Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài bách tán đài loan (taiwania cryptomerioides hayata) có nguy cơ tuyệt chủng tại khu bảo tồn thiên nhiên hoàng liên văn bàn,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 68 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Loài Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) có tên

địa phương là Cha câu (tiếng H’Mơng)

thuộc họ Hoàng đàn

(Cupressaceae), lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2002 tại xã Liêm Phú,
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, là một trong 10 lồi Thơng ưu tiên cho hoạt
động bảo tồn tại Việt Nam (Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự, 2005).
Bách tán Đài Loan là thực vật hạt trần cịn sót lại của Thế giới, đến nay
đã được tìm thấy có mọc tự nhiên tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào
Cai và hai thôn Lùng Cúng và Phìn Ngài, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải,
tỉnh n Bái đây là lồi thực vật khơng chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học (lồi
thực vật có ít tiến hóa, phân bố rất hẹp). Lồi này cịn có ý nghĩa văn hố lớn
ở Trung Quốc do có hình dáng đẹp và sống lâu. Đây cịn là một trong những
lồi Thơng cao nhất của Việt Nam và cũng có những giá trị tiêu biểu tương tự.
Hiện các mối đe doạ chính đối với lồi Bách tán Đài Loan được xác
định là: quần thể nhỏ lại bị đe doạ bởi việc chia tách rừng, môi trường sống bị
đe dọa, cháy rừng, chặt chọn lọc của người dân địa phương, khả năng tái sinh
rất ít và biến động, thiếu cơ sở khoa học và kiến thức về bảo tồn. Vì vậy, lồi
này được đánh giá là đang bị tuyệt chủng trầm trọng A2c, B1ab (i-v), B2ab (iv), C2a(ii) ở cấp quốc tế và quốc gia. Về mặt pháp lý, loài này được dẫn trong
Sách Đỏ Việt Nam năm 2007; được xếp vào nhóm IA: Thực vật rừng đang bị
đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
trong nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về


buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Việc bảo tồn loài Bách tán Đài Loan là rất cần thiết không những cho
Việt Nam và cả trên thế giới, có ý nghĩa rất lớn đối với bảo tồn đa dạng sinh
học tồn cầu. Vì vậy, xuất phát từ u cầu đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu


2
đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Bách tán Đài
Loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) có nguy cơ tuyệt chủng tại Khu

Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai”. nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, đề xuất những hướng bảo tồn
và phát triển bền vững lồi cây có triển vọng và quý, hiếm này tại Khu Bảo
tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nhằm cung cấp thông tin về đặc điểm hình thái, sinh thái học cơ bản
của loài Bách tán Đài Loan tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn
Bàn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và
phát triển loài cây này ở tỉnh Lào Cai và Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Nhằm cung cấp thông tin về đặc điểm hình thái và sinh thái học của

loài Bách tán Đài Loan.
-

Xác định được một số đặc điểm tái sinh tự nhiên và phân bố của loài


Bách tán Đài Loan tại khu vực nghiên cứu.
-

Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở tỉnh Lào

Cai và Việt Nam.
3.

Ý nghĩa khoa học của đề tài
-

Về mặt khoa học: Bổ sung các thông tin khoa học và là cơ sở khoa

học cho các nhà quản lý bảo tồn.
-

Về mặt thực tiễn: Cơ sở để thực hiện nghiên cứu loài Bách tán Đài

Loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo
tồn loài tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới thực vật rất phong phú và đa dạng với khoảng 250.000
loài thực vật bậc cao, trong đó thực vật ngành Thơng chỉ chiếm có trên 600

loài, một con số đáng khiêm tốn.
Cây thuộc ngành Thơng là những lồi cây có nguồn gốc cổ xưa nhất,
khoảng trên 300 triệu năm. Các vùng rừng cây ngành Thông tự nhiên nổi
tiếng thường được nhắc tới ở Châu Âu với các lồi Vân sam (Picea), Thơng
(Pinus); Bắc Mỹ với các lồi Thơng (Pinus), Củ tùng (Sequoia,
Sequoiadendron) và Thiết sam (Pseudotsuga); Đông á như Trung Quốc và
Nhật Bản với các loài Tùng bách (Cupressus, Juniperus), Liễu sam
(Cryptomeria) và Bách Đài Loan (Taiwania cryptomerioides). Các lồi cây
thuộc ngành Thơng đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào nền kinh tế của một
số nước như Thụy điển, Na Uy, Phần Lan,...Lịch sử lâu dài của Trung Quốc
cũng đã ghi lại nguồn gốc các cay ngành Thơng cổ thụ hiện cịn tồn tại đến
ngày nay mà có thể dựa vào nó để đoàn tuổi của chúng. Chẳng hạn trên núi
Thái sơn (Sơn Đơng) có cây Tùng ngũ đại phu do Tần Thủy Hoàng phong
tặng tên cây; cây Bách hán tướng quân ở thư viện Tùng Dương (Hà Nam), cây
Bách nước Liêu (cong gọi là Liêu bách) trong công viên Trung Sơn (Bắc
Kinh).... Đồng thời, nhiều nơi khác trên thế giới cũng có một số cây cổ thụ
nổi tiếng như cây Củ Tùng (Sequoia) có tên "cụ già thế giới" ở California
(Mỹ) đã trên 3.000 năm tuổi, cây Tuyết từng (Cedrus đeoât) trên đảo Ryukyn
(Nhật Bản) qua máy đo đã 7.200 năm tuổi. Tại Li Băng hiện còn một đám
rừng gồm 400 cây Bách Li Băng (Cedrus) nổi tiếng từ thời tiền sử, trong đó
có 13 cây cổ địa có hàng nghìn năm tuổi.


4

Cây trong ngành Thơng là một trong những nhóm cây quan trọng nhất
trên thế giới. Các khu rừng cây ngành Thơng rộng lớn của Bắc bán cầu là nơi
lọc khí cacbon, giúp làm điều hịa khí hậu thế giới. Rất nhiều dãy núi trên thế
giới gồm rừng các loài cây ngành Thơng chiếm ưu thế đóng một vai trị quyết
định đối với việc điều hòa nước cho các hệ thống sơng ngịi chính. Những trận

lụt lội khủng khiếp gần đây ở các vùng thấp như các nước Trung Quốc và Ấn
Độ có quan hệ trực tiếp tới việc khai thác q mức cây ngành Thơng phịng hộ
đầu nguồn. Rất nhiều loài thực vật, động vật và nấm phụ thuộc vào cây ngành
Thơng để tồn tại, do đó khơng có cây ngành Thơng thì những lồi này sẽ bị
tuyệt chủng. Ngành Thơng cung cấp một phần chính gỗ cho xây dựng, ván ép,
bột giấy và các sản phẩm giấy của thế giới. Nhiều lồi cịn cho gỗ q với
những cơng dụng đặc biệt như dùng đóng tàu hay làm đồ mỹ nghệ. Phần lớn
cây thuộc ngành Thơng có gỗ dễ gia cơng, bền. Cây thuộc ngành Thơng cịn là
nguồn cung cấp nhựa quan trọng trên toàn thế giới, Hạt của nhiều lồi cịn là
nguồn thức ăn quan trọng cho dân địa phương ở các vùng xa như ở Chi Lê,
Mexico, Úc và Trung Quốc.
Hiện tại có trên 200 lồi cây thuộc ngành Thông được xếp là bị đe dọa
tuyệt chủng ở mức toàn thế giới, rất nhiều loài khác bị đe dọa trong một phần
phân bố tự nhiên của loài, những đe dọa hay gặp nhất là việc khai thác quá mức
lấy gỗ hay các sản phẩm khác, phá rừng làm bãi chăn thả gia súc, trồng trọt và
làm nơi sinh sống cho con người cùng với sự gia tăng tần suất của các đám cháy
rừng. Tầm quan trọng đối với thế giới của cây thuộc ngành Thông làm cho việc
bảo tồn chúng trở nên có ý nghĩa đặc biệt. Sự phức tạp trong các yếu tố đe dọa
gặp phải đòi hỏi cần có một loạt các chiến lược được thực hành để bảo tồn và sử
dụng bền vững các loài cây này. Bảo tại chỗ thông qua các cơ chế như hình thành
các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên là một giải pháp tốt, có hiệu quả
đối với những khu vực lớn có rừng ngun sinh. Cơng tác bảo tồn đòi hỏi sự
cộng tác của mọi người từ các ngành nghề và tổ chức khác


5

nhau. Những người làm công tác này đều phụ thuộc vào việc định dạng chính
xác lồi cây mục tiêu hay các sinh vật khác có liên quan và vào các thông tin
cập nhật ở các mức độ địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế.

Loài Bách tán Đài Loan Taiwania cryptomerioides lần đầu tiên được
phát hiện từ Đài Loan vào năm 1906 và được phát hiện ở Việt Nam vào năm
2002. Từ khi được phát hiện, các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung vào
nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh học, gỗ, nhân giống và thành phần hóa học
của vỏ thân và lá. Kết quả nghiên cứu các lĩnh vực nêu trên đã khẳng định:
*

Trên thế giới lồi này đã được ghi nhận có phân bố tại 4 địa điểm là

Đài Loan, Trung Quốc (Quí Châu, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam), Myanma
và Việt Nam (Lào Cai, n Bái) và đánh gía tình trạng bảo tồn: sắp bị tuyệt
chủng A.1d (Nguyen Tien Hiep và cộng sự, 2004).
1.1.1. Nghiên cứu về Bách tán Đài Loan
* Đặc điểm hình thái học
Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) là cây gỗ lớn,
cao có thể từ 10m đến 90m, có đường kính lên tới 3 - 3,5m và thường tìm
thấy những cây như vậy trong các khu rừng lá kim (Liu và Su, 1983). Cây có
thể sống tới 1.000 năm tuổi nên nó được đánh giá là lồi thực vật có ít tiến
hóa nhất, có vai trị quan trọng trong hệ sinh thái rừng, lá lưỡng hình, hình
kim, tán cây rộng, cấp hình thoi. Quả có chiều dài từ 10-20cm, rộng 3-7 cm.
Hạt giống hình chữ nhật với cánh rộng, vỏ màu nâu đỏ hay xám trắng, vỏ bên
ngoài 1,4-1,5 cm dày, xơ; vỏ bên trong 3-6 mm dày, tiết nhựa màu trắng. Thân
màu nâu xám, nứt dọc (Liu, 1970).
* Phân bố và sinh thái
Bách tán Đài Loan có nguồn gốc Đông Á, phát triển ở vùng núi của
miền Trung Đài Loan, các địa phương ở phía tây nam Trung Quốc tiếp giáp
Myanmar và miền Bắc Việt Nam (Thomas và Farjo, 2011). Bách tán Đài
Loan mọc ở độ cao 500-2.800 m; rừng lá kim, hoặc rừng thường xanh



6

thung lũng xen cây lá rộng, hoặc hỗn hợp trên đất axit, đỏ, hoặc màu nâu


vùng ôn đới ấm hoặc ấm với mùa hè và lượng mưa mùa thu lớn nhưng mùa

đông khô hơn, thường nằm rải rác và xen với một số loài như:
Chamaecyparis formosensis, C. obtusa var, Cunninghamia lanceolata,
Pinus wallichiana, hoặc Tsuga dumosa, nhưng đơi khi hình thành rừng
thuần loài (Fu và cộng sự, 1999). Loài Bách tán Đài Loan có sức chịu lạnh từ
-6,6 ° C đến -1,10C (Bannister và Neuner, 2001).
* Giá trị sử dụng
Bách tán Đài Loan là loại gỗ tốt, thường dùng để làm nội thất và đồ gia
dụng…(Fu Li -kuo và Jin Jian -ming, 1992). Đây cũng là một cây được ứng
dụng nhiều trong y học, đặc biệt nó chứa các hợp chất có đặc tính chống ung
thư (Kan He và cộng sự, 1997). Các lồi có ý nghĩa văn hóa đáng kể ở Trung
Quốc do tuổi thọ và tầm vóc của nó.
* Chương trình bảo tồn nguồn gen Bách tán Đài Loan
Năm 2001, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng kế hoạch hành động về
bảo tồn cây Bách tán Đài Loan, nghiêm cấm các hành vi khai thác, sử dụng
loài cây này dưới bất kỳ hình thức nào (Wang và cộng sự, 2001).
Hiện nay một số nước như Malaysia, Hàn Quốc…đã sử dụng phương
pháp bảo quản cực lạnh cho hạt giống và mẫu giống. Chương chình bảo quản
đã được IPGRI phối hợp với Trung tâm Giống Đan Mạch tài trợ cho bảo tồn
nguồn gen loài Bách tán Đài Loan ở các nước nhiệt đới.
1.1.2. Nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen
Vào năm 1980, các tổ chức quốc tế quan trọng nhất là IUCN, WWF,
FAO và UNESCO đã chấp nhận một định nghĩa mới cho bảo tồn, đó là “Bảo
tồn tài nguyên di truyền”. Bảo tồn nguồn gen thực chất là bảo tồn các biến dị

di truyền hiện tồn tại giữa các xuất xứ, các quần thể, các gia đình và các cá
thể trong loài, là nguồn gốc của sự đa dạng và đảm bảo cho sự ổn định của
loài qua một quá trình tiến hóa mà biến dị di truyền là


7

yếu tố quyết định. Biến dị di truyền cũng là nguồn ngun liệu chính của
cơng tác cải thiện giống. Lượng biến dị di truyền trong một quần thể càng lớn
thì càng có nhiều cơ hội để chọn được các cá thể có đặc tính mong muốn
(Zobel và Talbert, 1984).
Ngày nay bảo tồn nguồn gen là một trong những lĩnh vực quan trọng
trong công tác chọn giống cây nông nghiệp. Hoạt động bảo tồn nguồn gen
đang được nhiều Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới quan tâm. Riêng
Viện lúa Quốc tế tại Philippin đã có hàng chục ngàn mẫu lúa được lưu giữ.
Trước sự tàn phá của các hệ sinh thái rừng, biến đổi khí hậu và sự suy
giảm của đa dạng di truyền, các nước ở một số khu vực và các tổ chức quốc tế
đã quan tâm và chú ý từ rất lâu tới công tác bảo tồn nguồn gen cây rừng.
Trong các năm 1908-1938, Hiệp hội các tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp
Quốc tế (IUFRO) đã tổ chức thu thập và khảo nghiệm xuất xứ cho
13

lô hạt của Pinus taeda từ 11 nước khác nhau. Từ cuối những năm 1950

hàng loạt loài và xuất xứ của những loài cây lá kim quan trọng nhất như
P.caribaea, P.kesiya, P.oocarpa, P.merkusii… đã được thu thập và khảo
nghiệm. Thu thập mẫu giống và khảo nghiệm xuất xứ cho các loài cây lá rộng
như Tếch, Lõi thọ, Bạch đàn, keo…cũng được nhiều nước tiến hành trong 20
năm gần đây.
Cây rừng thường được bảo tồn dưới dạng sưu tập cây sống trên thực địa

như các vườn thực vật, vườn thụ mộc và các khu bảo tồn nguồn gen chuyển
chỗ (ex situ). Ưu điểm của biện pháp này là cây liên tục sinh trưởng và phát
triển, dễ dàng quan sát và đánh giá lâu dài, song yếu điểm là chi phí cao cho
việc xây dựng và bảo vệ, nguy cơ bị sâu bệnh hại cao…hiện nay đã có khoảng
trên 1.500 vườn. Nhiều vườn thực vật đã có tuổi trên 100 năm như vườn thực
vật Bogor, Indonesia. Vườn này được xây dựng từ năm 1817 trên diện tích 87
ha với một bộ sưu tập khổng lồ


8

gồm 3.504 loài của 1.273 chi và 199 họ thực vật. Ngồi ra cịn có một số
vườn sưu tập và vườn thụ mộc dành riêng cho một hoặc một vài lồi. Chẳng
hạn ở Malaysia có vườn thụ mộc của Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Malaysia
(FRIM) là sưu tập sống của các loài cây loài Shorea, sưu tập cao su ở Viện
nghiên cứu cao su, sưu tập các cây cọ dầu…
Để có cơ sở cho việc chọn các khu và quần thụ để bảo tồn tại chỗ (in
situ) hay thu hái giống cho bảo tồn chuyển chỗ, việc đánh giá mối quan hệ di
truyền bên trong mỗi họ thực vật (Family) hoặc chi (Genus) và xuất xứ trong
một loài để xác định vị trí của các lồi cần bảo tồn và đánh giá đa dạng di
truyền của các loài là rất cần thiết. Bên cạnh việc điều tra khảo sát thực địa
trong một số năm gần đây, chỉ thị phân tử (DNA markers) đã được sử dụng
rộng rãi trong đó phải kể đến các chỉ thị quen thuộc như đồng men
(Isoenzyme), AND đa hình được nhân bản ngẫu nhiên (RAPD), đa hình độ
dài các đoạn cắt giới hạn (RFLP), các đoạn nhân bản chọn lọc (AFLP), các
đoạn lặp lại có trình tự đơn giản (SSP), micro-satellite, AND lục lạp (cpDNA)
…(Changtragoon, 2004; Uma Shaanker, Ganeshaiah và Bawa, 2001; Wang &
Szmidt, 1993; Wang et al, 2004; Geburek, 1997).
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới,

trong những năm qua tài nguyên đa dạng sinh vật bị khai thác quá mức và tàn
phá nặng nề, nên vấn đề bảo tồn đa dạng sinh vật là một yêu cầu cấp bách ở
nước ta hiện nay.
Vườn quốc gia (VQG) Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai nằm trong hệ thống
các VQG của Việt Nam, được thành lập từ tháng 07 năm 2002 trên cơ sở
chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hoàng Liên - Sa Pa thành VQG
Hồng Liên. Đây là một trong những VQG có vị trí rất đặc biệt của Việt Nam,
có dãy núi Hoàng Liên Sơn là phần kéo dài của núi


9

Ailao Shan từ Trung Hoa, bắt nguồn từ dãy Himalaya. VQG Hồng Liên nằm
ở phía Đơng của dãy núi Hồng Liên, gồm hàu hết các đỉnh núi có độ cao trên
1.000 m, trong đó có đỉnh Phan Si Păng cao tới 3.143 m so với mặt nước biển,
được ví như nóc nhà của Đơng Dương nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Đồng thời dãy núi Hồng Liên cịn là nơi giao thoa của hai tiểu vùng khí hậu
ơn đới núi cao và á nhiệt đới. Vì vậy, VQG Hồng Liên được các nhà khoa
học xác định là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật vào bậc nhất của
Việt Nam, là nơi cịn sót lại nhiều lồi đặc hữu quý hiếm được ghi trong Sách
Đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.
Dãy Hoàng Liên Sơn cũng là nơi phân bố chính của một số lồi thực vật
thuộc ngành Thơng. Tai đây, các lồi thuộc ngành Thơng xuất hiện tương đối
nhiều như Kim giao núi đá (Nageia fleuryi), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thiết
sam (Tsuga dumosa), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Thông tre lá ngắn
(Podocapus pilgeri), Sa mộc (Cunninghamia lanceolata)... Và đặc biệt có
lồi Vân sam Phansipawng là lồi đặc hữu của đỉnh Phan Si Păng, Thiết sam núi
đất là loài của dãy núi Himalaya mọc thành quần thể nhỏ ở độ cao trên 2.400 m
và một quần thể duy nhất của loài Bách tán Đài Loan (Taiwania
cryptomerioides Hayata) đã được tìm thấy tại đây.


1.2.1. Nghiên cứu về cây Bách tán Đài Loan
* Đặc điểm nhận biết
Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) là cây gỗ
thường xanh thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Đây là loài cây được xếp
vào danh mục các loài cần bảo tồn trong Sách đỏ thế giới. Là loại cây thân gỗ,
lá kim, đóng vai trị quan trọng trong hệ sinh thái rừng Việt Nam. Lồi cây
này có thể sống thọ tới 1.000 năm. Chi cổ đơn loài này mới đuợc phát hiện tại
Lào Cai trong một quần thể nhỏ vào năm 2001. Truớc đây loài này chỉ biết có
ở Đài Loan, Vân Nam và Đơng Bắc Myanmar. Tại những nơi này cây có thể
cao tới 75 m với đường kính ngang ngực tới 4 m


10

và tuổi khoảng 1.500 năm. Sự phát hiện loài này ở Việt Nam càng cho thấy
tầm quan trọng của Việt Nam đối với cây lá kim. Ở Việt Nam, chiều cao của
cây có thể tới 40 m với đường kính ngang ngực 1,2 m. Đây là loài cây cao
vuợt tán, một thân, tán hình tháp rộng hay có một số cành ngang lớn và các
cành nhỏ rủ ở phần trên của tán. Vỏ: nâu hay đỏ, nứt dọc hay bong ra không
đều, dày ở những cây truởng thành. Lá: hai dạng, lá già nhỏ, gần dạng vảy,
dài tới 8 mm, xếp dày, lỗ khí ở cả hai mặt, cây non và lá non của cây già dài
tới 1,5 cm, đầu nhọn, thường có màu xanh nhạt. Nón: nón cái ở đỉnh, đơn độc
hay mọc thành cụm, hình trụ hay hình bầu dục, dài tới 2,5 cm và rộng 1 cm
với 10- 30 vảy ráp. Nón đực mọc thành cụm.
( />335&maldv=186101017).
* Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Hạt: hình trứng thn, dài tới 7 mm, có cánh. Phạm vi phân bố ở độ
cao: 1.800 - 2.100 m. Dạng rừng: trên đất phong hố từ granit. Khí hậu:
nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình 13-18oC, lượng mưa trên

2.000 mm. Cây lá kim mọc kèm: Pơ mu (Fokienia hodginsi). Tái sinh tự
nhiên: thỉnh thoảng bắt gặp, bị hạn chế do cháy rừng thường xuyên. 1 kg
hạt có thể chứa từ 450.000 đến 700.000 hạt. Hạt mới thu hái từ Văn Bàn
đạt tỷ lệ nảy mầm trên 40%. Hạt khơ có thể bảo quản sau khi đã làm khô


4oC trong vài năm mà không giảm đáng kể tỷ lệ nảy mầm. Hạt nên gieo vào

mùa xuân, nảy mầm trong 3-4 tuần, cây non cần tránh nắng và trồng khi còn
nhỏ. Sinh trưởng ban đầu nhanh. Sinh dưỡng: Cây non hiếm gặp trong quần
thể tự nhiên. Hom từ cây trưởng thành có thể ra rễ nhưng tỷ lệ rất thấp.
( />335&maldv=186101017).


11

* Phân bố địa lý
Theo các tài liệu khoa học, cây Bách tán Đài Loan lần đầu tiên được
phát hiện ở Đài Loan năm 1906, sau đó được ghi nhận có phân bố ở Trung
Quốc (Quý Châu, Hồ Bắc, Vân Nam), Myanmar. Tại Việt Nam, cây Bách tán
Đài Loan lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2002 với ước tính khoảng 130
cá thể tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, khi được phát hiện có nhiều cá thể đã
hơn 400 năm tuổi.
Ngay sau khi được phát hiện tại Lào Cai, Tổ chức Bảo tồn động, thực
vật hoang dã Quốc tế (FFI) đã đề nghị hỗ trợ tỉnh Lào Cai tổ chức nghiên cứu,
bảo tồn lồi cây q hiếm này; đồng thời, đề nghị Chính phủ Việt Nam đưa
lồi này vào sách đỏ Việt Nam và được xếp vào nhóm IA. Bởi theo đánh giá
của tổ chức này, đến thời điểm phát hiện, loài Bách tán Đài Loan được coi là
sắp tuyệt chủng ở cấp quốc gia và trên thế giới.
( />335&maldv=186101017).

* Giá trị sử dụng
Cây Bách tán Đài Loan gỗ màu hồng, có tinh dầu như gỗ Pơ mu, chống
chịu được mưa nắng và mối mọt, từ lâu được bà con địa phương dùng làm
nhà, gỗ chẻ ra thành tấm để lợp mái nhà, hàng trăm năm không hỏng. Đây là
lồi cây bản địa cịn sót lại rất ít tại rừng Văn Bàn, đang đặt ra cho ngành lâm
nghiệp Lào Cai cần có phương án bảo tồn và phát triển lồi cây cực kỳ q
hiếm. Được biết có chứa thành phần có tính chống ung thu và trừ sâu.

( />335&maldv=186101017).
* Tình trạng:


12

Phân hạng: CRA1a, B1, C2b, D1. (A. Farjon, 1998) loài này xét trong
toàn bộ khu phân bố trước đây được xếp ở mức sắp bị tuyệt chủng - VUA1d).
Biện pháp bảo vệ: Lồi có trong Danh mục, Thực vật rừng, Động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm (nhóm IA - nghiêm cấm khai thác, sử dụng với mục
đích thương mại) của Nghị định số 06/2019/NĐ - CP ngày 22/01/2019 của
Chính phủ quy định về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm và thực thi công ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật
hoang dã, nguy cấp.
* Chương trình nghiên cứu liên quan đến bảo tồn nguồn gen
cây Bách tán Đài Loan
Tháng 10 năm 2001, nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn Tiến Hiệp làm
trưởng nhóm đã phát hiện ra Bách tán Đài Loan phân bố trên diện tích 3km 2.
Tiếp đến TS. Aljos Farjon, trưởng nhóm chun gia về cây hình nón của
IUCN đã đề xuất chi tiết kế hoạch bảo tồn loài cây này. Theo ơng thì việc
đánh giá chi tiết về mặt kinh tế và xã hội tại các thôn gần khu vực phân bố của
loài cây này cần được thực hiện đầu tiên, và cần tập trung vào đánh giá các

mối đe dọa tới lồi cây Bách tán Đài Loan kín và rừng xung quanh đó.
Lồi cây này được phát hiện ở khu vực gần huyện Văn Bàn, tỉnh Lào
Cai giáp với huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Chúng đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng do nhiều nguyên nhân về kinh tế, sinh thái và xã hội. Do vậy
đánh giá này là hết sức cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch hành động Bảo
tồn loài cây Bách tán này. Nhóm đánh giá gồm 2 thành viên từ Trung tâm
Nghiên cứu tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học Quốc Gia Hà Nội và
Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (CARES), Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội đã triển khai đợt thực địa tại các thơn Phìn Ngài và Lùng Cúng thuộc
huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái và thôn Nà


13

Nheo, huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai từ ngày 8/12/2003 đến ngày 20/12/2003
(Đánh giá mối đe dọa đối với loài Bách tán Đài Loan (Taiwania
cryptomerioides ) ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái và huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai; Dự án Hoàng Liên Sơn, tháng 2 năm 2004).
Trong chương trình hợp tác với tổ chức FFI Việt Nam (Chương trình
Việt Nam) đặc biệt được sự hỗ trợ kinh phí của Bộ Môi trường, Thực phẩm và
các vấn đề nông thôn, Vương quốc Anh, từ năm 2007, Trung tâm Bảo tồn
thực vật thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã
thực hiện dự án nghiên cứu “Bảo tồn năm loài thông ưu tiên bị đe dọa tuyệt
chủng tại Việt Nam”. Trong đó có Bách tán Đài Loan, một trong 5 loài mục
tiêu của dự án, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định (Tập báo cáo
Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viện Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện KH&CN Việt Nam).
1.2.2. Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen
* Các nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen trong giai đoạn 1988-2005


Trong suốt thời gian từ năm 1988, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam được chỉ định là cơ quan đầu mối về bảo tồn nguồn gen cây rừng, và
cũng từ đó cơng tác nghiên cứu bảo tồn nguồn gen được coi là nhiệm vụ
thường xuyên và lâu dài nhằm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ các nguồn gen
quý hiếm và đặc thù của đất nước góp phần duy trì sự tồn tại của một số loài
bị đe dọa cho các thế hệ tương lai. Qua nhiều năm triển khai, đề tài nghiên
cứu “Bảo tồn nguồn gen cây rừng” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
làm chủ trì đã thực hiện công việc điều tra, khảo sát, xây dựng phương án bảo
tồn, thu thập hạt giống, cây con hoặc cành hom xây dựng một số khu sưu tập,
quần thụ bảo tồn cho hàng chục loại cây rừng quý


14

hiếm có giá trị kinh tế. Một số lồi trong thực tiễn trồng rừng sản xuất và
phịng hộ.
- Các lồi cây lá kim
Trong nhiều năm qua, 53 loài cây lá kim có mặt tại nước ta đã được
điều tra khảo sát và 33 loài đã được đánh giá mức độ đe dọa và tiềm năng gây
trồng (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004). Có thể thấy rõ là nhiều lồi cây lá kim
Việt Nam đang đứng trước các mức độ đe dọa cao, trong đó bị tuyệt chủng
trong hoang dã là lồi Hồng đàn Chi lăng; mức độ rất nguy cấp (CR) có lồi
Thủy tùng và Thơng Đỏ Lâm Đồng; mức độ nguy hiểm (EN) là 10 loài (Bách
vàng, Bách đá xanh, Bách Đài loan, Đỉnh tùng, Thơng đỏ pà Cị, Dẻ tùng sọc
nâu, Thiết sam, Thơng Pà Cị, Du sam đá vơi, Vân sam Fansipăng).
Bên cạnh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Điều tra Quy
hoạch rừng (1987-1999) đã triển khai một số điều tra có liên quan tới các lồi
cây quý hiếm cần được bảo vệ ở nước ta trong đó có các lồi ở hệ núi đá vơi.
Dự án giống cây rừng vùng Đông Dương và Công ty Giống Lâm nghiệp TW

(Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip 2004) đã nghiên cứu về thực trạng và bảo tồn
một số loài cây lá kim ở Việt Nam. Nhiều Bộ và các nhà khoa học cũng đã có
những nghiên cứu chung về đa dạng sinh học và phân loại thực vật (FIPI,
1996; Hội KHLN, 2001; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997; Phạm Hồng Hộ 1999;
Trần Đình Lý, 1993; Vũ Văn Chuyên và cộng sự, 1987) và đã đưa vào các
chiến lược bảo tồn chung trong đó có các lồi cây rừng như Kế hoạch hành
động đa dạng sinh học (Bộ KHCN&MT, 1995), Sách đỏ Việt Nam (Bộ
KHCN&MT 1996), Chiến lược phát triển Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT 2006),
Hệ thống Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc Gia (Chính phủ Việt Nam, 2003).


15

Nhìn chung, lồi này được nghiên cứu ở trong nước cịn rất ít; từ sau
khi được phát hiện vào năm 2002, tình hình nghiên cứu lồi Bách tán Đài
Loan ở trong nước có thể tóm tắt như sau:
*

Ngày 06/10/2001, Hợp tác với tổ chức Động thực vật quốc tế (FFI),

chương trình Việt Nam, Nguyễn Tiến Hiệp (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn
Thực vật) đã thu được mẫu vật đầu tiên từ cây Bách tán mọc ở sườn đông bắc
của dẫy núi Tà Xa, thượng nguồn lưu vực suối Nậm Qua, tọa độ địa lý
21056’ độ vĩ bắc, 104019’ độ kinh đông, ở độ cao khoảng 2000 - 2100 m so với
mặt biển (Số hiệu mẫu: Nguyễn Tiến Hiệp và Đỗ Tiến Đoàn NTH-5184).

1.3. Nhận xét, đánh giá chung
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu ở cả trên thế giới và ở Việt Nam,
đề tài rút ra một số nhật xét sau:
Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng, tái sinh rừng, hình thái, sinh

thái,… của rừng mưa nhiệt đới đã được các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu từ rất lâu. Những kết quả đạt được cung cấp đầy đủ cơ sở lý
luận cũng như thực tiễn cho việc thực hiện định hướng nghiên cứu của đề tài.
Tuy nhiên, tài nguyên thực vật rừng nhiệt đới là rất đa dạng, phong phú. Do
đó, các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về mô tả đặc điểm sinh học, sinh
thái cho từng loài cây cụ thể, đặc biệt là những lồi cây q hiếm đang có
nguy cơ tuyệt chủng ngồi tự nhiên để có biện pháp bảo tồn vẫn đang là
hướng nghiên cứu hết sức cần thiết và cấp bách.
Ở Việt Nam, mặc dù các nghiên cứu về cấu trúc, tái sinh rừng, nghiên
cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài cây cụ thể,… được thực hiện
tương đối chậm so với thế giới nhưng cũng đạt được những thành tựu đáng
kể. Chúng ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cung cấp những hiểu biết về
vấn đề diễn thế, tái sinh, cấu trúc của hầu hết các hệ sinh thái rừng trong cả
nước. Các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài
cây cụ thể cũng rất được quan tâm nghiên cứu, góp phần cung cấp cơ sở cho
việc gây trồng, bảo tồn nhiều loài cây gỗ quý như Lim xanh, Lát


16

hoa, Pơ mu,… Tuy nhiên hiện nay, tài nguyên rừng đang bị đe dọa nghiêm
trọng bởi sự khai thác quá mức của con người dẫn tới nhiều loài cây gỗ q
hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, số lượng lồi bổ sung vào sách đỏ Việt
Nam ngày càng nhiều. Do đó, nếu chúng ta khơng có biện pháp bảo tồn cấp
bách thì tương lai khơng xa nguồn gen q hiếm của các loài cây này sẽ biến
mất ngoài tự nhiên.
Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) là lồi cây có
gỗ tốt, khó mối mọt, có thể dùng làm nhà, dùng đóng đồ dùng gia đình, làm
đồ mỹ nghệ, chạm khắc. Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn,
Bách tán Đài Loan có phân bố tự nhiên tương đối hẹp nên việc bảo tồn và

phát triển loài cây này đang là nhiệm vụ hết sức cấp bách của Khu Bảo tồn
thiên nhiên Hồng Liên - Văn Bàn nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tuy
nhiên, cho tới nay những hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái đối với lồi
cây này cịn rất ít, thiếu thơng tin, chưa có các cơng trình nghiên cứu chun
sâu. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài nghiên cứu được đặt ra là cần thiết và
cấp bách.
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn nằm trong vùng trung
tâm của dãy Hoàng Liên Sơn về phía Nam tỉnh Lào Cai, thuộc địa giới hành
chính của các xã Nậm Xé, xã Nậm Xây và một phần xã Liêm Phú.
- Có tọa độ địa lý như sau:
+

Từ 210 24’ đến 210 50’ vĩ độ Bắc.

Từ 103057’ đến 104000’ kinh độ Đơng.
- Về địa giới như sau:
+

Phía Đơng giáp các xã Nậm Chày, Dần Thàng, Minh Lương, Thẩm
Dương, Khánh Yên Trung thuộc huyện Văn Bàn.


17

Phía Tây giáp xã Hố Mít, xã Phúc Than và xã Mường Than thuộc
huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Phía Nam giáp xã Hồ Bốn, xã Khao Mang, xã Mồ Dề, xã Chế Cu Nha

và xã Nậm Có thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Phía Bắc giáp xã Nậm Cang, xã Bản Hồ của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Ranh giới (Hình 3.1):

Hình 1.1: Vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn
Khu vực nghiên cứu nằm trong địa phận hai xã Nậm Xé, Nậm Xây và
một phần của xã Liêm Phú, Huyện Văn Bàn.
1.4.1.2. Địa hình
Địa hình của khu bảo tồn có 2 xã Nậm Xé, Nậm Xây thuộc vùng cao
gồm hai dãy núi nằm liền kề vng góc với nhau. Dãy núi phía Bắc có nhiều
ngọn núi cao trên 1.700m (thuộc địa hình núi cao), các dãy núi cơ bản thấp
dần về hướng Đông. Dãy núi phía Nam có dơng núi hẹp tách biệt, chạy dài
theo hướng Đơng Tây. Phần lớn địa hình thuộc núi cao và núi trung bình xen
lẫn các thung lũng và hệ thống khe suối xen kẽ, mức độ chia cắt mạnh, nhiều
nơi tạo thành vách đứng. Độ cao trung bình 700 ÷ 2.913 m. Độ dốc trung bình
20 ÷ 500. Trong vùng có một số đỉnh núi cao


18

như: Lang Cúng (2.913m) cao nhất, tiếp theo là Nam Kang Ho Tao (2.835m),
Sinh Cha Pao (2.833m),...
Đối với xã Liêm Phú địa hình thuộc dạng địa hình núi trung bình đến
núi cao. Đặc biệt có những đỉnh cao trên 2.000 m, có phân bố lồi Bách tán
Đài Loan (Taiwania cryptomerioides) và chỉ gặp tại khu vực này và khu vực
giáp ranh của huyện Mù Căng Chải (Yên Bái).
1.4.1.3. Diện tích (có tại bảng 1.1), thực vật rừng
Thực vật ở Khu BTTN Hồng Liên - Văn Bàn có số lượng lồi cây khá
phong phú. Điển hình các lồi thực vật q hiếm như pơ mu, thông nàng, sến
mật, giổi găng… luôn đi kèm với nhau trong khu phân bố.

Hệ thực vật trong Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn, tổng số có
179

họ, 4 chi với 33 lồi. Như vậy, có thể khẳng định trong 10 họ đa dạng

nhất ở Khu BTTN Hồng Liên - Văn Bàn thì ít nhất mỗi họ có 33 lồi trở lên.
Đặc biệt lồi bách tán Đài Loan được xếp vào danh mục các loài cần
bảo tồn có tên trong sách Đỏ thế giới. Là lồi cây lá kim, đóng vai trị quan
trọng trong hệ sinh thái rừng Việt Nam. Lồi cây này có thể sống tới
1. 000

năm và chỉ có duy nhất ở Khu BTTN Hồng Liên - Văn Bàn. Trong số

120 cây mọc trên diện tích 3 km2, có hai cây cao 25 - 30m, tuổi đời trên 400
năm.
1.4.1.4. Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Sa Pa thì Khu bảo tồn thiên
nhiên Hồng Liên Văn Bàn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
chuyển tiếp của vùng núi cao Đông Bắc và Tây Bắc, được chia làm 2 mùa rõ
rệt. Mùa mưa (tháng 4 ÷ 9) bị ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khơ và nóng;
mùa khơ (tháng 10 ÷ 3 năm sau) có gió mùa Đơng Bắc lạnh và ít mưa.


19
-

Nhiệt độ: Khu bảo tồn thiên nhiên có nhiệt độ bình quân hàng năm

là 22,90C, nhiệt độ cao nhất là 28,70C vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất 12,00C
vào tháng 1.

-

Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.764,4 mm/năm.

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90,67% tổng lượng mưa
cả năm, số ngày mưa bình quân 132 ngày/năm. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm 9,33% tổng lượng mưa cả năm.
-

Ẩm độ: Độ ẩm khơng khí bình qn hàng năm là 86%, thời gian có

độ ẩm thấp nhất trong năm từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, đặc
biệt tháng có độ ẩm thấp nhất tuyệt đối vào tháng 2 là 25% rất rễ gây cháy
rừng vào thời gian này.
1.4.1.5. Thủy văn
Trong khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn có 2 hệ thống suối
chính, đó là suối Nậm Khóa và suối Nậm Xây Lng. Hai hệ suối này có
nhiều khe nhánh nhỏ và đón nước từ dãy Hồng Liên Sơn ở ranh giới phía
Tây rồi đổ về sơng Nậm Chấn sau đó chảy ra Sơng Hồng; lưu lượng nước
biến đổi theo mùa. Tuy nhiên, ở hệ suối chính thường có lưu lượng nước khá
lớn, nhất là về mùa mưa.
1.4.1.6. Địa chất, thổ nhưỡng
a. Địa chất
Địa chất mang tính đặc trưng của dãy Hồng Liên Sơn. Các dông núi
chủ yếu là đá cứng và Mácma silicat cổ cuối kỷ Palacosoic - đầu kỷ
Mesozoic. Những vận động kiến tạo kỉ thứ ba đã đẩy những dãy núi đá này
lên độ cao như hiện nay và q trình xói mịn sau đó đã tạo nên đặc trưng
cảnh quan của Hoàng Liên Sơn, đỉnh núi nhọn và rất dốc (30 ÷ 90 0), rất nhiều
vách đá dựng đứng và suối hẹp, rãnh sâu.
b. Thổ nhưỡng



20

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn có một số dạng đất như
sau:
-

N1IIIAa3: Phân bố trên núi cao (độ cao > 1.700 m), độ dốc từ 16 ÷

250, đất mùn Alit trên núi cao phát triển trên đá Mácma axít kết tinh chua,
tầng mỏng.
-N1IIIAa3: Phân bố trên núi cao (độ cao > 1.700 m), độ dốc từ 26 ÷
350, đất mùn Alit trên núi cao phát triển trên đá Mácma axít kết tinh chua,
tầng mỏng.
-

N1IIIAa3: Phân bố trên núi cao (độ cao > 1.700 m), độ dốc > 350, đất

mùn Alit trên núi cao phát triển trên đá Mácma axít kết tinh chua, tầng mỏng.
-

N2IIIXha1: Phân bố trên núi trung bình (độ cao 700 ÷ 1.700m), độ

dốc từ 16 ÷ 250, đất Xám mùn trên núi trung bình, phát triển trên đá Mácma
axít kết tinh chua, tầng trung bình.
-

N2IVXha3: Phân bố trên núi trung bình (độ cao 700 ÷ 1.700m), độ


dốc từ 26 ÷ 350, đất Xám mùn trên núi trung bình, phát triển trên đá Mácma
axít kết tinh chua, tầng mỏng.
-

N2VXha1: Phân bố trên núi trung bình (độ cao 700 ÷ 1.700m), độ

dốc từ > 350, đất Xám mùn trên núi trung bình, phát triển trên đá Mácma axít
kết tinh chua, tầng trung bình.
N3III Xha3: Phân bố trên núi thấp (độ cao <700m), độ dốc từ 16 ÷ 250,
đất Xám feralit phát triển trên đá Mácma axít kết tinh chua, tầng mỏng.
-

Nhìn chung đất đai trong khu vực cịn tốt, cịn tính chất đất rừng. Kết
cấu chủ yếu là viên hạt, một loại kết cấu mang lại cho đất nhiều ưu điểm.
Thành phần cơ giới nằm trong khoảng từ thịt nhẹ đến thịt nặng phù hợp với
đặc tính sinh thái của nhiều lồi thực vật. Hầu hết đất có độ dốc lớn nên rất dễ
bị xói mịn nếu khơng có lớp phủ thực vật hợp lí.


21

Bảng 1.1: Hiện trạng đất đai và rừng khu BTTN Hồng Liên-Văn Bàn

Loại rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp
I. Diện tích có rừng
1. Rừng tự nhiên
1.1. Rừng gỗ
- Giàu

- Trung bình
- Nghèo
- Rừng phục hồi có TL
1.2. Rừng núi đá
1.3. Rừng hỗn giao (gỗ, tre nứa)
2. Rừng trồng
- Rừng trồng có TL
- Rừng trồng chưa có TL
II. Đất chưa có rừng
- DT1
- DT2
Nguồn: BQL Khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn, số liệu năm 2019.

Về chất lượng rừng: Rừng giàu diện tích 9.806,99 ha (bằng 39,55%
tổng diện tích của Khu bảo tồn), Rừng trung bình 7.036,65 ha (chiếm
28,37%), rừng nghèo 1.872,64 ha (chiếm 7,55%), cịn lại là diện tích rừng
phục hồi, rừng hỗn giao, rừng trồng và đất trống.
1.4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.4.2.1. Dân số, dân tộc
* Dân số


Khu BTTN nằm trong phạm vi hành chính của 03 xã thuộc huyện Văn
Bàn: xã Nậm Xây, xã Nậm Xé và xã Liêm Phú.


22

Dân số có 7.650 người, 1.441 hộ. Mật độ trung bình là: 28 người/km 2,
mật độ cao nhất là xã Liêm Phú (mật độ là: 64 người/km 2) và thấp nhất xã

Nậm Xé 07 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tồn khu vực là 2,02%.
Khu bảo tồn có 4 dân tộc cùng chung sống ổn định, hòa đồng đó là:
Tày, Kinh, H’Mơng và Dao, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 98,7%.
Trong tổng 03 xã trên, số hộ nằm trong Khu bảo tồn là: 14 hộ, 64 nhân
khẩu với 29 lao động (Bản Nậm Si Tan thuộc xã Nậm Xé). Đây là đối tượng
cần được đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến khích đồng bào tham gia
bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Bảng 1.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số
TT

Thị trấn, xã

1

Nậm Xây

2

Nậm Xé

3

Liêm Phú
Tổng

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Văn Bàn 2019)
Bảng 1.3: Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi lao động KBTTN
Số
TT




1

Nậm Xây

2

Nậm Xé

3

Liêm Phú
Tổng cộng:

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Văn Bàn 2019)
-

Dân số nữ chiếm tỷ lệ 48,9%.

-

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 54,11%.


-

Lao động nữ chiếm tỷ lệ 44,8%.



23

* Dân tộc
Trong Khu bảo tồn có 4 dân tộc sinh sống; dân tộc Tày chiếm tỷ lệ
cao nhất (36,58%), tiếp đến là Dân tộc Mông (33,81%), dân tộc Dao (27,75%)
và dân tộc Kinh (2,3%) các dân tộc sống tập trung theo từng thơn bản.

Hình 1.2: Thành phần các dân tộc KBTTN Bảng 1.4: Phân bố và
thành phần dân tộc ở các xã vùng đệm (tính đến tháng 4 năm 2019)
TT



1

Nậm Xây

2

Nậm Xé

3

Liêm Phú
Tổng cộng:

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Văn Bàn năm 2019)
+

Dân tộc Tày, Dao, Mông sống tập trung thành làng (bản), nhà cách


nhà gần nhau, nơi đất bằng gần các con sông, suối, làm nhà sàn bằng gỗ, tùy


×