Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Đào tạo và phát triển cán bộ quản lý trong doanh nghiệp thông qua các chương trình liên kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.33 KB, 47 trang )

Đề án môn học
MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu
hướng tất yếu, và nó đã có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế
nước ta. Đặc biệt với việc Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO trong thời gian qua (vào ngày 7/11/2006) đã mở ra
những cơ hội thuận lợi để phát triển, đồng thời cũng đan xen những
khó khăn, thách thức đòi hỏi phải biết tận dụng những lợi thế so
sánh để hội nhập, và cần có biện pháp sử dụng hợp lý nguồn nhân
lực thông qua việc nâng cao chất lượng lao động, tạo thêm nhiều
việc làm mới.Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố kĩ thuật –
công nghệ, lao động tiêu thụ bao gồmcả tiêu thụ trong nước và xã
hội. Vốn là thứ ma nước ta có thể huy động được ở trong nước và
nước ngoài, kỹ thuật – công nghệ là thứ mà nước ta có thể mua được.
Nhưng cả hai thứ trên phải qua sự sử dung của con người mới phát
huy được hiệu quả, nếu để lẵng phí thất thoát thì chẵng những tăng
trưởng kinh tế không tương ứng mà làm cho gánh nặng nợ nần gia
tăng. Khác với hai yếu tố trên, lao động mà nước ta sẵn có, là nguồn
nội lực hơn nữa lại có rất nhiếu đến mức dư thừa, giá nhân công lại
rẽ. Đó là nói về đầu vào. Còn về đầu ra, lao động tạo ra thu nhập, tạo
ra sức mua có khả năng thanh toán, làm tăng dung lượng thị
trườngtrong nước vưa la một yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh
tế vừa có tác động mời gọi các nhà đầu tư
Một trong những nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam đã xác định: Con người là trung tâm của sự phát
triển, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Nguông nhân
lực là tài sản quý báu của mỗi quốc gia, quyết định sự hưng thịnh
hay suy vong của quốc gia trong mỗi thời kỳ lịch sử. Trong phát
triển kinh tế xã hội, nguồn nhân lực vừa là yếu tố sản xuất, đồng thời
Đề án môn học
là yếu tố tiêu dùng của cải được tạo ra. Nguồn nhân lực là bộ phận


cấu thành và quyết định hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất.
Nguồn nhân lực được hình thành từ dân số và được sử dụng trên
phạm vi nền kinh tế Quốc dân cũng như từng tổ chức, từng doanh
nghiệp
Mặt khác, nhờ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và tương đối ổn
định trong một thời gian dài, với các biện pháp nỗ lực của Chính phủ
trong công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục…
và việc thực hiện tốt các mục tiêu về lao động việc làm, phát triển
nguồn nhân lực đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế, giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững
tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân…Như
vậy, lao động việc làm là một trong những nhân tố giữ vai trò quan
trọng trong việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Từ thực tế đó đã gợi mở cho tôi ý tưởng nghiên cứu đề tài: Kế hoạch
lao động – việc làm thời kỳ 2006 – 2010 và các giải pháp thực hiện.
NỘI DUNG
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG - VIỆC
LÀM
I. Lao động - việc làm trong nền kinh tế Việt Nam
1 Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người . Lao động là một
hành động diễn ra giữa con người với giới tự nhiên. Trong quá trình lao
động con người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng công
cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, biến đổi vật chất đó, làm cho
chúng trở nên có ích cho đời sống của mình. Vì thế lao động là điều kiện
không thể thiếu được của đời sống con người, là một sự tất yếu vĩnh viễn,
là kẻ môi giới trong trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người.
Lao động chính là việc sử dụng sức lao động.
Đề án môn học
2. Việc làm

Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết
hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao
động theo mục đích của con người
Theo qui định của Bộ luật Lao động là những hoạt động có ích không bị pháp
luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động.
Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động. Về lý thuyết, cầu
lao động cho thấy số lượng lao động mà các tổ chức (đơn vị) kinh tế sẵn sàng
thuê (sử dụng) để tiến hành các hoạt động kinh tế với mức tiền lương nhất
định.
II. Kế hoạch hoá lực lượng lao động - việc làm
1. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa
1.1. Khái niệm
Kế hoạch hoá lực lượng lao động là một bộ phận trong hệ thống kế
hoạch hoá phát triển, nhằm xác định quy mô, cơ cấu, chất lượng của bộ
phận dân số tham gia hoạt động kinh tế cần huy động cho mục tiêu tăng
trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về việc làm mới, nhiệm vụ giải quyết việc làm
trong kỳ kế hoạch (KH), đồng thời đưa ra các chính sách và giải pháp quan
trọng nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả lao động xã hội.
1.2. Nhiệm vụ: Là một bộ phận của kế hoạch phát triên kinh tế xã hội, kế
hoạch hóa lực lượng lao động – việc làm có nhiêm vụ:
- Xác định các chỉ tiêu về khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội
- Xác định chỉ tiêu về nhu cầu lao động cần có trong kỳ kế hoạch
- Cân đối cung - cầu lao động, xây dựng các chỉ tiêu thị trường lao động
trong kỳ kế hoạch
Đề án môn học
- Đề xuất chính sách, giải pháp nhằm khai thác, huy động và sử dụng có
hiệu quả lực lượng lao động
1.3. Ý nghĩa:
Trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển, kế hoạch hoá lực lượng lao
động có ý nghĩa đặc biệt, nó bao hàm cả ý nghĩa của kế hoạch biện pháp và

kế hoạch mục tiêu.
- Kế hoạch lực lượng lao động là kế hoạch mang tính biện pháp:
+ Lao động là một yếu tố nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển Kinh
tế - Xã hội
+ Kế hoạch lực lượng lao động nhằm vào mục tiêu của kế hoạch tăng
trưởng, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh
tế, tạo ra các điều kiện vế lao động để thực hiện các kế hoạch này
- Kế hoạch hoá lực lượng lao động là kế hoạch mang tính mục tiêu:
+ Lao động là một đối tượng được hưởng lợi ích Xã hội trong đó có quyền
lợi có việc làm
+ Kế hoạch phát triển lao động bao hàm một số các chỉ tiêu nằm trong hệ
thống các mục tiêu phát triển xã hội như: Giải quyết lao động, khống chế
thất nghiệp hay chỉ tiêu giáo dục sức khoẻ…
Do vậy, kế hoạch lao động phải được xây dựng dựa trên cơ sở các yếu tố
cầu do kế hoạch về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra nhưng
đồng thời kế hoạch mang tính chủ động, tích cực và đặc biệt là tìm ra các
cơ chế chính sách để thực hiện các mục tiêu do kế hoạch đặt ra.
2. Nội dung kế hoạch lao động việc làm
2.1. Đánh giá các yếu tố tác động đến tình hình lao động - việc làm kỳ
kế hoạch
2.1.1. Các yếu tố tác động tới cung lao động
* Yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động
Đề án môn học
Lực lượng lao động phản ánh số lượng lao động mà xã hội sẵn sàng đem
trao đổi trên thị trường. Trong nền kinh tế lực lượng lao động phụ thuộc
vào các yếu tố:
- Quy mô và tốc độ tăng dân số
Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động. Sự biến động dân số
là kế quả của quá trình nhân khẩu học và có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số

trong độ tuổi lao động. Sự biến động của dân số thường được nghiên cứu
qua sự biến động tự nhiên và biến động cơ học
- Kinh tế, xã hội và văn hoá
Yếu tố kinh tế, xã hội và văn hoá tác động mạnh đến quy mô và cơ cấu lực
lượng lao động qua mức độ tham gia lao động của các nhóm dân số khác
nhau: sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động kinh tế, sự tham gia của nhóm
tuổi vào hoạt động kinh tế
* Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động
Lực lượng lao động thể hiện ở số lượng lao động và chất lượng lao động.
Chất lượng lao động là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, đến sự
chuyển đổi cơ cấu việc làm theo trình độ kĩ thuật sản xuất.
chất lượng lao động được đánh giá qua trình độ học vấn, trình độ chuyên
môn và kỹ năng của người lao động cũng như sức khoẻ của họ. Điều này
phụ thuộc vào hoạt động giáo dục đào tạo và các dịch vụ y tế chăm sóc sức
khoẻ.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động
* Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế
Sự tăng trưởng của nền kinh tế nếu coi các yếu tố khác không đổi thì nó
phụ thuộc vào số lượng sức lao động và năng suất lao động. Nếu vơi mức
lao động nhất định trên cùng một phương hướng, lượng nhu cầu sức lao
động xã hội do quy mô và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quyết định
Đề án môn học
* Trình độ và tốc độ nâng cao năng suất lao động. Khi quy mô sản xuất xã
hội ở mức độ nhất định, năng suất lao động càng cao thì sức lao động cần
càng ít
* Sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu hoạt động
kinh tế xã hội. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng sức lao động khác nhau, có
hoạt động cần một lượng sức lao động lớn, có hoạt động chỉ cần tương đối
ít sức lao động, bởi vậy kết cấu hoạt động kinh tế, xã hội biến đổi cũng gây
ảnh hưởng đến nhu cầu sức lao động xã hội

* Khả năng đổi mới sức lao động. Ở một thời kỳ nhất định, do các nguyên
nhân sức lao động vốn đang làm việc có một bộ phận rời khỏi chỗ làm
việc, cần có sức lao động mới thay thế và bổ sung. Do vậy, thay thế, đổi
mới sức lao động ảnh hưởng đến nhu cầu sức lao động
2.2. Định hướng và mục tiêu
Kế hoạch lao động - việc làm nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế và xã
hội; giải quyết việc làm cho người lao động và đáp ứng nhu cầu về nguồn
lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước; nâng cao chất lượng
nguồn lao động; thay đổi cơ cấu lực lượng lao động ngày càng tiến bộ theo
hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động
trong công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
2.3. Chỉ tiêu và các phương pháp tiếp cận
2.3.1. Chỉ tiêu về khả năng cung cấp Lực lượng lao động xã hội
Khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội là bộ phận dân số tham
gia hoạt động kinh tế; bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao
động có đủ khả năng tham gia lao động, đang tham gia lao động và có nhu
cầu tìm việc làm.
Độ tuổi lao đông: Việt Nam quy định tuổi lao động:
Nam: đủ 15 đến 60
Nữ: đủ 15 đến 55
Có khả năng tham gia lao động:
Đề án môn học
Có trình độ
Có sức khoẻ
Việc xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội gồm các bước
sau:
Bước 1: Xác định dân số tuổi lao động kỳ kế hoạch
Dân số tuổi lao động kỳ kế hoạch bao gồm bộ phận dân số hoạt động kinh
tế và bộ phận dân số không hoạt động kinh tế trong kỳ kế hoạch
- Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là nguồn lao động hay lực lượng lao

động đang làm việc (người có việc làm) hoặc không có việc làm nhưng có
nhu cầu làm việc (thất nghiệp).
- Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người khác trong
độ tuổi lao động không thuộc nhóm có việc làm hoặc thất nghiệp. Bộ phận
này bao gôm: những người không có khả năng làm việc do tàn tật, ốm đau,
mất sức kéo dài; những người chỉ làm việc nội trợ của chính gia đình; học
sinh, sinh viên trong độ tuổi lao động; những người không hoạt động kinh
tế vì những lí do khác.
Phương pháp xác định tổng dân số nguồn nhân lực
3 phương pháp:
Phương pháp 1: Chuyển tuổi trực tiếp
Dân số
tuổi lao
động kỳ
KH
=
Dân số tuổi
lao động kỳ
gốc
+
Số người
mới đến
tuổi lao
động
-
Số người
mới quá
tuổi lao
động
Phương pháp 2: Phương pháp suy ra từ trạng thái động

Dân số nguồn nhân
lực kỳ KH
=
Dân số nguồn nhân
lực cuối kỳ gốc
+
(1 + Tỷ lệ tăng thuần
tuý kỳ KH)
Đề án môn học
Phương pháp 3: Phương pháp tính bằng tỷ trọng
Dân số tuổi lao
động kỳ KH
=
Tổng số nhân khẩu
kỳ KH
*
Tỷ trọng dân số tuổi
lao động kỳ KH
Bước 2: Xác định dân số tuổi lao động hoạt động kinh tế kỳ KH
Dân số tuổi lao
động hoạt động
kinh tế kỳ KH
=
Dân số tuổi lao động
kỳ KH
*
Tỷ lệ dân số hoạt
động kỳ KH
Bước 3: Xác định mức gia tăng lực lượng lao động kỳ KH (Nhu cầu việc
làm mới tăng lên trong kỳ KH)

Mức tăng lực lượng
lao động kỳ KH so
với kỳ gốc
=
Dân số tuổi lao động
hoạt động kinh tế kỳ
KH
-
Dân số tuổi lao động
hoạt động kinh tế kỳ
gốc
Bước 4: Xác định dân số tuội lao động không hoạt động kinh tế
Để xác định được dân số tuổi lao động không hoạt động kinh tế, căn cứ vào
tỷ lệ dân số không hoạt động kinh tế qua điều tra thống kê bao gồm:
- Tỷ lệ học sinh,sinh viên trong độ tuổi lao động (TL
hs-sv
)
- Tỷ lệ những người trong độ tuổi lao động bị tàn tật (TL
tàn tật
)
- Tỷ lệ những người nội trợ (TL
nội trợ
)
- Tỷ lệ những người không hoạt động kinh tế vì lý do khác (TL
khác
)
Dân số tuổi lao = Dân số tuổi lao động * (TL
hs-sv
+ TL
nội trợ

+
Đề án môn học
động không hoạt
động kinh tế
kỳ KH TL
tàn tật
+ TL
khác
)
2.3.2. Chỉ tiêu về nhu cầu lao động xã hội cần có kỳ KH
Nhu cầu sức lao động xã hội chỉ nhu cầu thu hút và tiếp nhận sức lao động
nảy sinh trong hoạt động kinh tế - xã hội (số chỗ việc làm được tạo nên bởi
các hoạt động kinh tê)
Các phương pháp xác định
Phương pháp 1
Phương pháp căn cứ định mức với các yếu tố đầu vào không phải là yếu tố
lao động
* Vốn
Hệ số kết hợp (DM
K/L
) giữa vốn (K) và lao động (L) đuợc coi là con số cố
định:
DM
K/L
= K/L
Xác định nhu cầu lao động được tính theo các bước:
(1) Xác định nhu cầu gia tăng vốn sản xuất từ kế hoạch tăng trưởng:


K

k
= k *

Y
k
Trong đó:
Nhu cầu vốn sản xuất gia tăng
Kế hoạch mức gia tăng GDP
Hệ số ICOR
(2) Xác định nhu cầu gia tăng lực lượng lao động kỳ kế hoạch (△Lk) theo
công thức:
△LD
k
=
△K
k
/DM
K/L
(3) Xác định nhu cầu lực lượng lao động kỳ KH theo công thức:
DL
k
= DL
0
+

LD
k
(DL
0
: nhu cầu lực lượng lao động kỳ gốc)

Đề án môn học
Dựa vào tính toán trên, có thể xác định được nhu cầu lực lượng lao động kỳ
KH. Đây là phương pháp giản đơn, dễ tính toán và thể hiện được mối quan
hệ giữa tăng trương kinh tế(

Y), tăng trưởng vốn sản xuất (

K), và tăng
trưởng lao động (

L). Tuy vậy phương pháp này chưa đặt ra được vấn đề
thay đổi công nghệ, kĩ thuật và phương thức tổ chức kế hợp các yếu tố sản
xuất trong quá trình tạo sản phẩm
Phương pháp 2: phương pháp căn cứ vào năng suất lao động
Các bước tiến hành như sau:
Các bước tiến hành như sau:
(1) Xác định năng suất lao động kỳ gốc:
NS
0
= Y
0
/L
0
(2) Xác định tốc độ tăng năng suất lao động kỳ KH: g
vl
(3) Tính năng suất lao động kỳ KH:
NS
k
= NS
0

* (1 + g
vl
)
(4) Xác định nhu cầu lao động kỳ KH:
- Trước hết, dựa vào KH tăng trưởng kinh tế, xác định định mức GDP kỳ
KH (Yk) theo cônh thức:
Y
k
= Y
0
* (1 + g
k
)
Trong đó:
G
k
: Tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ KH
Y
0
: mức GDP kỳ KH
- Tính mức nhu cầu lao động kỳ KH (VL
k
) theo công thức:
VL
k
= Y
k
/ NS
k
Phương pháp 3: phương pháp căn cứ vào độ co giãn của việc làm đối với

kết quả sản xuất (GDP)
Đề án môn học
Các bước tiến hành như sau:
(1) Tính hệ số co giãn của việc làm đối với GDP theo phương pháp thống kê
qua nhiều năm về mối quan hệ giữa GDP với sự thay đổi của việc làm: e
(2) Xác định nhu cầu tăng trưởng lao động theo công thức:
g
vl
= g
k
* e
Trong đó:
g
vl
: Tốc độ tăng trưởng việc làm
g
k
: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(3) Xác định nhu cầu lao động kỳ KH theo công thức:
LD
k
= LD
0
*(1 + g
vl
)
Trong đó:
LD
0
: Nhu cầu việc làm kỳ kế hoạch

LD
0
: Nhu cầu việc làm kỳ gốc
2.3.3. Cân đối khả năng và nhu cầu lao động, xác định chỉ tiêu tăng
trưởng lao động:
* Nhu cầu việc làm mới tăng trong kỳ KH:


LD
k
= LD
k
– LD
0
* Tỷ lệ và mức thất nghiệp
Mức thất nghiệp: U
n(k)
= LD
k
– VL
k
Tỷ lệ thất nghiệp: TL
Un(k)
= (U
n(k)
/LDk) * 100%
* Xác định thất nghiệp ở khu vực nông thôn
- Tỷ lệ thiếu việc làm: TL
thiếu VL
= LD

thiếu việc làm
/ LD
nông thôn
2.4. Các chính sách vĩ mô điều tiết sự lưu chuyển sức lao động
Ở phương diện vĩ mô, lưu chuyển sức lao động là yêu cầu tất yếu của xã
hội hoá nền sản xuất lớn, là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế hàng hoá.
Theo đà tiến độ của kỹ thuật và không ngừng nâng cao trình độ sức sản
xuất, kết cấu sản nghiệp cũng sẽ biến động tương đối lớn, tất nhiên đòi hỏi
phải có sự lưu chuyển sức lao động tương ứng
Đề án môn học
2.4.1. Trong cơ chế tập trung:
Trong cơ chế tập trung, việc lưu chuyển sức lao động giữa các ngành,
các địa phương được thực hiện theo sự khống chế trực tiếp của cấp trên
bằng các chỉ tiêu cụ thể.Phương pháp này mang nhược điểm:
- Hạn chế tính chủ động của doanh nghiệp trong việc tiếp nhận và thải
loại sức lao động để cân bằng lao động và lao động vậy hoá dẫn đến tình
trạng vừa thừa vừa thiếu sức lao động trong cùng một doanh nghiệp
- Kế hoạch pháp lệnh kết hợp với chế độ sử dụng cố định khó tạo nên
sự hứng thú, sở trường, tự do chọn nghề của mỗi cá nhân lao động
- Do bên cầu lao động không được tuyển lựa, bên cung cấp lao động
không có cạnh tranh làm cho các xí nghiệp thiếu tích cực trong việc dùng
người hợp lý
2.4.2. Trong cơ chế thị trường
Phương thức phân phối có KH tập trung cao độ sức lao động đã gây ra
sự mất cân đối trong bố trí, trong hiệu quả sử dụng. Cần thiết phải cải cách
và xây dựng cơ chế mới lưu chuyển sưc lao động. Về nguyên tắc, căn cứ
vào yêu cầu phát triển kinh tế thị trường cơ chế lưu chuyển sức lao động
hợp lý cần thoả mãn các đòi hỏi sau:
- Người lao động phải có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm
việc của mình theo sở trường và sở thích

- Với tư cách người sản xuất hàng hoá và người kinh doanh tương đối
độc lập, tự chủ, chịu trách nhiệm về lỗ, lãi, xí nghiệp được quyền lựa chọn,
thu nạp, sa thải nhân viên theo đòi hỏi của sản xuất kinh doanh và yêu cầu
kĩ thuật
- Với tư cách là người đại biểu tập trung cho lợi ích toàn dân, Nhà
nước cần thiết dùng những biện pháp nhất định can thiệp, điều tiết và
khống chế sức lao động
Do vậy, lưu chuyển sức lao động hiện nay có đặc điểm sau:
Đề án môn học
- Sức lao động lưu chuyển trên thị trường là hình thức cơ bản nhất. Trong
nền kinh tế hàng hoá, muốn thực hiện sự phân bố hợp lý các yếu tố sức
sản xuất, cần phải hoà toàn bộ các yếu tố của sức sản xuất vào hệ thống thị
trường
- Nhà nước khống chế thị trường sức lao động chủ yếu bằng việc đưa ra
các đường nét hướng đạo chính, bằng các kế hoạch mang tính co giãn.
Ngoài các biện pháp pháp luật, hành chính cần thiết, chủ yếu bằng các biện
pháp kinh tế.
Cụ thể, trên tầm vĩ mô Nhà nước nên xuất phát từ mục tiêu tổng thể, lâu dài
và phát triển kinh tế - xã hội, khống chế có kế hoạch tổng cung sức lao
động, cân bằng sức lao động với tổng tiền lương. Đồng thời thông qua kế
hoạch vĩ mô có sự cân đối cần thiết quy mô, kết cấu và phương thức lưu
chuyển sức lao động, làm cho nó thích ứng được các mặt phát triển của
kinh tế, xã hội. Đặc biệt đối với một số nhân viên, cán bộ kỹ thuật nhân
viên cao cấp và sức lao động cần thiết cho các công trình trọng điểm của
Nhà nước có thể điều phối bằng kế hoạch pháp lệnh.
PHẦN II: KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM 2006 – 2010 VÀ
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRONG HAI NĂM 2006, 2007
I. Kế hoạch lao động - việc làm 2006 – 2010
1.Phân tích thực hiện kế hoạch 2001 – 2005
1.1. Kế hoạch lao động việc làm 2001 – 2005

Trong năm 2001 -2005 số lao động cần giải quyết việc làm khoảng 15,5
triệu lao động, bao gồm lao động mới tăng thêm mỗi năm khoảng 1,12
triệu lao động và số lao động chưa được giải quyết việc làm và thiếu
việc làm từ 5 năm trước chuyển sang khoảng 12 triệu người, trong đó ở
nông thôn ( tính theo ngày công quy đổi ) khoảng 9,5 triệu người ở
thành thị khoảng 2,5 triệu người.
Đề án môn học
Với việc thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm
tới, sẽ tạo việc làm mới và tăng thêm việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao
động.
Ở nông thôn cùng với việc chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất, mùa vụ
cây trồng, vật nuôi phát triển đa ngành, đa nghề trong các lĩnh vực công,
nghiệp thủ công mỹ nghệ, dịch vụ và xuất khẩu lao động. Dự kiến có
thể thu hút và tạo thêm việc làm cho khoảng 4,5 – 4,8 triệu lao động
( theo ngày công quy đổi đưa số lao động có việc làm ở nông thôn đến
năm 2005 lên khoảng 30 triệu người.
Ở khu vực thành thị dự kiến trong 5 năm tới có thể thu hút và tạo thêm
việc làm cho khoảng 2,5 – 2,7 triệu người trong các ngành sản xuất
công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và xuất khẩu lao động đưa tổng số lao
động có việc làm ở thành thị lên 13 triệu người
Tạo bước chuyển dịch mạnh về cơ cấu lao động theo hướng tăng lao
động cho sản xuất, đến năm 2005 tỷ trọng lao động trong khu vực công
nghiệp (20 – 21%), tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ (22-23%),
tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp (56 – 57%0 năm 2005.
Tăng nhanh lao động kĩ thuật từ 20% năm 2000 lên 30% năm 2005.
Đến năm 2005 tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn vào khoảng
80%; tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị chiếm khoảng 5,4% số
lao động trong độ tuổi.
1.2. Thực hiện kế hoạch 2001 – 2005
1.2.1. Nguồn cung của thị trường lao động tăng với tốc độ cao

Theo điều tra lao động - việc làm ngày 1/7 hằng năm lực lượng lao động
năm 2001 là 39488 nghìn người, tăng lên 42124 ngàn người vào năm
2003, đến năm 2004 lực lượng lao động là 43242,49 ngàn người và đến
năm 2005 quy mô của lực lượng lao động đã lên tới 44385,032 ngàn
người, trong đó nam là 22753 ngàn người và nữ là 21631 ngàn người;
thành thị là 11071 ngàn người và nông thôn là 38313 ngàn người. Lực
Đề án môn học
lượng lao động năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1142 ngàn người. Lực
lượng lao động ngày càng tăng với tốc độ cao, bình quân hàng năm giai
đoạn 2001 – 2005 tăng 2,5 % với quy mô là 1026,4 ngàn người/năm;
trong đó lực lượng lao động nam tăng 2.9 % với quy mô 599,4 ngàn
người/năm; lực lượng lao động nữ tăng 2,1 % vơi quy mô 427 ngàn
người/ năm; lực lượng lao động ở thành thị tăng 4,5% với quy mô 439,4
ngàn người /năm; lực lượng lao động ở khu vực nông thôn tăng 1,9% tức
tăng với quy mô 578 ngàn người/năm, nhưng chậm hơn nhiều so với khu
vực thành thị về tốc độ tăng, do đó tỷ lệ lao động của khu vực thành thị
không ngừng tăng lên ( bình quân hằng năm gần 0,5%). Cũng do tốc độ
tăng của lực lượng lao động nam nhanh hơn lực lượng lao động nữ nên
tỷ lệ giới (nam/ nữ ) của lực lượng lao động cả nước tăng lên từ 101,3%
năm 2000 lên 105,2% năm 2005, bình quân hăng năm tăng 0,78%.
1.2.2. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động
đã tăng lên, nhưng chậm và không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ
Một là về trình độ học vấn:
Trình độ học vấn của lực lượng lao độn nhìn chung đã tăng lên, nhất là ở
bậc học phổ thông cơ sở và phổ thông trung học nhưng không đồng đều
giữa các bậc, các vùng. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ học vấn
Đơn vị %
Chỉ tiêu 2002 2004 2005
Mù chữ 3,74 4.44 4.04

Chưa tốt nghiệp tiểu học 15.96 13.87 13.09
Tốt nghiệp tiểu học 31.83 29.73 29.09
Tốt nghiệp phổ thông cơ sở 30.06 32.36 32.58
Đề án môn học
Tôt nghiệp phổ thông trung học 18.42 19.6 21.21
Nguồn: báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm 1/7 năm 2002 – 2005
1.2.3. Cơ cấu lực lượng lao động đã có thay đổi nhanh theo khu vực
Cơ cấu của lực lượng lao động ngày càng tiến bộ trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lực lượng lao động ở thành thị năm
2001 mới chiếm 18,14%, đến năm 2002 đã tăng lên 23,87% và 24,2% năm
2003.Và năm 2004 là 24,4% , năm 2005 là 24.95%
1.2.4. Số người có việc làm ngày càng tăng, cơ cấu theo ngành kinh tế
ngày càng tiến bộ, nhưng cơ cấu theo loại hình kinh tế chuyển dịch chưa

- Cơ cấu của lao động có việc làm theo ngành kinh tế: cùng với sự đổi
mới của đất nước, 5 năm qua cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã
có những biến đổi quan trọng: Lao động trong công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ đã tăng lên, lao động trong nông nghiệp giảm
xuống.
Bảng cơ cấu của lao động có việc làm theo ngành kinh tế
Ngành 2001 2002 2004 2005
Nông, lâm, ngư 67.2 60.67 57.89 56.79
Công nghiệp, xây dựng 12.6 15.13 17.35 17.88
Dịch vụ 20.2 24.2 24.75 25.33
Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra lao động - việc làm 1/7 các năm 2002 -
2005
Qua bảng ta thấy lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm là 67,2%
năm 2001 xuống còn 56,79% năm 2005 đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra
(56-57%)
Lao động công nghiệp, xây dựng đã tăng từ 12,6 % năm 2001 lên 17,88%

năm 2005, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 22-23%
Lao động dịch vụ đã tăng từ 20,2% năm 2001 lên 24,75% năm 2005, vượt
chỉ tiêu do kế hoạch đề ra (22-23%)
Đề án môn học
- Cơ cấu lao động việc làm chia theo loại hình kinh tế:
Bảng cơ cấu lao động có việc làm chia theo loại hình kinh tế
Đơn vị %
Loại hình kinh tế 2002 2004 2005
Kinh tế nhà nước 10,21 10,26 10.16
Kinh tế ngoài nhà nước 88,67 88.22 88.26
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1,12 1.52 1.58
Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra lao động - việc làm 1/7 các năm 2002 –
2005
Qua bảng ta thấy kinh tế nhà nước chiếm 10,21% tăng lên 10,26 % năm
2004 sau đó giảm xuống 10,16 % năm 2005. Kinh tế ngoài nhà nước năm
2002 chiếm 88,67% giảm xuống 88,22% năm 2004, sau đó tăng lên
88,26% năm 2005. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,12% năm
2002, tăng lên 1,525 năm 2004 và 1,58 % năm 2005.
2.1.5. Chất lượng gắn kết cung cầu của thị trường lao động ngày càng tiến
bộ, nhưng vẫn còn một số bất cập
Chất lượng gắn kết của quan hệ cung cầu lao động thể hiện ở số người có
việc làm, thất nghiệp, tiền lương, tiền công và năng suất lao động.
Có thể thầy được tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và sử dụng thời gian lao động
ở nông thôn qua bảng sau:
Bảng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và sử dụng thời gian lao động ở nông
thôn
Đơn vị %
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng
lao động trong độ tuổi ở thành thị

6.42 6.28 6.01 5.78 5.6 503
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động
ở nông thôn
74.2 74.3 75.4 77.7 79.1 80.7
nguồn: Niên giám thống kê 2004 : báo cáo kế hoạch điều tra lao động -
việc làm 1/7/2005.
Đề án môn học
Qua bảng ta thấy tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở
thành thị đã giảm từ 6,42% năm 2000 xuống còn 6,28% năm 2001 và đến
năm 2005 chỉ còn 5,3% đạt mục tiêu kế hoach đề ra là 5,4%. Tỷ lệ sử dụng
thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 74,16 % năm 2000 lên 74,26% năm
2001 và 80.7% năm 2005 đạt mục tiêu kế hoạch là 80%.
Trong thời gian 2002 – 2005, năng suất lao động xã hội của Việt Nam đã
tăng 6,7%/năm. Đó là một tốc độ tăng khá cao. Tuy nhiên, về quy mô theo
bộ kế hoạch và đầu tư năm 2005 mới đạt 19.62 triệu động một lao động /
năm. Nếu tính GDP bằng USD chia cho số lượng lao động theo tỷ giá hối
đoái thực tế của Việt Nam năm 2005 thì mới đạt 123,4 USD thấp xa so với
nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc (2152.3 USD): Philippines
(2419.2 USD) Indonexia ( 2483.1 USD ): Thái Lan ( 4541.1 USD ) …
2. Kế hoạch lao động – việc làm giai đoạn 2006 – 2010
2.1. Các nhân tố tác động đến kế hoạch lao động việc làm 2006 – 2010
2.1.1. Cung cầu lao động trên thị trượng hiện nay
* Cung lao động
Năm 2005 lực lượng lao động là 44385.032ngàn người trong đó nam chiếm
khoảng 51%, nữ chiếm khoảng 49%. Trong giai đoạn 2001- 2005 bình
quân mỗi năm lực lượng lao động tăng 1026 ngàn người một năm. mức
tăng lao động khá cao tạo sức ép trên thị trường lao động đối với cầu lao
động, thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp của năm 2005 là 5,3%. Lao động ở nông
thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn năm 2005 là 75,05% lực lượng lao động cả nước;
trong khi lực lượng lao động ở thành thị chiếm 24.95%

Cung lao động thể hiện ở các yếu tố như: trình độ học vấn ngày càng được
nâng cao, năm 1996 số lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học
là 26.4% trong tổng lực lượng lao động đến năm 2005 giảm xuống còn
17%. Trong lực lượng lao động, số lao động qua đào tạo liên tục tăng trong
nhiều năm, năm 1996 là 10,4%, năm 2004 là 22.3%.Tuy nhiên chất
lượnglao động ở nước ta còn một số yếu điểm như: tỷ lệ lao động qua đào

×