Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Mô hình phản ánh hiện thực trong dấu chân người lính của nguyễn minh châu và nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.73 KB, 126 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh
==== ====

Nguyễn thị thiên

Mô hình phản ánh hiện thực
trong dấu chân ng-ời lính của nguyễn minh châu
và nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

Chuyên ngành: Lý luận văn học
MÃ số: 60.22.32
luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
TS. Lê Thanh Nga

Vinh - 2009
1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Phản ánh trong văn học là một trong những vấn đề cơ bản, được
quan tâm bàn thảo rất nhiều trong lịch sử phát triển của mĩ học và lí luận văn
học, nhất là mĩ học và lí luận văn học mácxít, và những quan niệm về phản
ánh trải qua các thời kì khác nhau ít nhiều vẫn được điều chỉnh, bổ sung.
Trong thực tiễn sáng tác, trong từng giai đoạn cụ thể của lịch sử, trước yêu
cầu của hiện thực cuộc sống, của bạn đọc và cả ý thức của bản thân người
sáng tác, mơ hình phản ánh trong tác phẩm cũng có những thay đổi nhất định
để phù hợp với tình hình cụ thể. Phản ánh trong văn học nhiều khi trở thành


một trong những tiêu chí để nhận diện lí tưởng thẩm mĩ của thời đại. Tìm hiểu
mơ hình phản ánh hiện thực trong một thời điểm nào đó qua khảo sát một hay
nhiều văn bản nghệ thuật là góp thêm tiếng nói xác định lí tưởng thẩm mĩ của
giai đoạn văn học ấy.
1.2. Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu và Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh là hai tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài chiến tranh của
văn học Việt Nam trước và sau 1975, hiển nhiên đã được nhiều người quan
tâm nghiên cứu. Tuy vậy trên thực tế cho đến nay chưa có một cơng trình nào
đặt vấn đề nghiên cứu mơ hình phản ánh hiện thực trong hai tác phẩm, nhất là
trong thế đối sánh, để nhận ra những nét khác biệt trong nhận thức về hiện
thực chiến tranh giữa một bên là trong tình hình nóng bỏng của hiện thực ấy,
với một bên là một hiện thực đã được chiêm nghiệm trong một độ lùi nhất
định của lịch sử.
1.3. Tìm hiểu mơ hình phản ánh hiện thực trong Dấu chân người lính và
Nỗi buồn chiến tranh cũng là dịp để người nghiên cứu thấy được sự vận động

2


của tư duy tiểu thuyết, của ý thức thẩm mĩ trong sự phát triển thể loại của tiểu
thuyết Việt Nam trước và sau 1975, nghĩa là trước một bước ngoặt lớn lao của
lịch sử.
2. L ch s vấn đề
2.1. Nguyễn Minh Châu là một trong các nhà văn lớn của văn học Việt
Nam hiện đại nửa sau thế kỉ

. Các nhà phê bình, nghiên cứu từ trước đến

nay đều thừa nhận những đóng góp của ơng cho văn học nước nhà, từ việc thể
hiện tốt và tương đối toàn diện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

trong chiến đấu đến việc đi sâu khám phá những vấn đề thuộc chiều sâu đời tư
của con người, những thành công của ông về phương diện nghệ thuật cũng
như vai tr tiên phong của chính nhà văn trong phong trào đổi mới văn nghệ.
Các ý kiến đó thể hiện trong một số cơng trình như:
1.

inh Trí Dũng (1995), Ngu n

ng i b t

tr ch nhi

inh Châu v s tr n tr c a

t

, Kỷ yếu Hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh

Châu, Hội văn nghệ Nghệ An.
2. T.S Nguyễn Trọng Hoàn

,

iế t c h nh tr nh

c Ngu n

Minh Châu [25, 9].
3. Nguyễn Thị Tuyết Mai


6 , C n người tr ng tru n ng n Ngu n

Minh Châu, uận văn thạc sĩ, ại học Vinh, Nghệ An.
4. Nguyễn ăng Mạnh, Trần Hữu Tá 197 , Hư ng i v tri n v ng c a
Ngu n

inh Châu, V n ngh (360).

5. Phạm Thị Thanh Nga
ng n Ngu n
6.

inh Châu sau

5 , Nh ng c ch tân ngh thu t tr ng tru n
5, uận văn thạc sĩ, ại học Vinh, Nghệ An.

Nguyên 1989 , Ngu n

inh Châu v nh ng tr n tr tr ng

i

i tư du ngh thu t, ạ chí V n h c, (2).
Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá cao những đóng góp của Nguyễn
Minh Châu đối với nền văn học nước nhà trên cả bình diện nội dung lẫn hình
3


thức nghệ thuật thể hiện trong sang tác của nhà văn này. Ngọc Trai trong S

khám phá con người Vi t Na

qua tru n ng n đã nhận ra nét đặc sắc trong

sáng tác của Nguyễn Minh Châu. “Thành công chủ yếu của Nguyễn Minh
Châu là đã đem đến cho người đọc một cái nhìn mới đối với hiện thực ... Anh
có lối nhìn sâu sắc và tồn diện đối với con người và hiện thực. Dưới ng i bút
tài hoa của anh, cái hiện thực nhiều chiều, nhiều vẻ gợi sức liên tưởng thật xa
và rộng” [25, 274]. Song, bài viết này chưa chú ý đến những thành công nghệ
thuật của tác giả trong việc thể hiện hiện thực đó.
Cũng trên tinh thần ấy, Hồng Thị Văn trong Cả
Ngu n

hứng nhân ạ c a

inh Châu qua hai tru n ng n Cỏ lau và Phiên chợ Giát đ nhận ra

tấm l ng của tác giả đối với những con người bình thường trong x hội. Qua
việc phân tích hai nhân vật ực và l o Khúng, bài viết đã cho người đọc thấy
sự đổi mới trong cách cảm nhận con người của nhà văn: “qua những trang
viết, nhà văn gửi lại cuộc đời tấm lòng ưu ái đối với con người lam lũ, chịu
nhiều hi sinh mất mát, nhà văn gửi lại những hiểu biết, khám phá sâu sắc của
mình về thế giới nội tâm con người, về những số phận và những cuộc đời
buồn vui, dang dở” [25, 206]. Tác giả có đề cập đến nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật, tuy vậy, chưa bàn giải một cách kĩ lưỡng những thủ pháp nghệ thuật
miêu tả con người khác như kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu...
Phạm Quang Long trong Thái

c a Ngu n


inh Châu ối v i c n

người: niề tin ha lẫn v i l âu đã cho rằng: “Theo tôi, cống hiến lớn nhất ở
ông là sự thức tỉnh một ý thức mới, đúng đắn hơn trong cách nhìn nhận đánh
giá về con người” [25, 267].
Nhìn chung, các tác giả đều thấy được giá trị của những tác phẩm của
Nguyễn Minh Châu ở mục đích sáng tác vì con người. Các ý kiến đều thống
nhất khẳng định những tác phẩm của ơng có giá trị vì con người, phản ánh

4


những tâm tư khát vọng rất bình thường nhưng giàu tính nhân văn. Nhưng để
đi vào lí giải cội nguồn của vấn đề thì chưa cơng trình nào bàn tới một cách
hệ thống.
Trong quá trình nghiên cứu, nhiều người cũng nhìn thấy những đóng góp
đáng kể của nhà văn này trên phương diện nghệ thuật. Với những tác phẩm
sáng tác trước năm 1975, phần lớn các ý kiến đều cho rằng, thành công của
Nguyễn Minh Châu ở chỗ, đ xây dựng được những tính cách điển hình trong
hồn cảch điển hình, xây dựng được hình ảnh đẹp về tổ quốc và nhân dân:
“chưa bao giờ những hình tượng tập thể, hình tượng Tổ quốc, nhân dân và
những hình tượng tiêu biểu cho nhân dân, tổ quốc hiện lên trong văn học rực
rỡ và đẹp đẽ đến như thế” [25, 340]. Các ý kiến chủ yếu khẳng định những
đổi mới nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong những sáng tác sau 1975.
Trong luận văn Nh ng c ch tân ngh thu t tr ng tru n ng n Ngu n

inh

Châu, tác giả Phạm Thị Thanh Nga đã đi vào tìm hiểu những đổi mới của cây
bút này trên các phương diện như: nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng

nhân vật và nghệ thuật xây dựng tình huống, cốt truyện. Từ việc tìm hiểu trên,
tác giả đi đến kết luận: phong cách trần thuật của Nguyễn Minh Châu đ có sự
thay đổi căn bản. Hệ thống nhân vật đ có sự đổi mới về kiểu loại và biện
pháp thể hiện. Cốt truyện đ có cách tân so với cốt truyện truyền thống. Từ
đó, tác giả cho rằng: những thành cơng bước đầu của ơng đ góp phần mở ra
giai đoạn mới trong văn học nước nhà. iểm đáng ghi nhận của luận văn là đã
nhận ra sự đổi mới của Nguyễn Minh Châu trên một số phương diện. Do
phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghệ thuật nên luận văn chưa đi vào khai
thác vấn đề khác như số phận con người trước và sau chiến tranh trong các tác
phẩm của ơng như thế nào.
Trong cùng mạch tìm hiểu những đổi mới nghệ thuật của Nguyễn Minh
Châu, tác giả Trịnh Thu Tuyết đi vào vấn đề cốt truyện, tìm hiểu kĩ ba kiểu
5


cốt truyện chủ yếu trong sáng tác của nhà văn này. ó là cốt truyện xây dựng
dựa trên nguyên tắc luận đề, cốt truyện sinh hoạt thế sự, cốt truyện dựa vào
những số phận đời tư. Tác giả nhận thấy: “cốt truyện của Nguyễn Minh Châu
đ có sự nới lỏng đến mức nhiều lúc dường như không c n truyện chỉ là
những mảnh đời vụn vặt, những trạng thái tâm lí vu vơ... đó là những thể
nghiệm mới mẻ, độc đáo đưa văn học về gần với đời sống” [25, 324]. Bài viết
đ làm sáng tỏ ba kiểu cốt truyện chủ yếu của truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu qua việc đi vào tìm hiểu những tác phẩm cụ thể. Nhưng nhìn chung, tác
giả chưa làm rõ sự thay đổi cốt truyện trong sáng tác của ông trong sự đối
chiếu với những tác phẩm trước 1975. Nghệ thuật xây dựng các loại cốt
truyện trên cũng chưa được phân tích kĩ.
Có thể thấy, trong nhiều cơng trình khác nhau, các tác giả đều có chung
nhận định, Nguyễn Minh Châu là cây bút có nhiều hướng tìm tịi trong việc
đổi mới nghệ thuật tự sự, tạo những hướng đi mới mẻ cho văn học Việt Nam
hiện đại.

Với việc quan tâm tìm hiểu, khẳng định giá trị sáng tác của Nguyễn
Minh Châu, dư luận cũng dành cho Dấu chân người lính sự đánh giá tâm
huyết.
GS. Phan Cự

ệ trong Ngu n

inh Châu

t câ b t v n u i nhiều

tri n v ng, ngay từ đầu đ khẳng định “cuốn tiểu thuyết đ miêu tả, với một
sức hấp dẫn, cuộc trường chinh kì lạ trong lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc” [25, 57]. Tác giả bài viết đ ghi nhận những thành công của cuốn tiểu
thuyết trong khả năng miêu tả, khả năng tái tạo cuộc sống, nghệ thuật xây
dựng tính cách nhân vật, đồng thời chỉ ra những tồn tại của nó như: kết cấu
chưa chặt chẽ, bố cục c n rời rạc. “Tác phẩm của anh chưa có những tư tưởng
chủ đề lớn quán xuyến toàn bộ cốt truyện và nhân vật. Chất liệu tốt nhưng khả
năng tổ chức, khái quát hóa c n yếu” [25, 57]. Nhưng cũng theo tác giả này
6


“những nhược điểm của Nguyễn Minh Châu khơng có gì đáng trầm trọng,
trong khi đó anh lại có những mặt mạnh của một cây bút văn xi: vốn
sống giàu có, khả năng khám phá và hiểu biết tính cách nhiều loại người,
khả năng miêu tả và tái hiện thực dưới hình thái cụ thể, cảm tính của nó,
v.v...” [25, 57].

ây là sự khái quát chung cho Dấu chân người lính. GS đã


nhận thấy những mặt tích cực cũng như hạn chế của ng i bút Nguyễn Minh
Châu trong tác phẩm. Bài viết chỉ ra những hạn chế về phương diện kết cấu
của tác phẩm mà chưa chú ý đến ưu điểm của sự lựa chọn kiểu kết cấu theo
trình tự thời gian vào việc thể hiện diễn biến của câu chuyện, từ đó làm nổi
bật cảm hứng sử thi. Chỉ ra được những điển hình của tác phẩm nhưng GS
khơng chủ trương đi vào tìm hiểu nghệ thuật miêu tả những điển hình ấy. Tuy
vậy, ý kiến của GS đ gợi nhiều ý tưởng cho người nghiên cứu trong quá trình
triển khai đề tài.
Trong Dấu chân người lính c a Ngu n

inh Châu, GS. Hà Minh

ức

đặt tiểu thuyết này bên cạnh những tác phẩm viết về chiến tranh ở thời kì này
như r n hố

ng của Trần

ăng để thấy được sự thay đổi phạm vi hiện

thực trong tiểu thuyết “lúc trước là một trận công đồn nhỏ và ngày nay là một
chiến dịch lớn, hiện đại” [25, 63] từ đó đi đến kết luận “phản ánh một chiến
dịch lớn trong khn khổ một thiên tiểu thuyết là một việc khó và Nguyễn
Minh Châu đ thành công” [25, 63]. Ý kiến của GS đã chỉ rõ sự thay đổi
phạm vi hiện thực trong Dấu chân người lính.

ó là nét mới trong sáng tác

này. Tuy nhiên, trong cơng trình này, GS Hà Minh


ức mới đề cập đến phạm

vi đề tài c n một số phương diện khác thuộc nghệ thuật của tác phẩm chưa
được ông đề cập đến.
Ở bài viết
ứng

Dấu chân người lính ngh

ến nh ng cuốn ti u thu ết l n

ng v i dân t c, v i thời ại, tác giả Trần Trọng

ăng

àn đ khẳng

định thành công của tiểu thuyết này trong việc xây dựng nhân vật điển
7


hình - hình tượng người anh hùng cách mạng. Ngồi ra, c n một số bài viết
liên quan đến tác phẩm này như: h ng hí hu ền di u v h
thời h ng chiến tr ng Dấu chân người lính c a Ngu n

h ng c a

inh Châu [25, 78],


Nh ng cố g ng l n the Dấu chân người lính c a Ngu n
[25, 83],
Ngu n

t

inh Châu

Dấu chân người lính t i Những người đi từ trong rừng ra, ngh về
inh Châu [25, 101]...

Nhìn chung những ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu đ ghi nhận
những đóng góp của Dấu chân người lính, kể cả về nội dung và nghệ thuật
dựa trên những tiêu chí thẩm mĩ của con người ở thời điểm hiện tại. Cũng trên
cơ sở đó, họ cũng chỉ ra những hạn chế của cuốn tiểu thuyết. Những hạn chế
đó, một mặt có nguyên nhân từ phía người viết, nhưng mặt khác, chúng ta
thấy đó chính là hạn chế của nền văn nghệ ra đời, tồn tại trong điều kiện chiến
tranh, chịu sự chi phối của quan niệm thẩm mĩ, mơ hình phản ánh hiện thực
của văn nghệ trước 1975. Với một nhà văn ln trăn trở, tìm t i để làm tr n
vai tr của người nghệ sĩ như Nguyễn Minh Châu, việc khắc phục những hạn
chế đó trong yêu cầu mới, trong điều kiện mới của văn học là điều không khó
và thực tế ơng đ ngày càng thành cơng trên đường viết văn của mình.
. . Bảo Ninh là một trong những cây bút viết về chiến tranh trong thời
hậu chiến để lại nhiều ấn tượng trong l ng người đọc trong và ngồi nước.
Trong những cơng trình khác nhau, một số nhà nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu
tác phẩm của ơng và chỉ ra những đóng góp của tác giả này đối với sự vận
động và phát triển của văn học nước nhà.
Luận văn thạc sĩ Đề t i chiến tranh chống
Ninh, ưu Thị Thanh Trà,


ại học Vinh

tr ng tru n ng n Bả

6 , đã nhìn nhận việc thể hiện

chiến tranh của Bảo Ninh trong quan hệ với nhân cách con người, chiến tranh
và tình yêu, từ đó cho người đọc thấy được những biểu hiện mới trong cách
nhìn nhận đối với đề tài này.

ó là một trong những điểm mới của nhà văn.
8


Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài nên tác giả chưa đi vào
tìm hiểu các vấn đề liên quan của tác phẩm như kết cấu, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu.
Về phương diện nghệ thuật, khoá luận tốt nghiệp Nhân v t tr ng v n
u i Bả Ninh của ê Thị an Anh, ại học Vinh

7 , đã đi vào khám phá

thế giới nhân vật. Tác giả đặc biệt chú ý người lính và phụ nữ dưới các góc
nhìn khác nhau, trên cơ sở đó thấy được sự đổi mới của Bảo Ninh trong cách
nhìn nhận và thể hiện con người trong văn học sau 1975. Khoá luận này cũng
đi vào những nghệ thuật thể hiện nhân vật trong văn xuôi Bảo Ninh như: thể
hiện nhân vật qua ngoại hình, qua việc sử dụng yếu tố tâm linh, qua sử dụng
ngôn ngữ, qua việc tổ chức thời gian, không gian.

uận văn chỉ chú ý đến


những nhân vật trong các mối quan hệ khác nhau như người lính trong quan
hệ với cộng đồng, người lính dưới góc nhìn cá nhân... mà chưa đề cập đến đặc
điểm nổi bật của các loại nhân vật như nhân vật dị thường, nhân vật bị chấn
thương, nhân vật lạc loài...
Sáng tác của Bảo Ninh chủ yếu viết về đề tài chiến tranh. Qua tìm hiểu,
các tác giả đều nhận thấy ơng đ có những cách nhìn mới về hiện thực này.
Chiến tranh được nhìn nhận chủ yếu qua số phận con người, chiến tranh với
tính chất hai mặt của nó. Những cách tân trong nghệ thuật tự sự của ơng cũng
đ góp phần đem lại cho văn học nước nhà luồng sinh khí mới.
Nỗi buồn chiến tranh thể hiện nỗ lực của Bảo Ninh trong việc đổi mới
mơ hình phản ánh hiện thực trong văn học sau 1975. Và đ có khơng ít ý kiến
đánh giá cao những thành công của tác phẩm.
Nhà nghiên cứu



ức Hiểu trong hi h

hi n ại đ viết: “trong

văn học mấy chục năm nay, có thể hân h n c a t nh

u tên khác của Nỗi

buồn chiến tranh - TG) là cuốn tiểu thuyết hay về tình yêu, quyển tiểu thuyết

9



về tình u xót thương nhất” và cho rằng “Nỗi buồn chiến tranh thể hiện một
điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài ba mươi lăm năm” [24, 265].
Dung Nguyên trên www.sachhay.com khẳng định Nỗi buồn chiến tranh
được coi là một cột mốc sáng chói của văn học thời kì đổi mới ... Nỗi buồn
chiến tranh khơng chỉ lạ về hình thức mà c n mới mẻ về nội dung so với thời
điểm nó ra đời”.
Nguyễn Thanh Sơn trên www.tanviet.net khẳng định “Tác phẩm đ tạo
nên những huyền thoại, trong khi bản thân nó cũng là một huyền thoại. ặng
lẽ, nhưng khơng vì thế mà kém thuyết phục, tác phẩm tự chọn cho mình một
số phận, tạo nên một điểm nhìn hồn tồn mới về một miền q khứ chưa hề
xa xôi”.
ây là những nhận định đánh giá chung nhất giá trị của Nỗi buồn chiến
tranh, chưa có tác giả nào đi sâu tìm hiểu kĩ lưỡng, bài bản về những giá trị
của tác phẩm.
Trên http thachpx.googlepages.com, Nguyễn

uân Thạch đ có cái nhìn

tổng qt về Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời h u chiến t ch
ngh a anh h ng ến nhu c u

i

ib t h

. Trong đó, tác giả đ thấy rõ

những thách thức của lối viết đến những mạch ngầm của văn bản. Trong bài
viết, tác giả cũng tìm hiểu thế giới nhân vật tiểu thuyết, biểu tượng và ý
nghĩa của nó. Từ đó, ông khái quát cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh và

con đường viết về chiến tranh trong thời hậu chiến và khẳng định: “trong Nỗi
buồn chiến tranh, Bảo Ninh đ xác lập một cái nhìn mới về hiện thực lịch
sử - hiện thực chiến tranh, mới trong sự đối chiếu với văn học hiện thực x
hội chủ nghĩa trong chiến tranh và trước 1986. Cái mới ở đây được xác định
không chỉ ở việc anh đưa vào trong tác phẩm của mình những chất liệu hiện
thực chưa từng có trong văn học chiến tranh dẫu điều này cũng có giá trị
thẩm mĩ riêng mà trước hết thể hiện ở việc anh đ tìm đến một phương pháp
10


tiếp cận hiện thực khác với phương pháp điển hình hóa trong văn học hiện
thực truyền thống”. “Riêng Bảo Ninh, anh đ đẩy những khuynh hướng nghệ
thuật của những nhà văn trước đến một chiều kích mới. Anh quyết liệt từ bỏ
hình thức tiểu thuyết hiện thực truyền thống theo kiểu tiểu thuyết - kí sự như
Đất tr ng để theo đuổi tiểu thuyết tâm lí”. Bài viết đ phát hiện những nét
độc đáo của Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh so với những tác phẩm
khác trong cách cảm nhận và thể hiện hiện thực. Riêng vấn đề nhân vật, tác
giả đ chỉ ra các loại nhân vật và ý nghĩa của những loại nhân vật đó mà chưa
đi vào xem xét cách nhà văn xây dựng nhân vật như thế nào. Tất cả các vấn
đề đều ở mức độ khái quát.
Khoá luận tốt nghiệp Quan ni

ngh thu t về c n người tr ng Nỗi

buồn chiến tranh c a Bả Ninh của Nguyễn Thị Thu Hằng,

ại học Vinh

3 , khẳng định, tác phẩm này đ tiếp tục một quan niệm nghệ thuật: Con
người hành động của văn học giai đoạn 1945 - 1975. ồng thời, tác giả chỉ ra

quan niệm mới của Bảo Ninh trong tiểu thuyết về con người, đó là con người
tự sám hối, con người phức tạp trong mối quan hệ đa chiều. Tác giả đã đi vào
phân tích nghệ thuật biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong tác
phẩm như: cách xây dựng nhân vật chính, xây dựng thời gian, khơng gian.
Ngồi ra, những nghệ thuật đặc sắc như kết cấu lồng ghép, kĩ thuật d ng ý
thức, độc thoại nội tâm... chưa được nói đến.
Các tác giả đều đ nhận thấy sự khác biệt của Nỗi buồn chiến tranh so
với những tác phẩm khác trong cùng thời điểm ở góc độ tiếp cận cũng như thể
hiện hiện thực. Từ những mạch ngầm của văn bản các nhà nghiên cứu cũng
đ có những suy nghĩ về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực của những tác
phẩm sau 1975.

11


Bên cạnh những ý kiến đánh giá cao tác phẩm, cũng khơng ít nhà phê
bình coi Nỗi buồn chiến tranh là “điên loạn”, “rối bời”, “lố bịch hóa hiện
thực”, “bơi nhọ quân đội”. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng ta thấy
những giá trị của cuốn tiểu thuyết về mặt nội dung cũng như nghệ thuật đáng
được khẳng định.
Có nhiều ý kiến của nhiều tác giả về Nỗi buồn chiến tranh, và như ta
biết, các ý kiến ấy là kết quả có được của nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy
nhiên, chúng tơi đều nhìn thấy trong đó những gợi ý nhất định trong quá trình
thực hiện đề tài.
Như vậy, các nhà nghiên cứu đ có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh
hai tiểu thuyết Dấu chân người lính và Nỗi buồn chiến tranh , nhưng chưa có
cơng trình hay bài viết về mơ hình phản ánh hiện thực qua hai tiểu thuyết một
cách đầy đủ, hệ thống. Tiến hành đề tài này, chúng tôi đi vào giải quyết vấn
đề trên tinh thần đó.
3. Đối tượng nghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của đề tài là mơ hình
phản ánh hiện thực trong Dấu chân người lính và Nỗi buồn chiến tranh
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
4.1.

uận văn đi vào tìm hiểu những vấn đề liên quan phản ánh hiện

thực, mơ hình phản ánh hiện thực trong văn học Việt Nam.
4.2.

i vào tìm hiểu mơ hình phản ánh hiện thực trong hai tiểu thuyết

Dấu chân người lính và Nỗi buồn chiến tranh để thấy được đặc sắc của hai
tác phẩm cũng như đặc điểm phong cách nghệ thuật của hai tác giả thể hiện
trong những tác phẩm ấy.
4.3. Từ những mơ hình phản ánh hiện thực tiêu biểu trong hai tiểu thuyết
trên, luận văn chỉ ra quan điểm thẩm mĩ khác nhau Việt Nam trước và sau

12


1975, từ đó thấy được sự vận động của văn học nước nhà trước và sau thời kì
đổi mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu hình thức
5.2. Phương pháp nghiên cứu x hội học
5.3. Phương pháp nghiên cứu phân tâm học
5.4. Phương pháp nghiên cứu văn hóa – lịch sử
6. Phạm vi khảo sát
Phạm vi khảo sát đã được thông báo rõ, cụ thể trong tên đề tài, đó là hai

tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu và Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh.
7. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở khảo sát Dấu chân người lính và Nỗi buồn chiến tranh, luận
văn chỉ ra mơ hình phản ánh hiện thực trong hai tiểu thuyết, đồng thời qua
đó chỉ ra sự vận động tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam trước và
sau 1975.
8. Cấu trúc luận văn
Tương ứng với nhiệm vụ, mục đích đã đề ra, ngoài phần
lu n, và T i li u tha
Chư ng :
Chư ng 2:
Ngu n

u,

ết

hả , luận văn của chúng tơi gồm có 3 chương:

t số vấn ề lí thu ết liên quan ến ề t i
h nh hản nh hi n th c tr ng Dấu chân người lính c a

inh Châu

Chư ng 3:

h nh hản nh hi n th c tr ng Nỗi buồn chiến tranh c a

Bả Ninh.


13


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.

hái niệm phản ánh và m h nh phản ánh hiện th c

Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Nó là
năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ
thống vật chất khác. Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh mới, cao nhất. Nó
chính là nguồn gốc của nhận thức con người. Thông qua phản ánh, con người
thu nhận được những kiến thức về tự nhiên, x hội, con người.
Chính vì phản ánh là nguyên lí chung, phổ biến của mọi đối tượng vật
chất nên nó là một trong những lí thuyết được nhiều người quan tâm. Phản
ánh cũng là nguyên lí tổng quát, chi phối quá trình sáng tác nghệ thuật. Thơng
qua hình thức này, ý tưởng của các nhà làm nghệ sĩ được tái hiện, bộc lộ, phơi
bày. Như vậy, có thể nói, phản ánh là một trong những vấn đề quan trọng của
văn học, nghệ thuật. Nó giúp chúng ta hiểu được bản chất của từng đối tượng
trong quan hệ với chính nó và với những đối tượng khác. Trong luận văn này,
chúng tơi đi vào tìm hiểu bản chất của vấn đề phản ánh trong nghệ thuật nói
chung, trong văn học nói riêng.
ặc trưng của văn học là phản ánh hiện thực. Tuy nhiên, từng thời kì
lịch sử, từng trào lưu nghệ thuật, từng phương pháp sáng tác có kiểu phản ánh
hiện thực khác nhau, nó tạo nên những khn mẫu, những mơ hình phản ánh
khơng giống nhau. Tìm hiểu những mơ hình phản ánh khác nhau đó chúng ta
cũng thấy được sự vận động, biến đổi của văn học trong tiến trình phát triển.


14


Theo

i n iếng Vi t, mơ hình là: “hình thức diễn đạt hết sức gọn

theo một ngơn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, để nghiên
cứu đối tượng ấy” [50, 638]. Như thế, mơ hình phản ánh hiện thực có nghĩa là
những hình thức diễn đạt hiện thực một cách đặc trưng bản chất, chủ yếu nhất
của nghệ thuật. Mỗi tác giả trong một giai đoạn văn học nhất định đều lựa
chọn cho mình những mơ hình phản ánh thích hợp để nghiên cứu đối tượng
một cách sâu sắc nhất. Thơng qua việc tìm hiểu vấn đề phản ánh, mơ hình
phản ánh hiện thực của các tác phẩm văn học, người đọc hiểu rõ hơn về hiện
thực được nói đến trong tác phẩm, cũng như tình cảm, thái độ của nhà văn
trước hiện thực đó.
1.2. S phát triển của lí thuyết phản ánh trong l ch s mĩ học, lí luận
và th c tiễn sáng tác văn học
1.2.1. Trên thế giới
Mặc dù khái niệm phản ánh xuất hiện khá muộn, nhưng từ xa xưa, phản
ánh trong văn nghệ đ trở thành một trong những vấn đề trung tâm của nhiều
nhà triết học, mĩ học. Ngay từ thời cổ đại, nó đã được nhắc đến bởi

ocrate,

Platon, Arixtote…
Xocrat (469 – 399 TCN cho rằng: “Nghệ thuật chính là sự bắt chước tự
nhiên”. Còn Platon (427 – 347 TCN) lại cho thế giới của các sự vật cảm biết
là khơng nhận thức được, khơng đúng đắn. Ơng đề cao thế giới của ý niệm:
“thế giới ý niệm là thế giới của của những cái phi cảm tính, phi vật thể, là thế

giới của đúng đắn chân thực, và các sự vật của cảm biết chỉ là cái bóng của ý
niệm” [46,69]. Platon đề cao thuyết trực cảm nên ông đề cao nhận thức ý
niệm. Nhận thức của con người, trong quan niệm của ông là nhận thức ý niệm
chứ không phải là sự nhận biết hiện thực khách quan. Theo ông, thế giới tự
nhiên – thế giới của những vật cảm tính – bắt nguồn từ những thực thể tinh

15


thần tức là những ý niệm; vật thể cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm. Chính
vì thế, nghệ thuật cũng là sự phản ánh lại những ý niệm, theo đó sự sáng tạo
của người nghệ sĩ là sự bắt chước lại một sự bắt chước khác, phản ánh lại cái
được phản ánh.
Aristote (384 – 322 TCN) – nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại đ
đối lập quan điểm của mình với quan điểm của Platon. Ông thừa nhận sự tồn
tại khách quan của thế giới vật chất. Thế giới vật chất là đối tượng thực tế của
nhận thức, là nguồn gốc của cảm giác. Aristote cũng khẳng định kinh nghiệm,
kiến thức con người có được là do khả năng bắt chước tự nhiên. Nghệ thuật
cũng chính là sự mơ phỏng tự nhiên: “sử thi, bi kịch cũng như hài kịch và thơ
ca tụng tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn, lục huyền – tất cả những cái
đó, nói chung, đều là những nghệ thuật mô phỏng” [3,11]. Sự mô phỏng ở đây
cũng được ông nói rõ, đó không chỉ là nội dung, đối tượng miêu tả mà c n là
phương tiện, cách thức. Người ta có thể “mơ phỏng các sự vật, hiện tượng
bằng các màu sắc hay hình dáng, một số người thì dựa vào tài nghệ, số khác
dựa vào kĩ năng, số khác nữa thì dựa vào thiên bẩm” [3, 1 ]. Nghệ thuật cũng
vậy, “sự mô phỏng thể hiện trong tiết tấu, trong ngôn từ, trong giai điệu, hoặc
chỉ dùng một thứ, hoặc bằng cả mấy thứ” [3, 12].
Như vậy, luận điểm trung tâm của các nhà triết học, mĩ học về vấn đề
phản ánh nghệ thuật là đề cao học thuyết “bắt chước”, “mô phỏng”. Mối quan
hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cũng được xác lập và được coi là mối quan hệ

khăng khít.

ây là những cơ sở cho các nhà khoa học về sau nghiên cứu về

vấn đề này.
Cuối thời kỳ Trung cổ, Tômát
thần học lớn nhất. Tômát

acanh 1 5 – 1 74 nổi lên như nhà

acanh cũng coi nghệ thuật là sự mô phỏng, sứ

mệnh cơ bản của nghệ thuật là khả năng giúp con người nhận thức được sự

16


vật. Cái đẹp chính là hình tượng phản ánh một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất của
một sự vật, thậm chí trong trường hợp chính bản thân sự vật ấy không đẹp.
Bước qua một số yếu tố không hợp thời khi kế thừa tư tưởng mĩ học, tiếp
nhận những hạt nhân hợp lí của học thuyết “bắt chước”, các nhà mĩ học Phục
hưng đề cao vẻ đẹp tự nhiên, say sưa khám phá vẻ đẹp riêng ấy.
“cái đẹp bắt rễ ngay chính bản chất của sự vật”.

ó là những

iều đáng nói ở đây là những

nhà mĩ học đ thấy được nghệ thuật chịu sự tác động lớn của quy luật khách
quan nên họ đ i hỏi nghệ thuật phải: “phát hiện ra những quy luật khách quan

đó và phải chịu sự điều khiển của chúng” [64, 111]. Rõ ràng, họ đ thấy cái
đẹp nằm trong bản chất của sự vật chứ khơng phải ở lực lượng siêu nhiên,
thần bí, hay trong ý niệm nào. Chính vì vậy, các nghệ sĩ ln thể hiện nghệ
thuật với những gì chính xác nhất. Vẻ đẹp nguyên sơ, thánh thiện của hiện
thực tự nhiên được họ đề cao. Nó được cảm nhận, miêu tả, thể hiện sinh động
trong từng tác phẩm nghệ thuật qua cách thể hiện đầy sáng tạo chứ không đơn
giải chỉ là sự sao chép tự nhiên như vốn có. ây là điểm khác biệt quan trọng
nhất giữa mĩ học Phục hưng với mĩ học cổ đại trước đó. Tuy nhiên, mặt hạn
chế của mĩ học thời kì này là nhấn mạnh việc vào phản ánh hiện thực đời
sống nhưng những mâu thuẫn x hội chưa được các nhà triết học, mĩ học chú
ý đến trong quá trình nghiên cứu mối quan hệ thẩm mĩ của nghệ thuật đối với
hiện thực.
Mĩ học cổ điển ra đời từ thế kỉ VII trên cơ sở chủ nghĩa duy lí của triết
học. N.Boileau (1636 - 1711 là đại diện tiêu biểu cho mĩ học cổ điển. Thuyết
bắt chước thiên nhiên được ơng hồn tồn ủng hộ. Tuy nhiên, nó cũng được
nhìn nhận dưới tinh thần của chủ nghĩa duy lí nên: “thiên nhiên phải được
thanh khiết hóa, phải giải thốt khỏi tính thơ lỗ ngun sơ của nó, phải được
hình thành do sự hoạt động, điều chỉnh của lí trí” [64, 122]. Thiên nhiên với
vẻ ngun sơ khơng cịn được đề cao. Vai tr của lí trí được nâng lên.
17

iểm


tiến bộ trong quan niệm mĩ học của ông thể hiện ở chỗ, đ đề cập đến sự khái
quát hóa và điển hình hóa trong nghệ thuật. Tuy nhiên, hạn chế của ơng là đ
phủ nhận việc hình thành tính cách trong q trình vận động của nó. Mối quan
hệ giữa tính cách và hồn cảnh khơng được chú ý thay vào đó là chủ trương
xây dựng sự tĩnh hóa tính cách. Những tiến bộ của mĩ học thời kì này đ có
ảnh hưởng lớn đến những mĩ học gia ở giai đoạn sau.

Mĩ học khai sáng thế kỉ

VIII đ đạt những thành tựu nhất định, góp

phần đưa hoạt động nghiên cứu và sáng tạo văn học nghệ thuật đạt đến những
giá trị cao hơn.
D.Diderot (1713 – 1784) là nhà mĩ học khai sáng tiêu biểu của Pháp - đứng
trên lập trường duy vật, đưa ra luận điểm xuất phát “những gì gặp thường
xuyên trong tự nhiên là hình mẫu đầu tiên cho nghệ thuật”, từ đó cho rằng sự
hài hoà của bức tranh đẹp nhất chẳng qua chỉ là sự bắt chước vụng về tính hài
hồ của tự nhiên, tài năng của hoạ sĩ phụ thuộc vào mức độ khắc phục sự
khác biệt ấy vì thiên nhiên đẹp hơn nghệ thuật. Ông cho tiêu chuẩn để đánh
giá một tác phẩm nghệ thuật là xem nó phù hợp với tự nhiên ở mọi nơi và tất
cả hay không. Bởi, với ông tự nhiên đ trở thành mẫu mực trước tiên của
nghệ thuật.

iều đáng chú ý là tự nhiên mà ông nói đến ở đây khơng chỉ giới

hạn là “những gì xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra”
mà nó được hiểu bao gồm cả giá trị tự nhiên và x hội. Trong q trình mơ tả
thiên nhiên ông cũng đề xướng “dù là thiên nhiên đẹp, là chân lí chăng nữa,
cũng khơng nên bắt chước q sát” [64, 146]. Rõ ràng, ông đ chủ trương
người nghệ sĩ phải tái hiện chân thực hiện thực nhưng một mặt ơng lại có ý
khước từ sự mơ phỏng tự nhiên ấy. Mặc dù, quan điểm của ông về nghệ thuật
c n có nhiều mâu thuẫn nhưng D.Diderot đ góp phần đặt nền móng cho nghệ
thuật hiện thực chủ nghĩa.

18



Trái với D.Diderot, I.F.Sile – nhà mĩ học tiêu biểu cho chủ nghĩa khai
sáng

ức lại chống lại thuyết bắt chước. Ông chủ trương gắn liền các ý niệm

với các hình thức cảm tính. Ơng khơng cho nghệ thuật đồng nhất với hiện
thực và chân lí. Cái mới của Sile là chỗ ông đề cao vai tr của chủ thể trong
sáng tạo nghệ thuật: “nghệ thuật phải có hai đặc tính” “một là phải tự nâng
mình lên cao hơn hiện thực và hai là phải ở trong giới hạn của thế giới thuộc
giác quan” [64, 177]. I.F.Sile muốn dung hoà giữa hiện thực và lí tưởng, đồng
thời đề cao vai tr của người nghệ sĩ.

ây là quan điểm tiến bộ có ảnh hưởng

lớn đến quá trình phát triển của mĩ học sau này.
Tiếp nối mĩ học của I.F.Sile, IV.Goeths coi nghệ thuật phải gắn bó với
cuộc sống, với mọi sự tồn tại, phát triển của kinh tế, chính trị, x hội. Ông cho
rằng, tương ứng với một nền kinh tế, x hội nhất định thì có nền văn nghệ
tương ứng và khẳng định rằng, nghệ thuật phải bắt nguồn từ thiên nhiên và
thiên nhiên là nguyên liệu của sáng tạo nghệ thuật. IV.Goeth cũng là người
coi trọng vai tr tích cực, chủ động của chủ thể thẩm mĩ. Ông cho sự bắt
chước tự nhiên, sự sao chép hiện thực khách quan một cách nô lệ, mù quáng
là điều nghệ thuật cần né tránh. Những tư tưởng mĩ học của IV.Goeths được
coi là đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật trước Marx.
Hêgen (1770 - 1831 là một trong những triết gia cổ đại của chủ nghĩa cổ
điển ức và của toàn nhân loại. Hệ thống mĩ học của ông gồm ba phần. Phần
một chủ yếu đề cập đến học thuyết về cái đẹp nói chung. Phần hai là học
thuyết về những hình thái đặc biệt của nghệ thuật. C n phần ba trình bày học
thuyết về những ngành nghệ thuật riêng biệt. Hêgen cho, cái đẹp là sự thể
hiện đặc biệt của ý niệm tuyệt đối dưới một hình thức cụ thể, cảm tính. Nghệ

thuật chính là sự phát triển tự thân của khái niệm. Quan niệm của ơng đầy
chất lí tính. Hêgen cũng gắn cái đẹp với tự nhiên, đồng thời có sự phân biệt

19


cái đẹp trong tự nhiên với cái đẹp trong nghệ thuật. Cái đẹp trong nghệ thuật
được ông đồng nhất với “lí tưởng”. Như vậy, ơng đ chú ý đến sự sáng tạo
trong nghệ thuật và khẳng định đặc trưng của nghệ thuật là sự sáng tạo ra “lí
tưởng”. Mĩ học Hêgen được coi là đỉnh cao của mĩ học cổ điển

ức, là một

trong những nguồn lí luận trực tiếp quan trọng cho mĩ học Marx- Lênin.
Sự ra đời của chủ nghĩa Marx tạo nên những biến đổi lớn trong đời sống
tinh thần của nhân loại. Marx và Angghen đ kế thừa những cơng trình của
các bậc tiền bối, phát huy thành tựu khoa học của giai đoạn trước để hình
thành hệ thống tư tưởng riêng của mình, trong đó có mĩ học. Cơ sở lí luận của
chủ nghĩa Marx là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
ó cũng chính là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của mĩ học macxit.
uất phát điểm của những luận điểm mĩ học Marx và Angghen là dựa trên
những vấn đề cơ bản của triết học như: mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng, vật chất và ý thức, bản chất và hiện tượng...
Marx và Engenl chú trọng ý nghĩa nhận thức của nghệ thuật. Vì thế, họ
ca ngợi những tác phẩm của Banzac. Những tác phẩm của ông đ phản ánh
được hiện thực bề bộn của cuộc sống. Tác phẩm của Banzac là sự tổng hợp
của kiến thức liên ngành, vì thế, nó có giá trị nhận thức to lớn, đem lại những
hiểu biết phong phú cho người đọc. Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực
cũng được hai ông quan tâm. Cả hai đều chú ý đến tính giai cấp của nền văn
nghệ trong x hội có giai cấp: “khi mà mâu thuẫn giai cấp đ tự phơi bày, đấu

tranh giai cấp đã được ý thức đầy đủ, thì tính giai cấp nói chung, và tính giai
cấp của văn nghệ nói riêng, cũng sẽ cơng khai tự giác hơn” [46, 79]. Những
tư tưởng mĩ học của Marx và Engenl là nền tảng cho sự phát triển của mĩ học
về sau.
Lênin đ phát triển tư tưởng của Marx và Engenl. Ơng đ đưa ra những
quan niệm đúng đắn, góp phần giải quyết nhận thức về mối quan hệ giữa văn
20


học và hiện thực, gồm các vấn đề như: phản ánh với nhận thức, phản ánh với
biểu hiện, phản ánh với sáng tạo. Ông đã đề cao vai tr của hiện thực đối với
văn nghệ. Hiện thực là nguồn gốc của nhận thức, vì thế “đời sống là mảnh đất
màu mỡ ni dưỡng nghệ thuật và đồng thời là chìa khố giải thích được
những những hiện tượng phức tạp của nghệ thuật” [33, 63]. Trong vấn đề
phản ánh với biểu hiện, ông thừa nhận: “văn nghệ không chỉ biểu hiện khát
vọng của con người, mà con biểu hiện toàn bộ thế giới chủ quan của con
người: thế giới quan, cá tính, lí tưởng, ước mơ... ” [33, 67]. ênin cũng đã cho
phản ánh luôn đi kèm với sáng tạo. ặc biệt, ông coi trọng vai tr của chủ thể
trong sáng tạo nghệ thuật, vì thế đã phê phán sự sao chép trong đơn thuần
trong văn học: “hình ảnh có thể phản ánh vật thể một cách trung thực, hoặc
nhiều hoặc ít nhưng ở đây mà giống hệt thì thật là ngu xuẩn” [33, 161]. Có thể
nói, với ênin, tư tưởng văn nghệ của giai cấp vơ sản đ được hình thành một
cách đầy đủ, hồn chỉnh. Tư tưởng của ơng đ thể hiện rõ quan điểm về
những vấn đề cơ bản của văn nghệ, trở thành nền tảng cho sự sáng tác nghệ
thuật nói chung, văn học nói riêng.
Những nhà mĩ học giai đoạn sau đ phát triển tư tưởng của Marx,
Engenl, Lênin.
G.V.Plekhanov cho rằng đấu tranh giai cấp là đối tượng cơ bản của phản
ánh nghệ thuật, đồng thời, nó cũng là yếu tố quyết định sự phát triển của văn
học nghệ thuật. Tuy nhiên quan niệm về vấn đề văn học phản ánh hiện thực

của ông c n nhiều điểm chưa thuyết phục.
Sang thế kỉ

, nhà mĩ học Hugari – G.Lukacs đ có cái nhìn tồn diện

hơn về vấn đề này. Ông cho rằng, mỗi tác phẩm văn học đều có sức sống
riêng, thể hiện một phong cách độc đáo. Hiện thực khách quan không chỉ là
đối tượng duy nhất của nghệ thuật. Sự phản ánh trong nghệ thuật được khách

21


thể hóa là kết quả của sự phản ánh đúng đắn. Giữa các chi tiết nghệ thuật và
chi tiết trong đời sống khơng có sự liên quan với nhau. Ý kiến này hoàn toàn
trái ngược với yêu cầu chi tiết chân thực của chủ nghĩa hiện thực. Như vậy,
điểm đáng ghi nhận trong quan niệm của nhà mĩ học này là, ông đ chú ý tới
mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, đề cao vai tr của chủ thể sáng tạo.
Tuy nhiên, ông chưa phân biệt rõ ràng giữa chủ thể phản ánh nghệ thuật và
chủ thể nhận thức luận nói chung.
Khác với G. ukacs, C.Caudwell – nhà mĩ học người Anh đ cho rằng,
phản ánh nghệ thuật là sự thể hiện các đối tượng tạo ra những ảo ảnh của hiện
thực. ối tượng phản ánh của nghệ thuật là hiện thực bên trong, c n hiện thực
bên ngoài chỉ là đối tượng của phản ánh khoa học. Ông đ lí giải được mối
quan hệ giữa chủ thể phản ánh và chủ thể nhận thức thẩm mĩ.

ồng thời

C.Caudwell cũng thấy được tác phẩm nghệ thuật là sự suy tư và gợi nhớ về
hiện thực, không đơn giản là bản sao hiện thực. Như vậy, theo ơng, tiêu chí để
đánh giá giá trị của một tác phẩm nghệ thuật là sự sáng tạo của chủ thể thẩm

mĩ và sự tác động của nó đối với người tiếp nhận như thế nào.
Những ý kiến của G. ukacs, C.Caudwell đ góp phần giải quyết vấn đề
phản ánh trong văn nghệ.
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề phản ánh trong văn nghệ đ từng được một số nhà
nghiên cứu đề cập nhưng chủ yếu tập trung ở những bài viết nhỏ, những cuộc
tranh luận văn học, nghệ thuật. Trong lịch sử, dường như chưa có cơng trình
nào quy mơ, đưa ra cái nhìn tồn diện và tập trung về vấn đề này.
Những thế kỉ trước, vấn đề phản ánh của văn nghệ đ được một số tác
giả đề cập đến như: ê Qúy ơn, Ngơ Thì Nhậm, Nguyễn Văn Siêu... Lê Q
ơn cho rằng: “thơ tả cảnh lầu son gác tía thì thường nhớp nhúa, thơ viết về
lều tranh quán chợ thì dễ thanh tao”. Trong ý kiến của mình, ê Quý
22

ôn đã


có sự phân biệt đối tượng miêu tả của văn chương. Nguyễn Văn Siêu cho rằng
“văn chương có loại đáng thờ và có loại khơng đáng thờ. oại khơng đáng thờ
là loại chỉ chuyên chú văn chương, loại đáng thờ là loại chun chú con
người”, chính là ơng đang nói đến mục đích của việc sáng tác văn chương.
Văn chương chân chính phải phục vụ con người. Thời kì này cũng đ có một
số ý kiến khẳng định vai tr của chủ thể sáng tạo. Lê Quý

ôn quan niệm:

„thơ phát khởi từ trong l ng người ta”. Nói như thế có nghĩa là tác giả này chú
ý đến vai tr và ý thức chủ thể sáng tạo. Theo ông, vai tr chủ thể sáng tạo là
đầu mối tiền đề tạo nên giá trị nội dung và bản chất nghệ thuật trong thi ca.
C n Ngơ Thì Nhậm nhấn mạnh “h y xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”

hay: “Mây gió cỏ hoa xinh tươi kỳ diệu đến đâu, hết thảy đều từ trong l ng
mà nảy ra”. iều đó có nghĩa là ơng khẳng định thơ nói riêng, nghệ thuật nói
chung bắt nguồn từ bên trong con người chứ không phải từ hiện thực. Rõ
ràng, các tác giả văn học trung đại đ có những ý kiến khác nhau xung quanh
vấn đề phản ánh của thơ ca. Nhưng nhìn chung, các ý kiến này mang tính đơn
lẻ, chưa trở thành hệ thống. Bàn đến vấn đề phản ánh hiện thực một cách rõ
ràng, cụ thể ở Việt Nam phải bắt đầu từ đầu thế kỉ

với cuộc tranh luận

giữa hai phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” do Hoài
Thanh và Hải Triều đứng đầu. Hoài Thanh và phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”
quan tâm trước hết ở bản chất thẩm mĩ của văn chương, đ i hỏi văn chương
phải mang trong mình vẻ đẹp tự thân; c n Hải Triều và những người cùng
phái mong muốn nghệ thuật phải gắn với đời sống x hội, coi gốc gác của văn
chương ở trong x hội, văn chương phụng sự nhân sinh, do đó đề cao nhiệm
vụ “tả chân” của văn học. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt
Nam, với cuộc tranh luận này, vấn đề cơ bản của phản ánh trong văn học nghệ
thuật cũng được đặt ra. Tuy nhiên, do những điều kiện cụ thể của thời cuộc, vấn

23


đề này vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Nhưng cuộc tranh luận đ
góp phần làm cơ sở cho việc xác lập mối quan hệ này trong giai đoạn sau.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, văn học phát triển trong điều kiện đất
nước có chiến tranh. Nhiệm vụ chủ yếu của nó trong giai đoạn này là phản
ánh cuộc cách mạng của dân tộc, ca ngợi tinh thần chiến đấu của nhân dân, cổ
vũ cách mạng.


ối tượng phản ánh của văn nghệ được xác định là hiện thực

khách quan. Nó trở thành tiêu chí đánh giá các tác phẩm văn học giai đoạn
này.

ồng thời, do sự tác động của lí tuận phản ánh của ê nin,

ảng đã có

những ý kiến về lí luận phản ánh con người trong quan hệ với cuộc sống mới.
Con người có vai tr cải tạo x hội, con người được nhìn nhận trong sự vận
động, phát triển. Những nhân vật điển hình trong văn học được miêu tả dựa
trên nguyên tắc ấy.
Mĩ học, lí luận văn học giai đoạn này, một mặt, chịu ảnh hưởng của mĩ
học macxit, một mặt, do yêu cầu của ngọn cờ độc lập dân tộc nên đ có sự
phát triển có tính đặc thù. Những đặc thù đó được quy định ngay từ đề cương
văn hoá 1943. Và từ đó, ít có sự biến đổi cho đến sau 1986. Tuy nhiên, đó là
về mặt lí thuyết, c n trong thực tế sáng tác, vẫn có số ít tác giả cựa quậy để
thoát khỏi ràng buộc của hệ thống quan niệm ấy.
Vấn đề phản ánh trong văn học nghệ thuật ngày càng được nhiều người
quan tâm, luận giải một cách cởi mở. Vẫn trên cơ sở triết học phản ánh luận
Mác

ênin, nhưng Phương

ựu đ giải quyết mối quan hệ này theo cách

khác. Ông cho rằng, vận dụng phản ánh luận vào văn học nghệ thuật, không
phải chỉ là sự minh họa giản đơn cho việc phản ánh, mà là xuất phát từ khâu
phản ánh triển khai thành một hệ thống quan hệ biện chứng: phản ánh với

nhận thức, phản ánh với biểu hiện, phản ánh với sáng tạo, phản ánh với tác
động và thông báo v.v.. Từ luận điểm trên, chúng ta thấy, điểm đáng chú ý

24


của G.S. Phương ựu là đ coi phản ánh không phải là sự sao chép thơng
thường mà đó là cả quá trình sáng tạo.
Vào những năm đổi mới, hiện thực đất nước đ có nhiều thay đổi, cuộc
sống của con người cũng ngày càng phức tạp hơn. Trước thực tế đó, lí luận
phê bình cũng có những quan niệm mới về mối quan hệ giữa văn học và hiện
thực. Trong đó, bài viết của ê Ngọc Trà trên báo V n ngh số

1988 nêu

ba vấn đề và đều gây chú ý: văn học và nhiệm vụ phản ánh hiện thực, vai tr
của chủ thể sáng tạo trong văn học, các tác giả kinh điển bàn về văn học phản
ánh hiện thực. Trong đó, ơng khẳng định phản ánh hiện thực chỉ là thuộc tính
chứ khơng phải nhiệm vụ của văn học bởi vì, xét từ góc độ lí luận phản ánh,
“toàn bộ nội dung của tác phẩm văn học - kể cả tư tưởng, tình cảm của nhà
văn và hiện thực được mơ tả trong đó - xét đến cùng cũng chỉ là phản ánh của
đời sống x hội. Ở đây, phản ánh hiện thực là thuộc tính chứ khơng phải là
nhiệm vụ của văn học”, “c n trên bình diện lí luận nghệ thuật khác với bình
diện phản ánh , văn học trước hết không phản ánh hiện thực mà là nghiền
ngẫm về hiện thực”. Không phủ nhận nguyên lí văn học phản ánh hiện thực,
nhưng ê Ngọc Trà muốn hướng mọi người đến nhiệm vụ đích thực của văn
học: “ ừng xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, nhiệm vụ hàng đầu và bao
trùm của nó” bởi bản chất của văn học là “hành động tự nhận thức của nhà
văn” vì vậy nội dung của tác phẩm văn học cũng “chứa đựng trước hết không
phải hiện thực được phản ánh mà là tư tưởng, tình cảm của nhà văn”. Trên cơ

sở đó, ơng chỉ ra những sai lầm, lệch lạc của lí luận trong suốt thời kì trước là
quá nhấn mạnh bản chất phản ánh và nhiệm vụ mô tả hiện thực của nhà văn,
coi nhẹ sự tìm t i những tư tưởng, quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Nhấn
mạnh vai tr của chủ thể sáng tạo, ê Ngọc Trà đ phê phán lí luận giai đoạn
trước, do quá coi trọng đặc tính phản ánh và mô tả hiện thực của văn học, dẫn
đến những lệch lạc trong cách hiểu về bản chất hoạt động sáng tạo nghệ thuật,

25


×