Tải bản đầy đủ (.docx) (212 trang)

Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------------

LÊ THỊ MINH TRÍ

HỒN THIỆN KẾ TỐN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH
DOANH DẦU KHÍ NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. TRẦN VĂN HỢI
2. TS. NGUYỄN TUẤN ANH

HÀ NỘI - 2021


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển với nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa tương đối ổn định. Từ một đất nước nghèo, chỉ trong vài
chục năm, Việt Nam đã vươn lên thành quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.


Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát
triển kinh tế được đẩy mạnh. Chất lượng sống của người dân được cải thiện rõ rệt.
Chính trị, xã hội bình ổn, quốc phịng và an ninh được giữ vững. Vị thế của Việt
Nam không ngừng tăng cao trên trường quốc tế. Tiềm lực tổng hợp của quốc gia
tăng lên rất nhiều, tạo vị thế và năng lực mới cho đất nước tiếp tục phát triển với
triển vọng tốt đẹp.
Trong gần 35 năm qua, đồng hành trong công cuộc đổi mới đất nước, là một
trong những trụ cột của nền kinh tế, ngành dầu khí Việt Nam đã khơng ngừng lớn
mạnh, đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, gia
tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, đóng góp cho Ngân sách nhà
nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ qua đó góp phần đưa nước ta
ra khỏi tình trạng khủng hoảng và kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung
bình trên thế giới. Hoạt động thăm dịkhai thác dầu khí ở thềm lục địa cũng đã góp
phần quan trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Năm 2020, doanh thu các
doanh nghiệp kinh doanh dầu khí đạt trên 566.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp
nhất đạt 17.500 tỷ đồng; trong khi khối doanh nghiệp đóng góp khoảng 42% GDP,
thì các DN kinh doanh dầu khí chiếm khoảng 20% GDP của cả nước, hồn thành
nộp ngân sách nhà nước 82.100 tỷ đồngchiếm13,6%, đóng góp quan trọng vào tăng
trưởng GDP cả nước.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều
quốc gia trên thế giới từ đầu năm đến nay, khiến nhiều ngành sản xuất trên tồn cầu
lâm vào tình cảnh khốn đốn, hoạt động giao thơng vận tải đình trệ, giá dầu thế giới
giảm mạnh kéo dài, đặt ngành dầu khí Việt Nam đứng trước những thách thức chưa
từng có trong lịch sử phát triển. Những tháng đầu năm 2020 thực sự là quãng


2
thời gian đầy khó khăn đối với ngành dầu khí Việt Nam. Sự lây lan mạnh mẽ của
dịch bệnh Covid-19 dẫn tới sự sụt giảm mạnh các hoạt động vận tải, lưu thơng hàng

hóa và hành khách ở tất cả các loại hình đường bộ, hàng khơng..., khiến cho hoạt
động sản xuất và kinh doanh xăng dầu chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo Tập đồn Dầu
khí Việt Nam (PVN), tổng nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu trong cả nước Quý I/2020 ước
giảm khoảng 30% so cùng kỳ năm trước. Do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản
phẩm, nhiều cửa hàng, đại lý xăng dầu trong nước, đã hạn chế nhập hàng để chờ giá
giảm, chiết khấu bán lẻ trên thị trường. Điều này đã làm lượng tồn kho các sản
phẩm xăng, dầu tại các nhà máy lọc dầu tăng mạnh. Nhằm giảm thiểu thiệt hại trước
“khủng hoảng kép”, các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đã nhanh chóng có những
biện pháp ứng phó, điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Triển khai đồng bộ các gói
giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong từng lĩnh vực hoạt động về: Quản trị,
đầu tư, tài chính, thị trường và cơ chế chính sách; tính tốn phương án mua dự trữ
dầu thô, sản phẩm xăng dầu nhằm tranh thủ cơ hội giá dầu chạm đáy làm động lực
tăng trưởng khi thị trường ấm trở lại, đồng thời cắt giảm chi phí và sản xuất ở một
mức độ có thể vừa đáp ứng được nhu cầu vừa giảm tối thiểu được số lỗ.
Trong quá trình điều hành doanh nghiệp (DN), các nhà quản trị (NQT) phải
trao đổi, cập nhật thông tin kế toán. NQT sau khi lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ
chức thực hiện kế hoạch đòi hỏi phải kiểm tra và đánh giá thực hiện nó. Phương
pháp thường dùng là so sánh số liệu kế hoạch hoặc dự tốn với số liệu thực hiện, để
từ đó nhận diện các sai lệch giữa kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra. Để làm
được điều này, NQT cần được cung cấp các báo cáo thực hiện, có tác dụng như một
bước phản hồi giúp NQT nhận diện những vấn đề cần phải điều chỉnh.Hơn nữa, để
đánh giá hiệu quả hoạt động các NQT cịn địi hỏi thơng tin kế tốn phải đầy đủ, kịp
thời, chính xác nhằm thực hiện tốt các chức năng và hoạt động quản trị của mình.
Như vậy, KTQT có vai trị chủ đạo và chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của
DN. Dựa trên các thông tin của KTQT cung cấp, các NQT đưa ra quyết định kinh
doanh phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền
vững của DN trong nền kinh tế thị trường.


3

Thực tế hiện nay tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt
Nam, KTQT phục vụ cơng tác quản lý nói chung và phục vụ cho việc đánh giá hiệu
quả hoạt động nói riêng vẫn cịn rất nhiều tồn tại cần hoàn thiện. Trước hết là nhận
thức của những người làm công tác quản lý về vai trò của KTQT cũng như mối
quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt động chưa được thỏa mãn,
KTQT vẫn bị coi nhẹ. Mặt khác, hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá HQHĐ do
KTQT cung cấp chưa phản ánh đúng thực trạng hiệu quả hoạt động tại đơn vị. Bên
cạnh đó, phương pháp sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động chủ yếu là so sánh
giản đơn. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hồn thiện kế tốn
quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh
dầu khí niêm yết ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan
2.1. Các nghiên cứu về kế toán quản trị
Kế toán quản trị là lĩnh vực chun mơn của kế tốn nhằm nắm bắt các vấn
đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Qua đó phục vụ
cơng tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị. Thông tin của kế toán quản trị đặc
biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Đồng thời phục vụ việc
kiểm sốt, đánh giá doanh nghiệp đó. Bản chất của thơng tin trong kế tốn quản trị
là thơng tin quản lý. Thơng tin mà kế tốn quản trị cần nắm bắt bao gồm cả thơng
tin tài chính và thơng tin phi tài chính. Trước khi tập hợp thơng tin kế tốn quản trị
phải biết rõ mục đích của thơng tin đó. Vai trị trách nhiệm truyền thống của kế tốn
quản trị đang được mở rộng bao hàm cả các nhu cầu đối với quá trình ra quyết định
chiến lược kinh doanh. Kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được
đo lường xử lý và cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo doanh
nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả
kinh tế cao nhất: phải sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán
các sản phẩm đó bằng cách nào, theo giá nào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất.
Cùng với sự phát triển của KTQT, có nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng

KTQT trong các DN. Phạm Quang (2002) với đề tài “Phương hướng xây dựng


4
hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt
Nam” [15]. Luận án đã phân tích và đưa ra điểm xuất phát để tổ chức hệ thống
KTQT và xây dựng hệ thống báo cáo KTQT trong các DN nhằm thực hiện hai chức
năng cơ bản của báo cáo KTQT là chức năng định hướng và chức năng đánh giá
tình hình thực hiện tiêu chuẩn kiểm soát. Luận án đã nghiên cứu thực trạng của hệ
thống báo cáo KTQT qua hai thời kỳ là kế hoạch hóa tập trung và thời kỳ quản lý
DN theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đồng thời trình bày mục
đích, nội dung, kết cấu, tác dụng và phương pháp lập báo cáo KTQT để thực hiện
hai chức năng cơ bản của báo cáo KTQT. Huỳnh Lợi (2008) trong nghiên cứu “Xây
dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam” đã xây dựng mơ
hình và cơ chế vận hành KTQT trong DN sản xuất nhằm xác lập nền tảng hoạt
động, nền tảng quản trị, đối tượng nghiên cứu của KTQT...
Luận án trình bày tổ chức quy trình cơng việc, thủ tục lập báo cáo KTQT, xác lập cơ
chế tổ chức nhân sự thực hiện KTQT để tổ chức áp dụng KTQT phù hợp với đặc
điểm sản xuất của DN [13].
Khi tiếp cận các nội dung của kế toán quản trị chi phí theo chức năng thơng
tin thì các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được các nội dung cụ thể của kế tốn quản
trị chi phí cần thực hiện để thu nhận, phân tích và xử lý các thơng tin chi phí trong
doanh nghiệp cho mục đích cung cấp thông tin để quản trị doanh nghiệp như:
nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Hoản (2012) trong luận án “Tổ chức kế tốn quản
trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của Việt Nam”[10], luận án đã
nêu được các nội dung cụ thể mà kế toán quản trị chi phí cần thực hiện bao gồm:
Ghi nhận ban đầu về chi phí; Phân loại chi phí; Xây dựng định mức, dự tốn chi
phí; Phương pháp xác định chi phí; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng,
lợi nhuận; Tổ chức kế tốn trách nhiệm chi phí; Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán
quản trị chi phí; Đánh giá hiệu quả hoạt động và phân tích thông tin ra quyết định.

Cũng theo cách tiếp cận này, tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014) trong luận
án“Hoàn thiện kế tốn quản trị chi phí trong các cơng ty cổ phần nhựa niêm yếttrên
thị trường chứng khoán Việt Nam” [2], luận án đã tổng hợp những nội dung của kế
tốn quản trị chi phí theo năm phần chính bao gồm: Những cách phân loại chi phí


5
được nhà quản lý sử dụng và sử dụng cho mục đích nào; Xây dựng định mức và lập
dự tốn chi phí để theo dõi và kiểm sốt chi phí phát sinh trên cơ sở các chi phí đã
được phân loại để phù hợp với yêu cầu quản lý; Xác định chi phí cho từng đối tượng
chịu chi phí nhằm tính tốn chính xác chi phícho từng đối tượng cụ thể; Phân tích
biến động chi phí để kiểm sốt chi phí và phân tích các thơng tin về chi phí để phục
vụ cho nhu cầu ra quyết định của nhà quản lý. Và các nghiên cứu khác như nghiên
cứu của tác giả Đinh Thị KimXuyến (2014) trong luận án “Công tác kế tốn quản
trị chi phí và giá thành tạicác doanh nghiệp viễn thông di động” [25]; Tác giả Đào
Thúy Hà (2015) trongluận án “Hồn thiện kế tốn quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp sản xuấtthép ở Việt Nam” [8]. Nhìn chung, các nghiên cứu này đã nêu được
các nội dung mà kế tốn quản trị chi phí trong doanh nghiệp cần thực hiện để đảm
bảo chức năng cung cấp thơng tin kế tốn như: Ghi nhận ban đầu; phân tích, xử
lýthơng tin và cung cấp thơng tin cho nhà quản trị. Tuy nhiên việc nghiên cứu
cácnội dung của kế tốn quản trị chi phí theo cách này chưa thể hiện được mục
đíchcủa kế tốn quản trị chi phí là cung cấp thông tin để nhà quản trị thực hiện
cácchức năng quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Tiếp cận nội dung của kế toán quản trị chi phí theo chu trình thơng tin kế
tốn thì các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được các nội dung của kế tốn quản trị
chi phí bao gồm các khâu cơ bản trong tổ chức hoạt động như: Tổ chức hệ thống
chứng từ; tổ chức hệ thống tài khoản; tổ chức tính giá và tổ chức hệ thống báo cáo
kế tốn quản trị. Cụ thể có nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) trong
nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hố trong các công ty
vận tải đường bộ Việt Nam” đã đề cập đến hệ thống báo cáo KTQTCP vận tải, theo

đó hệ thống bao gồm: báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý; báo cáo cung cấp
thông tin cho việc xây dựng kế hoạch; báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình
kiểm tra, đánh giá; báo cáo cung cấp thơng tin cho quá trình ra quyết định. Ứng với
mỗi loại báo cáo tác giả đã đề cập đến cơ sở và căn cứ lập cũng như tác dụng của
từng loại báo cáo[11]. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến tần xuất của các loại báo
cáo này khi cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp vận tải. Đồng quan
điểm với cách tiếp cận này có các nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Kim Anh (2012)


6
với nghiên cứu “Hồn thiện kế tốn quản trị chi phí vận tải tại các doanh nghiệp
vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [1] đã đề xuất
hệ thống báo cáo KTQTCP trong các doanh nghiệp vận tải, bao gồm (1) Báo cáo dự
toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch: Báo cáo dự tốn trung tâm chi phí, báo
cáo dự tốn chi phí theo loại hình vận chuyển; (2) Báo cáo đánh giá trách nhiệm của
trung tâm chi phí thơng qua báo cáo tình hình thực hiện chi phí của trung tâm chi
phí; (3) Báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý thông qua báo cáo
phân tích chênh lệch chi phí vận tải. Tuy nhiên tác giả mới so sánh giữa chi phí thực
tế và chi phí dự tốn để xác định chênh lệch mà chưa phân tích nhân tố nào (nhân tố
lượng, nhân tố giá, nhân tố mức tiêu hao) tác động làm phát sinh chênh lệch và
nguyên nhân dẫn đến chênh lệch chi phí cũng như các báo cáo cung cấp thơng tin
thích hợp. Điều này làm hạn chế q trình cung cấp thơng tin cho nhà quản lý. Tác
giả Nguyễn Thị Ngọc Thạch (2012) trong luận án “Tổ chức kế toán quản trị chi phí
và giá thành trongcác doanh nghiệp sản xuất ơ tô ở Việt Nam hiện nay” [18], luận
án đã phân tích, hệ thống hóa các quan điểm cơ bản của tổ chức kế tốn quản trị chi
phí và giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất theo hai loại hình: tổ chức kế tốn
tàichính thiên về loại hình kế tốn tĩnh và tổ chức kế tốn tài chính thiên về loại
hình kế tốn động. Luận án đã đề xuất được các giải pháp để hồn thiện tổ chức kế
tốn quản trị chi phí với các nội dung hồn thiện được tiếp cận theo chu trình thơng
tin kế tốn như: Hồn thiện tổ chức ghi nhận thơng tin ban đầu; Hồn thiện việc xác

định đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí và định giá phí của sản phẩm; Hồn
thiện hệ thống tài khoản kế tốn và hồn thiện hệ thống báo cáo kế tốn quản trị.
Nhìn chung các nghiên cứu này đã nêu được các nội dung của kế toán quản
trịtrong doanh nghiệp gồm: Hệ thống chứng từ kế toán phục vụ cho kế tốn quản trị
chi phí; Hệ thống tài khoản kế toán phục vụ cho kế toán quản trị; Quy trình tập hợp
chi phí và tính giá thành sản phẩm và hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí. Vì
vậy, các giải pháp đưa ra chỉ mới dừng lại ở mục tiêu hướng tới việc cung cấp thơng
tin về chi phí một cách đầy đủ, kịp thời, đúng đắn cho nhà quản trị mà chưa xuất
phát từ nhu cầu thông tin để thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện, kiểm soát và ra quyết định thì nhà quản trị cần những thơng tin chi phí gì, dưới


7
dạng nào và từ đó kế tốn quản trị chi phí cần sử dụng những cơng cụ nào và thực
hiện những cơng việc gì để đảm bảo cung cấp được các thơng tin chi phí theo u
cầu đó của nhà quản trị. Mục đích của cơng tác kế tốn quản trị chi phí là cung cấp
thơng tin cho nhà quản trị để thực hiện các chức năng quản trị. Vì vậy cơng tác kế
tốn quản trị phải xuất phát từ việc để thực hiện chức năng này thì nhà quản trị cần
những thơng tin gì do đó mà kế tốn phải sử dụng các công cụ nào để thu nhận và
xử lý thông tin nhằm cung cấp cho nhà quản trị. Các nghiên cứu trước đây về kế
toán quản trị chi phí đã nêu được các nội dung kế tốn quản trị chi phí trong doanh
nghiệp. Tuy nhiên, các nội dung này thường được nghiên cứu một cách rời rạc mà
không xuất phát từ yêu cầu thông tin cho việc thực hiện từng chức năng của quản trị
như: để thực hiện chức năng hoạch định thì nhà quản trị cần những thơng tin nào từ
kế tốn quản trị chi phí, để thực hiện chức năng tổ chức thực hiện thì nhà quản trị
cần những thơng tin nào từ kế tốn quản trị chi phí….Dođó, khi nghiên cứu các nội
dung này thì các nghiên cứu trước đây đều chưa làm rõ được mục đích thực hiện nội
dung này là để cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực hiện chức năng nào.
2.2. Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
HQHĐ được hiểu theo nghĩa chung nhất là các lợi ích kinh tế, chính trị, xã

hội mà một cá nhân hay tổ chức đạt được trong quá trình hoạt động của mình. Đối
với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền
kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động
khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng có các mục
tiêu khác nhau, nhưng có thể nói rằng mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh với bất kỳ loại hình sở hữu nào đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hố
lợi nhuận. Khi đó, bên cạnh hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế là tiêu chí chủ yếu
được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đánh giá HQHĐ chiếm một vị trí quan trọng trong q trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của DN. Đó là cơng cụ quản lý có hiệu quả mà các DN sử dụng tư
trước đến nay. Đánh giá HQHĐ giúp DN tự đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ
tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu kinh tế được thực hiện đến đâu, từ đó tìm
ra những biện pháp để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của DN. Điều đó có


8
nghĩa là đánh giá HQHĐ không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn
là khởi đầu một chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Kết quả đánh giá của thời gia kinh
doanh đã qua và những dự đoán trong điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là căn cứ
quan trọng để DN hoạch định chiến lược phát triển và các phương án kinh doanh có
hiệu quả, nhằm hạn chế rủi do trong kinh doanh.
Đánh giá hiệu quả hoạt động thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào với mục tiêu của tối đa hóa
lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể như nghiên cứu của Huỳnh Đức Lộng (1999)
[12], Nguyễn Ngọc Quang (2011) [16], trong luận án của mình, các tác giả đã ứng
dụng lý thuyết hệ thống để nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá HQHĐ hay các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp nghiên cứu trong nền kinh
tế thị trường. Theo các tác giả, nền sản xuất xã hội luôn luôn ở trạng thái động và
mở, có đầu vào và đầu ra. Chỉ tiêu so sánh giữa đầu vào và đầu ra là những chỉ tiêu
phân tích hiệu quả trên góc độ kinh tế. Nhưng không phải tất các các chỉ tiêu so

sánh giữa đầu vào và đầu ra hoặc ngược lại đều phải được sử dụng khi đánh giá. Chỉ
có các chỉ tiêu chính và có tính khả thi mới được chọn để đánh giá hiệu quả. Các
cơng trình nghiên cứu đã cung cấp hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
đầy đủ cho các DN và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu của
Nguyễn Văn Tạo (2004) với đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường” [17]. Tác giả nhận định HQHĐ không đơn
thuần là sự so sánh giữa hai đối tượng chi phí đầu vào và kết quả ở đầu ra; HQHĐ
còn được hiểu là việc hồn thành mục tiêu đề ra, vì nếu khơng đạt được mục tiêu đề
ra thì hiệu quả sẽ khơng tồn tại. Đồng thời, để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử
dụng nguồn lực đầu vào như thế nào cho hiệu quả. Quan điểm của tác giả có điểm
mạnh là phản ánh được mối liên hệ bản chất của HQHĐ. Nó đã liên kết được kết
quả với tồn bộ chi phí, xem hiệu quả là sự phản ánh khả năng sử dụng các yếu tố
đầu vào sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, nghiên cứu có mặt hạn chế đó là chưa phản
ánh được mối quan hệ về lượng và chất giữa kết quả và chi phí, tác giả mới chỉ đánh
giá được hiệu quả của phần kết quả sản xuất kinh doanh mà chưa đánh giá được
toàn bộ HQHĐ sản xuất kinh doanh của toàn DN. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản


9
của các cơng trình nghiên cứu kể trên là chưa đề cập đến hiệu quả xã hội, chưa xây
dựng được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Đánh giá hiệu hoạt động thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính. Cụ
thể như tác giả Sanzhar Iskakov, Nurgun Komsuoglu Yilmaz (2015), với nghiên cứu
“Performance evaluation of major integrated oil & gas companies” [35]. Tác giả đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với nền tảng lý thuyết về ngành
cơng nghiệp dầu khí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơng ty, tập đồn dầu
khí có quy mơ lớn. Nghiên cứu đã chỉ 4 nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
tại các công ty, tập đồn dầu khí có quy mơ lớn gồm: nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả sử dụng hàng tồn kho, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ, nhóm chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng

vốn chủ sở hữu. A.JSingh và Raymond S.Schmidsall (2002) trong bài báo “Analysis
of financial ratios commonly used by US lodging financial executives” đăng trên tạp
chí Joumal of Leisure Property [26]. Nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của các
chỉ tiêu đánh giá HQHĐ của DN đặc biệt là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
tài sản, hiệu quả quản lý hoạt động và các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi. Các
tác giả Cheng-Min Feng và Rong-Tsu Wang Trong với nghiên cứu “Performance
evaluation for airlines including the onsideration of financial ratios” (2000)[28] đã
phát triển việc đánh giá HQHĐ của các DN hàng không tại Đài Loan thơng qua các
chỉ tiêu tài chính. Nghiên cứu đã đưa ra mơ hình đánh giá HQHĐ của các hãng hàng
khơng qua 3 nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả kinh doanh, hoạt
động đầu tư. Đồng thời chỉ ra bất cứ một trong ba nhóm chỉ tiêu trên đều có thể
được thay thế bởi các chỉ tiêu khác hoặc sử dụng sử dụng độc lập. Chen and J.L.
Dodd (1997), trong nghiên cứu “An empirical examination of a new corporate
performance measure” đã đưa ra mơ hình Econormie value added (EVA) để đánh
giá hiệu quả DN [27]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: giá trị kinh tế gia tăng là thước đo
phản ánh thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa LN hoạt động trước lãi vay và sau
thuế với chi phí sử dụng vốn. Thước đo này thể hiện điểm tối ưu hơn so với cách đo
lường hiệu quả thơng qua các chỉ tiêu tài chính như tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ
suất sinh lời của vốn chủ sở, hệ số thu nhập trên đầu tư, đó là đã tính tới


10
chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Trong nghiên cứu của tác giả Diệp Tố Uyên (2019)
với đề tài “Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp giấy Việt Nam” [24]. Luận án đóng góp thêm quan điểm về hiệu quả
hoạt động (HQHĐ) trong các doanh nghiệp đồng thời phát triển hệ thống chỉ tiêu
phân tích HQHĐ trên cơ sở quan điểm HQHĐ đã đóng góp. Bằng kết quả điều tra
khảo sát thực tế 206 doanh nghiệp sản xuất giấy, nghiên cứu đã phát triển hệ thống
chỉ tiêu gồm 34 chỉ tiêu trong 04 nhóm để các doanh nghiệp giấy Việt Nam và các
nhà phân tích có thể sử dụng khi phân tích HQHĐ. Vận dụng các chỉ tiêu phân tích

đã được phát triển ở trên và sự sẵn có của dữ liệu điều tra hàng năm của Tổng cục
Thống kê Việt Nam, nghiên cứu đã phân tích tình hình HQHĐ của các doanh nghiệp
giấy Việt Nam thời gian qua; kiểm định mơ hình hồi quy và cho thấy có sự tác động
của hiệu quả các quá trình cung cấp đầu vào, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ
sản phẩm đến HQHĐ chung của các doanh nghiệp giấy. Đồng thời đề xuất các
khuyến nghị trong việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích HQHĐ và nâng cao HQHĐ
hướng tới phát triển bền vững cho các doanh nghiệp giấy Việt Nam.
Đánh giá hiệu quả hoạt động phải kết hợp giữa hiệu quả về mặt kinh tế và
hiệu quả xã hội. Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến (2015) với đề tài “Nghiên cứu hệ thống
chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên
địa bàn tỉnh Bình Định” [20]. Từ lý luận về hiệu quả hoạt động phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh sao cho hao phí
nguồn lực, tài lực là thấp nhất với hiệu quả mang lại là cao nhất, cùng với tính chất
đặc thù của ngành kinh doanh du lịch, luận án đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân
tích hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nghiên cứu có
tính tồn diện hơn khi cơng bố các chỉ tiêu đánh giá đồng thời cả hiệu quả kinh tế và
hiệu quả xã hội, tính chất chỉ tiêu đánh giá bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài
chính. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu đánh giá mới chỉ phù hợp với ngành dịch vụ
chưa chưa thể phù hợp với yêu cầu đánh giá của các doanh nghiệp sản xuất. Đồng
quan điểm với cách tiếp cận này tác giả Lê Hồng Nhung (2017) với đề tài “Nghiên
cứu hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng
Việt Nam”[14]. Luận án đã tổng hợp được những mô


11
hình đo lường HQHĐ phổ biến rộng rãi trên thế giới nói chung và trong ngành xây
dựng nói riêng. Tác giả đã nghiên cứu làm rõ các phương diện tài chính và phi tài
chính trong đo lường HQHĐ của các doanh nghiệp xây dựng Việt nam thể hiện
trong 6 khía cạnh: Khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, đánh giá khách hàng,
quy trình nội bộ, an tồn lao động, đào tạo và phát triển. Nghiên cứu đã chỉ ra việc

áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQHĐ trong quản lý có ảnh hưởng tích cực tới
HQHĐ của các DN xây dựng Việt Nam.
Nhìn chung các nghiên cứu đã đề cập đến đánh giá hiệu quả hoạt động ở các
góc độ về mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng
các yếu tố đầu vào, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kết hợp giữa hiệu quả về mặt
kinh tế và hiệu quả xã hội.
2.3. Các nghiên cứu về kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp
Kế tốn quản trị có vai trị chủ đạo và chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Dựa trên các thơng tin mà kế tốn quản trị cung cấp, các nhà
quản trị đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm
bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
hiện nay.
Thơng tin kế tốn quản trị đặc biệt quan trọng trong q trình vận hành của
doanh nghiệp đồng thời thơng tin KTQT giúp các nhà quản lý đưa ra các phương
thức để quản lý, kiểm soát, đánh giá "sức khỏe" tài chính của DN tốt hơn. Mỗi
thơng tin của KTQT thu được là kết quả của q trình có tính 2 mặt: Thơng tin và
kiểm tra. Vì vậy, khi đề cập đến KTQT cũng như thông tin của KTQT không thể
tách rời 2 đặc trưng cơ bản. Toàn bộ nội dung về hoạt động sản xuất kinh doanh, từ
khâu đầu vào đến khâu đầu ra đều được phản ánh sinh động qua các thơng tin kế
tốn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quá trình điều hành DN, các nhà quản trị
(NQT) phải trao đổi cập nhật thơng tin kế tốn. Họ khơng thể ra các quyết định mà
khơng có thơng tin kế toán. Hơn nữa, để giúp DN nâng cao hiệu quả hoạt động các
NQT cịn địi hỏi thơng tin kế tốn phải đầy đủ, kịp thời, chính xác nhằm thực hiện
tốt các chức năng và hoạt động quản trị của mình. Như vậy, KTQT có vai trị chủ


12
đạo và chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của DN. Dựa trên các thông tin của
KTQT cung cấp, các NQT đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp trong ngắn hạn và

dài hạn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của DN trong nền kinh tế
thị trường.
Kaplan, S. E., and J. T. Mackey (1992), với nghiên cứu “An Examination of
the association between organizational design factors and the use of accounting
information for managerial performance evaluation” [30]. Nghiên cứu đã cung cấp
bằng chứng về mối liên hệ giữa việc sử dụng thơng tin kế tốn để đánh giá hiệu quả
hoạt động của nhân viên quản lý sản xuất và các yếu tố của mơ hình tổ chức sản
xuất.Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng chi
phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC để đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố
sản xuất và chỉ tiêu năng suất lao động của nhân viên quản lý để đánh giá hiệu quả
hoạt động của nhân viên quản lý. Nghiên cứu này có tính chất thăm dị và nhận biết
mối liên hệ giữa yếu tố mơ hình tổ chức và việc sử dụng thơng tin chi phí sản xuất
để đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý sản xuất. Robert Scarlett
(2005), với nghiên cứu “Management Accounting - Performance Evaluation” đã
đưa ra hệ thống chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa kế toán quản trị và hiệu quả
kinh doanh như: chỉ tiêu về chi phí sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu về doanh thu, chỉ
tiêu về lợi nhuận, chỉ tiêu về đầu tư tài chính…Tuy nhiên, tác giả mới liệt kê các chỉ
tiêu phản ánh mối quan hệ giữa kế toán quản trị và đánh giá hiệu quả kinh doanh mà
chưa nhóm các chỉ tiêu theo nội dung cụ thể [34]. Tác giả Hoàng Văn Tưởng (2010)
đã nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạt động
kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam” [22]. Trong luận án, tác giả
đã đề cập đến tổ chức KTQT theo chức năng và chu trình của thơng tin kế tốn, tổ
chức theo nội dung công việc như tổ chức các yếu tố sản xuất, tổ chức kế toán trách
nhiệm, tổ chức kế tốn chi phí và xây dựng mơ hình KTQT nói chung. Bên cạnh đó,
tác giả đưa ra hệ thống các nhóm chỉ tiêu tài chính nhằm tăng cường quản lý hoạt
động kinh doanh như: chỉ tiêu định mức chi phí, chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm của
các bộ phận, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu khả năng
thanh toán, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu khả năng sinh lợi, chỉ



13
tiêu cơ cấu tài chính. Mặt khác, hệ thống chỉ tiêu tác giả đưa ra mới chỉ đề cập đến
các chỉ tiêu tài chính mà chưa đưa ra các chỉ tiêu phi tài chính như chỉ tiêu về hiệu
quả xã hội.
Mối quan hệ giữa KTQT và đánh giá HQHĐ được thể hiện thông qua hiệu
quả hoạt động của trung tâm chi phí. Cụ thể như Hamdy Rashed, CMA, CAPM
(2013), với nghiên cứu “Cost Management and Performance Measurements for
Petroleum Upstream Industry” [29]. Nghiên cứu chỉ ra rằng trung tâm trách nhiệm
nên kết hợp với kế toán quản trị hoặc kiểm soát chi phí để nhận biết các chi phí
quan trọng. Từ đó quản trị các cơng ty dầu khí có thể quản lý tuân theo các nội dung
sau: Xác định mức hịa vốn và phân tích lợi nhuận, đánh giá hiệu quả hoạt động của
tổ chức hoặc bộ phận, đưa ra quyết định thường xuyên, đưa ra quyết định không
thường xuyên. Đồng quan điểm như trên OKPALA, AKINYOMI, OMOYELE
(2017), với nghiên cứu “Divisional Performance evaluation: The relevance of cost
and management accounting” [32]. Nghiên cứu đóng góp về mặt lý thuyết và thực
tế bằng cách kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc và về đánh
giá hiệu quả hoạt động của trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm đầu tư
và kế toán quản trị chi phí tại các tập đồn Nigeria. Bằng chứng thực nghiệm nghiên
cứu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa mỗi trung tâm trách nhiệm và kế tốn quản trị chi
phí rất quan trọng. Mỗi mục tiêu trung tâm là một tập hợp con của các mục tiêu
chung của công ty. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của từng trung tâm trách
nhiệm được thực hiện thơng qua kế tốn trách nhiệm là một thành phần của hệ
thống kế toán quản trị chi phí. Nó được sử dụng để phân loại, đo lường và báo cáo
từng hoạt động của trung tâm theo các lĩnh vực trách nhiệm. Báo cáo kế toán được
lập cho mỗi trung tâm sẽ phản ánh mức độ mà người quản lý trung tâm kiểm soát
các hoạt động của bộ phận mình. Hay như Trần Trung Tuấn (2015) với luận án
“Nghiên cứu kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt
Nam” [23]. Luận án đưa ra các nghiên cứu định tính và định lượng về phương pháp
KTQT cụ thể là mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm ảnh hưởng như thế nào đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xi măng Việt Nam. Với việc sử dụng kỹ thuật

thống kê ANOVA cho kết quả là “các khía cạnh kế tốn trách nhiệm có tác động


14
cùng chiều với hiệu quả hoạt động đạt được của doanh nghiệp, có nghĩa là nếu áp
dụng các khía cạnh của kế tốn trách nhiệm càng cao thì hiệu quả hoạt động đạt
được của các doanh nghiệp càng cao và ngược lại”. Hầu hết các nghiên cứu đã đề
cập mối quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá HQHĐ thông qua hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá HQHĐ. Tuy nhiên, các chỉ tiêu cịn rời rạc, chung chung, chưa nhóm
các chỉ tiêu theo từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể.
Mối quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt động được thể hiện
thông qua việc tổ chức thơng tin kế tốn quản trị phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả
hoạt động. Tác giả Nguyễn Minh Đức, Thiều Thị Thanh Thủy (2016) nghiên cứu về
“Tổ chức thơng tin kế tốn quản trị phục vụ phân tích và đánh giá hiệu quả kinh
doanh trong doanh nghiệp xây dựng hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực” [21].
Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp tổ chức thông tin kế tốn quản trị trên góc độ cung
cấp thơng tin để doanh nghiệp xây dựng phân tích, đánh giá hiệu quả kinh theo từng
lĩnh vực cần tuân theo 2 bước. Bước đầu tiên là phân chia lĩnh vực kinh doanh. Tiêu
thức để phân chia là dựa vào đặc điểm kinh doanh của từng lĩnh vực. Việc phân chia
chi tiết đến đâu là phụ thuộc vào yêu cầu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Mục đích mủa việc phân chia ở đây là xác định ranh giới giữa các lĩnh vực để phân
tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh. Bước tiếp theo là xác định phạm vi thông tin
cho từng lĩnh vực bao gồm: thông tin về tài sản sử dụng cho từng lĩnh vực; thơng tin
về chi phí ở từng lĩnh vực; thông tin về doanh thu, thu nhập của từng lĩnh vực. Tác
giả Chúc Anh Tú (2019) với nghiên cứu “Tăng cường áp dụng kế toán quản trị để
nâng cao hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp Việt Nam” [36]. Nghiên cứu đã
đề xuất việc tổ chức phân loại và xử lý thơng tin kế tốn quản trị về các yếu tố sản
xuất phục vụ cho đánh giá hiệu quả hoạt động bao gồm: Tổ chức phân loại và xử lý
thông tin KTQT hàng tồn kho (để đáp ứng nhu cầu kế toán và quản lý hàng tồn kho
cần chú ý đến những nội dung cơ bản như phân loại nguyên vật liệu, hàng hoá,

thành phẩm về bản chất, KTQT cần xây dựng định mức để đảm bảo cung cấp kịp
thời tình hình nhập, xuất, tồn kho, đồng thời xây dựng định mức hiện vật, định mức
trị giá cho từng loại hàng hóa, nhóm hàng, chủng loại. ở từng nơi bảo quản và sử
dụng); Tổ chức phân loại và xử lý thông tin KTQT TSCĐ (để


15
thuận tiện cho việc quản lý và tổ chức TSCĐ, doanh nghiệp cần sắp xếp TSCĐ vào
các nhóm, loại thích hợp); Tổ chức phân loại và xử lý thông tin KTQT tiền lương
(KTQT tiền lương cung cấp thông tin về số lượng lao động, cơ cấu lao động, năng
suất lao động, thời gian làm việc, kết quả làm việc và tiền lương cho người lao
động). Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đề cập đến KTQT cung cấp thông tin về yếu
tố sản xuất, doanh thu, thu nhập mà chưa để cập đến việc cung cấp thông tin để
đánh giá hiệu quả xã hội.
Tóm lại, qua các nghiên cứu về đánh giá, đo lường HQHĐ trong doanh
nghiệp của các tác giả trong nước và trên thế giới, nhận thấy việc đánh giá, đo lường
HQHĐ rất phong phú và đa dạng, không chỉ dựa vào các chỉ tiêu tài chính mà cịn
phi tài chính. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất trong các nghiên cứu này là chưa
nhóm các chỉ tiêu theo mối quan hệ của KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt
động, đồng thời các nghiên cứu cũng chưa đề cập mối quan hệ giữa KTQT với việc
đánh giá hiệu quả xã hội.
2.4. Xác lập vấn đề nghiên cứu
Có thể nói rằng các nghiên cứu trong nước và quốc tế đã khẳng định được
tầm quan trọng của KTQT và đánh giá hiệu quả hoat động, vai trò của KTQT trong
việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp. Việc nghiên cứu mối quan hệ
giữa KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt độngngày một phát triển, đã, đang và sẽ
được chuyên sâu cho từng ngành nghề cụ thể.
Các nghiên cứu về kế toán quản trị đã nêu được nội dung của kế toán quản trị
trong DN. Tuy nhiên, các nội dung này thường được nghiên cứu một cách rời rạc,
không xuất phát từ yêu cầu thông tin cho việc thực hiện chức năng của KTQT. Do

đó, khi nghiên cứu các nội dung này thì các nghiên cứu trước đây đều chưa làm rõ
được mục đích thực hiện nội dung của kế tốn quản trị là cung cấp thơng tin cho
nhà quản trị thực hiện chứng năng, nhiệm vụ nào.
Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mới đề cập
đến đánh giá HQHĐ ở góc độ mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để
có được chi phí đó mà chưa đánh giá đến hiệu quả hoạt động ở các góc độ như: hiệu
quả sử dụng chi phí, hiệu quả hoạt động đầu tư, hiệu quả kinh doanh…


16
Các cơng trình nghiên cứu về KTQT với việc đánh giá HQHĐ đã chỉ ra được
một số chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào, chỉ tiêu về khả năng
sinh lợi, chỉ tiêu về cơ cấu tài chính… Tuy vậy, các thơng tin KTQT cung cấp chưa
xuất phát từ nhu cầu của nhà quản lý doanh nghiệp, chưa nhóm các chỉ tiêu phản
ánh mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu chuyên sâu về kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động
tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam, trong khi ngành dầu
khí là ngành đang phát triển rất cần KTQT cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho
công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa có nghiên
cứu nào thực sự giải quyết được các mối quan hệ của kế toán quản trị với việc đánh
giá hiệu quả hoạt động một cách toàn diện để từ đó đưa ra được các giải pháp có
tính thực tiễn cao nhất, đây là khoảng trống mà tác giả sẽ tập trung hoàn thiện.
3.
-

Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp thích hợp để hoàn thiện KTQT

với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm

yết ở Việt Nam
+

Mục tiêu cụ thể:

Nhận diện mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp.
+

Phân tích và đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc

đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở
Việt Nam.
+

Chỉ rõ căn cứ đề xuất giải pháp hồn thiện kế tốn quản trị với việc đánh

giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt
Nam.
4.

Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Câu hỏi tổng quát: Những giải pháp thích hợp nào nhằm hồn thiện kế toán

quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu
khí niêm yết ở Việt Nam?


17

Từ đó, luận án phải giải đáp được các câu hỏi cụ thể sau:
-

Biểu hiện của mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả

hoạt động thể hiện trên những mặt nào?
-

Thực trạng mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả

hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam hiện nay
như thế nào?
-

Việc đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn quản trị với việc đánh

giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt
Nam được thực hiện trên cơ sở những căn cứ nào?
5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả
hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+


Về mặt nội dung: Luận án đi sâu giới hạn lý luận và thực tiễn về mối quan

hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về
các nội dung: mối quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố
đầu vào, mối quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, mối
quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá kết quả kinh doanh, mối quan hệ giữa KTQT
với việc đánh giá hiệu quả sử dụng nợ, mối quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá
hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính, mối quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá khả
năng sinh lợi, mối quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá hiệu quả xã hội. Từ đó đề
suất các giải pháp nhằm hoàn thiện KTQT với việc đánh giá HQHĐ tại các DN kinh
doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
+

Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các DN kinh doanh dầu

khí niêm yết ở Việt Nam.
+

Về mặt thời gian: Để phục vụ cho việc thực hiện luận án, dữ liệu nghiên

cứu được thu thập tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam
trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến 2021.


18
6.
6.

Phương pháp nghiên cứu đề tài
1. Phương pháp thu thập thơng tin

Q trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông

tin từ các nguồn sau:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Nguồn dữ liệu thứ cấp mà tác giả thu thập được nhờ tiến hành nghiên cứu
các tài liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các nguồn khác nhau như:
Các sổ sách kế tốn, các Webside của Cơng ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG), Tập
đồn xăng dầu Việt Nam (PLX), Cơng ty cổ phần đầu tư dầu khí Nam sơng Hậu
(PSH); các luật (Luật dầu khí số 52/VBHN-VPQH ban hành ngày 10/12/2018), nghị
định (Nghị định 83/20147/NĐ-CP ban hành ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu,
Nghị định 19/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2016 về kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng, Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ban hành ngày 15/6/2018 về
kinh doanh khí), quyết định (Quyết định số 60/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ký ngày 16/01/2017 về Quy hoạch ngành cơng nghiệp khí Việt Nam đến 2025 định
hướng đến 2035),... Thực hiện việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp giúp tìm hiểu về
thơng tin trong q khứ của các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt
Nam.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả đã sử dụng các phương pháp như: phương
pháp khảo sát trực tiếp, phương pháp điều tra. Cụ thể như sau:
+

Phương pháp điều tra: Tác giả thu thập dữ liệu những người sử dụng thơng

tin kế tốn quản trị, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động về quan điểm, ý kiến,
và những đối tượng thiết lập thông tin kế toán quản trị, đánh giá hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam bằng cách gửi phiếu
câu hỏi qua email cho các đối tượng: thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc,
trưởng phó ban kế hoạch tài chính, kế toán trưởng tại doanh nghiệp.
+


Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi, tác giả lựa chọn 3 doanh nghiệp

điển hình để tìm hiểu bằng cách trực tiếp xuống cơ sở, phỏng vấn các đối tượng liên
quan bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn (Phụ lục 1), nhằm đi sâu tìm hiểu về công tác


19
kế toán quản trị, đánh giá hiệu quả hoạt động tại đơn vị và định hướng trong thời
gian tới của các nhà quản trị. Doanh nghiệp được lựa chọn để khảo sát thực tế đó là:
Cơng ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX), Cơng
ty cổ phần đầu tư dầu khí Nam sơng Hậu (PSH).
Do các mơ hình tổ chức sản xuất và đặc tính chi phí của các doanh nghiệp
kinh doanh dầu khí niêm có những nét tương đồng, do vậy, kết quả điều tra có thể
suy rộng cho các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
6.2. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin
Để thực hiện luận án trên cơ sở dữ liệu thu thập, luận án sử dụng phương
pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng.
Phương pháp định tính: Là phương pháp được tác giả tiếp cận nhằm tìm cách
mơ tả và phân tích đặc điểm của môi trường kinh doanh nơi nghiên cứu được tiến
hành từ quan điểm của người nghiên cứu. Phương pháp này được tác giả sử dụng để
hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt động và khảo
sát thực trạng KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp
kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: liên quan đến việc tính tốn đo lường
các sự kiện nhằm thực hiện các phân tích thống kê dựa trên một cơ sở dữ liệu được
số hóa. Trong phương pháp này tác giả sử dụng một bảng câu hỏi ngắn gọn được
chuẩn bị trước chỉ tập trung vào nhu cầu của nhà quản trị và mức độ đáp ứng của kế
tốn quản trị về thơng tin KTQT cung cấp phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt
động. Phương pháp này được tác giả sử dụng để khảo sát và đánh giá về mối quan

hệ giữa KTQT với việc đánh giá HQHĐ tại các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở
Việt Nam.
Các dữ liệu định tính thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sẽ được xử lý
bằng phương pháp phân tích diễn giải theo các nội dung nghiên cứu. Trong phân
tích diễn giải, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương
pháp quy nạp, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp
phân tích thực chứng, phương pháp so sánh đối chiếu. Các dữ liệu định lượng sau
khi thu thập từ phiếu điều tra được tác giả nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS


20
để thống kê các chỉ tiêu cần thiết. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp mô tả để
diễn giải kết quả thống kê thu được.
Do số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam
khơng nhiều (23 doanh nghiệp), do đó tác giả đã gửi phiếu điều tra đến tất cả các
doanh nghiệp qua email. Số phiếu điều ra được tác giả gửi đi tổng là 190 phiếu, số
phiếu hợp lệ thu về là 158 phiếu (chiếm 83%). Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, tác
giả tiến hành nhập vào bảng excel, mã hóa các biến rồi chuyển vào phần mềm SPSS
22 với tổng số lượng mẫu là 158 phiếu (Hình 3.3, Hình 3.4, Hình3.5, Hình3.6).
Trong đó:
-

Phân theo đối tượng khảo sát gồm: 30 phiếu chủ tịch, phó chủ tịch HĐQT

(chiếm 20%); 63 phiếu giám đốc, phó giám đốc (chiếm 39,8%); 65 phiếu trưởng,
phó ban kế hoạch, tài chính, kế tốn (chiếm 40,2%)
-

Phân theo quy mô DN gồm: 10 DN nhỏ (chiếm 43,4%); 6 DN vừa (chiếm


26%).; 7 DN lớn (chiếm 30,6%).
-

Phân theo hình thức tổ chức bộ máy quản lý DN gồm: 11 doanh nghiệp tổ

chức hình thức bộ máy quản lý dạng công ty mẹ - công ty con (chiếm 47,8%), 12
doanh nghiệp tổ chức hình thức bộ máy quản lý dạng công ty độc lập (chiếm
52,2%).
Căn cứu kết quả tổng hợp được, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá về thực
trạng mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của
các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam, những ưu điểm và hạn chế cần
hoàn thiện. Tác giả đã tiến hành một số cơng cụ phân tích và kiểm định trên phần
mềm SPSS như sau:
Thống kê mẫu: Mục đích của thống kê mẫu là nhằm thống kê và tính tốn tỷ
lệ phần trăm mẫu nghiên cứu theo 3 tiêu chí phân loại.
Thống kê mô tả và kiểm định giá trị bình qn: Mục đích của thống kê mơ tả
để tính giá trị trung bình đối với các nội dung đánh giá mối quan hệ trên 2 khía
cạnh: (01) nhu cầu sử dụng thông tin KTQT cung cấp của nhà quản lý DN; (02)
mức độ đáp ứng thông tin KTQT cho nhà quản lý doanh nghiệp.
Kiểm định giá trị bình quân nhằm đánh giá giá trị trung bình của các nội
dung đánh giá so với bình quân (là 3) để từ đó thấy được thực trạng mối quan hệ


21
giữa KTQT với việc đánhg giá HQHĐ tại các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở
Việt Nam.
Tác giả sử dụng thang đo để nghiên cứu là thang đo liker 5 mức độ. Để khảo
sát nhu cầu sử dụng thông tin KTQT cung cấp của nhà quản lý DN và mức độ đáp
ứng thông tin của KTQT cho nhà quản lý doanh nghiệp, tác giả sử dụng thang đo
như sau: 1 = ”rât thấp”; 2 = “thấp”; 3= ‘bình thường”; 4 = “cao”; 5 = “rất cao”.

Từ kết quả phân tích, tác giả đưa ra những kiến nghị và giải pháp hồn thiện
kế tốn quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các DN kinh doanh dầu khí
niêm yết ở Việt Nam.
Quy trình thu thập, xử lý thông tin, số liệu của luận án được thực hiện qua
các bước sau:
Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra, khảo sát
Dựa vào mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, tác giả xây dựng bảng hỏi với các
câu hỏi về mối quan hệ giữa KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt động. Các câu
hỏi được thiết kế cụ thể, rõ dàng, dễ hiểu, trả lời vào trọng tâm câu hỏi nghiên cứu.
Bước 2: Gửi phiếu điều tra, khảo sát
Sau khi thiết kế phiếu điều tra, khảo sát, tác giả tiến hành gửi phiếu điều tra
cho 23 DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam. Đối tượng khảo sát bao gồm:
chủ tịch, phó chủ tịch HĐQT; phiếu giám đốc, phó giám đốc; phiếu trưởng, phó ban
kế hoạch, tài chính, kế toán.
Bước 3: Phỏng vấn sâu các lãnh đạo DN, trưởng phó ban tài chính, kế
hoạch, kế tốn.
Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 người, trong đó gồm: 03 lãnh đạo DN,
7 trưởng phó ban tài chính, kế hoạch, kế toán nhằm làm rõ nội dung liên quan đến
cơ sở lý luận, thực trạng kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động.
Bước 4: Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp
Bên cạnh việc tiến hành điều tra, khảo sát và phỏng vấn sâu nhằm thu thập
nguồn thông tin sơ cấp, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thức cấp thông qua việc
thu thập các báo cáo tài chính đã kiểm tốn, bản cáo bạch, báo cáo thường niên, báo
cáo của ngành, báo cáo của các cơng ty chứng khốn, chun gia phân tích, số liệu


22
thống kê, hải quan…về tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng KTQT với việc
đánh giá HQHĐ tại các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
Bước 5: Tổng hợp dữ liệu, phân tích, xử lý, kiểm định, đánh giá kết quả khảo

sát
Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu và nghiên cứu các thông
tin số liệu thứ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp dữ liệu. Tác giả sử dụng phần mềm
SPSS 22 tiến hành phân tích đánh giátheo từng mục, từng nội dung của phiếu điều
tra phục vụ cho trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Bước 6: Đề suất giải pháp hoàn thiện KTQT với việc đánh giá HQHĐ tại
các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam
Dựa vào kết quả thống kê mô tả ở bước 5, tác giả đánh giá thực trạng KTQT
với việc đánh giá HQHĐ tại các DN kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt nam, đồng
thời đề suất giải pháp hoàn thiện KTQT với việc đánh giá HQHĐ tại các DN này.
7. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận
Luận án khái quát cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa kế toán quản trị với việc
đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp và đặc biệt quan tâm đến việc
đánh giá nội dung: kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố đầu
vào, kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, kế tốn quản trị với
việc đánh giá kết quả kinh doanh, kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả sử
dụng nợ, kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính, kế
toán quản trị với việc đánh giá khả năng sinh lợi, kế toán quản trị với việc đánh giá
hiệu quả xã hội. Phần lý luận là nền tảng để tiếp cận tốt với đơn vị được lựa chọn
khảo sát.
Về thực tiễn
-

Luận án tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử hình thành, tổ chức bộ máy quản lý

hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính, đặc điểm bộ máy kế tốn, đặc
điểm hoạt động kinh doanh dầu khí có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa kế tốn
quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động kế tốn quản trị của các doanh nghiệp
kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.



23
-

Luận án đánh giá đúng thực trạng mối quan hệ giữa kế toán quản trị với

việc đánh giá hiệu quả hoạt động của 23 doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết
ở Việt Nam. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của kế toán quản trị với việc đánh
giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt
Nam.
-

Luận án đã trình bày những định hướng, yêu cầu và giải pháp nhằm hoàn

thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp
kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam. Những giải pháp này có thể vận dụng tùy
theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
8.

Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng, hình, phụ lục và danh

mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt
động tại các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động
tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.
Chương 3: Nguyên tắc và giải pháp hồn thiện kế tốn quản trị với việc đánh
giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam.



24

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của kế toán quản trị
KTQT đang trở thành xu thế mới của kế tốn hiện đại. Kể từ khi KTQT xuất
hiện, có rất nhiều nghiên cứu về nó. KTQT được coi là cơng cụ dùng để cung cấp
thông tin cho nhà quản trị ra quyết định điều hành mọi hoạt động của tổ chức để đạt
được các mục tiêu đã đề ra.
Theo Kaplan và cộng sự, công cụ KTQT và hoạt động quản trị trong tổ chức
ln gắn liền với nhau, nó có vai trò quan trọng trong tất cả các khâu từ việc lập dự
toán ở giai đoạn đầu cho đến khi chuyển sang hoạch định chính sách và cuối cùng là
kiểm sốt tồn bộ hoạt động của tổ chức [30].
Tại Việt Nam, Luật Kế tốn số 88/2015/QH13 được Quốc hội khóa XVIII sửa
đổi, bổ sung và ban hành ngày 20/11/2015 đã nhấn mạnh, vai trị của KTQT là nguồn
cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời, đúng yêu cầu phục vụ cho công tác quản lý khi
nhà quản trị muốn đưa ra quyết định và cho biết trình tự nhận diện thông tin KTQT
trong các tổ chức. KTQT thực hiện quy trình như kế tốn tài chính bắt đầu từ việc tìm
kiếm, thu nhận rồi truyền tải thơng tin tới nhà quản trị nội bộ DN.

Từ những quan niệm trên, có thể hiểu KTQT cấu thành hệ thống hoàn chỉnh
của kế tốn, cung cấp các thơng tin đáp ứng chức năng quản trị và là căn cứ khoa
học để nhà quản trị ra quyết định.
Tác giả có thể khái quát về KTQT như sau “KTQT là một bộ phận cấu thành
nên hệ thống kế toán, được thiết lập để cung cấp thông tin giúp nhà quản trị trong

doanh nghiệp điều hành và kiểm soát hoạt động cuả tổ chức nhằm đạt được mục
tiêu chung của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất”.
Trên cơ sở các nghiên cứu trên, tác giả rút ra bản chất của kế tốn quản trị
như sau:
-

KTQT khơng chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về các nghiệp

vụ kinh tế thực sự phát sinh và đã thực sự hồn thành, mà cịn sử lý và cung cấp
thông tin phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản lý. Để có được các thơng tin


×