Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 2 Trung thuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.35 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 2. Ngày soạn: …./…./…... Bài 2 : Trung thực A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Thế nào là trung thực. Biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực?.ý nghĩa của trung thực 2. Thái độ - Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực. 3. Kĩ năng - Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày - Tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực B. Phương pháp - Giải quyết tình huống. Thảo luận nhóm. Tổ chức trò chơi sắm vai C. Tài liệu và phương tiện - Chuyện kể, tục ngữ, ca dao nói về trung thực. Bài tập tình huống - Giấy khổ lớn, bút dạ. D. Các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu ví dụ về lối sống giản dị của những người sống xung quanh em.? Câu 2: Đánh dấu x vào  đặt sau các biểu hiện sau đây mà em đã làm được để rèn luyện đức tính giản dị ? Kết quả của việc rèn luyện ấy như thế nào? - Chân thật, thẳng thắn trong giao tiếp  - Tác phong gọn gàng lịch sự  - Trang phục, đồ dùng không đắt tiền  - Sống hoà đồng với bạn bè  3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS. Nội dung cần đạt.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV cho HS làm bài tập sau: a) Trong những hành vi sau đây, hành vi nào sai? - Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn. - Giờ kiểm tra miệng giả vờ đau đầu để xuống phòng y tế. - Xin tiền học để chơi điện tử. - Ngủ dậy muộn, đi học không đúng quy định, báo cáo lí do ốm. b) Những hành vi đó biểu hiện điều gì ? GV dẫn dắt từ bài tập trên đề vào bài Trung thực. Hoạt động 2: Cả lớp - nhóm - Phân tích truyện đọc: GV: Cho HS đọc truyện HS: Đọc diễn cảm truyện độc GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi sau: 1. Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-kenlăng-giơ như thế nào? 2. Vì sao Bra-man-tơ có thái độ như vậy? 3. Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào? 4. Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy? 5. Theo em ông là người như thế nào? GV: Nhận xét và ghi các ý kiến của học sinh lên bảng GV: Rút ra bài học qua câu truyện trên.. 1. Truyện đọc Sự công minh chính trực của một nhân tài. - Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp. - Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nối tiếp lấn át mình. - Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại. - Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc. - Ông là người trung thực, tôn trọng chân lí, công minh chính trực..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoạt động 3: Nhóm: Rút ra nội dung bài học GV: Cho HS cả lớp cùng thảo luận sau 2. Nội dung bài học đó mời 3 em lên bảng trình bày. Số HS còn lại theo dõi và nhận xét. HS trả lời câu hỏi sau: Câu1: Tìm những biểu hiện tính trung + Học tập: Ngay thẳng, không gian dối thực trong học tập? với thầy cô giáo, không quay cóp, nhìn bài của bạn, không lấy đồ dùng học tập của bạn. Câu 2: Tìm những biểu hiện tính trung + Trong quan hệ với mọi người: thực trong quan hệ với mọi người. Không nói xấu, lừa dối, không đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm. Câu 3: Biểu hiện tính trung thực trong + Hành động: Bênh vực, bảo vệ cái hành động. đúng, phê phán việc làm sai GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bày theo 3 phần HS: Trả lời vào phiếu, nhận xét phần trả lời của 3 bạn. GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra bài học Câu 1: Biểu hiện của hành vi trái với + Nhóm 1: Trái với trung thực là dối trung thực? trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lý. Câu 2: Người trung thực thể hiện hành + Nhóm 2: Không phải điều gì cũng động tế nhị khôn khéo như thế nào? nói ra, chỗ nào cũng nói, không phải nghĩ gì là nói, không nói to, ồn ào, tranh luận gay gắt. Câu 3: Không nói đúng sự thật mà vẫn + Nhóm 3: Che giấu sự thật để có lợi là hành vi trung thực? Cho VD cụ thể?. cho xã hội như bác sĩ không nói thật HS: Các nhóm thảo luận, ghi ý kiến vào bệnh tật của bệnh nhân, nói dối kẻ địch, giấy khổ lớn. kẻ xấu. Đây là sự trung thực với tấm - Cử đại diện lên trình bày. HS cả lớp lòng, với lương tâm. nhận xét, tự do trình bày ý kiến. GV: Nhận xét, bổ sung và đánh giá. hướng dẫn HS rút ra khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của trung thực. HS: trả lời các câu hỏi sau: 1. Thế nào là trung thực? 1. Trung thực là: tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lý 2. Biểu hiện của trung thực? 2. Biểu hiện: Ngay thẳng, thật thà,.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> dũng cảm nhận lỗi. 3. ý nghĩa của trung thực? 3. ý nghĩa: + Đức tính cần thiết quý báu + Nâng cao phẩm giá. + Được mọi người tin yêu kính trọng. GV: Cho HS đọc câu tục ngữ + Xã hội lành mạnh Cây ngay không sợ chết đứng"và yêu " - Sống ngay thẳng, thật thà, trung thực cầu giải thích câu tục ngữ trên. không sợ kẻ xấu, không sợ thất bại. GV: Nhận xét ý kiến của HS và kết luận rút ra bài học. HS: Có thể nêu ra ý kiến, có trường hợp người trung thực bị thua thiệt. GV: Sẽ có trường hợp như vậy nhưng trước sau người đó sẽ được giải oan và xã hội công nhận phẩm giá tốt đẹp của mình. GV: Đọc câu danh ngôn trong SGK và HS tự suy nghĩ để tham khảo. Hoạt động 4 : Cá nhân: Củng cố và hướng dẫn làm bài tập * Bài tập cá nhân: 3. Bài tập GV: Phát phiếu học tập. - Đáp án 4, 5, 6 HS: Trả lời bài tập a, SGK/.8. ?. Những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực? Giải thích vì sao? 1. Làm hộ bài cho bạn 2. Quay cóp trong giờ kiểm tra. 3. Nhận lỗi thay cho bạn 4. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. 5. Dũng cảm nhận lỗi . - Thực hiện hành vi trung thực giúp 6. Bao che khuyết điểm cho bạn vì bạn con người thanh thản tâm hồn. đã giúp đỡ mình. 7. Phân công trực nhật không công bằng GV: Giải đáp bài tập trên đèn chiếu. HS: Trả lời, cho biết ý kiến đúng. Lưu ý: GV cần giải thích rõ đáp án và giải thích vì sao các hành vi còn lại không biểu.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> hiện tính trung thực. Hoạt động 5: Cả lớp - Hướng dẫn học tập và giao bài về nhà GV: Giải thích những điều cần chú ý cho các bài tập còn lại. - Cần lí giải hành động của bác sĩ xuất phát từ tấm lòng nhân đạo, mong muốn bệnh nhân sống lạc quan, có nghị lực và hy vọng sẽ chiến thắng bệnh tật. GV: Giao bài về nhà. HS: Lập phiếu rèn luyện tính trung thực bằng các việc làm cụ thể, thông thường gần gũi nhất. GV Tổng kết toàn bài rút ra bài học và ý nghĩa của trung thực: Trung thực là một đức tính quý báu, nâng cao giá trị đạo đức của mỗi con người. Xã hội sẽ tốt đẹp lành mạnh hơn nếu ai cũng có lối sống, đức tính trung thực. 4. Dặn dò GV: + Giao bài về nhà :b,c,d,đ + Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao nói về trung thực - Chuẩn bị bài 3: Tự trọng * Lưu ý HS cần nắm được: - Thế nào là tự trọng và không tự trọng? - Biểu hiện và ý nghĩa của lòng tự trọng * Tư liệu tham khảo Tục ngữ: - Ăn ngay nói thẳng - Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng - Đường đi hay tối nói dối hay cùng - Thật thà là cha quỷ quái. Ca dao: - Nhà nghèo yêu kẻ thật thà. Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần Truyện ngụ ngôn: Chú bé chăn cừu Có một chú bé chăn cừu nọ, trong khi chăn đàn cừu của mình đã nghĩ ra một trò đùa tai quái. Chú kêu thật to "Có chó sói!" Thế là mọi người từ khắp nơi trong làng chạy ra giúp đỡ chú, nhưng chẳng thấy sói đâu cả. Lần thứ nhất, lần thứ hai và đến lần thứ 3 thì dân làng đã biết họ bị lừa. Một hôm khác, có chó sói đến bắt cừu thật, chú bé lại kêu to "Có chó sói !" nhưng lần này thì không còn ai đến giúp chú cả. .

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×