Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CÁC BIỂU HIỆN tài CHÍNH HÀNH VI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.42 KB, 18 trang )

TÀI CHÍNH HÀNH VI
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
NHÓM 4 Page 1
STT THÀNH VIÊN XẾP LOẠI
1 Võ Lê Hoàng Phương Linh A
2 Phạm Quốc Tuấn B
3 Lê Nguyên Vũ B
4 Trần Thế Anh C
5 Lê Thị Kim Trọng A
6 Võ Phi Tiễn A
7 Lê Anh Triệu B
8 Nguyễn Quốc Tuấn A
9 Phan Thanh Dương A
10 Dương Phúc Thuận A
11 Sỳ Tú Linh A
12 Nguyễn Phước Nguyệt Minh C
13 Lê Phương Thảo A
TÀI CHÍNH HÀNH VI
MỤC LỤC
CHƯƠNG I:
LUẬN ĐIỂM RA ĐỜI CỦA LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI
I. Sự cần thiết của lý thuyết tài chính hành vi …………………………………………….4
II. Lý thuyết thị trường hiệu quả (The efficient market hypothesis) làm nảy sinh lý
thuyết tài chính hành vi (behaviour finance)……………………………………………4
III.Khái niệm tài chính hành vi………………………………………………………………5
CHƯƠNG II:
BA LUẬN CỨ VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI
I. Hành vi không hợp lý…………………………………………………………………….7
1. Lý thuyết triển vọng (prospect theory)………………………………………………7
2. Sự trải nghiệm hay thuật toán (Heuristics) và xu hướng lệch lạc (Bias)………….8
3. Tâm lý con người (Psychological Human)………………………………………… 9


II. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống……………………………………………10
III.Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính……………11
CHƯƠNG III:
CÁC BIỂU HIỆN TÀI CHÍNH HÀNH VI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam………………………………………11
1. Sự ra đời của thị trường chứng khoán………………………………………………11
2. Tổng quan về thị trường chứng khoán…………………………………………… 12
3. Chức năng của thị trường chứng khoán…………………………………………….12
II. Các biểu hiện của tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán………………… 13
CHƯƠNG IV:
ỨNG DỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI CHÍNH HÀNH VI TRONG QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP
I. Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi……………………………………………………16
II. Ảnh hưởng của tài chính hành vi trong quản trị doanh nghiệp……………………….17
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………… 18
NHẬN XÉT
NHÓM 4 Page 2
TÀI CHÍNH HÀNH VI























CHƯƠNG I
LUẬN ĐIỂM RA ĐỜI CỦA LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI
NHÓM 4 Page 3
TÀI CHÍNH HÀNH VI
I. Sự cần thiết của lý thuyết tài chính hành vi
Trong vài thập niên gần đây, một khái niệm tài chính mới được nhắc đến nhiều và rất gần gũi với
các nhà kinh tế. Đó là Lý thuyết về tài chính hành vi (Behavioral finance theory). Ngày nay, việc
ứng dụng và nghiên cứu lý thuyết tài chính hành vi trở thành khá phổ biến và còn giúp nhiều nhà
đầu tư cải thiện đáng kể chiến lược đầu tư của mình.
Tài chính hành vi là một phần của tài chính, nghiên cứu để hiểu và giải thích những biểu hiện
mang tính tâm lý của con người trên thị trường tài chính, sử dụng những kiến thức thuộc phạm
trù tâm lý học, xã hội học và tài chính học để lý giải những hành vi bất thường của nhà đầu tư
mà chưa được lý giải trong nền tảng của lý thuyết truyền thống.
Nghiên cứu tài chính hành vi là nghiên cứu ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư và những hệ quả
theo sau lên thị trường tài chính. Tài chính hành vi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải
thích tại sao và làm thế nào thị trường có thể không hiệu quả.
II. Lý thuyết thị trường hiệu quả (The efficient market hypothesis) làm nảy sinh lý
thuyết tài chính hành vi (behaviour finance)
Thị trường hiệu quả có thể được hiểu nôm na là nơi mà tại bất kỳ thời điểm nào, tất cả các thông
tin mới đều được những người tham gia thị trường nắm bắt một cách nhanh chóng, thông tin

nhanh chóng được phản ánh vào giá cả thị trường và các nhà đầu tư phản ứng một cách đúng
đắn với tất cả thông tin sẵn có.
Theo lý thuyết này thì “giá luôn đúng” (prices are right), và đúng bằng giá trị cơ bản
(fundamental value) của tài sản đó. Đây chính là tổng chiết khấu của dòng tiền kỳ vọng trong
tương lai, nhà đầu tư phản ứng một cách chính xác với thông tin sẵn có, và tỷ suất chiết khấu phù
hợp với các mẫu hình lựa chọn phù hợp một cách chuẩn tắc.
Ba trụ cột của lý thuyết thị trường hiệu quả:
 Nhà đầu tư khôn ngoan (Rational Investors) hay nhà đầu tư duy lý.
 Các sai lệch không tương quan.
 Kinh doanh chênh lệch giá không bị giới hạn.
Bằng những nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường người ta phát hiện ra rằng có những thời
điểm cả 03 trụ cột này không thể giải thích được thực tế thị trường. Và đôi khi sự định giá sai
này không những không được điều chỉnh về giá trị cơbản mà nó còn bị đẩy đi rất xa.
NHÓM 4 Page 4
TÀI CHÍNH HÀNH VI
Qua hàm ý trên dường như lý thuyết thị trường hiệu quả không đủ để giải thích kết quả thực
nghiệm trên thị trường và dường như “thị trường thì có thể hiệu quả nhưng con người thì không
hiệu quả”, mà chủ thể tham gia thị trường chính là con người.
Trước thực tế của các cuộc khủng khoảng tài chính và sự “nổi loạn” của thị trường tài chính
người ta đòi hỏi một lý thuyết hay một công trình nghiên cứu khác bổ sung cho thị trường hiệu
quả và từ đó khái niệm lý thuyết tài chính hành vi xuất hiện thường xuyên hơn, giúp giải thích
các hiện tượng mà lý thuyết thị trường hiệu quả không giải thích được.
III. Khái niệm tài chính hành vi
Trước đây, các nhà kinh tế học có khuynh hướng đưa tài chính thành một bộ môn khoa học tự
nhiên, mà khoa học tự nhiên thì được giải thích bằng các quy luật, các định đề khô khan,… và
tách nó khỏi khoa học xã hội. Chính vì thế mà một thời gian dài, khái niệm “tài chính hành vi”
được ít người quan tâm đến.
Vậy tài chính hành vi là gì?Khi nào thì tác động từ hành vi của con người ảnh hưởngmạnh mẽ
đến việc định giá sai? Nó giải thích, bổ sung cho thị trường hiệu quả ra sao?
Lý thuyết tài chính hành vi,hay tài chính hành vi, có thể được hiểu một cách dân dã là lý thuyết

sử dụng các nghiên cứu về tâm lý và hành vi con người nhằm lý giải các vấn đề tài chính.
Hay hàn lâm hơn: Lý thuyết tài chính hành vi là một phạm trù của tài chính, nó nghiên cứu bổ
sung cho những lý thuyết tài chính truyền thống (standard therories of finance) bằng việc giới
thiệu hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định. Tài chính hành vi liên quan đến cá nhân và
cách thức thu nhận, sử dụng thông tin. Nghiên cứu lý thuyết tài chính hành vi giúp hiểu và dự
báo những dính líu giữa quá trình ra quyết định mang tính tâm lý với hệ thống tài chính.
Có thể diễn giải tài chính hành vi (Behaviour Finance) thông qua các yếu tố chi phối đến nó
như sau:
NHÓM 4 Page 5
TÀI CHÍNH HÀNH VI
• Tâm lý học (Psychology): là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng
của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm
đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên
hành vi và tinh thần của con người.
• Xã hội học (Sociology): là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chungvớiđặc
thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xácđịnh về mặt lịch sử; là khoa học
về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động
của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp, tôn giáo, văn hóavà các dân tộc.
• Tài chính (Finance): là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội
dưới hình thức giá trị, có thể đại diện bằngcác mô hình, lý thuyết tài chính.
Ba điều kiện tồn tại của tài chính hành vi:
Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng bất kỳ sự định giá sai (mispricing) nào xảy ra trên thị
trường, thì bằng 03 trụ cột trên của thị trường hiệu quả sẽ đưa giá về đúng giá trị thực của nó.
Nhưng nếu điều đó không xảy ra mà xảy ra đồng thời 03 điều điện saucủa tài chính hành vi thì
việc định giá sai sẽ trở nên trầm trọng hơn thậm chí gây ra khủng hoảng tài chính.
 Tồn tại hành vi không hợp lý.
 Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống.
 Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá.
NHÓM 4 Page 6
TÀI CHÍNH HÀNH VI

Chính 03 điều kiện này đã làm cho lý thuyết tài chính hành vi (behaviourfinancetheory ) với nền
tảng cơ bản là “thị trường không luôn luôn đúng”, đã đặt ra một đối trọng lớn đối với lý thuyết
“thị trường hiệu quả”.
Có rất nhiều các trường phái nghiên cứu về tâm lý học nhưng trong đó sự kết hợp chủ yếu giữa
tâm lý học nhận thức (coginitive psychology) và tâm lý học hành vi (behavioral psychology) gây
ra những hành vi không hợp lý, cấu thành lý thuyết về tài chính hành vi.
CHƯƠNG II
BA LUẬN CỨ VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI
I. Hành vi không hợp lý:
1. Lý thuyết triển vọng (prospect theory)
Nhà đầu tư có khuynh hướng xem khả năng bù đắp một khoản lỗ quan trọng hơn khả năng kiếm
được nhiều lợi nhuận hơn. Khi khoản đầu tư có khuynh hướng mang lại lợi nhuận, họ thích nắm
chắc ngay khoản lợi nhuận hiện tại hơn là cố gắng tiếp tục đầu tư để thu được nhiều lợi nhuận
hơn trong tương lai. Nhưng ngược lại, khi khoản đầu tư có nguy cơ thua lỗ thì họ lại cố gắng duy
trì với hy vọng sẽ nhận được khoản lời trong tương lai, mặc dù lúc này rủi ro thua lỗ nhiều hơn là
rất lớn bởi họ cho rằng, cổ phiếu đang sụt giá sẽ tốt hơn cổ phiếu đang lời của họ trong tương lai.
Nhà đầu tư đã mua cổ phiếu vì những thông tin có triển vọng do thị trường cung cấp và sẽ nhanh
chóng bán cổ phiếu đó khi giá cổ phiếu tăng. Bởi vì họ tin rằng giá cổ phiếu hiện đã phản ánh
đầy đủ thông tin này. Khi cảm thấy đã đạt được lợi nhuận mong muốn thì sẽ bán cổ phiếu đi để
kiếm lời mà không phân tích khả năng tăng thêm lợi nhuận.
+ Định nghĩa hẹp (narow framing) cô lập một khái niệm hay phân tích một vấn đề trong
một khuôn khổ hạn hẹp, tách biệt, và cố gắng đưa ra quyết định tối ưu cho khuôn khổ hạn hẹp
ấy, thay vì cho toàn cục. Phương pháp này có thể hữu ích trong một số trường hợp giới hạn về
nguồn lực, hay không đủ thời gian phân tích nhiều. Tuy nhiên, nó cũng có thể đưa đến sai lầm.
+ Tính toán bất hợp lý (Mental Accounting): Nhà đầu tư có xu hướng tách riêng các
quyết định mà đúng ra phải được kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng
của chúng ta và tối đa hoá lợi ích từng tài khoản. Và vì thế, họ đưa ra các quyết định nhìn tưởng
là hợp lý, mà thật ra là sai lầm.
Sử dụng tính toán bất hợp lý và định nghĩa hẹp, chúng ta có thể giải thích nhiều hiện tượng như
lựa chọn nghịch với sở thích (preference reversals), sợ thua lỗ (loss aversion), và hiệu ứng phân

bổ tài khoản khá phổ biến, thể hiện cơ bản ở chỗ người ta sẵn sàng thực hiện ngay những lệnh
NHÓM 4 Page 7
TÀI CHÍNH HÀNH VI
mang lại lời nhỏ, nhưng trì hoãn không thực hiện lệnh dừng lỗ khi xuất hiện những khoản lỗ nhỏ.
Ví dụ, khi mua cổ phiếu giá 30.000, sau đó giá giảm xuống 22.000, người ta vẫn không bán cổ
phiếu (thậm chí còn mua tiếp) và chờ đến khi giá lên trên 30.000 một chút mới bán ngay kiếm
lời.Giá có giảm tiếp người ta cũng cứ giữ cổ phiếu đó tiếp. Vì họ đã tách biệt giữa “tài khoản
lời” và “tài khoản lỗ” trong tâm trí của mình, cho nên họ cố tối đa hoá tài khoản lời, và tối thiểu
hoá tài khoản lỗ, nên giá lên một chút thì bán, giá xuống thì cứ giữ, xem như nó chưa bị chuyển
qua tài khoản lỗ. Hiệu ứng phân bổ tài khoản này cũng có thể được lý giải bằng hiệu ứng tự lừa
dối (sợ rằng nếu bán mà bị lỗ thì sẽ cảm thấy bản thân ra quyết định đầu tư kém), hay hiệu ứng
tiếc nuối (lỡ bán rồi mà giá lên thì sao). Hiệu ứng phân bổ tài khoản lý giải một phần vì sao trong
thị trường tăng giá thì khối lượng giao dịch tăng cao hơn khi thị trường giảm giá tại Mỹ và Nhật.
+ Tự điều chỉnh (Self-Control): Sự tự điều chỉnh làm giảm nhẹ tính toán bất hợp lý và
tâm lý chấp nhận hơn trong rủi ro thua lỗ.
2. Sự trải nghiệm hay thuật toán (Heuristics) và xu hướng lệch lạc (Bias)
 Sự trải nghiệm hay thuật toán (Heuristics): Các kinh nghiệm, hay quy tắc học được thường
giúp chúng ta ra quyết định nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều. Nhưng trong một số trường
hợp, dựa dẫm quá nhiều vào các quy tắc đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc biệt là khi các điều
kiện bên ngoài thay đổi. Và đặc biệt là người ta thường đề cao hiệu quả của những quy tắc
đơn giản, gần gũi và dễ nhớ, kiểu hiệu ứng. Lý thuyết này giúp giải thích tại sao thị trường
thỉnh thoảng hành xử một cách vô ý thức.
 Xu hướng lệch lạc (Bias):
• Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness): thường được diễn tả một cách
đơn giản là xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài hạn, mà thường đặt
nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn trong quá khứ.
• Sự neo vào (Anchoring): Sự neo vào mô tả trường hợp trong đó người ta sử dụng một số
hoặc giá trị như một điểm khởi đầu, được biết đến như là một điểm neo (anchor), và điều
chỉnh thông tin cho đến khi đạt được một giá trị có thể chấp nhận được (Epley &
Gilovich, 2005). “Điểm khác nhau bắt đầu ra các ước tính khác nhau, mà thiên về các giá

trị ban đầu. Chúng tôi gọi hiện tượng này là neo đậu." Tversky và Kahneman (1974). Giá
trị ban đầu tự tạo ra bằng cách tham gia xây dựng các vấn đề hay là kết quả của việc tính
toán một phần, hoặc có thể được cung cấp bởi một thí nghiệm hoặc các nguồn khác bên
ngoài. Điều chỉnh xảy ra khi sử dụng một điểm neo tự tạo ra. Thông qua nghiên cứu, các
nhà tâm lý học đã kết luận rằng mọi người có xu hướng điều chỉnh không đầy đủ vì họ
NHÓM 4 Page 8
TÀI CHÍNH HÀNH VI
ngừng điều chỉnh một khi họ đã đạt đến một phạm vi nhất định các giá trị chính đáng
(Epley, Keysar, Van Boven, & Gilovich, 2004). Vì vậy, ước tính của họ có xu hướng
nằm gần phía neo phạm vi của họ. An anchoring and adjustment Gregory Northcraft và
Magaret Neale đã tiến hành nghiên cứu “Experts, amateurs, and real estate: perspective
on property pricing decisions” (1987) xem có hay không việc neo quyết định có thể xảy
ra trong quá trình định giá bất động sản. Hai nhóm chuyên gia bất động sản được lựa
chọn ngẫu nhiên và được dẫn đến một ngôi nhà với yêu cầu định giá ngôi nhà đó. Họ
được dẫn đi xem ngôi nhà và nhận được một lượng thông tin xác định như nhau, gồm có
giá niêm yết của ngôi nhà. Điểm khác nhau duy nhất giữa hai nhóm này là nhóm I được
đưa giá niêm yết vào khoảng $65,900, trong khi nhóm II được đưa giá niêm yết vào
khoảng $83,900. Mức định giá trung bình của nhóm I vào khoảng $67,811, và của nhóm
II là khoảng $75,190. Tính toán này có thể được tóm tắt trong bảng sau:
Giá niêm yết và mức định giá: Số tiền
Giá niêm yết thấp $65,900
Mức định giá thấp $67,811
Giá niêm yết cao $83,900
Mức định giá cao $75,190
Rõ ràng, các chuyên gia niêm yết bất động sản đã bị neo vào giá niêm yết mà họ đã được đưa
ra trước đó.
Và sẽ thật là thiếu xót nếu nghiên cứu về hành vi bất hợp lý của con người mà chúng ta không
nghiên cứu về chính tâm lý con người, bởi lẽ con người là chủ thể của thị trường. Bên cạnh
các yếu tố về tư duy, nhận thức hành vi thì tâm lý con người ảnh hưởng rất lớn đến quyết định
và các vấn đề về tài chính.

• E ngại sự mơ hồ (ambiguous aversion) : con người thường dễ dàng chấp nhận tham gia
một cuộc chơi nếu họ cảm thấy am hiểu, nghĩa là, nếu họ cảm thấy đủ khả năng chiến
thắng và cảm thấy e ngại với sự mơ hồ.
3. Tâm lý con người (Psychological Human)
 Lý thuyết tiếc nuối (regret theory): tâm lý của con người là cảm thấy đau khổ, hối tiếc vì làm
sai, thậm chí là lỗi sai nhỏ. Họ cảm thấy rất hối hận về quyết định mà nó gây ra kết quả xấu.
Nếu ai đó mong rằng có thể tránh nỗi đau của sự hối hận, họ có thể thay đổi hành vi của họ
theo cách mà đôi khi là bất hợp lý.
 Tâm lý sợ mất mát (loss aversion) Sợ mất mát là ám ảnh lớn của con người. Việc thua lỗ sẽ
gây hậu quả tâm lý nặng nề hơn niềm vui mang lại do thành công dù là thua hoặc được cùng
NHÓM 4 Page 9
TÀI CHÍNH HÀNH VI
một món tiền. Một nhà đầu tư mua cổ phiếu, bán đi, có lời 10 triệu chắc chắn sẽ hạnh phúc
hơn một nhà đầu tư khác cũng chơi cổ phiếu, đầu tiên được 50 triệu, sau đó thua lại 40 triệu
dù khi tổng kết cả hai người đều lời một số tiền như nhau.
 Quá tự tin (overconfidence) và phản ứng thái quá hay bi quan (overreaction or underreaction):
mọi người có khuynh hướng thổi phồng tài năng của mình và đánh giá thấp khả năng xảy ra
của một kết quả xấu có thể xảy ra mà họ không kiểm soát được. Sự kết hợp giữa tự tin thái
quá và tính lạc quan làm cho người ta đánh giá quá cao khả năng tri thức của họ, đánh giá
thấp rủi ro và thổi phồng khả năng của họ trong việc kiểm soát tình hình, mà nó dẫn đến việc
giao dịch quá lớn và bong bong đầu cơ.
 Tâm lý bảo thủ (convervatism): tâm lý bảo thủ ám chỉ một hiện tượng tâm lý mà ở đó người
ta ngờ vực bất kỳ thông tin mới và đưa ra quá nhiều đối trọng đến khả năng xảy ra trước có
của các sự kiện trong một tình huống đã xảy ra trước đó hoặc đã định sẵn mẫu hình.
II. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống:
Có ba lý do giải thích cho hành vi này của con người.
 Thứ nhất, đó là áp lực tuân theo xã hội. Hầu hết mọi người đều muốn hòa đồng và được chấp
nhận bởi xã hội thay vì bị ruồng bỏ, do đó họ thường cư xử theo hành vi của đám đông. Khi
áp lực lớn tới mức buộc phải tuân theo thì một người thay đổi quan điểm riêng không phải chỉ
vì anh ta thực sự tin vào quan điểm đám đông mà chỉ là việc thay đổi quan điểm riêng dễ hơn

việc thoát ra khỏi xã hội.
 Thứ hai, đó là trí tuệ đám đông. Ngay cả khi bạn tin rằng hành động của đám đông là sai, bạn
vẫn thực hiện theo họ bởi tin rằng họ có thông tin gì mà bạn chưa biết. Khi người ta bị đương
đầu với những đánh giá của một nhóm lớn, họ có khuynh hướng thay đổi những câu trả lời
“sai” của họ. Họ nghĩ đơn giản rằng tất cả những người khác không thể sai hay “đám đông
luôn đúng”.
 Thứ ba, đó là áp lực từ chính nhà đầu tư. Họ hoài nghi về khả năng của mình và có phần quá
tin vào khả năng của đám đông. Mâu thuẫn trong lựa chọn của họ nên theo đám đông hay tách
lập với đám đông, kết quả là họ thiên về đám đông. Họ bán theo tâm lý bầy đàn bởi họ được
an ủi rằng nếu mình mất tiền thì những người khác cũng sẽ mất.
Từ ba yếu tố trên hình thành nên hành vi bầy đàn, bao gồm 02 loại:
 Hành vi “gượng ép” (enforced herd behavior hay not voluntarily). Chẳng hạn, mọi người cảm
thấy không thể thắng được đám đông, nên để tránh bị dậm chân mà họ gượng ép theo đám
đông.
NHÓM 4 Page 10
TÀI CHÍNH HÀNH VI
 Hành vi “tự nguyện” (voluntary): Thể hiện ở những người khôn ngoan nhất, họ tham gia vào
hành vi bầy đàn chủ yếu với mục đích đầu cơ mang tính cá nhân mang tính lợi dụng, khi họ
đưa vào “tài khoản ảo” trong đầu mình quan điểm/đánh giá của người khác, và thậm trí họ
biết việc hành xử trong bầy đàn là sai hay không có cơ sở. Hành vi bất hợp lý, dù là hành vi
cá nhân hay hành vi của nhóm, đều gây ra sự xáo trộn trong thị trường, người ta gọi hiện
tượng này là những “kẻ náo loạn thị trường” hay “những người giao dịch nhiễu” (noise
traders). Một nhà đầu tư thiếu thông tin nội bộ, họ thường hành động một cách thiếu lý lẽ dựa
trên lời đồn như thể họ đang nắm bắt thông tin đó.
III. Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính:
Được hiểu như là hoạt động mua và bán đồng thời một loại tài sản như nhau trên hai thị trường
khác nhau nhằm thu lợi nhuận từ sự khác biệt giá. Nguyên tắc của cơ chế kinh doanh chênh lệch
giá là khi tồn tại hiện tượng định giá sai trên thị trường, hay giá của các tài sản tài chính trên thị
trường không phản ánh một cách chính xác giá trị hợp lý (dựa trên những yếu tố cơ bản), thì sẽ
tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Khi đó “những nhà đầu tư hợp lý” sẽ tận dụng những

cơ hội này để mua tài sản bị định giá thấp, bán tài sản bị định giá quá cao. Hành động này sẽ góp
phần điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng hợp lý.
CHƯƠNG III:
CÁC BIỂU HIỆN TÀI CHÍNH HÀNH VI TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
I. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam:
1. Sự ra đời của thị trường chứng khoán:
Để đạt được mục tiêu năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam lên thành nước có nền công nghiệp phát
triển thì Việt Nam cần phải huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh
tế, chính vì thế Việt Nam cần phải có chính sách huy động nguồn vốn trong và ngoài nước một
cách triệt để, nhằm chuyển nguồn vốn nhàn rỗi thành nguồn vốn đầu tư sinh lợi nhuận và thị
trường chứng khoán có một vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn
cho nền kinh tế và trên cơ sở đổi mới, phát triển kinh tế phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính
trị - xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc tham khảo mô hình
chứng khoán trên thế giới thì thị trường chứng khoán Việt nam đã ra đời.
Sự ra đời của chứng khoán Việt Nam đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch
chứng khoán TP.HỒ CHÍ MINH ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào
ngày 28/07/2000.
NHÓM 4 Page 11
TÀI CHÍNH HÀNH VI
Trong quá trình phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, chủ
động, linh hoạt cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, do thị trường còn non trẻ
nên không tránh được những khuyết điểm và hạn chế của nó như sự thiếu hiểu biết của nhà đầu
tư nhỏ lẻ làm mất đi sự ổn định của thị trường .
2. Tổng quan về thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán: là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán, là nơi các
công ty phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty đó và là nơi cho các nhà
đầu tư tiến hành mua, bán chứng khoán vì mục tiêu lợi nhuận. Việc mua bán này được thực hiện
ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và
ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại và thị trường chứng khoán có thể tập trung và phi

tập trung.
Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán là sở giao dịch chứng khoán, tại sở giao dịch
chứng khoán các lệnh mua, bán chứng khoán được khớp để hình thành giá giao dịch.Tuy nhiên
để tăng thêm sự hấp dẫn của đợt phát hành hoặc để giảm bớt gánh nặng trả nợ hàng năm của
người phát hành thì người phát hành có thể ấn định mức lợi tức cổ phiếu phù hợp trong từng thời
điểm cụ thể.
3. Chức năng của thị trường chứng khoán:
• Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế và tăng tiết kiệm cho quốc gia:
Thông qua việc phát hành và luân chuyển chứng khoán có giá, việc mua đi bán lại trên thị trường
đã giúp việc luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn cũng tạo nên việc luân chuyển từ
nghành này sang nghành khác từ đó góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế phá vỡ tính ỳ trong
đầu tư sản xuất tạo nên tính năng động trong đầu tư sản xuất làm cho nền kinh tế phát triển
nhanh và đồng đều.
• Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
Thị trường chứng khoán tạo môi trường đầu tư lành mạnh với nhiều sự lựa chọn, các chứng
khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn,độ rủi ro, cho phép nhà đầu tư có thể
lựa chọn các loại hàng hóa phù hợp với mục tiêu và sở thích của mình.
• Tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài:
Thị trường chứng khoán là nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể theo dõi và nhận định một
cách dễ dàng các hoạt động của các nghành các doanh nghiệp trong nước và thị trường chứng
khoán thu hút thông qua việc mua bán từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào, họ chỉ cần bỏ vốn mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường. Tuy nhiên nếu
không có chính sách khống chế và biện pháp quản lý tốt thì các nhà đầu cơ tiền tệ, đầu cơ chứng
khoán quốc tế sẽ có khả năng chi phối thị trường của nước nhận đầu tư, gây ra những hậu quả
không tốt đối với nền kinh tế.
• Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
NHÓM 4 Page 12
TÀI CHÍNH HÀNH VI
Nhờ thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ đang nắm giữ
thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn, đây chính là điểm hấp dẫn các nhà

đầu tư, là yếu tố cho thấy sự linh hoạt và an toàn trong đầu tư.Thị trường chứng khoán hoạt động
càng năng động, có hiệu quả thì tính thanh khoản càng cao.
• Kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lành mạnh và có hiệu quả:
Với việc công khai của thị trường, các nhà đầu tư có thể theo dõi, đánh giá, kiểm soát một cách
dễ dàng và với việc tự do lựa mua bán chứng khoán,loại chứng khoán của công ty nào, nhà đầu
tư muốn huy động vốn và duy trì hoạt động thì phải tính toán, làm ăn đàng hoàng, lành mạnh và
có hiệu quả ngày càng cao, nếu không doanh nghiệp sẽ được quyết định bởi thị trường.
• Là phương tiện giúp chính phủ thực hiện chính sách kinh tế, tài chính:
Giá của chứng khoán nói lên được sự phát triển của nền kinh tế của một nước, cụ thể là khi giá
chứng khoán tăng đồng nghĩa là nền kinh tế phát triển, ngược lại khi giá chứng khoán giảm cho
thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ
biểu của nền kinh tế và là phương tiện để chính phủ điều tiết nền kinh tế.
II. C ác biểu hiện của tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán:
Theo quan điểm hành vi nhà đầu tư ảnh hưởng lớn đến hành vi thị trường:
Xét về tài chính truyền thống có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với lý thuyết danh mục đầu tư
hiệu quả Markowitz (năm 1952). Các giả định cơ bản của lý thuyết này là thị trường hiệu quả,
các nhà đầu tư có đầy đủ các thông tin cần thiết, họ là những nhà đầu tư duy lí và sợ rủi ro. Tuy
các giả định của lý thuyết này có vẻ không hợp lý trong thực tế nhưng vẫn được ứng dụng rất
rộng rãi trong việc phân bổ danh mục đầu tư 1 cách tối ưu nhất.
Kahneman & Tversky, được xem là cha đẻ của tài chính hành vi đã phát triển nhiều học thuyết
để phản bác lại các giả định của Markozwitz, 1 trong những học thuyết của 2 tổ sư này là thuyết
viễn cảnh (prospect theory). Lý thuyết này cho rằng các nhà đầu tư ko phải duy lí, họ không sợ
rủi ro mà sợ thua lỗ. Nội dung của học thuyết được tóm gọn trong ví dụ sau:
Trò chơi 1: tung đồng xu, xác suất 5 ăn 5 thua, thắng bạn được 150$, thua mất 100$. Đây có vẻ
là kèo thơm vì tính theo xác suất ăn trừ thua thì bạn sẽ được lợi: 50%* 150 – 50%* 100= 25$.
Nhưng thực tế thì ko nhiều người mặn mà với trò này vì họ sợ lỗ 100$, họ cho rằng ăn 150$
chưa đủ để họ đánh đổi.
Trò chơi 2: bạn đã chơi và thua mất 100$. Bạn có cơ hội chơi thêm ván nữa, luật chơi tương
tự,tính xác suất ăn 25$ vẫn bằng trò 1. Nếu là nhà đầu tư duy lí thì họ sẽ đối xử với 2 trò như
nhau. Nhưng thực nghiệm thì người ta hứng thú với trò 2 này hơn trò 1 rất nhiều vì tâm lý nếu ko

chơi nữa thì thua chắc 100$, còn nếu chơi thêm thì có cơ hội gỡ lại và thắng 50$.
Tâm lý này rất giống với việc lỗ chứng khoán, nếu bán là chắc lỗ, nhưng mua bình quân giá lỡ
TT lên thì có lời. 1 đồng lỗ có giá trị lớn hơn 1 đồng lời rất nhiều, lời 10 triệu VND ta vui chỉ 1
ngày nhưng phải cắt lỗ 10 triệu có khi buồn đến cả tuần. Dưới đây là hình vẽ minh hoạ cho lý
thuyết này:
NHÓM 4 Page 13
TÀI CHÍNH HÀNH VI
Các nhà kinh tế học hành vi đã phân loại các sai lệch về hành vi của nhà đầu tư cá nhân thành 2
loại đó là kiểu sai lệch về nhận thức và kiểu sai lệch về cảm xúc. Bệnh sai lệch về nhận thức đến
từ việc thu thập xử lý thông tin sai, thiếu kiến thức… nên rất dễ chữa. Ngược lại, bệnh về cảm
xúc thường ăn sâu vào suy nghĩ của cá nhân nên rất khó chữa.
Sai lệch về nhận thức
Sai lệch này được phân loại thành sai lệch về niềm tin và sai lệch về xử lí thông tin.
Sai lệch về niềm tin
a. Quá bảo thủ
Nhà đầu tư quá tin tưởng vào nhận định trước đây của mình và bỏ qua sự tác động của thông tin
mới tới TT. PTKT có nhiều nét rất tương đồng với tài chính hành vi. Nhiều nhà đầu tư nhìn rõ
ràng TT đang tạo đáy, tín hiệu gom hàng, mô hình vai đầu vai quá đẹp, chắc chắn TT sẽ tăng
mạnh trong nay mai. Họ quá bảo thủ với phân tích của mình mà bỏ qua tác động của các thông
tin mới tới TT, ví dụ như vụ bắt bớ mới, hay những thông tư mới sẽ tác động đến TT như thế
nào. Kết quả là họ không điều chỉnh gì và quyết tâm thắt dây an toàn bám tàu theo nhận định của
mình. Tuy nhiên, cần nhắc tác động của thông tin mới và nghiên cứu thay đổi chiến lược cho phù
hợp với diễn biến mới nên làm hơn là ngồi im.
b. Muốn tìm sự đồng tình
Các nhà đầu tư có xu hướng muốn tìm người chung thuyền, chung nhận định với mình để củng
cố thêm niềm tin. Bạn sẽ rất thích những người có chung quan điểm với mình và lờ đi những ý
kiến trái chiều. Ai đầu tư CK có lẽ đều từng có tâm lý này, hôm nay giảm mạnh, ai bắt đáy cũng
đều tìm người có cùng quan điểm, nếu có cao thủ cũng tham gia thì quá vui, và hơi khó chịu với
quan điểm ngược lại.
c. Lệch lạc do tình huống điển hình

Một công ty công bố một chuỗi lợi nhuận lớn hàng quý. Và kết quả, ta giả định lần công bố lợi
nhuận tiếp theo cũng sẽ tốt đẹp như thế. Khi có những tình huống điển hình ngắn hạn, chúng ta
nghĩ tình huống này trở nên bình thường, thay vì quan tâm nhiều đến các yếu tố dài hạn. Một ví
NHÓM 4 Page 14
TÀI CHÍNH HÀNH VI
dụ khác cho lỗi Lệch lạc do tình huống điển hình là việc cho rằng một công ty tốt đồng nghĩa với
việc cổ phiếu cũng tốt. EIB, ACB vẫn là những ngân hàng tốt, nhưng cổ phiếu thì ko phải lúc
nào cũng tốt và nên mua.
d. Ảo tưởng về khả năng kiểm soát kết quả
Đây là sai lệch mà nhà đầu tư tin rằng họ có thể kiểm soát được kết quả, trong khi sự thật là họ
không thể. Sai lệch này khá giống với sai lệch về cảm xúc quá tự tin, khác là ở chỗ cảm xúc quá
tự tin thường là bệnh của các nhà đầu tư giỏi chuyên môn và quá tin tưởng vào khả năng của
mình. Bạn từng nghe nói chỉ có 20% trader là thắng được từ TTCK, còn lại đều thua lỗ. Nhưng
bạn vẫn tin rằng mình sẽ là thiểu số, cứ tập trade thật nhiều là sẽ khá và chiến thắng thị trường
sớm thôi, easy game . Như vậy bạn đã bị bệnh này rồi.
e. Phụ thuộc quá nhiều vào kinh nghiệm quá khứ
Các kinh nghiệm, hay quy tắc học được thường giúp chúng ta ra quyết định nhanh chóng và dễ
dàng hơn nhiều. Nhưng trong một số trường hợp, dựa dẫm quá nhiều vào các quy tắc đôi khi sẽ
dẫn đến sai lầm, đặc biệt là khi các điều kiện bên ngoài thay đổi. Bạn có 1 cái code ami rất hay,
đã back test thành công và sử dụng nó rất tự tin (like a boss ). Nhưng có thể cái code đó chỉ
đúng khi TT uptrend, còn trong lúc side way nó báo tín hiệu rất lung tung nhưng bạn vẫn mua
bán theo nó vì quá khứ đã thành công với nó. Đây là biểu hiện của bệnh này.
CHƯƠNG IV
ỨNG DỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI CHÍNH HÀNH VI TRONG
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
I. Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi
Một khi trong thị trường hội đủ 3 yếu tố kể trên (hành vi bất hợp lý của nhà đầu tư, hiệu ứng bất
hợp lý mang tính hệ thống, và giới hạn kinh doanh chênh lệch giá), thì đó là lúc mà hiện tượng
giá cổ phiếu (hay rộng ra là tài sản tài chính) bị định giá sai sẽ đáng kể và kéo dài. Khi đó các lý
thuyết tài chính truyền thống bị giảm hiệu quả, và lý thuyết tài chính hành vi là một bổ sung giá

trị. Lý thuyết này còn ở dạng sơ khai, còn tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi chưa có những cơ sở
và nguyên lý vững chắc như lý thuyết chính thống hiện đại như rủi ro - tỷ suất sinh lợi, thị
trường hiệu quả, kinh doanh chệnh lệch giá), và là một sự bổ sung hơn là tách biệt khỏi lý thuyết
tài chính chính thống.
NHÓM 4 Page 15
TÀI CHÍNH HÀNH VI
Ứng dụng của tài chính hành vi không chỉ dừng lại trong việc giải thích các hành vi không hợp
lý của nhà đầu tư, mà đi xa hơn, nó có thể điều chỉnh các mô hình định giá (bao gồm định giá
chứng khoán, sản phẩm phái sinh…) cho đến ứng dụng trong lý thuyết quản trị Công ty
(corporate governance) hay cấu trúc vốn trong tài chính doanh nghiệp, lẫn giải thích tính tương
tác giữa các thị trường khác nhau.
Một vài ví dụ về hoạt động quản lý tận dụng việc định giá sai:
1. Thay đổi tên công ty:
Đây là chiến lược đáp ứng đơn giản với chi phí không đáng kể. Những nhà quản lý trong trường
hợp này đóng vai trò như nhà tiếp thị với tên công ty là nhãn hiệu sản phẩm. Thực tế một số
ngành tạo ra sự kích thích cảm xúc hấp dẫn hơn so với các ngành khác, do đó khuyến khích đầu
tư vào ngành này mà không phải ngành khác. Các nhà quản lý đặt tên công ty liên quan đến
ngành được yêu thích để tạo ra các kích thích cảm xúc mà đôi khi công ty không thực sự hoạt
động trong ngành.
2. Phát hành cổ phiếu và mua lại:
Khi những cổ phiếu được định giá cao, các cổ đông dài hạn hiện hành được hưởng lợi khi ban
quản lý phát hành cổ phần. Phát hành cổ phần tương đương việc bán đi 1 phần công ty ở mức giá
cao.
Việc làm này có lợi cho các cổ đông hiện hữu bằng thiệt hại từ các cổ đông mới. Ngược lại, khi
cổ phiếu được định giá thấp, cổ đông đang nắm giữ có lợi khi nhà quản lý mua lại cổ phần. Như
vậy, thời điểm được lựa chọn để phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và phát hành
thêm (SEO) cũng được các nhà quản lý cân nhắc và lựa chọn để tận dụng việc định giá sai.
3. Cổ tức
Trong thế giới của thị trường hoàn hảo và hiệu quả thì việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp
không có tác động đến giá trị doanh nghiệp.

II. Ảnh hưởng của t ài chính hành vi trong qu ản trị doanh nghiệp
Không chỉ những nhà đầu tư thiếu lý trí, hành động bất hợp lý mà ngay cả những nhà quản lý
cũng có những hàng động lệch lạc và dẫn đến những quyết định dưới mức tối ưu. Trọng tâm là
tác động tâm lý quá tự tin, e ngại thất bại dẫn đến các quyết định này.
1. Không từ bỏ dự án kém hiệu quả
Do sự e ngại thua lỗ, con người sẽ thực hiện các bước để né tránh việc “ghi nhận” một sự thua
lỗ. Các nhà quản lý cũng không ngoại lệ, có những bằng chứng cho thấy các công bố thu nhập
âm thấp là rất ít. Điều này xảy ra có thể do việc quản lý né tránh.
NHÓM 4 Page 16
TÀI CHÍNH HÀNH VI
Ví dụ, một doanh nghiệp có một dự án đầu tư đang được thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư
không diễn ra như dự tính, vốn đầu tư cho dự án liên tục bị đẩy lên cao hơn dự kiến ban đầu do
đó nguy cơ dự án không hiệu quả là rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề đối với việc từ bỏ khiến nhà quản
lý phải có sự nhận thức về một sai lầm. Đặc biệt, trách nhiệm cá nhân cao trong quyết định đầu
tư ban đầu làm gia tăng sự chống lại việc từ bỏ dự án. Do đó, nhà quản lý đã không dám thực
hiện “cắt lỗ” họ cố riết bám lấy dự án một cách điên rồ và làm lãng phí nhiều tiền hơn.
Trong trường hợp này nếu có một nhà quản lý mới thay thế, họ có thể sẵn sàng từ bỏ do không
có sự gắn kết về cảm xúc đối với dự án.
2. Hoạt động đầu tư
Trong điều kiện thị trường hoàn hảo và hiệu quả hoạt động đầu tư sẽ được tiến hành mà không
liên quan đến việc nguồn vốn nội bộ có sẵn có hay không và ngược lại doanh nghiệp sẵn sàng từ
chối dự án kém hiệu quả cho dù nguồn vốn dư thừa.
Tuy nhiên, trong thực tế có thể xảy ra sự khác biệt tiềm ẩn giữa lợi ích của ban quản lý và của cổ
đông dẫn đến việc đầu tư quá mức khi tiền mặt tự do sẵn có. Bởi vì các nhà quản lý ưa thích việc
xây dựng đế chế và cung cấp cho họ những đặc quyền. Sự tự tin quá mức và ảnh hưởng của thừa
thãi tài chính có thể làm nhà quản lý lạc quan về dự án không hiệu quả. Do đó, nếu có nguồn vốn
dư thừa, họ sẽ có xu hướng đầu tư quá mức. Tuy nhiên, nếu họ nhận thấy rằng thị trường đang
đánh giá thấp cổ phiếu của công ty họ sẽ từ chối việc phát hành cổ phần mới để thực hiện các dự
án đầu tư đầy triển vọng.
NHÓM 4 Page 17

TÀI CHÍNH HÀNH VI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lớp cao học khóa 20, bài tiểu luận Tài chính hành vi, tháng 04/2012, Trường ĐH Kinh
Tế TP.HCM
2. Lê Thị Ngọc Lan, Luận văn “Nghiên cứu Lý thuyết tài chính hành vi trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”, 2009
3. Cao Vệ, đề tài “Đo lường hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, khóa
32, Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM
4. />179861.htm
5. />6. />NHÓM 4 Page 18

×