Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại xã yên thắng, huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÂN THỊ HƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẦM ĐẨY
MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ YÊN THẮNG,
HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015- 2019


Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÂN THỊ HƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẦM ĐẨY
MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ YÊN THẮNG,
HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT


Khóa học

: 2015- 2019

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Minh Tú

Thái Nguyên, năm 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay em đã hoàn
thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên với tên đề tài:"Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp
nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Thắng, huyện Lang
Chánh, tỉnh Thanh Hóa".
Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy
giáo Lê Minh Tú – Giảng viên khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông
thôn – giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo và
hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các
kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình, để
em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn
động viên và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là người truyền động
lực cho em, giúp em hoàn thành tốt đượt thực tập của mình.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các phòng, cán bộ UBND xã
Yên Thắng đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần
thiết để phục vụ cho bài báo cáo. Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ bảo tận tình,
chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những ý kiến
hết sức bổ ích cho em sau này khi ra trường. Đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn
thành đợt thực tập tốt nghiệp này.

Em cũng xin cám ơn người dân xã Yên Thắng đã tạo điều kiện cho em
trong thời gian ở địa phương thực tập.
Em xin chân thành cám ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa
Quản lý tài nguyên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Thái nguyên, ngày

tháng

năm 2019

Sinh viên
Ngân Thị Hương


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai tại xã Yên Thắng năm 2018 ................. 23
Bảng 4.2: Hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt của xã Yên Thắng................ 26
giai đoạn 2016- 2018 ....................................................................................... 26
Bảng 4.3. Ý kiến của người dân trong sản xuất nông nghiệp ......................... 27
tại xã Yên Thắng năm 2018 ............................................................................ 27
Bảng 4.4. Số lượng gia súc, gia cầm của xã Yên Thắng ................................ 28
giai đoạn 2016-2018 ........................................................................................ 28
Bảng 4.5. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã Yên Thắng .............. 30
năm 2018 ......................................................................................................... 30
Bảng 4.6. Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch năm 2018.............. 31
Bảng 4.7. Thực trạng hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Yên Thắng,
năm 2018) ........................................................................................................ 32
Bảng 4.8. Kinh tế và tổ chức sản xuất xã Yên Thắng năm 2018 .................... 43

Bảng 4.9. Văn hóa- xã hội- môi trường xã Yên Thắng năm 2018 ................. 45
Bảng 4.10. Hệ thống tổ chức chính trị xã Yên Thắng, năm 2018 .................. 49
Bảng 4.11. Tổng hợp thực trạng nông thôn mới tại xã Yên Thắng
năm 2018: ........................................................................................................ 52
Bảng 4.12. Tình hình dân số và lao động của hộ điều tra năm 2018 .............. 53
Bảng 4.13. Nghề nghiệp của hộ điều tra năm 2018 ........................................ 54
Bảng 4.14. Cơ cấu thu nhập bình quân của hộ gia đình điều tra năm 2018 ... 55
Bảng 4.15. Các kênh tiếp cận thông tin của người dân về Chương trình xây
dựng NTM năm 2018 ...................................................................................... 56
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của người dân về Chương trình xây dựng NTM tại
xã Yên Thắng năm 2018 ................................................................................. 57
Bảng 4.17. Những công việc người dân tham gia xây dựng NTM................. 58
tại địa phương .................................................................................................. 58
Bảng 4.18. Đánh giá của người dân về đội ngũ cán bộ .................................. 59
xã Yên Thắng hiện nay ................................................................................... 59
Bảng 4.19. Ý kiến của cán bộ về chương trình xây dựng NTM ..................... 60


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BHYT

Bảo hiểm y tế

CNH-HĐH


Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

CBCC

Cán bộ công chức

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KH-KT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NN&PTNT

Nông nghiệp & phát triển nông thôn


NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
Phần 1. ............................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3

Phần 2. ............................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Lý thuyết về nông thôn và phát triển nông thôn .................................... 4
2.1.2. Các vấn đề liên quan đến nông thôn mới ................................................ 5
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số nước trên thế giới ..................... 8
2.2.2. Tình hình xây dựng NTM ở Việt Nam ................................................. 11
Phần 3. ............................................................................................................. 18
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
3.3.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu............................................................ 18
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 19
3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 20


v

Phần 4. ............................................................................................................. 21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 21
4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường ...................... 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 22
4.1.3. Vai trò của lâm nghiệp cho phát triển nông thôn trên địa bàn xã Yên
Thắng. .............................................................................................................. 25
4.2. Điều kiện kinh tế- xã hội .......................................................................... 25

4.3. Thực trạng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ..... 31
4.3.1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí 1) .................................... 31
4.3.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội ......................................................................... 32
4.3.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất ................................................................... 43
4.3.4. Văn hóa- xã hội- môi trường ................................................................. 45
4.3.5. Hệ thống chính trị.................................................................................. 49
4.3.6. Nghiên cứu vấn đề NTM tại 4 thôn điều tra ......................................... 53
4.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xây dựng NTM tại xã
Yên Thắng ....................................................................................................... 63
4.4.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 63
4.4.2. Điểm yếu ............................................................................................... 63
4.4.3. Cơ hội .................................................................................................... 64
4.4.4. Thách thức ............................................................................................. 64
4.5. Giải pháp phát triển xây dựng NTM của xã Yên Thắng trong giai
đoạn tới ............................................................................................................ 65
4.5.1. Giải pháp về vốn ................................................................................... 65
4.5.2. Giải pháp phát triển kinh tế và các tổ chức sản xuất ............................ 65
4.5.3. Giải pháp về giáo dục- đào tạo.............................................................. 66
Phần 5. ............................................................................................................. 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 67


vi

5.1. Kết luận .................................................................................................... 67
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 68
5.2.1. Đối với nhà nước ................................................................................... 68
5.2.2. Đối với huyện Lang Chánh ................................................................... 69
5.2.3. Đối với xã Yên Thắng ........................................................................... 69
5.2.4. Đối với người dân ................................................................................. 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 777


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là vấn đề đã và đang được sự quan tâm của
Đảng và nhà nước trên diện rộng của nước Việt Nam. Kế thừa thành tựu sau
20 năm đổi mới, nông thôn với vai trò của mình đã và đang liên tục phát triển
góp phần quan trọng trong tình hình kinh tế, chính trị xã hội, xóa đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống của người dân kể cả vật chất lẫn tinh thần.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp, nông thôn và nông
dân vẫn còn nhiều thách thức ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững cảu
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa như: chất lượng sản phẩm và khả năng
cạnh tranh thấp; quá trình đổi mới và tăng giá trị đang chậm lại; suy thoái môi
trường, chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư và vẫn
tồn tại các cộng đồng tách biệt.
Những khó khăn này tồn tại đã gây ra nhiều trở ngại cho tiến trình phát
triển của đất nước. trong nước vẫn còn nhiều vùng , tỉnh thành, địa phương có
nền kinh tế chậm phát triển, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những hạn chế trên, để phát triển một cách toàn diện tất cả
các mặt của nông thôn hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đề ra chương trình xây
dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2010
-2020, chương trình đã và đang được được thực hiện các vùng nông thôn được
triển khai trên toàn quốc.
Chương trình đã thực hiện và đạt được nhiều thắng lợi, tạo bước đột phá
trong phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân. Cùng
với sự thực hiện chung của đất nước, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã

tiến hành thực hiện chương trình nông thôn mới theo chủ trương, đường lối của
Đảng và Nhà nước. sau khi triển khai, thực hiện chương trình nông thôn mới
huyện Lang Chánh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, khơi dậy niềm tin của


2
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy sự tham gia của
người dân vào việc xây dựng và phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, trên thực tế người dân là “chủ thể” trong xây dựng nông thôn
mới vẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình trong việc tham gia xây dựng
nông thôn mới.
Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế trên, để hiểu rõ tầm quan trọng
của người dân trong viêc tham gia xây dựng nông thôn mới, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài : "Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xây
dựng nông thôn mới tại xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh
Hóa".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chương trình xây dựng NTM và đưa ra một số giải
pháp nhằm đẩy mạnh việc xây dựng NTM tại xã Yên Thắng theo những tiêu
chí mới đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông thôn, nâng cao đời sống cho cộng
đồng trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí trong phương án Quy hoạch nông
thôn mới của xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2016
đến năm 2018.
- Tìm hiểu những tác động tích cực và tiêu cực của việc thực hiện phương
án đến các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội- môi trường của địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt phương án Quy hoạch xây
dựng nông thôn mới của xã Yên thắng.

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp bản thân có thể vận dụng những kiến thức đã học để xử lí số liệu,
viết báo cáo.


3
- Nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện kĩ năng của bản thân, vận
dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn đồng thời bổ sung những kiến
thức còn thiếu cho bản thân.
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng đề án phát triển kinh tế xã hội.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực NTM tại địa
phương.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giúp hiểu thêm về tình hình xây dựng nông thôn mới và tình hình kinh
tế xã hội tại địa bàn xã Yên Thắng.
- Nhận thức được những gì làm được và chưa làm được khi đưa ra những
giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã để
có hướng đi đúng.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý thuyết về nông thôn và phát triển nông thôn
2.1.1.1. Khái niệm về nông thôn
Cho đến nay, vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác nào được chấp nhận một
cách rộng rãi về nông thôn, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về nông thôn,

và khi nói về nông thôn người ta thường đặt nó trong mối quan hệ với đô thị.
Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn, thường bao quanh các
đô thị. Những vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn.... Về
kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn
lạc hậu, thấp kém hơn đô thị. Trình độ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật,
trình độ sản xuất hàng hóa... cũng kém hơn đô thị.
Khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời
gian và theo tiến trình kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều
kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu: “Nông
thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập
hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chứ
khác" [2].
2.1.1.2. Khái niệm PTNT
PTNT là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối liên hệ
tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hóa,
xã hội, thể chất và môi trường. Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà
phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc
gia. Sự phát triển các vùng nông thôn là sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp
phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của cả đất nước.


5
Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược
phát triển KTXH của Chính phủ, thuật ngữ này có thể hiểu như sau: Phát triển
nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã
hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
nông thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn
Nguyên tắc chính của PTNT là phải có tính bền vững đối với phát triển
con người, phát triển kinh tế, môi trường, phát triển các tổ chức khi phát triển

nông thôn. PTNT cần có tính hợp tác, tính toàn diện và tính cộng đồng thể hiện
ở các mặt sau:
- Dân chủ và an toàn.
- Bình đẳng và công bằng xã hội.
- Bền vững chất lượng cuộc sống cho người dân.
- Sự tham gia của người dân trong hợp tác với Chính phủ.
- Tôn trọng quá khứ của tổ tiên và quyền lợi của các thế hệ mai sau.
- Tăng cường và đa dạng hóa nền kinh tê nông thôn.
- Đảm bảo cho người dân có lợi ích từ các hoạt động của địa phương họ.
- Thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn là không chỉ chú trọng lợi ích
trước mắt.
- Giảm thiểu sử dụng tài nguyên không có khả năng tái tạo.
- Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, không gây ô nhiễm và ảnh hưởng
xấu đến môi trường.
- Nâng cao năng lực của các tổ chức phù hợp với mức độ phát triển, nhằm
đáp ứng yêu cầu quản lý tất cả các hoạt động phát triển của con người, kinh tế
và môi trường.[1]
2.1.2. Các vấn đề liên quan đến nông thôn mới
2.1.2.1. Mô hình nông thôn mới
Có thể quan niệm: “Mô hình NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc
mới tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới”, đáp ứng yêu cầu


6
mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây
dựng so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt.[4]
Những đặc điểm đặc trưng của mô hình NTM của nước ta từ đề án của
Bộ NN&PTNT:
- Được xây dựng trên đơn vị cấp làng-xã.
- Vai trò của người dân được nâng cao, nêu cao tính tự chủ của người

nông dân.
- Người dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút
sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt được mục tiêu
đề ra có tính hiệu quả cao.
- Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nền tảng huy động nguồn lực của bản
thân người dân, thay cho việc dựa vào sự hỗ trợ bên ngoài là chính.
- Các tổ chức nông dân hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao.
- Nguồn vốn từ bên ngoài được phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả.
Trên đây là những đặc điểm tạo nên nét đặc biệt của mô hình NTM chưa
từng có trước đây [4].
2.1.2.2. Các bước xây dựng NTM
Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT-BTC
ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ NN&PTNT, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tài
chính quy định các bước xây dựng nông thôn mới như sau:
Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện.
Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây
dựng NTM.
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia NTM.
Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã.
Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã.
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án.


7
Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình
NTM của xã.
2.1.2.3. Tiêu chí về NTM
Căn cứ QĐ số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.

Căn cứ vào Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 của
bộ NN&PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.
Căn cứ QĐ số 800/TTg ngày 4/6/2010 của Thủ Tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Căn cứ vào QĐ số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng chính
phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
Căn cứ QĐ số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn
2016- 2020.
* Các nhóm tiêu chí
Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM bao gồm 19 tiêu chí và phân thành
5 nhóm cụ thể như sau:
(1) Nhóm tiêu chí về quy hoạch có 01 tiêu chí: Tiêu chí Quy hoạch và
thực hiện quy hoạch
(2) Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội có 08 tiêu chí: Tiêu chí
2,3,4,5,6,7,8,9 trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
(3) Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất có 04 tiêu chí: Chuyển
dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nhằm đạt tiêu chí 10,12 trong
Bộ tiêu chí quốc gia NTM
- Giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm mục tiêu đạt tiêu chí 11 trong Bộ
tiêu chí quốc gia NTM


8

- Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất: Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt
động có hiệu quả; xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ
lực đảm bảo bền vững.
(4) Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường có 04 tiêu chí:
- Tiêu chí về giáo dục: Phổ cập giáo dục trung học; tỷ lệ học sinh tốt

nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề); tỷ lệ
lao động qua đào tạo.
- Tiêu chí về y tế: Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế;
y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
- Tiêu chí về văn hóa: Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn
làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL.
- Tiêu chí về môi trường: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh
theo quy chuẩn Quốc gia; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
(5) Nhóm tiêu chí hệ thống chính trị gồm 02 tiêu chí:
- Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị và tiếp cận pháp luật: Cán bộ xã đạt
chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng
bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn
thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; xã đạt chuẩn tiếp cận
pháp luật theo quy định.
- Tiêu chí quốc phòng và an ninh: Xây dựng lực lượng dân quân “vững
mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các tiêu chí quốc phòng; xã đạt chuẩn về an
toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc (Saemaul Undong)
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn
Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn
không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp


9
bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường
xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi
đói, nghèo.
Phong trào Làng mới (Saemaul Undong) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù

(chăm chỉ), tự lực vượt khó, và hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau
những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc
đã chính thức phát động phong trào Saemaul Undong và được nông dân hưởng
ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông
trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được
đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh
tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá
trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở
nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.
Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ
sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn
thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km
đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m
đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m;
xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố
hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng.
Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất,
tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công
lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.
Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông,
lâm, ngư nghiệp cho biết, Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông
thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi
đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.


10
Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước
bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại
công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết

kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ
cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng
làm tốt được hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự trợ giúp này
chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định
mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án.
Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục
vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật,
giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa.
Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định
nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ sở
theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu
Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập
hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở
công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của
địa phương.
Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã
thiết lập lại các hợp tác xã kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ
HTX do dân bầu chọn.
Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh
toàn dân.[11]
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan (OTOP)
Tại Thái Lan, thông qua mô hình OVOP của Nhật Bản, chính phủ Thái
Lan đã xây dựng dự án cấp quốc gia “Mỗi xã, một sản phẩm” (One Tambon


11
One Product- OTOP) nhằm tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương
có chất lượng cao, độc đáo, bán được trên toàn cầu. Sản phẩm OTOP được phân
loại theo các tiêu chí:

- Có thể xuất khẩu với giá trị thương hiệu
- Sản xuất liên tục và nhất quán
- Tiêu chuẩn hóa
- Đặc biệt, mỗi sản phẩm đều có một câu chuyện riêng.
Các tiêu chí trên đã tạo thêm lợi thế cho du lịch Thái Lan vì du khách
luôn muốn được tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó có thể
hiểu biết thêm về tập quán, lối sống của người dân địa phương. Kết quả nông
thôn Thái Lan đã có những bước chuyển biến rõ rệt, các sản phẩm của Thái
Lan có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới.[11]
2.2.2. Tình hình xây dựng NTM ở Việt Nam
2.2.2.1. Khái quát về tình hình NTM ở nước ta
Xuất phát từ những khó khăn thực tế của dân nông thôn Việt Nam, cùng
với việc học tập, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ các nước phát triển,
nước ta cũng tiến hành chương trình xây dựng NTM phù hợp với từng điều
kiện cụ thể của từng địa phương.
Chương trình xây dựng NTM ở nước ta hiện nay đã đặt ra mục tiêu phấn
đấu đến năm 2015 cả nước có 20% số xã đạt chuẩn NTM. Tính đến cuối năm
2017 cả nước có 3.069 xã (chiếm 34,4% tổng số xã của cả nước, trong khi chỉ
tiêu năm 2017 là 31%) được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 712 xã so với
cuối năm 2016. Trong số này, có khoảng 492 xã được công nhận đạt chuẩn theo
Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016- 2020 và năm 2020 với mục
tiêu trên 50% số xã đạt chuẩn NTM
Hoạt động xây dựng mô hình NTM ở Việt Nam được thực hiện dựa trên
6 nguyên tắc cơ bản sau đây:


12
- Các nội dung, hoạt động của chương trình xây dựng NTM phải hướng
tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, ban hành
tại quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ (gọi

tắt là bộ tiêu chí quốc gia NTM)
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính
sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ
thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và
tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình
hỗ trợ, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
- Thực hiện chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát
triển KT-XH của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các
quy hoạch xây dựng NTM đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của chương trình xây dựng NTM, phát huy vai trò làm chủ của người dân
và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội,
cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình quy hoạch,
đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị,
xã hội, vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng
NTM. [4]
2.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở xã Nhân Quyền (Hải Dương)
Trước kia Nhân Quyền là xã người đông, đất chật, diện tích đất canh tác
bình quân thấp, thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với bước


13
đi đúng, sáng tạo, vùng quê này đang “thay da đổi thịt” và trở thành xã đầu
tiên của tỉnh Hải Dương hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM năm 2014.
Xã Nhân Quyền ở phía Đông Nam của huyện Bình Giang tỉnh Hải

Dương, có diện tích tự nhiên 617ha, đất nông nghiệp có 423ha, xã có 4 thôn
với hơn 7.000 khẩu, 2.029 hộ. Nhân dân trong xã sống chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh buôn bán nhỏ.
Bắt đầu đổi mới tư duy
Vốn là một xã thuần nông nên việc thực hiện các chuẩn theo bộ tiêu chí
quốc gia không phải là dễ dàng. Công tác tuyên truyền được xã đặt lên hàng
đầu để làm sao chuyển biến nhận thức trong nhân dân.
Đồng chí Nguyễn Trung Trực, Chủ tịch UBND xã Nhân Quyền chia sẻ:
Phải để cho nhân dân thấy rõ được sự thay đổi theo hướng tích cực thì họ mới
làm chủ được mọi công việc. Từ việc chia lại ruộng đồng đến chọn giống cây
trồng, vật nuôi hay việc cứng hóa đường nội đồng cũng phải bàn bạc cụ thể để
đảm bảo quyền lợi cho chính người nông dân thì việc thực hiện mới được suôn
sẻ và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía bà con. Từ nhận thức thống
nhất, việc xây dựng NTM sẽ đem lại cuộc sống mới tốt đẹp hơn chính là động
lực để người người, nhà nhà phấn đấu.
Hơn 10 năm nay, xã đã chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang.
Điều quan trọng là khi xây dựng các công trình NTM, Nhân Quyền thực hiện
theo nguyên tắc tập trung, dân chủ. Người dân trực tiếp tham gia, kiểm tra,
giám sát việc xây dựng các công trình phúc lợi. Vì thế, nhiều năm qua xã luôn
chủ động nguồn vốn trong đầu tư cơ sở hạ tầng. Đến nay, xã có hệ thống trường
học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, mọi con đường liên xã, liên thôn, ngõ, xóm
được bê tông hóa; cơ bản “cứng hóa” đường giao thông nội đồng và hàng chục
km hệ thống kênh mương. Cả 4 thôn trong xã đều là Làng văn hóa, có nhà văn
hóa, tổ thu gom vệ sinh....


14
Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xã Nhân Quyền đã tập trung
tuyên truyền nhân dân thực hiện dồn điền, đổi thửa mở rộng đường nội đồng
3m-3,5m để thuận lơi cho nhân dân đi lại sản xuất, áp dụng các tiến bộ KHKT, đưa máy cày, máy gặt vào làm giảm chi phí sản xuất, hạn chế tuốt, đập lúa

rơm, rạ trên đường giao thông gây ô nhiễm môi trường.
Cùng với đó, xã đã phối hợp với các cấp, các ngành để đưa cây, con giống
mới về canh tác, tổ chức tập huấn cách chăm bón và phòng trừ sâu bệnh, đưa
tiến bộ KH-KT vào sản xuất, để tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích
đất canh tác; triển khai mô hình giống lúa chất lượng cao như T10, Bắc thơm
một vùng, một giống. Mô hình làm phân vi sinh cho bà con nông dân bằng công
nghệ sạch, thân thiện với môi trường, hạn chế chi phí, tăng thu nhập cho người
dân.
Trong lĩnh vực xây dựng, với phương châm “Nhà nước và nhân dân
cùng làm” xã Nhân Quyên đã tiến hành khảo sát và bàn bạc thiết kế các tuyến
đường làng cần mở rộng, xây dựng cống rãnh thoát nước có tấm đan, tấm đậy.
Quy hoạch một số diện tích ao trong làng thành các điểm dân cư và hỗ trợ các
thôn làm đường giao thông. Ai có công góp công, ai có sức góp sức và ai có
kinh tế thì hỗ trợ về kinh tế, do đó việc làm đường nông thôn trên địa bàn xã
rất thuận lợi. Làng trên, xóm dưới thi nhau làm đường theo tiêu chuẩn đã được
quy định.
Lĩnh vực văn hóa, giáo dục trong những năm qua luôn được xã quan
tâm.. Công tác khuyến học được quan tâm, hằng năm đều tôn vinh, khen thưởng
các dòng họ, các thầy, cô giáo và các em học sinh tiêu biểu.
Hệ thống chính trị của xã không ngừng được củng cố và hoàn thiện: Đảng
bộ xã 10 năm liền (2003-2013) đạt Đảng bộ trong sạch cấp tỉnh; chính quyền
13 năm (2000-2013) đạt tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh; các ngành, đoàn thể
luôn đạt tập thể vững mạnh. Năm 2014, nhân dân và cán bộ xã Nhân Quyền


15
được Chủ tịch nước trao tặng huân trương Lao động hạng nhì; xã được UBND
tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014.
Lấy dân làm gốc
Theo đồng chí Nguyễn Trung Trực, để thực hiện thành công chương

trình xây dựng nông thôn mới, địa phương đã biết kế thừa và phát huy rất nhiều
bài học kinh nghiệm thành công từ các chương trình mục tiêu, các phòng trào
vận động quần chúng trước đây để vận dụng sáng tạo vào xây dựng NTM, trong
đó bài học xuyên suốt đó là “Dân biết, dân bàn, dân là, dân kiểm tra, dân quyết
định đóng góp và hưởng thụ”.
Đảng bộ, chính quyền, các ngành, đoàn thể chính trị xã hội phải đồng
lòng, đồng sức, đoàn kết, quyết tâm xây dựng phong trào vững mạnh toàn diện.
Với những tiêu chí khó cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo cấp
trên bằng cả tinh thần và vật chất.
Tuy đã được công nhận là xã đạt chuẩn NTM, song không vì thế mà xã
chủ quan. Đảng bộ, chính quyền xã luôn xác định, xây dựng thành công xã
NTM đã khó, giữ vững xã NTM còn khó khăn hơn, từ nhận thức đó, xã tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo một số giải pháp cụ thể như: Tiếp tục tuyên truyền để
cán bộ và nhân dân trong xã nhận thức sâu hơn về ý thức, trách nhiệm của bản
thân khi quê hương đạt NTM, từ đó quyết tâm xây dựng nông thôn bền vững,
đời sống dân chủ, ấm no, hạnh phúc, văn minh. Quản lý và triển khai xây dựng
NTM theo quy hoạch và đề án NTM đã được phê duyệt. Tiếp tục rà soát tiêu
chí còn đạt thấp, xây dựng kế hoạch tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí
NTM. Xã tiếp tục có các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư máy
móc, KH-KT để cơ giới hóa nông nghiệp, khắc phục các khó khăn về giống;
chú trọng tạo điều kiện để phát triển ngành nghề tạo việc làm cho lao động
nông thôn. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, xã luôn xác định phải huy động
sức dân gắn với phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng NTM.
[12]


16
2.2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ chương trình OCOP tại Quảng Ninh
Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) được Ban Xây
dựng NTM tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm

OVOP” của Nhật Bản và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OTOP” của
Thái Lan. Đây là một chương trình phát triển kinh tế rất phù hợp đối với khu
vực nông thôn.
Mục tiêu và nội dung chính của Chương trình là tập trung phát triển sản
phẩm từ những lợi thế về tài nguyên, văn hóa, lao động ở khu vực nông thôn
bằng chính sự tổ chức của cộng đồng, nói cách khác gọi là phát triển kinh tế
theo hướng nội sinh, thông qua đó nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho
cư dân nông thôn và phát triển một cách bền vững.
Sau 3 năm (2013-2016) triển khai, chương trình OCOP đã đạt được kết
quả quan trọng: Đã thành lập được hệ thống tổ chức (Ban Điều hành OCOP) ở
cấp tỉnh và 14 huyện, thị xã, thành phố; Ban hành được Bộ công cụ quản lý
chương trình...
Hiệu quả rõ nét của chương trình OCOP là có 180 DN, HTX, cơ sở hộ
sản xuất tham gia. Về sản phẩm, hiện đã có 210 sản phẩm, trong đó đã đánh giá
tiêu chuẩn cho 121 sản phẩm. Các sản phẩm dịch vụ như du lịch nông thôn, lễ
hội hoa ở các địa phương Hoành Bồ, Bình Liêu, Ba Chẽ,...
Các sản phẩm OCOP đều nằm trong nhóm sản phẩm lợi thế quốc gia
(tôm thẻ chân trắng, thủy sản chế biến); nhóm sản phẩm lợi thế địa phương (lợn
Móng Cái, gà Tiên Yên, dược liệu Ba kích,...) và nhóm đặc sản vùng miền
(miến dong, gạo nếp, gạo thảo dược, hoa quả, các món ăn ngon, lạ,...).
Doanh số bán hàng OCOP của các tổ chức kinh tế, cơ sở hộ sản xuất
OCOP trong 03 năm đạt 672,296 triệu đồng (Đề án đề ra 200.000 triệu đồng)
nhờ gia tăng về quy mô sản xuất và giá bán, đóng góp tích cực cho tăng thu
nhập của nhân dân, các sản phẩm giá trị bình quân tăng 20%.


17
Từ việc triển khai cho thấy, Chương trình OCOP là một chương trình
mở, không đóng khuôn và chưa có tiền lệ, là một hình thức phát triển kinh tế xã hội không chỉ vùng nông thôn mà còn cho cả khu vực đô thị thông qua việc
thực hiện thúc đẩy, phát triển các tổ chức kinh tế (tập trung tái cấu trúc và thành

lập mới DN, HTX), thông qua việc phát huy nguồn lực địa phương và phát triển
sản phẩm, dịch vụ OCOP.
Do vậy triển khai thực hiện OCOP không thể nóng vội, phải bền bỉ và
thực hiện liên tục theo chu trình để thúc đẩy sự sáng tạo liên tục của người dân.
Bài học kinh nghiệm rút ra là:
- Khi triển khai Chương trình cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng mô
hình OVOP và OTOP, học tập về nguyên tắc chứ không dập khuôn máy móc,
có sự đánh giá và điểu chỉnh từng bước trong quá trình thực hiện cho phù hợp
với thực tiễn kinh tế thị trường trong nước và địa phương.
- Chương trình phải được tổ chức quản lý khoa học theo hệ thống, từng
khâu, từng bước thực hiện; Thiết lập được tính pháp lý của toàn bộ chương
trình; Xây dựng được hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển DN, HTX, hỗ trợ
phát triển sản phẩm trên nền tảng hỗ trợ phát triển nghiên cứu, ứng dụng KHCN,
công tác hướng dẫn lập và quản lý các dự án đầu tư, các dự án sản xuất.
- Phải có sự vào cuộc chỉ đạo nhiệt tình, tâm huyết của lãnh đạo trong
quá trình triển khai.
- Thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm, cùng với thiết
kế sản phẩm, mẫu mã bao bì, đóng gói sản phẩm là rất quan trọng.
- Xây dựng được thương hiệu (hình ảnh nhãn hiệu chương trình, bảo hộ
sở hữu trí tuệ, quản lý sử dụng) và bảo vệ chất lượng sản phẩm của chương
trình thông qua việc chấm điểm sản phẩm theo quy định.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin qua các phương tiện
thông tin đại chúng về chương trình OCOP, sản phẩm OCOP.[13]


×