Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ứng dụng công nghệ blockchain trên thị trường chứng khoán – kinh nghiệm của các nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.11 KB, 9 trang )

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN – KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
ThS. Lê Văn Lâm – TS. Thân Thị Thu Thủy
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt
Sự ra đời của công nghệ blockchain đã và đang thay đổi cấu trúc của khu vực tài chính
– ngân hàng. Đối với thị trường chứng khốn, cơng nghệ blockchain mang lại những hiệu
quả đáng kể trên nhiều phương diện. Cơng nghệ này cải thiện đáng kể tính hiệu quả trong
hoạt động thanh toán sau giao dịch, hoạt động phát hành chứng khoán hay thực thi quyền
biểu quyết của các cổ đơng. Các lợi ích tiềm năng bao gồm việc rút ngắn thời gian, giảm
thiểu chi phí và minh bạch hố thơng tin, từ đó tạo ra sự cải thiện đáng kể về tính thanh
khoản của chứng khốn cũng như hoạt động quản trị công ty. Nhiều Sở giao dịch chứng
khoán trên thế giới đã và đang triển khai, thử nghiệm và lên kế hoạch để đầu tư vào công
nghệ blockchain. Thị trường chứng khốn Việt Nam, do đó, cần có chiến lược và kế hoạch
đầu tư lâu dài để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng khắp tồn cầu trong tương lai.
Từ khố: cơng nghệ blockchain, Sở giao dịch chứng khoán.
1. GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực cơng nghệ tài chính
(fintech) trên toàn cầu tăng lên đột biến. Các báo cáo của KPMG qua các năm cho thấy,
năm 2016 tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực này trên toàn thế giới là 24 tỷ USD, tăng lên 31
tỷ USD vào năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 là 57,9 tỷ USD7. Cuộc cách mạng công
nghệ thay đổi không nhỏ hệ thống tài chính – ngân hàng của nhiều quốc gia, khiến các
kênh tài chính trở nên hiệu quả hơn về chi phí và minh bạch hơn về thơng tin. Các lĩnh vực
ứng dụng chính của cơng nghệ gồm ngân hàng, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, quản lý
tài sản và giao dịch chứng khốn.
Các cơng ty hoạt động trong khu vực tài chính đã và đang phải đầu tư cho công nghệ
rất nhiều nhằm khai thác các tiềm năng của các công nghệ mới và củng cố sự tồn tại của
mình trước các đối thủ đến từ khu vực công nghệ - viễn thông.
7



KPMG. (2016) The pulse of Fintech Q4 2016. Truy cập tại />2017/02/the-pulse-of-fintech-q4-2016.html
KPMG. (2017) The pulse of Fintech Q4 2017. Truy cập tại
/>KPMG. (2018) The pulse of Fintech H1 2018. Truy cập tại
/>
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

133


Trong giao dịch chứng khoán, đột phá kỹ thuật đang được kỳ vọng sẽ được áp dụng
là công nghệ chuỗi khối blockchain nhằm tạo ra một “sổ cái” thông tin, từ đó cung cấp một
mơi trường đầu tư hiệu quả và minh bạch, nơi mà các thành viên tham gia có thể truy cập
các thơng tin được lưu trữ trong mạng lưới.
Nhiều Sở giao dịch chứng khoán trên thế giới đang có kế hoạch đầu tư vào cơng nghệ
blockchain như Sở giao dịch Đức, Sở giao dịch Luân Đôn, hay đã thử nghiệm giao dịch
trên nền tảng công nghệ blockchain như Sở giao dịch Nasdaq, hoặc dự định sẽ dùng công
nghệ blockchain để thay thế hệ thống giao dịch hiện tại như Sở giao dịch Úc.
Quả thực, hiệu quả mang lại của cơng nghệ blockchain trên thị trường chứng khốn
là rất to lớn. Thứ nhất, nó thúc đẩy tính minh bạch về thông tin dựa trên sự lưu trữ các lịch
sử giao dịch trong một mạng lưới mà các thành viên có thể truy cập và xem xét. Thứ hai,
nó rút ngắn thời gian giao dịch và giảm thiểu các chi phí trung gian, đồng thời loại bỏ rủi
ro có thể xảy ra với hệ thống thanh toán tập trung như cách mà nhiều thị trường chứng
khoán hiện tại đang vận hành.
Theo xu hướng hội nhập, thị trường chứng khoán Việt Nam khơng thể đứng ngồi sự
thay đổi và đột phá về cơng nghệ này. Tuy nhiên, việc có thể đầu tư và ứng dụng được
cơng nghệ blockchain hồn tồn không hề đơn giản, chưa kể đến những giải pháp nhằm
khắc phục các rủi ro có thể đi kèm với nó. Mục tiêu của bài viết này nhằm giới thiệu và
phân tích những hiệu quả mà cơng nghệ blockchain có thể mang lại cho thị trường chứng
khốn, từ đó đưa ra một số hàm ý về chính sách cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cấu trúc bài viết như sau: phần 2 giới thiệu khái niệm blockchain, cách mà công nghệ này
vận hành cũng như những ứng dụng nó có thể mang lại trong giao dịch chứng khoán. Phần
3 giới thiệu các kinh nghiệm thực tiễn từ các thị trường chứng khoán trên thế giới. Phần 4
tổng kết và đưa ra các gợi ý cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Công nghệ blockchain và ứng dụng trên thị trường chứng khốn
2.1. Cơng nghệ blockchain – khái niệm và cách vận hành
Công nghệ blockchain lần đầu được giới thiệu bởi Nakamoto (2008) và được như là
cốt lõi trong giao dịch tiền điện tử Bitcoin. Tuy nhiên hiện nay công nghệ này đã và đang
được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó khá phổ biến là hoạt động
thanh tốn trong tài chính – ngân hàng.
Về mặt kỹ thuật, từ “blockchain” nghĩa là “chuỗi khối”, trong đó mỗi khối gồm thông
tin về một số lượng giao dịch cụ thể và được bổ sung thường xuyên vào hệ thống cơ sở dữ
liệu sau khi được thông qua bởi các máy tính trong cùng hệ thống và tham chiếu với “khối
thơng tin” trước đó, từ đó tạo ra “chuỗi thông tin” (Fico P., 2016). Bản sao của chuỗi khối
được cập nhật và lưu trữ vào máy tính của các thành viên trong mạng lưới, do đó rất khó
để một thành viên riêng lẻ nào đó có thể thay đổi hoặc điều chỉnh bất cứ chi tiết nào trong
lịch sử giao dịch. Vì vậy, cơng nghệ này có thể ngăn ngừa sự điều chỉnh các thông tin từ
một cá nhân riêng lẻ trong hệ thống.
134

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7


Blockchain được xem như một “sổ cái”, cho phép các thành viên tham gia đều có thể
biết về quyền sở hữu tài sản theo thời gian thực tế vì mỗi thành viên đều có quyền truy cập
vào trung tâm đăng ký nơi mà bất cứ sự thay đổi nào về quyền sở hữu tài sản đều được cập
nhật, lưu trữ và chia sẻ. Ngoài ra, “sổ cái” này quy chiếu mỗi giao dịch đến một ký hiệu
nhận dạng công cộng bằng một mã công cộng nhưng các giao dịch này không được truy
vấn ngược lại đến từng cá nhân hoặc tổ chức cụ thể bởi bất cứ bên nào khác ngồi chính
chủ nhân của ký hiệu nhận dạng đó bằng cách sử dụng một mã cá nhân (Cuccuro P., 2017).

Do vậy, cơng nghệ này vừa mang đến tính minh bạch thơng tin cho các thành viên trong
mạng lưới vì họ luôn biết được lịch sử giao dịch và sở hữu tài sản của các đối tác nhưng
đồng thời cũng mang lại sự an toàn trong giao dịch do sự mã hố bằng các mã cơng cộng
và mã cá nhân. Bên cạnh đó, các thành viên tham gia giao dịch khơng cần đến sự có mặt
của bên thứ ba, hay cịn gọi là trung gian, để cung cấp thông tin cho họ (chẳng hạn như
ngân hàng, kiểm toán viên hoặc trung tâm thanh tốn bù trừ).
Các chuỗi khối có thể dựa trên mạng lưới công cộng hoặc mạng lưới riêng (FINRA,
2017). Mạng lưới công cộng là một mạng lưới mở cho phép bất cứ ai cũng có thể tham gia
nếu muốn. Mạng lưới này dựa trên chính các thành viên tham gia để ghi nhận và kiểm tra
theo một giao thức nhất định. Ngược lại, mạng lưới riêng là mạng lưới được cấp phép hay
nói cách khác những bên nào được tin cậy thì mới có quyền tham gia. Trong mạng lưới
này, những thành viên khác nhau sẽ có cấp độ giao dịch và xem dữ liệu khác nhau.
Một khía cạnh khác của cơng nghệ blockchain là nó thúc đẩy việc sử dụng các hợp
đồng thông minh, tức là các hợp đồng trên máy tính thực thi tự động, khơng cần đến sự can
thiệp của con người. Cụ thể hơn, các hợp đồng được tự thực hiện theo một chuỗi thường
xuyên và đều đặn (chẳng hạn như việc thanh toán lãi trái phiếu định kỳ) mà không cần đến
sự can thiệp trung gian (như ngân hàng hoặc các trung tâm thanh tốn).
2.2. Ứng dụng cơng nghệ blockchain trên thị trường chứng khốn
Tiềm năng lớn nhất của cơng nghệ blockchain trên thị trường chứng khốn là ở việc cải
thiện các quy trình xử lý hậu giao dịch, ví dụ như hoạt động thanh toán bù trừ chứng khoán.
Thanh toán bù trừ chứng khốn là giai đoạn cuối cùng trong quy trình giao dịch
chứng khoán. Thanh toán bù trừ trong giao dịch chứng khốn là q trình ln chuyển
chứng khốn để phản ánh số lượng chứng khốn rịng trên tài khoản của các nhà đầu tư sau
khi mua, bán chứng khốn thành cơng. Hiện nay, ở hầu hết các thị trường chứng khoán
trên thế giới, trách nhiệm này thuộc về trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.
Theo cách thanh toán truyền thống này, trung tâm thanh toán của sở giao dịch chứng khốn
giữ vai trị như bên mua của tất cả các người bán và như bên bán của tất cả các người mua.
Trung tâm thanh toán thực hiện chức năng tập trung hoá trong quản lý các giao dịch chứng
khốn bằng cách đăng ký thơng tin của mỗi giao dịch vào một sổ cái trung tâm và phản
ánh số lượng chứng khốn rịng vào tài khoản giao dịch của mỗi nhà đầu tư. Chức năng

này thúc đẩy hoạt động giao dịch, làm tăng tính thanh khoản và làm giảm rủi ro trong vấn
đề thanh tốn vì các bên giao dịch khơng cần phải tìm hiểu và xác định rõ mức tín nhiệm
của đối tác giao dịch mà chỉ cần tin vào trung tâm thanh toán.
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

135


Với việc ứng dụng công nghệ blockchain, lúc này các bên tham gia giao dịch đều có
thể truy cập lịch sử giao dịch trên “sổ cái công nghệ” được ghi nhận và cập nhật đồng bộ
cho tất cả các bên giao dịch theo thời gian thực. Lúc này vai trò của trung tâm thanh tốn
bù trừ là khơng cần thiết vì các bên tham gia giao dịch có thể biết về quyền sở hữu tài sản
và hệ thống thực hiện một quy trình tự động để ln chuyển chứng khốn và tiền cho mỗi
giao dịch.
Bên cạnh đó, cơng nghệ blockchain cịn có thể ứng dụng trong một số hoạt động khác
trên thị trường chứng khoán như việc phát hành và phân phối chứng khoán đến các nhà
đầu tư, hoặc thực thi quyền biểu quyết của các cổ đông tại công ty. Với cơng nghệ
blockchain, cơng ty phát hành có thể chuyển giao quyền sở hữu cổ phiếu đến các nhà đầu
tư khi phát hành một cách dễ dàng và nhanh chóng thay vì sử dụng trung gian hỗ trợ và
phân phối như các nhà bảo lãnh hiện nay. Các cổ đơng cũng có thể thực hiện quyền biểu
quyết của mình một cách trực tuyến dựa trên nền tảng blockchain.
2.3. Các ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ blockchain trên thị trường chứng khốn
Thứ nhất, cơng nghệ blockchain góp phần làm tăng tính thanh khoản cho thị trường.
Tính thanh khoản có thể hiểu là “khả năng giao dịch một lượng lớn chứng khốn với chi
phí thấp trong thời gian ngắn” (Holden, Jacobsen, và Subrahmanyam (2013)). Hiện nay,
trên các thị trường chứng khoán, thời hạn thanh toán là T + n ngày, tức là mất n ngày giao
dịch (n cụ thể tuỳ vào từng thị trường) để thực sự chuyển giao quyền sở hữu từ người bán
sang người mua. Trong thời gian này, có rất nhiều bên tham gia vào quá trình thanh tốn
bù trừ, chẳng hạn như nhân viên mơi giới của các cơng ty chứng khốn, các ngân hàng giữ
vai trị thanh tốn, hay trung tâm lưu ký và thanh tốn bù trừ. Khi ứng dụng cơng nghệ

blockchain, chi phí và thời gian giao dịch có thể được giảm xuống đáng kể do loại bỏ được
vai trò của trung tâm thanh toán bù trừ và phản ánh giao dịch theo thời gian thực (do đó n
= 0), từ đó thúc đẩy tính thanh khoản tăng lên đáng kể.
Tính thanh khoản của chứng khốn tăng lên có tác động đến vai trị của các cổ đơng
lớn trong cơng ty. Cổ đông lớn trong công ty thường phản ứng với những quyết định sai
lầm của ban giám đốc công ty bằng hai cách: thứ nhất, họ có thể bán cổ phiếu của cơng ty;
thứ hai, họ có thể dùng quyền biểu quyết để nêu lên ý kiến của mình tại đại hội cổ đơng.
Trong một thị trường có tính thanh khoản thấp, các cổ đông lớn thường dùng cách thứ hai
do chi phí gánh chịu khi bán chứng khốn là cao. Việc ứng dụng cơng nghệ blockchain
làm tăng tính thanh khoản, do đó các cổ đơng lớn sẽ có xu hướng chọn cách bán chứng
khoán nhiều hơn so với việc biểu quyết. Theo Edmans’s (2009), tính thanh khoản tăng lên
làm tăng nguy cơ bán cổ phiếu của các cổ đông lớn, từ đó cải thiện hiệu quả chọn lựa dự
án của ban giám đốc.
Thứ hai, tính minh bạch của giao dịch tăng lên do các thông tin đều được cập nhật và
chia sẻ trên hệ thống trong khi đó Các giao dịch có chi phí thấp hơn, thời gian nhanh hơn
do loại bỏ vai trò của các trung gian và cập nhật thông tin theo thời gian thực. Sự tăng lên
của tính minh bạch đồng nghĩa với việc cải thiện hoạt động quản trị công ty. Tất cả các cổ
đông và các bên quan tâm đều có thể thấy được quyền sở hữu cổ phần và sự thay đổi quyền
136

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7


sở hữu cổ phần ngay lập tức khi nó xuất hiện. Thậm chí ngay cả với hệ thống blockchain
dựa trên mạng lưới riêng khơng cho phép tồn bộ các thành viên truy cập thì ít nhất cũng
có một số thành viên có thể theo dõi được quyền sở hữu cổ phần của công ty. Điều này làm
cho hệ thống giám sát cơng ty trở nên tốt hơn, giảm chi phí đại diện gây ra bởi ban quản lý
công ty.
Công nghệ blockchain cho phép các nhà đầu tư có thể theo dõi được giao dịch của
ban giám đốc công ty theo thời gian thực. Các nhà đầu tư thường có nhu cầu muốn biết các

giao dịch của ban giám đốc vì các giao dịch này tiết lộ các thông tin nội bộ về cơng ty. Nếu
các nhà đầu tư có thể theo dõi được các giao dịch này nhờ công nghệ blockchain, ban giám
đốc sẽ giảm tần suất giao dịch cổ phiếu của cơng ty, do đó giảm bớt tổn thất gây ra do giao
dịch nội gián. Việc giảm giao dịch nội gián kèm theo tăng tính thanh khoản cũng làm tăng
động cơ của các nhà đầu tư và phân tích trong việc tập hợp và phân tích các thơng tin về
cơng ty, do họ sẽ đạt được lợi ích nhiều hơn từ thơng tin có được. Điều này sẽ làm tăng sự
giám sát từ những nhà đầu tư không phải là thành viên nội bộ lên hoạt động quản lý của
ban giám đốc, từ đó cũng góp phần cải thiện hoạt động quản trị cơng ty.
Ngồi ra, việc minh bạch thơng tin cịn giúp dễ dàng phân biệt được tính chất của các
giao dịch mua bán chứng khoán. Hiện nay, việc phân biệt các nhà giao dịch dựa trên phân
tích thông tin so với các nhà giao dịch gây nhiễu, Những người mua bán chứng khốn
khơng dựa trên một phân tích thơng tin nào mà chủ yếu là do tính thanh khoản cao trên thị
trường, là rất khó khăn. Quyết định bán chứng khoán xảy ra chủ yếu bởi cú sốc về thanh
khoản trong khi đó quyết định mua chứng khốn chủ yếu do lợi thế về thơng tin tạo ra.
Brochet (2010) và một số nghiên cứu khác cho thấy việc một nhà quản lý cơng ty mua
chứng khốn sẽ gây ra phản ứng của thị trường mạnh hơn là việc ơng ta bán chứng khốn.
Việc ứng dụng cơng nghệ blockchain cho phép minh bạch hố thơng tin mua bán, do vậy
sẽ dễ phân biệt được việc bán chứng khoán dựa trên phân tích thơng tin. Đồng thời thời
gian giao dịch được cải thiện, nên tốc độ phản ánh các thơng tin xấu dẫn đến quyết định
bán chứng khốn cũng xảy ra nhanh hơn. Thị trường trở nên hiệu quả hơn, do giá cả phản
ánh thông tin nhanh và nhiều hơn. Thị trường hiệu quả sẽ cải thiện tính hiệu quả trong phân
bổ trong nền kinh tế bởi nó cho phép các nhà đầu tư ra được quyết định tốt hơn về giá cả
và khối lượng của nguồn vốn phân bổ vào các công ty và dự án khác nhau.
Thứ ba, việc ứng dụng công nghệ blockchain trong hoạt động bầu cử và biểu quyết
mang lại tính chính xác cao hơn. Hiện nay, cách bầu cử truyền thống tại đại hội cổ đơng
có rất nhiều tồn tại, chẳng hạn như danh sách các cổ đơng có quyền biểu quyết thiếu chính
xác hoặc việc phân phát các phiếu bầu đến các cổ đông chưa đầy đủ. Nếu ứng dụng công
nghệ blockchain vào việc bầu cử, các cổ đông sẽ nhận được các mã số và sẽ chuyển nó đến
địa chỉ nào mà mình quyết định chọn lựa. Với tốc độ nhanh hơn, tính minh bạch và chính
xác cao hơn, các cổ đơng sẽ có động lực nhiều hơn để tham gia vào hoạt động quản trị cơng

ty và có thực thi quyền biểu quyết của mình một cách đa dạng và thường xuyên hơn.
Thứ tư, việc ghi nhận các thông tin theo thời gian thực sẽ làm thay đổi đáng kể dữ
liệu kế tốn của cơng ty. Các dữ liệu kế toán được ghi nhận một cách tự động. Sổ cái của
cơng ty sẽ được cập nhật liên tục, nhanh chóng và tất cả các bên liên quan có thể theo dõi
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

137


được sự thay đổi này. Mặc dù các công ty phải trả giá cho việc thơng tin độc quyền có thể
bị tiết lộ, điều này mang đến hai lợi ích to lớn. Thứ nhất, chất lượng của thông tin cao hơn,
khiến các nhà đầu tư tin tưởng nhiều hơn vào dữ liệu cơng ty. Thứ hai, các chi phí cho việc
kiểm tốn, vốn được dùng để xác nhận tính chính xác và minh bạch của thông tin sẽ được
loại bỏ.
3. Kinh nghiệm của các thị trường chứng khoán trên thế giới
Kinh nghiệm của thị trường Nasdaq:
Thị trường Nasdaq của Mỹ là một sở giao dịch tiên phong trên thế giới về ứng dụng
công nghệ Blockchain. Một số ứng dụng cụ thể như sau:
Thứ nhất, ứng dụng công nghệ blockchain trên thị trường phát hành cổ phần riêng lẻ.
Nasdaq là sở giao dịch đầu tiên đã cho chạy thử trên thị trường chứng khốn riêng lẻ, cho
phép các cơng ty cổ phần chưa IPO có thể phát hành chứng khốn riêng lẻ dựa trên cơng
nghệ blockchain. Các cơng ty có thể quan sát thấy sự chuyển giao quyền sở hữu chứng
khoán khơng qua trung gian và loại bỏ vai trị của việc sử dụng chứng khốn dưới hình
thức chứng chỉ.
Thứ hai, vào tháng 2/2016, Nasdaq cũng đã thử nghiệm hình thức biểu quyết cho các
cổ đông dựa trên nền tảng blockchain. Một vấn đề hay xảy ra với việc biểu quyết truyền
thống là sự kém minh bạch thông tin. Nasdaq đã xây dựng và thử nghiệm hệ thống eVoting
nhằm giảm chi phí và sự phức tạp của hình thức biểu quyết truyền thống tại các đại hội cổ
đông. Sử dụng công nghệ này, các cổ đơng có quyền biểu quyết có thể truy cập các thông
tin của đại hội cổ đông thường niên hoặc các sự kiện biểu quyết khác. Các cổ đơng nhận

được một mã thơng báo (hay cịn gọi là votecoins) và biểu quyết bằng cách chuyển đến địa
chỉ cần thiết trên hệ thống để đăng ký sự chọn lựa của mình.
Thứ ba, Nasdaq đã cùng kết hợp với SEB – tập đồn dịch vụ tài chính Bắc Âu ứng
dụng công nghệ blockchain vào việc giao dịch và thanh toán bù trừ trên thị trường quỹ
tương hỗ Thuỵ Điển. Trước đây, thị trường này thiếu một điểm đăng ký quyền sở hữu tập
trung. Việc mua bán các chứng chỉ quỹ được thực hiện thông qua các trung gian. Khi một
nhà đầu tư thông qua một ngân hàng Thuỵ Điển để mua một chứng chỉ quỹ tương hỗ nước
ngoài, chi phí trung gian là rất lớn. Việc ứng dụng cơng nghệ blockchain cho phép các
thành viên tham gia thị trường có thể chia sẻ chung một cơ sở dữ liệu trong đó các giao
dịch và sự thay đổi quyền sở hữu diễn ra giữa các thành viên theo thời gian thực.
Thứ tư, Nasdaq đã kết hợp cùng với Sở giao dịch Thuỵ Sĩ SIX để ứng dụng công
nghệ Blockchain vào thanh toán bù trừ sau giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC của
SIX. Các thị trường ứng dụng blockchain hiện nay theo hợp đồng giữa Nasdaq và SIX gồm
thị trường cổ phiếu niêm yết trên SIX, thị trường chứng chỉ quỹ ETF, thị trường các sản
phẩm tài chính cấu trúc, thị trường chứng chỉ quỹ và thị trường các chứng khốn có thu
nhập cố định.
Hiện nay, Nasdaq cũng đã lập quỹ đầu tư Nasdaq Ventures nhằm đầu tư vào các nền
tảng công nghệ và đột phá về kỹ thuật ứng dụng trong tài chính. Trong đó việc phát triển
và ứng dụng công nghệ Blockchain được xem là mục tiêu cốt lõi của quỹ này.
138

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7


Kinh nghiệm của Sở giao dịch chứng khoán khác:
Sở giao dịch chứng khoán Úc (ASX) đã sử dụng trung tâm thanh toán bù trừ điện tử
(viết tắt là CHESS) trong vịng 25 năm qua. Từ việc thời hạn thanh tốn là T+5, vào năm
2016, thời hạn thanh toán rút ngắn còn T+2. Tuy nhiên, hiện nay ASX đang tiến hành thay
thế CHESS bằng hệ thống công nghệ sổ cái phi tập trung (viết tắt là DLT) dựa trên nền
tảng blockchain nhằm cải thiện hơn nữa hiệu quả và tốc độ giao dịch. Dự kiến hệ thống

này sẽ được chính thức sử dụng vào quý 2 năm 2021. Đây được xem là mục tiêu cơng nghệ
hố thị trường tài chính với quy mô lớn đầu tiên trên thế giới. Nhằm tăng cường tính bảo
mật và giảm thiểu rủi ro, ASX dự kiến sẽ ứng dụng trên mạng lưới riêng được cấp phép
thay vì mạng lưới cơng cộng.
Vào ngày 10/07/2018, Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE), hiện đang là Sở
giao dịch lớn thứ tư trên thế giới, đã công bố kế hoạch về ứng dụng hệ thống DLT trên nền
tảng blockchain vào giao dịch và thanh toán trên thị trường chứng khốn. Trong một cơng
bố mới đấy, SSE cho rằng nhiều người tin tưởng tính minh bạch trên thị trường chứng
khốn sẽ được cải thiện nhờ cơng nghệ blockchain.
Hiện tại, Hiệp hội các Sở giao dịch chứng khoán của Nhật Bản hay Sở giao dịch
chứng khoán Ấn Độ cũng đã và đang thử nghiệm các hoạt động phát hành, giao dịch, thanh
toán và biểu quyết trực tuyến trên nền tảng blockchain.
Như vậy, nhìn chung hầu như các Sở giao dịch chứng khoán trên thế giới đang chủ
yếu triển khai việc ứng dụng blockchain trong hoạt động thanh toán bù trừ vì đây là nơi mà
cơng nghệ này tỏ rõ ưu thế so với cách thanh toán bù trừ truyền thống. Riêng thị trường
Nasdaq đã và đang triển khai ứng dụng này trên diện rộng và ở nhiều phương diện khác
nhau của thị trường như thanh toán bù trừ, phát hành cổ phiếu và thực hiện quyền biểu
quyết của các cổ đơng.
4. Một số gợi ý cho thị trường chứng khốn Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ khi thành lập vào tháng 7/2000 đã cho thấy
những sự thay đổi đáng kể khơng chỉ về quy mơ mà cịn về kỹ thuật và hệ thống giao dịch.
Bắt đầu từ hình thức giao dịch bán tự động từ những năm đầu tiên, hiện nay hầu hết các
cơng ty chứng khốn đã triển khai giao dịch trực tuyến và tự động hoá. Tương tự, thời gian
thanh toán cũng được rút ngắn từ T+3 xuống T+2 trên thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, vấn
đề minh bạch hố hơn nữa các thơng tin giao dịch và cải thiện tính thanh khoản của thị
trường là tiền đề cần thiết để có một thị trường chứng khoán phát triển. Hiện nay, các hoạt
động giao dịch nội gián, giả mạo thông tin hay làm giá vẫn thường xảy ra trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Trước xu hướng thay đổi và đột phá của các công nghệ tài chính, việc ứng dụng cơng
nghệ blockchain vào thị trường chứng khoán đã và đang diễn ra trên nhiều thị trường chứng

khoán thế giới và sẽ trở thành tương lai không xa tại Việt Nam. Tất nhiên, việc ứng dụng
công nghệ này hồn tồn khơng đơn giản mà địi hỏi phải có sự chuẩn bị lâu dài.
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

139


Hiện tại cịn tồn tại một số khó khăn tại thị trường chứng khoán Việt Nam gây cản
trở việc ứng dụng cơng nghệ này như sau:
Thị trường chứng khốn Việt Nam là một thị trường có lịch sử non trẻ và quy mơ cịn
nhỏ so với nhiều thị trường phát triển trên thế giới. Do đó, các nền tảng cơng nghệ hiện đại
còn hạn chế. Kỹ thuật giao dịch mới chuyển đổi sang hình thức trực tuyến hố gần đây. Cơ
sở hạ tầng của các Sở giao dịch chứng khoán do đó cịn chưa được phát triển tương xứng
với quy mô giao dịch. Hệ thống giao dịch gần đây vẫn cịn bị q tải và phải ngưng vì sự
cố kỹ thuật khi khối lượng giao dịch tăng lên cao. Nền tảng công nghệ đang áp dụng tại Sở
giao dịch của Việt Nam là từ Sở giao dịch chứng khoán của Thái Lan hỗ trợ. Bên cạnh đó,
việc ứng dụng cơng nghệ tại nhiều cơng ty chứng khốn thành viên vẫn chưa được đầu tư
thích đáng.
Các quy định về luật pháp, các chính sách của chính phủ đối với lĩnh vực cơng nghệ
thơng tin ở Việt Nam cịn nhiều hạn chế. Gần đây, trước đòi hỏi của sự thay đổi trong thời
đại cách mạng cơng nghệ 4.0, chính phủ bắt đầu lập kế hoạch và dự định triển khai các
chiến lược có liên quan. Tuy nhiên, tất cả các chính sách đều đang trong giai đoạn manh
nha và khởi đầu.
Ngoài ra, tâm lý của những nhà đầu tư và các thành phần tham gia thị trường vẫn còn
ngại thay đổi và thích ứng với những cơng nghệ mới. Bên cạnh lý do về chi phí đầu tư lớn,
có thể thấy sự an tồn và bảo mật về thơng tin ở Việt Nam vẫn còn bất cập, dẫn đến lo ngại
về các rủi ro phát sinh. Nhiều người vẫn ưa thích sử dụng tiền mặt hoặc các cách thanh
toán truyền thống nhiều hơn.
Để có thể lập kế hoạch triển khai và ứng dụng cơng nghệ blockchain trên thị trường
chứng khốn Việt Nam trong tương lai, một số gợi ý được đưa ra như sau:

Thứ nhất, việc ứng dụng cơng nghệ blockchain địi hỏi một nền tảng công nghệ vững
mạnh. Do vậy, các Sở giao dịch như HSX và HNX tại Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho
hệ thống giao dịch của mình. Việc giải quyết được các thách thức về tốc độ giao dịch, quá
trình xác minh và giới hạn của dữ liệu là rất quan trọng trong việc áp dụng công nghệ
blockchain một cách rộng rãi.
Thứ hai, cần ban hành các văn bản pháp lý rõ ràng về việc ứng dụng công nghệ này
trên thực tế. Hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam, nhiều chính phủ trên thế giới vẫn còn
lúng túng trong việc ban hành và thực thi các văn bản pháp quy đối với việc ứng dụng các
công nghệ mới trong giao dịch và tài chính, một phần do những rủi ro đi kèm mà các công
nghệ này mang lại. Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ hai khái niệm tiền điện tử bitcoin và công
nghệ chuỗi khối blockchain. Dù ban đầu được tạo ra với mục đích giao dịch tiền điện tử
bitcoin và dẫn đến nhiều e ngại về rủi ro nhưng hiện nay công nghệ blockchain đã và đang
cho thấy tính ứng dụng tích cực và hiệu quả của nó trong nhiều lĩnh vực. Một số quốc gia
vẫn chưa thừa nhận sự tồn tại và việc sử dụng bitcoin nhưng đã và đang đầu tư để phát
triển công nghệ blockchain.
Thứ ba, vấn đề an ninh mạng cần được chú trọng nhiều hơn để đảm bảo tính bảo mật
cho các giao dịch. Dù hiện nay đã có giải pháp để giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra
140

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7


các mạng lưới riêng với các thành viên được cấp phép thay cho các mạng lưới công cộng
nơi tất cả các thành viên đều có quyền truy cập nhưng việc tăng cường an ninh mạng sẽ tạo
được niềm tin cho cơng chúng, từ đó việc áp dụng cơng nghệ blockchain trở nên dễ được
chấp nhận hơn.
Thứ tư, các công ty chứng khoán và các ngân hàng thanh toán cũng cần có chiến lược
lâu dài để kịp thích ứng và thay đổi khi công nghệ blockchain được áp dụng vào hệ thống
giao dịch chứng khốn. Hiện nay, các cơng ty chứng khốn và các ngân hàng thanh tốn
giữ vai trị quan trọng trong quy trình thanh tốn bù trừ sau giao dịch. Tuy nhiên, nếu công

nghệ blockchain được áp dụng, vai trò này sẽ bị thách thức. Về lâu dài, các cơng ty chứng
khốn và các ngân hàng nên tập trung nhiều vào việc cung ứng các dịch vụ tư vấn, điều mà
các công nghệ không thể thay thế được.
Thứ năm, việc cung cấp các hiểu biết cơ bản về công nghệ cho các nhà đầu tư cũng
rất quan trọng. Chuyển đổi cơng nghệ nghĩa là thay đổi và thích ứng với một mơi trường
giao dịch hồn tồn mới, điều vốn khơng dễ chấp nhận nhanh chóng với số đơng. Việc cập
nhật các kiến thức về blockchain giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ hơn ưu điểm và hiệu quả mà
nó mang lại trong hoạt động giao dịch chứng khoán. Từ đó, tạo được tâm lý tin cậy và sẵn
sàng thay đổi trong tương lai từ phía các nhà đầu tư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brochet, F. (2010), Information content of insider trades before and after the
Sarbanes–Oxley act, Accounting Review 85, 419–446.
2. Cuccuro P. (2017), Beyond Bitcoin: an Early Overview on Smart Contracts,
International Journal of Law and Information Technology V0, 1–17.
3. Edmans, A. (2009), Blockholder trading, market efficiency, and managerial myopia,
Journal of Finance 64, 2481–2513.
4. Fico P. (2016), Virtual Currencies and Blockchains: Potential Impacts on Financial
Market
5. FINRA. (2017), Distributed Ledger Technology: Implications of Blockchain for the
Securities
6. Foundations and Trends in Finance 8, 265–365.
7. Holden, C., Jacobsen, S., and Subrahmanyam, A. (2013), The empirical analysis of
liquidity,
8. Infrastructures and on Corporate Ownership. [online] Available from SSRN:
/>9. Industry,
January.
[online]
industry/blockchain-report

Available


from:

/>
10. Nakamoto, S. (2008) Bitcoin: a peer-to-peer electronic cash system. Unpublished
manuscript.
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

141



×