g/g.
•
Phương pháp quang sinh học : ATP tạo ra bởi vi khuẩn được chuyển thành
ADP Luciferza, kèm theo đó là quá trình phát quang và được đo bằng trắc
quang kế.
•
Phương pháp quang phổ: Dùng thiết bị quang phổ UV-Vis và RI cho phép
xác định và định lượng penicilin, steptomycin, tetracylin…
•
Phương pháp sắc kí: Sắc kí lớp mỏng: dùng xác định dư lượng kháng sinh
trong sữa. Định lượng có thể dùng phương pháp huỳnh quang. Giới hạn phát
hiện của phương pháp: tetracylin 0,025 g/ml; Choloramphenicol 1g/ml;
neomycin 15 g/ml; treptomycin 0,5 g/ml.Sắc kí khí: áp dụng trong sữa. Giới
hạn phát hiện:
Tetracylin 0,5 – 10 g/ml; Choloramphenicol 0,01
g/ml; penicilin 0,005UI/ml. Sắc kí lỏng hiệu nâng cao (HPLC) đây là phương
pháp hiện nay được dùng rất phổ biến để định tính và định lượng chất kháng
sinh.
2. Thực hành: phân tích dư lượng kháng sinh trong streptomycin
2.1 Nguyên tắc: Thuỷ phân streptomycin bằng kiềm cho maltol là Methyl-3-
hydroxy- 7pyron. Sự tạo thành maltol xảy ra hoàn toàn định lượng cho phép
xác định được streptomycin Maltol sinh ra được tách khỏi hỗn hợp thủy phân
bằng cách dùng clorofooc để chiết khỏi dung dịch mẫu trong môi trường axit,
sau đó giải chiết maltol bằng dung dịch kiềm trong nước. Cho maltol tác dụng
với phèn sắt (III) amonium, dung dịch 2% sẽ sinh ra phức màu đỏ tía đặc trưng
và đo mật độ quang của phức màu này ở sóng 525 nm để xác định
streptomycin. Nồng độ của streptomycin được xác định theo phương pháp
đường chuẩn
Lấy mẫu: - Nên lấy mẫu ở dạng còn nguyên bao gói
- Nếu phải lấy mẫu một phần:
•
Dụng cụ chứa mẫu phải sạch, khô, không có lỗ rò, miệng rộng có nắp đậy,
vô trùng, có kích thước phù hợp với mẫu cần lấy.
•
Tốt nhất là dụng cụ chứa mẫu bằng nhựa hay kim loại, hạn chế sử dụng
dụng cụ bằng thủy tinh.
•
Dùng các dụng cụ vô trùng để lấy mẫu vào dụng cụ chứa, không dùng tay
tiếp xúc với mẫu.
•
Sản phẩm khô, có thể dùng hộp kim loại hay bao PE có thể bịt kín được.
•
Lấy ít nhất 100g cho mỗi mẫu, không được lấy mẫu đầy bình chứa
•
Đối với mẫu lỏng phải phải kiểm soát nhiệt độ tại thời điểm lấy mẫu.
2.2 Dụng cụ và thiết bị:
Máy ly tâm Pipet các loạiMáy ly tâm Pipet các loạiMáy ly tâm
Máy xay sinh tố Bình định mức
Máy trắc quang UV-VIS
Phễu chiết
Máy trắc quang UV-VIS
Phễu chiết
Máy trắc quang UV-VIS
2.3 Hóa chất:
Dùng hoá chất có độ tinh khiết phân tích
- Axit clohydric, dung dịch 1M
- Natrihydroxyt, dung dịch 1N
- Thuốc thử: phèn sắt (III) amonium, dung dịch 2% trong
axit sunfuric 1N
- Clorofooc
- Dung dịch gốc tiêu chuẩn streptomycin sunphat nồng độ 1mg/ml
- Nước cất 2 lần
2.4 Cách tiến hành:
Chuẩn bị mẫu phân tích
•
Mẫu thịt cần phân tích được thái nhỏ, nghiền mịn, trộn đều và cân 1 lượng
a = 20g cho vào máy xay sinh tố. Thêm 10 ml nước cất vào và cho máy chạy
trong 5 phút. Cho 5 ml axit clohydric 1 M vào và định mức đến 50 ml bằng
nước cất. Đun trong bếp cách thuỷ sôi trong 10 phút. Để nguội, ly tâm lắng
cặn, lấy dung dịch nước trong cho vào phễu chiết, thêm 10 ml clorofooc, lắc
trong 10 phút sau đó để yên trong 15 phút cho phân lớp hoàn toàn trong phễu
chiết rồi tách lấy tướng hữu cơ vào phễu chiết khác, thêm 2 ml natrihydroxyt
1N và 4 ml thuốc thử phèn sắt (III) amonium 2% trong axit và nước cất đến 20
ml. Lắc mạnh trong 30 phút, sau đó để yên trong 20 phút rồi tách lấy phần
dung dịch nước. Dung dịch này dùng để đo mật độ quang, xác định
streptomycin ở bước sóng 525 nm.
•
Pha dãy chuẩn: Dùng dung dịch gốc tiêu chuẩn của streptomycin sunphat
nồng độ 1mg/ml, tính toán lượng phù hợp để pha dãy dung dịch chuẩn có
nồng độ 0,1- 0,5 - 1,0 - 1,5 - 2,0 - 2,5 μg/ml trong các bình định mức có thể tích
20 ml sau đó thuỷ phân bằng kiềm, đun cách thuỷ cho sôi 10 phút, để nguội rồi
cho 2 ml dung dịch thuốc thử phèn sắt (III) amonium 2%, định mức bằng
nước cất đến 20 ml rồi để sau 20 phút mới tiến hành đo .
•
Tiến hành thử:
+ Đặt sóng đo và bật máy chạy cho ổn định (5 phút);
+ Đo mật độ quang của mẫu chuẩn và mẫu phân tích ở bước sóng 525 nm
bằng Cuvét có chiều dày 2 cm. Dùng mẫu trắng ở kênh so sánh làm mẫu so
sánh và đo mỗi mẫu 3 lần;
+ Lập đồ thị đường chuẩn theo hệ toạ độ D-C. Trong đó D là mật độ quang
của dung dịch mẫu chuẩn có nồng độ C tương ứng ;
+ Xác định nồng độ Cx của chất phân tích theo đường chuẩn đã dựng được.
•
Mẫu trắng:
Mẫu trắng phải được chuẩn bị cùng một điều kiện như mẫu phân tích nhưng
thay mẫu phân tích trên bằng nước cất sao cho có cùng thể tích
2.5 Xử lý kết quả:
Hàm lượng của streptomycin trong mẫu phân tích được tính theo công thức
sau:
C
o
= (C
x
.V) / a Tính bằng g/g
Trong đó:
-
a là lượng mẫu cân (ở đây a = 20 g)
-
V là thể tích pha mẫu (V = 20 ml)
- Cx là nồng độ streptomycin xác định được theo đường chuẩn
III : CHẤT DIỆT KHUẨN
1. Các phương pháp phân tích:
a. Phương pháp biến đổi sự chuyển hóa của nấm men
Phương pháp thường dùng là test quá trình lên men.Thực phẩm được đưa đi
lên men có bổ sung một lượng chuẩn nấm men saccharomyces cerevisiae rất
hoạt động. Sau khi nuôi cấy kiểm tra thể tích khí CO2 tạo thành cho phép kết
luận có hay không có mặt chất diệt khuẩn.
2.1. Phương pháp vi sinh:
b. Phương pháp phát triển trong môi trường thạch
Cơ sở của phương pháp là cho mẫu vào trong môi trường thạch. Nếu mẫu có
chất diệt khuẩn sẽ ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật trên bề mặt thạch.
Được so sánh với mẫu kiểm chứng tiến hành trong cùng điều kiện. phương
pháp hay dùng: phương pháp Drieux và Thierry áp dụng cho tất cả các sản
phẩm ngoại trừ bơ. Phương pháp Mossel và Eijgelaar áp dụng cho phân tích
bơ.
2.2 Phương pháp hóa lý:
•
Acid sorbic và sorbat
Các phương pháp hay dùng: phương pháp so màu, phương pháp quang
phổ hấp thụ tử ngoại, phương pháp sắc kí khí (GC), phương pháp sắc kí lỏng
hiệu năng cao (HPLC)
•
Acid Benzoic dẫn xuất
Dẫn xuất của benzoic có nhiều loại: axit orthoclorobenzoic,
paraclorobenzoic, salicylic, parahydroxybenzoic và các ester metyl, propyl,
butyl của axit parahydroxybenzoic.Phương pháp thường dùng : sắc kí giấy,
sắc kí bản mỏng, phương pháp HPLC
•
Anhydric sunfurơ và sunfit
Anhydric sunfurơ được đưa vào thực phẩm lỏng dưới dạng khí sunfurơ, nó
sẽ kết hợp với đường, etanol và các chất màu. Nó thường tồn tại một phần
dưới dạng SO2 tự do có mùi đặc trưng và có tính diệt khuẩn.
Sau khi đốt nóng mẫu và bổ sung nước, axit photphoric, có thể xác định
anhydric sunfurơ theo 2 cách:
+ Nhận biết mùi
+ Con đường hóa học: dùng băng giấy amidon có tẩm kali, khi có mặt SO2 ,
băng giấy sẽ hiện màu xanh. Có nhiều phương pháp kỹ thuật dùng định lượng
•
Biphenyl và orthophenyl-phenol
Các hợp chất này được sử dụng trong xử lý bề mặt cam quýt … Chúng
được xác định theo phương pháp Gunther,Blinn va Barkley:
Nghiền quả, xử lý bằng hơi nước thu phần chưng bằng xyclohexan.
Orthophenyl-phenol được chiết bằng dung dịch xút loãng, biphenyl vẫn còn
trong xyclohexan. Tiến hành so màu ở 248nm
•
Dẫn xuất halogen của axit axetic
Công thức chung CH2XCOOH.Trong đó axit monobromaxetic được dùng
nhiều hơn cả. Có nhiều phương pháp được dùng:Phương pháp Florentin-
Munch,Cristol-Benezech,Jaulnes,Vivario.
•
Axit boric
Có nhiều phương pháp xác định axit boric trong thực phẩm, ta có thể kể tới
2 phương pháp chính:Phương pháp chuẩn độ,Phương pháp so màu
•
Fomrmaldehyt và dẩn xuất
Diemair và Postel đưa ra phương pháp kiềm hóa formol bằng phản ứng với
axit cromotropic với sự có mặt của H2SO4.Nếu có formol sẽ xuất hiện màu
tím.Censi và Cremonini đưa ra phương pháp định lượng formol bằng cách
dùng 2,4-dinitrophenylhydrazin.
•
Axit formic
Phương pháp Lecoq:Chiết bằng ete petrol, sau đó phần chiết ete được
kiềm hóa bằng dung dịch xút 0,1N.Tách pha nước và tiến hành axit hóa bằng
H2SO4 1N, sau đó chưng cất đến khi chỉ còn khoảng vài ml dịch chiết.Gia
nhiệt phần nước chưng 15 phút bằng đun cách thủy, bổ sung vài hạt tinh thể
HgCl2.Nếu có mặt axit formic, se tạo kết tủa trắng.Giới hạn kiểm tra của
phương pháp hàm lượng axit ≥ 300mg/l .
•
Hợp chất flo
Phương pháp Truhaut: sau khi tro hóa, chuyển toàn bộ flo thành axit
hydroflosilic bằng cách cho tác dụng với H2SO4 với sự có mặt của silic.Chưng
cất cuốn hơi nước, thu axit flohydric (do thủy phân axit hydroflosilic). Chuẩn độ
flo bằng đun dịch thori nitrat với chỉ thị natri alizarin-sulfonat hoặc
parasulfophenyl-azo-dihydroxynaphtalen-disulfonic(SPADN3).
•
Hợp chất amonium
Phương pháp Diemair-Postel: chiết amoni bằng hỗn hợp nước-axeton,tiếp
theo bằng dicloetan , thu bằng bromophenol.Các hợp chất amoni tạo phức
màu xanh với bromophenol và được định lượng bằng cách so màu ở bước
sóng 608nm(xây dựng đường chuẩn ).Phương pháp Miller-Wildbrett:cải tiến từ
phương pháp trên, hợp chất amoni tạo phức màu với eosin và so màu ở
542nm
•
Hydroperoxyt
Được áp dụng nhiều trong công nghiệp sữa.
+ Phương pháp hóa học: Phương pháp Pien, Desirant và Lafontaine;
Phương pháp Rouquette; Phương pháp Amin và Olson; Phương pháp
Ferrier;Phương pháp Gupta.
+ Phương pháp enzym: Có độ nhạy cao hơn phương pháp hóa học
•
Hypoclorit và cloramin
+ Phương pháp hồ tinh bột: Hypoclorit phân giải iodua tạo iod có màu
xanh với hồ tinh bột
+ Phương pháp huỳnh quang: trộn 3ml mẫu với hỗn hợp H2SO4 (3+1)
chứa 0,025% clorua thiếc,giữ ở nhiệt độ 0-5 0C.Ly tâm 3 phút tốc độ 2500
vòng/phút.Thu kết tủa soi đền ngoại tử(365nm), nếu thấy màu lục nhạt thì mẫu
có hypoclorit hoặc cloramin.
2. Thực hành:
2.1 Nguyên tắc:
Làm đồng nhất hóa sản phẩm, sau đó pha loãng và axit hóa phần mẫu thử,
chiết axit benzoic bằng dietyl ete, sau đó chiết lại axit này bằng kiềm và tinh
chế bằng cách oxy hóa kalidicromat đã được axit hóa . Xác định bằng cách đo
quang phổ của axit benzoic tinh khiết được hòa tan trong dietylete.
2.2 Hóa chất:
Tất cả các thuốc thử phải thuộc loại tinh khiết phân tích .Phải sử dụng nước
cất hoặc nước tinh khiết tương đương
Axit tactaric tinh thể NaOH 1N ; Axit sufuric(2+1) Kali dicromat 33-34ml dietyl
ete mới được cất Axit benzoic, dung dịch chuẩn 0,1g/l trong dietyl ete
2.3 Dụng cụ và thiết bị:
•
Bình định mức 50ml
•
Phiễu chiết 500ml
•
Pipe 20ml
•
Máy làm đồng chất
•
Cân phân tích
•
Bếp cách thủy
•
Bình cầu 200ml có nút gài, được làm bằng thủy tinh
•
Máy đô quang phổ xác định trong phạm vi tia cực tím.
3.4 Cách tiến hành:
Các sản phẩm lỏng( dịch quả, các sản phảm có thịt quả,xiro)và các sản phẩm
đặc(mứt cam,mứt nhuyễn) : Làm đồng nhất mẫu thí nghiệm sau khi trộn
Sản phẩm rắn(rau, quả) : Cắt mẫu thí nghiệm ra thành nhiều miếng nhỏ, bỏ
hạt, khoang lá noãn nếu cần và nghiền trộn đồng nhất một cách cẩn thận
khoảng 40g mẩu.Để sản phẩm đông lạnh tan giá trong một bính kín và cho
dịch tan chảy vào sản phẩm trước khi nghiền trộn mẫu.
3.4.1 Chuẩn bị mẫu thử
Các sản phẩm lỏng:Dùng pipet lấy 20ml mẫu thử, không có các chất ở dạng
huyền phù, pha loãng với khoảng 50ml nước và chuyển vào một phiễu chiết
dung tích 500ml(phiễu chiết A)
Các sản phẩm lỏng chứa thịt quả : Lấy 20ml mẫu thử cho vào cối và nghiền
với 200ml nước. Lọc chất lỏng sau khi gạn. Làm 2 lần liên tiếp, cho bã vào
200ml nước rồi gạn, lọc lấy chất lỏng.Thu toàn bộ dịch lọc trực tiếp vào phiễu
chiết dung tích 500ml( phiễu chiết A)
Các sản phẩm rắn hoặc đặc : Cân khoảng 10g mẫu thử chính xác đến 0,01g,
và dùng 30 – 40ml nước, chuyển mẫu vào bình cầu 250ml. Thêm khoảng 50ml
natrihydrocacbonat.Lắc, rồi đặt lên nồi cách thủy, điều chỉnh nhiệt độ 70 –
80 0C và để trong 5 – 30 phút.Lọc phần chứa trong bình cầu và tráng 2 lần
bằng nước, mỗi lần dùng 15-20ml.Thu toàn bộ dịch lọc vào phiễu chiết dung
tích 500ml(phiễu chiết A).Để cho nguội
3.4.2 Phần mẫu thử
3.4.3 Chiết axit benzoic
Cho 1 g axit tartaric vào phiễu chiết(A) chứa phần mẫu thử đã được pha loãng,
thêm 60ml dietyl ete và lắc kĩ. Để cho tách lớp, rồi hứng lớp ete vào phiễu chiết
thứ hai dung tích 500ml(phiễu chiết B).Sau đó rửa phần dịch trong phiễu chiết
thứ nhất (A) bằng 60ml dietyl ete.Để tách lớp, rồi hứng ete vào phiễu chiết (B)
có chứa lớp ete thu được lần thứ nhất.Tiếp tục tương tự lần chiết thứ ba bằng
30ml dietyl ete và dồn lớp ete thu được vào cùng hai lần đầu trong phiễu chiết
(B).Chiết axit benzoic từ dung dịch ete bằng cách thêm tiếp 10ml và tiếp 5ml
dung dịch natrihydroxit, và sau đó 2 lần,mỗi lần 10ml nước. Sau mỗi lần cho
thêm lắc, rồi để cho tách lớp và hứng lấy phần dung dịch.Hứng dịch vào một
đĩa.Đặt đĩa lên nồi cách thủy,điều chỉnh nhiệt độ 70-80oC, và để đó cho đến
khi thể tích dung dịch kiềm giảm khoảng một nửa,lấy phần dietyl ete đã hòa
tan còn sót lại.
3.4.4 Tinh chế axit benzoic
Sau khi để nguội,rót dịch ở đĩa vào một bình cầu dung tích 250ml có chứa hỗn
hợp 20ml dung dịch axit sunfuricvà 20ml dung dịch kali dicromat.Đậy nắp bình
cầu,lắc và để đó ít nhất 1 giờ