Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Bốn vấn đề đặt ra khi thực hiện dự án BOT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.17 KB, 1 trang )

Bốn vấn đề đặt ra khi thực hiện dự án BOT
(5/12/2006 11:27:01 AM)


Đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trong nước là đầu tư xây dựng
công trình, tổ chức quản lý và kinh doanh có thu phí các dịch vụ sử dụng công trình với thời hạn dự tính thu hồi đủ
vốn và thu được lợi nhuận, sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng, thì công trình đó được chuyển giao không bồi hoàn
cho Nhà nước để tiếp tục quản lý và sử dụng. Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số
77/1997/NĐ-CP về Quy chế
đầu tư theo hình thức BOT trong nước đến nay, đã có một số dự án, công trình về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
như quốc lộ, đường liên tỉnh, cầu, cảng, nhà máy điện… được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, có công trình đã
bước vào giai đoạn tổ chức quản lý và kinh doanh, thật sự là một kênh thu hút đầu tư phát triển góp phần đáng kể c
ải
thiện môi trường đầu tư và làm thay đổi bộ mặt kinh tế đất nước.
Tuy vậy quá trình thực hiện hợp đồng BOT và hoàn tất các công việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nhất là việc
thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng đang có một số vấn đề
vướng mắc.

Một là, về ký hợp đồng BOT, theo quy định UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện được UBND cấp tỉnh chỉ định là cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT đối với các dự án nhóm B, C nhưng trong thực tế, UBND cấp tỉnh lại ủ
y
quyền cho các sở ký hợp đồng. Do quyền hạn của sở có hạn cho nên những vướng mắc trong quá trình thực hiện
hợp đồng sở phải báo cáo lên UBND cấp tỉnh, gây chậm trễ công việc và tạo thành một cấp hành chính trung gian
không cần thiết.
Hai là, về thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán công trình BOT, theo quy định thì đây là trách nhiệm
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồ
ng BOT, trường hợp từ chối phê duyệt thì phải nêu rõ chi tiết cần
thay đổi và cách bổ sung, thay đổi. Trong thực tế, do những nguyên nhân như chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
thay đổi lớn (thường là tăng lên), cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi phương án thiết kế, bổ sung nhiều hạng
mục công trình vào dự án… cho nên thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của dự án bị điều chỉnh không chỉ
một lần so với


phê duyệt lần đầu. Có dự án, UBND cấp tỉnh đã ra quyết định điều chỉnh đầu tư, các thành viên ban nghiệm thu
thống nhất nghiệm thu, xác nhận những bổ sung phát sinh, nhưng tổng dự toán công trình chưa được điều chỉnh cho
phù hợp, cho nên chưa đủ cơ sở để lập hồ sơ hoàn công và quyết toán công trình. Vì theo quy định, những bổ sung
phát sinh phải được đưa vào ph
ụ lục điều chỉnh hợp đồng BOT, tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp BOT thanh quyết
toán công trình.
Ba là, về việc tổ chức thu phí, theo quy định cơ quan quản lý nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và có sự hỗ trợ
cần thiết đề doanh nghiệp BOT thu đúng, thu đủ giá và phí dịch vụ, cũng như các khoản thu hợp pháp từ kinh doanh
công trình BOT; trong trường hợp cần thiết, doanh nghi
ệp BOT có quyền hỗ trợ theo quy định mới được ban hành,
thì các dự án thu phí giao thông phải báo cáo HĐND cấp tỉnh (mỗi quý một lần) gồm nhiều nội dung, chủ yếu là nằm
trong chương trình toàn khóa, cho nên hiếm khi được đưa vào nội dung chương trình. Thực tế là một số dự án đã kết
thúc quá trình thực hiện đầu tư, công trình đã đi và vận hành, nhưng doah nghiệp BOT chưa được HĐND cấp tỉnh
chấ
p thuận cho tổ chức thu phí. Các ngân hàng thường hợp vốn sau nhiều lần gia hạn hợp đồng vay vốn đối với dự
án BOT đã chuyển toàn bộ vốn vay sang nợ quá hạn và tính lãi suất 150% so với lãi suất thông thường. Trong khi
đó, hàng tháng doanh nghiệp BOT còn phải thanh toán cho những chi phí như điện chiếu sáng, trông coi, bảo vệ,
duy tu, bảo dưỡng công trình… với giá trị không nhỏ. Điều này đã tạo nên áp lực về tài chính rất lớn cho doanh
nghiệp BOT; m
ột vài doanh nghiệp vì có dự án đầu tư BOT mà đang sản xuất , kinh doanh có hiệu quả, nay nợ nần
chồng chất và đang đứng trước bờ vực phá sản.
Bốn là, thời gian qua, một số địa phương tiến hành thanh tra toàn diện các công trình trọng điểm trên địa bàn (trong
đó có dự án đầu tư theo hình thức BOT trong nước) nhằm lập lại trật tự trong công tác xây dựng cơ bản. Đó là việc
làm cầ
n thiết. Kết luận thanh tra đã chỉ ra những sai sót của tư vấn thiết kế, giám sát thi công, doanh nghiệp BOT
và cơ quan được ủy quyền ký hợp đồng BOT. Những kiến nghị của thanh tra đã được các bên chủ thể tham gia hợp
đồng tiến hành tổ chức thực hiện nghiêm túc. Theo các chuyên gia kinh tế, không nên vì sai sót của các bên trong
quá trình thực hiện dự án đầu tư BOT mà làm ngưng trệ các công việc của dự án như không thực hiện theo đúng
hợp đồng đã ký với doanh nghiệp BOT, chậm chễ trong việc phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán công trình, dự án đã
kết thúc quá trình thực hiện đầu tư nhưng doanh nghiệp không được thu phí dịch vụ do phải chờ đợi sự chấp thuận

của HĐND cấp tỉnh. Cơ quan quản lý nhà nước cần phân định rạch ròi chức năng quản lý xã hội và quyền hạn, trách
nhiệ
m của mình là một bên ký hợp đồng BOT.
Phạm Văn Nhạ
(Nguồn: Theo báo Nhân dân, ngày 1/3/2004)
/>

×