Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chủ trương của đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.24 KB, 9 trang )

Chủ trương của Đảng về vận động, tập hợp
tầng lớp trí thức thời kỳ 1930-1954

Nguyến Thu Hải

Trung tâm Đào tạo Bồi dường giảng viên lý luận chính trị
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Khái quát lại quá trình Đảng vận động đội ngũ trí thức đi theo, cống hiến
cho cách mạng trước năm 1930. Làm rõ chủ trương và quá trình thực hiện chủ trương
vận động, tập hợp trí thức qua hai giai đoạn 1930-1945 và 1945-1954. Rút ra nhận xét,
kinh nghiệm từ quá trình Đảng vận động, tập hợp trí thức.

Keywords: Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử Đảng; Tầng lớp tri thức

Content
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dân tộc, trí thức Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào sự
nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã tổng kết: “Phi công bất phú, phi
thương bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng”. Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia phụ thuộc
rất lớn vào vai trò, thái độ của tầng lớp trí thức đối với thiết chế xã hội.
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân
vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất, tiến hành đấu tranh cách mạng giành lại độc lập, tự do
cho dân tộc. Từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên, quan điểm phải tranh thủ tầng lớp trí thức đã
được Đảng ta hết sức coi trọng; tuy nhiên, phải sau hơn 10 năm từ khi thành lập, mới hình
thành chính sách về vận động tầng lớp trí thức. Với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh (10-
1941), tiếp sau đó là bản Đề cương văn hoá (1943) và sự thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam


(6-1944), có thể khẳng định rằng, Đảng đã có được chính sách đúng đắn và hiệu quả trong
việc tập hợp tầng lớp trí thức vào công cuộc giải phóng dân tộc. Thành công của Cách mạng
tháng Tám 1945 có phần đóng góp không nhỏ của chủ trương trí thức vận của Đảng.
Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954), quan điểm
vận động, tập hợp tầng lớp trí thức vẫn được Đảng quán triệt và thực hiện nhất quán. Cương

2
lĩnh của Đảng Lao động Việt Nam (1951) xác định: “Đảng Lao động Việt Nam sẽ bao gồm
những công nhân, nông dân và lao động trí óc yêu nước nhất, hăng hái nhất, cách mạng nhất”.
Đây là cơ sở để Đảng đề ra “Chính sách của Đảng đối với trí thức” (1957), trong đó nêu rõ:
“Trí thức là vốn quý của dân tộc. Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng
không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới không thể hoàn thành
được”.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội lại càng cần có sự đóng góp của
trí thức. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) khẳng định: “…
Trong cách mạng dân chủ, vai trò giới trí thức đã quan trọng; trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội, vai trò của trí thức càng quan trọng”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
(1996), lần thứ IX (2001) tiếp tục nêu rõ: “Liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức” là cơ sở của khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục
tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Mới đây, Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết 27
NQ/TW "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”. Nghị quyết khẳng định, ngày nay, “đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt
quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển”.
Do vậy, nghiên cứu để tìm hiểu một cách đầy đủ, có hệ thống quan điểm, chủ trương
vận động, tập hợp tầng lớp trí thức của Đảng thời kỳ 1930-1954, chỉ ra những thành tựu và
hạn chế, đúc rút những kinh nghiệm phục vụ hiện tại là một một việc làm rất cần thiết, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, chúng tôi lựa
chọn vấn đề “Chủ trương của Đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930-

1954” làm đề tài luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
của mình.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về trí thức nói chung là một vấn đề không mới, song nghiên cứu về chủ
trương của Đảng đối với trí thức lại là một đề tài còn khá mới mẻ. Cho đến nay, còn rất ít các
công trình nghiên cứu về vấn đề này được công bố. Những công trình đã công bố thì đều chưa
tiếp cận một cách trực tiếp trên góc độ lịch sử Đảng về trí thức thời kỳ 1930-1954. Hầu hết
các công trình này chưa làm rõ được chủ trương của Đảng về vận động, tập hợp trí thức một

3
cách có hệ thống, chưa đánh giá được những ưu điểm và hạn chế, cũng như vai trò và ý nghĩa
của các chính sách về trí thức từ năm 1930 đến năm 1954. Tựu trung lại có thể phân loại các
công trình này làm hai nhóm:
Nhóm thứ nhất tiếp cận, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về trí thức với những
công trình tiêu biểu như: Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Văn Khánh,
xuất bản năm 2001; Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng do Phạm Tất Dong chủ biên,
xuất bản năm 1995; Nguyễn Quốc Bảo: Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước, xuất bản
năm 1998; Nguyễn Thanh Tuấn: Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, xuất bản năm 2001;
Trần Đương: Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức, xuất bản năm 2008; Trí thức Nam Bộ trong kháng
chiến chống Pháp (1945-1954) của Hồ Sơn Điệp, xuất bản năm 2003; Trí thức Sài Gòn - Gia
Định 1945-1975 của Hồ Hữu Nhựt, xuất bản năm 2001; Hồ Chí Minh: Về trí thức, xuất bản
năm 2005; Trí thức Việt Nam thời xưa của Vũ Khiêu, xuất bản năm 2006; Góp phần tìm hiểu
Nho giáo - nho sĩ - trí thức Việt Nam trước 1945 của Chương Thâu, xuất bản năm 2007; Trần
Hồng Quân: Tạ Quang Bửu - nhà trí thức yêu nước và cách mạng, xuất bản năm 1996; Phan
Bôi - Hoàng Hữu Nam nhà trí thức cách mạng, người cộng sự tin cậy của Bác Hồ do Công
Thành biên soạn và chủ biên, xuất bản năm 2003; Nguyễn Đắc Hưng: Trí thức Việt Nam
trước yêu cầu phát triển đất nước, xuất bản năm 2005; Lược khảo về kinh nghiệm đào tạo và
sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam của Phạm Hồng Tung xuất bản năm 2008; Tài năng
và đắc dụng (Nghiên cứu về một số nhân tài tiêu biểu ở Việt Nam và nước ngoài) do Nguyễn

Hoàng Lương và Phạm Hồng Tung chủ biên, xuất bản năm 2008… Những công trình này chủ
yếu nghiên cứu về đặc điểm, cơ cấu đội ngũ trí thức với tư cách là nguồn nhân lực, nhân tài
và những đóng góp của họ đối với cách mạng Việt Nam.
Nhóm thứ hai nghiên cứu về những chủ trương, chính sách của Đảng đối với trí thức
và trí thức với Đảng trên góc độ lịch sử Đảng. Các công trình này tuy không nhiều, nhưng
bước đầu đã có đề cập vắn tắt đến các chủ trương cơ bản của Đảng về xây dựng đội ngũ trí
thức cách mạng qua các thời kỳ. Có thể kể đến các công trình như: Trí thức với Đảng, Đảng
với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước do GS, TS. Nguyễn Văn Khánh
chủ biên; Ngô Huy Tiếp: Đổi mới phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta
hiện nay, xuất bản năm 2008…
Những công trình trên được nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc bởi nhiều nhà khoa
học lớn. Kết quả của chúng là đáng tin cậy. Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ tiếp cận
ở một góc độ, hay khía cạnh nào đó của quá trình Đảng lãnh đạo, tập hợp trí thức, mà chưa đi
vào tìm hiểu một cách đầy đủ, có hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng đối với trí thức
trong những năm 1930-1954.

4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
 Mục đích:
Một là, làm rõ chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vận động tầng lớp trí
thức thời kỳ 1930-1954 và dựng lại một cách khách quan quá trình thực hiện chủ trương của
Đảng về trí thức vận.
Hai là, rút ra những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng lãnh đạo, tập hợp tầng lớp
trí thức.
 Nhiệm vụ
Để thực hiện được những mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Khái quát lại quá trình Đảng vận động đội ngũ trí thức đi theo, cống hiến cho cách
mạng trước năm 1930.
- Làm rõ chủ trương và quá trình thực hiện chủ trương vận động, tập hợp trí thức qua
hai giai đoạn 1930-1945 và 1945-1954.

- Rút ra nhận xét, kinh nghiệm từ quá trình Đảng vận động, tập hợp trí thức.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những chủ trương của Đảng về vận động, tập
hợp tầng lớp trí thức từ năm 1930 đến năm 1954.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung, trong luận văn này, tác giả không có ý định trình bày toàn bộ quá
trình xây dựng đội ngũ trí thức, mà chỉ tập trung vào việc nghiên cứu chủ trương trí thức vận
của Đảng thời kỳ 1930-1954 và điểm qua quá trình thực hiện làm cơ sở đánh giá về chủ
trương đó.
- Về mặt không gian, luận văn tập trung vào việc nghiên cứu những chủ trương của
Đảng đối với tầng lớp trí thức nói chung, chứ không trình bày đường lối này một cách cụ thể
đối với từng địa phương, từng đối tượng.
- Về mặt thời gian, luận văn có phạm vi nghiên cứu từ năm 1930 đến năm 1954.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, quan điểm chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Chương 1 và chương 2 của luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, logic,
thống kê, so sánh… và một số phương pháp khác của khoa học lịch sử.
- Chương 3 sử dụng phương pháp lôgíc - lịch sử.

5
- Ngoài ra, một số phương pháp nghiên cứu liên ngành, bổ trợ được sử dụng để làm
sáng tỏ những nội dung cơ bản của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ chủ trương và quá trình Đảng lãnh đạo, vận động trí thức tham gia đóng góp
tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc thời kỳ 1930-1954.
- Bước đầu đưa ra một số nhận xét, kinh nghiệm về trí thức vận, góp phần củng cố cơ
sở khoa học để tiếp tục đi sâu nghiên cứu các vấn đề về trí thức trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước hiện nay.

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu hoặc giảng dạy cho
những môn học có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành các phần chính như sau:
Chương 1: Chủ trương vận động, tập hợp trí thức của Đảng thời kỳ 1930-1945
Chương 2: Chủ trương vận động, tập hợp trí thức của Đảng thời kỳ 1945-1954
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm

References
1. Nguyễn Anh (9-1967), “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ sau Đại chiến thế giới lần thứ I
đến trước cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (102), tr.30-33.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam (1984), Bốn mươi năm tham gia cách
mạng của Đảng Dân chủ Việt Nam, Hà Nội.
3. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp. Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Dân vận Trung ương (1999), Sơ thảo lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản
Việt Nam 1930-1996, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1997). Các tổ chức tiền thân của Đảng, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Quốc Bảo (1992), Đảng Cộng sản cầm quyền và vấn đề trí thức trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, Luận án PTS Lịch sử, lưu tại thư viện Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Bảo (1998), Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước, Nxb Lao động, Hà
Nội.
8. Phan Trọng Báu (1994), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Nguyễn Công Bình (1963), Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng dân tộc Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6
10. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1990), Lịch sử cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp 1945-1954, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Bộ Tài chính - Viện Khoa học Tài chính (2007), Đỗ Đình Thiện - cuộc đời và những cống
hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.
12. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. Nguyễn Đắc Dong (2005) Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc
gia.
15. Lê Duẩn (1958), Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1957), Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam đồi với trí
thức, Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1963), Văn kiện Đảng 1939-1945, Nxb Sự thật, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
27. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2000), Lịch sử Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ

Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (1925-1999), Nxb Thanh niên, Hà Nội.

7
28. Hồ Sơn Điệp (2003), Trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Nxb
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
29. Trần Đương (2005), Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
30. Võ Nguyên Giáp (1970), Những năm tháng không thể nào quên, Nxb Quân đội nhân dân.
31. Lê Thị Thanh Hoà (1987), Trí thức yêu nước Việt Nam với cuộc vận động giải phóng dân
tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1930, Tư liệu Khoa Lịch sử, Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Lê Thị Thanh Hoà (1994), Lựa chọn và sử dụng nhân tài trong lịch sử, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
33. Hội khoa học lịch sử Việt Nam (1996), Tạ Quang Bửu - nhà trí thức yêu nước và cách
mạng, Hà Nội.
34. Học viện Chính trị Quốc gia (2000), Bảy mươi năm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Hồi ký (1985), Bác Hồ với văn nghệ sĩ, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
36. Bùi Thị Thu Hương (2008), Trí thức Thái Bình với công cuộc kháng chiến kiến quốc,
Luận văn thạc sĩ. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
37. Nguyễn Văn Khánh (4-1985), “Thanh niên trí thức và phong trào cộng sản ở Việt Nam
trước năm 1930”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (223).
38. Nguyễn Văn Khánh (2001), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
39. Nguyễn Văn Khánh (2004), Trí thức với Đảng Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải
phóng và xây dựng đất nước, Nxb Thông Tấn, Hà Nội.
40. Vũ Ngọc Khánh (1994), Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
41. Trần Huy Liệu (1960). Mặt trận dân chủ Đông Dương (Hồi ký), Nxb Sử học, Hà Nội.
42. Nguyễn Hoàng Lương - Phạm Hồng Tung ( 2008), Tài năng và đắc dụng (Nghiên cứu về
một số nhân tài tiêu biểu ở Việt Nam và nước ngoài), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. C.Mác, F.Ănghen, V.Lênin (1959). Trí thức và cách mạng (Trích dịch), Nxb Sự thật, Hà

Nội.
44. Hồ Chí Minh (1972), Về Mặt trận dân tộc thống nhất, Nxb Sự thật, Hà Nội.
45. Hồ Chí Minh (1976), Về vấn đề trí thức và cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
47. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8
50. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
51. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
52. Hồ Chí Minh (2005), Về trí thức, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
54. Nhiều tác giả (1995), Giáo dục Nam Bộ thời kỳ chống Pháp 1945-1954, Nxb Trẻ Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
55. Nhiều tác giả (1999), Tài trí Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
56. Nhiều tác giả (2007), Bác Hồ cầu hiền tài, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
57. Trần Quy Nhơn (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong cách mạng
Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
58. Hồ Hữu Nhựt (2001), Trí thức Sài Gòn - Gia Định 1945-1975, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
59. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1969), Sự nghiệp kinh tế và văn hóa 1945-1960, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
60. Bùi Đình Phong (1994), Hồ Chí Minh với nền văn hóa mới Việt Nam trước 1954, Nxb
Lao động, Hà Nội.
61. Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
62. Dương Kinh Quốc (1988), Góp phần tìm hiểu lịch sử xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân
Pháp thống trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
63. Dương Trung Quốc (1989), Việt Nam những sự kiện (1858-1945), tập 3, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.
64. Dương Trung Quốc (1998), Những gương mặt trí thức, tập II, Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội.
65. Nguyễn Ái Quốc (1959), Lên án chủ nghĩa thực dân, Nxb Sự thật, Hà Nội.
66. Tạ Thị Thuý Thanh (1987), Trí thức yêu nước với công cuộc vận động giải phóng dân tộc
ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, Tư liệu Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, Đại học Quôc gia Hà Nội.
67. Hoàng Thị Kim Thanh (2003), Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc bảo
vệ những thành quả của cách mạng giai đoạn 19451946, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
68. Công Thành (2003), Phan Bôi - Hoàng Hữu Nam, nhà trí thức cách mạng, người cộng sự
tin cậy của Bác Hồ, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
69. Nguyễn Thành (1991), Mặt trận Việt Minh, Nxb Sự thật, Hà Nội.
70. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

9
71. Trần Phương Thảo (1987), Phong trào thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức Việt Nam
1930-1945, Tư liệu Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
72. Nguyễn Duy Thông (1984), Chủ nghĩa xã hội và tri thức, Nxb Sự thật, Hà Nội.
73. Nguyễn Đức Thuận (1987), Phong trào đấu tranh cách mạng của học sinh, sinh viên trí
thức Việt Nam 1930-1945, Tư liệu Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
74. Trần Dân Tiên (1960), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
75. Huy Ngô Tiếp (2008), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
76. Minh Tranh, Việt Minh và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Nxb Sự thật, Hà Nội.
77. Nguyễn Văn Trấn (1961), Xây dựng đội ngũ trí thức mới của chúng ta, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
78. Lê Mạnh Trinh (1967), Vài suy nghĩ về thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên,

Hà Nội.
79. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia - Viện Văn học (1995), Cách mạng -
kháng chiến và đời sống văn học 1945-1954, Hà Nội.
80. Truyện anh hùng và chiến sĩ thi đua (1953), Anh hùng lao động trí óc Trần Đại Nghĩa,
Nxb Tuyên truyền và văn nghệ, Hà Nội.
81. Nguyễn Thanh Tuấn (2001), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội
82. Phạm Hồng Tung (2000), Khảo lược về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân
tài trong lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
83. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2004), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
84. Uỷ bản nhân dân Thành phố Hà Nội (2007), Nhìn lại 60 năm ngày toàn quốc kháng chiến
- Những bài học kinh nghiệm, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
85. Viện Lịch sử Quân sự (1994), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
86.Báo Điện tử Đảng Cộng sản ViệtNam
( />RWiryDrhgcB3)

×