ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Phạm Thị Kim Xuyến
Vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ ở Hà Nội
hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại phường Trung
Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội)
Luận văn ThS. Xã hội học
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
HÀ NỘI – 2007
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn "Vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ
ở Hà Nội hiện nay" (Nghiên cứu trường hợp phường Trung Liệt,
quận Đống Đa, Hà Nội) tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của
TS Nguyễn Thị Kim Hoa, cô đã ủng hộ và chỉ bảo cho tôi từ khi tôi có ý
tưởng nghiên cứu và trong suốt quá trình làm luận văn với tinh thần làm
việc nghiêm túc, khoa học và cố gắng. Tôi xin gửi tới cô lời cảm ơn sâu
sắc nhất.
Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy ở Khoa Xã hội học
đã cho tôi những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm học tập và nghiên
cứu trong suốt thời gian tôi học ở đây.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ làm việc trong Uỷ ban nhân
dân phường Trung Liệt và toàn thể các hộ gia đình khảo sát đã giúp cho tôi
những ý kiến, những câu trả lời xác thực.
Việc học tập và chuyến đi khảo sát của tôi đã thu được kết quả như
mong muốn cũng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn học cùng khoá cao
học với tôi, xin cảm ơn tất cả các bạn.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã
động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Học viên
Phạm Thị Kim Xuyến
MC LC
Lời cảm ơn.................................................................................................. 2
Mục lục ...................................................................................................... 3
Danh mục bảng ......................................................................................... 6
Danh mục biểu .......................................................................................... 7
Mở đầu ....................................................................................................... 8
1. Tớnh cp thit ca ti.............................................................................8
2. í ngha khoa hc v thc tin ca ti: ................................................. 10
2.1. í ngha khoa hc ................................................................................ 10
2.2. í ngha thc tin ................................................................................. 10
3. Mc ớch v nhim v nghiên cứu ........................................................... 10
3.1. Mc ớch nghiờn cu ........................................................................... 10
3.2. Nhim v nghiờn cu .......................................................................... 11
4. i tng, khỏch th v phm vi nghiờn cu ........................................... 11
4.1. i tng nghiờn cu .......................................................................... 11
4.2. Khỏch th nghiờn cu .......................................................................... 11
4.3. Phm vi nghiờn cu ............................................................................. 11
5. Phng phỏp lun v phng phỏp thu thp thụng tin .............................. 12
5.1 Phng phỏp lun................................................................................. 12
5.2 Phng phỏp thu thp thụng tin............................................................. 13
5.2.1 Phng phỏp quan sỏt ........................................................................ 13
5.2.2 Phng phỏp phõn tớch ti liu ........................................................... 13
5.2.3 Phng phỏp nghiờn cu nh lng .................................................. 14
5.2.4 Phng phỏp phng vn sõu cỏ nhõn .................................................. 14
6. Gi thuyt nghiờn cu v khung phõn tớch ............................................... 15
6.1 Gi thuyt nghiờn cu............................................................................ 15
6.2 Khung phõn tớch ................................................................................... 16
Nội dung .......................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài .................. Error! Bookmark not defined.
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ..Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước. .Error! Bookmark not defined.
1.2. Khái niệm then chốt: .............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Khái niệm Vai trò ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Khái niệm giới ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Khái niệm Vai trò giới. ........................ Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Khái niệm Gia đình ............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Khái niệm gia đình buôn bán nhỏ ......... Error! Bookmark not defined.
1.2.6. Chức năng của gia đình........................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Cách tiếp cận lý thuyết được vận dụng vào nghiên cứu:Error! Bookmark
not defined.
1.3.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước về việc phát triển
khu vực kinh tế gia đình. ............................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Lý thuyết vai trò ................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý .................... Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Lý thuyết phân công lao động .............. Error! Bookmark not defined.
Chương 2: Vai trò giới trong thực hiện các chức năng gia đình ......... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và các gia đình buôn bán nhỏ........ Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...............Error! Bookmark not defined.
2.1.2. §Æc ®iÓm cña c¸c gia ®×nh bu«n b¸n nhá ®-îc nghiªn cøu............ Error!
Bookmark not defined.
2.2. Vai trũ giới trong chức năng kinh tế của gia đỡnhError! Bookmark not
defined.
2.2.1 Trong ho¹t ®éng bu«n b¸n ....................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Trong ho¹t ®éng phôc vô bu«n b¸n .......Error! Bookmark not defined.
2.2.3. HiÖu qu¶ ho¹t ®éng bu«n b¸n ...............Error! Bookmark not defined.
2.3. Vai trũ giới trong chức năng tái sản xuất con ngườiError! Bookmark not
defined.
2.3.1. Quyết định số con và thêi gian sinh con Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Quyết định biện pháp kế hoạch hóa gia đìnhError!
Bookmark
not
defined.
2.4. Vai trũ giới trong chức năng chăm sóc, giáo dục của gia đỡnh........ Error!
Bookmark not defined.
2.4.1. Trong hoạt động chăm sóc gia đình .....Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Trong hoạt động giáo dục con cái .........Error! Bookmark not defined.
2.5 Vai trò giới trong chức năng tình cảm, tinh thần của gia đình ........... Error!
Bookmark not defined.
2.5.1 Tăng cường mối quan hệ tình cảm trong gia đìnhError! Bookmark not
defined.
2.5.2 Kiểm soát, điều hoà mối quan hệ trong gia đỡnhError! Bookmark not
defined.
Kết luận và khuyến nghị ............................... Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận .................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Khuyến nghị ............................................. Error! Bookmark not defined.
Tài liệu trích dẫn...................................................................................... 17
Phụ lục ............................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng hỏi về vai trũ giới trong gia đình buôn bán nhỏError! Bookmark not
defined.
Hướng dẫn Phỏng vấn sâu cá nhân tại gia đìnhError! Bookmark not defined.
Hướng dẫn Phỏng vấn sâu cán bộ phụ nữ ....... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG
B¶ng 1 : Sở hữu nhà ở và thời gian kết hôn (%) . Error! Bookmark not defined.
Bảng 2: Sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào công việc buôn bán (%)Error! Bookmark
Bảng 3: Sự tham gia của phụ nữ vào cỏc hoạt động buụn bỏn theo địa điểm
cửa hàng (%) ................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 5: Tương quan giữa thời gian buụn bỏn với tiền tiết kiệm (%)Error! Bookmark not d
Bảng 4: Người làm việc nhà và buôn bán khi người phụ nữ nghỉ sinh (%)Error! Bookmark
B¶ng 5: Tỉ lệ người làm buôn bán thay vợ khi sinh đối chiếu với địa điểm buôn
bán của gia đình ............................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 6: Sự đảm nhận chính trong các công việc nội trợ hàng ngày (%)Error! Bookmark no
Bảng 7: công việc chăm sóc con (%)................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 8: Quyết định việc học tập, hướng nghiệp cho con cái (%)Error! Bookmark not defin
Bảng 9: Những khó khăn trong việc dạy con (%)Error! Bookmark not defined.
Bảng 10 : Tương quan gia đình gặp khó khăn khi dạy con với địa điểm buôn
bán khác nhau (%) ........................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 11: Lo lắng đối với con cái hiện nay (%) . Error! Bookmark not defined.
Bảng 12: Tương quan số bữa ăn chung của cả gia đình với địa điểm
buôn bán (%) ................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 14: Những hoạt động trong thời gian rỗi... Error! Bookmark not defined.
Bảng 15: Người điều hoà mối quan hệ trong gia đình (%)Error! Bookmark not defined.
Bảng 16 : Người trò chuyện với con cái (%)...... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 1: Tương quan theo nhóm tuổi của phụ nữ trong việc thực hiện công
việc buôn bán ..................................................Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2: Sự tham gia của hai vợ chồng vào các công việc buôn bán theo
nhóm tuổi của vợ ............................................Error! Bookmark not defined.
BiÓu ®å 3: Ngêi ®i vay vèn ...........................Error! Bookmark not defined.
BiÓu ®å 4: Nguån vay vèn ..............................Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 7: Tỷ lệ phụ nữ và nam giới quyết định nạo hút thaiError! Bookmark not defined.
BiÓu ®å 8: Tæ chøc b÷a ¨n..............................Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), nước ta chuyển đổi từ nền
kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Một
trong những sự đổi mới tư duy quan trọng nhất là quan điểm kinh tế thị trường,
về phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tạo đà phát triển kinh tế gia đình. Sự thay
đổi này tạo ra động lực mạnh mẽ trong hành động của mọi người dân và góp
phần đáng kể làm biến đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Với quan điểm này,
cộng đồng đã vượt qua cái nhìn định kiến về "con buôn" của nhóm thương nhân
vốn dai dẳng tồn tại qua các thời kỳ lịch sử phong kiến, trong cơ chế kinh tế bao
cấp, để đi tới thực sự nhìn nhận họ như một nhóm xã hội với vị thế và vai trò
quan trọng trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, trong những bước
hội nhập về mọi mặt ra thế giới của đất nước Việt Nam.
Trong xu thế biến đổi đó phải kể tới sự khởi sắc của hoạt động buôn bán,
kinh doanh ở các hộ gia đình. Chức năng kinh tế của gia đình bị lu mờ trong
thời kỳ nền kinh tế tập trung bao cấp thì nay đã được khôi phục, được thừa nhận
và khuyến khích phát triển. Kinh tế gia đình được công nhận là một trong 6
thành phần kinh tế cơ bản của hệ thống kinh tế quốc dân. Khu vực kinh tế này
thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng của kinh tế
quốc dân hàng năm. Gia đình ngày càng khẳng định là đơn vị kinh tế năng
động, hiệu quả. Từ chỗ chủ yếu là đơn vị tiêu thụ, gia đình chuyển sang đơn vị
sản xuất và tự hoạch toán với những thay đổi tất yếu trong sự vận hành của thiết
chế này.
Sự biến đổi kinh tế- xã hội như vậy kéo theo những biến đổi trong gia đình,
có thể thấy rằng việc làm giàu đã đem lại những thành quả tốt đẹp cho gia đình,
tuy nhiên bên cạnh những thành quả kinh tế tốt đẹp, gia đình đã gặp phải những
vấn đề cần giải quyết, như sự biến đổi vai trò của các thành viên trong gia đình,
giáo dục gia đình, xung đột gia đình…
Đã có nhiều công trình nghiên cứu xã hội học với quy mô lớn nhỏ khác
nhau về mọi khía cạnh của đời sống gia đình, ở các vùng miền khác nhau, ở các
loại hình gia đình khác nhau, như gia đình nông thôn, gia đình miền núi, gia
đình công nhân, gia đình nông dân, gia đình trí thức…
Gia đình buôn bán nhỏ là loại hình gia đình phát triển rất mạnh mẽ trong
những năm vừa qua, và có xu hướng mở rộng số lượng hơn nữa trong thời gian
tới. Nhóm gia đình này có những đặc trưng chung như mọi gia đình khác, tuy
nhiên, tính chất buôn bán đã tạo ra một số khác biệt như tính chất tự do trong
lao động, tự hạch toán kinh tế gia đình, tự do cả theo nghĩa họ không là hội
viên, đoàn viên của các tổ chức hội, đoàn thể xã hội nào. Phụ nữ và nam giới
trong gia đình này tạo thu nhập cho gia đình bằng hoạt động buôn bán hàng
ngày của mình.
Những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vai trò giới trong các gia đình
buôn bán nhỏ còn rất ít. Chính vì vậy việc chọn đề tài này là chúng tôi muốn
tìm hiểu vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ mong rằng góp phần vào việc
hiểu biết chung về vấn đề giới và gia đình ở Việt Nam.
Trong những gia đình buôn bán nhỏ, vai trò giới có chịu tác động, ảnh
hưởng của tính chất nghề nghiệp hay không, vai trò giới trong việc thực hiện
các chức năng kinh tế, giáo dục con cái, tái sản xuất con người cũng như trong
việc đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình thế nào? Để trả lời những
câu hỏi này cần có những khảo sát, nghiên cứu làm rõ.
Bản thân người thực hiện luận văn này rất yêu thích những vấn đề liên
quan đến giới và gia đình.
Từ những lý do đó, luận văn mong muốn làm rõ thực trạng vai trò giới
trong gia đình buôn bán nhỏ qua khảo sát thực tế tại phường Trung Liệt thuộc
quận Đống Đa - Hà Nội, mong góp phần cải thiện quan hệ giới trong gia đình
nói chung và gia đình buôn bán nói riêng và thực hiện chủ trương chính sách
bình đẳng giới, tiến bộ của xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu Vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ từ hướng tiếp cận xã
hội học để tìm hiểu, nhận diện sự tham gia và quyền bình đẳng của phụ nữ và
nam giới vào thực hiện các chức năng gia đình. Trên cơ sở đó đề tài làm rõ hiện
trạng vai trò giới trong nhóm gia đình buôn bán nhỏ ở Hà Nội trong bối cảnh
kinh tế thị trường.
Những kết quả và thông tin thu được có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích
cho các cá nhân, tổ chức quan tâm đến lĩnh vực này.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả nghiên cứu, hy vọng luận văn này sẽ đưa ra được những
khuyến nghị hữu ích tới những những người lập chính sách và thực hiện chính
sách để họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đồng thời, từ kết quả nghiên
cứu của luận văn sẽ góp phần làm cho nam giới và phụ nữ trong các gia đình
buôn bán nhỏ, đặc biệt là những người phụ nữ hiểu rõ hơn vai trò mà họ đang
đảm nhận, những vướng mắc mà họ đang gặp phải trong việc thực hiện vai trò
của mình, từ đó giúp đỡ họ nâng cao địa vị, giảm thiểu những xung đột vai trò
nảy sinh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích vai trò giới trong các gia đình buôn bán nhỏ thông qua một số
hoạt động thực hiện các chức năng của gia đình
- Tìm hiểu tác động của hoạt động buôn bán đến việc thực hiện các vai trò
của phụ nữ và nam giới .
- Đưa ra khuyến nghị mang tính giải pháp đối với các cấp chính quyền có
biện pháp quản lý và hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực liên quan đến giới,
bình đẳng giới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài: Vai trò; vai trò giới, giới,
gia đình; gia đình buôn bán nhỏ; chức năng của gia đình
- Phân tích thực trạng thực hiện vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất
của gia đình buôn bán nhỏ.
- Đề xuất khuyến nghị cho các cấp chính quyền nhằm nâng cao địa vị của
người phụ nữ trong gia đình tạo điều kiện cho phụ nữ vừa làm tốt vai
trò kinh tế, vừa giữ gìn hạnh phúc gia đình và nâng cao chất lượng cuộc
sống.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò giới trong các gia đình buôn bán nhỏ
4.2. Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ (người vợ) và nam giới (người chồng) trong các gia đình buôn bán
nhỏ.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này đi vào tìm hiểu vai trò giới trong hoạt động sản xuất và
tái sản xuất của gia đình, không đi vào tìm hiểu vai trò giới trong hoạt động
cộng đồng. Với khuân khổ một luận văn không có điều kiện tìm hiểu vai trò
giới trong tất cả các hoạt động sản xuất và tái sản xuất của gia đình mà chỉ tìm
hiểu, phân tích vai trò giới trong một số hoạt động tiêu biểu . Trên cơ sở đó đưa
ra kết luận trong khuôn khổ các nội dung nghiên cứu. Mặt khác, luận văn chỉ
mới có điều kiện khảo sát gia đình làm nghề buôn bán nhỏ tại đô thị với số
lượng mẫu không lớn, chưa có sự so sánh nhiều chiều và chưa thể đại diện cho
cho các hộ gia đình buôn bán nhỏ.
Phạm vi không gian nghiên cứu: Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: năm 2007
5. Phương pháp luận và phương pháp thu thập thông tin
5.1 Phương pháp luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng trong
xã hội không có hiện tượng, sự vật nào tồn tại độc lập, tách biệt nhau mà chúng
liên kết chặt chẽ với nhau; hiện tượng, sự vật này tác động và chịu tác động của
hiện tượng, sự vật kia, đồng thời chúng còn chuyển hoá lẫn nhau: “Tất cả thế
giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp gồm các
vật thể khăng khít với nhau... Việc các vật thể ấy đều có liên hệ qua lại với nhau
đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau, sự tác động qua lại ấy chính là
sự vận động” [1, 945].
Việc nghiên cứu các vấn đề xã hội yêu cầu phải xem xét các hiện tượng xã
hội trong mối liên hệ với các hiện tượng xã hội khác, phải xem xét tất cả các
mặt, các yếu tố của sự vật, hiện tượng, nhưng vì các biểu hiện của sự vật, hiện
tượng là rất lớn nên chúng ta chỉ xem xét những mối liên hệ quan trọng nói lên
bản chất sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng những hiện tượng xã hội đều có quy
luật, không có hiện tượng xã hội nào là ngẫu nhiên. Ăngghen viết: “Như vậy,
xét chung và toàn bộ, ngẫu nhiên hình như cũng chi phối cả những sự kiện lịch
sử. Nhưng ở đâu mà ngẫu nhiên hình như tác động ở mặt ngoài thì ở đấy, tính
ngẫu nhiên ấy luôn luôn bị chi phối bởi những quy luật nội tại bị che giấu; và
vấn đề chỉ là phát hiện ra những quy luật đó” [8, 932].
Chúng ta cần phải hiểu được những bản chất của sự vật, hiện tượng để từ
đó phát hiện ra những quy luật phát triển của chúng. Những quy luật phát triển
của hiện tượng, sự vật nhiều khi lộ rõ, nhưng phần lớn là ẩn dấu bên trong
những biểu hiện có vẻ bất thường, do vậy người nghiên cứu phải phát hiện ra
được những quy luật kể cả dễ nhận thấy và ngầm ẩn, khó nhận biết của sự vật,
hiện tượng.
Vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là rất
cần thiết đối với mục tiêu của luận văn. Chúng ta không thể phát hiện, làm rõ
một hiện tượng chỉ theo những biểu hiện không cơ bản, không rõ ràng và không
đầy đủ của chúng. Chính vì những lý do đó, tư tưởng của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn là kim chỉ nam cho nghiên cứu này.
5.2 Phương pháp thu thập thông tin
5.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát những hoạt động hàng ngày của các gia đình buôn bán nhỏ đã
hình thành nên ý tưởng nghiên cứu của đề tài.
Trong quá trình thu thập thông tin định tính và định lượng, quan sát thái
độ, hành vi của người trả lời để xem xét tính xác thực của thông tin. Ngoài ra
chúng tôi còn quan sát nhà ở và của hàng- nơi buôn bán của gia đình để đánh
giá bổ sung về cuộc sống của họ.
5.2.2 Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó tìm ra
những vấn đề, những khía cạnh chưa được đề cập, làm rõ. Trên cơ sở đó định
hướng cho vấn đề nghiên cứu của mình
Nguồn tài liệu bao gồm:
- Các sách, các đề tài nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
- Báo, tạp chí có liên quan
- Các báo cáo, số liệu về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa bàn nghiên
cứu.
5.2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu cơ bản của luận văn là phân tích thông tin định
lượng thu được qua điều tra chọn mẫu 151 bảng hỏi của những gia đình buôn
bán nhỏ có hộ khẩu tại Hà Nội, hiện đang buôn bán trên địa bàn nghiên cứu
(phường Trung Liệt). Các khách thể trên được lựa chọn theo các tiêu chí chính
sau: 1) Gia đình buôn bán nhỏ; 2) Tuổi của người buôn bán được phân theo 1834; 35-49 và 50 trở lên, lý do của việc chia thành các nhóm trên là ở các nhóm
tuổi khác nhau thì mức sinh khác nhau cho nên việc thực hiện các vai trò khác
nhau. Những yếu tố như thời gian của cuộc hôn nhân, mức độ xã hội hoá vai trò
giới được đối chiếu vì có liên quan đến sự vận hành thiết chế gia đình.
Các tiêu chí được cân nhắc tiếp theo là: Địa điểm buôn bán (tại nhà ở hay
không tại nhà ở). Cách phân nhóm này thực hiện dựa trên sự kết hợp tương đối
các tiêu chí có liên quan nhiều tới nội dung và điều kiện thực hiện các vai trò
của phụ nữ và nam giới.
5.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm thu thập các thông
tin cho phép phân tích, nhận xét bổ sung cho các thông tin thu được từ các
phương pháp định lượng, phương pháp phân tích tài liệu... Phương pháp này
được triển khai qua 10 phỏng vấn sâu với cơ cấu cụ thể gồm: 1 Cán bộ phụ nữ
phường, 9 phỏng vấn sâu chia đều cho 3 nhóm gia đình (mỗi nhóm gia đình
thực hiện 2 cuộc phỏng vấn sâu chia đều cho vợ và chồng để phân tích và đối
chứng). Sự kết hợp thông tin định tính với định lượng sẽ cho phép kiểm định
chính xác hơn các giả thuyết được đưa ra.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
6.1 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1:
Trong gia đình buôn bán nhỏ, người phụ nữ và nam giới
tham gia và đóng góp nhiều công sức vào việc buôn bán,
của gia đình. Phụ nữ làm việc liên quan đến trực tiếp buôn
bán, nam giới là trụ cột và quyết định.Phụ nữ tương đối
bình đẳng với nam giới trong quyền ra quyết định kinh tế.
Giả thuyết 2:
Người phụ nữ là người thực hiện chủ yếu công việc tái sản
xuất của gia đình và thực hiện chức năng gắn kết tình cảm
gia đình.
Giả thuyết 3:
Vai trò giới trong gia đình buôn bán nhỏ không khác nhiều
lắm so các loại hình gia đình khác.
6.2 Khung phân tích
BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI
Hệ thống chính sách pháp luật , tư
tưởng liên quan đến gia đình, giới, kinh
tế hộ
Hoạt động buôn bán
của gia đình
VAI TRÒ GIỚI TRONG THỰC HIỆN CÁC
CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
Thực hiện
chức năng
kinh tế
Thực hiện
chức năng
tái sản xuất
con người
Thực hiện
chức năng
giáo dục,
chăm sóc
Thực hiện
chức năng
tình cảm,
tinh thần
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1.
Ăngghen, Ph. (1971). Biện chứng của tự nhiên. Hà Nội: Nxb. Sự thật.
2.
Đặng Cảnh Khanh biên soạn (2003). Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các
giá trị truyền thống. Hà Nội : Nxb. Lao động xã hội. - 171 tr.
3.
Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2007). Gia đình học. Hà Nội: Nxb. Lý
luận Chính trị. - 687 tr.
4.
Đặng Phương Kiệt chủ biên (2006). Gia đình Việt Nam : Những giá trị
truyền thống và các vấn đề tâm - bệnh lý xã hội. Hà Nội : Lao động. - 636
tr.
5.
Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002). Gia đình Việt
Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Hà Nội : Nxb. Khoa học Xã hội. - 238 tr.
6.
Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Những kết quả chủ yếu. (2005). Hà
Nội: Nxb. Thống kê. - 196 tr.
7.
Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Văn
bản hợp nhất Bộ luật lao động qua các lần sửa đổi, bổ sung các năm
2002, 2006. (2007). Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia. - 139 tr.
8.
Các Mác, Phri-đrích ăng-ghen: Tuyển tập. Tập VI. (1984). Hà Nội: Nxb.
Sự thật.- 932 tr.
9.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. (1991). - Hà Nội : Nxb. Sự thật. - 22 tr.
10. John J. Macionis; Trần Nhựt Tân hiệu đính (2004). Xã hội học. - Hà Nội:
Nxb. Thống kê. - 778 tr.
11. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004 = Result of the Survey
on Household Living Standards 2004. (2006) - Hà Nội: Nxb. : Tổng cục
thống kê. - 280 tr.
12. Lê Ngọc Hùng (2004). Xã hội học kinh tế : Sách chuyên khảo . - Hà Nội:
Nxb. : Lý luận chính trị. - 366 tr., 21 cm.
13. Lê Ngọc Hùng chủ biên (2000). Xã hội học về giới và phát triển . - Hà
Nội: Nxb. : Đại học Quốc gia Hà Nội. - 191 tr.
14. Lê Ngọc Văn chủ biên (2004). Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với
gia đình Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em,
288 tr.
15. Lê Quý Đức, Vũ Thị Huệ (2003). Người phụ nữ trong văn hoá gia đình
đô thị . - Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. - 202 tr.
16. Lê Thị Chiêu Nghi (2001). Giới và dự án phát triển. - Tp. Hồ Chí Minh :
Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. - 238 tr.
17. Mai Huy Bích (2003). Xã hội học gia đình. - Hà Nội, Nxb. Khoa học xã
hội, 250 tr.
18. Nguyễn Thanh Tuấn (2006). Biến đổi văn hoá đô thị Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nxb. : Văn hóa thông tin. - 279 tr.
19. Nguyễn Thị Hoà chủ biên (2007). Giới, việc làm và đời sống gia đình . Hà Nội: Nxb. : Khoa học xã hội. - 314 tr.
20. Nguyễn Thị Thiền cùng các tác giả khác chủ biên (2006). Đô thị Việt Nam
trong thời kỳ quá độ. Hà Nội: Nxb. Thế giới. - 323 tr.
21 Phạm Văn Quyết (2001). Chương 3: Phương pháp nghiên cứu xã hội học
thực nghiệm (trong: Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng đồng chủ biên. Xã
hội học, In lần thứ 2). Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. - 326 tr.
22. Sổ tay công tác nữ công : Lưu hành nội bộ. (2006). Hà Nội: Nxb. : Lao
động. - 176 tr.
23. Trịnh Duy Luân (2004). Xã hội học đô thị. Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội.
- 239 tr.
24. Trịnh Duy Luân, Han Schenk chủ biên (2000). Nơi ở và cuộc sống của cư
dân Hà Nội . - Hà Nội: Nxb. : Văn hoá thông tin . - 142 tr.
25. Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới : Đại hội VI, VII, VIII, IX: Về phát triển
kinh tế xã hội. (2005). - Hà Nội: Nxb. : Chính trị Quốc gia, . - 419 tr.
26. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX. (2001). - Hà Nội: Nxb. :
Chính trị Quốc gia. - 352 tr.
27. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII : Diễn văn khai mạc đại
hội; Báo cáo chính trị; Báo cáo về các văn kiện đại hội; Kết quả thảo
luận các văn kiện đại hội; Nghị quyết của đại hội; Diễn văn bế mạc đại
hội. (1991). - Hà Nội: Nxb. : Sự thật. - 171 tr.
28. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. (1996). - Hà Nội: Nxb.
: Chính trị Quốc gia. - 251 tr.
29. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. ( 2006). - Hà Nội: Nxb. :
Chính trị quốc gia. - 375 tr.
30. Vai trò giới và lượng hoá giá trị gia đình : Một số giải pháp hỗ trợ xây
dựng gia đình thủ đô theo hướng bình đẳng, hiện đại. (2006). Hà Nội:
Nxb. : Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ [Trường Cán bộ phụ nữ trung ương].
- 222 tr.
31. Vũ Hào Quang chủ biên (2006). Gia đình Việt Nam quan hệ quyền lực và
xu hướng biến đổi . - Hà Nội: Nxb. : Đại học quốc gia. - 347 tr.
32. Vũ Quang Hà (2001). Các lý thuyết xã hội học hiện đại : Tập 1 . - Hà Nội:
Nxb. : Đại học Quốc gia. - 543 tr.
33. Warren Kidd ... [et al.]; Nguyễn Kiên Trường dịch (2006). Những bài
giảng về xã hội học. - Hà Nội: Nxb. : Thống kê; Công ty Văn hóa Minh
Trí; Nhà sách Văn Lang. - 839 tr.