Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

THÔNG QUA NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG, NHÓM BẠN HÃY TRÌNH BÀY VỀ ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG SCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.57 KB, 16 trang )

1

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 1.2

ĐỀ TÀI 3:
THÔNG QUA NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG,
NHĨM BẠN HÃY TRÌNH BÀY VỀ ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG VÀ PHẠM VI
ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG SCM

Giảng Viên hướng dẫn: Hàn Minh Phương
Lớp học phần: 1351ECIT0411
Nhóm thực hiện: Nhóm 12


2

MỤC LỤC
I. Cơ sở lý thuyết
1. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
1.1. Định nghĩa chuỗi cung ứng
1.2. Các mô hình của quản lý chuỗi cung ứng
1.3. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng
2. Hệ thống SMC
2.1. Khái niệm
2.2. Đặc điểm
2.3. Chức năng
2.4. Phạm vi ứng dụng
2.5 Mơ hình
2.6 Triển khai
II. Hệ thống SMC trong thực tế


1. Thực trạng sử dụng chuỗi cung ứng SCM tại Việt Nam
2. Một số mơ hình cụ thể ở Việt Nam
3. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của tập đoàn Cisco Systems
III. Giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống SMC
1. Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh
2. Giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống SMC đối với hoạt động của doanh
nghiệp


3

Cơ sở lý thuyết
1.
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
1.1. Định nghĩa chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay
gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật
liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà cịn cơng
ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó.Ví dụ một chuỗi cung ứng bắt đầu
với các doanh nghiệp khai thác nguyên liệu từ đất - chẳng hạn như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ
và lương thực – và bán chúng cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu.Các doanh nghiệp
này, đóng vai trị như người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật
từcác nhà sản xuất linh kiện, họ sẽ tiếp tục chế biến vật liệu này thành các vật liệu thích
hợp (như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm đã kiểm tra).Đến lượt mình, các
nhà sản xuất linh kiện phải đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng của họ - nhà sản
xuất sản phẩm cuối cùng. Đầu ra của quá trình này là các linh kiện hay các chi tiết trung
gian (như dây điện, vải, mạch in, những chi tiết cần thiết...). Nhà sản xuất sản phẩm cuối
cùng (các công ty như IBM, General Motors, Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm hoàn thành,
bán chúng cho người bán sỉ hoặc nhà phân phối, để rồi những thành viên này sẽ bán

chúng lại cho nhà bán lẻ, những người thực hiện sứ mệnh đưa sản phẩm đến người tiêu
dùng cuốicùng. Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng, tính sẵn sàng, sự bảo
trì và danh tiếng với hy vọng rằng chúng thỏa mãn yêu cầu mà chúng ta mong đợi. Đơi
khi vì những lý do nào đó chúng ta cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết do không đáp ứng
yêu cầu hoặc đôi khi cần sửa chữa hoặc tái chế chúng, một qui trình ngược cũng rất cần
thiết. Các hoạt động hậu cần ngược này cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng.
Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cảcác
chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng
này bao hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản
xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hang
1.2. Các mơ hình của quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng phát triển đồng thời theo hai hướng: (1) quản trị cung ứng
và thu mua nhấn mạnh về phía khách hàng cơng nghiệp hoặc khách hàng tổ chức và (2)
vận tải và hậu cần ra bên ngồi nhấn mạnh về phía nhà bán sỉ và nhà bán lẻ. Mức độ phổ
biến của các liên minh với nhà cung cấp và khách hàng (nhà cung cấp của nhà cung cấp
I.


4

và khách hàng của khách hàng) từ cuối thập niên 1990 đến ngày nay hàm ý rằng chúng lệ
thuộc nhiều vào vận tải, tồn kho và dịch vụ hậu. Xây dựng mối quan hệcũng xảy ra đối
với nhiều nhà cung cấp dịch vụ thứ ba hoặc các doanh nghiệp sử dụng chúng để đảm bảo
việc cung ứng hàng hóa liên tục và không bị gián đoạn. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu
suất và thành tích của mối quan hệ này theo từng giai đoạn cũng đồnghành với sự phát
triển của quản trị chuỗi cung ứng. Ngày nay, một trong những thách thức liên quan đến
quản trị chuỗi cung ứng mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối diện đó là cách thức đánh
giá đầy đủ, toàn diện hiệu suất trong một chuỗi cung ứng toàn cầu và rõ ràng là cực kỳ
phức tạp.
Đối với ngành bán sỉ và bán lẻ, trọng tâm của quản trị chuỗi cung ứng là những

vấn đề về vị trí và hậu cầu hơn là vấn đề sản xuất.Quản trị chuỗi cung ứng trong những
ngành này thường liên quan đến việc đáp ứng nhanh chóng hoặc hậu cần tích hợp. Thành
tựu của hệ thống chuyển đổi dữ liệu điện tử nội bộ (EDI), hệ thống mã vạch, Internet và
cơng nghệ qt sóng băng tầng trong hai thập kỷ qua đã hỗ trợ mạnh mẽ sự phát triển của
khái niệm chuỗi cung ứng tích hợp. Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ sử dụng quản
trị chuỗi cung ứng nhằm đương đầu với tính phức tạp và khơng chắc chắn chưa từng có
của thị trường nhằm giảm thiểu tồn kho trong suốt chuỗi cung ứng.Việc phát triển nhanh
chóng các phần mềmquản trị chuỗi cung ứng khách hàng/máy chủ mà điển hình bao gồm
việc tích hợp quản trị chuỗi cung ứng với các cấu thành của thương mại điện tử đã hỗ trợ
đắc lực cho sự phát triển và ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng. Chia sẻ thông tin với các
đối tác chuỗi cung ứng thông qua EDI và Internet cho phép doanh nghiệp tích hợp chức
năng tồn kho, hậu cần, mua nguyên vật liệu, vận chuyển và các chức năng khác nhằm tạo
ra phương thức quản trị tiên phong và hiệu quả hơn. Trong tương lai, chúng ta sẽ hy vọng
rằng quản trịchuỗi cung ứng nhấn mạnh đến việc mở rộng chuỗi cung cấp, gia tăng trách
nhiệm của chuỗi và nhấn mạnh hơn nữa vào chuỗi cung cấp “xanh” cũng như cắt giảm
đáng kể chi phí của chuỗi
1.3.
Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng
Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng mở ra một số điểm then chốt. Trước hết,
quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cảcác thành tố của chuỗi cung ứng; từ nhà
cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà
bán lẻ và các cửa hàng; tác động của các thành tốnày đến chi phí và vai trị chúng trong
việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. Thực ra, trong các phân tích
chuỗi cung ứng, điều cần thiết là nhà phân tích phải xét đến người cung cấp của các nhà


5

cung ứng và khách hàng của khách hang bởi vì họcó tác động đến kết quảvà hiệu quả của
chuỗi cung ứng.

Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hiệu lực và hiệu quảtrên toàn hệ
thống; tổng chi phí của tồn hệthống từkhâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên
vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa. Nói cách
khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trịtạo ra cho tồn hệ thống. Giá
trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với
khách hàng và nỗlực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trịliên quan mật thiết đến lợi ích của
chuỗi cung ứng là sựkhác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trảcho công ty đối với
việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng.
2. Hệ thống SMC
2.1. Khái niệm
SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện
cách thức các cơng ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch
vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan
trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hố hay dịch vụ, chính là việc
làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa
chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất.
2.2. Đặc điểm
Cấu trúc của SCM
Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản
thân đơn vị sản xuất và khách hàng.
- Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần
thiết cho q trình sản xuất, kinh doanh. Thơng thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị
cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành
phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp
dịch vụ.
- Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá
trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử
dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông
suốt của dây chuyền cung ứng.

- Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.


6

Các thành phần cơ bản của SCM
Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này là
các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng :
- Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào)
- Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào)
- Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ)
- Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì)
- Thơng tin (Cơ sở để ra quyết định)
1. Sản xuất : Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản
phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này.
Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa
khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
2. Vận chuyển: Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu,
cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả
năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương
thức vận chuyển. Thơng thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản :
- Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm
giao nhận.
- Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận.
- Đường bộ: nhanh, thuận tiện.
- Đường hàng không: nhanh, giá thành cao.
- Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ
dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).
- Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hố (khi hàng hóa là
chất lỏng, chất khí..).

3. Tồn kho: Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính
yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn. Nếu tồn kho ít tức
là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ
hiệu quả sản xuất của công ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa.
4. Định vị: Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa
điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây


7

chuyền cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh
chóng và hiệu quả hơn.
5. Thơng tin: Thơng tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn.
Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại,
nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Bạn cần khai
thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng thông tin
cần thiết.
2.3. Chức năng của hệ thống SCM.
2.3.1 Quản lý Sales & Marketting
- Xây dựng và phân tích các kế hoạch kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tiếp thị cho từng giai đoạn.
- Quản lý thông tin cần thiết về những dự án mà DN cần lập kế hoạch và triển
khai.
- Quản lý, tiếp nhận và xử lý thông tin từ khách hàng cho mỗi lần giao dịch.
- Quản lý danh sách các nhân viên theo từng dự án.
- Quản lý và đào tạo nhân viên
Phân tích giá trị của khách hàng nhằm xác định cách thức thay đổi về giá cả, chất
lượng
- Quản lý theo dõi danh sách từng hợp đồng
- Theo dõi các chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm

- Phân tích những lợi thế và rủi ro trong chiến lược kinh doanh
2.3.2 Quản lý công tác bán hàng
- Xây dựng mối quan hệ khách hàng
- Quản lý thông tin phản hồi của khách hàng (tiếp xúc trực tiếp, phát phiếu điều
tra, website, e-mail, điện thoại...)
- Phân loại khách hàng tiềm năng
- Quản lý và lập kế hoạch cho từng loại khách hàng
- Dự báo doanh số bán hàng cho từng khách hàng, nhóm khách hàng, hợp đồng.
2.3.3. Quản lý hàng hoá
- Quản lý hàng hố theo mã hàng, loại hàng, nhóm hàng
- Quản lý tồn kho hàng hoá cho từng kho hàng, địa điểm bán hàng, từng nhóm
hàng
- Quản lý nhiều đơn vị tính khác nhau cho một chủng loại hàng hố


8

- Quản lý giá mua vào, giá bán sĩ, bán lẽ của từng mặt hàng
- Giá xuất bán theo nhiều loại: Nhập trước xuất trước, chỉ định đích danh, bình
qn tháng
- Thuộc tính hàng hố do người dùng tự định nghĩa: lên đến 5 thuộc tính vàcó thể
mở rộng thêm trong trường hợp cần thiết
2.3.4 Quản lý Doanh thu/Chi phí
- Quản lý doanh thu cho từng loại hợp đồng đến từng khách hàng.
- Quản lý Chi phí hoa hồng cho từng loại hợp đồng đến khách hàng
- Quản lý Doanh thu/ chi phí khác
- Phân tích đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, kiểm soát các hoạt động bán
hàng
- Phân tích các yếu tố chi phí theo dạng thức đồ thị ảnh hưỡng đến tình hình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp

2.3.5. Quản trị hệ thống
- Danh mục Chức năng của XMan-CRM
- Danh sách Nhóm người sử dụng (Roles)
- Danh sách Người sử dụng (Users)
- Phân quyền sử dụng chức năng
- Phân quyền quản lý theo khách hàng
- Phân quyền quản lý theo điểm bán hàng
- Phân quyền khai thác báo cáo
- Đăng ký các câu thông báo hệ thống
2.3.6 Hệ thống danh mục
- Danh mục loại khách hàng, Nhóm khách hàng
- Danh mục từng loại sản phẩm
- Biểu đăng ký chính sách hoa hồng
- Danh mục phát sinh xuất nhập hàng, Thu chi
2.4.
Phạm vi ứng dụng
Hệ thống quản trị chuỗi cung cấp được ứng dụng để theo dõi việc lưu hành của
sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng (nhà sản xuất, đại lý, hệ thống bán
lẻ… ). SCM cũng được sử dụng để quản lý các yêu cầu, nhà kho, lưu vận, lưu hành, các
yêu cầu liên quan khác và cả các cách sản phẩm đến được với khách hàng cuối cùng.


9

Các chức năng cơ bản của SCM bao gồm việc tối ưu hóa chuỗi cung cấp, quản lý
các biến cố, quản lý tồn kho, quản lý RFID, quản lý lưu hành. Ngồi ra SCM có thể cịn
bao gồm việc quản lý thương mại quốc tế, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp
2.5
Mơ hình
Cấu trúc của SCM

Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản
thân đơn vị sản xuất và khách hàng.
- Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần
thiết cho q trình sản xuất, kinh doanh. Thơng thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị
cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành
phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp
dịch vụ.
- Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá
trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử
dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông
suốt của dây chuyền cung ứng.
- Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất. Các mơ hình SCM:
Nhà cung cấp Sản xuất kinh doanh Khách hàng Sản xuất kinh doanh Khách hàng Nhà sản
xuất Xí nghiệp anh chị Nhà cung cấp Xí nghiệp anh chị Nhà thầu phụ Nhà phân phối
Ngýời bán lại (Ngýời bán lẻ, Nhà phân phối, OEM) Trung tâm phân phối Mơ hình đơn
giản Mơ hình phức tạp Vận chuyển trực tiếp Vận chuyển trực tiếp.
2.6
Triển khai
Những bước đi cơ bản khi triển khai SCM Bạn cần tuân thủ 5 bước đi cơ bản sau
đây:
1. Kế hoạch
Đây là bộ phận chiến lược của SCM. Bạn sẽ cần đến một chiến lược chung để
quản lý tất cả các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm phẩm, dịch vụ của bạn đáp ứng tối đa
nhu cầu của khách hàng. Phần quan trọng của việc lập kế hoạch là xây dựng một bộ các
phương pháp, cách thức giám sát dây chuyền cung ứng để đảm bảo cho dây chuyền hoạt
động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để đưa tới khách
hàng.
2. Nguồn cung cấp



10

Hãy lựa chọn những nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các chủng loại hàng hoá,
dịch vụ đầu vào mà bạn cần để làm ra sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn nên xây dựng một
bộ các quy trình định giá, giao nhận và thanh toán với nhà phân phối, cũng như thiết lập
các phương pháp giám sát và cải thiện mối quan hệ giữa bạn với họ. Sau đó, bạn hãy tiến
hành song song các quy trình này nhằm quản lý nguồn hàng hoá, dịch vụ mà bạn nhận
được từ các nhà cung cấp, từ việc nhận hàng, kiểm tra hàng, chuyển chúng tới các cơ sở
sản xuất đến việc thanh toán tiền hàng.
3. Sản xuất
Đây là bước đi tiếp theo, sau khi bạn đã có nguồn hàng. Hãy lên lịch trình cụ thể
về các hoạt động sản xuất, kiểm tra, đóng gói và chuẩn bị giao nhận. Đây là một trong
những yếu tố quan trọng nhất của dây chuyền cung ứng, vì thế bạn cần giám sát, đánh giá
chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm, cũng như hiệu suất làm việc của nhân
viên.
4. Giao nhận
Đây là yếu tố mà nhiều người hay gọi là “hậu cần”. Hãy xem xét từng khía cạnh
cụ thể bao gồm các đơn đặt hàng, xây dựng mạng lưới cửa hàng phân phối, lựa chọn đơn
vị vận tải để đưa sản phẩm của bạn tới khách hàng, đồng thời thiết lập một hệ thống hố
đơn thanh tốn hợp lý.
5. Hồn lại
Đây là công việc chỉ xuất hiện trong trường hợp dây chuyền cung ứng có vấn đề.
Nhưng dù sao, bạn cũng cần phải xây dựng một chính sách đón nhận những sản phẩm
khiếm khuyết bị khách hàng trả về và trợ giúp khách hàng trong trường hợp có vấn đề rắc
rối đối với sản phẩm đã được bàn giao.
II.
Hệ thống SMC trong thực tế
1. Thực trạng sử dụng chuỗi cung ứng SCM tại Việt Nam
Một số tập đồn nơi tiếng ,SCM trên thế giới đã đặt đại diện ở Viêtnam như APL
Logistics,Maersk Logistics, NYK Logistics, Kuehn & Nagel, Schenker, Expeditor , UTI,

UPS.. Qua nghiên cứu ta thấy,quản lý chuỗi cung ứng (SCM)tại Việt Nam còn manh mún
, tản mạn , nhỏ lẻ, còn yếu kếm so vơi thế giới và các nước trong khu vực. Cụ thể là trong
công nghệ vận tải đa phương thức vẫn chưa kết hợp được một cách hiệu quả các phương
tiện vận chuyển, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải, trình độ cơ giới hố trong bốc xếp
cịn kém, trình độ lao động thấp, cư sở hạ tầng thiếu và yếu, công nghệ thông tin lạc hậu
xa so với yêu cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam cịn nhỏ yếu song tính liên kết để tạo ra


11

sức mạnh cạnh tranh lại còn rất kém. Nhận thức của các doanh nhân hoạt động trong lĩnh
vực này thường dừng ở mức kinh nghiệm bản thân , hiểu biết về luật pháp quốc tế, tài
chính , chun nghành cịn thấp dẫn đến tỷ lệ bị phạt hợp đồng còn cao , lãng phí trong
tài chính và hoạt động khai thác.
Những mặt hạn chế:
*Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam sinh sau đẻ muộn so với rất nhiều doanh
nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
*Tầm phủ của các doanh nghiệp Việt nam còn rất hẹp (nội địa hoặc một vài nước
lân cận).
*Doanh nghiệp Việt nam mới chỉ đáp ứng khai thác được một vài mảng nhỏ trong
toàng bộ chuỗi cung ứng chủ yếu là giao nhận trong khi đó các doanh nghiệp nước ngồi
lại cung cấp một chuỗi các dịch vụ trọn gói với giá trị gia tăng cao.
*Hạ tầng cơ sở vật chất SCM còn nghèo nàn, quy mơ nhỏ, bố trí bất hợp lý. Hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam bao gồm trên 17.000 km đường nhựa, 3.200
km đường sắt, 42.00 km đường thuỷ, 20 cảng biển và 20 sân bay.
Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này không đồng đều, phân bố không hợp lý,
nhiều chỗ chưa đảm bảo được kỹ thuật . Các cảng biển cịn nơng chỉ tiếp nhận được tàu
có trọng tải nhỏ, đang trong qua trình container hóa, chưa có ·Hạ tầng về cơ sở thơng tin .
Mặc dù các doanh nghiệp Việt nam trong những năm gần đây đã có những cố gắng đưa
cơng nghệ thơng tin vào hoạt động song so với các các công ty lớn trong ngành thì cơng

nghệ thơng tin cịn có khoảng cách quá xa về các tiện ích mà khách hàng mong muốn. Để
cải thiện được điều này đòi hỏi có giải pháp đầu tư tổng thể, chi tiết , dài hạn.
*Tính liên kết : Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu hẳn sự liên kết cần thiết.
*Vai trò của nhà nước :. Hiện nay vai trò của Nhà nước trong ngành SCM còn
chưa rõ nét, rời rạc.
*Nhận thức của các chủ hàng : SCM tại Việt nam cịn gặp khó khăn do các chủ
hàng vẫn chưa nhận thức đựoc vai trị của dịch vụ,đối với hoạt động của mình.. Văn hóa
và nhận thức kinh doanh tại Việt nam có những điểm khác biệt trên thế giới.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa các lĩnh vực kinh tế của mình theo
các lộ trình nhất định. SCM sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng
góp khoảng 15% GDP của cả nước.
2. Một số mơ hình cụ thể ở Việt Nam


12

APL cung cấp dịch vụ SCM cho những hãng quần áo nổi tiếng thế giới “The
Children Places” bao gồm từ quản lý các đơn hàng do The Children Places phân phối cho
các đơn vị gia cơng theo dõi q trình sản xuất để thu xếp việc giao nguyên,phụ liệu đến
các nhà máy cho đến điều tiết vận chuyển thành phẩm đến các địa điểm giao hàng trên
toàn thế giới theo yêu cầu của khách hàng .
SCM là hệ phần mềm khó chuẩn hóa và định nghĩa nhất trong hệ phần mềm quản
lý. Một phần mềm SCM có thể chỉ nhằm vào một khâu trong cả day chuyền cung cấp
như hệ thống quản lý bưu kiện của UPS hoặc Federal Express tập trung theo dõi bưu kiện
khi chúng đi từ điểm trung chuyển này qua điểm trung chuyển khác .trong khi phần mềm
mua hàng của General Electic tập trung vào việc đưa các yêu cầu về phụ kiện của Gp lên
mạng và tổ chức cho các nhà cung cấp trên khắp thế giới đấu thầu cung cấp.Hệ thống
ERP thông thường cũng cung cấp nhiều tính năng của SCM.
Các nhà sản xuất phần mềm SCM cũng phân tán và thường tập trung xây dựng sản
phẩm chuyên sâu cho một khâu nào đó trong dây chuyền cung cấp.

“Khái niệm dây chuyền cung cấp được định nghĩa là quá trình từ khi Doanh
nghiệp tìm kiếm và mua nguyên vật liệu cần thiết, sản xuất ra sản phẩm và đưa sản phẩm
đó đến tay khách hàng”
3. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của tập đoàn Cisco Systems
Tập đoàn Cisco Systems chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị Internet, Cisco
có một mạng lưới rộng khắp bao gồm các nhà cung cấp linh kiện thành phần, các nhà
phân phối và nhà sản xuất theo hợp đồng… được liên kết chặt chẽ với nhau thông qua
một mạng riêng của Cisco nhằm thiết lập nên một dây chuyền cung ứng ảo có tốc độ cao.
Ví dụ, khi có lệnh đặt hàng một sản phẩm của Cisco, các thông báo sẽ tự động được gửi
tới các nhà sản xuất phụ theo hợp đồng. Trong khi đó, các nhà phân phối được báo động
để kịp thời cung cấp các linh kiện cần thiết, chẳng hạn như bộ nguồn điện…. Các nhà sản
xuất phụ theo hợp đồng của Cisco sẽ biết được việc gì cần phải thực hiện, bởi vì họ đăng
nhập vào mạng của Cisco và được liên kết trong hệ thống sản xuất của riêng Cisco.
Ngay sau khi các nhà sản xuất phụ theo hợp đồng tiếp cận với mạng lưới của
Cisco, hệ thống mạng này bắt đầu can thiệp vào dây chuyền sản xuất của các nhà thầu
phụ để đảm bảo rằng mọi chi tiết đều hồn hảo. Các nhà máy sản xuất nhận thơng tin,
kiểm tra lại rồi bắt đầu vận hành theo đúng quy trình chung của mạng lưới Cisco. Một
trong những bộ phận khơng thể bỏ qua của Cisco đó là phần mềm kiểm tra tự động. Phần
mềm này có chức năng xem xét các quy định được mã hoá, so sánh đối chiếu với đơn đặt


13

hàng và sau đó khảo sát kỹ lưỡng xem liệu có điều gì bất ổn khơng. Nếu mọi việc đã đều
ổn thoả, phần mềm của Cisco sau đó sẽ cơng bố tên khách hàng và thông tin giao nhận để
các nhà thầu phụ có thể vận chuyển hàng hóa tới địa chỉ mà khách hàng yêu cầu.
Thế là khách hàng đã có sản phẩm. Khơng nhà kho, khơng kiểm kê hàng, khơng
hố đơn hay chứng từ, chỉ là một chương trình phần mềm giám sát tự động dây chuyền
cung ứng của Cisco vào mọi thời điểm, tại mọi nơi và cùng một lúc.
Dây chuyền sẽ tự động vận hành cho đến khi có xuất hiện một khiếm khuyết nào

đó. Trong trường hợp này, hệ thống sẽ báo để bộ phận kỹ thuật hay IT kiểm tra. Những
chuyên gia phần mềm quản lý dây chuyền cung ứng gọi điều này là “quản lý bằng ngoại
lệ” (management by exception) – bạn không cần làm bất cứ điều gì, trừ khi hệ thống có
một lỗi nào đó.
Đặc điểm: hệ thống quản lý với quy trình hiện đại ,tự động hóa dịng thơng tin từ
tập đoàn tới các nhà cung ứng nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
III. Giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống SMC
1. Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh
Đối với các công ty, SCM có vai trị rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn
đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật
liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình ln chuyển ngun vật liệu, hàng hố, dịch vụ mà
SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Có khơng ít cơng ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và
giải pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều cơng ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra
các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho
bãi, tính tốn lượng dự trữ khơng phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo…
Ngồi ra, SCM cịn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn
hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trị then chốt trong việc
đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất
của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM hứa
hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho
chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khố thành cơng cho B2B.
Tuy nhiên, như khơng ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khố này
chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi
chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng.


14


Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng:
thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông
tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất,
tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình
sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới
những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.
Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất
có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất – những cơng việc địi hỏi tính dữ liệu
chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả
cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty của bạn phải là một mơi trường năng
động, trong đó sự vật được chuyển hố liên tục, đồng thời thơng tin cần được cập nhật và
phổ biến tới tất cả các cấp quản lý cơng ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng và
chính xác. SCM cung cấp khả năng trực quan hố đối với các dữ liệu liên quan đến sản
xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng
lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc
dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp
xếp hoạt động sản xuất của công ty.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập
được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục đích
liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu
thị trường…) để đáp ứng địi hỏi của khách hàng. Có thể nói, SCM là nền tảng của một
chương trình cải tiến và quản lý chất lượng – Bạn không thể cải tiến được những gì bạn
khơng thể nhìn thấy.
Do việc quản lý chuỗi cung ứng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có sự chia sẻ
thơng tin nhanh chóng, thơng suốt cả bên trong cũng như bên ngồi doanh nghiệp cho
nên tích hợp là tính năng quan trọng nhất trong bất cứ giải pháp SCM nào. Hãy lựa chọn
một giải pháp với mơ hình dữ liệu mở để dữ liệu có thể được chia sẻ tự động với các hệ
thống back-end khác của doanh nghiệp (ERP); đồng thời kết nối với các hệ thống của các
nhà cung ứng, các nhà sản xuất cũng như khách hàng thông qua nhiều kênh, nhiều địa
điểm.

Bên cạnh SCM, cịn có rất nhiều các cơng nghệ mới có khả năng sẽ tác động hiệu
quả đến hoạt động quản lý chuỗi cung ứng trong tương lai gần. Ví dụ như các thiết bị
nhận dạng tần số radio (radio frequency identification – RFID) có thể sẽ làm thay đổi


15

hoàn toàn phương pháp quản lý chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Hãy tham khảo các nhà
cung cấp về kế hoạch tích hợp sử dụng các cơng nghệ mới này vào các giải pháp của họ
khi công dụng của chúng ngày càng trở nên phổ biến hơn.
2. Giải pháp nâng cao vai trò của SCM đối với hoạt động của doanh nghiệp
Trong điều kiện môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi và cạnh tranh ngày
càng gay gắt như hiện nay, địi hỏi các doanh nghiệp phải ln tìm mọi cách hợp lý hóa
hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặc
dù đã có một số lợi thế nhất định, nhưng những lợi thế đó sẽ khơng tồn tại mãi mãi với
công ty nếu chúng ta không tạo ra được những cơ chế, chính sách phù hợp để ni dưỡng
và phát triển những lợi thế đó.
Trên cơ sở phân tích tìm hiểu về hệ thống SCM cũng như vai trò của SCM để có
thể tận dụng được hết cơng dụng hay vai trị của SCM cần có giải pháp phù hợp:
- Doanh nghiệp cần có:
Chiến lược kinh doanh: hệ thống thơng tin quản lý chuỗi cung phải đặt trọng tâm
trên khách hàng. Khách hàng phải thấy được rằng việc đặt hàng từ nhà cung cấp thực sự
dễ dàng và nhan chóng thông qua việc sử dụng SCM
Cam kết từ cấp quản lý: các nhà quản lý cao cấp nhất phải cam kết thực hiện và hỗ
trợ thực hiện dự án.
Quản lý tốt mong đợi từ nhà cung cấp và các đối tác: hiện thực một hệ thống SCM
đòi hỏi thay đổi từ các bên liên quan. Công ty phải chuẩn bị để làm việc với các bên liên
quan để quản lý các thay đổi đó từ các góc độ khác nhau.
Quản lý những mong đợi nội bộ: các nhân sự liên quan đến hệ thống mới này phải
được thông tin, huấn luyện để có thể quản lý những mối lo âu do những thay đổi trong

công việc của họ.
Chấp nhận thời gian phục hưng: công ty phải chấp nhận rằng cần phải tốn thời
gian đủ dài để có thể tận hưởng được lợi ích mang lại từ hệ thống
- Các doanh nghiệp cần tái tổ chức cơ cấu
Các doanh nghiệp cần có một cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng phản ứng
nhanh với những biến động của môi trường để có được mơ hình tổ chức chuỗi cũng ứng
hợp nhất tạo điều kiện nâng cao vai trò của SCM
- Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược tổng thể
Xây dựng chiến lược kinh doanh, hay chiến lược cạnh tranh nhằm xác định
phương hướng hoạt động là điều vô cùng cần thiết để doanh nghiệp luôn đi đúng hướng,


16

đồng thời đảm bảo việc phối hợp hoạt động một cách hiệu quả nhất. Nhờ đó quản lý
chuỗi cung ứng dễ dàng và đạt được hiệu quả cao nhất.
- Phân khúc thị trường hợp lý
Để có được sự thành cơng trong kinh doanh điều đầu tiên chúng ta cần xây dựng
một chiến lược cạnh tranh đó là phân khúc thị trường hay phân loại khách hàng, đây cũng
là một trong những điều kiện thực hiện giải pháp đồng nhất các chiến lược hoạt động để
doanh nghiệp luôn đi đúng hướng để tạo điều kiện phát huy vai trò của SCM hơn nữa.



×