Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

MỘT số CHỨNG từ được sử DỤNG TRONG CÔNG tác HẠCH TOÁN CHI PHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.59 KB, 82 trang )

Chương 1
Cơ sở lí thuyết về hạch toán chi phí
I.KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ.
1.Bản chất kinh tế của chi phí.
Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Chi phí có
thể hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động và
lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh;
hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Những nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan
điểm, hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung
là : chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh kiên tục
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây chính là bản chất kinh tế của chi phí
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất kinh tế này
giúp cho nhà quản trị phân biệt được chi phí với chi tiêu. Thật vậy, chi phí
gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, được tài trợ bằng vốn kinh doanh
và được bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh; chi tiêu không
gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh; được tái trợ từ những nguốn vốn
khác vốn kinh doanh như quỹ phúc lợi, trợ cấp của nhà nước …và không
được bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh .
2.Chi phí trong kế toán tài chính.
Trong lĩnh vực kế toán tài chính, chi phí được nhận thức như những
khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để
đạt được một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định, mục đích cụ thể trong kinh
doanh. Nó được định lượng bằng một khoản tiền chi ra, một mức giảm sút giá
1
trị tài sản, một khoản nợ dịch vụ, thuế…những khoản phí tổn góp phần làm
giảm vốn sở hữu của doanh nghiệp nhưng không phải là phân chia vốn hoặc
hoàn trả vốn cho cổ đông. Như vậy trong lĩnh vực kế toán tài chính chi phí
được đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn sở hữu của doanh nghiệp và
thường được bảo đảm bởi những chứng cứ nhất định (chứng từ) chứng minh
là phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


3.Chi phí trong kế toán quản trị.
Mục đích của kế toán quản trị là cung cấp thông tin thích hợp, hữu ích, kịp
thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy, với kế toán quản trị
không chỉ đơn thuẩn nhận thức chi phí như trong kế toán tài chính, chi phí
còn được nhận thức theo phương pháp nhận diện thông tin ra quyết định. Lí
do này, chi phí có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện một hoạt động
sản xuấy kinh doanh, những phí tổn mất đi do lựa chọn phương án, hi sinh cơ
hội kinh doanh…Như vậy. trong kế toán quản trị, khi nhận thức chi phí cần
chú ý đến sự lựa chọn, so sánh theo mục đích sử dụng, ra quyết định kinh
doanh hơn là chú trọng vào chứng cứ.
II.PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH.
1.Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu
Theo tiêu thức này, chi phí trong kì kế toán của doanh nghiệp tồn tại dưới các
yếu tố :
1.1.Chi phí nhân công (chi phí lao động – labour costs)
Yếu tố chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền lương phải trả cho
người lao động và các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động.
Tổng chi phí nhân công là tổng quĩ lương và bảo hiểm xã hội của doanh
nghiệp. Sự nhận thức yếu tố chi phí nhân công giúp nhà quản trị xác định
2
được tổng quĩ lương của doanh nghiệp. Ở góc độ khác, sự nhân thức này cũng
chính là cơ sở để nhà quản trị hoạch định mức tiền lương bình quân cho người
lao động, tiền để điều chỉnh chính sách lương đạt được sự cạnh tranh lành
mạnh về nguồn lực lao động.
1.2.Chi phí nguyên vật liệu (materials costs).
Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật
liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố này bao gồm những
thành phần sau :
- Chi phí nguyên vật liệu chính : Bao gồm giá mua và chi phí mua của

những nguyên vật liệu chính được sử dụng trực tiếp trong từng quá
trình sản xuất. Loại nguyên vật liệu này thường cấu thành nên cơ sở vật
chất chính của sản phẩm và chi phí của nó thường chiếm một tỉ lệ trọng
yếu trong giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất.
- Chi phí nguyên vật liệu phụ : Bao gồm giá mua và chi phí mua của
những nguyên vật liệu dùng để kết hợp với nguyên vật liệu chính làm
tăng chất lượng, độ bền, vẻ thẩm mĩ của sản phẩm hoặc những loại
nguyên vật liệu dùng trong công việc hành chính , văn phòng, máy móc
thiết bị. Chi phí nguyên vật liệu phụ thường phát sinh trong tất cả các
hoạt động sản xuất, tiêu thụ, quản lí,…
- Chi phí nhiên liệu : Bao gồm giá mua và chi phí mua của nhiên liệu.
Thực chất nhiên liệu cũng là nguyện vật liệu phụ nhưng nó giữ vai trò
quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh, vì vậy, nó được xếp vào một thành phần riêng để quản lí,
và đôi khi để kiểm soát khi có sự biến động nhiên liệu, năng lượng trên
thị trường. Chi phí nhiên liệu cũng thường phát sinh trong tất cả các
hoạt động sản xuất, quản lí, tiêu thụ,…
- Chi phí phụ tùng thay thế : Bao gồm giá mua và chi phí mua của các
3
loại phụ tùng thay thế. Thực chất phụ tùng thay thế cũng là nguyên vật
liệu phụ, tuy nhiên chúnh bao gồm những bộ phận chi tiết dùng trong
máy móc thiết bị khi sửa chữa. Vì vậy, chi phí phụ tùng thay thế chỉ
phát sinh khi có hoạt động sửa chữa máy móc thiết bị.
- Chi phí nguyên vật liệu khác : Bao gồm giá mua và chi phí mua của
những loại nguyên vật liêu không thuộc các yếu tố trên như chi phí
nguyên vật liệu đặc thù, chi phí về phế phẩm, phế liệu tận dụng
Nhận thức yếu tố chi phí nguyên vật liệu giúp cho nhà quản lí xác định được
tổng vốn nguyên vật liệu, vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh
trong kì. Trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽ hoạch định được tổng mức luân
chuyển, tổng mức dự trữ cần thiết của nguyên vật liệu để tránh tình trạng ứ

đọng vốn hoặc thiếu nguyên vật liệu gây cản trở cho quá trình sản xuất kinh
doanh. Xa hơn nữa, đây cũng là cơ sở hoạch định các mặt hàng nguyên vật
liệu thiết yếu để doanh nghiệp chủ động trong công tác cung ứng vật tư
1.3. Chi phí công cụ dụng cụ (tool and supplies costs)
Yếu tố này bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dùng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí công cụ dụng cụ là tiền đề để nhà
quản trị hoạch định mức luân chuyển qua kho, định mức dự trữ, nhu cầu thu
mua công cụ. dụng cụ hợp lí.
1.4. Chi phí khấu hao tài sản cố định (depreciation costs)
Yếu tố này bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định, tài sản dài hạn dùng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng mức chi phí khấu hao giúp nhà quản
trị nhận biết được mức chuyển dịch, hao mòn tài sản cố định, tài sản dài hạn.
Từ đây, nhà quản trị hoạch định tốt hơn chiến lược tái đầu tư, đầu tư mở rộng
để đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị thích hợp cho quá trình sản xuất kinh
doanh.
1.5. Chi phí dịch vụ thuê ngoài (services renderered costs)
4
Yếu tố này bao gồm giá dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giá dịch vụ điện nước, giá bảo hiểm tài
sản, giá thuê nhà cửa phương tiện, giá phí quảng cáo,…Tổng chi phí dịch vụ
giúp nhà quản trị sẽ hiểu rõ hơn tổng mức dịch vụ lien quan đến hoạt động
của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ trao đổi, cung ứng với các đơn vị dịch
vụ tốt hơn
1.6. Chi phí khác bằng tiền (sundry costs paid in cash)
Yếu tố này bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền tại doanh
nghiệp. Sự nhận thức tốt yếu tố chi phí khác bằng tiền goupsnhà quản trị
hoạch định được ngân sách tiền mặt chi tiêu, hạn chế những tồn đọng tiền
mặt, tránh bớt những tổn thất thiệt hại trong quản lí vốn bằng tiền
2. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế
Theo tiêu thức này, chi phí trong kì kế toán của doanh nghiệp gồm các khoản

mục sau:
2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (direct masterial costs )
Khoản mục chi phí này bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực
tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, chi
phí nguyên vật liệu phụ…Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tuy thường chiếm
tỉ lệ lớn trên tổng chi phí và đóng một vai trò quyết định chi phí, giá thành sản
phẩm dịch vụ nhưng dễ nhân diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát
sinh. Trong quản lí chi phí, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được định
mức theo từng loại sản phẩm và có thể nhận diện trên hồ sơ kĩ thuật sản xuất,
định mức vật tư trực tiếp
2.2. Chi phí nhân công trực tiếp (directs labour costs)
Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương
tình vào chi phí sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội của công nhân trực tiếp thực hiện từng quá trình sản xuất.
5
Với những qui trình công nghệ sản xuất thủ công, chi phí nhân công trực
tiếp là chi phí lương, bảo hiểm xã hội…của công nhân trực tiếp thực hiện qui
trình sản xuất. Đối với những công nghệ sản xuất tự động hoá, chi phí nhân
công trực tiếp là chi phí lương, bảo hiểm xã hội của nhân công trực tiếp vận
hành, điều khiển qui trình công nghệ sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi
phát sinh. Trong quản lí, chi phí nhân công trực tiếp được định mức theo từng
loại sản phẩm, dịch vụ.
2.3. Chi phí sản xuất chung (factory overhead costs)
Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài hai khoản
mục chi phí sản xuất trên. Như vậy, chi phí sản xuất chung thường bao gồm:
- Chi phí lao động gián tiếp , phục vụ, tổ chức quản lí sản xuất tại phân
xưởng.
- Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị.
- Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất.

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị tài sản cố định khác dùng trong hoạt
động sản xuất.
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa,
bảo hiểm tài sản tại xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều thành phần có nguồn gốc phát sinh,
đặc điểm khác, chúng liên quan đến nhiều quá trình sản xuất sản phẩm, ít biểu
hiện một cách cụ thể qua mối quan hệ nhân quả. Vì vậy, việc thu thập thông
tin chi phí sản xuất thường chậm trễ; mặt khác, đây là bộ phận chi phí mà việc
tập hợp phân bố dễ làm sai lệch chi phí trong từng quá trình sản xuất dẫn đến
những quyết định sai sót, đặc biệt là đối với những qui trình sản xuất, bộ phận
sản xuất mà chi phí này chiếm một tỉ lệ lớn. Ngày nay, khi quá trình sản xuất
ngày càng tự động hoá cao, tỉ trọng nguyên vật liệu sản xuất giảm dần trong
6
sử dụng, hạn chế lao động thì thông tin chi phí sản xuất chung ngày càng ảnh
hưởng trọng yếu đến các quyết định liên quan đến chi phí
2.4. Chi phí bán hàng (selling expenses)
Chi phí bán hàng còn được gọi là chi phí lưu thông, là những chi phí đảm bảo
cho việc thực hiện chiến lược và chính sách bán hàng của doanh nghiệp.
Khoản mục chi phí bán hàng bao gồm:
- Chi phí lương và khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ
lao động trực tiếp, gián tiếp hay quản lí trong hoạt động bán hang, vận
chuyển hang hoá tiêu thụ.
- Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hang, vận
chuyển hàng hoá tiêu thụ.
- Chi phí về công cụ dụng cụ dùng trong việc bán hang như bao bì sử
dụng luân chuyển các, quầy hàng…
- Chi phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong bán hang như
khấu hao thiết bị đông lạnh, khấu hao phương tiện vận chuyển, khấu
hao cửa hàng, nhà kho,…
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài lien quan đến bán hàng như chi phí quảng

cáo, chi phí hội chợ, chi phí bảo trì, bảo hành, chi phí khuyến mãi,…
- Chi phí khác bằng tiền trong hoạt động bán hang
Chi phí bán hàng gồm nhiều thành phần có nguồn gốc đặc điểm khác nhau.
Vì vậy, thong tin chi phí bán hang cũng thường thu thập chậm, việc hạch
toán, phân bố phức tạp, dễ dẫn đến sai lệch thong tin chi phí trong từng sản
phẩm, bộ phận. Ngày nay, khi mà hoạt động tiêu thụ ngày càng tăng về qui
mô, mở rộng địa bàn, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì chi phí bán hang ngày
càng gia tăng về giá trị, tỉ trọng trong chi phí của doanh nghiệp. Điều này
cũng là nguồn gốc gia tăng ảnh hưởng của chi phí bán hang trong các quyết
định kinh doanh
2.5. Chi phí quản lí doanh nghiệp (General and administrative expenses)
7
Khoản mục chi phí này bao gồm tất cả chi phí liên quan đến công việc hành
chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Ngoài ra, chi phí quản lí doanh
nghiệp còn bao gồm cả những chi phí mà không thể ghi nhận vào các khoản
mục chi phí nói trên. Cụ thể, chi phí quản lí doanh nghiệp thường bao gồm :
- Chi phí lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của người
lao động, quản lí ở các bộ phận phòng ban của doanh nghiệp.
- Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng trong hành chính quản trị.
- Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong công việc hành chính quản trị.
- Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định dùng trong công việc hành
chính quản trị.
- Chi phí dịch vụ điện nước, điện thoại, bảo hiểm phục vụ chung toàn
doanh nghiệp.
- Các khoản thuế, lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản.
- Các khoản chi phí lien quan đến sự giảm sút giá trị tài sản do tác động
của thị trường, tình hình kinh tế dùng trong sản xuất kinh doanh như dự
phòng, nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hang tồn kho, hao hụt
trong khâu dự trữ…
- Các chi phí khác bằng tiền lien quan đến phục vụ quản lí toàn doanh

nghiệp.
Chi phí quản lí doanh nghiệp là một khoản mục chi phí gồm nhiều thành
phần có nguồn gốc, đặc điểm khác nhau lien quan khá chặt chẽ đến qui mô,
trình độ tổ chức, hành vi quản trị của doanh nghiệp. Vi vậy, chi phí quản lí
doanh nghiệp cũng thường tập hợp chậm, phân bố phức tạp thường dẫn đến
những sai lệch, khác biệt chi phí trong sản phẩm, dịch vụ các bộ phận nên nhà
quản trị cấp trên dễ đánh giá sai lầm thành quả đóng góp, tính năng động và
sáng tạo của các bộ phận.
2.6. Chi phí khác (other cost)
8
Ngoi nhng khon chi phớ lien quan n hot ng sn xut kinh doanh
chc nng ca doanh nghip, trong chi phớ ca doanh nghip cũn tn ti
nhng chi phớ khỏc. V c bn, chi phớ khỏc thng bao gm chi phớ hot
ng ti chớnh, chi phớ hot ng bt thng. Chi phớ ny thng chim t l
nh. Trong mt doanh nghip cú qui mụ nh, chi phớ ny cú th bng 0.

III.CễNG TC HCH TON CHI PH.
õy ta ch xột n cỏc loi chi phớ c phõn loi theo cụng dng kinh t
1.K toỏn chi phớ qun lớ doanh nghip.
Chi phớ qun lớ doanh nghip l nhng chi phớ phỏt sinh cú liờn quan chung
n ton b hot ng ca c doanh nghip m khụng tỏch riờng ra c cho
bt kỡ hot ng no.
1.1.Kt cu v ni dung phn ỏnh ca ti khon 642
* Bờn n :
Tp hp chi phớ qun lớ doanh nghip
* Bờn cú :
- Cỏc khon ghi gim chi phớ qun lớ doanh nghip
- Kt chuyn chi phớ qun lớ doanh nghip
Ti khon 642 khụng cú s d cui kỡ
1.2.S hch toỏn

Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
9
334,338
TK 642 111,152,1388
Chi phớ nhõn viờn
152,153
Chi phớ vt liu, dng c
214
Chi phớ khu hao
335,1421
Chi phớ theo d toỏn
333
Thu, l phớ phi np
331,111
Chi phớ dch v mua ngoi v
chi phớ bng tin khỏc
Giỏ tr ghi gim chi phớ qun lớ
doanh nghip
911
Kt
chuyn
chi phớ
qun lớ
doanh
nghip
1442
Ch kt chuyn Kt
chuyn
vo kỡ
sau

Tr vo kt qu kinh doanh
139
Trớch lp d phũng phi thu
khú ũi
2.Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên
10
quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kì như
chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo,…
2.1 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 641
Tài khoản 641 được sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực
tế phát sinh trong kì
Kết cấu :
- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng
Tài khoản 641 không có số dư cuối kì
11
2.2 S hch toỏn
Sơ đồ tập hợp chi phí bán hàng
12
334,338
TK 641 111,152,1388
Chi phớ nhõn viờn
152,153
Chi phớ vt liu, dng c
214
Chi phớ khu hao
335,1421
Chi phớ theo d toỏn
333

Thu, l phớ phi np
331,111
Chi phớ dch v mua ngoi v
chi phớ bng tin khỏc
Gớa tr ghi gim chi phớ bỏn
hng
911
Kt
chuyn
chi phớ
bỏn
hng
1442
Ch kt chuyn Kt chuyn
vo kỡ sau
Tr vo kt qu kinh doanh
3. Kế toán chi phí sản xuất
3.1 Khái niệm chi phí sản xuất :
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động
sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp trong một thời kì nhất định
3.2 Đặc điểm của chi phí sản xuất
- Chi phí sản xuất mang tính khách quan và vận động liên tục không ngừng
- Chí phí sản xuất mang tính chất đa dạng và phong phú
Trong thực tế công tác kế toán, chi phí sản xuất được đo lường theo nhiều
phạm vi khác nhau như chi phí định mức, chi phí ước tính, chi phí thực tế,…
3.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
* Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên
quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Do đó có thể căn

cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt.
Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng
đối tượng trực tiếp chịu chi phí nên bảo đảm chính xác cao trong công tác kế
toán. Vì vậy cần sử dụng tối đa phương pháp này khi có đủ điều kiện ghi trực
tiếp.
* Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp
Phương pháp này sử dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh ban đầu
liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nhưng không thể tổ
chức ghi chép ban đầu riêng rẽ cho từng đối tượng được nên phải tập hợp
chung cho nhiều đối tượng. Sau đó lựa chọn các tiêu thức thích hợp để phân
bổ các chi phí này cho các đối tượng chịu chi phí. Việc phân bổ chi phí được
tiến hành theo trình tự như sau :
- Xác định phạm vi chi phí chung
- Xác định hệ số phân bổ
13
Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng tiêu thức dùng để phân bổ
- Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng liên quan
Ci = Ti x H
Trong đó : Ci là chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ti là tiêu thức phân bổ cho đối tượng i
H là hệ số phân bổ
a-Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất
sản phẩm.
- Nguyên vật liệu chính sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm
nhưng không thể xác định trực tiếp mức tiêu hao thực tế cho từng loại
sản phẩm( hoặc đối tượng chịu chi phí) thì kế toán phải tiến hành phân
bổ theo tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức có thể sử dụng : định mức tiêu

hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được quy định, tỉ lệ với
trọng lượng sản phẩm được sản xuất,…
Mức phân bổ chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu chính dùng cho từng loại
sản phẩm được xác định theo công thức tổng quát sau :
Tổng giá trị nguyên vật liệu
chính thực tế xuất sử dụng Khối lượng của từng đối
Mức phân bổ chi phí = x tượng được xác định theo
nguyên vật liệu cho Tổng số khối lượng của các đối một tiêu thức nhất định
từng đối tượng tượng được xác định theo một
tiêu thức nhất định

- Vật liệu phụ và nhiên liệu sản xuất sử dụng có thể liên quan đến nhiều
đối tượng chịu chi phí và không thể xác định trực tiếp mức sử dụng cho
từng đối tượng. Để phân bổ chi phí vật liệu phụ và nhiên liệu cho từng
14
đối tượng cũng có thể sử dụng các tiêu thức : định mức tiêu hao, tỷ lệ
với trọng lượng hoặc giá trị vật liệu chính sử dụng, tỷ lệ với giờ máy
hoạt động…Mức phân bổ cũng tính theo công thức tổng quát như đối
với nguyên vật liệu chính như đã nêu trên.
b-Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến
bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các
khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí
theo quy định.
Chi phí nhân công trực tiếp, chủ yếu là tiền lương công nhân trực tiếp, được
hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Tuy nhiên nếu tiền lương công
nhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định
một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những
tiêu thức thích hợp. Các tiêu thức phân bổ bao gồm: định mức tiền lương của
các đối tượng, hệ số phân bổ được quy định, số giờ hoặc ngày công tiêu

chuẩn…mức phân bổ được xác định như sau:

Tổng số tiền lương công nhân
trực tiếp của các đối tượng Khối lượng phân bổ
Mức phân bổ chi phí = x của từng đối tượng
tiền lương của công nhân Tổng khối lượng phân bổ theo
trực tiếp cho từng đối tượng tiêu thức sử dụng
Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích BHXH, BHYT và
KPCĐ theo tỷ lệ quy định để tính vào chi phí
c-Đối với chi phí sản xuất chung:
- Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lí sản xuất gắn liền
với từng phân xưởng. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp gồm các
khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất
15
dùng ở phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng, chi phí dịch
vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng…
- Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất
hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh. Việc tập hợp được thực hiện hàng tháng và
cuối mỗi tháng mà tiến hành phân bổ và kết chuyển vào đối tượng hạch toán
chi phí.
+ Nếu phân xưởng chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất thì toàn bộ
chi phí chung phát sinh ở phân xưởng được kết chuyển toàn bộ vào chi phí
sản xuất sản phẩm.
+ Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi
riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất là từng loại sản phẩm) thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho
từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Để tiến hành
phân bổ, có thể sử dụng các tiêu thức: tỷ lệ với tiền lương công nhân sản xuất,
tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với chi phí trực tiếp (gồm chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp), tỷ lệ với số giờ

máy chạy, tỷ lệ với đơn vị nhiên liệu tiêu hao…Để xác định mức phân bổ cho
từng đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm) sử dụng công thức :
Chi phí sản xuất chung
Mức phân bổ chi phí thực tế phát sinh trong tháng Số đơn vị của từng đối tượng
sản xuất chung cho = x tính theo tiêu thức
từng đối tượng Tổng số đơn vị của các đối tượng được lựa chọn
được phân bổ tính theo tiêu thức được lựa chọn
d- Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 621 : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phát sinh nợ : Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phát sinh có : Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Tài khoản 622 : chi phí nhân công trực tiếp
16
Phát sinh nợ : Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Phát sinh có : Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
- Tài khoản 627 Kiểm tra : chi phí sản xuất chung kiểm tra
Phát sinh nợ : tập hợp chi phí sản xuất chung dự toán
Phát sinh có : kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung dự toán
- Tài khoản 627 Phân bổ : chi phí sản xuất chung phân bổ
Phát sinh nợ : Kết chuyển cân đối giữa chi phí sản xuất chung dự toán với chi
phí chung thực tế trong kì
Phát sinh có : Phân bổ chi phí sản xuất chung
Tài khoản 627 ko có số dư cuối kì
Tài khoản chênh lệch chi phí sản xuất chung : Dùng tập hợp, tổng hợp chênh
lệch chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì có nội dung kinh tế, kết cấu như
sau :
Phát sinh nợ : Kết chuyển chênh lệch chi phí sản xuất chung không tốt trong
kì và xử lí chênh lệch chi phí sản xuất chung tốt cuối niên độ kế toán
Phát sinh có : Kết chuyển chênh lệch chi phí sản xuất chung tốt trong kì và
xử lí chênh lệch chi phí sản xuất chung không tốt cuối niên độ kế toán

Tài khoản chênh lệch chi phí sản xuất chung không có số dư cuối niên độ kế
toán
IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỂ HIỆN TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÔNG
TÁC KẾ TOÁN
Trong kế toán nói chung và kế toán chi phí nói riêng , có 4 tiêu chí mà doanh
nghiệp muốn hướng tới đó là :
- Tính cập nhật : thông tin phải luôn được cập nhật liên tục, sát với tình
hình thực tế của doanh nghiệp.
- Tính kịp thời : thông tin được đáp ứng kịp thời mỗi khi nhà quản lí cần
đến giúp cho quá trình ra quyết định được nhanh chóng và chính xác
17
- Tính chính xác : thông tin phải luôn chính xác và đúng vị trí phát sinh
- Tính đầy đủ : thông tin phải được ghi chép lại đầy đủ được thể hiện qua
sổ sách và các chứng từ .
V. MỘT SỐ CHỨNG TỪ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC
HẠCH TOÁN CHI PHÍ
Một số loại chứng từ thường đi kèm trong quá trình hạch toán chi phí đó
là :
- Phiếu chi phí công việc
- Bảng kê giá vốn phân bổ
- Bảng tính mức phân bổ
- Bảng phân tích chênh lệch chi phí
- v vv…
Các thông tin kế toán chi phí do phòng kế toán xác lập và được quản lí bởi
Kế toán trưởng ( thông tin chi tiết ) và giám đốc công ty ( kết quả chung ).
Thông tin được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động chi phí của công ty,
giúp cho việc sử dụng nguồn vốn hợp lí và hiệu quả hơn. Ngoài ra những
thông tin này còn được dùng để báo cáo với cơ quan Thuế để đánh giá
doanh thu mà công ty đạt được .
• Kết luận :

Phương pháp hạch toán chi phí truyền thống nghĩa là phân bổ chi phí vào
các tài khoản và các tiểu khoản nhằm ghi chép lại sự phát sinh chi phí
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây cũng là phương pháp hạch toán
chuẩn mực trong ngành kế toán tài chính. Ưu điểm của phương pháp này
là tất cả thông tin kế toán đều được thể hiện ở một chuẩn mực ghi nên cơ
sở dữ liệu đều ở dạng chuẩn tắc. Hơn nữa do được thể hiện ở một chuẩn
mực ghi nên các báo cáo tài chính cũng theo chuẩn mực chung, vì thế mà
được sử dụng để so sánh giữa các công ty trong cùng một ngành để đánh
18
giá vị thế tài chính của công ty. Tuy nhiên, phương pháp hạch toán chi phí
truyền thống cũng có những nhược điểm nhất định. Những thông tin về
hoạt động chi phí của công ty dù được chia nhỏ bởi các tiểu mục thế nào đi
nữa cũng không làm cho giám đốc (hoặc tổng giám đốc) nắm rõ được tỉ lệ
chi phí cụ thể cho từng loại chi phí , điều này làm cho việc quản lí chi phí
sẽ có những sai lệch nhất định dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình điều hành
công ty. Vì thế để tránh tình trạng này, cần phải có phương pháp hạch toán
chi phí linh hoạt hơn, chi tiết hơn và cụ thể hơn nhằm giúp cho giám đốc
nắm được những thông tin chi tiết hơn, liên quan đến việc ra quyết định
hơn có thể chiết suất ra các số liệu dễ hiểu hơn. Một số các phương pháp
ghi chép được sử dụng ở các nước tiên tiến là :
• ABC : Activity Based Cosing – phương pháp ghi chép chi phí dựa theo
hoạt động cơ sở
• ABM : Activity Based Management : phương pháp quản lí dựa theo
hoạt động cơ sở
• Job- costing ( product- costing ) : phương pháp quản lí giá sản xuất
Ưu điểm của những phương pháp này là hỗ trợ các phương pháp ghi chép
kế toán tài chính truyền thống để đưa ra thông tin chi tiết hơn, hữu ích hơn
và gần với nhu cầu thông tin khi ra quyết định của nhà quản lí hơn. Trong
đó, phương pháp ABC là phương pháp phổ biến và quan trọng nhất. Bên
cạnh đó, công tác kế toán bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Nhưng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ chú trọng đến kế
toán tài chính. Phương pháp ABC là một trong những công cụ đắc lực đáp
ứng nhu cầu thông tin quản trị của các nhà quản lí.
19
Chương 2 :
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC
HẠCH TOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG 204
Phần I : Đặc điểm tình hình sản xuất và quản lí của
công ty cổ phần xây dựng 204
I.Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng 204
Công ty xây dựng 204 là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng công
ty xây dựng Bạch Đằng, được Bộ xây dựng thành lập năm 1969. Là đơn vị
được giao nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ
tầng trên khắp các địa bàn trong cả nước. Trong suốt quá trình xây dựng và
trưởng thành, Công ty xây dựng 204 đã có bề dày kinh nghiệm trong việc
tổng thầu xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, cấp thoát nước, giao
thông, thuỷ lợi, bưu điện, nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và
khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện. Đến nay,
Công ty xây dựng 204 đã hội tụ được một lực lượng cán bộ công nhân viên
hùng hậu, có chuyên môn, tay nghề cao, với năng lực máy móc thiết bị thi
công cơ giới hiện đại, cùng với năng lực tài chính vững mạnh đủ sức đảm
đương tốt các công việc về xây dựng các công trình có chất lượng cao, có tính
chất kỹ thuật, mỹ thuật hoàn hảo và phức tạp.
Thực hiện các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, trong suốt quá
trình xây dựng và trưởng thành, Công ty xây dựng 204 đã tạo lập được bề dày
kinh nghiệm với các chức năng cụ thể như sau:
20
1/ Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng ->35 năm.
2/ Xây dựng các công trình giao thông->35 năm.

3/ Xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng, khu dân cư->22 năm.
4/ Xây dựng công trình thuỷ lợi, trạm bơm, cầu cảng->17 năm.
5/ Lắp đặt thiết bị cơ, điện, nước, trạm biến áp điện->17 năm.
6/ Sản xuất vật liệu xây dựng và trang trí nội thất-> 4 năm.
7/ Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị, xây dựng các nhà máy sản xuất công
nghiệp, các khu du lịch dịch vụ theo các hình thức BT, BOT ->2 năm.
Với bề dày kinh nghiệm nói trên, Công ty xây dựng 204 hoàn toàn tin
tưởng vào khả năng thực hiện và hoàn thành tốt các công trình với chất lượng
tốt nhất, đảm bảo các yêu cầu về kỹ mỹ thuật với tiến độ đúng theo yêu cầu
của Chủ đầu tư.
II.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây
dựng 204
Công ty cổ phần xây dựng 204 (Contruction Joint Stock Company
No.204 ) là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây lắp
theo mô hình công ty mẹ - công ty con, thuộc Tổng công ty Xây dựng Bạch
Đằng- Bộ xây dựng. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển Công ty đã
dần dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực xây lắp và có được uy tín
lớn trên thị trường.
Công ty cổ phần xây dựng 204 được thành lập ngày 25/03/1969. Trụ sở
chính của công ty đặt tại: số 268C Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng.
Với địa bàn hoạt động trên phạm vi cả nước nhưng chủ yếu vẫn là các tỉnh
thành phố khu vực phía Bắc.

21
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty trải qua các giai đoạn sau :
Giai đoạn từ năm 1969- 1980 : Đây là giai đoạn đầu thành lập của
Công ty với tên gọi là Công trường xây dựng 204. Đây cũng là thời kì cuộc
kháng chiến chống Mỹ diễn ra hết sức quyết liệt và giành thắng lợi . Nhiệm
vụ xây dựng của công ty là xây dựng các công trình phục vụ chiến đấu và
công trình công nghiệp dân dụng, công cộng tại Hải Phòng, Hải Hưng để đẩy

nhanh quá trình khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Trong giai đoạn này Công
ty đã xây dựng được một số công trình tiêu biểu : Nhà máy cá hộp Hải Phòng,
Nhà máy thủy tinh Hải Phòng, Nhà máy lạnh Việt Xô, Nhà máy lạnh Việt-
Bun, khu vực phục vụ đánh cá Hạ Long- Hải Phòng. Giai đoạn này số lượng
cán bộ công nhân viên của công ty là 500 người.
Giai đoạn từ năm 1980- 1991 : Đến năm 1980 Công trường xây dựng
204 đổi tên thành Xí nghiệp xây dựng 204 theo Quyết định số 1129/
BXD_TCCB ngày 22/8/1979 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, với hình thức tổ
chức của một xí nghệp hạch toán trực thuộc. Đây là giai đoạn cả nước tiến
hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội,… là những năm tháng thách thức và khắc nghiệt nhất của
công ty về nhiều mặt. Đứng trước những khó khăn thách thức đó, lãnh đạo
Công ty đã sớm có chủ trương tháo gỡ, năng động, sáng tạo, mạnh mẽ đề ra
nhiều biện pháp, xây dựng một loạt cơ chế nhắm tìm kiếm công ăn việc làm
cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời tích cực giải quyết các chế độ chính
sách để động viên khuyến khích người lao động, duy trì được lực lượng cần
thiết trụ vững trên thị trường. Giai đoạn này công ty đã xây dựng và hoàn
thành 35 công trình và 25 hạng mục công trình trong đó có những công trình
tiêu biểu như : Các hạng mục công trình thuộc khu cấp nhiên liệu Nhà máy
Nhiệt điện Phả Lại, Tổng kho du lịch Hải Phòng, nhà làm việc bốn tầng công
an thành phố Hải Phòng, Trụ sở UBND huyện Nam Thanh, Bệnh viện đa
khoa Nam Thanh(Hải Hưng), kho mát cầu Niệm Hải Phòng, khu nhà ở của
22
cán bộ công nhân viên Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại…vv. Trong giai đoạn này
số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty đã lên đến 600 người.
Giai đoạn từ năm 1991- 1995 : Giai đoạn này hoạt động của
công ty vẫn tập trung vào thi công xây dựng các công trình công nghiệp, công
cộng, dân dựng, cơ sở kỹ thuật hạ tầng…Trong giai đoạn này Công ty đã xây
dựng 21 công trình và hạng mục công trình, trong đó tiêu biểu là : Khu văn
hóa Thạch Thủy – Phả Lại, kho bạc huyện Nam Thanh – Hải Hưng, Kho bạc

Hải Dương, Nhà máy sứ Hải Dương, kho A34, trạm điện 110KV Cửa Cấm,
Trạm điện 220KV Đồng Hòa, trạm điện 110KV Móng Cái, trụ sở điện lực
Quảng Ninh, Khách sạn Hữu Nghị 11 tầng, khách sạn 12 tầng Plaza Hạ Long
– Quảng Ninh,…Biên chế cán bộ công nhân viên của công ty đã có sự giảm
bớt xuống chỉ còn 575 người.
Giai đoạn từ năm 1995- 2006 : Đầu những năm 90 với chủ trương
đổi mới, mở cửa về kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có
sự tăng trưởng nhanh. Các nước trong khu vực cũng như nhiều nước công
nghiệp phát triển đã có nhiều dự án đầu tư vào nước ta. Vì vậy việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm công nghiệp , trung tâm du lịch, dịch
vụ đã và đang có nhiều dự án triển khai thực hiện. Đặc biệt với những vị trí
nằm trong khu tam giác kinh tế phía Bắc: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh.
Trong khi đó Công ty (với tên gọi là Xí nghiệp xây dựng 204) vẫn là một xí
nghiệp hạch toán phụ thuộc của công ty xây dựng số 16 (hiện nay là Tổng
Công ty Xây dựng Bạch Đằng) chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ vì vậy gặp
nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và thực hiện các hợp đồng kinh tế
với các đơn vị khách hàng. Trước tình hình đó ngày 16/03/1996 theo quyết
định 286/BXD- TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Công ty đã quyết định
đổi tên là Công ty xây dựng 204 – là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách
pháp nhân thực hiện hạch toán độc lập là công ty trực thuộc Tổng Công ty
Xây dựng Bạch Đằng. Trong giai đoạn này để phù hợp với mô hình tổ chức
23
mới với quy mô và nhiệm vụ được giao ngày càng nặng nề. Công ty luôn tìm
hiểu nghiên cứu thị trường để tìm cho mình những hướng đi mới. Từ chỗ
thuần túy hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực trong lĩnh vực xây lắp, Công ty
đã nhanh chóng chuyển sang kinh doanh đa ngành đa sản phẩm, trong đó lấy
hoạt động kinh doanh xây lắp làm trọng tâm, sản xuất sản phẩm công nghiệp
làm định hướng lâu dài.
Trước tình hình nền kinh tế trong nước và thế giới ngày càng phát triển
với tốc độ nhanh chóng. Để quản lí và sử dụng nguồn vốn nhà nước ngày một

hiệu quả Nhà nước ta đã tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước
vừa và nhỏ. Công ty xây dựng 204 cũng là một trong số những doanh nghiệp
đó. Ngày 07/09/2005 Bộ trưởng Bộ xây dựng đã kí quyết định số 1690/QĐ-
BXD quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước – Công ty xây dựng 204
thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng thành Công ty cổ phần Xây dựng
204 bắt đầu từ ngày 01/01/2006. Ngày 02/12/2005 Đại hội cổ đông của Công
ty đã họp và quyết định Công ty sẽ chính thức đi vào hoạt động theo mô hình
của Công ty cổ phần từ ngày 01/01/2006. Công ty Cổ phần Xây dựng 204 có
tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán độc
lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo qui định của pháp
luật, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần và luật doanh
nghiệp, được đăng kí kinh doanh theo luật định, có số vốn điều lệ là
14.000.000.000 đ trong đó cổ phần Nhà nước là 707000 cổ phần trị giá
7.070.000.000 đ chiếm 50,5 % vốn điều lệ.
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển công ty đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn, đã thi công hơn 300 công trình công nghiệp, dân dụng, cầu
đường, cảng và các trạm điện có qui mô trung bình, lớn và hiện đại thuộc các
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có 09 công trình đạt được
huy chương vàng chất lượng cao như :
- Công trình Khách san Hữu Nghị 11 tầng Hải Phòng
24
- Công trình Cục quản lí vốn và DNNN tại Hải Phòng
- Công trình Sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng
- Công trình Trung tâm quan trắc môi trường Hải Phòng
- Công trình khách sạn plaza Quảng Ninh
- Công trình khách sạn Bạch Đằng Quảng Ninh
- Công trình huyện ủy Kiến Thụy Hải Phòng
- Công trình Dược phầm 3 Hải Phòng.
-
Công ty cũng đã được tặng thưởng nhiều huân huy chương và bằng khen như

- 12 cờ đơn vị thu đua xuất sắc
- 02 cờ đơn vị đạt chất lượng cao công trình sản phẩm xây dựng Việt
Nam
- 03 cờ đơn vị đạt thành tích xuất sắc về công tác an toàn vệ sinh lao
động
- 03 huân chương lao động hạng 2 và hạng 3
- 10 năm đạt lá cờ đầu ngành xây dựng Thành phố Hải Phòng
- 87 bằng khen của Chính phủ, Bộ xây dựng, Công đoàn xây dựng Việt
Nam và Thành phố Hải Phòng
Với khả năng và kinh nghiệm của mình, Công ty xây dựng 204 đã từng
bước nâng cao giá trị sản lượng trong sản xuất kinh doanh của mình. Năm
2004, sản lượng của Công ty đạt 80,58 tỷ đồng, năm 2005 sản lượng đạt
86,827 tỷ đồng, đến năm 2006, sản lượng của Công ty đã đạt đến 137,691 tỷ
đồng. Công ty xây dựng 204 phấn đấu nâng giá trị sản lượng năm 2008 đạt
219,673 tỷ đồng.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của Lãnh đạo Tổng công ty
xây dựng Bạch Đằng cũng như sự tín nhiệm của các quý khách hàng trong cả
25

×