Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Tìm hiểu PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 153 trang )

Tìm hiểu
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ AN SINH XÃ HỘI


Tìm hiểu
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ AN SINH XÃ HỘI


Tài liệu được Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) chủ trì biên soạn với sự hỗ trợ kĩ thuật của
các luật sư và chuyên gia, trong khuôn khổ dự án "Hòa nhập kinh tế - xã hội của lao động nữ tại các
khu công nghiệp vùng ven đô ở Việt Nam" (gọi tắt là dự án Phụ nữ).
Bản quyền tài liệu thuộc dự án Phụ nữ. Tài liệu có thể được sao chép, lưu hành, sử dụng cho các
mục đích phi thương mại, song phải trích dẫn nguồn và bảo lưu tính tồn vẹn của tài liệu, khơng
làm sai lệch nội dung thông tin.


MỤC LỤC
Lời nói đầu .................................................................................................................................................................2
Các từ viết tắt............................................................................................................................................................4
PHẦN I. GIỚI THIỆU SỔ TAY VÀ GỢI Ý .............................................................................................................5
A. Giới thiệu ............................................................................................................................................................5
1. Mục đích.......................................................................................................................................................5
2. Đối tượng sử dụng ...................................................................................................................................5
3. Nội dung tài liệu........................................................................................................................................5
4. Lưu ý khi sử dụng tài liệu .......................................................................................................................6
B. Gợi ý ......................................................................................................................................................................6
PHẦN II. CÁC CHỦ ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG & AN SINH XÃ HỘI...........................................11
Chủ đề 1: Hợp đồng lao động............................................................................................................................11
Chủ đề 2: Tiền lương..............................................................................................................................................23


Chủ đề 3: Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi .......................................................................................................33
Chủ đề 4: Bảo hiểm xã hội...................................................................................................................................43
Chủ đề 5: Bảo hiểm y tế........................................................................................................................................57
Chủ đề 6: Bảo hiểm thất nghiệp .......................................................................................................................65
Chủ đề 7: Chế độ thai sản....................................................................................................................................73
Chủ đề 8: Giải quyết tranh chấp lao động.....................................................................................................83
Chủ đề 9: An toàn lao động – Vệ sinh lao động ..........................................................................................91
Chủ đề 10: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ........................................................................................99
Chủ đề 11: Thỏa ước lao động tập thể .........................................................................................................107
Chủ đề 12: Cơng đồn........................................................................................................................................115
Chủ đề 13: Đình cơng.........................................................................................................................................127
Chủ đề 14: Quyền tiếp cận thông tin............................................................................................................139

1


LỜI NĨI ĐẦU
Trong vịng 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về
tốc độ tăng trưởng kinh tế. Q trình cơng nghiệp hố bắt đầu cùng với sự ra
đời của rất nhiều KCN/khu chế xuất, kéo theo sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu
lao động từ lực lượng lao động nông nghiệp sang lao động cơng nghiệp. Theo
đó, các luồng di cư từ nơng thơn ra thành thị ngày càng tăng về số lượng và quy
mô. Số người di cư giữa các tỉnh tăng từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu
người năm 1999 và lên tới 3,4 triệu người năm 2009. Dự báo sẽ có tới 5 triệu
người di cư từ nơng thơn ra thành thị vào năm 2019, chiếm khoảng 5% dân số
Việt Nam (Tổng cục thống kê 2011).
Lao động di cư trong nước làm việc cả trong khu vực chính thức lẫn phi
chính thức; phần lớn là lao động nữ và phải đối mặt với nhiều khó khăn khác
nhau trong cuộc sống hàng ngày. Hàng triệu lao động di cư hiện phải chấp nhận
mức thu nhập thấp, thời gian làm việc kéo dài trong điều kiện lao động không

đảm bảo. Bên cạnh đó, sự gia tăng cơ học của dân số trong các khu vực gần các
KCN nhanh hơn nhiều so với sự phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ địa
phương. Điều này khiến cho nhiều người không tiếp cận được với các dịch vụ
công, các kênh hỗ trợ chính thức của Nhà nước và gặp khó khăn trong q trình
hịa nhập với cộng đồng tại nơi đến.

2


Nhằm hỗ trợ người lao động, đặc biệt là lao động di cư, nâng cao hiểu biết
cũng như kĩ năng để đáp ứng yêu cầu công việc, bảo vệ quyền lợi chính đáng
và có khả năng tự phát triển năng lực, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI)
phối hợp cùng các chuyên gia và đối tác xây dựng bộ sách gồm 3 cuốn tài liệu
với các nội dung chính sau:


Tìm hiểu pháp luật lao động và An sinh xã hội: cập nhật thông tin và hướng
dẫn các quy định liên quan đến hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm
việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ thai sản,
an toàn vệ sinh lao động, tiếp cận thơng tin...



Chăm sóc sức khỏe: cung cấp kiến thức và các hướng dẫn đơn giản, dễ áp
dụng để bảo vệ và tăng cường sức khỏe như hiểu đúng về quan hệ tình dục,
bệnh HIV/AIDS, chuẩn bị mang thai, chăm sóc phụ nữ có thai và trẻ nhỏ,
đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, phịng tránh các bệnh theo mùa...




Phát triển kĩ năng: hướng dẫn thực hành các kĩ năng cá nhân cũng như kĩ
năng lãnh đạo; bao gồm kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, tự nhận thức
và phát triển bản thân, kĩ năng ra quyết định, quản lí và lập kế hoạch, điều
hành nhóm...

Trung tâm Phát triển và Hội nhập xin chân thành cảm ơn các cơ quan nhà
nước, tổ chức tài trợ, tổ chức đối tác và các chuyên gia đã hỗ trợ, phối hợp biên
soạn bộ tài liệu này. Hy vọng bộ tài liệu sẽ góp phần bổ sung các thơng tin cập
nhật, kiến thức hữu ích và phát triển các kĩ năng cần thiết cho người lao động
trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của Việt Nam hiện nay.

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

4

ASXH

An sinh xã hội

ATLĐ

An toàn lao động

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BNN

Bệnh nghề nghiệp

CLB

Câu lạc bộ

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

KCN

Khu công nghiệp

LĐLĐ

Liên đoàn Lao động

NHD


Người hướng dẫn

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

SHN

Sinh hoạt nhóm

TNLĐ

Tai nạn lao động

TƯLĐTT

Thỏa ước lao động tập thể

TTLĐ

Tranh chấp lao động

VSLĐ

Vệ sinh lao động



Phần I:
MỞ ĐẦU

A. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU
1. MỤC ĐÍCH
Tài liệu này được biên soạn nhằm cung cấp các thông tin cập nhật và hướng dẫn chi tiết về một
số quy định liên quan đến pháp luật lao động và chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Thông qua
việc sử dụng tài liệu, kết hợp với thông tin bổ sung từ các nguồn khác, NLĐ đặc biệt là lao động nữ
tại các KCN, vùng ven đơ, có thể nâng cao nhận thức và hiểu biết về các chủ đề liên quan, có khả
năng bảo vệ bản thân và hỗ trợ những NLĐ khác khi gặp phải các vấn đề nảy sinh trong quá trình
làm việc. Mặt khác, tăng cường hiểu biết về pháp luật lao động cũng góp phần nâng cao ý thức và
hiệu quả lao động của NLĐ, tạo dựng mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ, đồng thời xây dựng môi
trường lao động ngày một tiến bộ, đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói
riêng và đất nước nói chung.
2. ĐỐI TUỢNG SỬ DỤNG
Tài liệu dành cho đối tượng chính là các cán bộ nguồn và người điều hành (các trưởng/phó nhóm
hoặc thành viên nịng cốt) của các nhóm cơng nhân, các CLB nữ. Người sử dụng tham khảo nội dung
kiến thức và các gợi ý trong tài liệu để xây dựng ý tưởng và tiến trình cụ thể cho các buổi SHN, tập
huấn, tuyên truyền... về các chủ đề liên quan.
Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở kinh nghiệm và các bài học trong quá trình CDI và các đối tác
thực hiện các dự án hỗ trợ lao động nữ tại các KCN, vùng ven đơ phía Bắc Việt Nam. Trong đó, đội
ngũ cán bộ nịng cốt và người điều hành nhóm/CLB là những tác nhân quan trọng thúc đẩy NLĐ
tham gia vào các hoạt động để từng bước nâng cao năng lực, sự tự tin và yêu cầu các quyền lợi
chính đáng của mình. Cán bộ nịng cốt hay cán bộ nguồn là những người tích cực, đến từ các cơ
quan/tổ chức hỗ trợ NLĐ như Liên đoàn Lao động các cấp, Cơng đồn cơ sở, cán bộ Sở/Phịng Lao
động, Thương binh và Xã hội, cán bộ Bảo hiểm xã hội, y tế, chính quyền địa phương... Người điều
hành nhóm là những thành viên tích cực, những "thủ lĩnh" của một nhóm hay CLB, có khả năng huy
động sự tham gia của NLĐ trong các hoạt động của nhóm, điều hành các buổi sinh hoạt và duy trì
hoạt động của nhóm.

3. NỌI DUNG TÀI LIẸU
Tài liệu gồm hai phần chính với các nội dung khái quát như sau:


Phần I. Mở đầu: Giới thiệu chung về tài liệu, đối tượng sử dụng, nội dung và một số lưu ý khi sử
dụng tài liệu.

Phần I: MỞ ĐẦU

5




Phần II. Các chủ đề về Pháp luật lao động và An sinh xã hội: gồm 14 chủ đề khác nhau liên
quan đến pháp luật lao động và các chính sách ASXH của nhà nước. Các chủ đề này được lựa
chọn và tổng hợp dựa trên mong muốn hiểu biết của NLĐ và các câu hỏi thường gặp trong quá
trình sinh hoạt nhóm/CLB.

4. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Tài liệu này không phải sổ tay cung cấp kiến thức đơn thuần mà đuợc thiết kế như một cuốn
hướng dẫn thực hành dành cho đối tượng chính là các cán bộ nguồn và các trưởng/phó nhóm/CLB.
Do đó phần cung cấp kiến thức được lồng ghép trong các bước hướng dẫn SHN cụ thể. Mỗi chủ đề
được xây dựng tương ứng với tiến trình diễn ra một buổi SHN, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau
xoay quanh một nội dung chính.
Cùng với phần kiến thức, các trò chơi, câu hỏi hoặc bài tập tình huống là gợi ý để người sử dụng
chọn lọc, tăng tính hấp dẫn cho chủ đề và thu hút thành viên tham gia trong quá trình thảo luận.
Các hướng dẫn này (kể cả phần dụng cụ chuẩn bị và thời gian dự kiến) cần được vận dụng linh hoạt,
tùy bối cảnh, chủ đề và nhóm đối tượng đích.
Tài liệu này cũng có thể áp dụng tham khảo cho các hoạt động khác như tập huấn, chuẩn bị

nội dung đối thoại, tuyên truyền... Tuy nhiên, nội dung cần được chọn lọc và thiết kế lại cho phù
hợp với các dạng hoạt động khác nhau, đặc biệt là các hoạt động truyền thông diện rộng.
B. GIỚI THIỆU VỀ VẬN HÀNH NHÓM/CLB VÀ ĐIỀU HÀNH SINH HOẠT NHÓM
1. VẬN HÀNH NHĨM/CLB
1.1. Mục đích của việc thành lập và sinh hoạt nhóm/CLB
Thơng qua các nhóm/CLB tự quản, NLĐ có thêm khơng gian và cơ hội để:


Giao lưu, kết bạn, học hỏi, chia sẻ, giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng



Cùng nhau thảo luận về các vấn đề mà cá nhân hoặc nhóm đang gặp phải tại nơi làm việc và
trong cuộc sống, từ đó tìm ra hoặc đề xuất các giải pháp phù hợp



Được tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến các vấn đề mà NLĐ quan tâm như các kiến
thức liên quan đến Luật lao động, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, hơn nhân gia đình, bình đẳng
giới…



Hiểu về quyền và trách nhiệm của mình, từ đó có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích chính
đáng của bản thân



Biết và phát triển các kĩ năng cần thiết cho bản thân cũng như cho cơng việc




Được hỗ trợ để chuyển tải ý kiến, phản ánh các vấn đề và mối quan tâm đến các nhà quản lý,
hoạch định chính sách, các bên liên quan



Đại diện cho những NLĐ hoặc các nhóm/CLB khác tham gia các diễn đàn, đối thoại với các bên
liên quan nhằm thúc đẩy thực thi quyền của NLĐ.

6

Phần I: MỞ ĐẦU


1.2. Vai trò và trách nhiệm của Ban điều hành nhóm/CLB
Nhằm đảm bảo duy trì hoạt động lâu dài và thường xuyên, mỗi nhóm/CLB khi thành lập cần có
một Ban điều hành (hoặc Ban chủ nhiệm) do đa số thành viên đồng ý đề cử. Tùy theo thống nhất
của thành viên trong nhóm, Ban điều hành có thể có từ 2 đến 3 người (gồm 1 trưởng nhóm và 1 hoặc
2 phó nhóm). Vai trị của Ban điều hành rất quan trọng, bao gồm:


Là cầu nối giữa NLĐ với các bên liên quan như Ban quản lí dự án, LĐLĐ, cán bộ tư vấn, chính
quyền địa phương…



Là đầu mối tổ chức và duy trì các buổi sinh hoạt nhóm




Huy động sự tham gia của NLĐ vào nhóm và thành viên trong nhóm



Duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả của nhóm/CLB



Đại diện cho tiếng nói của nhóm/CLB nói riêng, NLĐ nói chung

Để đảm nhiệm tốt các vai trị nêu trên, Ban điều hành nhóm phải có trách nhiệm:


Cùng các thành viên xây dựng kế hoạch SHN, xác định chủ đề/ vấn đề ưu tiên



Chuẩn bị cho các buổi SHN (chuẩn bị nội dung, mời người tham dự, đề xuất cán bộ hỗ trợ hoặc tư
vấn nếu cần, chuẩn bị địa điểm, các dụng cụ và tài liệu cần thiết…)



Điều hành các buổi SHN



Thu thập ý kiến của các thành viên và gửi đến các bên liên quan




Khuyến khích, động viên các thành viên tham gia sinh hoạt đầy đủ



Thường xun tìm kiếm thơng tin và chia sẻ với các thành viên trong nhóm



Trao đổi, đề xuất hỗ trợ nếu có các vấn đề nảy sinh trong q trình duy trì và điều hành
nhóm/CLB

1.3. Các ngun tắc khi vận hành nhóm/CLB
Người điều hành nhóm/CLB cần nhớ:


Tơn trọng người tham gia



Giữ vai trị trung lập



Duy trì sự nhiệt tình tham gia SHN



Quản lí những hành vi bất ổn




Quản lí bất đồng ý kiến



Ln minh bạch trong quản lí và điều hành nhóm (các vấn đề liên quan đến chi tiêu quỹ nhóm,
quyền lợi của thành viên, cơ hội hỗ trợ...)



Bình đẳng, khơng phân biệt đối xử: khơng phân biệt trình độ học vấn, vùng miền, dân tộc, mức
độ giàu nghèo, vẻ ngồi xấu đẹp, giới tính…

Phần I: MỞ ĐẦU

7


2. ĐIỀU HÀNH SINH HOẠT NHĨM
2.1. Quy trình một buổi sinh hoạt nhóm

Bước 1 - Khởi động
ü

Tổ chức trị chơi

ü

Nhắc lại nội dung buổi sinh hoạt trước


Bước 2 - Giới thiệu chủ đề SHN
ü

Có thể sử dụng nhiều hình thức (nói, diễn kịch, hát...) để
dẫn vào chủ đề

ü

Chủ đề này được lựa chọn trên cơ sở nhu cầu của các
thành viên và đã thống nhất từ trước

Bước 3 - Thảo luận về chủ đề chính
ü

Các thành viên trao đổi, chia sẻ về các vấn đề xoay quanh
chủ đề chính

ü

Nêu câu hỏi hoặc liên hệ với vấn đề đang gặp phải =>
nhóm cùng thảo luận để đưa ra giải pháp

Bước 4 - Tổng kết
ü

Tóm tắt nội dung buổi sinh hoạt; các lưu ý hoặc đề xuất
với các bên liên quan

ü


Thống nhất thời gian và chủ đề của buổi SHN tiếp theo.

2.2. Những lưu ý để đảm bảo sinh hoạt nhóm thành cơng


Chuẩn bị kĩ lưỡng:

8

ü

Lên kế hoạch chi tiết cho từng buổi, từng hoạt động trước khi thực hiện

ü

Tìm hiểu trước các thành viên trong nhóm muốn trao đổi về nội dung gì, điều đó có liên
quan như thế nào đến vấn đề họ đang gặp phải

Phần I: MỞ ĐẦU




ü

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết ví dụ như sổ tay, tài liệu tham khảo, giấy trắng, thẻ màu,
bút dạ...

ü


Đến sớm trước ít nhất 30 phút để làm quen và có thời gian sắp xếp lại nơi SHN

ü

Sắp xếp địa điểm: tùy nội dung và hình thức của mỗi buổi SHN, song nên giữ một khoảng
trống nhất định cho các hoạt động tập thể (trò chơi, thực hành), tạo sự gắn kết giữa những
người tham gia; lưu ý hướng và nơi đặt bảng/giấy hoặc màn hình máy chiếu (nếu có) sao
cho các thành viên đều nhìn thấy

Thu hút và duy trì sự tham gia:
ü

Phá vỡ sự e ngại và giúp các thành viên cảm thấy thoải mái, gắn kết ngay từ khi bắt đầu
buổi sinh hoạt thông qua các trò chơi, bài hát và các hoạt động bổ trợ khác

ü

Cố gắng ghi nhớ tên người tham gia, giữ thái độ thân thiện và khuyến khích những thành
viên có vẻ rụt rè, im lặng.

ü

Khi thuyết trình, nói ngắn gọn, chậm, rõ ràng và đủ to. Nếu có thể, viết các ý chính và từ khóa
lên giấy khổ to kèm theo giải thích cho mọi người, nhấn mạnh các nội dung quan trọng.

ü

Theo dõi thời gian và kiểm soát nhịp độ: không nên đi quá nhanh, nên tham khảo ý kiến
mọi người để điều chỉnh nhịp độ thích hợp.


ü

Quan sát ngôn ngữ co thể để biết những nguời tham gia có tỏ ra chán nản hoạc buồn ngủ.

ü

Sử dụng câu hỏi: “Các bạn cảm thấy thế nào?”, “Đã cần nghỉ giải lao chua?” để kiểm tra, đánh
giá mức độ tham gia của thành viên.

ü

Nếu cần, thay đổi chủ đề, nghỉ giải lao hoạc choi mọt trò choi để mọi nguời tỉnh táo hon.

ü

Không nên kéo dài buổi sinh hoạt để duy trì và thu hút sự tham gia của thành viên trong
những lần SHN tiếp theo.



Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: Thay đổi các phương pháp điều hành SHN để thu hút
người tham gia như thuyết trình; thảo luận nhóm nhỏ; nêu tình huống; sử dụng trị chơi, các
cơng cụ hỗ trợ như tranh, ảnh, tài liệu, video; yêu cầu vẽ tranh, kể chuyện, đóng kịch...



Đặt câu hỏi và dẫn dắt thảo luận:
ü


Đạt các câu hỏi đon giản, rõ ràng để mọi người có thể chia sẻ ý kiến mọt cách cởi mở.

ü

Khuyến khích sự tham gia của các thành viên bằng ngôn ngữ co thể nhu giao tiếp bằng
ánh mắt, mỉm cười, gật đầu...

ü

Chờ đợi câu trả lời (dành thời gian để các thành viên suy nghĩ và trả lời)

ü

Sử dụng các câu hỏi xác nhận như: “Có ai muốn bổ sung gì thêm khơng? Anh/ chị thấy thơng
tin này đã đầy đủ chua? Cịn thiếu gì khơng?...

ü

Thể hiện sự lắng nghe và quan tâm tới phần trả lời hoạc trình bày của thành viên

ü

Khen ngợi các câu trả lời để khuyến khích sự tham gia.

ü

Diễn giải lại câu trả lời để chắc chắn rằng bạn và những nguời khác đều hiểu đúng

Phần I: MỞ ĐẦU


9




ü

Chuyển huớng để thu hút sự tham gia của nguời khác (ví dụ: Anh A cho rằng..., cịn các anh
chị nghĩ sao về vấn đề này?)

ü

Tóm tắt và kiểm tra sự đồng thuạn truớc khi chuyển sang câu hỏi hay chủ đề khác.

ü

Nếu có những ý kiến trái ngược, khơng thể hiện thái độ bênh vực hoặc thiên vị một hoặc
một nhóm người nào; khơng phủ nhận hay áp đặt ý kiến của mình đối với các thành
viên khác.

ü

Khi bất đồng xảy ra, cần bình tĩnh lắng nghe, giải thích nếu chưa rõ, hoặc tham khảo thêm
ý kiến của các thành viên khác, đề nghị có sự hỗ trợ của cán bộ chuyên môn hoặc tư vấn
(nếu cần)

Chia sẻ vai trị trong điều hành SHN:

10


ü

Tạo cơ hội để các phó nhóm hoặc thành viên tích cực cùng tham gia điều hành SHN, dẫn
dắt thảo luận, tổ chức trò chơi...

ü

Chia sẻ kinh nghiệm và tham khảo góp ý của mọi người để hoàn thiện kĩ năng điều hành
SHN

ü

Chủ động hỗ trợ các thành viên khi cần

Phần I: MỞ ĐẦU


Chủ đề 1
HỢP ĐỒNG
LAO ĐỘNG

Phần II:

CÁC CHỦ ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
& AN SINH XÃ HỘI
Chủ đề 1

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Ký hợp đồng lao động



MỤC TIÊU
Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:
-

Kiến thức: Hiểu thế nào là HĐLĐ, tầm quan trọng của HĐLĐ đối với bản thân; biết các loại
HĐLĐ và hình thức của HĐLĐ, các nội dung của HĐLĐ; biết trường hợp nào chấm dứt HĐLĐ;
trình tự, thủ tục chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật…

-

Kĩ năng: Áp dụng kiến thức về HĐLĐ để có thể đàm phán, thương lượng với NSDLĐ; vận
dụng để thực hiện chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật cũng như biết cách bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp có liên quan, có khả năng truyền tải các kiến thức pháp luật về HĐLĐ
cho người khác…

-

Thái độ: Thận trọng trong giao kết HĐLĐ, đàm phán và thương lượng với NSDLĐ; chủ động,
bình tĩnh trong giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến HĐLĐ.

NỘI DUNG CƠ BẢN
-

Khái niệm HĐLĐ, các loại và hình thức HĐLĐ

-

Nội dung cơ bản và hiệu lực của HĐLĐ


-

Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ

CHUẨN BỊ
Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy, 1 quả bóng, thẻ màu.

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. KHỞI ĐỘNG
NHD chào đón người tham dự tham gia SHN, giới thiệu về bản thân, tóm tắt về dự án và mục
đích của buổi sinh hoạt.
Trị chơi: Bắt cá
Bước 1: Đề nghị người tham dự đứng thành vòng tròn, mời 2 người tình nguyện lên làm người
bắt cá (có thể nhiều hơn nếu số lượng thành viên đông). Hai người bắt cá đứng đối diện nhau, hai
tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao. Những người còn lại là cá, ơm eo nối tiếp nhau tạo
thành vịng trịn.
Bước 2: Khi NHD hơ "bắt đầu" thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay
của người bắt. Khi nghe tiếng hô "chụp" của người quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để
bắt cá.
Bước 3: Cá nào bị bắt là thua. Người bắt cá không bắt được cá cũng thua. Khi ôm eo hát khơng
được đứt đoạn trong vịng trịn.
Bước 4: NHD đưa ra hình phạt cho những người thua cuộc và hỏi họ rút ra bài học gì khi chơi
trị chơi này.
NHD giới thiệu chủ đề và mục đích buổi sinh hoạt.

12

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội



2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ
2.1. Hợp đồng lao động là gì?
Dùng cách đếm để chia người tham dự thành 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có thời gian là 3 phút để
trao đổi và đặt tên cho nhóm mình. Sau đó, mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0 và bút để thảo
luận.
Đại diện mỗi nhóm sẽ lên bốc thăm một trong ba câu hỏi thảo luận:
ü

Chủ đề 1: HĐLĐ là gì?

ü

Chủ đề 2: Các loại HĐLĐ;

ü

Chủ đề 3: Các hình thức của HĐLĐ;

Mỗi nhóm sẽ có 10 phút để thảo luận về chủ đề mình đã bốc thăm. Sau thời gian đó, lần lượt
mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày về ý kiến của nhóm mình. Người tham dự khác lắng nghe và
đặt câu hỏi. Sau đó, gọi người tham dự khác bổ sung.
NHD hỏi toàn thể người tham dự xem hiện đang được ký hợp đồng như thế nào?
Thời gian bao lâu?
NHD yêu cầu người tham dự trả lời thơng qua hoạt động chuyền bóng:
ü

Bước 1: NHD sẽ tung bóng ngẫu nhiên vào một thành viên bất kỳ trong nhóm;

ü


Bước 2: Thành viên nào bắt được bóng hoặc gần quả bóng nhất sẽ phải trả lời câu hỏi;

ü

Bước 3: Người vừa trả lời câu hỏi sẽ tiếp tục tung bóng cho một thành viên khác trong
nhóm để trả lời cho tới khi không ai trả lời được nữa thì thơi.

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội

13


GHI NHỚ
1. HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm
việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 15 Bộ Luật Lao
động năm 2012).
Lưu ý: Những việc NSDLĐ không được làm khi giao kết, thực hiện HĐLĐ:
-

Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ.

-

Yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc
thực hiện HĐLĐ.

2. Các loại HĐLĐ:
-


HĐLĐ không xác định thời hạn: HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong
đó hai bên khơng xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

-

HĐLĐ xác định thời hạn: HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác
định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ
12 tháng đến 36 tháng.

-

HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
(Khoản 1 Điều 22 Bộ Luật Lao động năm 2012)

Lưu ý: Không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng để làm những cơng việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ
trường hợp phải tạm thời thay thế NLĐ đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm
đau, TNLĐ hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
3. Hình thức của HĐLĐ gồm:
-

HĐLĐ bằng lời nói và HĐLĐ bằng văn bản

-

HĐLĐ được ký kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, NLĐ giữ 01 bản và NSDLĐ
giữ 01 bản.

-


HĐLĐ bằng lời nói chỉ được áp dụng đối với cơng việc tạm thời có thời hạn dưới 03
tháng.
(Điều 16 Bộ Luật Lao động năm 2012)

14

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội


2.2. Nội dung của Hợp đồng lao động
NHD đề nghị mọi người đứng dậy xếp thành một vòng tròn. NHD đứng ở giữa vòng tròn và giới
thiệu trò chơi “Đối mặt”
NHD giới thiệu luật và cách chơi như sau:
-

Tất cả người tham dự xếp vòng tròn và di chuyển theo chiều kim đồng hồ.

-

NHD đứng giữa vòng tròn, nhắm mắt và quay theo chiều ngược lại.

-

Khi NHD đột ngột dừng lại và tay chỉ vào người nào thì người đó phải nói ra được một
nội dung của HĐLĐ.

-

Cứ chơi như vậy cho đến khi nào hết các nội dung của HĐLĐ thì thơi. Nếu ai khơng trả
lời được hoặc trả lời trùng với nội dung đã trả lời thì bị thua và sẽ phải hát hoặc múa

sau khi trò chơi kết thúc.

NHD đặt câu hỏi:
-

Nội dung chính của HĐLĐ là gì?

-

Hợp đồng đã ký có được thay đổi nội dung khơng?

-

Khi nào thì thay đổi nội dung Hợp đồng?

-

Nếu khơng thỏa thuận được thì xử lý như thế nào?

-

Nếu hai bên thống nhất được sự thay đổi thì bước tiếp theo phải làm như thế nào?

-

HĐLĐ có hiệu lực khi nào?

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội

15



GHI NHỚ
1. HĐLĐ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
-

Tên và địa chỉ NSDLĐ hoặc của người đại diện hợp pháp;

-

Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc
giấy tờ hợp pháp khác của NLĐ;

-

Công việc và địa điểm làm việc;

-

Thời hạn của HĐLĐ;

-

Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung
khác;

-

Chế độ nâng bậc, nâng lương;


-

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

-

Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ;

-

BHXH và BHYT;

-

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề.
(Điều 23 Bộ Luật Lao động năm 2012)

2. Thay đổi nội dung của HĐLĐ:
-

Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung
HĐLĐ thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần
sửa đổi, bổ sung.

-

Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ được tiến
hành bằng việc ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới.

- Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ

thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết.
(Điều 35 Bộ Luật Lao động năm 2012)
3. Hiệu lực của HĐLĐ:
HĐLĐ có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 25 Bộ Luật Lao động năm 2012). Tuy nhiên, phần
lớn HĐLĐ phát sinh hiệu lực từ ngày giao kết hoặc từ ngày bắt đầu làm việc.

16

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội


2.3. Chấm dứt Hợp đồng lao động
NHD đặt câu hỏi: Ai trong số chúng ta
đã từng bị chấm dứt HĐLĐ?
Lưu ý: Nếu có người đã từng bị chấm
dứt Hợp đồng thì mời họ chia sẻ lại trường
hợp của họ cho mọi người nghe (lưu ý việc
chấm dứt Hợp đồng bao gồm nhiều
trường hợp: chấm dứt trước thời hạn, hết
hạn Hợp đồng hoặc đơn phương chấm
dứt Hợp đồng...). Do vậy, NHD có thể gợi ý
hoặc để người tham dự tự nhiên trao đổi.
Hoạt động “Chạy tiếp sức”: NHD giữ
nguyên 3 nhóm như ban đầu và yêu cầu
mỗi nhóm xếp thành một hàng dọc.
NHD đặt câu hỏi: HĐLĐ chấm dứt trong
trường hợp nào?
-


Các nhóm sẽ được phát các tấm
thẻ màu

-

Người tham dự trong nhóm sẽ
thảo luận và viết ra các tấm thẻ
màu về các trường hợp chấm dứt
HĐLĐ. Mỗi trường hợp chấm dứt
HĐLĐ được ghi trong một tấm thẻ
màu.

Tìm hiểu, trao đổi, hỏi han...
về nội dung HĐLĐ trước khi ký

-

Mỗi nhóm sẽ cử 1-2 người làm “chân chạy”, những người này có nhiệm vụ chạy thật nhanh
và dán những tấm thẻ màu tại khu vực phân cho đội mình. Những thành viên cịn lại trong
nhóm vừa nghĩ, vừa viết sẵn các câu trả lời lên các tấm thẻ mới

-

Tổng thời gian cho cuộc thi là 5 phút. Sau 5 phút đội nào có nhiều thẻ đúng hơn là đội thắng
cuộc. Đội có ít tấm thẻ màu đúng nhất là đội thua cuộc và bị phạt bằng múa, hát.

-

NHD đặt câu hỏi: Khi anh/chị bị chấm dứt HĐLĐ, anh/chị sẽ làm gì?


Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội

17


GHI NHỚ
1. Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ hợp pháp?:
-

Hết hạn HĐLĐ.

-

Đã hồn thành cơng việc theo HĐLĐ.

-

Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ.

-

NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại
Điều 187 của Bộ Luật Lao động.

-

NLĐ bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm cơng việc ghi trong HĐLĐ theo bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

-


NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

-

NSDLĐ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc
là đã chết; NSDLĐ khơng phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

-

NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ Luật Lao động.

-

NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động.

-

NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định; người sử dụng lao động cho NLĐ
thôi việc do thay đổi cơ cấu, cơng nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sát nhập, hợp nhất,
chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
(Điều 36 Bộ Luật Lao động 2012)

2. Khi NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (ngoài các trường hợp nêu trên):
-

Gặp gỡ trực tiếp NSDLĐ để trao đổi, đưa ra kiến nghị;

-


Gặp đại diện cơng đồn hoặc hịa giải viên lao động cơ sở để đưa ra yêu cầu, tiến hành
hòa giải;

-

Khởi kiện ra tòa án nhân dân quận, huyện.

3. KẾT THÚC
NHD đề nghị 2 hoặc 3 thành viên bất kỳ nói về những vấn đề đã trao đổi và chia sẻ trong buổi
sinh hoạt.
Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin
trong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự đó. Nếu NHD thấy nội
dung đó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau. Trao đổi với người
tham dự về chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nội dung đó.
Cảm ơn người tham dự tham gia.

18

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội


4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Tình huống 1:
Hỏi: Tơi đã ký HĐLĐ với công ty năm thứ 2 liên tiếp, tháng 8 này HĐLĐ sẽ hết thời hạn, vậy tơi có
được ký tiếp khơng và nếu được hợp đồng sẽ có thời hạn thế nào?
Đáp:
Điều 36 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định các trường hợp chấm dứt HĐLĐ, trong đó có
trường hợp do hết hạn HĐLĐ. Vì vậy, khi hợp đồng hết hạn, việc ký tiếp HĐLĐ sẽ được NSDLĐ và
NLĐ thỏa thuận, có được ký tiếp hay chấm dứt HĐLĐ hay không là tùy thuộc vào hai bên.
Tuy nhiên, khi hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ

hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới và ký hợp đồng không xác định thời hạn; nếu không ký kết
HĐLĐ mới thì hợp đồng đó giao kết trước đây trở thành HĐLĐ khơng xác định thời hạn.
Tình huống 2:
Hỏi: Tôi đang làm việc ở công ty A theo HĐLĐ đã ký thì có lệnh gọi nhập ngũ. Tơi đã xin tạm hỗn
thực hiện Hợp đồng với cơng ty đến ngày 20/11/2013 và được công ty đồng ý. Tôi ra quân và ngày
20/11/2013 tôi tới công ty. Công ty đó khơng chấp nhận tơi trở lại làm việc với lý do đã tuyển dụng người
khác vào vị trí của tôi. Trong trường hợp này, công ty A làm thế là đúng hay sai?
Đáp:
Theo quy định tại Điều 32 Bộ Luật Lao động năm 2012 thì việc được tạm hỗn thực hiện HĐLĐ
là đúng pháp luật. Trường hợp tạm hoãn của bạn được quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ Luật Lao
động.
Theo Điều 33 Bộ Luật Lao động năm 2012, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm
hoãn HĐLĐ, NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc.
Như vậy, việc công ty A từ chối nhận bạn trở lại làm việc là trái với quy định của pháp luật.
Tình huống 3:
Hỏi: Chị M ký HĐLĐ 36 tháng với Công ty N. Chị M bị ốm, phải điều trị và khơng đi làm 3 tháng. Khi
đó Cơng ty N đơn phương ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với chị M. Vậy công ty ra quyết định đúng hay
sai?
Đáp: Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Lao động, NSDLĐ không được đơn phương
chấm dứt HĐLĐ trong tình huống NLĐ bị ốm đau hoặc bị TNLĐ, BNN đang điều trị… Trừ trường
hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ Luật Lao động, theo đó NSDLĐ có quyền đơn
phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp: NLĐ bị ốm đau, tai nạn đó điều trị 12 tháng liên tục đối
với người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn; điều trị 06 tháng liên tục đối với NLĐ làm theo
HĐLĐ xác định thời hạn và quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc
theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của NLĐ bình phục, thì NLĐ được xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ;
Trong trường hợp này, Chị M mới ốm và điều trị từ 10/2014 đến nay là 3 tháng, chưa đến mức
6 tháng liền nên công ty không thể ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với chị M.

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội


19


Tình huống 4:
Anh H vào làm việc tại cơng ty X từ năm 2010 với HĐLĐ có thời hạn 1 năm. Sau khi HĐLĐ kết
thúc, hai bên lại tiếp tục ký HĐLĐ thời hạn 1 năm. Hết thời hạn này, mặc dù không ký tiếp hợp đồng
nhưng anh H vẫn tiếp tục làm công việc cũ. Ngày 15 tháng 5 năm 2014, anh bị bảo vệ công ty bắt
quả tang trộm cắp tài sản của cơng ty, tài sản có giá trị 450.000 đồng. Ngay lập tức, giám đốc công
ty đó ra quyết định sa thải anh. Anh H khơng đồng ý và đó khởi kiện ra tịa và cho rằng nội quy của
cơng ty có quy định: “NLĐ trộm cắp tài sản của cơng ty có trị giá 500 nghìn đồng trở lên sẽ bị sa
thải” nên trường hợp của anh khơng thể bị sa thải. Tại tịa án, về căn cứ sa thải, giám đốc cơng ty đó
lý giải rằng trước đây nội quy của cơng ty có quy định NLĐ trộm cắp tài sản 500 nghìn đồng sẽ bị sa
thải nhưng nay cơng ty đó sửa lại nội quy theo đúng điều 125, 126 Bộ Luật Lao động và bản nội quy
hiện vừa được gửi lên Sở Lao động Thương binh Xã hội để đăng kí.
Hỏi:
1.

HĐLĐ giữa anh H và công ty là loại HĐLĐ nào?

2.

Quyết định sa thải của công ty đối với anh H là đúng hay sai? Tại sao?

3.

Nếu công ty không ra quyết định sa thải mà ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì có
hợp pháp khơng? Vì sao?

4.


Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Đáp:
1. HĐLĐ giữa anh H và công ty là loại HĐLĐ không xác định thời hạn.
2. Quyết định sa thải của công ty đối với anh H là sai vì Nội quy lao động mới được sửa đổi.
Theo Điều 122 Bộ Luật Lao động 2012, Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
cơ quan quản lí nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường
hợp nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lí nhà nước về lao động cấp
tỉnh thơng báo, hướng dẫn NSDLĐ sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại. Và theo Điều 119 Bộ Luật Lao
động 2012, Nội quy lao động phải được thông báo đến NLĐ và những nội dung chính phải được
niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. Có thể thấy, Nội quy lao động mới của công ty vẫn
đang trong thủ tục đăng ký, chưa có hiệu lực, chưa thể áp dụng vào trường hợp của anh H. Vì vậy,
quyết định sa thải của công ty đối với anh H là sai.
3. Nếu công ty không ra quyết định sa thải mà ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì
cũng khơng hợp pháp. Vì căn cứ vào Điều 38 Bộ Luật Lao động 2012, NSDLĐ chỉ có quyền đơn
phương chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp sau: NLĐ thường xuyên khơng hồn thành cơng việc
theo HĐLĐ; NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo HĐLĐ không
xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn và quá
nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định
có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục; Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những
lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục
nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau
thời hạn tạm hỗn thực hiện HĐLĐ đã quy định. Trong trường hợp này, cơng ty khơng có căn cứ
hợp pháp để đơn phương chấm dứt HĐLĐ với anh H.

20

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội



4. Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật hiện hành: Quyết định sa thải
của công ty đối với anh H thể hiện hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Theo Điều
42 Bộ Luật Lao động 2012, cơng ty có các nghĩa vụ sau:
-

Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết và phải trả tiền lương, BHXH, BHYT
trong những ngày NLĐ khơng được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo
HĐLĐ.

-

Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì ngồi khoản tiền bồi thường quy định
tại khoản 1 Điều này NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật
này.

-

Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý, thì ngồi khoản tiền bồi
thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ
luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng
tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.

-

Trường hợp khơng cịn vị trí, cơng việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc
thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để
sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội


21



×