Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Dự án khu xử lý chất thải đại đồng văn lâm hưng yên thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.43 KB, 60 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay đất nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Tại
các địa phương đang đẩy mạnh đầu tư, các khu công nghiệp khu chế xuất
được xây dựng ngày càng nhiều. Và bên cạnh sự phát triển về kinh tế là
những áp lực đè nặng lên môi trường tại các địa phương. Hiện nay trên cả
nước chúng ta mới chỉ có 3 khu xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn Quốc tế là khu
xử lý chất Đa Phước- Tp. Hồ Chí Minh, khu xử lý chất thải Nam Sơn-Hà Nội
và khu xử lý chất thải Khánh Sơn- Đà Nẵng. Tuy nhiên những khu xử lý chất
thải này chưa thật sự hợp với điều kiện của các địa phương và trong quá trình
hoạt động đã bộc lộ nhiều bất cập.
Hưng Yên là tỉnh đang trong quá trình phát triển, có lượng rác thải sinh hoạt
và chất thải công nghiệp cao. Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-
Hưng Yên không chỉ cải thiện môi trường tại địa phương mà còn là một mô
hình khu xử lý chất thải tiến tiến, phù hợp với điều kiện của các địa phương
và có thể nhân rộng ra các tỉnh thành trong cả nước. Dự án khu xử lý chất thải
Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên do công ty TNHH NN MTV Môi Trường Đô
Thị làm chủ đầu tư, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH NN MTV tôi
đã quyết định chọn đề tài: “ Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-
Hưng Yên: thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình”
Mục tiêu của đề tài là làm rõ dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng- Văn Lâm-
Hưng Yên được xây dựng có điểm gì mới so với những khu xử lý chất thải
trước đây, từ đó có những giải pháp nhằm nhân rộng mô hình này ra các tỉnh
thành khác trong cả nước.
1
Kết cấu của đề tài bao gồm có 4 chương
Chương 1: Giới thiệu khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên
Chương 2: Thực trạng môi trường tại Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên
Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý chất thải
Chương 4: Kiến nghị và giải pháp nhân rộng mô hình
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn
Lâm-Hưng Yên


Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Thực tế tại địa phương và nghiên cứu tài
liệu của công ty
Trong quá trình thực hiện đề tài em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn
Thị Hoa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài này. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
của các thầy cô trong khoa Kế Hoạch và Phát Triển đã giúp đỡ để em có thể
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI
ĐẠI ĐỒNG – VĂN LÂM – HƯNG YÊN
1. Bối cảnh ra đời của khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên.
Xã Đại Đồng nằm ở trung tâm huyện Văn Lâm, ven đường bộ liên tỉnh
đi Hải Dương và đường sắt đi Hải Phòng là địa điểm xây dựng dự án. Tổng
dân số của Đại Đồng vào khoảng 8.664 người. Khu vực xây dựng dự án là
khu ruộng lúa năng suất thấp, cách thị trấn Như Quỳnh khoảng 10km, cách
thị xã Hưng Yên khoảng 50km.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội của
các tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm cũng chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp sang công nghiệp. Dấu hiệu rõ nhất chính là việc các xuất hiện
ngày càng nhiều các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở tiểu
thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực tế trên đã ảnh hưởng không ít tới cảnh
quan môi trường nơi đây, đồng thời cũng ảnh hưởng tới chất lượng dân cư
sinh sống tại địa phương.
Theo thống kê cho thấy tính đến hết tháng 6 năm 2006 đã có khoảng 160
doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện. Ngoài ra, còn có các cơ sở sản xuất
công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh, các làng nghề tái chế
nhựa, tái chế kim loại,may mặc…Hàng ngày các hoạt động sản xuất tại đây
đã thải ra một lượng lớn chất thải trong đó có nhiều loại chất thải độc hại như
da, cao su….

Bên cạnh đó, tốc độ xây dựng và phát triển đô thị của thị trấn Như
Quỳnh-Văn Lâm trong những năm gần đây tương đối nhanh, vì vậy lượng
chất thải xây dựng cũng chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần các loại
chất thải đô thị
3
Trên thực tế, lượng chất thải trên địa bàn huyện đang được đổ tự do tại
các khu vực công cộng, các khu nhà dân, các ao hồ đồng ruộng ven
đường….Lượng rác thải tồn đọng chưa được xử lý kịp thời vào mùa nóng ấm
đang gây ra ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, làm giảm năng
suất lúa, hoa mầu và mỹ quan khu vực xung quanh.
Hiện nay, huyện Văn Lâm chưa có đội vệ sinh môi trường tuy rằng các
xã đã có đội vệ sinh môi trường nằm rải rác trong các thôn xóm nhưng tỷ lệ
thu gom thấp và cũng chỉ được xử lý bằng cách đổ xuống những chỗ trũng,
cánh đồng hoặc những khu vực đất trống gây nên hiện tượng ô nhiễm môi
trường nặng nề tại những khu vực dân cư sống xung quanh.
Theo dự báo thì lượng rác thải trên địa bàn huyện Văn Lâm đến năm
2020 là: Chất thải sinh hoạt: 32.558 tấn/năm, chất thải công nghiệp là
16.995tấn/năm.
Bảng 1.1: Bảng tính toán chi tiết lượng chất thải trên địa bàn huyện Văn
Lâm từ năm 2006 đến năm 2020
TT Năm Chất thải sinh hoạt Chất thải công nghiệp
Tấn/ngày Tấn/năm Tấn/ngày Tấn/năm
1 2006 50 18.250 20 6.600
2 2007 51,5 18.798 21,4 7.062
3 2008 53,1 19.361 22,8 7.524
4 2009 54,6 19.929 24,5 8.085
5 2010 56,2 20.526 26,2 8.646
6 2011 58,7 21.425 28,0 9.240
7 2012 61,3 22.374 30,0 9.900
8 2013 64,0 23.360 32,1 10.593

9 2014 66,9 24.418 34,3 11.319
10 2015 70,0 25.500 36,7 12.111
11 2016 73,5 26.827 39,3 12.969
12 2017 77,1 28.141 42,1 13.893
4
13 2018 80,9 29.528 45,0 14.850
14 2019 85,0 31.025 48,1 15.873
15 2020 89,2 32.558 51,5 16.995
Cộng 362.020 165.660

Nguồn: Công ty Môi trường và Đô thị
Dựa vào bảng thống kê chi tiết trên ta có thể thấy tỷ lệ tăng so với năm
trước của lượng chất thải trên địa bàn tỉnh tăng nhanh qua các năm. Trong
giai đoạn 2006-2010 tỷ lệ tăng so với năm trước của chất thải sinh hoạt chỉ
vào khoảng 3%/năm trong khi của chất thải công nghiệp con số này là
7%/năm. Đây là giai đoạn chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa trên toàn
quốc, cũng là giai đoạn mà các địa phương đang thu hút mạnh đầu tư từ bên
ngoài. Giai đoạn từ 2011-2015 tỷ lệ tăng so với năm trước của chất thải sinh
hoạt lên tới gần 4% và đạt tới 5% vào giai đoạn sau, trong khi đó chất thải
công nghiệp nhìn chung vẫn giữ nguyên ở con số 7%/năm trong suốt giai
đoạn. Tuy nhiên có thể nhận thấy lượng chất thải công nghiệp vẫn tăng trung
bình 693 tấn/năm, còn chất thải sinh hoạt tăng tới 954 tấn/năm. Chất thải công
nghiệp tại đây tăng đều đặn qua các năm mà không có biến động quá lớn chủ
yếu do Văn Lâm trước khi dự án bắt đầu khởi động (năm 2006) đã có rất
nhiều các khu công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, để mở rộng quy
mô sản xuất cũng cần nhiều thời gian. Tuy nhiên lượng chất thải công nghiệp
vẫn tăng lên, có thể thấy xu hướng mở rộng công nghiệp của toàn huyện đang
tăng, tuy nhiên con số này là không nhiều. Bên cạnh đó thì chất thải sinh hoạt
tăng nhanh chủ yếu do quá trình đô thị hóa của dân cư địa phương và vùng
lân cận. Thêm vào đó là lượng công nhân tăng nhanh tại các khu công nghiệp

cũng làm cho chất thải sinh hoạt ở đây tăng cao. Đây cũng chính là những lý
do mà dự án khu xử lý chất thải được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là
5
trước năm 2020 và giai đoạn 2 là sau năm 2020, điều này phù hợp với đặc
điểm của địa phương đồng thời cũng có thể kịp thời xử lý tình trạng lượng
chất thải công nghiệp tăng vào giai đoạn sau.
Những phân tích trên phần nào cho thấy tình trạng quá tải về rác thải
trong thời gian tới trên địa bàn huyện Văn Lâm và nếu chính quyền tỉnh Hưng
Yên và huyện Văn Lâm không có những biện pháp cải thiện môi trường, giải
quyết những vấn đề chất thải trướcmắt thì không chỉ ảnh hưởng đến môi
trường cảnh quan của địa phương mà cả tốc độ phát triển kinh tế xã hội của
địa phương. Trong những năm gần đây, cùng những chính sách nhằm cải
thiện môi trường đầu tư, các cấp ban ngành của tỉnh Hưng Yên quyết định
đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh 3 khu xử lý chất thải nhằm cải thiện môi
trường sống của dân cư trên địa bàn. Trong đó khu xử lý chất thải tại Đại
Đồng là khu xử lý được làm đầu tiên, làm mẫu cho những khu xử lý chất thải
tiếp theo. Khu xử lý chất thải được xây dựng trên cánh đồng canh tác lúa năng
suất thấp với diện tích khoảng gần 10ha
2. Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên
2.1. Mục tiêu và quy mô đầu tư
2.2.1. Mục tiêu:
6
- Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải tập trung tại Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng
Yên đảm bảo xử lý chất thải cho khu vực huyện Văn Lâm, thị xã Hưng Yên
và các vùng lân cận.
Dự án được chính quyền tỉnh Hưng Yên khi cấp phép cho công ty THHH NN
MTV Môi trường đô thị đứng ra làm chủ đầu tư, với những công nghệ tiên
tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng được sản xuất ngay trong nước dự án tiết
kiệm được chi phí xây lắp, đồng thời vẫn có thể giái quyết được những vấn đề
về môi trường cho khu vực dự án một cách có hiệu quả. Mục tiêu chính của

dự án là xây dựng một khu xử lý chất thải cùng những hoạt động đi kèm như
thu gom chất thải, vận chuyển, xử lý…những hoạt động này sẽ giúp cải thiện
đáng kể tình trạng môi trường ô nhiễm hiện nay tại Văn Lâm và các vùng lân
cận. Khu xử lý chất thải sẽ xử lý hầu hết các chất thải phát sinh trên địa bàn:
chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng…
- Đề xuất mô hình quản lý dự án, các cơ chế chính sách nhằm quản lý chất
thải một cách có hiệu quả kinh tế, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường.
Hiện nay trên tại một số địa phương vẫn có những khu xử lý chất thải hoặc
những nơi xử lý chất thải tập trung, tuy nhiên có một thực tế là những khu xử
lý chất thải này thường xuyên xảy ra hiện tượng không đồng bộ giữa các
hạng mục công trình và các hoạt động tổ chức quản lý. Những vấn đề đó phát
sinh khi chủ đầu tư bàn giao lại công trình cho các địa phương. Đối với dự án
khu xử lý chất thải Đại Đồng, sau khi hoàn thành dự án thì chủ đầu tư cũng
bàn giao lại công trình cho địa phương tự tổ chức hoạt động và quản lý. Tuy
nhiên, bên chủ đầu tư cũng để cán bộ ở lại huấn luyện cho những cán bộ địa
phương, đồng thời cũng tư vấn cho chính quyền địa phương về những chính
sách, cơ chế nhằm quản lý và sử dụng dự án một cách có hiệu quả như cách tổ
7
chức đội thu gom rác thải, cách tuyên truyền hướng dẫn người dân phân loại
rác thải…
2.1.2. Quy mô đầu tư
Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên do công ty TNHH
NN MTV Môi trường đô thị làm chủ đầu tư, nhận thiết kế, lắp đặt và xây
dựng các hạng mục công trình của dự án. Quá trình đầu tư được chia làm 2
giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 2007 đến năm 2010
Đây là giai đoạn công suất xử lý của dự án đáp ứng được nhu cầu xử lý chất
thải trong giai đoạn hiện nay, với chất thải sinh hoạt là 55 tấn/ngày và chất
thải công nghiệp là 20 tấn/ngày. Khu xử lý chất thải sẽ được xây dựng trên
5ha diện tích đất nông nghiệp kém năng xuất trên địa bàn xã Đại Đống-Văn

Lâm-Hưng Yên.
Giai đoạn 2: Từ năm 2010 trở đi
Công suất xử lý chất thải sinh hoạt của giai đoạn này là 100 tấn/ngày (gấp đôi
công suất của giai đoạn trước) còn của chất thải công nghiệp là 55 tấn/ngày
(gấp gần 3 lần công suất giai đoạn trước). Dự án sẽ được xây dựng tiếp trên
khu đất của giai đoạn một với diện tích tăng thêm 5ha.
Sở dĩ quy mô đầu tư của dự án được chia làm 2 giai đoạn nhằm đáp ứng
những nhu cầu xử lý rác thải sau này của địa phương đồng thời cũng không
làm lãng phí khi giai đoạn này nhu cầu xử lý chất thải là chưa cao. Điều này
là phù hợp với những địa phương đang trên con đường chuyển đổi từ nông
nghiệp sang công nghiệp như Văn Lâm-Hưng Yên. Bởi vì quá trình chuyển
8
đổi không phải diễn ra trong 1, 2 năm mà là cả một quá trình dài. Nếu chúng
ta đầu tư xây dựng một khu xử lý chất thải có quy mô lớn ngay từ đầu với
công suất lớn thì sẽ có một sự lãng phí khi công suất xử lý không được sử
dụng hết, mà nếu chỉ xây dựng với công suất phù hợp với nhu cầu hiện tại thì
trong giai đoạn sau khi lượng chất thải tăng lên khu xử lý sẽ quá tải, không
thể đáp ứng hết nhu cầu của thực tế. Bởi vậy, việc chia làm 2 giai đoạn là phù
hợp.
2.2. Giải pháp kỹ thuật:
Đối với chất thải sinh hoạt:
Giai đoạn 1: Từ 2007 đến 2010
Công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt: Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Công nghệ xử lý nước rác: Kết hợp công nghệ Lý-Hóa –Sinh
Giai đoạn 2: Từ năm 2010 trở đi:
Công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt: Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh có xem
các yếu tố về khối lượng (đạt 100 tấn/ngày) và tỷ lệ hữu cơ để đầu tư bổ sung
và công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt thành phần hữu cơ vi sinh theo phương
pháp ủ hiếu khí cưỡng bức và phương pháp ủ tự nhiên (khai thác lại thành
phân hữu cơ từ các ô chôn lấp giai đoạn 1)

Công nghệ xử lý nước rác: Kết hợp linh hoạt công nghệ Lý Hóa Sinh

Đối với chất thải công nghiệp:
9
Bảng 1.2: Các phương pháp xử lý đối với chất thải công nghiệp
TT Công nghệ xử lý Phạm vi áp dụng
1 Công nghệ đốt Chất thải có nhiệt trị cao, gốc
halogen hữu cơ
2 Công nghệ hóa học: Hóa rắn, phản
ứng oxi hóa khử, fenton…
Chất thải dạng lỏng hoặc rắn,
chứa các thành phần kim loại
nặng
3 Công nghệ vật lý, cơ học: ép
nghiền, phân tách, lắng lọc…
Xử lý trung gian, tiền xử lý
cho các công nghệ khác
4 Công nghệ chôn lấp, lưu giữ. Xử lý cuối cùng và lưu giữ kết
hợp với các công nghệ khác
5 Công nghệ chưng cất Tách các loại chất thải trong
hỗn hợp dung dịch dầu thải và
các loại dung môi
6 Công nghệ tái chế, tận thu chất thải
Kết hợp các loại công nghệ nói
trên để thu hồi, tận thu các loại
chất thải tạo nguồn nguyên
liệu thứ cấp cho một số ngành
công nghiệp
2.3. Đánh giá tác động môi trường của dự án
Dự án là một công trình phục vụ lợi ích của toàn dân, được hỗ trợ vốn

ngân sách giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đến chân tường
rào công trình. Tuy không đem lại lợi ích kinh tế cao nhưng đem lại lợi ích xã
hội rất lớn:
10
Để đánh giá tác động môi trường của dự án người ta đã đánh giá tác động
của dự án đến các yếu tố môi trường: môi trường khí, môi trường nước, tác
động của tiếng ồn, tài nguyên đất, hệ sinh thái và khía cạnh xã hội của dự án
Tác động đến môi trường khí:
Dự án có những tác động nhất định đến môi trường khí do hoạt động của xe
máy vận chuyển và khí thải phát sinh từ rác thải trong quá trình vận chuyển
và xử lý từ khu vực dự án.
Để giảm thiểu mùi hôi và khí độc làm ô nhiễm không khí, hàng ngày chất thải
được vận chuyển về bãi và nhanh chóng được xử lý hợp vệ sinh. Việc san ủi,
đầm nén rác, phun chế phẩm EM và rắc phủ lớp đất sẽ làm ổn định quá trình
phân hủy rác, giảm đáng kể mùi hôi và khí độc phát sinh. Đồng thời trồng cây
xanh, thảm cỏ và thường xuyên phun nước để ngăn cản bụi lan tỏa ra xung
quanh, bảo đảm giữ được bầu không khí trong sạch.
Bên cạnh đó để giảm thiểu bụi phát sinh trong không khí khi vận chuyển thì
các phương tiện chuyên chở phải có che đậy đồng thời bố trí cây xanh bóng
mát hợp lý để giảm đỡ tiếng ồn, chống bụi, chống nóng.
Tác động đến môi trường nước:
Tác động tới mặt nước: Khu xử lý chất thải được xây dựng giữa cánh đồng,
xung quanh là ruộng trồng lúa. Toàn bộ khu xử lý chất thải có tường rào bao
quanh, có hệ thống thu nước mặt riêng và nước mặt được thoát ra hệ thống
mương thoát nước chung của khu vực. Nước rác phát sinh trong các ô chôn
lấp được thu gom về xử lý tại trạm xử lý nước rác đảm bảo đạt tiêu chuẩn
TCVN 4945-1995 (mức B) trước khi xả vào hệ thống mương thoát nước
chung của khu vực.
11
Tác động tới nước ngầm: Đáy các hố chôn lấp được xử lý bằng lớp vật liệu

HDPE, ngăn chặn không để nước rác ngấm xuống mạch nước ngầm. Toàn bộ
nước rác được thu hồi, xử lý tại trạm xử lý nước rác đảm bảo đạt tiêu chuẩn
TCVN 4945-1995 (mức B) trước khi xả vào hệ thống mương thoát nước
chung của khu vực
Tác động của tiếng ồn:
Trong quá trình hoạt động, hàng ngày xe vận chuyển rác ra vào khu xử lý chất
thải và máy vận hành chôn lấp, san ủi…tiếng ồn phát sinh. Tuy nhiên do khu
xử lý chất thải nằm giữa cánh đồng, xa các khu dân cư, khoảng cách đến các
khu vực có dân cư lên tới ~ 1500m nên tiếng ồn không gây ảnh hưởng đến
sinh hoạt của người dân địa phương và khu vực xung quanh
Tác động đến tài nguyên đất:
Khu vực xử lý chất thải được xây dựng trên khu đất ruộng không có tài
nguyên quý hiếm
Tác động đến hệ sinh thái:
Chất thải trong quá trình xử lý được phân loại thành chất thải sinh hoạt và
chất thải công nghiệp, y tế, được tái chế và xử lý theo các công nghệ thích
hợp. Do đó hạn chế được tối đa nguy hại cho hệ sinh thái trong vùng.
Tác động đến di tích lịch sử văn hóa:
12
Địa điểm xây dựng của dự án xa thị trấn, xa khu dân cư, trên đồng ruộng
hoang vắng, không có di tích lịch sử văn hóa, do vậy không làm ảnh hưởng
đến cảnh quan khu vực
Khía cạnh xã hội của dự án:
Từ nhiều năm nay, chất thải của thị trấn, của các xã, các làng nghề, các cơ sở
sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp luôn luôn là nỗi lo của toàn xã hội
và của các địa phương. Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y
tế làm mất vệ sinh, ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị, gây phản ứng mạnh
mẽ trong quần chúng nhân dân ở địa phương. Dự án góp phần tích cực vào
việc thực hiện quy hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để chất thải đô
thị, làm cho địa bàn huyện Văn Lâm văn minh hơn, sạch sẽ hơn, nâng cao

chất lượng môi trường sống cho nhân dân
2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án
- Hiệu quả kinh tế của dự án
Qua quá trình tính toán ta có được chỉ số phản ánh hiệu quả kinh tế của
dự án IRR=16.25% (biểu tính chi tiết tại phụ lục 1)
Dự án mang tính xã hội cao, thời gian thu hồi vốn và hiệu quả kinh tế ở
mức trung bình. Các dự án môi trường mang ý nghĩa xã hội cao hơn là mục
đích kinh tế, chi phí xử lý phải được điều chỉnh để cho các doanh nghiệp chấp
nhận được dẫn đến thời gian thu hồi vốn dài. Chính vì vậy cần sự hỗ trợ của
UBND tỉnh để có thể bù đắp những chi phí trong quá trình xây dựng dự án
- Hiệu quả xã hội của dự án
13
Từ nhiều năm nay, chất thải của các khu dân cư, khu làng nghề, khu
công nghiệp tồn đọng trên địa bàn ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe
của người dân đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời với những biện pháp tiên
tiến và phù hợp với địa phương. Dự án góp phần xử lý lượng rác thải tại
huyện Văn Lâm và những địa bàn lân cận, giúp cải thiện điều kiện môi trường
tại địa bàn. Bên cạnh đó, giải quyết vấn đề tồn đọng cũng như phát sinh chất
thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp trên địa bàn huyện, thu hút được đầu tư.
Rác thải sinh hoạt cũng được tận dụng làm phân bón.
3. Nhận xét chung:
Có thể nhận thấy khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên là khu xử
lý được xây dựng nhằm phù hợp với những điều kiện của địa phương, được
tính toán cụ thể công suất qua các giai đoạn cũng như đánh giá được tác động
khi dự án đi vào hoạt động tới các yếu tố môi trường khác. Dựa vào đó chúng
ta có thể rút ra vài nhận xét về dự án:
- Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên đã ứng dụng
những công nghệ tiên tiến trên thế giới về xử lý chất thải, trong đó có hệ
thống lò đốt đạt tiêu chuẩn quốc tế, hố chôn lấp chất thải sinh hoạt, nhà xử lý
trung gian, trạm xử lý nước rác…tất cả những hạng mục công trình đều được

xây dựng kép kín, tránh gây hiện tượng ô nhiễm ra bên ngoài. Đối với mỗi
loại rác thải đều có một công nghệ xử lý riêng để đảm bảo các tiêu chuẩn về
xử lý rác thải. Bên cạnh đó, những hạng mục công trình đều được nhà thầu
Việt Nam xây dựng dựa trên những công nghệ do Việt Nam sản xuất sẽ tiết
kiệm được rất nhiều chi phí trong quá trình xây dựng và duy trì hoạt động.
- Văn Lâm là một địa phương đồng bằng có nhiều làng nghề công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp nên hệ thống xử lý chất thải được xây dựng chú trọng
14
vào việc xử lý những chất thải do những khu vực này thải ra. Ví dụ như
những công trình trạm xử lý chất lỏng, hầm lưu giữ chất thải công nghiệp, lò
đốt chất thải, nhà xử lý trung gian. Việc bố trí những công nghệ xử lý phù
hợp với đặc điểm của địa phương rất quan trọng vì nó đảm bảo cho việc vận
hành hoạt động của các công trình đạt hiệu quả cao và tránh gây lãng phí. Để
có thể làm được như vậy thì địa phương cũng như chủ đầu tư phải có sự phối
hợp chặt chẽ trong công tác thống kê lượng chất thải phát sinh cũng như dự
báo được lượng chất thải trong thời gian tới. Để từ đó chúng ta mới có thể
thiết kế được công suất, hạng mục công trình phù hợp với nhu cầu sử dụng
của từng giai đoạn. Ngoài ra, trong khu xử lý chất thải còn hình thành những
khu vực hành chính, cây xanh nhằm tạo điều kiện cho công việc quản lý dự
án một cách có hiệu quả.
- Trong điều kiện hiện tại thì môi trường đã và đang trở thành một vấn đề cấp
bách cho rất nhiều địa phương. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của dân cư trên địa bàn mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã
hội của địa phương. Với dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng, tỉnh Hưng Yên
nói chung và huyện Văn Lâm nói riêng sẽ cải thiện đáng kể môi trường đầu tư
của mình. Các doanh nghiệp khi đầu tư vào đây sẽ không còn quá lo lắng về
đầu ra chi những chất thải trong hoạt động sản xuất của mình, chi phí để cải
tạo môi trường của địa phương sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, chính quyền
địa phương huyện Văn Lâm nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung cũng đã có
những chính sách ưu tiên tạo điều kiện cho khu xử lý chất thải được xây dựng

và vận hành một cách nhanh chóng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI
15
ĐẠI ĐỒNG - VĂN LÂM - HƯNG YÊN
1. Thực trạng môi trường tại Đại Đồng-Văn Lâm trước khi có dự án:
1.1. Thực trạng chất thải
Theo thống kê vào trước thời điểm dự án bắt đầu đi vào xây dựng tháng
6 năm 2006 thì khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong ngày là 50 tấn,
chất thải công nghiệp là 20 tấn. Chất thải sinh hoạt ở đây đa phần là từ các
khu dân cư ở thị trấn Như Quỳnh và các xã lân cận. Còn chất thải công
nghiệp chủ yếu là chất thải của các làng nghề. So với các địa phương khác thì
lượng chất thải như trên không phải là nhiều song lại không được thu gom và
xử lý đúng cách gây ra ô nhiễm môi trường.
Tính đến hết tháng 6 năm 2006 đã có 160 doanh nghiệp đầu tư vào địa
bàn huyện. Đó đa phần là các hợp tác xã và các cơ sở sản xuất công nghiệp-
tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó huyện Văn Lâm còn có
những làng nghề như tái chế nhựa, tái chế kim loại, làm giò, chăn nuôi, tái
chế rác thải, may mặc…. Những nguồn chất thải này là nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại địa phương.
Theo thống kê thì chất thải phát sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói
chung và huyện Văn Lâm nói riêng càng ngày càng gia tăng, cao hơn mức
trung bình của cả nước là 10%/năm. Và cùng với tốc độ tăng trưởng công
nghiệp của địa phương trong những năm tới đây người ta tính toán được tốc
độ gia tăng chất thải sẽ là 15%/năm (Nguồn: Công ty môi trường Đô thị thành
phố Hà Nội). Điều này không chỉ là một áp lực lớn đến môi trường mà còn là
áp lực không nhỏ đối với chính quyền địa phương
16
Theo thống kê của chủ đầu tư khối lượng chất thải phát sinh vào thời điểm
tháng 6/2006 (thời điểm dự án bắt đầu)
Bảng 2.1: Thành phần chất thải tại địa bàn huyện Văn Lâm-Hưng Yên

Nguồn: Công ty môi trường đô thị
Nhìn vào thành phần các chất thải trên địa bàn huyện Văn Lâm-Hưng Yên ta
có thể thấy một khối lượng lớn các chất thải hữu cơ có thể làm thành phân vi
sinh. Loại rác thải này đa phần bắt nguồn từ rác thải sinh hoạt của người dân
và một số làng nghề. Với công nghệ xử lý rác thải hữu cơ này thành phân vi
sinh sẽ tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Một điều đáng chú ý là lượng chất thải là cao su và chất dẻo chiếm tỷ lệ
không nhỏ trong thành phần các chất thải, chất thải này bắt nguồn từ các cơ
sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: các làng nghề tái chế nhựa, tái
chế rác thải, các nhà máy sản xuất săm lốp…Loại rác thải này khi phát sinh
trong khu dân cư và các làng nghề thường chỉ được gom lại và đốt thông
17
thường, gây độc hại cho môi trường xung quanh, và thực trạng này đã tồn tại
trên địa bàn huyện trong thời gian dài
Tiếp đó là các loại gạch đá vỡ, tạp chất trơ, loại rác thải này hình thành trong
các công trình xây dựng của dân cư và các cơ sở sản xuất. Việc gia tăng loại
chất thải này là do quá trình xây dựng, đô thị hóa tại địa phương ngày càng
được đẩy mạnh.
1.2. Thực trạng xử lý chất thải.
Trong những năm gần đây tỉnh Hưng Yên là một tỉnh có tốc độ đô thị
hóa và phát triển công nghiệp cao. Với đặc thù địa lý có một phần diện tích
của tỉnh bám sát quốc lộ 5A nên việc phát triển những khu công nghiệp tại
khu vực này là rất phù hợp và thúc đẩy được kinh tế trong vùng phát triển.
Huyện Văn Lâm là huyện có đường quốc lộ 5A đi qua, tốc độ đô thị hóa của
khu vực này rất nhanh cùng sự gia tăng của các cơ sở sản xuất công nghiệp-
tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó thị xã Hưng Yên cũng là khu vực có lượng
chất thải rất lớn, tuy không có nhiều khu công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
nhưng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã lại rất lớn do mật độ dân cư
ở đây cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh.
Một thực tế là trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay chưa có một khu

xử lý chất thải nào để xử lý lượng chất thải đang ngày càng gia tăng. Dự án
khu xử lý chất thải Đại Đồng là khu xử lý chất thải đầu tiên của tỉnh nhằm
giái quyết vấn đề rác thải hiện nay trên địa bàn huyện Văn Lâm nói riêng và
tỉnh Hưng Yên nói chung.
Trên địa bàn thị xã Hưng Yên hiện nay có sự quản lý chất thải của các
ban ngành có thẩm quyền, cụ thể thì đơn vị có trách nhiệm chính trong việc
quản lý chất thải là Công ty thị chính Hưng Yên thuộc UBND tỉnh Hưng Yên
18
với tổng số cán bộ công nhân viên là 203 người, với thiết bị chuyên dùng bao
gồm: 54 xe thu gom thủ công và 3 xe ép rác, 1 xe ủi, 1 xe nâng, 1 xe phun rửa
đường. Khối lượng thu gom đối với chất thải sinh hoạt là 135tấn/ngày, chất
thải công nghiệp là 5 tấn/ngày. Sau đó chẩt thải của những khu vực nội thị và
một số trọng điểm ngoại thị được thu gom vận chuyển về bãi chôn lấp rộng
khoảng 1,5 ha. Tại đây chất thải được chôn lấp tự do, không qua quá trình xử
lý. Bãi chôn lấp đã được sử dụng từ năm 1997 đến nay đã quá tải và cần có kế
hoạch đóng bãi. Nhưng một thực tế hiện nay là quỹ đất của thị xã có hạn,
không thể mở thêm những bãi rác có thể đáp ứng được những nhu cầu trong
tương lai. Thêm vào đó, những khu vực lân cận không có bất kỳ chỗ nào phù
hợp cho việc mở những bãi rác vì hầu hết là đất nông nghiệp canh tác của
người dân.
Một số huyện lị và các xã đã có đội thu gom rác thải tuy nhiên đến nay
hiệu quả quản lý, thu gom và xử lý chất thải ở các huyện và các xã còn ở mức
trung bình và chưa được đánh giá đầy đủ. Chưa có huyện nào có bãi chôn lấp
rác có quy mô và diện tích chứa phù hợp, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi
trường. Thực tế là các ban ngành có liên quan tại các huyện chưa thật sự
quan tâm đến vấn đề môi trường, cách đây 5-7 năm, khái niệm về ô nhiễm và
bảo vệ môi trường vẫn còn khá xa lạ đối với các địa phương đi lên từ nông
nghiệp như tỉnh Hưng Yên. Chính vì vậy mà chính quyền các địa phương
không có những phương án, chính sách kịp thời khi tốc độ phát triển công
nghiệp ngày càng tăng, vấn nạn chất thải ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Hiện trạng xử lý chất thải trên địa bàn Văn Lâm còn mang tính tự phát,
huyện cũng chưa có đội vệ sinh môi trường. Tuy mỗi xã và thôn đều thành
lập tổ thu gom vệ sinh môi trường riêng cho từng thôn nhưng hoạt động của
tổ thu gom này không hiệu quả do chưa có những cơ chế hỗ trợ về thu nhập,
19
trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu và thô sơ. Ở mỗi thôn cũng có
một bãi riêng để đổ rác , biện pháp xử lý chất thải duy nhất tại đây là đổ vào
các mương, rãnh có sẵn của thôn, chất thải lộ thiên, không được chôn lấp hay
xử lý , không có biện pháp hạn chế mùi và phát tán chất thải vào không khí,
khi rác đầy các thôn tiến hành đốt ngay tại nơi tập trung rác gây ô nhiễm môi
trường cho các hộ xung quanh. Thêm vào đó tần suất hoạt động của các đội
vệ sinh môi trường không thường xuyên (1-2 lần/tuần) và tại một số nơi chưa
thành lập đội vệ sinh môi trường thì người dân xả rác ra khu vực đất trống
xung quanh nơi mình sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng
như mỹ quan xung quanh.
Chất thải công nghiệp của các nhà máy trên địa bàn huyện Văn Lâm
chưa có một tổ chức nào đứng ra thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy
trình bải vệ môi trường mà mới chỉ có các hộ tự phát thu mua phế liệu đem ra
khỏi nhà máy đổ ngay tại các đầu làng, mưng và các khu đất trống. Một số
doanh nghiệp ký hợp đồng xử lý môi trường với xí nghiệp Môi trường Gia
Lâm (xí nghiệp này không có chức năng xử lý chất thải công nghiệp). Còn
một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện có ý thức đã thuê công ty Môi
trường Đô thị thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy trình chất thải công
nghiệp. Tuy nhiên thực tế thì các doang nghiệp ở đây vẫn đang xả chất thải ra
môi trường một cách bừa bãi mà không có bất kỳ sự quản lý nào của chính
quyền địa phương.
1.3. Thực trạng môi trường.
Hiện nay trên địa bàn huyện Văn Lâm lượng chất thải sinh hoạt không
nhiều nhưng bị vứt bừa bãi và xử lý không đúng cách. Thực tế thì mỗi thôn
xóm đều có những đội thu gom rác thải nhưng đa số đều chỉ thu gom về

20
những chỗ trũng, những khu cánh đồng, chôn lấp thông thường hoặc đốt.Gây
nên tình trạng quá tải tại những bãi rác và ô nhiễm đến những khu vực xung
quanh đó.
Theo người dân ở thị trấn Như Quỳnh cho biết: Cứ sau mỗi trận mưa
rào, hoặc trời nắng gắt thì mùi hôi thối từ các bãi rác lại nồng nặc bốc lên, gió
thổi thẳng vào trong nhà, rất khó chịu. Còn đối với người dân tại xã Tân
Quang lâu nay đã quen với tình trạng đốt rác. Ngay tại đầu làng, nhất là khu
vực đường tàu, rác thải sinh hoạt đổ vô tội vạ, lấp cả lối đi. Mỗi khi bãi rác bị
đốt, khói bay mù mịt, cùng với mùi két lẹt. Còn con đường đi qua xã Chỉ Đạo,
xã Đại Đồng đến huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) trải nhựa phẳng lỳ, sạch
bóng nhưng đến đoạn giáp ranh hai tỉnh lại có một bãi rác khổng lồ nằm
chềnh ềnh, chiếm đến một nửa con đường. Rác lâu ngày, rác mới ùn lên thành
đống cao, kéo dài, bãi rác đã trở thành mầm bệnh cho những khu vực xung
quanh. Cách đây 2 năm đống rác khổng lồ này đã chiếm hết gần nửa con
đường trải nhựa, đến hiện nay đống rác vẫn còn nguyên, chỉ khác là người ta
đẩy đống rác gọn vào , không còn choáng hết gần con đường như trước nữa.
Bên cạnh đó hiện trạng chất thải đổ vô tội vạ xuống các sông, ao, hồ gần
khu vực sống của người dân cũng là một vấn nạn. Tại các ao hồ quanh khu
vực làng nghề hiện tượng cống rãnh, ao hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các
chất thải của các nghề tại đây. Theo một số người dân trong vùng cho biết thì
hầu hết những chất thải này đều không qua xử lý mà xả thẳng xuống hệ thống
thoát nước chung. Bên cạnh đó, những hệ thống cống rãnh ở đây được xây đã
lâu ngày, không có nắp đậy nên mỗi khi đến mùa nắng mùi lại bốc lên khắp
các khu vực xung quanh, nhưng tệ nhất vẫn là mùa mưa, nước mưa lênh láng,
hòa với nước cống, không thoát được, thẩm vào đất đai, ruộng vườn của
người dân. Còn xung quanh các làng nghệ thì các ao hồ bị ô nhiễm nghiêm
21
trọng, bởi vì ở đây người ta quen với việc vứt thẳng những phế thải ra khu
vực xung quanh. Chính quyền địa phương bao nhiêu năm vẫn bó tay với hiện

trạng trên, chưa biết xử lý như thế nào. Một vấn đề nữa mà hiện nay chưa thể
kiểm chứng cũng như đánh giá hết độ nguy hại chính là ảnh hưởng của môi
trường đến nguồn nước và mạch nước ngầm tại đây. Người dân thì chưa ý
thức được mức độ nguy hại của ô nhiễm nguồn nước còn các cấp chính
quyền thì vẫn đang lúng túng, không biết làm thế nào.
Tại bãi rác huyện Quán Khê, Gia Lâm, Hà Nội người ta thấy có một
nghịch cảnh đó là việc bãi rác nằm trên địa bàn Hà Nội nhưng rác thải ở đây
chủ yếu là từ làng nghề Minh Khai-thị trấn Như Quỳnh-Văn Lâm. Không
những thế người dân ở huyện Quán Khê-Gia Lâm còn phải gánh chịu lượng
khói độc hại từ việc người dân làng nghề Minh Khai đổt rác thải tại bãi rác.
Theo ghi nhận người dân thôn Minh Khai vốn chuyên làm nghề thu mua và
tái chế phế liệu, đồ phế thải. Nên hàng ngày những đồ tái chế, phế thải không
tận dụng được họ đã trút xuống cánh đồng đang thuê của thôn Quán Khê. Chỉ
một thời gian sau, khu vực này đã hình thành một đống rác. Phần lớn lượng
rác thải ở đây đều là các loại vỏ bao bì nilon và nhựa tái sinh phế thải (rác thải
công nghiệp) nên không tiêu hủy được. Do sự buông lỏng, sự lúng túng trong
quản lý của chính quyền địa phương nên vào ban đêm hàng chục chiếc xe thồ
chở rác thải từ thôn Minh Khai sang thôn Quán Khê trút xuống. Từ khi xã
Dương Quang phát hiện có bãi rác trong thôn Quán Khê, thì bãi rác đó mới
khoảng chục tấn, nay đã trên 300 tấn. Một phần của bãi rác đã lấp đầy một số
ao và mấy thửa ruộng trũng của thôn Quán Khê, người dân thôn Minh Khai
đã san lấp rồi phủ đất để trồng chuối. Bãi rác hiện tại dài gần 200 mét nằm
dọc theo tuyến mương Bắc Hưng Hải chảy qua thôn Quán Khê.
22
Để có nơi tiếp tục đổ rác phế thải, một số người dân Minh Khai đã cho đốt
những đống rác nilon, lửa cháy âm ỉ suốt ngày, mùi khói bốc lên khét lẹt theo
gió bay khắp cả một vùng đồng ruộng rộng lớn. Vì vậy, thay cho không khí
trong lành của một vùng quê, hàng ngày người dân xã Dương Quang, Dương
Xá, Phú Thị (huyện Gia Lâm) và những vùng quanh đó đã phải hứng chịu thứ
mùi nhựa độc hại, khét lẹt gây khó thở, cây cối hoa mầu đều bị ảnh

hưởng.Tuyến mương Bắc Hưng Hải và sông Thiên Đức khi chảy qua đoạn
này cũng bị loại rác công nghiệp độc hại này tấn công, nước mương và sông
đã bị ô nhiễm
Những doanh nghiệp chiếm phần lớn trên địa bàn huyện Văn Lâm lại là
những làng nghề, và nguồn chất thải tại các làng nghề hiện nay vẫn bị bỏ ngỏ,
đa số là thải trực tiếp ra ao hồ sông mà không qua bất kỳ quá trình xử lý nào.
Chúng ta có thể thấy rõ mức độ nguy hiểm và ô nhiễm tại các khu vực làng
nghề qua một vài ví dụ điển hình như:
23
Làng nghề Đông Mai-Chỉ Đạo: Tại đây mỗi ngày có khoảng 25 lò tái chế
chì hoạt động, sản xuất ra khoảng 10 tấn chì và cũng xả vào không khí
khoảng trên 500kg bụi chì. Các lò tái chế chất thải vẫn ở cùng thôn xóm,
mỗi năm lại phát triển trong đó nguồn nguyên liệu chính là các bình ác
quy cũ. Theo một vài số liệu nguyên cứu cho thấy: Lượng chì thải trong
nguồn nước vượt tiêu chuẩn cho phép 15 lần, lượng chì ở ao đãi chì và đổ
xỉ hàm lượng gấp 65 lần tiêu chuẩn cho phép, bụi chì trong không khí gấp
4.600 lần tiêu chuẩn cho phép
(nguồn Báo Giáo Dục và Thời Đại số 82)
Làng nghề Minh Khai-Như Quỳnh: Từ năm 1980, làng đã có nghề phụ
là thu mua phế thải có thể tái chế được (chủ yếu là nhựa và sắt). Hiện
nay có đến 70% số hộ làm nghề thu gom phế liệu, hàng ngày nhập về
khoảng 100-120 tấn phế liệu. Vấn đề ô nhiễm dễ nhận thấy là ở đây là
hàng ngày chỉ thu gom 1 phần trên đường với khối lượng từ 3-4 tấn rác
thải, dồn đổ đống và đốt. Nhiều chất thải vương vãi khắp những chỗ
trũng, riêng đối với nước ngầm khoan sâu 50m vẫn thấy mùi nhựa
(nguồn của Báo Nông Nghiệp Việt Nam số 57)
Đây mới chỉ là hai trong gần 100 làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm-
Hưng Yên, qua đó ta có thể thấy được mức độ ô nhiễm nghiêm trọng mà các
làng nghề hiện nay gây ra
Cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng thì rác thải xây dựng như

gạch, đá, vôi vữa chiếm phần lớn trong tỷ lệ chất thải. Tình trạng người dân
xây nhà, các công trình xây dựng xây xong không dọn dẹp để những chất thải
này bừa bãi, khi mưa thì trôi vào những chỗ trũng hoặc nếu thu gom cũng chỉ
vứt bừa bão ra những khu vực ven đường hoặc cánh đồng gần đấy gây nên
hiện tượng những chất này đóng khô lại khi trời nắng, tạo nên những lớp đất
đá, xi măng dày trên đường hoặc làm tắc những đoạn cống rãnh, sông hồ. Đối
với những công trình xây dựng lớn trên địa bàn huyện cũng không có những
biện pháp xử lý loại chất thải này. Tất cả chỉ đều được vun đống lại, chờ nước
mưa rửa trôi xuống ao hồ sông ngòi hoặc các khu trũng.
Với thực trạng về chất thải, xử lý chất thải và môi trường trên địa bàn
huyện Văn Lâm ta có thể thấy được vấn đề môi trường đang là một vấn đề
cấp bách không chỉ của Văn Lâm mà còn là vấn đề của các địa phương trong
giai đoạn phát triển hiện nay. Việc xây dựng một khử lý chất thải là rất cần
thiết và sẽ giúp giải quyết bài toán khó khăn này.
2. Thực trạng môi trường tại Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên sau khi dự
án đi vào hoạt động.
2.1. Thực trạng chất thải.
Theo thống kê ban đầu của chính quyền địa phương thì lượng chất thải
tính đến cuối năm 2008 của toàn huyện Văn Lâm tính sơ bộ là: 54,8 tấn/ngày
chất thải sinh hoạt và 23,15 tấn/ngày đối với chất thải công nghiệp. Như vậy,
24
chất thải sinh hoạt tăng 1,096 lần so với năm 2006 và chất thải công nghiệp
tăng 1,1575 lần so với năm 2006. Thực tế lượng chất thải tăng là điều hiển
nhiên khi tốc độ tăng trưởng của kinh tế trên địa bàn huyện tăng theo xu thế
chung. Bên cạnh đó có thể nhận thấy lượng chất thải công nghiệp tăng nhanh
hơn chất thải sinh hoạt chủ yếu là do những năm gần đây trên địa bàn huyện
Văn Lâm thu hút được rất nhiều đầu tư từ các công ty, các nhà máy sản xuất
công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp nên lượng chất thải công nghiệp tăng
nhanh. Nhưng cũng có thể thấy một thực tế là khi có dự án đi vào hoạt động,
công tác thu gom chất thải trở nên có tổ chức hơn trước nên lượng chất thải

thống kê được tăng lên. Việc hiện trạng chất thải tăng lên không phải là điều
đáng lo ngại vì đó thực chất là xu hướng tất yếu của địa phương, vấn đề vẫn
là bài toán về xử lý chất thải mà thôi.
Thành phần chất thải cũng là một vấn đề của dự án khi triển khai thực
hiện tại địa phương. Đối với mỗi loại chất thải khác nhau cần một công nghệ
xử lý riêng, chính vì vậy việc phân loại rác thải ngay tại nguồn có một tầm
quan trọng rất lớn. Theo thống kê sơ bộ tại địa phương thì lượng chất thải là
chất khó tiêu hủy đang càng ngày càng gia tăng do quá trình đô thị hóa và
công nghiệp hóa của địa phương đang tăng nhanh chóng. Thêm vào đó là
những chất thải tại các làng nghề cũng đang giảm xuống do hiện nay những
nghề đó không còn điều kiện phát triển như trước nữa, những người dân đã
chuyển sang những ngành nghề khác hoặc chọn cách kinh doanh bớt độc hại.
Nhưng bên cạnh đó việc gia tăng những khu công nghiệp trên địa bàn huyện
cũng là một áp lực cho môi trường ở đây khi mà những chất thải tại những
khu công nghiệp này không dễ xử lý và một số loại còn rất độc hại, gây ảnh
hưởng đến nguồn nước ngầm mà chúng ta chưa thể tính toán hết được.
25

×