Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

E LEARNING xu hướng, thực trạng và các ưu khuyết điểm của mô hình báo cáo phương pháp giảng dạy đại học và e learning

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 77 trang )

Đại Học Quốc Gia TP.HCM
Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin
BÁO CÁO : Phương pháp giảng dạy đại học và E-Learning
ĐỀ TÀI:
E-LEARNING - XU HƯỚNG, THỰC TRẠNG
VÀ CÁC ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Dung
Học viên thực hiện: Nhóm E-Group
Lớp: Cao học khóa 6
TP.HCM – 06/2013
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
Mục lục
Trang: 2
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
STT Họ Tên Email MSSV Ghi Chú
1 Nguyễn Võ Ngọc
Huy
CH1101091 Trưởng
Nhóm
2 Vũ Minh Thành CH1101134 Thư Ký
3 Du Chí Hào CH1101083
4 Hà Minh Ái CH1101001
5 Huỳnh Lạc Nghiệp CH1101109
6 Nguyễn Thành Đệ CH1101073
Trang: 3
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
P
hân công trách nhiệm cho mỗi thành viên tìm hiểu và báo cáo:
STT Chủ đề Học viên
1 Cách thức dạy elearning có hiệu quả Nguyễn Võ Ngọc Huy


2 Vai trò thầy và trò trong elearning Nguyễn Thành Đệ
3 Điều kiện cần thiết giảng dạy trong elearning Du Chí Hào
4 Cách tổ chức lớp học theo Elearning Huỳnh Lạc Nghiệp
5 Xu hướng, thực trạng, ưu điểm và khuyết điểm của
elearning
Vũ Minh Thành
6 Những phần mềm có thể dạy theo elearning Hà Minh Ái
Trang: 4
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
LỜI MỞ ĐẦU
N
gày nay, nhu cầu dạy và học online trở nên phổ biến trên khắp thế giới, nó giờ được
xem là phương pháp mà hầu như các trường đại học trên thế giới và Việt Nam áp
dụng. Và hơn thế nữa, sau này mỗi người chúng ta đều là người truyền thụ kiến thức
trên phương diện nào đó, có thể trên giảng đường hoặc trên nhóm công ty. Việc tìm
hiểu và thực hành phương pháp dạy học nói chung, cũng như cách tổ chức lớp học
online là điều phải làm hiệu quả.
Trong bài báo cáo của nhóm, chúng em xin trình bày về việc tìm hiểu các khái
niệm và tính chất cụ thể của phương pháp dạy và học E-learning và cũng xem như
phần củng cố kiến thức cho khóa học bổ ích này
Chúng em xin chân thành cám ơn cô TS. Nguyễn Kim Dung đã truyền đạt những
kiến thức quý báu để hoàn thành tốt bài thu hoạch này.
Chân thành cám ơn!
Nguyễn Võ Ngọc Huy
Vũ Minh Thành
Du Chí Hào
Hà Minh Ái
Huỳnh Lạc Nghiệp
Nguyễn Thành Đệ
Trang: 5

Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
GIỚI THIỆU
Báo cáo này nhóm E-Group chúng em xin trình bày các nội dung có liên quan
đến phương pháp dạy và học E-Learning, chủ đề này cũng rất rộng lớn nên nhóm xin
trình bày việc tìm hiểu, tổng hợp và phân tích các vần đề:
- Cách thức dạy elearning có hiệu quả
- Vai trò thầy và trò trong elearning
- Điều kiện cần thiết giảng dạy trong elearning
- Cách tổ chức lớp học theo elearning
- Xu hướng, thực trạng và ưu điểm và nhược điểm của elearning
- Những phần mềm có thể dạy theo elearning
Trang: 6
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
PHẦN 1 – CÁCH THỨC DẠY E-LEARNING CÓ HIỆU
QUẢ
Đối với những người mới lần đầu đứng hoặc chưa bao giờ đứng lớp, có nhiều
vấn đế cho việc chuẩn bị nội dung của 1 course, bên cạnh đó việc tổ chức khóa học
dạng e-learning càng khó khăn hơn nhiều. Sự e dè lo lắng của giáo viên không phải ở
việc sử dụng máy tính hay các thức kết nối mạng bởi vì chúng dễ dàng học được hoặc
hổ trợ từ chuyên gia lĩnh vực đó. Công việc quan trọng nhất là tự đặt câu hỏi cho mình
về hướng dẫn, giới thiệu course, xây dựng nội dung với các phân quyền và nội dung
đó đầy đủ. Tuy nhiên, trong elearning không hoàn toàn là đối phó với nội dung, mà
còn một số ý sau đây để hiệu quả hơn:
Ví dụ, chúng ta tổ chức một course từ xa thông qua conference call. Lúc đó trong
tài liệu và giảng dạy ta phải nhấn mạnh thêm các yếu tố email, chat, các nhóm tranh
luận, bảng tin chung (message boards), blogs, thự viện ảnh, trao đổi thời gian thực
Bởi vậy nó phải là một phần chính thức trong văn bản, giải thích và bài tập để mà giao
tiếp được hai chiều trong việc dạy và học hiệu quả. Chính việc này làm cho sinh viên
trình bày bài tập với các phương thức phụ trợ trên càng làm mở rộng kiến thức.
- Theo cách giáo dục mới này, các phương pháp và đánh giá nên được rõ ràng từ

lúc bắt đầu, không chỉ cho sinh viên và còn cả giáo viên bởi vì cùng làm cho 1
platform, nên phải thỏa thuận với nhau các thức hoạt động.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng, và khích lệ tính tích cực cho sinh viên bằng
việc cung cung cấp những trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng trên platform làm việc.
- Trong lúc hoạt động, mọi người được khuyên sử dụng internet và những web
khác để làm bài tập và tìm kiếm thông tin. Điều này nói lên chúng ta phải luôn luôn
chú ý rằng không chỉ dạy 1 nội dung cụ thể nào, mà phải dạy sinh viên làm sao trở
thành sinh viên tự giác cao, đây là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực elearning.
- Chúng ta phải chỉnh sửa tài liệu thường xuyên và một cách chuyên nghiệp
trước khi bắt đầu một course.
Trang: 7
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
- Để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với sinh viên từ lúc đầu, chúng ta phải có danh
sách email và các thông tin khác của sinh viên để liên lạc và chào đón họ. Điều này
nói lên elearning không có nghĩa đối xử với cảm giác xa cách với nhau.
1. Cách người dạy mang đến trong khóa học elearning
Sau đây là một số ý mà người dạy cần chú ý để thể hiện hiệu quả trong môi
trường elearning:
- Từ ngữ trao đổi trong elearning là quan trọng nhất để trao đổi giữa các sinh
viên với nhau. Chúng ta phải chú ý nghĩ về những gì chúng ta sẽ nói, định nói nó như
thế nào đặc biệt là phải chú trọng giọng điệu khi nói.
- Không để thời gian chết lặng trong lúc hỏi và trả lời trong elearning vì lúc đó
sinh viên không thấy chúng ta và không biết tại sao chúng ta không trả lời câu hỏi của
họ. Đặc biệt khi sinh viên có gởi các bài tập được giải, chúng ta phải dành nhiều thời
gian hơn để sửa cho họ và phải cung cấp phản hồi kịp lúc, điều này thể hiện sự quan
tâm đến sinh viên mà rất quan trọng trong môi trường elearning.
Là vai trò người giảng, ta hiểu là một số điểm thuận lợi và giới hạn theo các tổng
quát như sau:
- Học viên trong elearning có cùng quyền và nghĩa vụ như nhau đối với những
học viên khác.

- Đánh giá và tự đánh giá là trung tâm quan trọng trong giáo dục dạng elearning.
- Tất cả các loại giao tiếp, trao đổi đều khuyến khích để tạo ra môi trường học
tập mang tính toàn cầu và đầy đủ bằng cách sử dụng mọi tool cung cấp.
- Giảng viên trong elearning phải biết rõ nguyên tắc và trách nhiệm của lĩnh vực
họ phụ trách một các chính xác.
- Hổ trợ kỹ thuật lúc nào cũng liên lạc sẳn sàng
- Elearning mang tính đa văn hóa rộng hơn cách học truyền thống vì nó cung cấp
khả năng học nhiều người trên khắp thế giới tại một thời điểm
Trang: 8
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
- Giao tiếp phải thay đổi theo cách tiếp cận mới so với cách truyền thống vì
không còn mọi người ở gần nhau như ánh mắt, hoặc tiếp xúc vật lý như cách truyền
thống.
Sau đây minh họa mô hình giao tiếp nhiều chiều của giảng viên và sinh viên:
Mối quan hệ đa chiều trong mô hình elearning
Giáo viên là trung tâm trong course học và là kênh liên lạc trực tiếp thẳng đến
các sinh viên và sinh viên phản hồi đến giảng viên. Ngoài ra mọi sinh viên còn có thể
liên lạc với nhau trực tiếp và giảng viên giám sát được.
Giảng viên khuyến khích và vận động việc giao tiếp chủ động mọi cách có thể,
bằng cách sử dụng các kênh liên lạc phụ khác, do đó việc học theo elearning được làm
phong phú thêm bằng nhiều cách:
- Chúng ta thấy kênh liên lạc đa chiều như hình trên như sau: sinh viên-sinh
viên, giảng viên-sinh viên, sinh viên-giảng viên, giảng viên-giảng viên (trường hợp
các giảng viên cùng cộng tác cho một lớp). Đây là phần quan hệ tổ hợp quan trọng của
quá trình học với số lượng lớn các phản hồi và tự quản lý việc học.
Trang: 9
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
- Cần thiết lập hạn nộp bài (deadline) cho mỗi bài tập, cũng như giải thích rõ
ràng cách làm nó ví dụ như các nộp bài qua email hay trên forum hoặc trả lời tức thời
thông qua chat, và nó có sự khác biệt so với cách truyền thống. Tuy nhiên cách học

elearning bằng thời gian linh hoạt như học thời gian khác nhau, những ngày khác nhau
hoặc cuối tuần được khuyến khích áp dụng cho giảng viên thay vì lúc này cũng cần
đúng thời gian và tức thời như chat.
- Trong elearning, việc phản hồi (feedback) liên tục của cảm nghĩ của sinh về
khóa học hoặc về quy trình học đó cũng như những đánh giá từ lúc đầu cho đến cuối
gian đoạn học rất quan trọng. Mà tốt hơn nữa là đánh giá cuối mỗi bài tập dù lớn hay
nhỏ của khóa học, việc này giúp sinh viên có cơ hội cho ý kiến tốt và sớm nhất.
- Các học viên trong khóa học dạng elearning không biết mặt cũng như thông tin
cá nhân trực tiếp, cho nên việc giảng dạy rất quan trọng việc sử dụng ngôn ngữ giao
tiếp đúng đắn, tránh từ thô lỗ và không lịch sự qua các câu hỏi và câu trả lời.
- Phải được thông tin liên lạc hoặc số điện thoại của những người hổ trợ kỹ thuật
bởi vì lúc giảng dạy rất cần họ để giải quyết trục trặc tức thời.
2. Cách người học mang đến trong khóa học elearning
Việc giảng viên mang đến hiệu quả và sinh động cho khóa học online là quan
trong nhất, tuy nhiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu một chút về tâm lý và cách thức
sinh viên phải làm những gì để có thể thay đổi phù hợp và mang lại hiệu quả nhất.
Sinh viên theo học các khóa online là theo học thông qua các phương tiện online, do
đó một trong những việc bắt buộc cho việc học online tăng mức độ độc lập của người
học, điều này xảy ra khi học chủ động, có nguyên tắc và tự định hướng cho mình.
Sinh viên online có thể đóng góp cho sự việc học thành công và hiệu quả khi
chuẩn bị và theo nguyên tắc sau:
- Có sự chú ý (awareness): Các sinh viên phải có khả năng đánh giá kỳ vọng,
đánh giá độ dài thích hợp của thời gian cần thiết để hoàn thành công việc và hiểu được
giá trị của việc học tập. Ngoài ra, cũng cần phải có khả năng đánh giá các kỹ năng cá
nhân, kỹ thuật và nghiên cứu.
Trang: 10
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
- Có định hướng (Orientation): Như trái ngược với một lớp học truyền thống,
elearning đi qua nhiều giai đoạn chuẩn bị trước khi tham gia các nội dung. Điều này
bao gồm các lớp học ảo, phần mềm, hướng dẫn và cuối cùng là nội dung. Học sinh

khác nhau sẽ tham gia vào một khóa học ở các cấp độ khác nhau trong các khóa học
trực tuyến do vậy phải định hướng gì mình sẽ học trước khi đăng ký, trước khi vô bài
giảng.
- Kỷ luật và có động lực (Discipline and Motivation): học viên phải được xử lý
kỷ luật và động lực để theo lịch trình khóa học và bài tập đầy đủ.
- Có tổ chức (Organized): người học phải được tổ chức đủ để sắp xếp thời gian
học tập và thời gian trực tuyến để đảm bảo tất cả các nghĩa vụ trình được đáp ứng.
- Tự định hướng (Self-directed): Người học phải tạo động lực cho bản thân và
yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.
Ngoài ra, trong lúc học elearning, người học gặp rất nhiều vấn đề và họ cần phải
giải quyết theo những cách khác nhau:
Vấn đề Giải pháp
Không thể vào một vài trang web Nhờ hổ trợ từ nhân viên hổ trợ kỹ thuật
Sinh viên thiếu tham gia hoạt động Khích lệ sinh viên bởi giáo viên và chủ
động sử dụng tài nguyên elearning
Thiếu thông tin về khóa học Xem lại cách giới thiệu cũng như những
mô tả giao đoạn đầu trong quản lý khóa học
Thiếu thông tin khi kết thúc khóa học (ví
dụ nhận chứng chỉ)
Chú ý sau khóa học là điều kiện ưu tiên khi
học một course
Đối xử xa cách, phản hồi bài tập chậm, giải
thích không đủ
Khích lệ sinh viên dùng từ ngữ đúng mực,
trả lời nhanh và đúng lúc
PHẦN 2 – VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN
TRONG E-LEARNING
Phương pháp giảng dạy phải lấy người học làm trung tâm, phải xuất phát từ tính
chất, đặc điểm của người làm động cơ, cần tạo cho người học tích cực, tự lực, chủ
động lĩnh hội tri thức, để họ bộc lộ quan điểm, thái độ đồng thời tranh luận kiến thức

Trang: 11
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
hiểu biết, từ đó người dạy có thể kiểm tra, đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức để
kịp thời có điều chỉnh phương pháp và nội dung giảng dạy.
Người tổ chức hoạt động nhận thức cho người học, để định hướng mục tiêu học tập, là
người chỉ dẫn, hướng dẫn thảo luận, là người hỗ trợ hoạt động nhận thức, là huấn luận
viên, trọng tài trong quá trình học tập.
1. Vai trò của Giảng viên
1.1. Giảng viên có vai trò là người định hướng
Giảng viên định hướng, lập kế hoạch, mục tiêu, chỉ ra cách thực hiện để
đạt được mục tiêu có hiệu quả, kích thích, theo dõi điều chỉnh động cơ và cách
thức phù hợp cho hoạt động của sinh viên đồng thời đưa ra các chỉ dẫn và lựa
chọn các cách học khác nhau để tăng tính chủ động của sinh viên.
Khi bắt đầu với chủ đề mới, giảng viên cần tìm hiểu nội dung chủ đề, xác định
mối quan hệ với các chủ đề đã học trước đó, kiểm tra kiến thức cơ bản liên
quan, xác định mục tiêu cần học của chủ đề mới, chỉ dẫn các hoạt động học tập
cần thiết, xác định mục đích dạy học cần đạt, các nguồn hỗ trợ dạy học, các vấn
đề khó – dễ hiểu nhầm khi học chủ đề này.
1.2. Giảng viên có vai trò là người chỉ dẫn
Giảng viên trình bày, thông báo về nội dung học tập thông trên website
đồng thời lập chương trình học tập, cung cấp các thông tin liên quan đến mục
tiêu và nhiệm vụ Học viên cần thực hiện và yêu cầu Học viên thực hiện chặt
chẽ theo quy trình đưa ra. Trong quá trình dạy học, thông qua dữ liệu về điểm
Trang: 12
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
số được lưu trên website Giảng viên có thể kiểm soát toàn bộ tiến trình dạy
học.
Khi bắt đầu một chủ đề mới Giảng viên cần chỉ dẫn và dự tính thời
gian, nghiên cứu trước chủ đề để định hướng nguồn hỗ trợ, đọc tài liệu, xây
dựng những vấn đề theo định hướng nhiệm vụ. Ngoài ra cần lên kế hoạch và

thời gian dạy học, xây dựng nội quy thực hiện dạy học, xác định các tiêu chí
đánh giá hiệu quả học tập, chỉ dẫn các hình thức dạy học cụ thể, định hướng
các bài tập hoặc các nhiệm vụ học tập tiếp theo.
1.3. Giảng viên có vai trò là người hỗ trợ
Trong vai trò người hỗ trợ, Giảng viên tạo cơ hội cho học viên chủ động
xây dựng kế hoạch học tập thông qua các bài tập lớn, các bài tập về nhà và lựa
chọn các hình thức để đạt được mục tiêu. Học viên hoàn thành bài tập và gửi
qua website dạy học theo thời gian quy định của Giảng viên . Có thể Giảng
viên hỗ trợ Học viên thông qua cuộc trao đổi tr ực tuyến (nếu Giảng viên đang
online) hoặc gửi thông báo cho Học viên qua kênh email, sẵn sàng “nhảy vào
cuộc” khi cần thiết, khi có yêu cầu từ phía Học viên . Giảng viên cần theo sát
để kịp thời điều chỉnh nếu các em đang nghiên cứu chệch hướng.
Khi bắt đầu một chủ đề mới, Giảng viên cần chỉ dẫn các hoạt động,
phương pháp học tập theo mục tiêu và nội dung, gợi ý cách chiếm lĩnh nội
dung như: xây dựng bản đồ tư duy về các khái niệm, lập bảng tổng kết, biểu
bảng… giúp Học viên định hướng thực hiện các nhiệm vụ học tập. Đồng thời
tham gia hỗ trợ các hoạt động của Học viên và có những phản hồi tích cực để
tăng cường tính chủ động, sáng tạo và tinh thần hợp tác của Học viên.
1.4. Giảng viên có vai trò là huấn luận viên, trọng tài
Người huấn luyện viên chỉ đạo quá trình thực hiện các nhiệm vụ học
tập, dẫn dắt Học viên chủ động thực hiện các thao tác học tập để hình thành
năng lực như thực hành, ứng dụng, kịp thời điều chỉnh các thao tác tư duy,
hành động chưa chuẩn xác của Học viên, thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của
Học viên. Trong e-Learning thông qua các điểm số hoạt động của Học viên ở
module bài mới, bài tập Giảng viên sẽ biết được hiệu quả hoạt động dạy học và
những mong muốn cải thiện để kịp thời điều chỉnh.
Trang: 13
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
Với những công việc và vai trò như trên, có thể thấy công việc của
người dạy tốn nhiều thời gian nhưng trong khả năng của e-Learning với nhiều

công cụ khác nhau có thể đáp ứng được những yêu cầu trên một cách dễ dàng.
Ví dụ với công cụ mã nguồn mở Moodle Giảng viên dễ dàng lập một trang
web mà không cần phải biết một mã code nào.
Thông qua website, module chat trực tuyến, các diễn đàn trao đổi hoặc
qua email Giảng viên có thể đưa ra những định hướng, chỉ dẫn cho Học viên
trước, trong và ngay khi học.
Như vậy, tuy thời gian lên lớp ít nhưng Giảng viên trong vai trò là
người chỉ dẫn, định hướng, hỗ trợ, huấn luyện viên, trọng tài với sự hỗ trợ của
e- Learning đã phát huy được khả năng giảng dạy của mình với một thời lượng
cho phép Học viên được học tập một cách tích cực qua nhiều phương pháp học
tập khác nhau.
2. Vai trò của Học viên
Học viên và giảng viên có vai trò nhất định trong Elearning, những vai
trò này là hết sức quan trọng, vì họ đã chỉ ra và làm rõ những trách nhiệm mà
nó cần thiết để đảm bảo việc học và dạy có hiệu quả. Trong Elearning, học viên
được khuyến khích để trở thành người học độc lập. Điều này có nghĩa là kinh
nghiệm việc học không chỉ phụ thuộc vào sự nổ lực của người hướng dẫn.
Những công việc chuẩn bị phải được hoàn tất, việc nổ lực và đóng góp của học
viên phải được thực hiện tích cực.
Để cho một khóa học Elearning thành công thì vai trò của học viên là rất quan
trọng, học viên cần chuẩn bị thông qua các vai trò sau:
- Vai trò là người nhận thức:
Học viên phải nhận thức bản thân, Học viên cần có khả năng đánh giá mức độ
kỳ vọng của mình, thời gian thích hợp cần để hoàn thành xong công việc và
hiểu được giá trị của việc học. Học viên phải có khả năng đánh giá kỹ năng cá
nhân, kỹ thuật và học tập. Đánh giá toàn diện những kỹ năng của mình, đạo
đức làm việc, hành vi và thái độ là rất quan trọng. Điều quan trọng là học viên
phải hiểu giá trị và động cơ thúc đẩy trong việc học.
- Vai trò là người chuẩn bị:
Trang: 14

Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
Trước khi tham gia vào khóa học chính thức, học viên phải tự định hướng (mà
tốt nhất là sự giúp đỡ của người hướng dẫn) với nội dung khóa học, máy tính,
internet, lớp học ảo, phần mềm, bạn bè cần thiết và người hướng dẫn mình.
Trái ngược với một lớp học truyền thống, một lớp E-learning thông qua nhiều
giai đoạn chuẩn bị trước khi vào học chính thức. Có nghĩa là bao gồm các lớp
học ảo, phần mềm, hướng dẫn và cuối cùng là nội dung. Những Học viên có
trình độ khác nhau sẽ tham gia vào các khóa học có mức độ học tập khác nhau.
- Vai trò là người nguyên tắc và có động lực thúc đẩy
Học viên nên có nguyên tắc và động lực thúc đẩy để theo lịch học và hoàn
thành bài tập đầy đủ. Như đã đề cập ở trước, E-learning đòi hỏi học viên là một
người học độc lập. Môi trường E-learning có cấu trúc tối thiếu so với lớp học
truyền thống. Điều này có nghĩa là học viên phải tuân theo lịch trình khóa học
và hoàn thành bài tập đầy đủ.
- Vai trò là người tổ chức
Học viên phải tổ chức đủ để sắp xếp thời gian học tập và thời gian trực tuyến
để đảm bảo tất cả các khóa học đã được đáp ứng.
- Vai trò là người tự định hướng
Người học phải tạo động lực cho bản thân và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.
PHẦN 3 – ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT TRONG VIỆC
GIẢNG DẠY E-LEARNING
Trong phần này, chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề về các điều kiện cần thiết
để có thể tổ chức được dạy và học trong E-Learning trong trường Đại học, Cao
đẳng. Chúng ta sẽ đề cập đến các điều kiện cần thiết về phần cứng, phần mềm
và môi trường dạy và học. Tại sao chúng ta phải đề cập đến điều kiện phần
mềm, phần cứng? Vì khi tổ chức dạy học E-Learning, để một hệ thống phần
mềm E-Learning chạy được tốt và độ tin cậy cao thì cần phải có sự hỗ trợ của
phần cứng và phần mềm và một khi đã nói đến phần mềm thì cần phải có các
yêu cầu thông số phần cứng và các thông tin phần mềm hỗ trợ. Do đó điều kiện
cần thiết đầu tiên là phải kết hợp được giữa máy và con người thì mới có thể tổ

chức dạy và học E-Learning.
Trang: 15
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
1. Điều kiện về phần cứng:
Để đáp ứng được một môi trường giảng dạy tốt nhất, một chương trình E-
Learning phải có thể chạy được trong hầu hết tất cả các máy tính hiện nay bao gồm
desktop, laptop, máy tính bảng, smartphone. Do đó, chương trình phải thật gọn, nhẹ
hỗ trợ tất cả phần cứng trên các thiết bị khác nhau.
• Đối với phần mềm dạng gói cài đặt, chương trình cần phải được xây
dựng thành nhiều gói khác nhau để hỗ trợ phần cứng cho từng thiết bị
khác nhau. Do đó, phần mềm có thể chỉ đáp ứng được một số loại thiết
bị nhất định nhưng cần phải chỉ ra được các thiết bị nào được hỗ trợ và
các thông số phần cứng cần thiết để có thể chạy được chương trình.
• Nếu là phần mềm chạy trực tiếp trên website thì yêu cầu về phần cứng
sẽ không khắc khe như các phần mềm cài đặt theo gói.
• Hiện nay, thị trường smartphone và máy tính bảng đang rất phổ biến và
tính năng của các thiết bị đó có thể gần giống với máy vi tính nên việc
phát triển các phần mềm về Mobile Learning là điều kiện cần thiết để
mọi người có thể học mọi lúc mọi nơi.
Để có một hệ thống E-Learning hoàn chỉnh thì cần phải có một hệ thống máy
chủ (server) đủ mạnh để quản lý tốt các tài nguyên (như các bài giảng, các thảo luận,
giảng viên và học viên v.v…) một cách tập trung. Như hình dưới đây, một máy chủ
phải đủ mạnh để có thể chịu tải 100 hơn học viên cùng học một lúc.
Trang: 16
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
Do đa số các hệ thống E-Learning là học online nên mạng là phần không thể
thiếu trong E-Learning (như hình trên). Để có thể việc truyền tải thông tin nhanh và
xem được video trong suốt quá trình học mà không gặp sự cố thì hệ thống mạng của
máy chủ chứa chương trình và dữ liệu của chương trình phải rất mạnh. Các máy khách
nếu muốn tải thông tin nhanh (download, upload) và xem được video mà không gặp

sự cố (chậm, timeout) thì cũng cần lắp đặt mạng tốc độ cao. Đối với việc học đồng bộ
thì vấn đề về mạng cần phải đảm bảo hơn nữa. Do hiện nay việc phát triển của internet
nên việc kết nối mạng tốc độ cao (ADSL, 3G v.v…) không phải là vấn đề khó khăn.
Một số chương trình giảng dạy E-Learning cần phải có các thiết bị Speaker,
Microphone, Webcam, Camera để có thể trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và học
viên, giúp giảng viên quay lại các bài giảng của mình v.v…. Hầu hết các laptop,
tablet, smartphone hiện nay đều có hỗ trợ các thiết bị đó. Đối với desktop thì có thể
thiếu một trong số các thiết bị trên.
Đối với các máy thiết kế các bài giảng thì cần phải đủ mạnh để đáp ứng việc
thiết kế các bài giảng bằng đồ họa (Adobe Presenter, Flash, Camtasia, Photoshop
v.v…). Đối với việc phát triển công nghệ thông tin như hiện nay thì việc đầu tư cho
một máy tính đủ mạnh để thực hiện các công việc hỗ trợ thiết kế giảng dạy không còn
là một vấn đề nan giải.
2. Điều kiện về phần mềm
Do E-Learning có rất nhiều hình thức triển khai như học qua mạng xã hội, học
qua YouTube, các trang web truyền thông đa phương tiện khác và tự xây dựng. Nếu
như một trường muốn tổ chức học trên các trang web có sẵn thì chỉ cần thiết là tạo tài
khoản và upload bài học lên để dạy và học. Dạng này thường tiết kiệm được thời gian,
chi phí và nhân lực để triển khai. Nếu các trường muốn tự xây dựng một hệ thống E-
Learning chuyên dụng. Do đó, đòi hỏi phải có các điều kiện triển khai hợp lý để có thể
tổ chức dạy và học tốt. Dưới đây là thông tin về điều kiện cần của một hệ thống E-
Learning cần phải có để có thể tổ chức dạy và học tốt.
Trang: 17
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
a. Về phía máy chủ:
Một máy chủ để quản trị một hệ thống E-Learning thì thường được cài đặt trên
các hệ điều hành chuyên dụng cho máy chủ như Window Server hay Linux Server để
hệ thống có thể chạy xuyên suốt 24/7 và tính ổn định cao.
Trong đó, cần phải có một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) để lưu trữ tất cả
các những dữ liệu liên quan (thông tin học viên, bài giảng v.v…). Tùy vào hệ điều

hành mà chúng ta có các phiên bản hệ quản trị cơ sở dữ liệu thích hợp. Chúng ta cũng
cần lựa chọn những hệ cơ sở dữ liệu có thể lưu trữ với dung lượng lớn, ổn định, nhanh
và quan trọng nhất là có cơ chế sao lưu dự phòng và phục hồi tốt nhất. Điều kiện cần
thiết ở đây chúng ta cần phải có DBMS để có thể truy vấn nhanh các thông tin cần
thiết theo các tiêu chuẩn thống nhất.
Ngoài ra, cần có một web server để lưu trữ các tài nguyên, nội dung, cấu trúc
của một website về E-Learning nếu như cần triển khai một phần mềm E-Learning
chạy trên nền web. Nếu một website chạy trên nền web thì cũng cần lưu ý đến các
điều kiện về bảo mật để tránh các trường hợp bị đánh mất thông tin, bị chỉnh sửa nội
dung hay bị chỉnh sửa các đánh giá.
Trang: 18
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
b. Về phía máy khách:
E-Learning có hai hình thức thông dụng nhất là phổ biến bài học trên website
và phổ biến qua các CD, DVD v.v…. Mỗi hình thức này đều yêu cầu các thông tin
phần mềm hỗ trợ riêng. Do đó, chúng ta cần thiết phải xác định được là phần mềm
chúng ta sẽ phát triển theo hướng nào cho phù hợp:
• Đối với các phần mềm theo dạng gói cài đặt (như English Study, các
phần mềm của nhóm phát triển phần mềm sinh viên học sinh - SSDG),
một cách lý tưởng nhất là chương trình có thể cài đặt trên hầu hết các hệ
điều hành từ Microsoft Window, Linux, Max OS, iOS, Android v.v…
Nhưng để có thể phát triển trên multi-platform thì không phải là việc dễ
dàng gì vì mỗi hệ điều hành có một cơ chế vận hành riêng. Do đó, nếu
phát triển theo hướng cài đặt dạng đóng gói thì cần phải tạo ra nhiều
chương trình phần mềm con. Mỗi chương trình tương thích với một hệ
điều hành riêng.
Dạng này thường không được áp dụng trong việc học E-Learning ở các
trường dạy học.
• Đối với các phần mềm chạy trực tiếp trên website thì việc tương thích
phần mềm E-Learning và hệ điều hành thì không còn là một vấn đề quan

trọng. Do đó, các phần mềm về E-Learning hiện nay chủ yếu chạy trên
nền web để có thể hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau. Tuy nhiên, có
một vấn đề là phải hỗ trợ hầu hết các trình duyệt thông dụng hiện nay.
Nếu không tương thích với trình duyệt thì có thể chương trình sẽ không
hiển thị đúng hoặc các chức năng chạy không đúng. Do đó, một chương
trình E-Learning tốt thì có thể sẽ không hỗ trợ tốt cho tất cả các trình
duyệt nhưng ít nhất vẫn có thể hiển thị đúng và các chức năng phải hoạt
động đúng và chính xác. Mỗi hệ điều hành đều có một trình duyệt mặc
Trang: 19
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
định do đó chỉ cần nối mạng internet đủ nhanh là có thể bắt đầu việc học
của mình.
• Để có thể chạy được, xem được các video tương tác, các hiệu ứng trong
các bài giảng thì trình duyệt cần phải cài đặt thêm một số các tiện ích
Add-ons như Flash, Silverlight, Java v.v… Và cần đảm bảo rằng các
Add-ons này hỗ trợ cho trình duyệt mà phần mềm E-Learning đang hỗ
trợ. Đối với các phần mềm dạng gói cài đặt thì có thể cần cài đặt thêm
một số phần mềm hãng thứ ba như Java hay .Net Framework.
Đối với việc thiết kế bài giảng thì máy tính cần phải có các phần mềm đồ họa
chuyên dụng như xử lý video, âm thanh, các phần mềm về soạn thảo văn bản, các
phần mềm chuyên về xử lý ảnh và các hiệu ứng chuyển động. Để một bài giảng được
thiết kế sinh động, trực quan thì có thể kết hợp một số phần mềm chuyên dụng với
nhau như việc quay video kết hợp với các hình ảnh chuyển động để minh họa v.v
Ngoài ra, cũng cần thiết phải có các phương tiện truyền thông miễn phí có thể
tích hợp vào trong hệ thống E-Learning như Skype, Youtube để hỗ trợ cho việc giảng
dạy đồng bộ và bất đồng bộ. Vì các phương tiện này có tính ổn định cao và không gây
việc mất tính hiệu trong quá trình dạy và học.
Trang: 20
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
c. Về phần mềm E-Learning:

Hệ thống E-Learning được xây dựng và triển khai trên nhiều hình thức khác
nhau. Do đó, trường học muốn dạy học trên E-Learning thì cần phải xác định được
kinh phí, nhân lực để có thể đầu tư hợp lý:
• E-Leaning có thể được xây dựng trên một số website về truyền thông đa
phương tiện như Youtube, Vimeo v.v…, hay gần đây có xuất hiện các
dịch vụ về E-Learning được tích hợp trên điện toán đám mây. Đây là các
phần mềm được xây dựng trên các trang web công cộng, một số tính phí
và một số thì miễn phí nhưng tính năng, hiệu quả có thể không như ý
muốn do phải phụ thuộc vào các website.
• Một hệ thống phần mềm về E-Leaning có thể được xây dựng dựa trên
những phần mềm có sẵn như các phần mềm về quản trị nội dung, các
phần mềm mã nguồn mở như Moodle, Blackboard, Claroline, v.v… hay
tự xây dựng một phần mềm E-Learning chuyên dụng. Nhưng cần phải
có một nguồn nhân lực có kĩ thuật chuyên môn về các mã nguồn mở thì
mới có thể khai thác được hết các tính năng cũng như thêm các tính
năng mới.
• Một hệ thống phần mềm E-Learning để có thể có các chức năng như ý
muốn thì cần phải xây dựng một phần mềm đặc thù. Mức độ linh hoạt,
uyển chuyển của phần mềm đặt thù sẽ cao hơn so với các phần mềm sẵn
có do phần mềm được tạo ra dựa trên các yêu cầu của người sử dụng
nhưng chi phí để xây dựng một phần mềm đặc thù là không hề nhỏ.
Nhưng một ưu điểm quan trọng cho việc xây dựng một phần mềm đặc
thù là phần mềm có thể thay đổi theo yêu cầu của người sử dụng và sử
dụng được trong một thời gian dài.
• Một giải pháp kinh tế hơn là mua các phần mềm E-Learning bán sẵn
trên thị trường. Nhưng nhược điểm của các phần mềm này là nhiều tính
năng mình không sử dụng tới hoặc nhiều tính năng mình cần nhưng
chương trình lại không có.
Trang: 21
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning

Phần mềm phải được phát triển sao cho có tính trực quan, tính tương tác và dễ
dàng thao tác đối với cả giảng viên và học viên.
Nếu xây dựng một hệ thống E-Learning có thể truy cập, sử dụng trên nhiều
nước khác nhau thì hệ thống E-Learning cần phải hỗ trợ đa ngôn ngữ. Nhưng thường
những phần mềm E-Learning như thế sẽ hỗ trợ tiếng Anh mặc định.
Ngoài ra, cũng cần triển khai các blog, các forum để các giảng viên và học viên
có thể chia sẽ thêm kiến thức và đây cũng là những nơi lưu trữ và chia sẽ các tài liệu,
nhật ký về học và dạy v.v…
Một hệ thống phần mềm về E-Learning hoàn chỉnh phải bao gồm các tính năng
sau:
1. Quản lý giảng viên, học viên, khóa học, các lớp, lịch học, các sự kiện và
các bài học trong khóa học.
2. Phải bao gồm các tính năng: phát triển nội dung bài giảng,tính năng theo
dõi các phần học để biết được học viên học đến đâu, hệ thống làm kiểm
tra sau khi học hết bài học và đánh giá về bài học của học viên; tính
năng về thảo luận giữa các học viên và giữa học viên với giảng viên;
tính năng về đánh giá học viên sau khóa học, đánh giá bài học; tính năng
về tổng hợp báo cáo số liệu.
3. Nếu là một phần mềm học đồng bộ với giảng viên thông qua internet thì
phần mềm cần phải hỗ trợ tốt các thiết bị như camera, webcam,
microphone v.v…
3. Điều kiện về môi trường học tập và giảng dạy
Có thể thấy rằng, lợi thế của E-Learning là không có sự ràng buộc về không
gian và thời gian cả việc dạy lẫn việc học. Do đó, giáo viên và học viên có thể dạy và
học ở bất kì thời điểm nào, ở đâu.
Trang: 22
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
Giảng viên dạy trong môi trường E-Learning cần phải có các kiến thức về sử
dụng máy tính, cách sử dụng các phần mềm xây dựng đồ họa để soạn, thiết kế bài
giảng và phải có kiến thức về phần mềm về E-Learning đang sử dụng. Giảng viên

cũng cần có kiến thức, kỹ năng sư phạm, thuyết trình về giảng dạy trên E-Learning để
có thể tạo ra các bài giảng sinh động, hiệu quả.
Học viên cũng phải có các kiến thức nhất định về tin học để sử dụng phần mềm
E-Learning. Nhưng để học tập dựa trên E-Learning tốt, lâu dài thì cần phải biết tự giác
học tập (Do không có quản lý về không gian và thời gian nên học viên sau khi học lâu
sẽ có cảm giác lơ là, không ý thức việc học), biết tự chủ và sắp xếp thời gian học, tích
cực thảo luận với giảng viên và học viên khác. Để có thể kích lệ và tạo động lực học
cho học viên cũng như vai trò dạy học của giảng viên, cần phải có việc khen thưởng
hàng tháng, hàng quý của trường dạy E-Learning.
Nội dung bài giảng phải rõ ràng, ngắn gọn và các nội dung phải được sắp xếp
theo thứ tự từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp cho học viên học hiệu quả hơn.
Để triển khai một môi trường làm việc E-Learning chuyên nghiệp thì luôn cần
phải có các quản trị viên để có thể giải quyết các vấn đề trục trặc của hệ thống và giải
quyết các thắc mắc của giáo viên và học viên về những vấn đề liên quan đến hệ thống
phần mềm.
Ngoài ra, đối với các hệ thống E-Learning triển khai trên nhiều nước khác nhau
thì cần thiết mỗi nước phải có một số tổng đài để giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề kỹ
thuật. Để tránh trường hợp bất đồng ngôn ngữ, văn hóa và chi phí khi thực hiện gọi ra
quốc tế.
Đối với việc làm bài thi trực tuyến, do một số yêu cầu như không sử dụng tài
liệu nên việc tổ chức thi có thể phải tập trung tại một số địa điểm tổ chức thi trực
tuyến tại trường với các câu hỏi được xây dựng trên máy tính và có camera quan sát
hoặc giám thị trong quá trình thi. Như vậy sẽ đảm bảo được tính nghiêm túc của học
viên trong kì thi cuối khóa của các môn dạy bằng phương pháp E-Learning
Trang: 23
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
Trang: 24
Báo cáo chuyên đề Phương Pháp Dạy Đại Học và E-Learning
PHẦN 4 – CÁCH TỔ CHỨC LỚP HỌC THEO E-
LEARNING

1. Mô hình và cách thức hoạt động của e-learning
a. Mô hình chức năng
Mô hình chức năng cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên
môi trường e-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. Mô hình tham
chiếu đối tượng nội dung chia sẻ (SCORM – Sharable Content Object Reference
Model) mô tả tổng quát chức năng của một hệ thống e-learning.
- Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS – Learning Content
Managerment System): là môi trường đa người dùng cho phép giảng viên và
cơ sở đào tạo kết hợp để tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội
dung bài giảng điện tử từ một kho dữ liệu trung tâm. Để cung cấp khả năng
tương thích giữa các hệ thống, LCMS được thiết kế sao cho phù hợp với các
tiêu chuẩn về siêu dữ liệu nội dung, đóng gói nội dung và truyền thông nội
dung.
- Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Managerment System): khác
với LCMS chỉ tập trung vào xây dựng và phát triển nội dung, LMS như là một
hệ thống dịch vụ hỗ trợ và quản lý quá trình học tập của học viên. Các dịch vụ
như đăng ký, giúp đỡ, kiểm tra, … được tích hợp vào LMS.
Trang: 25

×