Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG, CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.17 KB, 16 trang )

lOMoARcPSD|9881195

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----***----

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX - LENIN
HÀNG HĨA SỨC LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG,
CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hương Giang

Hà Nội, 2020

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
NỘI DUNG................................................................................................... 2
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 2
1. Khái niệm hàng hóa ......................................................................... 2
2. Hàng hóa sức lao động .................................................................... 2
2.1.


Khái niệm sức lao động .......................................................... 2

2.2. Hàng hóa sức lao động, điều kiện để sức lao động chuyển
thành hàng hóa .................................................................................... 2
2.3.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động .............................. 3

2.3.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động ....................................... 3
2.3.2. Gía trị sử dụng của hàng hóa sức lao động ......................... 4
2.4. Giá cả của hàng hóa sức lao động – tiền cơng ........................ 5
2.4.1. Bản chất tiền cơng ............................................................... 5
2.4.2. Hình thức tiền công cơ bản ................................................. 5
2.4.3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế ......................... 5
3. Thị trường sức lao động .................................................................. 5
II.
VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG, CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT
NAM. ......................................................................................................... 6
1. Cơ sở lý luận.................................................................................... 6
1.1. Khái niệm cơ bản về tiền lương .............................................. 6
1.2.

Bản chất của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản ..................... 6

2. Thực trạng chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay ................. 7
2.1.

Về chính sách tiền lương tối thiểu .......................................... 7

2.2. Những hạn chế bất cập trong chính sách tiền lương ở Việt

Nam.... ................................................................................................. 8
3. Giải pháp cải cách tiền lương ........................................................ 10
KẾT LUẬN ................................................................................................ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 13

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn đối với một quốc gia, đó
vừa là tiền đề, vừa là động lực và là mục tiêu để thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Quan tâm đến nguồn lao động tức là quan
tâm đến mọi mặt vấn đề liên quan đến người lao động, từ đó bộc lộ bản chất,
tính ưu việt của chế độ. Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lê nin về hàng hóa
sức lao động cùng với thực trạng thị trường sức lao động của nước ta hiện
nay thì viêc hồn thiện thị trường sức lao động khơng chỉ mang tính kinh tế
mà cịn mang ý nghĩa chính trị, là một vấn đề cấp thiết. Vậy nên tơi muốn
nghiên cứu đi sâu vào phân tích: “hàng hóa sức lao động và ý nghĩa đối với
việc hồn thiện thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay” và “vấn đề tiền
lương, cải cách tiền lương của Việt Nam hiện nay”
Bài tiểu luận sẽ giải thích, phân tích, làm rõ các khái niệm “hàng hóa”,
“hàng hóa sức lao động”, “thị trường”, “thị trường sức lao động” theo chủ
nghĩa Mác – Lê nin từ đó rút ra ý nghĩa việc nghiên cứu hàng hóa sức lao

động đối với việc hoàn thiện thị trường sức lao động vệt nam trong thời kỳ
đổi mới. Hơn nữa, cũng sẽ làm rõ vấn đề tiền lương, cải cách tiền lương ở
Việt Nam. Phân tích thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động Việt nam
hiện nay, từ đó đề xuất ra một số giải pháp góp phần nâng cao và hồn thiện
thị trường sức lao động tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

1
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu
cầu nhất định nào đó của con người thơng qua trao đổi, mua bán.
Hàng hố có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị (hay giá trị trao
đổi). Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động sản xuất hàng hóa có
hai mặt: lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa, lao động trừu
tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Thuộc tính tự nhiên của hàng hóa là giá trị
sử dụng, thuộc tính xã hội của hàng hóa là hao phí lao động kết tinh trong nó
và là giá trị. Bất kỳ một vật nào muốn trở thành hàng hóa đều phải có đủ hai
thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị.
2. Hàng hóa sức lao động
2.1.


Khái niệm sức lao động
Theo C.Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực

thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và
được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào
đó”. Sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi q trình sản xuất.
2.2.

Hàng hóa sức lao động, điều kiện để sức lao động chuyển thành
hàng hóa
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của

sản xuất. Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng
là hàng hóa. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nơ lệ khơng
phải là hàng hóa vì bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô nên anh ta
khơng có quyền bán sức lao động của mình. Người thợ thủ cơng tự do tuy
được tuỳ ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta
cũng khơng phải là hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm
ni sống mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống. Sức lao động

2
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

để trở thành hàng hố cần phải có những điều kiện nhất định. Điều kiện để
sức lao động trở thành hàng hóa:
• Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do vệ thân thể, làm chủ
được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một

hàng hóa.
• Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản
xuất và tư liệu sinh hoạt. Họ trở thành người “vô sản”. Để tồn tại buộc họ
phải bán sức lao động của mình để sống.
Như vậy, sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để
tiển biến thành tư bản. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thơng
hàng hố và lưu thơng tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.
2.3.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có

hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng
2.3.1.

Giá trị của hàng hóa sức lao động
Giống như các hàng hố khác, giá trị hàng hoá sức loa động củng do

thời gian lao động xã hội cần thiết để xuất và tái sản xuất sức lao động quyết
định.
Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sông của con người. Muốn tái
sản xuất ra năng lực đó, người cơng nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu
sinh hoạt nhất định để mặc, ở, học nghề,… Ngồi ra người lao động cịn phải
thoả mãn những nhu cầu của gia đình và con cái anh nữa. Chỉ có như vậy,
thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất ra một cách liên tục.
Như vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao
động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt nuôi sống bản thân người cơng nhân và gia đình anh
ta; hay nói cách khác, giá trị hàng hố sức lao động được đo gián tiếp rằng
giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.


3
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Do vậy sức lao động là hàng hoá đặc biệt và giá trị hàng hoá sức lao
động khác với hàng hố thơng thường ở chỗ nó cịn bao hàm cả yếu tố tinh
thần và lịch sử:
- Yếu tố tinh thần: ngồi những nhu cầu về vật chất, người cơng nhân cịn
có những nhu cầu về tinh thần, văn hố...
- Yếu tố lịch sử: nhu cầu của con người phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử
của mỗi nước ở từng thời kỳ, đồng thời nó cịn phụ thuộc cả vào điểu kiện
địa lý, khí hậu của nước đó.
Mặc dù bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử nhưng đối với mỗi một
nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mơ những tư liệu sinh
hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể
xác định được lượng giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây
hợp thành: một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần
thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người cơng
nhân; hai là, phí tổn đào tạo người công nhân; ba là, giá trị những tư liệu sinh
hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái và gia đình người cơng nhân.
2.3.2.

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ra trong quá trình

tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người cơng nhân.
Q trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hố sức động khác với q trình

tiêu dùng hàng hố thơng thường ở chỗ: đối với các hàng hóa thơng thường,
sau q trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó
đều tiêu biến mất theo thời gian; cịn đối với hàng hố sức lao động, q trình
tiêu dùng chính là q trình sản xuất ra một loại hàng hố nào đó, đồng thời
là q trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá của bản thân hàng hoá sức lao
động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt.
Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hố sức lao động có chất đặc biệt,
nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá
trị của bản thân nó. Đây chính là chìa khố để giải thích mâu thuẫn của cơng
4
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

thức chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng
hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
2.4.
2.4.1.

Giá cả của hàng hóa sức lao động – tiền công
Bản chất tiền công
Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động mà nhà tư bản đã mua

của người cơng nhân. Vì vậy, giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ quyết định
tiền cơng.
Tiền cơng phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu và cuộc đấu tranh của
giai cấp cơng nhân cũng như các chính sách điều tiết của nhà nước.
2.4.2.


Hình thức tiền cơng cơ bản
Tiền cơng có hai hình thức cơ bản sau đây:
Tiền cơng tính theo thời gian là hình thức tiền cơng tính theo thời gian

lao động của người công nhân (giờ, ngày, tuần, tháng). Tùy vào độ dài hay
ngắn của thời gian lao động, nhà tư bản sẽ trả mức tiền công tương ứng cho
người cơng nhân.
Tiền cơng tính theo sản phẩm là hình thức tiền cơng tính theo số lượng
sản phẩm đã làm ra hoặc việc hoàn thành xong số lượng công việc mà người
công nhân trong một thời gian nhất định.
2.4.3.

Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do

bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa
và dịch vụ mà người cơng nhân mua được bằng tiền cơng danh nghĩa của
mình.
3.

Thị trường sức lao động
Thị trường theo nghĩa hẹp là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng

hóa. Cịn theo nghĩa rộng, thị trường là tổng thể tất cả các mối quan hệ cạnh
tranh, cung – cầu, giá cả,... mà trong đó giá cả và lượng hàng hóa tiêu thụ
được xác định. Thị trường sức lao động hay còn gọi là thị trường lao động là
5
Downloaded by Diem Quynh ()



lOMoARcPSD|9881195

một trong số các loại thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một
bên là người lao động tự do (người bán) và một bên là người cần sử dụng lao
động (người mua). Sự trao đổi này dựa trên thỏa thuận về tiền công, điều
kiện lao động,... được thể hiện trên hợp đồng lao động.
II. VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG, CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT
NAM
1.
1.1.

Cơ sở lý luận
Khái niệm cơ bản về tiền lương
Tiền lương danh nghĩa: Là phần thu nhập người lao động nhận được

sau quá trình lao động của mình, tương ứng với hao phí sức lao động, năng
suất lao động, trình độ, kinh nghiệm của người lao động.
Tiền lương thực tế: Được hiểu là số lượng các loại hàng hóa tiêu dùng
và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động có thể mua được bằng tiền
lương danh nghĩa.
Tiền lương trả đúng theo hao phí sức lao động, có khả năng tái sản
xuất sức lao động và là động lực trực tiếp cho người lao động. Tóm lại, tiền
lương là giá cả hàng hóa sức lao động, giá cả hàng hóa này xác định trên cơ
sở sức lao động, quan hệ cung – cầu của thị trường sức lao động và các quy
định của pháp luật Việt Nam.
1.2.

Bản chất của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản
Theo C.Mác thì sức lao động là khả năng lao động của mỗi người gồm


cả thể lực và trí lực lao động là sự vận động của sức lao động đó. Nhưng
trong q trình lao động, sức lao động đã tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá
trị sức lao động, phần dôi ra đôi khi bị nhà tư bản chiếm không. Nhưng xã
hội lại cho rằng nhà tư bản khơng bóc lột cơng nhân vì nhà tư bản trả tiền
cho công nhân sau khi công nhân đã hao phí sức lao động để sản xuất ra hàng
hóa. Mặt khác, tiền cơng được trả theo thời gian lao động hoặc theo số lượng
hàng hóa sản xuất được. Như vậy, tiền lương đã che dấu mất thực chất bóc
lột của CNTB. Nhưng bề ngồi thì dường như tồn bộ lao động mà cơng
6
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

nhân đã hao phí đều được nhà tư bản trả đầy đủ. Thực ra, tiền lương mà nhà
tư bản trả cho công nhân không phải là trả công lao động. Nếu lao đơng bán
được, thì lao động phải là hàng hóa và phải có giá trị nhưng lao động khơng
phải là hàng hóa, chỉ có sức lao động mới là hàng hóa.
Vậy bản chất của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu
hiện bằng tiền của giá trị sức lao động nhưng lại biển hiện ra bề ngồi thành
giá cả của lao động.
2.
2.1.

Thực trạng chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay
Về chính sách tiền lương tối thiểu
Tiền lương tối thiểu được xác định theo nhu cầu tối thiểu, khả năng

nền kinh tế, tiền lương trên thị trường sức lao động, chỉ số giá sinh hoạt. Nó

làm căn cứ để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương,
phụ cấp lương trong khu vực nhà nước, tính mức lương ghi trong hợp đồng
lao động và thực hiện chế độ khác cho người lao động theo quy định của
pháp luật. Trong Điều 56 của Bộ luật Lao động ghi: Mức tiền lương tối thiểu
được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm công việc
giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản
đơn và một phần tiền lương tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng
làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.
Theo nguyên tắc của C.Mác tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức
lao động, mức chấp nhận tối thiểu của người lao động “chi phí sản xuất của
sức lao động giản đơn quy thành chi phí sinh hoạt của người cơng nhân và
chi phí để tiếp tục duy trì nịi giống đó là tiền công”. Tiền công được định
như vậy là tiền công tối thiểu, tức là giới hạn thấp nhất của tiền lương phải
đảm bảo khôi phục lại sức lao động của con người và tiền lương cũng được
quyết định bởi những quy luật quyết định giá cả của tất cả các hàng hóa
khác,… bởi quan hệ của cung đối với cầu, của cầu đối với cung. Đảng và
Nhà nước ta ln quan tâm, cải cách và đổi mới chính sách tiền lương cho
phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Từ khi ban hành Nghị định
7
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

235/HĐBT tháng 9/1985 về cải cách tiền lương trong cán bộ cơng chức đến
dầu năm 1993, Chính phủ đã 21 lần điểu chỉnh tiền lương. Từ 1993 đến nay
, chính sách tiền lương đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, khắc phục
những hạn chế cơ bản của chính sách tiền lương theo Nghị định 235/HĐBT
(1985) tạo sự hài hịa hơn về lợi ích giữa người lao động với người sử dụng
lao động là Nhà nước, với 4 nội dung cơ bản: mức lương tối thiểu, quan hệ

tiền lương giữa các khu vực, các chế độ phụ cấp tiền lương và cơ chế quản
lý tiền lương, thu nhập, trong đó xác định mức tiền cơng, tiền lương tối thiểu
là căn cứ nền tảng để xác định giá cả sức lao động, hình thành bốn hệ thống
thang bảng lương riêng cho 4 khu vực là :
- Tiền lương của khu vực sản xuất kinh doanh của Nhà nước căn cứ trên
năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh để định ra mức tiền
lương, tiền thưởng tương đối hợp lý, đồng thời cho phép các doanh
nghiệp tùy theo kết quả sản xuất kinh doanh có thể giải quyết tiền
lương tối thiểu gấp 1,5 lần.
- Tiền lương của lực lượng vũ trang nhân dân được tiền tệ hóa.
- Tiền lương của khu vực hành chính, sự nghiệp được thiết kế theo
ngạch công chức phù hợp với chức danh và tiêu chuẩn chun mơn,
mỗi ngạch lại có nhiều bậc để khuyến khích cơng chức phấn đấu vươn
lên.
- Tiền lương của khu vực dân cư và bầu cử đều thống nhất, mỗi chức
vụ chỉ có một mức lương, nếu được tái cử thì có phụ cấp thâm niên tái
cử.
2.2.

Những hạn chế bất cập trong chính sách tiền lương ở Việt Nam
Thứ nhất, duy trì q lâu một chính sách tiền lương thấp đối với cán

bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). Các lần cải cách vừa qua luôn bị chi
phối tuyệt đối bởi khả năng của ngân sách nhà nước, nên đã thực hiện một
chính sách tiền lương quá thấp đối với CBCCVC và gắn chặt với tiền lương

8
Downloaded by Diem Quynh ()



lOMoARcPSD|9881195

tối thiểu chung vốn rất thấp (chỉ đáp ứng 65% – 70% nhu cầu mức sống tối
thiểu của người lao động). Phần lớn là hưởng lương ở mức cán sự và chuyên
viên, chiếm khoảng 73% (cán sự chiếm 32% và chun viên 41%), cịn ở
mức chun viên chính là 24% và chuyên viên cao cấp là 3%.
Thứ hai, quan hệ tiền lương tối thiểu – trung bình – tối đa cũng chưa
hợp lý, nhất là hệ số trung bình quá thấp trong quan hệ tiền lương tối thiểu –
trung bình – tối đa nên không cải thiện được đời sống và khuyến khích được
CBCCVC có hệ số lương thấp; tiền lương trả cho CBCCVC được quy định
bằng hệ số được tính trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung; tiền lương chưa
được trả đúng với vị trí làm việc, chức danh và hiệu quả công tác, chất lượng
cung cấp dịch vụ công. Theo Bộ Nội vụ, giai đoạn 2016-2020 thực hiện mở
rộng quan hệ mức lương tối thiểu – trung bình – tối đa từ mức 1 – 2,34 – 10
hiện nay lên mức 1 – 3,2 – 15.
Thứ ba, trong khi tiền lương khơng đủ sống, thì thu nhập ngồi lương
lại rất cao (phụ thuộc vào vị trí, chức danh công việc, lĩnh vực quản lý, vùng,
miền…) và không có giới hạn, khơng minh bạch, cũng khơng kiểm sốt
được. Mức lương tối thiểu của công chức năm nay được nâng lên 1.050.000
đồng, song vẫn là mức quá thấp, không đủ cho chi phí trong cuộc sống vốn
ngày càng đắt đỏ do lạm phát.
Thứ tư, tiền lương Nhà nước quy định trả cho CBCCVC mặc dù còn
rất thấp, nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp do ngân sách nhà nước (NSNN)
bảo đảm lại chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi NSNN, cho nên buộc phải
“gọt chân cho vừa giày”. Năm 2011, lương, phụ cấp ước chiếm 51% chi
thường xuyên của NSNN, đạt gần 9,6% GDP. Trong khi năm 2010, con số
này chỉ là 6,7% GDP. Ngoài ra, 21 ngành được hưởng ở 16 loại phụ cấp ưu
đãi khác nhau đang có xu hướng mở rộng hơn, khiến NSNN dành cho lương
tối thiểu ngày càng bị mỏng đi.
Thứ năm, việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự

nghiệp cơng (dịch vụ cơng) cịn chậm và đạt kết quả thấp, nhất là trong y tế,
9
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

giáo dục và đào tạo… gây khó khăn cho cải cách tiền lương và tạo nguồn để
trả lương cao cho CBCCVC. Đối với các tỉnh, thành phố lớn đông dân cư
như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh… dễ dàng kêu gọi các nhà đầu tư trong và
ngoài nước triển khai thực hiện, nhưng đối với cấp huyện, nhất là đối với
huyện thuộc vùng núi cao, trung du, hải đảo, việc triển khai thực hiện xã hội
hóa rất khó khăn.
3.

Giải pháp cải cách tiền lương
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận

thức về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của cải cách chính
sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và
người lao động trong các doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy,
phương pháp, cách làm, tạo sự đồng thuận cao ở các cấp, các ngành, các cơ
quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người hưởng lương và toàn xã hội trong
việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
chính sách tiền lương.
Thứ hai, xây dựng và hồn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là
giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương.
Thứ ba, xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới, cụ thể hoá việc
thống nhất quản lý, ban hành văn bản chế độ tiền lương của cán bộ, công
chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ Trung ương đến cấp xã, thực hiện

chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo đảm không thấp
hơn tiền lương hiện hưởng.
Thứ tư, quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây
là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương.
Thứ năm, triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương
6 khố XII và các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên
quan là cơng việc rất quan trọng để cải cách chính sách tiền lương một cách
đồng bộ.

10
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Thứ sáu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Sửa đổi, hoàn
thiện pháp luật về CBCCVC, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đối tượng
và tiền lương của CBCCVC, bảo đảm liên thơng, tích hợp với các cơ sở dữ
liệu quốc gia khác có liên quan. Làm tốt công tác phối hợp giữa cơ quan quản
lý nhà nước chuyên ngành với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính
các cấp trong quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tránh
chồng chéo, lãng phí.
Thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của nhân
dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, triển khai thực hiện
đồng bộ các giải pháp thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình
bảo đảm thực hiện cải cách chính sách tiền lương đạt kết quả, mang lại hiệu
ứng tích cực cho nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trò của các tầng lớp
nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát,
phản biện việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ với sắp xếp
tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý đối

với các đơn vị sự nghiệp công lập.

11
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

KẾT LUẬN
Hàng hóa sức lao động xuất hiện đánh dấu 1 bước ngoặt cách mạng
trong phương thức kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, hình thành quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, sản xuất hàng hoá lớn tư bản chủ nghĩa trở
thành phổ biến dẫn đến thời đại kinh tế mới xuất hiện năng lực sản xuất ngày
càng cao.
Phạm trù hàng hóa sức lao động chính là điều kiện chuyển hóa tiền
dẫn đến tư bản và làm dáng tỏ mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản;
đồng thời là cơ sở kết hợp để C.Mác và Ă.Ghen xây dựng thành công học
thuyết giá trị thặng dư và học thuyết tiểu công trong chủ nghĩa tư bản.
Hiện nay, Tiền lương là vấn đề rất quan trọng được nhiều người quan
tâm, nhất là người lao động. Bởi vì, tiền lương có vai trị to lớn, là nguồn thu
nhập chủ yếu của người lao động, nó được xác định trên thị trường lao động
thơng qua hình thức thỏa thuận tiền lương giữa người lao động và người sử
dụng lao động. Vậy nên Đảng và nhà nước cần có những cải cách về tiền
lương một cách hợp lí để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

12
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia, (2010)
Tạp chí cộng sản <Nghiên cứu và trao đổi -số 24>, Hà Nội, (2008)
Vấn đề thực trạng về tiền lương ở Việt Nam hiện nay, link web:
/>Bảy nhiệm vụ, giải pháp cải cách tiền lương, link web:
/>
13
Downloaded by Diem Quynh ()



×