KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
11.
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH TỐN KINH TẾ
ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
ThS. Phan Thị Hương
Trường Đại học Tài chính - Marketing
Tóm tắt
Việc xây dựng chương trình đào tạo – curriculum (CTĐT) đáp ứng các tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng, là điều kiện mà một CTĐT đại học phải đáp ứng để được xã
hội công nhận. Một ngành đào tạo muốn nhận được sự tin tưởng của xã hội, phải thể
hiện được trách nhiệm giải trình thông qua kiểm định. Bài viết đưa ra các cơ sở lý
thuyết để xác định mục đích của hoạt động kiểm định chất lượng, từ đó đánh giá các
nhóm yếu tố quyết định đến chất lượng của một CTĐT đại học. Điều này sẽ giúp Khoa
xây dựng CTĐT có sự kết nối và nhất quán để đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng CTĐT.
Từ khóa: Chương trình đào tạo, ngành Toán kinh tế, chất lượng đào tạo, kiểm
định chất lượng.
1. MỞ ĐẦU
Nếu ví việc tổ chức các ngành học của một trường đại học như một quá trình phát
triển khơng ngừng, thì kiểm định chất lượng CTĐT là những đợt rà soát tổng thể để
đánh giá mọi mặt của ngành đào tạo tại một thời điểm. Qua những đánh giá đó, ngành
đào tạo nhận diện được những điểm mạnh, điểm yếu và đề ra các giải pháp cải tiến
chất lượng. Đồng thời, hoạt động này cũng đảm bảo ngành đào tạo của các nhà trường
đang phát triển đúng hướng, thực hiện đúng mục tiêu đã công bố.
102
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Năm 2019, Trường Đại học Tài chính - Marketing đã có 05 CTĐT được cơng nhận
đạt tiêu chuẩn chất lượng kiểm định. Các CTĐT đạt chuẩn đã góp phần khẳng định
uy tín, chất lượng đào tạo của Nhà trường trong những năm gần đây. Kiểm định là
hình thức đảm bảo chất lượng bên ngoài, tức là sử dụng các ý kiến đánh giá, góp ý
của các chuyên gia độc lập để cải tiến chất lượng. Do đó, kiểm định chất lượng thiên
về việc đánh giá các mức độ chuẩn hóa các quy trình của ngành đào tạo. Kiểm định
khơng dùng để xếp hạng các CTĐT mà nó được dùng để đối sánh giữa các ngành đào
tạo. Kiểm định cũng là một cơng cụ hữu ích, là động lực thúc đẩy sự phát triển không
ngừng của các ngành đào tạo trong mỗi trường đại học. Hoạt động kiểm định chất
lượng CTĐT đã được triển khai qua hơn một thập kỷ tại các trường đại học Việt Nam.
Đến nay, theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tính đến ngày
30/04/2020, cả nước đã có 222 CTĐT được chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng CTĐT. Trong đó có 65 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 157
chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngồi. Việc kiểm định CTĐT đạt chuẩn
chất lượng chính là thể hiện trách nhiệm giải trình của trường đại học đối với xã hội.
Vì vậy, mỗi ngành đào tạo phải luôn đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu. Tuy nhiên,
thực tế thì khơng hề dễ dàng. Ngành có nhiều sinh viên thì càng có nhiều nguồn thu,
cần giải quyết được bài tốn giữa lợi ích kinh tế với chất lượng đào tạo. Đây là một
bài tốn khó đối với Trường Đại học Tài chính - Marketing khi mà ngành Toán kinh
tế thuộc Khoa Kinh tế - Luật của Nhà trường là một ngành có ít sinh viên và còn khá
non trẻ. Việc xây dựng một CTĐT cho ngành để đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định
cũng là một thách thức lớn đối với Khoa Kinh tế - Luật nói riêng và Trường Đại học
Tài chính - Marketing nói chung. Bài viết dựa trên các cơ sở lý luận để đánh giá các
yếu tố quyết định đến chất lượng CTĐT ngành Tốn kinh tế của Trường Đại học Tài
chính - Marketing. Đây là những cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển CTĐT
ngành Toán kinh tế đạt tiêu chuẩn chất lượng.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các nghiên cứu của Taba (1962) đã xem xét những yếu tố có thể coi là cơ sở để
xây dựng và phát triển CTĐT. Bà cho rằng phải có một trật tự nhất định trong việc tạo
ra CTĐT và tin rằng CTĐT phải được thiết kế bởi giảng viên chứ không phải là sự
truyền đạt từ những người quản lý ở cấp cao hơn. Trong nghiên cứu này, bà đã đưa ra
một phương pháp tiếp cận từ cơ sở (grassroots approach). Taba lưu ý 8 bước chính của
phương pháp này, trong đó giảng viên đóng vai trị chính yếu: (1) Khảo sát nhu cầu,
103
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
(2) Xác định các mục tiêu, (3) Lựa chọn nội dung, (4) Tổ chức nội dung, (5) Lựa chọn
các trải nghiệm học tập, (6) Tổ chức các trải nghiệm học tập, (7) Xác định trải nghiệm
học tập để đánh giá và cách thức đánh giá, (8) Kiểm tra tính cân đối và trình tự các học
phần. Theo đó, giảng viên nên bắt đầu bằng cách tạo ra các học phần cụ thể cho sinh
viên của mình trước khi tạo ra một CTĐT. Nghiên cứu tiếp theo áp dụng phương pháp
tiếp cận CDIO, mơ hình “mơ tả CTĐT tích hợp” và “ mơ hình mơn học tích hợp”. Đây
là một khung chuẩn phát triển CTĐT cho phép tích hợp đan xen giảng dạy kỹ năng
với kiến thức; liên kết hợp lý các thành phần của CTĐT, môn học; và xem xét các đối
tượng sinh viên nhằm cung cấp những trải nghiệm học tập ý nghĩa để đáp ứng chuẩn
đầu ra, được gọi là “Khung CTĐT tích hợp” (Trinh & Nghĩa, 2014).
Hình 1: Khung CTĐT tích hợp dựa trên chuẩn đầu ra
(phỏng theo Trinh & Nghĩa, 2014)
Theo Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á - Asean University Network
(AUN), chất lượng đào tạo là một khái niệm đa chiều theo quan điểm của rất nhiều đối
tượng có liên quan. AUN coi trọng tầm quan trọng của chất lượng giáo dục đại học,
cùng với nhu cầu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng với mục đích tăng cường
các chuẩn mực học thuật và mở rộng giáo dục, nghiên cứu và các dịch vụ trong các
trường đại học thành viên AUN cũng như các trường bên ngồi. Từ đó, đảm bảo chất
lượng theo chuẩn AUN đã từng bước điều chỉnh hệ thống đảm bảo chất lượng AUN
nhằm hỗ trợ, mở rộng và duy trì mức độ đảm bảo chất lượng tại các cơ sở giáo dục
104
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
đại học trong khu vực Đơng Nam Á. Đó cũng chính là nơi mà các hoạt động đảm bảo
chất lượng được chia sẻ, kiểm chứng và cải tiến.
Theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 Ban hành Quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học thì mục đích của
việc đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT các trình độ đại học bao gồm:
(1) Cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên
quan đến CTĐT nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giải trình với các
cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của chương trình cụ thể.
(2) Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn đánh giá và công
nhận hoặc không không nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các CTĐT.
(3) Các tổ chức, cá nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham gia phản
biện xã hội đối với CTĐT của cơ sở giáo dục đại học mà họ quan tâm.
Từ các nghiên cứu và các văn bản quy phạm pháp luật cho thấy, việc kiểm định
chương trình đào tạo của các ngành đào tạo trong các trường đại học là xu thế tất yếu
và là yêu cầu bắt buộc. Các ngành đào tạo muốn tồn tại và phát triển thì khơng thể
đứng ngồi xu thế này.
3. YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH
TỐN KINH TẾ
Việc xác định đúng các nhóm yếu tố quyết định đến chất lượng CTĐT của ngành,
sẽ giúp cho Khoa Kinh tế - Luật có cơ sở lý luận vững chắc để xây dựng CTĐT đáp
ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT. Các yếu tố này chính là những mắt
xích giúp Khoa xây dựng CTĐT có sự kết nối và nhất quán với các tiêu chí trong mỗi
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT.
105
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Hình 2: Các nhóm yếu tố quyết định chất lượng chương trình đào tạo
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.1. Mục tiêu đào tạo
CTĐT của ngành Toán kinh tế phải phát biểu khái qt mơ tả những gì sinh viên
tốt nghiệp được trang bị để có thể làm được hoặc đạt được sau khi tốt nghiệp, đây
chính là các mục tiêu đào tạo của ngành. Nói cách khác, mục tiêu đào tạo phải phản
ánh được nhu cầu của nhà tuyển dụng và đồng thời mục tiêu này phải gắn kết với tầm
nhìn và sứ mạng của nhà trường. Nhóm yếu tố mục tiêu đào tạo của ngành bao gồm
các yếu tố thành phần như: (1) theo AUN-QA, triết lý giáo dục là một tập hợp các
quan điểm cốt lõi định hướng mục tiêu giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học,
vai trò của giảng viên và người học trong hoạt động giáo dục đào tạo ngành Toán kinh
tế; (2) định vị, việc định vị được những mục tiêu chung của CTĐT ngành Tốn kinh
tế hay chính là mục tiêu tổng quát phải phù hợp với sứ mạng và mục tiêu chung của
nhà trường. Định vị được các mục tiêu cụ thể của CTĐT đáp ứng được khung trình độ
quốc gia cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định; (3) Các bên liên quan bao gồm
bên trong và bên ngoài trường; (4) Chuẩn đầu ra (CĐR) có 4 cấp độ bao gồm: CĐR
cấp trường, CĐR cấp CTĐT, CĐR cấp môn học và CĐR cấp bài học.
3.2. Nội dung, cấu trúc
Cấu trúc chương trình CTĐT là sự sắp xếp các nội dung và các CĐR tương ứng
thành các môn học hay học phần nhằm liên kết kiến thức và kỹ năng giữa các môn
106
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
học. Cấu trúc CTĐT ngành Toán kinh tế cần mơ tả chính thức về các mơn học, số
tín chỉ và trình tự giảng dạy, trong đó các mơn học được liệt kê theo nhóm mơn học.
CTĐT cần tích hợp cho phép các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, các kỹ năng nghề
nghiệp được đan xen vào nội dung mơn học.
Nội dung mơn học phải có những trải nghiệm học tập giúp sinh viên của phát triển
đồng thời kiến thức ngành và các kỹ năng yêu cầu. Nội dung giảng dạy chú ý các kỹ
năng và thái độ cần được xem xét trong bối cảnh của ngành Toán kinh tế để có sự gắn
bó và đóng góp phát triển kiến thức ngành và chuyên ngành. Mỗi môn học cần có Đề
cương mơn học tổng qt và Đề cương mơn học chi tiết. Hiện nay, việc thiết kế đề
cương môn học dựa trên CĐR đang trở thành một yêu cầu bắt buộc với mỗi ngành đào
tạo. Mỗi học phần có đóng góp rõ ràng cho việc đạt được CĐR. Vì vậy, việc thiết kế
đề cương môn học cần đầy đủ đảm bảo các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng bao gồm: (i) tên đơn vị/tên giảng viên đảm nhận giảng dạy; (ii) tên môn học/
học phần; (iii) số tín chỉ; (iv) mục tiêu, CĐR của mơn học/học phần, ma trận liên kết
nội dung chương mục với CĐR; (v) các yêu cầu của môn học/học phần; (vi) cấu trúc
môn học/học phần; (vii) phương pháp dạy - học; (viii) phương thức kiểm tra/đánh giá;
(ix) tài liệu chính và tài liệu tham khảo. Đề cương chi tiết các môn học mô tả rõ việc
sử dụng các phương giảng dạy/học tập phù hợp nhằm thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ
năng thiết yếu, kỹ năng mềm. Đề cương chi tiết các môn học mô tả và nhấn mạnh đến
hoạt động tự nghiên cứu/tự học nhằm hướng đến việc nâng cao khả năng học tập suốt
đời cho sinh viên ngành Toán kinh tế.
3.3. Phương thức vận hành
Mục tiêu chính của giảng dạy đại học bao gồm các mục đích như làm thay đổi tri
thức và năng lực thực sự của sinh viên, tăng cường khả năng nhận thức như: kỹ năng
nghiên cứu, kỹ năng suy luận, kỹ năng viết, kỹ năng đọc và hiểu rõ giá trị tri thức của
nội dung môn học. Các hoạt động dạy và học sẽ thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng
của sinh viên và nâng cao khả năng học tập suốt đời của sinh viên. Giảng viên sử dụng
các hoạt động dạy học, phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm hỗ trợ sinh viên rèn
luyện các kỹ năng và nâng cao khả năng học tập suốt đời. Để giáo dục ra những người
tốt nghiệp đại học với trình độ chun mơn cao và cơng dân trách nhiệm có khả năng
đáp ứng nhu cầu xã hội, thì phương pháp giảng dạy là một yếu tố quan trọng.
Phương pháp dạy: Dạy học là cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức rõ
những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Vai trò của người giảng viên
107
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
trong việc giáo dục sinh viên ngày càng trở nên quan trọng. Việc sử dụng hàng loạt
các phương pháp dạy thích hợp, hiệu quả sẽ tạo ra hiệu suất cao với các nhóm đơng
sinh viên cũng như với từng sinh viên. Giảng viên sẽ giúp đỡ sinh viên giải quyết các
vấn đề học thuật với phương pháp được nhiều sinh viên chấp nhận; kiểm tra tất cả các
điều kiện tiên quyết đối với môn học; cho sinh viên biết những kỹ năng và kiến thức
nào mà họ sẽ nhận được cũng như kế hoạch học tập; thảo luận các mục tiêu của mơn
học. Giảng viên cần nói cho sinh viên rõ ràng những điều mà giảng viên mong được
thực hiện và giải thích tại sao, đồng thời giảng viên cũng cần hỏi những điều mà sinh
viên muốn học ở giảng viên và loại vấn đề nào sinh viên muốn giải quyết. Giảng viên
cần tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp từ sinh viên. Sự chú ý lắng nghe của giảng viên
về những ý kiến đóng góp của sinh viên sẽ khuyến khích họ tham gia vào quá trình
học tập một cách hiệu quả. Nói cho sinh viên biết về ý định thực hiện thời gian lớp
học như thế nào? Kết cấu chương trình mơn học ra sao? Liệu sinh viên có quyền hỏi
giảng viên khi có thắc mắc hay không? Thời gian dành cho việc trả lời nên là bao lâu
là vừa đủ?... Giảng viên cần có phương pháp dạy học đa dạng. Quá trình dạy học cần
kết hợp các phương pháp khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của sinh viên
một cách tối đa.
Phương pháp học: Sinh viên cần lập kế hoạch học tập và bố trí việc cần làm trong
suốt học kỳ; tìm kiếm sự giúp đỡ của giảng viên. Bất kỳ lúc nào sinh viên cũng cần
tìm sự quan tâm cá nhân của giảng viên để giúp giải những bài tập. Sinh viên cần sử
dụng các sách giáo trình khác nhau. Để đa dạng trong việc thực hành các bài tập, sinh
viên nên đọc các cách giải của nhiều tác giả khác nhau và giải các bài tập trong sách
giáo trình của mình. Sinh viên cần luyện tập và thực hành lại. Sau một vài tuần, sinh
viên nên xem lại các mục và các bài tập đã làm và làm lại. Đó là cách rất có lợi trong
việc tự kiểm tra xem và ghi nhớ kiến thức của môn học.
Tư vấn hỗ trợ: Vai trò của đội ngũ cố vấn học tập trong công tác tư vấn học tập,
hoạt động ngoại khóa cho cho sinh viên là hết sức quan trọng. Hoạt động tư vấn học
tập, việc làm, hỗ trợ nói chung nhằm giúp cải thiện việc học tập và khả năng có việc
làm cho sinh viên. Hệ thống giám sát cấp Trường, cấp Khoa về kết quả rèn luyện, tiến
bộ và kết quả học tập chi tiết từng môn học, từng học kỳ sẽ giúp sinh viên chủ động
theo dõi.
Phương pháp đánh giá: Cách duy nhất để giảng viên thực sự biết sinh viên hiện
có học những nội dung mà giảng viên yêu cầu học hay không. Giảng viên cần (i) lập
kế hoạch những nội dung kiểm tra, xác định mục đích kiểm tra, xem lại đề kiểm tra
108
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
nhiều lần ít nhất một tuần và sửa đổi nó dựa theo kế hoạch hiệu chỉnh, cập nhật nội
dung bộ đề; (ii) cho điểm các bài làm một cách nghiêm túc và phù hợp với hệ thống
thang điểm; (iii) ghi và giữ điểm riêng của bài làm trong mỗi loại kiểm tra; (iv) sử
dụng nhiều kỹ thuật đánh giá thích hợp để thúc đẩy việc học tập của sinh viên và để
đạt được thành tích cao; (iv) đánh giá việc làm của riêng mình bằng nhiều cách như:
tự đánh giá, đánh giá thông qua đồng nghiệp, đánh giá từ sinh viên và dùng các kỹ
thuật đánh giá; (v) thực hiện có hiệu quả việc trợ giúp giảng dạy và nhiệm vụ quản lý
học tập; (iv) cho sinh viên nhiều lựa chọn và mềm dẻo với nhiều cột điểm trong cách
đánh giá.
3.4. Nguồn lực
Người dạy: Giảng viên phải là người có suy nghĩ độc lập, có đạo đức, học suốt
đời và nhà sư phạm có năng lực. Phát triển chiến lược học tập, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho bản thân và chun mơn nghiệp vụ thích ứng với các điều kiện của nhà
trường. Trong khi giáo dục những người khác, người giảng viên nhận ra những điểm
yếu và tiềm năng của chính bản thân mình. Vai trị của người thầy trong việc giáo dục
sinh viên ngày càng trở nên quan trọng. Người thầy cung cấp những cơ hội học nâng
cao và học suốt đời cho sinh viên, đồng thời cho sinh viên cơ hội để phát triển cá nhân
và xã hội nhằm giáo dục bổn phận công dân và tham gia các hoạt động trong xã hội
với tầm nhìn toàn thế giới. Đề xuất, sáng tạo và phổ biến kiến thức thông qua việc
nghiên cứu và cung cấp kiến thức chuyên gia cần thiết phục vụ cộng đồng và giúp xã
hội phát triển về kinh tế - xã hội, và văn hóa, đồng thời đẩy mạnh và phát triển nghiên
cứu khoa học và công nghệ. Điều quan trọng là các giảng viên tự coi mình có trách
nhiệm nghề nghiệp kép: nghề nghiên cứu và nghề dạy đại học. Giảng viên đại học cần
phải vừa là một giảng viên và vừa là một nhà nghiên cứu sáng tạo, đồng thời phải là
một người đóng góp sức mình cho sự phát triển của nhà trường và của cộng đồng. Dạy
học, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng là ba nhiệm vụ truyền thống của giảng viên đại
học. Vì vậy, vai trị mới của người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tị mị của
sinh viên, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức và
sử dụng kiến thức.
Người học: Thách thức lớn nhất thuộc về tính năng động, yêu thích kiến thức và
khả năng tư duy độc lập của học viên. Phương pháp nghiên cứu tình huống chỉ thật sự
phát huy những giá trị hữu ích khi có sự tham gia chủ động và yêu thích của học viên.
Tuy nhiên, do đã quá quen thuộc với cách tiếp thu kiến thức thụ động (thầy giảng trò
ghi chép) nên khi chuyển qua phương pháp mới – đòi hỏi sự năng động, khả năng tư
109
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
duy và tính sáng tạo - thì một bộ phận học viên khơng thích ứng được. Bên cạnh một
số học viên rất năng động, yêu thích kiến thức (sẽ tiếp thu được rất nhiều trong quá
trình học), tồn tại một bộ phận học viên chỉ đến lớp vì nghĩa vụ.
Môi trường, tài nguyên học tập: Đối với giảng viên, mơi trường học tập và tài
ngun học tập có thể giúp tăng cường nội dung và đa dạng hóa nguồn tài liệu đang
được sử dụng trong khóa học. Đối với sinh viên, sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có cơ
hội tiếp cận được môi trường học đa dạng. Một mơi trường học tập tích cực sẽ giúp
thương hiệu của nhà trường lan tỏa rộng hơn trong cộng đồng.
Bên cạnh môi trường học tập tốt, giảng viên, sinh viên cũng cần được cung cấp
một nguồn tài nguyên giáo dục mở. Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) được
Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết
định đưa tồn bộ nội dung giảng dạy của mình lên website và cho phép người dùng
Internet ở mọi nơi trên thế giới truy nhập hồn tồn miễn phí. Hiện nay, trang web
về học liệu mở của MIT có trên 1800 môn học (course) bao gồm bài giảng, lịch học,
danh mục tài liệu tham khảo, bài tập về nhà, bài thi, bài thí nghiệm để người dùng có
thể tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của mình. “Tài nguyên giáo
dục truy cập mở bao gồm tất cả các dạng tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập trong nhà
trường được xuất bản rộng rãi với quyền truy cập mở. Bản chất của loại tài liệu này
cho phép việc nhân bản, sử dụng, thay đổi và chia sẻ lại nội dung tài liệu hồn tồn
miễn phí và hợp pháp. Tài nguyên giáo dục mở bao gồm nhiều loại từ sách giáo khoa
đến chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, báo
cáo, âm thanh, hình ảnh và chương trình mơ phỏng” (Trích dẫn từ trang UNESCO).
Trường đại học có vai trị, nòng cốt trong việc xây dựng, quản lý, phát triển, chia
sẻ các tài nguyên giáo dục mở cho cộng đồng. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có
cơ hội học tập thường xuyên, suốt đời theo các hình thức khác nhau, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Thông qua các hoạt động tương tác, học tập - nghiên cứu, các
tài nguyên của nhà trường sẽ càng trở nên hữu ích, thậm chí được kết nối, gia tăng từ
nhiều phía trong quá trình sử dụng, ứng dụng.
4. TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Đánh giá chất lượng CTĐT của giáo dục đại học là việc thu thập, xử lý thông tin,
đưa đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt
động liên quan đến CTĐT bao gồm: (i) mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT; (ii) bản
mô tả CTĐT, cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; (iii) phương pháp tiếp cận
110
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
trong dạy học; (iv) đánh giá kết quả học tập của người học; (v) đội ngũ giảng viên,
nghiên cứu viên; (vi) đội ngũ nhân viên; (vii) người học và hoạt động hỗ trợ người
học; (viii) cơ sở vật chất và trang thiết bị; (ix) nâng cao chất lượng và kết quả đầu ra.
Hình 3: Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT của Bộ GD&ĐT
(Nguồn: Bộ GD&ĐT)
Qua sơ đồ trên có thể thấy rằng, bao hàm trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng CTĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam là những yêu cầu cụ thể đối với
CTĐT. Các yếu tố quyết đinh đến chất lượng CTĐT như: mục tiêu; nội dung, cấu
trúc; phương thức vận hành; nguồn lực đều là những nội dung quan trọng trong các
tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định có thể xem như thước đo chất lượng
của CTĐT. Để CTĐT đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định quốc gia, bắt buộc phải được
đánh giá đạt tối thiểu là mức 4 và cao nhất là mức 7. Điều này có nghĩa là, với mức
4: CTĐT đáp ứng yêu cầu của tiêu chí; với mức 5: CTĐT đáp ứng tốt hơn yêu cầu
của tiêu chí; với mức 6: CTĐT đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí; với mức 7: CTĐT
đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí (mức hoàn hảo). Để chứng minh được các mức
đạt này Trường/Khoa phải có đầy đủ các tài liệu và có minh chứng cho thấy các tài
111
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
liệu này được sử dụng. Điều này đặt ra yêu cầu đối với nhóm xây dựng và phát triển
CTĐT, trong q trình xây dựng khơng được bỏ sót bất kỳ mốc chuẩn của tiêu chí nào
trong bộ tiêu chuẩn kiểm định. Mỗi sản phẩm đầu ra của các tiêu chí chính là những
minh chứng đảm bảo cho CTĐT của ngành đạt các tiêu chuẩn kiểm định.
5. KẾT LUẬN
Chúng ta có thể thấy rằng, kiểm định và đảm bảo chất lượng CTĐT của ngành
Tốn kinh tế nói riêng và các ngành đào tạo khác nói chung là xu hướng tất yếu và
cần thiết. Tuy nhiên, nếu ngành đào tạo tiếp cận kiểm định với tinh thần chỉ để đạt
giấy chứng nhận thì thật sự là một sự lãng phí. Kiểm định giúp các CTĐT của chuyên
ngành nhận diện được các điểm mạnh, điểm yếu của mình một cách chi tiết, cụ thể,
cũng như đề xuất các giải pháp, hàm ý để Khoa cải tiến chất lượng. Kiểm định không
đơn thuần dừng ở việc cấp một cái giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng. Ngồi
ra, việc kiểm định cịn là một căn cứ quan trọng để thực hiện các hoạt động liên kết
đào tạo với các CTĐT quốc tế, công nhận bằng cấp và trao đổi tín chỉ giữa các cơ sở
GDĐH. Các trường ngành đào tạo ĐH muốn tham gia cuộc chơi hội nhập thì bắt buộc
và tự thân phải làm kiểm định.
Có thể nói, kiểm định chất lượng CTĐT không chỉ để xếp hạng cho các ngành đào
tạo, mà nó là xu hướng phát triển theo chuẩn mực quốc gia nói riêng và chuẩn mực
quốc tế nói chung. Mỗi bộ tiêu chuẩn kiểm định có thể khác nhau, tựu chung lại, đó
vẫn là chất lượng đào tạo của mỗi chuyên ngành trong giáo dục đại học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Taba, H. (1962), Curriculum development: Theory and practice. New York:
Harcourt, Brace, & World, Inc.
2. Trinh, T.M. Doan, & Nghia, H. Nguyen (2014), The CDIO-Base Curricular
Framework and Guidelines for an OBE Implementation. Paper presented at the 10th
International CDIO Conference. UniversitatPolitecnica de Catalunya, Barcelona,
Spain, June 16-19, 2014.
3. Trends in ICT for Librarian 2.0: Open Courseware, Open Access.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/6/2016
về Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các
trình độ của giáo dục đại học.
112
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
5. Nguyễn Quốc Chính (2019), Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo
hướng ứng dụng, Tài liệu tập huấn tự đánh giá CTĐT Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh.
6.
7. />8. />
113