Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN CÁC CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT VỚI NƯỚC NGOÀI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.87 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
Số:
QĐ- ĐHNT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
--------o0o--------

QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN CÁC CHƢƠNG TRÌNH
LIÊN KẾT VỚI NƢỚC NGOÀI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 272/QĐ-ĐHNT ngày 12 tháng 03 năm 2012
của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương)
CHƢƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tƣợng điều chỉnh và phạm vi áp dụng
1.1. Quy định này điều chỉnh hoạt động quản lý đào tạo và quản lý sinh viên các
chƣơng trình liên kết với nƣớc ngồi (sau đây gọi tắt là chương trình liên kết), bao gồm:
tổ chức đào tạo, hệ thống tổ chức và quản lý sinh viên, khen thƣởng và kỷ luật;
1.2. Quy định này áp dụng đối với các cán bộ, giáo viên, sinh viên, học viên và các
đơn vị có chức năng hoặc tham gia thực hiện chƣơng trình liên kết đào tạo quốc tế tại
trƣờng Đại học Ngoại thƣơng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dƣới đây đƣợc hiểu nhƣ sau:
2.1. Liên kết đào tạo quốc tế là hoạt động liên kết trong đào tạo ở bậc đại học hoặc
sau đại học giữa trƣờng Đại học Ngoại thƣơng với một (hoặc nhiều) cơ sở đào tạo đại học
và sau đại học có tƣ cách pháp nhân của nƣớc ngồi (sau đây gọi là đối tác nước ngoài).
Liên kết đào tạo quốc tế bao gồm các phƣơng thức sau:
a) Đào tạo toàn phần tại Việt Nam.
b) Đào tạo một phần thời gian tại Việt Nam, một phần thời gian ở cơ sở đối tác
nƣớc ngoài. Thời gian và nội dung đào tạo cụ thể thực hiện theo thỏa thuận đƣợc ký kết


giữa trƣờng Đại học Ngoại thƣơng và đối tác nƣớc ngoài.
2.2. Đối tác nước ngoài là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học nƣớc ngoài đƣợc nhà
trƣờng chọn để hợp tác liên kết đào tạo
2.3. Chương trình liên kết với nước ngồi là chƣơng trình đào tạo của đối tác nƣớc
ngoài hoặc do hai bên thỏa thuận xây dựng, tƣơng ứng với một ngành đào tạo ở một trình
độ đào tạo cụ thể. Mỗi chƣơng trình có thể gắn với một ngành hoặc với một vài ngành
đào tạo.

1


2.4. Khố học là thời gian để sinh viên hồn thành một chƣơng trình cụ thể.
2.5. Học phần là khối lƣợng kiến thức tƣơng đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên
tích lũy trong q trình học tập. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức
trình độ theo năm học thiết kế và đƣợc kết cấu riêng nhƣ một phần của môn học hoặc
đƣợc kết cấu dƣới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần đƣợc ký hiệu bằng một
mã riêng do từng chƣơng trình quy định.
2.6. Đơn vị trực tiếp quản lý chương trình là đơn vị đƣợc Hiệu trƣởng trao thẩm
quyền trong việc quản lý, tổ chức thực hiện công tác liên kết đào tạo quốc tế theo quy
định hiện hành.
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Điều 3. Tuyển sinh và nhập học
3.1. Tuyển sinh
Quy chế tuyển sinh mỗi chƣơng trình đào tạo liên kết với nƣớc ngoài đƣợc quy
định cụ thể riêng cho từng chƣơng trình.
3.2. Nhập học
a) Trƣớc khi nhập học, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng gửi giấy báo nhập học cho
từng thí sinh trúng tuyển.
b) Việc nhập học phải đƣợc thực hiện trong tuần đầu tiên của khóa học, ngoại trừ
trƣờng hợp đặc biệt khi có sự chấp thuận của Ban giám hiệu và đơn vị trực tiếp quản lý.

c) Sau khi học viên hoàn thành các thủ tục nhập học và đóng học phí, trƣờng Đại
học Ngoại thƣơng và đối tác nƣớc ngoài sẽ cấp thẻ học viên. Học viên đƣợc hƣởng mọi
quyền lợi và nghĩa vụ với tƣ cách học viên của mỗi trƣờng trừ trƣờng hợp đối tác nƣớc
ngồi có quy định khác.
Điều 4. Chƣơng trình đào tạo
Ngoại trừ đối tác nƣớc ngồi có quy định khác đối với chƣơng trình, chƣơng trình
đào tạo đƣợc quy định theo lộ trình nhƣ sau:
4.1. Năm học thứ nhất, sinh viên phải hồn thành các mơn học về tiếng Anh cơ bản,
tiếng Anh chuyên ngành và các môn học về kỹ năng mềm theo quy định của trƣờng Đại
học Ngoại thƣơng. Kết thúc năm thứ nhất, sinh viên phải đạt trình độ tiếng Anh tƣơng
đƣơng với IELTS 5.5;
4.2. Các năm học tiếp theo, chƣơng trình đào tạo sẽ đƣợc bố trí theo quy định
riêng của từng chƣơng trình đã đƣợc thỏa thuận giữa trƣờng Đại học Ngoại thƣơng và đối
tác nƣớc ngoài.

2


Điều 5. Thời gian đào tạo
5.1. Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng tổ chức đào tạo theo khoá học và năm học. Mỗi
năm học có hai học kì chính, mỗi học kì chính có ít nhất 12 tuần thực học và 3 tuần thi.
5.2. Căn cứ vào khối lƣợng kiến thức quy định cho các chƣơng trình, Hiệu trƣởng
phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ.
5.3. Thời gian tối đa hồn thành chƣơng trình bao gồm thời gian quy định cho
chƣơng trình cộng với thời gian tối đa sinh viên đƣợc phép tạm ngừng học theo quy định
của từng chƣơng trình cụ thể.
Điều 6. Tổ chức đào tạo
Ngoại trừ có quy định khác của đối tác nƣớc ngoài, việc tổ chức đào tạo đƣợc quy
định cụ thể nhƣ sau:
6.1. Đầu khoá học, đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình phải thơng báo cơng khai

về nội dung và kế hoạch học tập của các chƣơng trình; quy chế đào tạo; nghĩa vụ và
quyền lợi của sinh viên.
6.2. Đầu mỗi năm học, đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình phải thơng báo lịch
trình học của từng chƣơng trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự
chọn (nếu có), đề cƣơng chi tiết học phần và điều kiện để đƣợc đăng ký học cho từng học
phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi các học phần.
6.3. Trƣớc khi bắt đầu mỗi học kỳ sinh viên phải đăng ký học các học phần tự
chọn (nếu có), với đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình, sau khi đã tham khảo ý kiến tƣ
vấn của cán bộ phụ trách đào tạo. Nếu không đăng ký, sinh viên phải chấp nhận lịch trình
học do nhà trƣờng quy định.
6.4. Sinh viên chƣơng trình cử nhân đƣợc học tiếp lên năm thứ hai nếu đạt yêu cầu
về ngoại ngữ theo yêu cầu cụ thể của từng chƣơng trình. Từ năm thứ hai trở đi, sinh viên
đƣợc học tiếp lên năm tiếp theo khi có điểm trung bình chung học tập của năm học từ 50
điểm trở lên;
6.5. Sinh viên có điểm thi học phần qua 2 lần thi (thi đi và thi lại) đều dƣới điểm
50 thì phải đăng kí học lại học phần đó ở một trong các học kì tiếp theo cho đến khi đạt
điểm yêu cầu. Số lần học lại không quá 2 lần.
Điều 7. Đánh giá học phần
Ngoại trừ có quy định cụ thể của đối tác nƣớc ngoài, điểm tổng hợp đánh giá học
phần (gọi tắt là điểm học phần) bao gồm: điểm kiểm tra thƣờng xuyên trong quá trình học
tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực

3


hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học
phần. Cách thức đánh giá học phần đối với môn học tuân thủ quy định chung của trƣờng
Đại học Ngoại thƣơng. Giảng viên phụ trách mơn học có trách nhiệm cơng bố cách thức
đánh giá học phần cho sinh viên ngay từ buổi học đầu tiên của học phần.
Điều 8. Thi kết thúc học phần

8.1. Điều kiện dự thi
Ngoại trừ đối tác nƣớc ngồi có quy định khác, điều kiện dự thi kết thúc học phần
tuân thủ quy định chung của trƣờng Đại học Ngoại thƣơng. Sinh viên/học viên chỉ đƣợc
dự thi kết thúc học phần khi:
a) Có mặt ở lớp khơng ít hơn 80% tổng số giờ và dự các lần kiểm tra, thảo luận,
bài tập do giảng viên quy định. Số buổi vắng mặt nếu vƣợt quá 20% tổng số giờ học sẽ
không đƣợc dự thi kết thúc học phần và sẽ bị buộc phải học lại học phần;
b) Đã hoàn thành nghĩa vụ nộp học phí theo đúng quy định;
c) Giảng viên giảng dạy và đơn vị trực tiếp quản lý sinh viên có quyền quyết định
tƣ cách dự thi của sinh viên/học viên.
Điều kiện dự thi đƣợc công bố cho sinh viên ngay buổi học đầu tiên của học phần.
8.2. Lập danh sách dự thi
Tất cả các giảng viên (kể cả giáo viên thỉnh giảng) giảng dạy cho mọi loại hình
đào tạo phải gửi danh sách sinh viên/học viên của lớp học, bao gồm cả sinh viên/học viên
không đủ tƣ cách dự thi về đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình liên kết trƣớc ngày thi ít
nhất 2 ngày để đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình lập danh sách dự thi.
8.3. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi, số lần được dự thi kết thúc học phần
Ngoại trừ đối tác nƣớc ngồi có quy định khác, việc ra đề thi, hình thức thi, chấm
thi, số lần đƣợc dự thi đƣợc quy định nhƣ sau:
a) Đề thi phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chƣơng trình.
Việc ra đề thi hoặc lấy đề thi từ chƣơng trình đào tạo của đối tác đƣợc thực hiện theo quy
định của Hiệu trƣởng.
b) Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn
đáp, viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Trƣởng đơn vị
trực tiếp quản lý chƣơng trình duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần.
c) Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm bài tập lớn
phải do hai giảng viên đảm nhiệm. Điểm thi phải đƣợc công bố chậm nhất sau hai tuần,
kể từ ngày thi hoặc ngày nộp bài tập lớn.

4



Trƣởng đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình quy định việc bảo quản các bài thi,
quy trình chấm thi và lƣu giữ các bài thi sau khi chấm. Thời gian lƣu giữ các bài thi viết,
tiểu luận, bài tập lớn… ít nhất là hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận hoặc bài
tập lớn.
d) Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn
đáp phải công bố công khai ngay sau mỗi buổi thi khi hai giảng viên chấm thi thống nhất
đƣợc điểm chấm. Trong trƣờng hợp không thống nhất đƣợc điểm chấm, các giảng viên
chấm thi trình trƣởng bộ môn hoặc trƣởng khoa quyết định điểm chấm.
Các điểm thi kết thúc học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của
trƣờng, có chữ ký của hai giảng viên chấm thi và làm thành 3 bản. Bảng điểm thi kết thúc
học phần và điểm học phần phải đƣợc lƣu tại bộ mơn, gửi về văn phịng đơn vị trực tiếp
quản lý chƣơng trình chậm nhất hai tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.
e) Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần nếu khơng có lý do chính
đáng thì phải nhận điểm khơng (0) ở kỳ thi chính. Những sinh viên này chỉ còn quyền dự
thi một lần ở kỳ thi phụ sau đó.
f) Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính nếu đƣợc Trƣởng đơn vị
trực tiếp quản lý chƣơng trình cho phép, đƣợc dự thi ở kỳ thi phụ sau đó và đƣợc tính là
thi lần đầu. Những sinh viên này chỉ đƣợc dự thi lần thứ hai (nếu có) tại các kỳ thi kết
thúc học phần tổ chức cho sinh viên các khóa học dƣới hoặc trong học kỳ hè.
8.4 . Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần
Ngoại trừ đối tác nƣớc ngồi có quy định khác, cách tính điểm đánh giá bộ phận,
điểm học phần đối với các chƣơng trình liên kết đào tạo quốc tế đƣợc quy định nhƣ sau:
a) Điểm đánh giá bộ phận và điểm học phần đƣợc chấm theo thang điểm 100 (từ 0
đến 100), làm tròn đến một chữ số thập phân.
b) Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần
nhân với trọng số tƣơng ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó
đƣợc chuyển thành điểm chữ nhƣ sau:
Loại đạt gồm:

A (80-100) Giỏi
B (70-79) Khá
C (60-69) Trung bình
D (50-59) Trung bình yếu
Loại không đạt: F (dƣới 50) Kém

5


Điểm trung bình chung học tập của mỗi học kỳ, mỗi năm học, mỗi khố học và
điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khố học đƣợc tính đến một chữ số
thập phân. Các điểm trung bình chung học tập để xét thơi học, ngừng tiến độ học, đƣợc
học tiếp, để xét tốt nghiệp (đối với các chƣơng trình học tồn bộ thời gian ở Việt Nam) và
điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học đƣợc tính theo điểm cao nhất
trong các lần thi.
c) Trong trƣờng hợp cả hai kỳ thi chính và phụ mà điểm học phần vẫn dƣới 50 thì
sinh viên phải đăng ký học lại học phần này với số lần đƣợc dự thi theo quy định nhƣ đối
với một học phần mới.
d) Các kết quả điểm kiểm tra thƣờng xuyên trong quá trình học tập, điểm đánh giá
nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, điểm đánh giá phần thực hành, điểm chuyên cần,
điểm thi giữa học phần, điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần phải đƣợc công bố
cho từng sinh viên chậm nhất là 2 tuần sau ngày thi kết thúc học phần.
8.5. Cách tính điểm trung bình chung
Ngoại trừ trƣờng hợp đối tác nƣớc ngồi có quy định khác, cách tính điểm trung
bình chung học kì và điểm trung bình chung tích lũy đƣợc tính theo cơng thức sau, làm
trịn đến hai chữ số thập phân:

Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
ai là là điểm của học phần thứ i

ni là số đơn vị học trình của học phần tín chỉ
n là tổng số học phần tính điểm trung bình chung
Điểm trung bình chung học kỳ để xét thi đua, khen thƣởng sau mỗi học kỳ, năm
học chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất (điểm theo thang điểm
100) với số đơn vị học trình đăng ký lớn hơn hoặc bằng số đơn vị học trình tối thiểu quy
định cho 1 học kỳ của chƣơng trình. Điểm trung bình chung học kì và điểm trung bình
chung tích lũy dùng để xét cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học cũng nhƣ xếp loại học
lực, xếp hạng tốt nghiệp của sinh viên tính theo kết quả điểm học phần của lần học có
điểm học phần cao nhất.
8.6. Trách nhiệm của sinh viên trong phòng thi
a) Sinh viên phải có mặt tại phịng thi theo đúng ngày, giờ quy định. Sinh viên đến
chậm quá 15 phút kể từ khi đề thi đƣợc phát ra sẽ không đƣợc thi mơn đó.

6


b) Sinh viên chỉ đƣợc phép dự thi khi xuất trình thẻ sinh viên và có tên trong danh
sách dự thi.
c) Khi vào phòng thi, sinh viên phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Xuất trình thẻ sinh viên cho cán bộ coi thi;
- Khơng mang vào phịng thi tài liệu, điện thoại, máy ảnh, phƣơng tiện kỹ thuật
thu phát truyền tin, phƣơng tiện sao chép dữ liệu... trừ khi mơn thi cho phép;
- Giữ trật tự trong phịng thi và ngồi đúng số thứ tự ghi do cán bộ coi thi định sẵn;
- Tuân thủ theo sự hƣớng dẫn của cán bộ coi thi;
- Khơng đƣợc nhìn bài của sinh viên khác, không đƣợc trao đổi trong khi thi và
thực hiện các hành vi gian lận khác;
- Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép, truyền tải dữ liệu đề thi, bất kỳ thông tin nào
liên quan đến đề thi, câu hỏi thi ra ngồi phịng thi hoặc nhận bài giải từ ngồi vào;
- Nghiêm cấm mọi hình thức thi hộ, thi kèm;
- Sinh viên chỉ đƣợc rời khỏi phòng thi sau khi đã ký xác nhận làm bài vào danh

sách dự thi. Nghiêm cấm mọi hình thức ký thay. Sau khi nộp bài và kết thúc, nếu sinh
viên khơng ký vào bảng điểm thì sinh viên đó nhận điểm không (0) hoặc nếu cán bộ coi
thi phát hiện sinh viên ký thay thì kết quả thi của sinh viên ký thay và sinh viên đƣợc ký
thay sẽ bị hủy.
8.7. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra
a) Trong khi kiểm tra thƣờng xuyên, thi giữa học phần, thi kết thúc học phần, thi
tốt nghiệp, bảo vệ đồ án, khoá luận (sau đây gọi tắt là thi, kiểm tra) nếu vi phạm quy chế,
sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm.
b) Sinh viên thi hộ hoặc nhờ ngƣời thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 1
năm đối với trƣờng hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trƣờng hợp vi
phạm lần thứ hai.
c) Trừ trƣờng hợp quy định tại khoản mục b nêu trên, mức độ sai phạm và khung
xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm đƣợc thực hiện theo các quy định của Quy chế
tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Điều 9. Các điều kiện để sinh viên, học viên đƣợc học tiếp, bảo lƣu kết quả hoặc bị
buộc thôi học.
9.1. Điều kiện được học tiếp
Ngoại trừ có quy định khác của đối tác nƣớc ngồi, sinh viên chƣơng trình cử
nhân đƣợc học tiếp lên năm thứ hai nếu đạt yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định tại

7


Khoản 4.1, Điều 4 của Quy định này. Từ năm thứ hai trở đi, sinh viên đƣợc học tiếp lên
năm tiếp theo khi có điểm trung bình chung học tập của năm học từ 50 trở lên;
9.2. Sinh viên được quyền gửi đơn tới đơn vị trực tiếp quản lý chương trình xin
nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây:
a) Đƣợc động viên vào lực lƣợng vũ trang;
b) Bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị thời gian dài có giấy xác nhận của cơ
quan y tế;

c) Vì nhu cầu cá nhân. Trƣờng hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở
trƣờng và phải đạt điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học khơng dƣới
50. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải đƣợc tính vào thời gian học
chính thức quy định tại Khoản 9.3 dƣới đây.
Sinh viên nghỉ học tạm thời khi muốn trở lại học tiếp tại trƣờng phải gửi đơn tới
đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình ít nhất một tuần trƣớc khi bắt đầu học kỳ mới hay
năm học mới.
9.3. Sinh viên không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 9.1 và Khoản 9.4 của
Điều này được quyền tạm ngừng học để có thời gian củng cố kiến thức, cải thiện kết
quả học tập.
a) Sinh viên không thuộc đối tƣợng ƣu tiên trong đào tạo đƣợc quyền tạm ngừng
học tối đa không quá một năm cho tồn khóa học đối với các chƣơng trình có thời gian
đào tạo dƣới 3 năm; khơng q hai năm cho tồn khố học đối với các chƣơng trình có
thời gian đào tạo từ 3 đến dƣới 5 năm; khơng q 3 năm cho tồn khóa học đối với các
chƣơng trình có thời gian đào tạo từ 5 đến 6 năm.
b) Trong thời gian tạm ngừng học, sinh viên phải đăng ký học lại các học phần
chƣa đạt nếu là học phần bắt buộc; đăng ký học lại hoặc có thể đăng ký học chuyển qua
học phần mới nếu là học phần tự chọn. Hiệu trƣởng xem xét bố trí cho các sinh viên này
đƣợc học một số học phần của năm học tiếp theo nếu họ đề nghị.
9.4. Sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) Đối với các chƣơng trình cử nhân, hết năm thứ nhất, sinh viên không đạt yêu
cầu về ngoại ngữ theo quy định của từng chƣơng trình cụ thể.
b) Có điểm trung bình chung học tập của năm học dƣới 35.
c) Có điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khố học dƣới 40 sau
hai năm học; dƣới 45 sau 3 năm học và dƣới 48 sau từ 4 năm học trở lên.
d) Đã hết thời gian tối đa đƣợc phép học tại trƣờng theo quy định của Nhà trƣờng.

8



e) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do nhờ ngƣời đi thi hộ hoặc đi thi hộ.
f) Nghỉ học không phép liên tục từ 3 tháng trở lên.
g) Chậm nộp học phí 3 tháng kể từ khi có thơng báo nộp học phí.
Điều 10. Học chuyển tiếp ở nƣớc ngoài
10.1. Điều kiện được học chuyển tiếp
Điều kiện đƣợc học chuyển tiếp tại nƣớc ngoài đƣợc quy định cụ thể cho từng
chƣơng trình. Đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình có trách nhiệm cơng bố các thơng tin
về điều kiện đƣợc học chuyển tiếp tại nƣớc ngoài cho sinh viên ngay từ khi nhập học.
10.2. Các thủ tục nhập học tại nước ngồi
Sinh viên có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục nhập học, thị thực nhập cảnh và Đơn
vị trực tiếp quản lý chƣơng trình có trách nhiệm hỗ trợ sinh viên.
Điều 11. Xét và công nhận tốt nghiệp
Việc xét và công nhận tốt nghiệp đƣợc quy định cụ thể đối với từng chƣơng trình
đào tạo liên kết.
CHƢƠNG 3: PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ SINH VIÊN
Điều 12. Đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình
Đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình có nhiệm vụ:
12.1. Chủ trì việc đàm phán, ký kết các chƣơng trình đào tạo liên kết, xin cấp phép
theo quy định hiện hành;
12.2. Xây dựng và quản lý nội dung chƣơng trình dạy, học, nghiên cứu cho các
học viên, sinh viên;
12.3. Theo dõi, giám sát việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên và phản ánh kịp
thời về thƣờng trực thi đua khen thƣởng Nhà trƣờng;
12.4. Quản lý hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ các khóa đào tạo quốc tế;
12.5. Tổ chức các lễ khai giảng, bế giảng, phát bằng cho các khóa đào tạo quốc tế;
12.6. Phối hợp với các đơn vị chức năng giải quyết các chế độ chính sách đối với
ngƣời dạy, ngƣời học thuộc phạm vi quản lý.
12.7. Chủ trì, tổ chức theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của sinh viên,
phân loại, xếp loại sinh viên cuối mỗi học kì hoặc năm học, khóa học; tổ chức thi đua
khen thƣởng cho tập thể và cá nhân sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và rèn

luyện; xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm quy chế, nội quy;
Điều 13. Phòng Quản lý Đào tạo

9


Phòng Quản lý Đào tạo hỗ trợ đơn vị quản lý trực tiếp chƣơng trình trong khâu áp
mã số học viên/sinh viên khi nhập học. Trong thời gian 1 tháng kể từ khi nhập học, mã số
sinh viên đã đƣợc cấp cho tất cả đối tƣợng học viên/sinh viên của từng chƣơng trình.
Điều 14. Phịng Kế hoạch – Tài chính
Phịng Kế hoạch – Tài chính hỗ trợ đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình thu học
phí theo quy định cho từng chƣơng trình liên kết đào tạo cụ thể.
Điều 15. Phịng Cơng tác Chính trị sinh viên
Phịng Cơng tác Chính trị sinh viên hỗ trợ đơn vị quản lý trực tiếp chƣơng trình trong
các khâu sau:
15.1. Tham gia triển khai “tuần sinh hoạt công dân- sinh viên” vào đầu khóa, đầu năm
học;
15.2. Tổ chức, triển khai cơng tác giáo dục tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức lối sống cho
sinh viên, tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và các hoạt
động ngoại khóa khác;
15.3. Quản lý và cấp phát thẻ học viên/sinh viên các chƣơng trình đào tạo liên kết;
15.4. Xác nhận các loại giấy tờ cho sinh viên
Điều 16. Đoàn thanh niên
Đoàn thanh niên có trách nhiệm có trách nhiệm tạo điều kiện cho sinh viên
chƣơng trình liên kết tham gia vào các hoạt động trong tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí
Minh. Đồng thời, Đoàn thanh niên phải phản ánh nguyện vọng và bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của sinh viên các chƣơng trình liên kết trong việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị, góp phần xây dựng nhà trƣờng vững mạnh.
Điều 17. Giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời đƣợc Trƣởng đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình

ủy quyền giải quyết các cơng việc quản lý lớp , bao gờm quản lý sinh viên, thời khóa biểu,
giáo viên , giáo trình , tiến đợ chƣơng trì nh , là cầu nối giữa Nhà trƣờng với phụ huynh ,
sinh viên và giảng viên (trong nƣớc và nƣớc ngoài ), thƣờng xuyên báo cáo với Trƣởng
đơn vị trực tiếp quản lý về các công việc của lớp vào đầu tuần. Giáo viên chủ nhiệm chịu
trách nhiệm trƣớc Trƣởng đơn vị trực tiếp quản lý về các công việc đƣợc giao dƣới đây
và chịu kỷ luật nếu khơng hồn thành công việc .
17.1. Quản lý sinh viên
a) Quản lý các thông tin cá nhân cơ bản về sinh viên bao gồm các thông tin lấy từ
hồ sơ (họ tên, ngày sinh, bố mẹ , nghề nghiệp, đị a chỉ , điện thoại, email liên hệ , q trình
học phổ thơng của sinh viên);

10


b) Quản lý quá trình học tập của từng sinh vi

ên trong tƣ̀ng môn học

(theo dõi

chuyên cần , ghi lại nhận xét của giáo viên , quản lý sổ đầu bài , quản lý bảng điểm bao
gồm: điểm kiểm tra, điểm giƣ̃a kỳ và điểm thi hết môn) lƣu vào hồ sơ sinh viên;
c) Quản lý ý thức đạo đức của tƣ̀ng sinh viên: theo dõi, uốn nắn kị p thời tƣ̀ng hành
vi đạo đƣ́c chƣa đúng đắn của tƣ̀ng sinh viên , lập biên bản có chƣ́ng nhận của lớp trƣởng
và của giáo viên khi cần thiết;
d) Báo cáo và kiến nghị với Trƣởng đơn vị trực tiếp quản lý về các trƣờng hợp cần
thiết đƣợc khen thƣởng hoặc kỷ luật với nhƣ̃ng mƣ́c độ nặng nhẹ khác nhau ;
e) Tổ chƣ́c sinh hoạt lớp đầu tuần , coi đây là công cụ để quản lý sinh viên và thúc
đẩy tinh thần học tập, ý thƣ́c đạo đƣ́c, đoàn kết của các sinh viên;
f) Lắng nghe nhƣ̃ng ý kiến , thắc mắc, yêu cầu của sinh viên để có nhƣ̃ng biện pháp

kịp thời giải quyết.
17.2. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên
a) Đảm bảo giáo viên lên lớp đúng giờ , đúng lị ch , kiến nghị với BCN Khoa về
nhƣ̃ng phản hồi của sinh viên về giáo viên;
b) Thu xếp thời gian ngồi dƣ̣ giờ mỗi tuần một lần một môn để theo dõi tì nh hì nh
giảng dạy và học tập . Thƣờng xuyên liên lạc với giáo viên bộ mơn để tìm hiểu tình hình
học tập và kỷ luật cụ thể của lớp;
c) Làm hợp đồng , thanh lý hợp đồng và thanh toán cho giảng viên theo số giờ thƣ̣c
giảng sau mỗi kỳ học;
d) Quản lý đề thi, chấm thi và điểm thi không để tiêu cƣ̣c xảy ra;
e) Giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên nƣớc ngoài sang làm việc, giảng dạy cho chƣơng trình.
17.3. Quản lý thời khóa biểu và tiến độ học tập
a) Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm lập thời khóa biểu í t nhất 3 tuần trƣớc thời
điểm kì học bắt đầu, điền các thông tin chi tiết : tên giáo viên , tên bài giảng , thời gian và
đị a điểm phòng học;
b) Dƣ̣a theo thời khóa biểu , theo dõi sát sao tiến độ học tập và giảng dạy báo cáo
lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình khi có sƣ̣ việc xảy ra và đề xuất phƣơng
hƣớng giải quyết.
17.4. Quản lý quan hệ phụ huynh
a) Liên lạc với phụ huynh khi có việc bất thƣờng xảy ra bằng điện thoại hoặc thƣ.
b) Tổ chƣ́c họp phụ huynh tƣ̀ 1 đến 2 lần trong 1 năm, chuẩn bị báo cáo tì nh hì nh

11


học tập, đạo đƣ́c của tƣ̀ng sinh viên trong cuộc họp , kiến nghị với phụ huynh các việc cần
làm, ghi lại nhƣ̃ng ý kiến và đề nghị của phụ huynh .
17.5. Quản lý hồ sơ
a) Quản lý hồ sơ sinh viên (lý lịch , bảng điểm , biên bản kiểm điểm , biên bản kỷ
luật... thông báo gửi sinh viên và phụ huynh);

b) Quản lý hồ sơ chƣơng trình : chƣơng trì nh học , giáo trình bài giảng , thời kh óa
biểu, nhận xét của giáo viên;
c) Quản lý hồ sơ giáo viên : Photo hợp đồng giảng dạy , nhận xét của sinh viên và các
bản photo giấy tờ có liên quan.
17.6. Hỡ trợ sinh viên ra nước ngoài
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm hỗ trợ sinh viên trong thủ tục nhập học, thị thực
nhập cảnh, chỗ ở …
Điều 18. Lớp học
18.1. Lớp học viên/ sinh viên đƣợc tổ chức bao gồm những học viên, sinh viên
cùng ngành nghề, khóa học và đƣợc duy trì ổn định trong cả khóa học. Đối với học viên,
sinh viên theo học chế tín chỉ, ngồi việc sắp xếp vào lớp học viên, sinh viên để tổ chức,
quản lý về thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyền, các hoạt động đoàn thể, các hoạt
động xã hội, thi đua, khen thƣởng, kỷ luật, những học viên, sinh viên đăng ký cùng học
một học phần đƣợc sắp xếp vào lớp học tín chỉ theo từng học kì.
18.2. Lớp trƣởng và các lớp phó do tập thể học viên, sinh viên trong lớp bầu, Hiệu
trƣởng (hoặc Trƣởng đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình) cơng nhận. Nhiệm kỳ ban cán
sự lớp học viên, sinh viên theo năm học. Nhiệm vụ của ban cán sự lớp học viên, sinh
viên:
a)Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt, đời
sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của trƣờng, khoa, phịng, ban;
b) Đơn đốc học viên, sinh viên trong lớp châp hành nghiêm chỉnh Nội quy, Quy
chế về học tập, rèn luyện. Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp;
c) Tổ chức, động viên giúp đỡ những học viên, sinh viên gặp khó khăn trong học
tập, rèn luyện. Thay mặt cho học viên, sinh viên của lớp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm
và các giáo viên bộ môn; đề nghị các khoa, đơn vị phụ trách công tác học viên, sinh viên
và ban giám hiệu nhà trƣờng giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của học viên, sinh viên trong lớp;

12



d) Phối hợp chặt chẽ và thƣờng xuyên với tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam trong hoạt động của lớp;
e) Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình học tập, rèn luyện theo học kỳ, năm học và
những việc đột xuất của lớp với khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác học viên, sinh viên.
Điều 19. Sinh viên các chƣơng trình liên kết
19.1. Quyền của học viên/sinh viên
a) Đƣợc nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện
trúng tuyển theo quy định của chƣơng trình đào tạo cụ thể;
b) Đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy
định của nhà trƣờng; đƣợc nhà trƣờng phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi
tốt nghiệp, rèn luyện, về chế độ chính sách của Nhà nƣớc có liên quan đến học viên/ sinh
viên;
c) Đƣợc tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm:
- Đƣợc sử dụng thƣ viện, các trang thiết bị và phƣơng tiện phục vụ các hoạt động
học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;
- Đƣợc tham gia nghiên cứu khoa học, thi học sinh sinh viên giỏi, thi Olympic các
môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ;
- Đƣợc chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhà nƣớc;
- Đƣợc đăng ký dự tuyển đi học chuyển tiếp ở nƣớc ngoài theo quy định hiện
hành;
- Đƣợc tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh
viên, Hội liên hiệp thanh niên, tham gia các tổ chức tự quản của học sinh sinh viên, các
hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trƣờng theo quy định của pháp luật; các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà
trường;
d) Đƣợc nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học chuyển tiếp tại trƣờng nƣớc ngoài
khi đáp ứng đủ các điều kiện do chƣơng trình đào tạo quy định; đƣợc nghỉ hè, nghỉ tết,
nghỉ lễ theo quy định;
e) Đƣợc hƣởng các chế độ, chính sách ƣu tiên theo quy định của Nhà nƣớc; đƣợc

xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tài trợ; đƣợc miễn giảm
phí khi sử dụng các dịch vụ cơng cộng về giao thơng, giải trí, tham quan viện bảo tàng,
di tích lịch sử, cơng trình văn hóa theo quy định của Nhà nƣớc;
f) Đƣợc trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với Nhà
trƣờng các giải pháp góp phần xây dựng nhà trƣờng; đƣợc đề đạt nguyện vọng và khiếu

13


nại lên Hiệu trƣởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của
học viên/sinh viên;
g) Học viên/sinh viên nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của chƣơng
trình đào tạo sẽ đƣợc Nhà trƣờng cấp bảng điểm học tập và rèn luyện, hồ sơ học viên/sinh
viên, các giấy tờ có liên quan khác và giải quyết các thủ tục hành chính. Bằng tốt nghiệp
sẽ do trƣờng đối tác nƣớc ngoài cấp sau khi học viên/sinh viên đáp ứng tất cả các điều
kiện đƣợc quy định của từng chƣơng trình cụ thể;
19.2. Nghĩa vụ của học viên/sinh viên
a) Chấp hành chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và các
Quy chế, Nội quy, Quy định của nhà trƣờng;
b) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của Nhà trƣờng, đồn kết, giúp đỡ lẫn
nhau trong q trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh;
c) Giữ gìn và bảo vệ tài sản của Nhà trƣờng; góp phần xây dựng và phát huy
truyền thống của Nhà trƣờng;
d) Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chƣơng trình, kế hoạch giáo dục,
đào tạo của Nhà trƣờng; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện
đạo đức, lối sống;
e) Thực hiện đầy đủ quy định về khám sức khỏe khi mới nhập học và khám sức
khỏe định kì trong thời gian học tập theo quy định của Nhà trƣờng;
f) Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định;
g) Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trƣờng phù hợp

với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của Nhà trƣờng;
h) Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động
khác của học viên/sinh viên, cán bộ, giáo viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức
năng, Hiệu trƣởng nhà trƣờng hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành
vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi phạm pháp luật, vi phạm
nội quy, quy chế khác của học viên/sinh viên, cán bộ, giáo viên trong trƣờng;
k) Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội
khác.
19.3. Các hành vi học viên/sinh viên không được làm
a) Mang đồ ăn vào lớp học vào bất kỳ thời gian nào;
b) Ăn kẹo cao su trong trƣờng, vứt rác, khạc nhổ bừa bãi;
c) Hút thuốc lá trong lớp học, phịng làm việc, nhà ăn, hành lang cơng cộng;

14


d) Viết vẽ lên bàn ghế, tƣờng và viết vẽ lên bảng những từ ngữ và hình ảnh vi
phạm văn minh học đƣờng;
e) Chặt cây, bẻ cành, hái hoa trong trƣờng;
f) Dán thơng báo, khẩu hiệu, pa nơ, áp phích lên tƣờng và những vị trí khơng đúng
quy định;
g) Nói tục, chửi bậy, cãi nhau, đánh nhau, phóng xe trong nhà trƣờng;
h) Đánh bạc, đánh bài ăn tiền, sử dụng các chất ma túy, uống rƣợu bia, lƣu hành
văn hóa phẩm hoặc truy nhập những hình ảnh đồi trụy và các biểu hiện vi phạm đạo đức
khác trong trƣờng hợp;
k) Mang chất nổ, chất dễ cháy, các loại hóa chất độc hại vào trƣờng và cấm mọi
hành vi dẫn đến việc gây cháy, nổ trong trƣờng.
l) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên
nhà trƣờng và học viên/sinh viên khác;
m) Gian lận trong học tập nhƣ: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm;

học, thi, thực tập, trực hộ ngƣời khác hoặc nhờ ngƣời khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao
chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ
chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác;
n) Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lơi kép ngƣời
khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma túy, các loại hóa chất cấm sử dụng, các tài liệu,
ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà
nƣớc; tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tơn giáo
trong nhà trƣờng và các hành vi vi phạm đạo đức khác;
o) Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ
chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa nhà trƣờng khi chƣa đƣợc Hiệu
trƣởng cho phép.
19.4. Những điều học viên/sinh viên phải làm
a) Học viên/sinh viên phải đeo thẻ khi đến trƣờng;
b) Ăn mặc gọn gàng, lịch sự;
c) Đi học đúng giờ;
d) Giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng, nơi học tập, làm việc và ký túc xá;
e) Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trƣờng;
f) Thực hiện văn minh học đƣờng, lễ phép trong giao tiếp;
g) Giữ trật tự trong lớp học, thƣ viện, phòng khai thác mạng và nơi công cộng;

15


h) Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng học, phịng làm việc và các phịng cơng
cộng khác;
k) Tn thủ sự hƣớng dẫn của phịng Cơng tác Chính trị và Sinh viên khi dán
thơng báo, pa nơ, áp phích, khẩu hiệu trong khuôn viên Trƣờng.
CHƢƠNG 4: KHEN THƢỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 20. Khen thƣởng
Nhà trƣờng có hình thức thi đua, khen thƣởng thƣờng xuyên đối với cá nhân và

tập thể lớp học viên/sinh viên có thành tích cần biểu dƣơng, khuyến khích kịp thời. Cụ
thể:
a) Đoạt giải trong các cuộc thi học viên/sinh viên giỏi, Oplympic các môn học, có
cơng trình nghiên cứu khoa học có giá trị, học tập đạt kết quả xuất sắc;
b) Đóng góp có hiệu quả trong cơng tác Đảng, Đồn thanh niên, Hội sinh viên,
trong hoạt động thanh niên xung kích, học viên/sinh viên tình nguyện, giữ gìn trật tự, các
hoạt động trong lớp, khoa, trong hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao;
c) Có thành tích trong việc cứu ngƣời bị nạn, dũng cảm bắt kẻ gian, chống tiêu
cực, tham nhũng;
d) Các thành tích đặc biệt khác.
Điều 21. Kỷ luật
21.1. Trên cơ sở các quy định về kỷ luật học sinh, sinh viên do Bộ Giáo dục và
Đào tạo và do Nhà trƣờng ban hành, những học viên/sinh viên có hành vi vi phạm thì tùy
tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, phải chịu một trong các hình thức ký luật
sau:
a) Khiển trách: Áp dụng đối với học viên/sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu
nhƣng ở mức độ nhẹ;
b) Cảnh cáo: Áp dụng đối với học viên/sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm
hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhƣng hành vi vi phạm có tính chất thƣờng xun hoặc mới
vi phạm lần đầu nhƣng mức độ tƣơng đối nghiêm trọng;
c) Đình chỉ học tập 1 năm học: Áp dụng đối với những học viên/ sinh viên đang
trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm ký luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành
vi học viên/sinh viên không đƣợc làm;
d) Buộc thôi học: áp dụng đối với học viên/sinh viên đang trong thời gian bị đình
chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhƣng có tính chất và
mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hƣởng xấu đến nhà trƣờng và xã hội; vi phạm
pháp luật bị xử phạt tù (kể cả trƣờng hợp bị xử phát tù đƣợc hƣởng án treo).

16



21.2. Hình thức kỷ luật của học viên/sinh viên phải đƣợc ghi vào hồ sơ học
sinh/sinh viên. Trƣờng hợp học viên/sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập 1 năm học
và buộc thôi học, nhà trƣờng cần gửi thơng báo cho địa phƣơng va gia đình học viên/sinh
viên biết để quản lý, giáo dục.
21.3. Các trƣờng hợp khác: Đối với những vi phạm về tinh thần thái đối, ý thức
học tập, tính chuyên cần sẽ bị xử lý kỷ luật theo từng mức độ khác nhau dựa trên ý kiến,
kết luận của giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm và ban lãnh đạo Đơn vị trực tiếp
quản lý chƣơng trình.
CHƢƠNG 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Cơng tác phối hợp
Đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình liên kết phối hợp chặt chẽ với các phòng ban
trong trƣờng, gia đình học viên/sinh viên, các cơ quan có liên quan trên địa bàn để tổ
chức thực hiện tốt các quy định quản lý đào tạo và quản lý sinh viên chƣơng trình liên
kết.
Điều 23. Chế độ báo cáo
Kết thúc năm học, các đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình liên kết tổ chức tổng
kết, đánh giá cơng tác quản lý đào tạo, quản lý sinh viên và báo cáo Ban Giám hiệu.
Đơn vị trực tiếp quản lý chƣơng trình liên kết kịp thời báo cáo Ban Giám hiệu và
các phòng/ban liên quan những vụ việc xảy ra có liên quan đến quản lý đào tạo và quản
lý sinh viên chƣơng trình liên kết.
Điều 24. Cơng tác thanh tra, kiểm tra, khen thƣởng, kỷ luật
Ban Giám hiệu, các phịng ban có thẩm quyền thực hiện tổ chức thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện công tác quản lý đào tạo và quản lý sinh viên chƣơng trình liên kết.
Các đơn vị, cá nhân có thành tích trong cơng tác quản lý đào tạo và sinh viên
chƣơng trình liên kết đƣợc xét khen thƣởng theo quy định.
Các cá nhân vi phạm quy định về công tác học viên/sinh viên tùy theo mức độ sẽ
bị xử lý theo quy định.
Điều 25. Điều khoản thi hành
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, Quy định này

có thể đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở các ý kiến đóng góp
của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trƣờng.

17


HIỆU TRƢỞNG
(đã ký)
GS,TS Hoàng Văn Châu

18



×