Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

GiẢI bài tập TÌNH HUỐNG NGHIỆP vụ NGÂN HÀNG THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 46 trang )

HƯỚNG XỬ LÝ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG NVNHTM
Nhóm 8- Cao học Ngày 2 Khóa 21
Danh sách nhóm:
1. Võ Văn Hiếu
2. Hồ Kim Duyên
3. Nguyễn Thị Anh Thư
Bài 1:
Tháng 3/2011 Công ty may Việt Hưng ký hợp đồng nhập một lô hàng nguyên liệu
vải may mặc của một Công ty Panchat ở Thái Lan. Trong HĐ quy định: Thanh toán bằng
L/C không huỷ ngang, trả ngay. Công ty may Việt Hưng đã mở L/C tại NH N CN Hải
Phòng theo đúng quy định của HĐ, công ty Panchat giao hàng.
Sau khi người bán giao hàng xong, lập bộ chứng từ và gửi qua DHL một vận đơn
gốc cho Công ty May Việt Hưng còn 2/3 B/L gốc gửi cho NH cùng bộ chứng từ để
thanh toán theo L/C .
Hàng về tới cảng Hải Phòng trước khi NH N CN HP nhận được bộ chứng từ.
Công ty May Việt Hưng đến cảng nhận hàng và mời 1 công ty giám định chất lượng lô
hàng. Biên bản giám định kết luận hàng kém phẩm chất. Công ty May Việt Hưng gửi đơn
cùng biên bản cho NH N CN HP yêu cầu NH ngừng thanh toán cho Công ty Panchat.
Đồng thời Công ty may Việt Hưng điện khiếu nại Công ty Panchat về việc giao hàng kém
chất lượng và yêu cầu hoặc là giao lại hàng hoá thay thế, hoặc giảm giá lô hàng rồi mới
chỉ thị cho NH N CN HP trả tiền.
Sau khi NH N CN HP nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của
L/C, song để bảo vệ quyền lợi của KH mình, NH N CN HP đã gửi fax tuyên bố ngừng trả
tiền công ty Panchat với nội dung “chúng tôi ngừng trả tiền quý ngài bởi vì người mở
L/C đã tuyên bố ngừng trả tiền với lý do hàng hoá kém phẩm chất tại cảng đến”.
Công Panchat một mặt khiếu nại NH N CN HP, mặt khác cử đại diện tại Việt Nam
kiểm tra xác minh chất lượng lô hàng. Đại diện đã kết luận đúng là lô hàng kém phẩm
chất. Công ty Panchat đã đồng ý giảm 2% giá hàng cho Công ty may Việt Hưng.
Công ty May Việt Hưng chỉ thị cho NH N CN HP thanh toán 98% trị giá L/C.
1. Theo UCP 600 NH N CN tuyên bố ngừng thanh toán cho công ty của Thái lan
là đúng hay sai?


2. Nếu NH N không chấp nhận yêu cầu của Công ty MayViệt Hưng thì công ty có
quyền khiếu nại Công ty Panchat của Thái Lan không?
Trả lời:
1. Theo điều 5 của UCP600: Các Ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ
không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác mà chứng từ có thể có liên
quan. Điều đó có nghĩa là ngân hàng chỉ kiểm tra việc xuất trình chứng từ, trên cơ bản chỉ
dựa vào chứng từ để xác định trên bề mặt chứng từ có hợp lệ hay không. Tức là ngân
hàng chỉ kiểm tra sự phù hợp của chứng từ so với các điều khoản và điều kiện của L/C,
chứ không chịu trách nhiệm về các vấn đề khác, kể cả trong việc chứng từ có bị làm giả
hay không.
Cũng theo UCP 600, điều 15 quy định: Khi một ngân hàng phát hành xác định việc
xuất trình chứng từ là hợp lệ, thì nó phải thanh toán.
Theo điều 4 khoản a UCP 600 cho thấy L/C là một văn bản thể hiện sự cam kết giữa
Ngân hàng phát hành và người thụ hưởng nên mặc dù L/C được lập dựa trên cơ sở hợp
đồng ngoại thương nhưng L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại. Do đó, việc
thanh toán cho thư tín dụng của ngân hàng là độc lập với người yêu cầu mở L/C. Tức là
dù cho người yêu cầu mở L/C có phá sản, mất khả năng thanh toán hay thậm chí ngay cả
khi người thụ hưởng vi phạm hợp đồng thì ngân hàng vẫn phải thanh toán cho giá trị của
bức L/C, nếu người thụ hưởng xuất trình được bộ chứng từ đúng hạn và đáp ứng đầy đủ
các điều kiện được quy định trong L/C.
Vì vậy, theo UCP600, tuyên bố ngừng thanh toán cho của NH N CN HP công ty của
Thái lan là sai.
2. Chất lượng của lô hàng được quy định trong hợp đồng thương mại giữa hai công
ty Công ty May Việt Hưng và Công ty Panchat. Vì vậy, khi Công ty Panchat giao hàng
kém phẩm chất thì Công ty MayViệt Hưng thì công ty có quyền khiếu nại Công ty
Panchat của Thái Lan nếu NH N không chấp nhận yêu cầu của Công ty May Việt Hưng.
Theo điều 4 UCP 600, một thư tín dụng về bản chất là những giao dịch độc lập với hợp
đồng thương mại hay các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở cho thư tín dụng. Ngân hàng
không có ràng buộc gì với hợp đồng như vậy, ngay cả khi trong thư tín dụng dẫn chiếu
đến những hợp đồng này. Do đó, sự cam kết của một ngân hàng về việc thanh toán,

thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong tín dụng không
phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc khiến cáo của người yêu cầu phát hành tín dụng phát
sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hàng hoặc người thụ hưởng.
Bài 2:
Một bộ chứng từ được xuất trình theo yêu cầu của L/C, trong đó có vận đơn đường
biển. Trên bề mặt của tờ vận đơn, người vận tải đã gạch ngang từ “clean” trong cụm từ
“clean on board”. Cụm từ này được ghi trong vận đơn cùng với mô tả hàng hoá.
Giờ làm việc của NH phát hành vào thứ 7 từ 9h00 đến 13h00. Trung tâm TTQT của
NH này hoạt động 24h/ngày đã nhận được bộ chứng từ này từ NH thông báo vào lúc
13h30. Bộ phận L/C của NH phát hành nhận bộ chứng từ vào thứ 2, ngày làm việc tiếp
theo.
1. Vận đơn xuất trình có được coi là “unclean” không?
2. Ngày nhận được bộ chứng từ thanh toán là ngày nào, thứ 7 hay thứ 2?
Trả lời:
1. Theo điều 27 của UCP600: Chứng từ vận tải hoàn hảo
Ngân hàng sẽ chỉ chấp nhận chứng từ vận tải hoàn hảo. Chứng từ vận tải hoàn hảo là
chứng từ mà trên đó không có điều khoản hoặc ghi chú nào tuyên bố một cách rõ ràng
về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì. Chữ “clean” không nhất thiết phải
xuất hiện trên chứng từ vận tải, dù cho thư tín dụng có yêu cầu đối với chứng từ vận
tải là “clean on board”.
Như vậy, trong trường hợp này vận đơn xuất trình không được coi là “unclean”.
2. Theo Điều 33 của UCP600: Giờ xuất trình
Ngân hàng không có nghĩa vụ tiếp nhận việc xuất trình ngoài giờ làm việc của mình.
Trong trường hợp này, Giờ làm việc của NH phát hành vào thứ 7 từ 9h00 đến 13h00.
NH nhận được bộ chứng từ này từ NH thông báo vào lúc 13h30. Vậy ngày nhận được
bộ chứng từ thanh toán là ngày thứ 2.
Bài 3:
Một LC có nội dung như sau:
− LC không thể hủy ngang.
− Ngân hàng phát hành L/C: NH ABC

− Mã tiền, số tiền: khoảng 50,000 USD.
− Giao hàng từng phần: cho phép.
− LC có giá trị thanh toán tại bất kì ngân hàng nào bằng thương lượng.
− Các chứng từ được yêu cầu:
− Hóa đơn: 3 bản gốc.
− Giấy CN xuất xứ.
− Vận đơn: trọn bộ 3 bản gốc, VĐ sạch, đã bốc hàng lên tàu và thông báo cho người
đề nghị mở LC.
Người thụ hưởng đã mang bộ chứng từ đi thương lượng tại NH XYZ. NH này sau
khi kiểm tra, quyết định chiết khấu miễn truy đòi, xuất trình đòi tiền NH ABC. NH ABC
sau khi kiểm tra và gửi thông báo từ chối thanh toán cho NH XYZ với lý do:
 Hóa đơn thương mại không có chữ kí nhà XK.
 C/O do người thụ hưởng phát hành.
 Giá trị bộ chứng từ 20,000 USD (< 50,000 USD theo LC).
 Trên VĐ có mục:
Consignee: SIFOCO (nhà NK).
Việc từ chối thanh toán của NH ABC có hợp lý không, giải thích?
Trả lời:
Việc NH ABC gửi thông báo từ chối cho NH XYZ với lý do:
 Hóa đơn thương mại không có chữ kí của nhà XK.
Theo điều 18a (IV), UCP 600: Hóa đơn thương mại không nhất thiết phải được kí.
Do đó, lý do này là bất hợp lý.
 Certificate of Original do người thụ hưởng phát hành.
Theo điều 14(f) UCP 600: Nếu LC yêu cầu xuất trình 1 chứng từ mà không phải là
chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, hóa đơn thương mại mà không qui định người phát
hành hoặc nội dung dữ liệu thì NH vẫn sẽ chấp nhận nếu nội dung của nó đáp ứng được
chức năng của chứng từ được yêu cầu.
Do LC không yêu cầu C/O do cơ quan tổ chức cụ thể nào phát hành nên lý do từ
chối LC trên là bất hợp lý, vì theo quy định trên thì C/O hợp lệ không loại trừ trường hợp
do người thụ hưởng phát hành.

 Giá trị bộ chứng từ là 20.000 USD
Theo điều 31(a), UCP 600: Giao hàng và trả tiền từng phần là được phép. Đây là
loại L/C cho phép giao hàng từng phần nên việc thanh toán từng phần (20.000 USD) sbộ
chứng từ này là chấp nhận được.
 Trên vận đơn, ở mục consignee đề nhà XK: Sifoco. Điều này thể hiện đây
là vận đơn đích danh, không được phép chuyển nhượng. Vì vậy, điều khoản
từ chối này là hợp lý.
Do có 1 trong 4 lý do đưa ra (lý do thứ 4) để từ chối thanh toán là hợp lý nên việc từ chối
thanh toán của NH ABC là thỏa đáng.
Bài 4 :15/12/2010 First Bank (VN) đã phát hành LC (UCP 600) theo yêu cầu của
công ty AGRIPRO (VN) cho người thụ hưởng là công ty PACIFIC (Singapore). NHTB
là Eastern Bank, LC có nội dung:
− Currency code and amount: about USD 83,000.00
− Partial shipment: allowed.
− Available with any bank by negotiation.
− Document required:
− 9 original(s) commercial invoice issued by the beneficiary
− B/L made out to the order of First Bank mark freight prepaid and notify to the
applicant.
− 2 original(s) C/O.
− Original(s) full set of insurance policy or certificate endorsed in blank for 110 PCT
of invoice value, covering all risks, showing claim payable at HCMC, VN.
Hỏi:
a. Sau khi nhận được và kiểm tra bộ chứng từ, FB đã gửi thông báo từ chối thanh
toán bộ chứng từ với các lý do:
 Commercial invoice không có chữ kí phát hành của người thụ hưởng.
 B/L thể hiện mục “Freight to collect” và mục “Consignee” là AGRIPRO
(VN).
 Mục “Insurance condition” trên insurance policy thể hiện điều kiện đảm
bảo là “all risks” nhưng lại có rủi ro loại trừ.

 Giá trị bộ chứng từ chỉ có USD 46,000.00, thấp hơn giá trị LC.
Hãy cho biết việc từ chối LC của FB hợp lý hay không, giải thích từng trường hợp?
Trả lời:
 Commercial invoice không có chữ kí phát hành của người thụ hưởng.
Theo điều 18a (IV), UCP 600: Hóa đơn thương mại không nhất thiết phải được kí.
Do đó, lý do này là bất hợp lý.
 B/L thể hiện mục “Freight to collect” và mục “Consignee” là AGRIPRO
(VN).
Đây là vận đơn đích danh (có giá trị thanh toán tại First Bank) và có cước phí trả
sau nên 2 mục trên ghi AGRIPRO (người nhận hàng) là hợp lý. Do đó, lý do từ chối này
là bất hợp lý.
 Mục “Insurance condition” trên insurance policy thể hiện điều kiện đảm
bảo là “all risks” nhưng lại có rủi ro loại trừ.
Theo điều 28(h) UCP 600: nếu LC yêu cầu bảo hiểm “all risks” và chứng từ bảo hiểm
được xuất trình có điều khoản ghi “all risks” thì chứng từ bảo hiểm vẫn được chấp nhận
mà không cần phải xem một số rủi ro nào đó có bị loại trừ hay không. Do vậy, lý do từ
chối trên là bất hợp lý.
 Giá trị bộ chứng từ chỉ có USD 46,000.00, thấp hơn giá trị LC
Theo điều 31a, UCP 600: Giao hàng và trả tiền từng phần là được phép
Đây là loại LC cho phép giao hàng từng phần nên việc thanh toán bộ chứng từ này
là chấp nhận được.
Tổng hợp các giải thích trên cho thấy việc từ chối LC của FB là không hợp lý theo
các điều khoản L/C (UCP 600 đã phát hành).
Bài 5
Trích dẫn nội dung của 1 L/C như sau:
SENDER: HANVIT BANK (FORMRLY COMMERCIAL BANK OF KOREA AND
HAVIT BANK) SEOUL
RECEIVER: XYZ BANK, HCMC
DATE: 101010
MT700 ISSUE OF A DOCUMENTARY CREDIT

:40A: FORM OF DOCUMENTARY CREDIT: IRREVOCABLE
:20: DOCUMENTARY CREDIT NUMBER: 018180407ILC0421
:31C: DATE OF ISSUE: 101010
:31D: DATE AND PLACE 7F EXPIRY: 101121 VIETNAM
:50: APPLICANT: HANA TRADING 302.039-1 SUNG SA DONG-DEOK
YANG GU- KO YANG SI- TAEJON CITY- KYOUNG GI DO- KOREA
:59: BENEFICIARY: VICAFOOD COOPERATION 30 HONG HA ST
DISTRICT 1 HOCHIMINH CITY, VIETNAM
:32B: CURRENCY CODE, AMOUNT: US$ 23,470.00
:39A: PERCENTAGE CREDIT AMOUNT TOLERRANCE: 10/10
:41D: AVAILABLE WITH: ANY BANK IN VIETNAM BY
NEGOCIATION
:42C: DRAFL AT: SIGHT FOR 100 PCT OF INVOICE VALUE
:42D: DRAWEE: HANVIT BANK
:43P: PARTIAL SHIPMENT: PROHIBITED
:43T: TRANSHIPMENT: PROHIBITED
:44A: LOADING ON BOARD/DISPATCH/TAKING IN CHARGE
AT/FROM: ANY PORT OF VIETNAM.
:44B: FOR TRANSPORTATION TO: TAEJON CITY PORT, KOREA
:44C: LATEST DATE OF SHIPMENT:1071030
:45A: DESCRIPTION OF GOODS AND/OR SERVICES: COMMODITY:
VICAFOOD SHRIMP FEEDS
Ngày 28/10/2007 hàng hóa được giao đến cảng ở Hàn Quốc, và vào ngày 20/11/2010
ngân hàng HANVIT nhận được bộ chứng từ theo L/C do công ty VICAFOOD từ VIỆT
NAM gửi cho ngân hàng xin yêu cầu thanh toán L/C. Tuy nhiên,từ ngày 29/10/2010 đến
22/11/2010 lại xảy ra cuộc chiến tranh bất ngờ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, điều này
làm cho HANVITBANK ở HQ tạm ngừng hoạt động.
Vậy trong trường hợp này bên xuất khẩu có được ngân hàng HQ thanh toán L/C không?
Trả lời:
Điều 36: Bất khả kháng

Ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với các hậu quả phát sinh ra từ sự gián đoạn hoạt
động kinh doanh của mình do thiên tai, bạo động, dân biến, nổi dậy, chiến tranh, hành
động khủng bố hoặc do bất cứ các cuộc đình công, bế xưởng hoặc bất cứ các nguyên
nhân nào khác vượt ra ngoài sự kiểm soát của họ. Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh trở
lại, ngân hàng không phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho các tín dụng đã
hết hạn trong thời gian gián đọan kinh doanh của ngân hàng.
Vì vậy, trong trường hợp này bên xuất khẩu không được ngân hàng HQ thanh toán đúng
hạn do trường hợp bất khả kháng. Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh trở lại, tín dụng thư
đã hết hạn, ngân hàng HQ không phải thanh toán hoặc có thể thương lượng thanh toán
cho bên xuất khẩu.
Bài 6:
1. Ngày tháng ghi trên hối phiếu trong LC đề ngày sớm hơn ngày vận đơn 10 ngày
có hợp lệ không ?
2. Ngày phát hành vận đơn sớm hơn ngày giao hàng, NH có chấp nhận không ?
3. Ngày phát hành chứng thư bảo hiểm được phép sau ngày giao hàng có được NH
chấp nhận hay không?
4. Nếu KH yêu cầu tu chỉnh L/C, sau khi tu chỉnh L/C thì nhà xuất khẩu cần thông
báo chấp nhận điều chỉnh L/C hay không?
Trả lời:
1. UCP không có quy định về hối phiếu. Tuy nhiên, ISBP (Phần nguyên tắc chung)
có hướng dẫn về ngày tháng ghi trên các chứng từ , theo đó các chứng từ như hối
phiếu, chứng từ vận tải và chứng từ bảo hiểm nhất thiết phải ghi ngày tháng ngay
cả khi LC không yêu cầu như thế. Mục 14 ISBP có quy định như sau “Mọi chứng
từ đều có thể được ghi ngày tháng sau ngày giao hàng. Tuy nhiên, nếu LC yêu cầu
một chứng từ chứng minh một sự kiện trước khi giao hàng (ví dụ giấy chứng nhận
giám định trước khi giao hàng) thì chứng từ phải, hoặc là bằng tiêu đề hoặc bằng
nội dung chỉ ra rằng sự việc đó xảy ra trước ngày hoặc vào ngày giao hàng”.
Qua quy định trên, có thể suy ra rằng các chứng từ cần được phát hành trước ngày
hoặc vào ngày giao hàng. Tuy nhiên, trước bao nhiêu ngày là hợp lệ thì không
thấy có quy định cụ thể. Do vậy, hối phiếu được ghi trước ngày giao hàng 10 ngày

là hợp lệ.
2. Trên B/L có ghi ngày tháng giao hàng: Theo điều 20 của UCP 600 thì ngày phát
hành vận đơn sẽ được coi là ngày giao hàng (the date of issuance of the Bill of
Lading will be deemed to be the date of shipment), trừ khi trên chứng từ vận
chuyển đã có ghi chú ngày xếp hàng lên tàu thì ngày xếp hàng lên tàu sẽ được coi
là ngày giao hàng (the date stated in the on board notation will be deemed to be
the date of shipment). Như vậy, ngày xếp hàng lên tàu chính là ngày giao hàng.
Còn ngày phát hành chứng từ vận chuyển sẽ được coi như ngày giao hàng nếu trên
chứng từ không có ghi chú khác về ngày xếp hàng lên tàu. Trên thực tế cũng có
những trường hợp ngày phát hành chứng từ vận chuyển có thể trước hoặc sau ngày
xếp hàng lên tàu – Trong những trường hợp này không được coi ngày phát hành
chứng từ vận chuyển là ngày giao hàng.
Như vậy, ngân hàng vẫn chấp nhận ngày phát hành vận đơn sớm hơn ngày giao
hàng nhưng không được coi ngày phát hành chứng từ vận chuyển là ngày giao
hàng.
3. Theo điều 28e của UCP600: Ngày của chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn
ngày giao hàng, trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ
một ngày không chậm hơn ngày giao hàng.
Như vậy, Ngân hàng vẫn chấp nhận chứng từ bảo hiểm phát hành sau ngày giao
hàng với điều kiện trên chứng từ bảo hiểm thể hiện bảo hiểm có hiệu lực trước
hoặc trùng với ngày giao hàng.
4. Theo điều 10c của UCP600: Các điều kiện và điều khoản của tín dụng gốc (hoặc
một thư tín dụng đã đưa vào các sửa đổi được chấp nhận trước đó) sẽ vẫn còn
nguyên hiệu lực đối với người thụ hưởng cho đến khi người thụ hưởng truyền đạt
chấp nhận sửa đổi của mình đến ngân hàng đã thông báo sửa đổi đó. Người thụ
hưởng phải thông báo chấp nhận hay từ chối sửa đổi. Nếu người thụ hưởng không
thông báo như thế thì một xuất trình phù hợp với tín dụng và với bất cứ sửa đổi
nào chưa được chấp nhận, sẽ được coi như là thông bá chấp nhận sửa đổi của
người hưởng thụ. Tín dụng sẽ được sửa đổi từ thời điểm đó.
Bài 7: Có một L/C trong đó ghi ngày phát hành là 27/2. Tuy nhiên sau 01 tháng người

hưởng lợi yêu cầu tu chỉnh L/C và đề nghị sửa đổi một số điều khoản + với sửa đổi thời
hạn giao hàng chậm hơn 1 tháng so với thời hạn giao hàng chậm nhất mà L/C qui định.
Họ nói rằng L/C chưa được chấp nhận do vậy chưa có hiệu lực thực hiện ( trong hợp
đồng qui định thời gian giao hàng 04 tháng kể từ ngày hiệu lực của L/C). Về phía Ngân
hàng cho rằng ngày phát hành L/C là ngày hiệu lực L/C, vì là ngày mà ngân hàng phát
hành chịu trách nhiệm đối với L/C họ phát hành ra. Lý lẽ của người hưởng lợi cho rằng.
Ngày hiệu lực của L/C là ngày họ chấp nhận L/C đó, kể cả việc tu chỉnh L/C cho phù hợp
với hợp đồng đã ký. Theo bạn ngày phát hành L/C là ngày hiệu lực hay ngày chấp nhận
tu chỉnh L/C theo điều kiện của hợp đồng. Thời gian của việc chấp nhận hiệu lực L/C nếu
không tu chỉnh là bao nhiêu ngày ?
Trả lời:
- Về phía Ngân hàng:
Ngày phát hành L/C là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng
phát hành L/C đối với người hưởng lợi. Tức là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp
nhận đơn xin mở L/C của bên nhập khẩu và bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C. Đây
cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C đúng thời
hạn không.
Do đó, lý luận của Ngân hàng rằng ngày phát hành L/C 27/02 là ngày hiệu lực L/C, vì
ngày này ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm đối với L/C họ phát hành ra, là hoàn toàn
có căn cứ.
- Về phía người hưởng lợi L/C:
Người hưởng lợi sửa đổi thời hạn giao hàng chậm hơn 1 tháng so với thời hạn giao hàng
chậm nhất mà L/C qui đinh (nghĩa là 5 tháng kể từ ngày hiệu lực của L/C). Trường hợp
vì lí do nào đó, hai bên thỏa thuận phải kéo dài thời hạn giao hàng thêm bao nhiêu ngày
mà không đề cập đến việc kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C thì đương nhiên ngân hàng
mở L/C cũng phải hiểu rằng thời hạn hiệu lực của L/C cũng mặc nhiên được kéo dài
thêm bấy nhiêu ngày. Song để tránh tranh chấp trong điều kiện điều chỉnh thời gian giao
hàng, người xuất khẩu cũng đề nghị kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C. Nguyên tắc tu
chỉnh L/C là tu chỉnh cho phần còn lại của LC, nên có vẻ lý luận của người hưởng lợi cho
rằng ngày hiệu lực L/C là ngày chấp nhận tu chỉnh L/C theo điều khoản hợp đồng chưa

thực sự hợp lý. Ngày chấp nhận tu chỉnh L/C sẽ là ngày có hiệu lực của L/C theo những
điều khoản đã tu chỉnh chứ không phải theo những tiêu chuẩn của L/C gốc.
- Thời gian của việc chấp nhận hiệu lực của L/C nếu không tu chỉnh:
Thời gian hiệu lực L/C: Là khoảng thời gian khi L/C được phát hành (date of issue) bởi
Ngân hàng phát hành cho tới ngày muộn nhất mà người hưởng được phép xuất trình
chứng từ để thanh toán/chấp nhận thanh toán tại nơi quy định trong L/C. Bất kì L/C nào
cũng phải quy định ngày hết hạn hiệu lực trong L/C. Nếu không quy định ngày này L/C
là vô hiệu.
Thời gian có hiệu lực bắt buộc kiểm tra chứng từ và thanh toán L/C đối với các Ngân
hàng thanh toán là 5 ngày làm việc sau khi nhận bộ chứng từ phù hợp với L/C.
Mối quan hệ giữa thời hạn L/C và thời hạn xuất trình chứng từ:
- Nếu L/C chỉ quy định ngày hết hạn hiệu lực của L/C mà không quy định thời hạn xuất trình chứng từ,
thì việc xuất trình chứng từ phải thỏa mãn đồng thời: Trong thời hạn hiệu lực của L/C, Không muộn hơn
21 ngày sau ngày giao hàng.
- Nếu L/C quy định ngày hết hạn hiệu lực của L/C và đồng thời quy định chứng từ xuất trình trong vòng
X ngày sau ngày giao hàng, việc xuất trình chứng từ phải thỏa mãn đồng thời: Trong thời hạn của L/C,
Không muộn hơn X ngày kể từ ngày giao hàng
- Thời gian của việc chấp nhận hiệu lực của L/C có tu chỉnh:
Theo điều 10 khoản c UCP 600 quy định: “Nếu người thụ hưởng không thông báo chấp
nhận hay từ chối tu chỉnh, thì việc xuất trình chứng từ phù hợp theo thư tín dụng và bất
cứ tu chỉnh nào chưa được chấp nhận sẽ được coi là thông báo chấp nhận của người thụ
hưởng với những tu chỉnh đó, kể từ lúc đó thư tín dụng được tu chỉnh.”
Như vậy ở đây sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Nếu như đến ngày xuất trình chứng từ theo quy định của L/C mà bộ chứng
từ của người thụ hưởng xuất trình tuân theo các điều kiện của bức L/C cũ khi chưa điều
chỉnh thì cũng có nghĩa là người thụ hưởng đã từ chối việc tu chỉnh và dĩ nhiên tu chỉnh
sẽ không có hiệu lực áp dụng.
Trường hợp 2: Nếu như đến ngày xuất trình chứng từ theo quy định của L/C mà bộ chứng
từ của người thụ hưởng xuất trình tuân theo các điều kiện của bức L/C tu chỉnh thì tức là
người thụ hưởng đang thông báo rằng mình đã chấp nhận tu chỉnh. Và trong trường hợp

này ngày mà người thụ hưởng xuất trình chứng từ là ngày mà tu chỉnh bắt đầu có hiệu
lực.
BÀI 8
Công ty A là khách hàng thường xuyên của NH TMCP XYZ. Khi nhận được bản chào
hàng với mức giá hấp dẫn từ phía Công ty ChiYee Đài Loan, một đối tác chưa từng giao
dịch trước đây, công ty A đã tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng qua mạng đặt mua
2,500 tấn đường trắng trị giá USD2,726,000 thanh toán bằng phương thức LC trả ngay có
xác nhận.
Ngày 1/6/2010, theo yêu cầu của công ty A, NH TMCP XYZ đã mở một LC xác nhận trị
giá USD2,726,000 cho người hưởng lợi là công ty ChiYee Đài Loan, quy định chiết khấu
trả ngay tại chính Ngân hàng xác nhận Nova Scotia, Đài Loan. LC cho phép đòi tiền bằng
điện.
Ngày 1/7/2010, Phòng Thanh toán quốc tế Hội sở NH TMCP XYZ nhận được điện đòi
tiền từ Ngân hàng xác nhận chứng thực rằng chứng từ xuất trình theo LC trên là phù hợp
và yêu cầu NH TMCP XYZ phải thanh toán cho Ngân hàng xác nhận trong vòng 03 ngày
làm việc theo đúng quy định của LC.
Ngày 2/7/2010, sau khi nhận được bộ chứng từ gốc hoàn hảo từ phía Ngân hàng xác
nhận, Phòng Thanh toán quốc tế Hội sở cũng đồng thời gửi bản sao các chứng từ nhận
được cho công ty A.
Ngày 5/7/2010, công ty A có công văn gửi Ngân hàng TMCP XYZ về việc từ chối thanh
toán bộ chứng từ vì đại diện của công ty tại nơi giao hàng cho biết hàng hóa chưa giao
lên tàu. Nhận thấy có những dấu hiệu giả mạo bộ chứng từ, trong đó có một số chứng từ
quan trọng như: vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận số lượng và chất
lượng, Phòng Thanh toán quốc tế Hội sở đã lập tức liên hệ với đại diện của Nova Scotia
tại Việt Nam đồng thời nhanh chóng phát đi bức điện khẩn yêu cầu Nova Scotia, Đài
Loan giúp đỡ dừng ngay tất cả các khoản thanh toán có liên quan đến LC này.
Rất may là đến ngày 5/7/2010 (ngày làm việc thứ hai của Ngân hàng TMCP XYZ kể từ
khi nhận được điện đòi tiền), Nova Scotia, Đài Loan chưa hề chiết khấu thanh toán cho
ChiYee số tiền đòi theo bộ chứng từ nói trên. Vì vậy, ngay khi nhận được thông báo về
bộ chứng từ có dấu hiệu giả mạo, Nova Scotia, Đài Loan đã kịp thời phối hợp và tiến

hành làm rõ hành vi lừa đảo của ChiYee.
17g ngày 5/7/2010, Nova Scotia Đài Loan gửi điện cho NH TMCP XYZ yêu cầu gửi trả
bộ chứng từ.
6/7/2010, Ngân hàng TMCP XYZ tiến hành gửi trả toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ
đã nhận được từ Nova Scotia Đài Loan. Vụ việc khép lại với kết cục may mắn cho cả
công ty A và Ngân hàng TMCP XYZ, bởi lẽ trong trường hợp trên, nếu sau khi nhận
được bộ chứng từ bề mặt phù hợp của ChiYee Đài Loan mà Nova Scotia Đài Loan tiến
hành chiết khấu ngay thì theo điều 12b UCP 600, Ngân hàng TMCP XYZ sẽ buộc phải
hoàn trả cho Nova Scotia Đài Loan toàn bộ số tiền USD2,726,000 ngay cả khi có bằng
chứng về hành vi lừa đáo sau đó. Mọi tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ phải giải
quyết theo trình tự của Luật pháp. Mà nếu như vậy quy trình khiếu kiện và xét xử sẽ mất
thời gian và công sức và dù nếu có thắng kiện thì việc thu hồi tiền đã thanh toán sẽ rất
phức tạp.
Hãy nêu những trường hợp mà Ngân Hàng được miễn trách nhiệm khi có sự cố xảy
ra(dựa trên UCP600)?
Bài học kinh nghiệm rút ra từ tình huống trên:
Trong thực tế, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ngoài những ưu điểm
vượt trội, vẫn còn tồn tại nhiểu rủi ro, phổ biến nhất vẫn là giả mạo bộ chứng từ thanh
toán. Tình huống trên cho thấy những dấu hiệu giả mạo bộ chứng từ, trong đó có một số
chứng từ quan trọng như: vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận số lượng
và chất lượng,…
Do đó, đối với ngân hàng (cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán) cần
kiểm tra kỹ bộ chứng từ thanh toán L/C về: số loại chứng từ phải xuất trình, số lượng
chứng từ phải làm đối với từng loại, nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại, thời
hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ, quy định cách thức trả tiền. Chẳng hạn: -
Nội dung và hình thức chứng từ không yêu cầu chung chung, dễ gây hiểu nhầm, nhất là
hóa đơn thương mại. - Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp. - Vận đơn do
hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập
khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu. - Ðề nghị nhà xuất
khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu. - Hố đơn

thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng
Thương mại hoặc hố đơn lãnh sự ( Consular's invoice). - Giấy chứng nhận chất lượng do
cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký
xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu. - Giấy chứng nhận số
lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương
mại. - Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection). Bộ chứng từ xuất
trình hợp lệ tn thủ điều 14- UCP 600.
- Đối với nhà nhập khẩu (Cơng ty A): Trước khi kí kết hợp đồng cần phải kiểm tra thơng tin
của nhà xuất khẩu(ChiYee Đài loan) như: tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh
doanh, khả năng cung cấp hàng hóa…vì đây là khách hàng mới chưa từng có quan hệ kinh
doanh với Cơng ty A và trị giá hợp đồng rất lớn.
Những trường hợp mà Ngân Hàng được miễn trách nhiệm khi có sự cố xảy ra
(dựa trên UCP600)?
Điều 34: Miễn trách về tính hợp lệ của Chứng từ
Ngân hàng chòu trách nhiệm đối với hình thức, sự đầy đủ, tính chíng xác, tính chân thực, sự giả mạo
hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào hoặc đối với các điều kiện chung hoặc điều kiện cụ
thể quy đònh ở trong một chứng từ hoặc ghi thêm vào chứng từ đó; cũng như không chòu trách nhiệm
đối với mô tả hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng, điều kiện, bao gói, giao hàng, giá trò hoặc
sự kiện hiện hữu của hàng hóa, dòch vụ hoặc các nội dung khác mà các chứng từ thể hiện. Ngân hàng
cũng không chòu trách nhiệm về thiện chí hoặc các hành vi hoặc thiếu sót, khả năng thanh toán, thực
hiện nghóa vụ hoặc đòa vò của người gửi hàng, người chuyên chở, người giao nhận, người nhận hàng
hoặc người bảo hiểm hàng hóa hoặc bất cứ người nào khác.
Điều 35: Miễn trách về trao đổi thông tin và dòch thuật
Ngân hàng không chòu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh từ sự chậm trễ, thất lạc, thiệt hại hoặc
các sai sót khác phát sinh trong quá trình truyền thư từ, điện tín, hoặc chuyển giao thư từ hoặc chứng
từ nếu các điện tín, các thư từ hoặc các chứng từ được chuyển hoặc gửi đi phù hợp với các yêu cầu
quy đònh trong tín dụng, hoặc nếu ngân hàng có thể đã có sáng kiến trong việc lựa chọn dòch vụ
chuyển giao khi tín dụng không có hướng dẫn cụ thể.
Nếu một ngân hàng chỉ đònh quyết đònh rằng việc xuất trình là phù hợp và chuyển chứng từ đến ngân
hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận, dù cho ngân hàng chỉ đònh đã thanh toán hoặc thương

lượng thanh toán hay chưa, thì ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận phải thanh tóan hoặc
thương lượng thanh toán hoặc hoàn lại tiền cho ngân hàng chỉ đònh, ngay cả khi các chứng từ đã bò
mất trong quá trình chuyển giao giữa ngân hàng chỉ đònh và ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác
nhận hoặc giữa ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành Ngân hàng không chòu trách nhiệm đối
với các sai sót trong việc dòch hoặc giải thích các thuật ngữ chuyên môn và có thể chuyển nguyên các
thuật ngữ đó mà không phải dòch chúng.
Điều 36: Bất khả kháng
Ngân hàng không chòu trách nhiệm đối với các hậu qua phát sinh ra từ sự gián đoạn hoạt động kinh
doanh của mình do thiên tai, bạo động, dân biến, nổi dậy, chiến tranh, hành động khủng bố hoặc do
bất cứ các cuộc đình công hoặc bế xưởng hoặc bất cứ các nguyên nhân nào khác vượt ra ngoài sự
kiểm soát của họ. Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh trở lại, ngân hàng không phải thanh tóan hoặc
thương lượng thanh toán cho các tín dụng đã hết hạn trong thời gian gián đọan kinh doanh của ngân
hàng
Điều 37: Miễn trách về hành động của một bên ra chỉ thò
a. Một ngân hàng sử dụng dòch vụ của một ngân hàng khác để thực hiện các chỉ thò của người yêu
cầu, thì ngân hàng làm việc đó với chi phí và rủi ro của người yêu cầu
b. Ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng thông báo không chòu trách nhiệm nếu các chỉ thò mà họ
truyền đạt tới ngân hàng khác không được thực hiện, ngay cả khi họ đã chủ động tự lựa chọn ngân
hàng đó.
c. Một ngân hàng chỉ thò cho ngân hàng khác thực hiện dòch vụ thì phải chòu trách nhiệm đối với bất
cứ phí hoa hồng, lệ phí, các chi phí hoặc thủ tục phí mà ngân hàng nhận chỉ thò đã chi ra liên quan tới
các chỉ thò đó của mình. Nếu tín dụng quy đònh các chi phí là do người thụ hưởng chòu và các chi phí
đó không thể thu được hoặc khấu trừ vào số tiền thu được, thì ngân hàng phát hành vẫn phải có nghóa
vụ thanh toán các chi phí đó. Tín dụng hoặc sửa đổi không được quy đònh rằng việc thông báo cho
người thụ hưởng sẽ được thực hiện là có điều kiện, nó phụ thuộc vào việc ngân hàng thông báo hoặc
ngân hàng thông báo thứ hai nhận được chi phí của người thụ hưởng.
d. Người yêu cầu sẽ bò ràng buộc vào và có trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng đối với mọi nghóa
vụ và trách nhiệm được quy đònh bởi luật và tập quán nước ngoài.
Example:
Example: SWIFT MT 700 – Mở thư tín dụng- Một số lưu ý

Nhóm khơng nêu đầy đủ các field trong một L/C mà chỉ nhấn mạnh một số file cần chú ý
và những sai khác thường gặp. Bên dưới là một hợp đồng thanh tốn theo phương thức
L/C thực tế.
SWIFT MT 700- ISSUE OF
A DOCUMENT CREDIT
SWIFT MT 700 – Mở thư
tín dụng
Một số lưu ý
M40A- Form of Documentary
Credit
• Irrevocable
• Revocable
• Irrevocable Transferable
• Revocable Transferable
• Irrevocable Stanby
• Revocable Stanby
• Irrevoc Trans Stanby
M 40A: Mẫu tín dụng
chứng từ
• không hủy ngang
• có hủy ngang
• không hủy ngang, chuyển
nhượng được
• có thể hủy ngang, có thể
chuyển nhượng
• không hủy ngang, dự
phòng
• có thể hủy ngang, dự
phòng
• không hủy ngang, có thể

chuyển nhượng, dự phòng
Irrevocable, Irrevocable
Transferable
M20 Documentary Credit
Number
23 Reference to Pre- Advice
31C Date of Issue
M 20 số tín dụng chứng từ
23 tham chiếu đến thông
báo trước
31C ngày mở L/C
M20 Documentary
Credit Number
31C Date of Issue
M40E Applicable Rules
- UCP Latest Version
- UCPURR Latest
Version
- ISP Latest Version
- Other
M40E Các qui tắc áp dụng
UCP phiên bản mới nhất
UCPURR phiên bản mới
nhất
ISP phiên bản mới nhất
Khác
UCP Lastest Version
M31D Date and Place of
Expiry
51A Applicant Bank

M 31D ngày và địa điểm hết
hạn
51A ngân hàng của người
xin mở thư tín dụng
M31D Date and Place of
Expiry
M50 Applicant M50 Người xin mở thư tín
dụng
M59 Beneficiary- Names and
Address
M59 Người thụ hưởng
M32B Currency Code,
Amount
M 32B mã tiền tệ, số tiền
39A phần trăm dung sai tín
dụng
39B số tín dụng tối đa
39C số tiền bổ sung
M41A: Available With… By
By Acceptance
By Def Payment
By Mixed Pymt
By Negotiation
By Payment
M 41A được thanh toán bởi
CHẤP NHẬN
THANH TOÁN SAU
THANH TOÁN HỖN HỢP
THƯƠNG LƯỢNG
THANH TOÁN

Vai trò các ngân hàng có thể:
Ngân hàng xác nhận:
Với điều kiện là các chứng từ qui định được xuất trình cho ngân hàng xác nhận hay cho
bất kì ngân hàng được chỉ định nào, và miễn là những chứng từ đó hợp lệ, ngân hàng xác
nhận sẽ phải:
i. Thực hiện nghĩa vụ thanh toán nếu như khoản tín dụng được cấp theo:
a. Thanh toán ngay, thanh toán sau hoặc xác nhận với ngân hàng xác nhận;
b. Thanh toán ngay với một ngân hàng khác được chỉ định và ngân hàng được chỉ định
đó không thanh toán;
c. Thanh toán sau với một ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đó
không chịu thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau, hoặc đã cam kết thanh toán sau nhưng lại
không thanh toán vào ngày đáo hạn;
d. Chấp nhận với một ngân hàng được chỉ định khác và ngân hàng được chỉ định đó
không chấp nhận hối phiếu đã kí phát đòi tiền ngân hàng đó, hoặc đã chấp nhận hối phiếu
nhưng lại không chịu thanh toán vào ngày đáo hạn;
e. Đàm phán với một ngân hàng được chỉ định khác và ngân hàng được chỉ định đó
không đàm phán.
ii. Thỏa thuận thanh toán mà không có quyền truy đòi nếu như khoản tín dụng
được cấp bằng thỏa thuận với ngân hàng xác nhận.
Ngân hàng phát hành:
Với điều kiện là các chứng từ qui định được xuất trình cho ngân hàng được chỉ định hoặc
cho ngân hàng phát hành, và miễn là những chứng từ đó là hợp lệ, ngân hàng phát hành
phải thực hiện …
Ngân hàng phát hành cam kết bồi hoàn cho ngân hàng được chỉ định mà đã thực hiện
thanh toán và đã gửi bộ chứng từ sang cho ngân hàng phát hành
Tình huống:
Người thụ hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng được chỉ định và ngân
hàng chỉ định đánh giá là hợp lệ và chuyển các chứng từ đến ngân hàng phát hành để
thanh toán. Ngân hàng phát hành L/C phát hiện có bất hợp lệ trên vận đơn và gửi trả bộ
chứng từ để từ chối thanh toán. Thời hạn của L/C đã hết hiệu lực. Hỏi người thụ hưởng

L/C có thể đòi ngân hàng được chỉ định hay không? Nếu như lỗi của ngân hàng chỉ định
không kiểm tra kỹ để phát hiện sớm lỗi bất hợp lệ của bộ chứng từ.
Giải quyết:
Theo điều 12 khoản c UCP 600 đã nêu rõ điền này: ngân hàng được chỉ định mà ngân
hàng này không phải là ngân hàng xác nhận thì việc ngân hàng được chỉ định đó có thực
hiện tiếp nhận và kiểm tra, chuyển bộ chứng từ được coi là “hợp lệ” đi tới ngân hàng phát
hành hoặc ngân hàng xác nhận thì cũng không ràng buộc được ngân hàng được chỉ định
phải có trách nhiệm trả tiền hoặc chiết khấu chứng từ cho người thụ hưởng L/C. Vậy
trong trường hợp này người thụ hưởng không thể đòi tiền ngân hàng chỉ định được.
42C Drafts at
42A Drawee
42C hối phiếu tại
42A người bị kí phát
42M các chi tiết về việc
43P: Vận chuyển từng
phần: không được phép
• Nếu xuất trình một hay
42M Mixed Payment Details
42P Deferred Payment Details
43P Partial Shipments
43T Transhipment
44A Place of Taking in
Charge/ Dispatch from
…/Place of Receipt
44E Port of Loading/ Airport
of Depart
44F Port of Dischange/Airport
of Dest.
44B Place of Final
Destination/For Transportation

to/Place of Delivery
thanh toán
42P các chi tiết về thanh
toán sau
43P vận chuyển từng phần
43T chuyển tải
44A địa điểm bốc hàng/giao
từ…/địa điểm nhận hàng
44E cảng bốc/sân bay đi
44F cảng dỡ/sân bay đến
44B địa điểm đến cuối
cùng/để vận chuyển đến/địa
điểm giao hàng
nhiều bộ chứng từ vận
tải cho thấy hàng được
vận chuyển trên nhiều
hơn một phương tiện
chuyên chở cùng loại sẽ
được coi là vận chuyển
từng phần, ngay cả khi
các phương tiện chuyên
chở đó cùng đi một ngày
và cùng chạy về một
đích đến.
44C Latest Date of Shipment
44D Shipment Period
45D Description of Goods
and/or Services
46A Documennts Required
47A Additional Conditions

71B Charges
48 Period for Presentations
M49 Confirmation Instuctions
- Confirm
- May Add
- Without
44C ngày gửi hàng gần nhất
44D thời hạn gửi hàng
45A mô tả hàng hóa và/hoặc
dịch vụ
46A các chứng từ cần thiết
47A các điều kiện bổ dung
71B Các khoản phí
48 Thời hạn xuất trình
chứng từ
M49 Lệnh xác nhận
- Xác nhận
- Có thể bổ sung
- Không có
44D Shipment Period 44D Thời hạn gửi hàng Điều 32 kí phát từng
phần, vận chuyển từng
phần
Nếu trong thư tín dụng
qui định cho phép kí phát
hay vận chuyển từng
phần trong một thời hạn
nhất định, nhưng trong
thời hạn đó người bán
không thực hiện kí
phát hay gửi hàng, thì

khoản tín dụng sẽ mất
hiệu lực đối
với khoản kí phát đó hay
bất kì khoản kí phát nào
sau đó.
46A Documents Required 46A: các chứng từ yêu cầu
• Một số lưu ý đối với các chứng từ được yêu cầu:
Các chứng từ cần xuất trình nên được mô tả càng rõ ràng càng tốt. UCP 600 có những qui
tắc cụ thể chỉ để kiểm tra những chứng từ sau:
– Hóa đơn thương mại – điều 18
– Chứng từ vận tải – điều 19 - 25
– Các chứng từ bảo hiểm – điều 28
• Một số yêu cầu đối với từng loại chứng từ:
• Hóa đơn thương mại phải có dấu và chữ kí của người thụ hưởng, một bản gốc và hai
bản sao
• Phiếu đóng gói, chỉ rõ số mảnh/miếng trong mỗi đơn vị đóng gói, khối lượng và kích
thước của mỗi đơn vị đóng gói, một bản gốc và hai bản sao
• Vận đơn, phát hành theo lệnh và để trống, nêu rõ cước phí vận tải đã được thanh toán
trước, bên thông báo là (tên, địa chỉ, chi tiết liên lạc)
• Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại và công nghiệp cấp, nêu rõ xuất xứ
hàng hóa, một bản gốc.
• Hợp đồng bảo hiểm được phát hành cho 110% giá trị hóa đơn CIF với các điều khoản
bảo hiểm hàng hóa chuẩn loại “A”, các điều khoản đình công và điều khoản chiến tranh,
không tính đến phần trăm.
• Những sai khác thường gặp đối với chứng từ là Hóa đơn thương mại:
 Giá trị hóa đơn vượt quá số tiền nêu trong thư tín dụng;
 Bỏ sót điều khoản giao hàng hay quyền truy đòi như đã nêu trong thư tín dụng;
 Hóa đơn tính cả những khoản phí và chi phí ngoài giá cả hàng hóa theo như qui tắc
Incoterm;
 Tên hay địa vị pháp lí của người thụ hưởng hay người xin mở thư tín dụng khác với

nội dung trong thư tín dụng;
 Hóa đơn dường như không phải do người thụ hưởng lập;
 Hóa đơn không có phần cam đoan/tuyên bố như thư tín dụng yêu cầu
Mô tả hàng hóa không tương ứng với mô tả trong thư tín dụng (VD: không nêu rõ loại
máy, số máy, qui cách kĩ thuật máy…);
Số lượng hàng hóa không khớp với số lượng nêu trong thư tín dụng và không nằm
trong khoảng dung sai cho phép;
Hóa đơn không nêu rõ giá cả hàng hóa, cước phí vận tải, số tiền bảo hiểm… như thư tín
dụng yêu cầu.
Hóa đơn phải chỉ rõ phần giảm giá hay khấu trừ mà thư tín dụng yêu cầu.
 Hóa đơn không có chữ kí của người thụ hưởng như thư tín dụng yêu cầu;
 Hóa đơn cho thấy có giao hàng từng phần trong khi thư tín dụng không cho phép điều
này;
 Hóa đơn cho thấy giao hàng quá số lượng mà thư tín dụng cho phép;
 Hóa đơn cho thấy có giao hàng mà thư tín dụng không yêu cầu (VD: các tài liệu, hàng
marketing hay quảng bá nêu là miễn phí);
Số lượng, khối lượng và kích thước hàng hóa nêu trong hóa đơn không khớp với số
lượng nêu trong các chứng từ khác
• Những sai khác thường gặp đối với chứng từ là Vận đơn:
 Không nêu người vận tải;
 Không có chữ kí theo yêu cầu của UCP 600 (đại lí vận tải không nêu rõ họ kí vận
đơn cho ai, không nêu mình là “đại lí cho (đại diện cho) người vận tải hay người
chủ hàng;
 Không ghi là hàng đã lên tàu, không nêu ngày tháng hàng được xếp lên tàu
 Phần ghi “đã lên tàu” không có tên của phương tiện vận chuyển (và cảng bốc)
theo đúng qui định của UCP 600;
 Không được lập như yêu cầu (không có chữ “theo lệnh” hay “theo lệnh của bên
có tên”);
 Không được kí hậu khi lập “theo lệnh” hay “theo lệnh của người gửi hàng”;
Tên, địa chỉ và/hoặc chi tiết liên lạc của người xin mở trong phần về người nhận hay

bên thông báo không giống với thông tin trong thư tín dụng;
Cảng bốc và/hoặc cảng dỡ không giống với nội dung trong thư tín dụng;
Mô tả hàng hóa mâu thuẫn với nội dung thư tín dụng hoặc/và các chứng từ khác;
Dấu gửi hàng, khối lượng tịnh, tổng, số container mâu thuẫn với các chứng từ khác;
Vận đơn không sạch;
Không nêu rõ cước phí đã được thanh toán hay nhờ thu như yêu cầu trong thư tín dụng;
 Các sửa đổi và/hoặc thay đổi không được chứng nhận đúng thẩm quyền;
 Gửi hàng muộn;
 Xuất trình chứng từ muộn – không trong vòng 21 ngày tính từ ngày gửi hàng trừ phi
thư tín dụng có qui định khác);
• Những sai khác thường gặp đối với chứng từ là Chứng từ bảo hiểm
 Không được kí như UCP yêu cầu (VD: đại lí không nói rõ kí cho hay đại diện cho
công ty bảo hiểm hay người bảo lãnh);
 Rủi ro được bảo hiểm không khớp với các yêu cầu trong thư tín dụng;
 Ngày lập chứng từ bảo hiểm sau ngày gửi hàng mà không chỉ rõ là hợp đồng bảo hiểm
có hiệu lực từ ngày không muộn hơn ngày gửi hàng đi;
 Không được lập như thư tín dụng yêu cầu, tức là theo lệnh của một bên có tên (người
thụ hưởng hoặc người gửi hàng) hoặc chỉ ra tên của một bên được bảo hiểm (người xin
mở thư tín dụng);
 Không được kí hậu nếu được lập theo lệnh của một bên được chỉ định;
Số liệu mâu thuẫn với thư tín dụng và/hoặc các chứng từ khác (tuyến đường vận
chuyển, phương tiện vận chuyển, mô tả hàng hóa, trọng lượng, đánh dấu);
 Có một số chứng từ thiếu số bản gốc (khi thư tín dụng yêu cầu số bản gốc nhất định
hoặc/và chứng từ bảo hiểm nêu rõ số bản gốc được lập);
 Số tiền bảo hiểm không bằng ít nhất 110% giá trị CIF/CIP của hàng hóa hay số phần
trăm khác mà thư tín dụng yêu cầu (nếu có);
 Chứng từ bảo hiểm không nối rõ rằng rủi ro được bảo hiểm ít nhất là giữa địa điểm gửi
hàng với đích đến như được nêu trong thư tín dụng;
 Các sự thay đổi và/hoặc sửa đổi không được chứng nhận bởi đúng người có thẩm
quyền

53 A Reimbursing Bank
78 Intructions to the
Paying/Accepting/Negotiating
Bank
57A Advise Through Bank
72 Sender to Receiver
Information
53A ngân hàng bồi hoàn
78 hướng dẫn dành cho
ngân hàng thanh toán/ngân
hàng chấp nhận/ngân hàng
đàm phán
57A ngân hàng trung gian
thông báo
72 thông tin từ người gửi
đến người nhận
Một số lưu ý khi xác nhận L/C và tu chỉnh L/C:
1. Xác nhận L/C:
 Thư tín dụng có thể được xác nhận bởi một ngân hàng thông báo (thường là
ngân hàng của người thụ hưởng)
 Không xác nhận: ngân hàng thông báo không có nghĩa vụ thanh toán thư tín dụng
(mà chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của khoản tín dụng mà thôi).
 Có xác nhận: ngân hàng thông báo (ngân hàng xác nhận) gánh rủi ro thanh toán
như ngân hàng phát hành.
 Nếu một ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy thác hay yêu cầu xác nhận khoản tín
dụng nhưng không muốn làm điều đó, thì phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành
và có thể thông báo về khoản tín dụng mà không xác nhận.
 Nếu như tu chỉnh L/C đã được xác nhận được thông báo và nội dung thông
báo không nói gì đến việc ngân hàng từ chối nội dung tu chỉnh hay không xác nhận nội
dung được tu chỉnh, thì coi như phần tu chỉnh là không được xác nhận!

2. Tu chỉnh L/C:
Điều 9 – thông báo tín dụng và việc tu chỉnh thư tín dụng
 Một khoản tín dụng và bất kì tu chỉnh nào đối với thư tín dụng đều có thể được thông
báo cho người thụ hưởng bởi một ngân hàng thông báo. Một ngân hàng thông báo mà
không phải là ngân hàng xác nhận sẽ thông báo về khoản tín dụng và bất kì sự tu chỉnh
nào mà không cam kết thực hiện thanh toán hay chấp nhận thanh toán cho người thụ
hưởng.
Bằng cách thông báo về khoản tín dụng và tu chỉnh thư tín dụng, ngân hàng
thông báo cho thấy rằng nó hài lòng đối với tính hợp lệ bề ngoài của khoản tín dụng hay
nội dung tu chỉnh, và rằng nội dung thông báo phản ánh chính xác các điều kiện và điều
khoản của khoản tín dụng hoặc tu chỉnh.
Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo về khoản tín dụng hoặc tu chỉnh tín dụng
nhưng lại không muốn làm, thì phải thông báo lại ngay cho ngân hàng mở tín dụng hay tu
chỉnh.
 Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo về khoản tín dụng hoặc tu chỉnh tín đụng
nhưng lại không hài lòng về tính hợp lệ bề ngoài của khoản tín dụng hay tu chỉnh đó, thì
phải thông báo lại ngay cho ngân hàng đã đưa ra yêu cầu thông báo.
 Nếu ngân hàng thông báo hay ngân hàng thông báo thứ hai muốn thông báo về
khoản tín dụng hay nội dung tu chỉnh, thì phải thông báo cho người thụ hưởng hay
ngân hàng thông báo thứ hai rằng mình không hài lòng về tính hợp lệ của khoản tín dụng
hay nội dung tu chỉnh, hay nội dung thông báo.
Điều 10 – Tu chỉnh
Không được phép tu chỉnh hay hủy thư tín dụng mà không có sự đồng ý của
ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, và người thụ hưởng (nếu có).
 Ngân hàng phát hành có trách nhiệm ràng buộc không hủy ngang bởi nội dung tu chỉnh
kể từ khi nó thực hiện tu chỉnh thư tín dụng.
 Ngân hàng xác nhận có thể xác nhận cả nội dung tu chỉnh và sẽ chịu trách nhiệm
ràng buộc không hủy ngang đối với nội dung tu chỉnh đó kể từ khi nó thông báo về nội
dung tu chỉnh.
 Tuy nhiên, ngân hàng xác nhận có thể chỉ muốn thông báo về nội dung tu chỉnh nhưng

không xác nhận nội dung đó, và nếu vậy thì nó phải thông báo ngay cho ngân hàng phát
hành và cho người thụ hưởng trong nội dung thông báo của mình.
 Các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng gốc sẽ vẫn có hiệu lực đối với người thụ
hưởng cho đến khi người thụ hưởng thông báo chấp nhận nội dung tu chỉnh cho ngân
hàng thông báo.
 Người thụ hưởng cần thông báo chấp nhận hay từ chối nội dung tu chỉnh. Nếu người
thụ hưởng không thông báo, thì việc xuất trình chứng từ phù hợp với khoản tín dụng và
phù hợp với nội dung tu chỉnh sẽ được coi là chấp nhận của người thụ hưởng. Tính từ
thời điểm đó, thư tín dụng sẽ được tu chỉnh.
 Không được phép chấp nhận một phần nội dung tu chỉnh và sẽ được coi là thông báo
từ chối tu chỉnh!
 Không chấp nhận việc qui định trong tu chỉnh rằng nội dung tu chỉnh sẽ có hiệu lực trừ
phi có sự phản đối của người thụ hưởng trong một khoảng thời gian nhất định
Tình huống bộ chứng từ trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
1. SWIFT MT 700- ISSUE OF A DOCUMENT CREDIT

×