Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận môn Quản trị tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 33 trang )

CHƯƠNG I
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH
1.1 Dự báo về kinh tế tài chính vĩ mơ năm 2021
Việt Nam đã chứng kiến mức tăng trưởng GDP 2020 ở mức thấp nhất trong vòng 20
năm qua. Dù vậy, sự hồi phục của ngành nông nghiệp, hoạt động sản xuất và đặc biệt tiêu
dùng nội địa trong nửa cuối năm 2020 là điểm sáng và giúp Việt Nam trở thành một trong
số ít quốc gia hiếm hoi trên thế giới vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương. Thành
quả trên đến từ những nỗ lực chống dịch của Chính phủ, cùng với chính sách mở rộng
tiền tệ và tài khóa phù hợp, giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn kiểm sốt tốt lạm
phát và duy trì tỷ giá ổn định.
Một số dự báo của KBSV về kinh tế Việt Nam trong 2021 như sau:
- Tăng trưởng GDP năm 2021 ở mức 6.6%, với sự hồi phục của nhu cầu tiêu dùng
nội địa, hoạt động sản xuất, các hiệp dịnh thương mại và đầu tư FDI;
- CPI bình quân ở mức 3.6% cho cả năm 2021, nằm trong mục tiêu lạm phát mà
Chính phủ đề ra.
Chính sách tiền tệ duy trì trạng thái nới lỏng có kiểm sốt, với tăng trưởng cung tiền
và tín dụng lần lượt là 14% và 13%. Đồng VNĐ được kỳ vọng sẽ tăng giá trong năm
2021 sau những động thái thay đổi chính sách mua ngoại tệ của NHNN và cáo buộc thao
túng tiền tệ từ Mỹ.
Kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 cho thấy những tín hiệu phục hồi sau
dịch Covid-19. Với kỳ vọng dịch bệnh sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt trong năm 2021 và
lộ trình phân phối vaccine trở nên rõ ràng hơn trong nửa cuối năm 2021, GDP sẽ tiếp tục
đà tăng trưởng tích cực. Trong đó, có 3 động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế là sự
phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước, tác động từ các hiệp định thương mại và làn
sóng đầu tư FDI. Rủi ro lớn nhất trong năm 2021 tiếp tục là dịch Covid-19 và khả năng
phân phối của vắc-xin, cáo buộc thao túng tiền tệ có thể dẫn đến khả năng áp thuế toàn
diện đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ và rủi ro bị hạ bậc tín nhiệm.
Sự ổn định vĩ mô đã được chú trọng và duy trì xuyên suốt năm 2020 mặc dù xuất
hiện những áp lực về lạm phát và điều hành tỷ giá. Kết hợp với 1 số yếu tố thuận lợi
khách quan bên ngoài, và những thay đổi trong điều hành tỷ giá của NHNN sau khi bị



Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ, KBSV nhận định tỷ giá và lạm phát sẽ tiếp tục biến động
trong tầm kiểm sốt và khơng vượt ra ngồi mức mục tiêu Chính phủ.
Một số chỉ tiêu vĩ mơ năm 2021
Mục

Đơn vị

Năm 2020

Tháng 1/2021

Tăng trưởng GDP

% YoY

2.91

6.60

Lạm phát bình quân

% YoY

3.23

3.60

Tăng trưởng tín dụng


% YTD

10.14*

13.00

Tăng trưởng M2

% YTD

12.56*

14.00

Lãi suất tái cấp vốn

%/năm

4.00

3.50

Tỷ giá

VND

23,098

22,900


Nguồn: KBSV

*Tính đến ngày 21/12/2020

Dự báo tăng trưởng GDP 2021
Trong năm 2021, với những khó khăn do đại dịch, hoạt động dịch vụ, du lịch, lưu
trú chưa thể hồi phục như thời điểm trước dịch và việc mở cửa cho các đường bay quốc
tế cũng sẽ giới hạn trong nhóm các quốc gia kiểm sốt tốt dịch. Với kịch bản cơ sở như
trên, chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam đạt 6.6%. Các yếu tố hỗ
trợ tăng trưởng bao gồm tiêu dùng nội địa, hồi phục hoạt động sản xuất chế biến chế tạo,
các hiệp định FTAs, và sự quay lại của dòng vốn FDI. Trong khi đó, rủi ro sẽ đến từ việc
áp thuế bổ sung của Mỹ và nguy cơ bị hạ xếp hạng tín nhiệm do nợ cơng cao.
1.1.1 Nhu cầu tiêu dùng trong nước được kỳ vọng là yếu tố thúc đẩy tăng
trưởng năm 2021
Chính phủ tiếp tục kiểm sốt hiệu quả dịch bệnh trong những lần bùng phát gần đây
là yếu tố then chốt giúp nhu cầu tiêu dùng nội địa hồi phục trong năm 2021. Khảo sát
mức độ di chuyển của Google (Biểu đồ 15) cho thấy di chuyển tới khu vực bán lẻ và giải
trí, tuy chưa hồi phục như giai đoạn trước dịch (một phần do mức nền cao khi giai đoạn
đó là dịp Tết Nguyên đán) nhưng duy trì tương đối ổn định trong vịng 5 tháng qua với xu
hướng tăng dần. Nhu cầu tiêu dùng tích cực khi đơn đặt hàng mới của ngành sản xuất
hàng tiêu dùng trong chỉ số PMI liên tục tăng trong vịng 06 tháng qua. Bên cạnh đó, tăng
trưởng doanh thu bán lẻ tăng dần trong 06 tháng cuối của năm 2020 ở tất cả các nhóm
(Biểu đồ 16) và chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tiêu dùng sẽ phục hồi về mức tăng trước

2


đại dịch với tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng dự kiến tăng 8-9%
trong năm 2021.
1.1.2 Chu kì sản xuất điện tử quay trở lại trên toàn cầu hỗ trợ cho hoạt động

sản xuất chế biến chế tạo
Hoạt động sản xuất chế biến chế tạo của Việt Nam đang trên đà hồi phục mạnh mẽ
kể từ tháng 4/2020. Dữ liệu xuất khẩu, PMI và IIP cho thấy sự hồi phục này không đồng
đều giữa các nhóm ngành, chủ yếu đến từ ngành sản xuất hàng điện tử và linh kiện (Biểu
đồ 17). Động lực của ngành sản xuất điện tử hiện đang rất mạnh với nhu cầu ở mức cao,
thể hiện qua số lượng đơn hàng mới liên tục tăng trong vòng nhiều tháng qua tại các quốc
gia trụ cột trong chuỗi giá trị như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Do vậy, chúng tôi
kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chu kỳ trên, khi Việt Nam ngày càng củng cố
vị thế với tư cách là trung tâm sản xuất hàng đầu Đông Nam Á (Biểu đồ 18, Việt Nam đã
lấy được thị phần xuất khẩu sản phẩm điện tử sang Mỹ từ Trung Quốc với cả sản phẩm
trung gian và cuối cùng).
1.1.3 Các hiệp định thương mại FTAs sẽ tạo động lực xuất khẩu các mặt hàng
chủ lực của Việt Nam
Ba hiệp định thương mại lớn nhất mà Việt Nam đã tham gia và ký kết trong vòng 02
năm qua là CTTPP, EVFTA và RCEP. Trong đó, đáng chú ý là CTTPP và EVFTA đã có
hiệu lực từ 2019 và 2020, mở đường cho việc gia tăng thương mại giữa EU, 06 nước đối
tác trong CTTPP và Việt Nam. EVFTA đã loại bỏ gần 99% thuế hải quan giữa hai nước
với lộ trình 08 năm trong khi CTTPP cam kết xóa 97% - 100% hàng hóa từ Việt Nam tùy
từng đối tác với lộ trình 16 năm (Bảng 4). Điểm khác biệt trong RCEP là quy tắc xuất xứ,
khi Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN là những đối tác chính Việt Nam nhập khẩu
nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên
RCEP sẽ có thể đáp ứng điều kiện xuất xứ một cách dễ dàng hơn. Như vậy, các hiệp định
FTAs sẽ tạo ra một sự thúc đẩy rất cần thiết cho các ngành cơng nghiệp của Việt Nam và
việc xóa bỏ thuế quan sẽ có lợi cho các ngành xuất khẩu chủ lực, bao gồm sản xuất điện
thoại và các sản phẩm điện tử, dệt may, da giày, nông sản (gạo và cà phê) và thủy sản (cá
da trơn và tôm).
1.1.4 Thu hút vốn đầu tư FDI trong 2021 khởi sắc nhờ FTAs và hoạt động sản
xuất hồi phục

3



Thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc mặc dù
phải đối mặt với nhiều cạnh tranh từ các quốc gia ASEAN và Ấn Độ. CTTPP và EVFTA
đã có hiệu lực, và RCEP vào nửa cuối năm sau giúp Việt Nam có lợi thế tự do thương
mại đối với đối tác thương mại lớn, cùng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh giúp hoạt động
sản xuất hồi phục trở lại là yếu tố tạo sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước trong khu
vực. Trong năm 2020, mặc dù việc hạn chế đi lại khiến kế hoạch đầu tư sang Việt Nam bị
hoãn, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới trong năm 2020 chỉ giảm 12.5% so với cùng kỳ và
FDI giải ngân chỉ giảm 2% YoY. Điều này khiến triển vọng dịng vốn FDI cho năm 2021
tích cực hơn.
1.1.5 Rủi ro áp thuế bổ sung/thuế toàn diện trên cơ sở Việt Nam bị cáo buộc
thao túng tiền tệ
Bộ Thương Mại Mỹ đã hoàn thành phiên điều trần về việc điều tra thương mại theo
Mục 301, Đạo luật Thương Mại 1974 về việc nhập khẩu và sử dụng gỗ khai thác và hành
vi của Việt Nam vào việc định giá thấp đồng tiền và hậu quả gây ra cho thương mại Mỹ
vào cuối tháng 12/2020. Bên cạnh đó, động thái cáo buộc Việt Nam là thao túng tiền tệ từ
Bộ Tài chính Mỹ cho thấy nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị áp thuế bổ sung, hoặc trong
kịch bản tệ hơn là bị áp thuế tồn diện đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ tương tự như
Trung Quốc giai đoạn 2018. Chính quyền của tổng thống Trump sẽ có khoảng 2 tuần để
đưa ra quyết định áp thuế đối với Việt Nam trước khi chuyển giao quyền lực cho tổng
thống mới. Trong trường hợp kịch bản xấu nhất xảy ra, tác động trước mắt là hoạt động
xuất khẩu bị ảnh hưởng. Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và tăng trưởng
xuất khẩu sang Mỹ tăng nhanh trong vòng 2 năm qua là một trong những động lực chính
của tăng trưởng GDP giai đoạn này.
1.2 Dự báo lạm phát 2021
1.2.1 Biến động giá hàng hóa, bao gồm giá nơng sản và xăng dầu nghiêng nhiều
về phía tăng khi kinh tế toàn cầu phục hồi từ Covid-19
Do dịch Covid-19 đã thay đổi sự cân bằng cung - cầu trong hàng hóa nguyên liệu
trong năm 2020 và khiến giá hàng hóa giảm mạnh. Tuy nhiên, giá hàng hóa đã phục hồi

đáng kể từ nửa cuối năm 2020 (Biểu đồ 21) với một trong những động lực chính đến từ
Trung Quốc. Trung Quốc đã đẩy mạnh nhập khẩu năng lượng, kim loại (do tăng đầu tư
vào cơ sở hạ tầng) và các mặt hàng nông nghiệp (nhằm đảm bảo an ninh lương thực). Tuy

4


nhiên, nếu so sánh mức biến động giá lương thực trong giai đoạn 2011, mức tăng giá
trong nửa cuối 2020 vẫn chưa đáng lo ngại. Thêm vào đó, dự báo nguồn cung lương thực
nói chung vẫn đầy đủ trong năm 2021 khi tỷ lệ tổng dự trữ trên nhu cầu sử dụng đã đạt
trung bình gần 30% kể từ năm 2015, tăng từ mức dưới 20% trong 2011.
Do vậy, chỉ số giá lương thực của Worldbank dự kiến sẽ chỉ tăng thêm 1.5% vào
năm 2021 và tác động tới lạm phát 2021 sẽ cần được theo dõi thêm, nhưng không quá lo
ngại như giai đoạn 2011. Điểm tích cực trong năm 2021 là giá thịt lợn sẽ khơng cịn tăng
đột biến như giai đoạn trước khi nguồn cung thịt lợn được tăng cường.Chính phủ đã ưu
tiên tăng sản lượng thịt lợn trong nước, sau khi dịch bệnh ASF bùng phát. Ước tính sản
lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm 2020 tăng 4.4% so với năm 2019 và xu hướng
tăng tiếp tục duy trì.
1.2.2 Sản lượng tồn kho giảm giúp giá dầu thô dự báo tăng 17% so với năm
2020
Chúng tôi kỳ vọng rằng thị trường dầu mỏ sẽ giảm lượng tồn kho trong suốt năm
2021 do nhu cầu tiếp tục phục hồi và thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC+ được
giữ cho đến hết năm 2021 với kỳ vọng vắc-xin sẽ được phân phối trên diện rộng vào nửa
cuối năm. Giá dầu Brent dự báo từ EIA sẽ đạt trung bình USD48.5/thùng trong năm
2021, tương đương với mức tăng 17% YoY.
1.2.3 Lộ trình tăng giá dịch vụ cơng chưa được khơi phục trong năm 2021
Chính phủ tiếp tục đẩy lùi lộ trình tăng giá của các dịch vụ cơng trong năm 2021 khi
Nghị quyết về dự tốn ngân sách Nhà nước năm 2021 đã chính thức được Quốc hội thông
qua, với quyết định không tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức trong năm
2021. Do vậy, giá các dịch vụ y tế cũng sẽ không điều chỉnh theo. Ngồi ra, lộ trình tăng

học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP cũng sẽ kết thúc vào năm 2020 và hiện tại
chúng tôi chưa quan sát thấy động thái tiếp theo của Chính phủ trong năm học 20212022.
Tuy nhiên, với việc duy trì chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng trong năm 2020
và 2021, độ trễ của chính sách sẽ tạo những áp lực tới lạm phát
1.3 Dự báo về lãi suất năm 2021
1.3.1 Chính sách tiền tệ duy trì nới lỏng, tương tự xu hướng của các NHTW lớn
khác

5


Chúng tơi cho rằng chính sách tiền tệ sẽ duy trì trạng thái nới lỏng trong năm 2021
nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình gặp khó khăn. Nhiều khả năng
NHNN sẽ hạ lãi suất điều hành thêm 1 lần nữa trong nửa đầu năm 2021, khi áp lực giá
tiêu dùng vẫn chưa đáng lo ngại. Tăng trưởng M2 sẽ tăng nhẹ so với năm 2020, dự kiến
đạt 14% và nằm trong biên độ NHNN duy trì từ năm 2018. Mức tăng trưởng này được
đánh giá là vừa đủ để có thể cung cấp một lượng tiền lớn vào nền kinh tế (khoảng 1.5
triệu tỷ đồng) và khơng tạo áp lực lên bong bóng giá tài sản. Tuy nhiên, điểm bất lợi
trong năm 2021 là công cụ bơm tiền đồng thông qua việc mua ngoại tệ bị hạn chế. Trong
trường hợp thanh khoản thiếu hụt tạm thời, nhiều khả năng NHNN sẽ phải nới thời gian
đáo hạn trên thị trường OMO (hiện tại là 7 ngày).
1.3.2 Tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức quanh 12 – 14% trong năm 2020
Chúng tơi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tiếp tục đà hồi phục trong năm 2021, với
mức tăng 12 – 14% khi quan sát thấy các chỉ số chỉ báo như IIP, PMI cho thấy hoạt động
sản xuất đang dần phục hồi, cũng như mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức thấp trong
nhiều năm qua nhờ định hướng chính sách của NHNN. Tín dụng kỳ vọng sẽ hồi phục
nhanh trong nửa cuối năm 2021, trong kịch bản vắc-xin được phân phối rộng trên nhiều
quốc gia tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất hồi phục.
1.3.3 Mặt bằng lãi suất có thể đã chạm đáy trong năm 2020 và nửa đầu năm
2021

Tính đến thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và lợi suất TPCP đã
chạm mức đáy từ trước đến nay trong khi lãi suất huy động cũng giảm xuống mức thấp
nhất trong vịng 15 năm qua. Chúng tơi dự báo mặt bằng lãi suất có thể sẽ chạm đáy vào
nửa đầu năm 2021, khi NHNN hạ lãi suất điều hành thêm 1 lần nữa và tăng nhẹ trở lại
trong nửa cuối năm 2021 khi: 1) Kênh bơm thanh khoản tiền đồng vào thị trường bị giới
hạn do công cụ mua ngoại tệ bị hạn chế và có thể đẩy mặt bằng lãi suất trên thị trường 2
tăng; 2) Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm thường sẽ hồi phục nhanh;
và 3) Lộ trình siết tỉ lệ huy động ngắn cho vay trung và dài hạn có hiệu lực vào tháng
10/2021 sẽ đẩy mạnh mức độ cạnh tranh về tiền gửi và làm đảo chiều xu hướng lãi suất
tiền gửi đang giảm.
1.4 Dự báo tỷ giá 2021
1.4.1 Tỷ giá USD/VND trong năm 2021 được dự báo sẽ giảm nhẹ

6


Kịch bản của đồng VND trong năm 2021 sẽ tăng giá khoảng 0.5 – 1% – trong bối
cảnh nguồn cung ngoại tệ tích cực và đồng USD giảm giá cũng với những nỗ lực của
NHNN nhằm gỡ bỏ mác thao túng tiền tệ.
1.4.2 Nguồn cung ngoại tệ vẫn duy trì tích cực
Nguồn cung ngoại tệ được đánh giá vẫn duy trì trạng thái dồi dào 2021, khi hoạt
động xuất nhập khẩu và kỳ vọng dòng vốn FDI chảy mạnh về Việt Nam. IMF đã dự báo
khối lượng thương mại toàn cầu sẽ tăng khoảng 8% vào năm 2021 và với tỷ trọng đóng
góp ngày càng cao trong xuất khẩu tồn cầu, Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ sự
phục hồi thương mại tồn cầu. Dịng vốn FDI giải ngân cũng kỳ vọng tích cực nhờ sự
dịch chuyển sản xuất và hiệu quả của vắc-xin Covid-19.
1.4.3

Xu hướng của USD nghiêng nhiều về phía giảm trong năm 2021


Xu hướng của đồng USD nghiêng nhiều về phía giảm giá trong năm 2021 nhờ các
tín hiệu như sau:
- Sự lạc quan về vắc-xin Covid-19 giúp các nhà đầu tư chuyển hướng chú ý hơn
sang các tài sản rủi ro, thay vì đồng tiền trú ẩn như USD và khiến cho cầu USD giảm;
- Sự chuyển giao chính quyền của Mỹ vào đầu năm 2021 với việc chính quyền Dân
chủ lên nắm quyền sẽ tăng khả năng duy trì chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng tại
Mỹ;
- Lập trường ơn hịa của Fed, ít nhất cho đến hết năm 2021 và việc Fed chuyển sang
mục tiêu lạm phát trung bình có nghĩa là: (1) lãi suất thực duy trì âm; (2) đường cong lợi
suất dốc hơn; và (3) đồng đô la yếu hơn.
1.4.4 VND chịu áp lực tăng giá từ cáo buộc “thao túng tiền tệ” của Mỹ
VND sẽ tiếp tục chịu áp lực tăng giá trong năm 2021 khi chúng tơi đánh giá tiêu chí
thao túng tiền tệ cho kỳ đánh giá tháng 5/2021 và cho thấy Việt Nam vẫn vi phạm cả ba
tiêu chí (Bảng 6). Như vậy ngoại trừ trường hợp Việt Nam đàm phán thành công với Bộ
Tài chính Mỹ trong giai đoạn tới đây, mác thao túng tiền tệ của Việt Nam sẽ vẫn được
duy trì trong kỳ đánh giá tiếp theo. Trong khi đó, những động thái thay đổi chính sách
quản lý ngoại hối của NHNN cho thấy NHNN đã và sẽ khơng cịn tích cực can thiệp vào
thị trường ngoại tệ một chiều và đồng VND sẽ được điều tiết theo cung-cầu của thị
trường.
1.5. Dự báo về tình hình ngành thủy hải sản 2021

7


Dịch Covid-19 kéo dài cả năm 2020 làm gián đoạn hoạt động thương mại thủy sản
toàn cầu, làm thay đổi xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Theo đó các sản phẩm
xuất khẩu chính của Việt Nam cũng biến động theo xu hướng thị trường, dẫn đến XK tôm
chân trắng, tôm biển, cá biến, cua ghẹ và NTHMV tăng, trong khi XK cá tra giảm sâu, cá
ngừ và mực, bạch tuộc giảm nhẹ.
Covid-19 làm giảm nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên các thị trường, nhưng các nước

nhập khẩu chính thủy sản Việt Nam như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chỉ giảm
nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam (giảm 3-6%), trong khi thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ vẫn
tăng đáng kể (+10%) nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Ngoài ra, nhưng thị trường khác
như Nga, Anh, Úc, Canada thậm chí vẫn tăng mạnh (10-32%) nhập khẩu từ Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong quý I và quý II/2020 giảm lần lượt 10% và
7% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, từ tháng 7, xuất khẩu bắt đầu hồi phục và tăng
trong quý III (với mức tăng trưởng 10% đến 13. Sang quý IV, dù nhu cầu nhập khẩu của
các thị trường vẫn tốt nhưng thương mại thủy sản lại bế tắc vì thiếu container rỗng để xếp
hàng xuất đi các nước và cước phí vận tải lại đội lên nhiều lần khiến hoạt động xuất khẩu
bị đình trệ và sụt giảm.
Năm 2021, tình hình thương mại thủy sản sẽ vẫn bị tác động mạnh bởi đại dịch này,
thậm chí đây vẫn là yếu tố chính chi phối xu hướng xuất nhập khẩu thủy sản của Việt
Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thể duy trì thế mạnh cạnh tranh về nguồn cung nguyên
liệu so với các nước khác. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục là đòn bẩy
cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam hồi phục ở một số thị trường. Sau một năm doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam sẽ có thêm kinh nghiệm và sự linh hoạt thích ứng với biến
động và thay đổi nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Do vậy, dự báo xuất khẩu thủy sản năm
2021 sẽ có kết quả khả quan hơn năm 2020, ước đạt 8,8 tỷ USD, tăng gần 5%.

8


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA
Tên: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta
Mã chứng khoán: FMC
Địa chỉ: KM 2132, QL 1A, Phường 2, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
Doanh Thu chính: Chế biến tơm xuất khẩu
Chi phí chính: Chi phí tơm nguyên liệu


9


Trong quý 4, doanh thu thuần của FMC tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, đạt
hơn 1,209 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí bán hàng tăng vọt lên 76 tỷ đồng, gần gấp đôi
cùng kỳ. Kết thúc quý 4, doanh nghiệp này ghi nhận lãi ròng tăng nhẹ so cùng kỳ, lên 64
tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2020, FMC ghi nhận doanh thu thuần hơn 4,415 tỷ đồng. Trong đó,
doanh thu bán thủy sản gần 4,300 tỷ đồng (tăng 21%) và doanh thu bán hàng nông sản
hơn 115 tỷ đồng (giảm 25%). Đây cũng là mức doanh thu cao kỷ lục kể từ khi doanh
nghiệp thủy sản này niêm yết trên sàn (07/12/2006).
Theo đánh giá của Tiến sĩ Hồ Quốc Lực - Chủ tịch FMC, Covid-19 đã tạo cơ hội tốt
cho tơm Việt. Chính phủ Việt Nam phịng chống Covid-19 cực tốt, không bị gãy đổ trong
nền kinh tế. Tơm ni an tồn, sản lượng tăng hơn năm 2019, dù chỉ một con số. Trong
khi đó, các cường quốc nuôi tôm khác bị Covid-19 tác hại nặng nề, gián đoạn hoặc gãy
đổ chuỗi cung ứng nuôi tôm, nên sản lượng tôm nuôi các nước này đều giảm như Ấn Độ,
Ecuador, Indonesia… Giảm cung nên tiêu thụ tôm thuận lợi hơn, tuy nhiên, Covid-19
cũng tấn công thu nhập người lao động nên giá cả tiêu thụ chỉ ở mức trung bình.
Trong năm 2020, FMC dự kiến mang về 4,170 tỷ đồng doanh thu và 250 tỷ đồng lãi
trước thuế. Như vậy, doanh nghiệp này đã vượt 6% kế hoạch doanh thu và thực hiện được
95% kế hoạch lãi trước thuế 2020.
Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của FMC ghi nhận hơn 1,711 tỷ đồng, tăng
12% so với đầu năm. Hàng tồn kho cũng tăng 5%, lên hơn 608 tỷ đồng. Trong đó, thành
phẩm ghi nhận hơn 440 tỷ đồng và hàng gửi đi bán hơn 86 tỷ đồng.

10


Nợ phải trả tại thời điểm này tăng 8%, ghi nhận hơn 630 tỷ đồng. Trong

đó, FMC vay ngân hàng hơn 442 tỷ đồng, tăng 60% so với đầu năm.
2.1 Hưởng lợi từ các lệnh chống bán phá giá
Trong năm 2019, FMC đã đạt được mức thuế 0% trong vụ kiện bán phá giá tôm
Việt Nam vào thị trường Mỹ (POR13). Điều này tạo ra nền tảng tốt cho việc thỏa thuận
không làm hồ sơ bán phá giá tôm vào thị trường này trong giai đoạn từ 01/02/2019 đến
31/01/2020 (POR 15). Trong khi đó thì một đối thủ lớn của FMC là MPC vừa qua đã bị
phán quyết Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) chịu mức thuế chống bán phá
giá là 10.17%, điều này sẽ mang lại cơ hội cho FMC mở rộng thị phần tại Mỹ. Ngày
13/10, CBP vừa kết luận có đủ bằng chứng vi phạm luật thương mại của MSeafood
Corporation (MSeafood) khi nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và trộn lẫn với tôm Việt Nam để
tránh thuế chống bán phá giá của Mỹ. CBP sẽ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá lên tôm
của MSeafood tương tự tôm Ấn Độ, là 10.17%. Việc này nhiều khả năng sẽ làm suy yếu
uy tín của MPC trên thị trường Mỹ, tạo cơ hội cho đối thủ như FMC gia tăng thị phần và
mở rộng cơ sở khách hàng tại Mỹ. FMC khơng có mặt trong các lệnh chống bán phá giá
vào thị trường Mỹ, do vậy Sao Ta vẫn được hưởng mức thuế 0%.
2.2 Nâng cao năng lực sản xuất, đón đầu cơ hội từ EVFTA
Ngay khi EVFTA có hiệu lực, một số mặt hàng tơm Việt Nam xuất khẩu sang châu
Âu có mức thuế 12 - 20% sẽ về 0% như tôm sú đông lạnh. Sau 5 - 7 năm kể từ khi Hiệp
định có hiệu lực, một số mặt hàng tơm khác sẽ được điều chỉnh về 0%, trong khi các đối
thủ cạnh tranh tại các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan,… khơng có được lợi thế này. Hiện
nay thị trường tiêu thụ EU chiếm 29% trong tỷ trọng xuất khẩu của FMC. Hiệp định
EVFTA đưa mức thuế xuất khẩu tôm về 0% hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lợi thế cho FMC
mở rộng xuất khẩu sang EU.
Tuy nhiên, xuất khẩu sang EU cũng gặp nhiều rào cản do hầu hết hệ thống phân
phối sản phẩm tôm cao cấp tại EU đều yêu cầu ASC (bộ tiêu chuẩn dựa trên 4 nền tảng
chính là mơi trường, xã hội, an sinh động vật và an tồn thực phẩm) nhưng hiện tại, diện
tích ni tôm đạt chứng nhận này ở Việt Nam mới đạt khoảng 6%/tổng diện tích ni.
Ngun nhân là do tơm ni của Việt Nam đa phần nhỏ lẻ, các hộ nuôi khơng kham nổi
chi phí chứng nhận, chỉ có trang trại nuôi lớn mới đáp ứng được. Do vùng nuôi của FMC
đều đạt chứng nhận ASC, nên FMC sở hữu tiềm năng mở rộng xuất khẩu sang EU.


11


Nhằm nắm bắt cơ hội từ EVFTA, FMC đã mở rộng vùng ni và có kế hoạch đầu
tư xây dựng nhà máy chế biến mới. Năm 2020, FMC đầu tư mở rộng diện tích ni tơm
tại khu đất kế bên khu ni tơm TaNa Farm tại xã Vĩnh Tân, Sóc Trăng, có diện tích hơn
81 hecta. Bên cạnh đó, FMC cũng lên kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến Thủy Sản
Sao Ta tại Sóc Trăng với kinh phí dự kiến 200 - 250 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy mới chế
biến tôm cao cấp với công suất 15,000 tấn/năm. Để thực hiện dự án này, cơng ty có kế
hoạch phát hành hơn 9.8 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu trong năm 2020 hoặc cho
đến trước khi Đại Hội Đồng Cổ Đơng thường niên năm 2021.
Bên cạnh đó, với chứng nhận ASC, FMC đã bước đầu gặt hái được thành công từ
xuất khẩu sang EU theo EVFTA. Cụ thể, cơ cấu doanh thu xuất khẩu sang EU của FMC
tăng nhẹ tương ứng từ 28.6% lên 29.1% trong 9M2020. Cơng ty cho biết sẽ duy trì bán
hàng tốt tại thị trường EU và EU có thể trở thành thị trường lớn nhất của công ty trong
năm 2021. Tuy nhiên, tăng trưởng ở thị trường này sẽ diễn ra từ từ và phụ thuộc lớn vào
diễn biến thị trường chung, khả năng kiểm dịch.
2.3 Gia tăng tỷ lệ tự chủ nguồn tôm tự nhiên
Trong năm 2020, FMC đầu tư mở rộng diện tích ni tơm tại khu đất kế bên khu
ni tơm TaNa Farm tại xã Vĩnh Tân, Sóc Trăng. Khu ni tơm có diện tích hơn 81
hecta, đưa tổng diện tích ni tơm lên 270 hecta, khoảng 400 ao nuôi, với tỷ lệ tự chủ
25%. Vùng nuôi này sẽ giúp FMC gia tăng chủ động nguồn nguyên liệu khi giá tôm biến
động.
Hơn nữa vùng nuôi theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt sẽ giúp FMC ổn định nguồn cung
và hạn chế thiệt hại từ các rủi ro do thời tiết và dịch bệnh. Tình hình thả ni tơm giống ở
đồng bằng thường chậm do thời tiết và môi trường khiến tôm nuôi bị dịch bệnh. Tuy
nhiên, vùng nuôi của FMC ổn định, do có qui trình ni riêng và đã thể hiện tính trội các
năm qua.
Trong khi đó, các đối thủ chính của FMC có tỷ lệ tự chủ thấp hơn so với cơng ty. Cụ

thể, MPC có tỷ lệ tự chủ ở mức 10% và Stapimex hoàn toàn thu mua bên ngồi. Hơn nữa,
do quỹ đất phát triển vùng ni tơm khơng cịn nhiều, nên việc mở rộng vùng ni gia
tăng tỷ lệ tự chủ sẽ là thách thức của các doanh nghiệp chế biến tơm lớn trong tương lai.
Ngồi ra, FMC đặt kế hoạch tiếp tục mở rộng, từng bước nâng cao mức độ tự chủ về
nguyên liệu. Đến năm 2021, FMC phấn đấu đạt tỷ lệ 30% với quy trình ni mới, áp

12


dụng công nghệ hiện đại với công đoạn nuôi cuốn chiếu. Dự kiến mở rộng tự chủ vùng
ni có thể giúp FMC thả nuôi 2-5 vụ/năm và tiết kiệm nhiều chi phí hoạt động.
2.4 Rủi ro
2.4.1 Rủi ro tập trung doanh thu
Tỷ lệ xuất khẩu của FMC sang Châu Âu, Nhật Bản, và Mỹ chiếm lần lượt là 29%,
24% và 32%, do đó FMC chịu ảnh hưởng từ nhu cầu xuất khẩu của các thị trường này,
khi nhu cầu tại các thị này giảm sẽ tác động tiêu cực đến công ty.
2.4.2 Rủi ro nguồn nguyên liệu
Hoạt động nuôi tôm chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết và dịch bệnh. Hiện tượng
thời tiết không thuận lợi gây thiếu hụt đến nguồn cung tơm và khó khăn trong hoạt động
ni trồng, làm tăng giá tôm nguyên liệu, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của các
doanh nghiệp chế biến.
2.4.3 Rủi ro tỷ giá hối đoái
Với hơn 95% doanh thu là xuất khẩu, FMC đối mặt với rủi ro biến động tỷ giá hối
đoái, chủ yếu là EUR, JPY, USD tại ba thị trường xuất khẩu lớn là Châu Âu, Nhật Bản,
và Mỹ. Bất ổn tại các thị trường xuất khẩu và sự ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị
đến tỷ giá là rủi ro đáng quan tâm.
Ngồi ra cịn một số rủi ro khác như cạnh tranh từ Ấn Độ, Thái Lan, Ecuardo; pha
lỗng giá cổ phiếu.
2.5 Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Sao Ta


13


2.5.1 Báo cáo tóm lược Báo cáo tài chính q I năm 2021

14


15


16


17


18


19


20


21


22



2.5.2 Phân tích các chỉ số tài chính

Nhóm chỉ số định giá

2

Đối với nhóm chỉ số định giá, bảng biểu cho thấy trị số EPS có xu hướng giảm
qua các Qúy trong năm. phụ thuộc vào các trị số P/E trong quá trình hoạt
động. Điểm doanh số bán hàng và sản phẩm tăng, doanh thu tăng và khi có
biến động về doanh thu giảm thì chỉ số định giá cũng giảm theo giá niêm yết.
Như vậy, chỉ số EPS giảm cho thấy mức sinh lợi của Công ty cũng giảm, đồng
nghĩa với việc lợi nhuận mà Công ty phân bổ cho mỗi cổ phần giảm.

3

EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính tốn giá
cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía
cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để
tạo ra thu nhập ròng (net income) trong việc tính tốn mức lợi nhuận.

Nhóm chỉ số sinh lợi

23


Qua bảng phân tích cho thấy chỉ số sinh lợi trong các tháng đầu năm giảm,
thường trong các Công ty các Qúy đầu trong năm như quý 1, 2 thì mức tăng có
thấp, đến q 3,4 thì tăng tốc để đạt được doanh thu nên lợi nhuận tăng, chỉ số sinh

lợi sẽ tăng theo doanh số sản phẩm. Lúc này là thời điểm các Cơng ty phấn đấu
hồn thành các mục tiêu đề ra.
Bảng biểu cho thấy tỷ số suất sinh lợi nhuận trên vốn chủ sổ hữu cũng giảm
so với cùng kỳ năm. Khi chỉ số ROAE có mức giảm <14% thì nhà đầu tư sẽ ít quan
tâm đến Doanh nghiệp, họ sẽ khơng nhìn thấy tính hiệu quả khi đầu tư và tất nhiên
không thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư.
Nhóm tỷ số tăng trưởng

24


Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao thường đang kinh doanh rất
tốt, và có khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Cần lưu ý là nếu chỉ xét trong một giai
đoạn ngắn, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm đột biến vì nhiều lý
do, chẳng hạn doanh nghiệp bán thanh lý tài sản hay trích quỹ dự phịng. Do đó khi
phân tích tài chính doanh nghiệp, cần xem xét tỷ lệ tăng trưởng trong một giai đoạn
đủ dài, đồng thời cần quan tâm đến việc tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp có
bền vững hay khơng.
Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận mà mức tăng trưởng được
đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. Những doanh nghiệp có
mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt
quan tâm.
Nhóm chỉ số thanh khoản

Với nhóm chỉ số thanh khoản, theo bảng số liệu báo cáo thì chỉ số có có tăng,
điều này cho biết Cơng ty thực hiện tốt các khoản phải thanh tốn trong kỳ nhanh,
khơng để tình trạng nợ tồn động, hoặc các khoản vay nợ, kéo dài, các hình thức
thanh khoản cũng nhanh đáp ứng được kỳ vọng. Đặc biệt trong Qúy 4 đã thực hiện
thanh khoản tăng đáng kể so với các Qúy 1, 2, 3. Điều này cho thấy Qúy 4 rất quan


25


×