Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Văn hóa tổ chức. ĐẶC TRƯNG CỦA TỔ CHỨC. PHÂN TÍCH VĂN HÓA TỔ CHỨC GIÚP ĐỊNH HƯỚNG VÀ HÌNH THÀNH THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NHÂN VIÊN TRONG TỔ CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.55 KB, 21 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
----------

TÊN ĐỀ TÀI:
ĐẶC TRƯNG CỦA TỔ CHỨC. PHÂN TÍCH
VĂN HĨA TỔ CHỨC GIÚP ĐỊNH HƯỚNG
VÀ HÌNH THÀNH THÁI ĐỘ, HÀNH VI
CỦA NHÂN VIÊN TRONG TỔ CHỨC
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: VĂN HÓA TỔ CHỨC
Mã phách:.......................................

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
CHƯƠNG I......................................................................................................2
ĐẶC TRƯNG CỦA TỔ CHỨC.....................................................................2
1.1. Khái niệm tổ chức.....................................................................................2
1.2. Đặc trưng của tổ chức..............................................................................3
CHƯƠNG II....................................................................................................5
PHÂN TÍCH VĂN HĨA TỔ CHỨC GIÚP ĐỊNH HƯỚNG VÀ HÌNH
THÀNH THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NHÂN VIÊN CỦA TỔ CHỨC........5
2.1. Khái niệm văn hóa tổ chức......................................................................5
2.2. Nội dung văn hóa giúp định hướng và hình thành thái độ, hành vi
của nhân viên trong tổ chức. Lấy ví dụ văn hóa của một tổ chức cụ thể để
chứng minh cho nội dung này........................................................................7
2.2.1. Văn hóa giúp đinh hướng và hình thành thái độ, hành vi của nhân viên


trong tổ chức......................................................................................................7
2.2.2 Ví dụ văn hóa tập đồn VINGROUP.....................................................10
KẾT LUẬN....................................................................................................18


MỞ ĐẦU
Khi nói đến văn hố, chúng ta thường ám chỉ tới mơ hình phát triển mà
hệ thống nhận thức, ý thức hệ, các giá trị, các quy luật và lễ nghi hàng ngày
của một xã hội phản ánh trong mơ hình đó, các tổ chức đó làm nổi lên sự tinh
tế và giá trị của đức tin, của ý thức hệ, của các tập quán, của các quan hệ xã
hội trong các tổ chức này. Như vậy, với những xã hội khác nhau sẽ có những
mơ hình phát triển và trình độ phát triển khác nhau và tạo ra nền văn hố khác
nhau. Sự khác nhau đó đều được in dấu ấn lên các loại hình tổ chức và tạo
nên tính đa dạng của tổ chức. Sự xuất hiện tổ chức của xã hội cơng nghiệp
cũng chính là một hiện tượng văn hoá đặc biệt, đặc trưng cho thời kỳ bước
vào công nghiệp thúc đẩy sự phát triển văn hoá tổ chức đặc biệt là trong hai
thế kỷ gần đây.
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, bài tập lớn còn bao gồm:
CHƯƠNG I: ĐẶC TRƯNG CỦA TỔ CHỨC
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VĂN HĨA TỔ CHỨC GIÚP ĐỊNH HƯỚNG
VÀ HÌNH THÀNH THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NHÂN VIÊN CỦA TỔ
CHỨC

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
ĐẶC TRƯNG CỦA TỔ CHỨC
1.1. Khái niệm tổ chức

Tổ chức tên tiếng anh là Organization “tổ chức là tập hợp của hai hay
nhiều người cùng hoạt động trong những hình thái cơ cấu nhất định để đạt
được những mục đích chung”. Các hoạt động được thực hiện để có thể xác
định nên cơ cấu cũng như những cơng việc có sự phù hợp với từng nhóm
người cụ thể và giao phó những điều đó cho một người với những quyền hạn
và trách nhiệm cao nhất để thực hiện những cơng việc trên.
- Tổ chức cịn được chia thành tổ chức cơng và tổ chức tư, tổ chức vì
lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận
+ Tổ chức công và tổ chức tư theo chế độ sở hữu:
Tổ chức công: là tổ chức thuộc quyền sở hữu của nhà nước, cơ quan
nhà nươc, các doanh nghiệp nhà nước, các trường học và bệnh viện cùng một
số tổ chức chính trị...
Tổ chức tư: là tổ chức thuộc sở hữu tư nhân (của một hay một nhóm
người). Các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
danh, hợp tác xã trang trại, bộ kinh doanh cá thể, bộ nông dân, trường học tư,
bệnh viện tư...
+ Tổ chức công và tổ chức tư theo sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức tạo ra
Tổ chức công: là tổ chức tạo ra sản các sản phẩm, dịch vụ công. Những
sản phẩm dịch vụ mà người sử dụng không phải cạnh tranh và loại trừ nhau
để có quyền sử dụng.
2


Tổ chức tư: là tổ chức tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tư. Những sản
phẩm dịch vụ có sự cạnh tranh theo nhu cầu cung – cầu của thị trường.
+ Tổ chức vì lợi nhuận
Tổ chưc vì lợi nhuận là tổ chưc tồn tại chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận.
Mối quan hệ quan tâm nhất ở các tổ chức này là bao nhiêu lợi nhuận được tạo
ra từ các khoản đầu tư và lợi ích của các chủ sở hữu được thỏa thuận như thế
nào. Đó chính là các doanh nghiệp, các hợp tác xã...

+ Tổ chức phi lợi nhuận
Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức tồn tại để cung cấp các sản phẩm, dịch
vụ cộng đồng.
Ví dụ: Các cơ quan thực hiện nhiệm vụ hành chính cơng của nhà nước,
các tổ chức cơng ích, các tổ chức chính trị, các tổ chức từ thiện, các hội, liên
hiệp hội, tổ chức phi chính phủ...
Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức
này là phục vụ tốt nhất cho cộng đồng, xã hội.
1.2. Đặc trưng của tổ chức
Các tổ chức tuy rất khác nhau về lí do tồn tại và phương thức hoạt động
nhưng đều mang những đặc trưng cơ bản với tư cách là một loại hình tổ chức.
Đó là:
- Mọi tổ chức đều mang tính mục đích: Yếu tố cơ bản nhất của bất kỳ tổ
chức nào hiện nay đó là mọi tổ chức khi đi vào hoạt động đều mang tính mục
đích rất rõ ràng và cụ thể. Nó khác hồn tồn so với các cá nhân, cộng đồng
hay xã hội hiện nay, tổ chức thường không mang gốc từ mục đích tự thân mà
nó được tạo ra từ các chủ thể nhất định và họ chính là những cơng cụ để thực
hiện những mục đích nhất định được đặt ra và hướng đến. Vì chúng tổ chức
3


được thành lập và cần phải đạt được các mục đích đó. Đây là yếu tố cơ bản
nhất của bất kì tổ chức nào. Khơng có mục đích tổ chức sẽ khơng có lí do để
tồn tại.
- Mọi tổ chức đều là những tổ chức gồm nhiều người làm việc vì mục
đích chung trong cơ cấu tổ chức ổn định. Khi đứng vào một tổ chức, chúng ta
đã cam kết hành động cùng với những người khác vì mục tiêu chung chứ
khơng phải hướng tới mục tiêu của mình. Bất kỳ cá nhân nào khi tham gia
vào một tổ chức bất kỳ thì cũng phải cam kết hành động cùng với những
người khác trong tổ chức vì một mục tiêu chung được đặt ra chứ không phải

dùng tổ chức để hướng đến mục tiêu riêng của cá nhân.
- Mọi tổ chức đều hoạt động theo những cách thức nhất định để đạt
mục đích – các kế hoạch. Kế hoạch nhằm xác định những điều cần phải làm
để thực hiện mục đích.
- Mọi tổ chức đều phải thu hút và phân bổ các nguồn lực cần thiết để
đạt được mục đích của mình. Các tổ chức, bất kỳ loại gì, vì lợi nhuận hay phi
lợi nhuận, lớn hay nhỏ, đều đến bốn nguồn lực chủ yếu: nhân lực, vật lực, trí
lực và thông tin.
- Mọi tổ chức đều hoạt động trong mối quan hệ tương tác với các tổ
chức khác. Nhìn chung mọi tổ chức đều là tổ chức mở, trong quá trình hoạt
động, mọi tổ chức đều tương tác với môi trường và liên tục thu hút thêm
nhiều nguồn lực đầu vào để chuyển đổi lượng đầu ra phù hợp là các sản phẩm
hoặc dịch vụ cung cấp cho khách hàng trên thị trường hiện nay.
- Mọi tổ chức đều cần những nhà quản trị, chịu trách nhiệm liên kết,
phối hợp những con người bên trong và bên ngoài tổ chức cùng những nguồn
lực khác để đạt được mục đích với hiệu quả cao.

4


CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VĂN HĨA TỔ CHỨC GIÚP ĐỊNH HƯỚNG VÀ HÌNH
THÀNH THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NHÂN VIÊN CỦA TỔ CHỨC
2.1. Khái niệm văn hóa tổ chức
Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa tổ chức nhưng phần
lớn các khái niệm không loại trừ, bác bỏ nhau mà cịn bổ xung cho nhau:
Văn hóa tổ chức là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần của tổ chức
được hình thành nên trong quá trình phát triển của tổ chức, tạo nên sắc văn
hóa của tổ chức. Nó điều chỉnh và tác động đến tồn bộ hoạt động của tổ chức
và hành vi mọi thành viê của tổ chức trong quá trình đạt tới mục tiêu của tổ

chức.
Theo Wikipedia văn hóa của tổ chức được xem là một nhận thức chỉ
tồn tại trong một tổ chức chứ khơng phải trong một cá nhân. Vì vậy, các cá
nhân có những nền tảng văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị
trí làm việc khác nhau trong một tổ chức, có khuynh hướng hiển thị văn hóa
tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số chung.
Văn hóa tổ chức là hệ thống những ý nghĩa chung được chấp nhận rộng
rãi bởi những người lao động trong thời gian nhất định (Adrew Pettgrew,
1979).
Văn hóa tổ chức là một hệ thống ý nghĩa chung hàm giữa bởi các thành
viên của tổ chức, qua đó có thể phân biệt tổ chức này với tổ chức khác.
(Robbin, 2000)
Theo Edgar Schein “Văn hóa tổ chức có thể định nghĩa là một khn
5


mẫu của các giả định cơ bản do một nhóm nhất định phát minh, khám phá
hoặc phát triển khi nhóm này học cách đối phó với các vấn đề thích ứng bên
ngoài và hội nhập bên trong – đã hoạt động đủ tốt để được coi là có giá trị và
do đó, được dạy cho các thành viên mới cách thức đúng đắn để nhận thức, suy
nghĩ và cảm nhận liên quan đến những vấn đề đó.
Những khái niệm về văn hóa tổ chức ở trên đều gắn với một cái gì đó
chung đối với mọi thành viên trong tổ chức, đó là những giả định chung, hệ
thống ý nghĩa chung, luật lệ và những kiến thức chung. Văn hóa tổ chức xác
định tính cách của tổ chức. Văn hóa tổ chức thường được xem như là cách
sống của mọi người trong tổ chức. Những giá trị xác định hành vi nào là tốt
và có thể chấp nhận được và những hành vi xấu hay không thể chấp nhận
được. Chẳng hạn, trong một tổ chức, việc đổ lỗi hay cãi vã với khách hàng khi
khách hàng phàn nàn về sản phẩm là khơng thể chấp nhận được. Khi đó giá trị
của tổ chức “Khách hàng luôn đúng” sẽ chỉ cho những người trong tổ chức

thấy rằng hành động không cãi vã với khách hàng là chấp nhận được và hành
động “cãi vã với khách hàng” là không chấp nhận được.
Hơn nữa những khái niệm về văn hóa tổ chức cịn cho thấy tầm quan
trọng của việc “chia sẻ” trong sự phát triển của những khái niệm về văn hóa
tổ chức. “Sự chia sẻ” ở đây có nghĩa là làm việc với kinh nghiệm chung; khi
chúng ta chia sẻ, chúng ta trực tiếp tham gia cùng với những người khác. Ở
đây nhấn mạnh sự giống nhau trong cách nghĩ, cách làm của mọi người. Đây
là ý nghĩa gắn chặt với các khái niệm về văn hóa tổ chức. Chia sẻ văn hóa
nghĩa là mỗi thành viên tham gia gà đóng góp vào nền tảng văn hóa lớn hơn,
sự đóng góp và kinh nghiệm của mỗi thành viên là không giống nhau. Khi nói
đến văn hóa là một hệ thống ý nghã, giá trị, niềm tin và kiến thức, cần phải
ghi nhớ rằng văn hóa phụ thuộc vào cả cộng đồng và sự đa dạng văn hóa. Văn
hóa cho phép sự giống nhau nhưng cũng thừa nhận dựa trên sự khác nhau.
6


2.2. Nội dung văn hóa giúp định hướng và hình thành thái độ, hành vi
của nhân viên trong tổ chức. Lấy ví dụ văn hóa của một tổ chức cụ thể để
chứng minh cho nội dung này
2.2.1. Văn hóa giúp đinh hướng và hình thành thái độ, hành vi của nhân viên
trong tổ chức
Văn hóa định hướng, thực hiện và hình hành một số chức năng trong
phạm vi một tổ chức:
Thứ nhất, văn hóa có vai trị xác định danh giới, nghĩa là văn hóa tạo ra
sự khác biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác.
Thứ hai, văn hóa làm tăng sự ổn định của hệ thống xã hội trong tổ
chức.
Thứ ba, văn hóa thúc đẩy nhân viên cam kết đối với lợi ích chung của
tổ chức. Những điều này rõ ràng đem đến lợi ích đích thực của tổ chức.
Thứ tư, văn hóa là một chất keo dính, giúp gắn kết tổ chức qua lại

thông qua việc đưa ra các tiêu chuẩn thích hợp để người lao động biết phải
nói gì. Theo quan điểm của những người lao động, văn hóa có giá trị vì nó
làm giảm đáng kể sự mơ hồ. Nó chỉ cho nhân viên mọi thứ được tiến hành thế
nào và cái gì là cái quan trọng.
Cuối cùng văn hóa có tác dụng kiểm xốt để định hướng và hình thành
nên thái độ và hành vi của người lao động. Chức năng cuối cùng này có ý
nghĩa rất đặc biệt.
Văn hóa của mọi tổ chức, có những hệ thống hoặc khn mẫu của các
giá trị, biểu tượng, nghi lễ, chuẩn mực, quy trình, thủ tục, quy tắc và quy định
khác nhau. Vì vậy văn hóa tổ chức là một cơ chế quản lý trong mỗi tổ chức,
7


giúp chỉ dẫn, hình thành quan điểm và hành vi chuẩn mực của đội ngũ nhân
viên, xác định hành vi được chấp nhận và không được chấp nhận của nhân
viên trong tổ chức. Văn hóa tổ chức là một những nhân tố, một công cụ tác
động tới động lực làm việc của nhân viên.
Để hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng ta nên ý thức về thế nào là một
nền Văn hóa mạnh, thế nào là một Văn hóa yếu. Các nền văn hóa yếu thường
tạo ra hiệu xuất thấp và là trở ngại cho khả năng của một tổ chức trong việc
đáp ứng mục tiêu và đạt được thành cơng. Cịn các tổ chức có văn hóa mạnh
thường tạo ra hiệu suất cao, quy tụ được sự nhất trí cao của các thành viên để
thực hiện mục tiêu và đạt được một thành cơng lớn. Văn hóa mạnh được coi
là mạnh khi nhân viên trong tổ chức có sự gắn kết xung quanh niềm tin, quy
tắc ứng xử, truyền thống và nghi lễ có sự thống nhất cao về điều gì là quan
trọng, điều gì là xác định hành vi tốt của nhân viên. Vì vậy một tổ chức có
xuất sắc đến đâu mà khơng truyền lại được động lực làm việc, văn hóa tổ
chức của chính mình cho những lớp người đi sau như nhân viên, quản lý, thì
chắc chắn khơng phải là một văn hóa mạnh. Cơng ty như vậy đã khơng có
một định hướng rõ ràng trong hoạt động của mình, khơng có những giá trị cốt

lõi được phát huy mạnh mẽ và cũng không được chia sẻ rộng rãi. Với một tổ
chức có nền văn hóa mạnh, đa phần nhân viên sẽ ý thức được giá trị cốt lõi
của tổ chức, tự họ sẽ có sự cam kết với những giá trị đó và khơng ngừng phát
huy văn hóa của tổ chức đấy.
Trong mơi trường văn hóa mạnh có thể có những ảnh hưởng tiêu cực
hoặc tích cực tới tổ chức và hành vi của nhân viên.
- Ảnh hưởng tích cực của văn hóa mạnh:
Văn hóa mạnh có thể góp phần làm giảm sự ln chuyển lao động vì
văn hóa mạnh quy tụ được sự nhất trí cao giữa các thành viên về những gì mà

8


tổ chức của họ đề ra. Sự nhất trí về mục đích như vậy sẽ tạo ra được sự liên
kết, sự trung thành và sự cam kết với tổ chức của các thành viên, và như vậy
sẽ giảm được xu hướng người lao động từ bỏ tổ chức của họ. Mặt khác, văn
hóa mạnh cịn có tác dụng làm tăng tính nhất quán của hành vi. Hiểu theo
cách này, chúng ta cần thừa nhận rằng, văn hóa mạnh có thể có tác dụng thay
thế cho các quy định và quy tắc. Văn hóa của tổ chức càng mạnh thì nhu cầu
của cán bộ quản lý trong việc xây dựng các nguyên tắc, quy định để định
hướng hành vi của người lao động sẽ giảm đi. Những nguyên tắc này sẽ được
người lao động trong tổ chức tiếp thu khi họ chấp nhận văn hóa tổ chức.
Nền văn hóa được đặc trưng bởi các giá trị cơ bản của văn hóa tổ chức.
Chúng ta nhận thấy rằng, ngày càng có sự khác biệt giữa văn hóa mạnh và
văn hóa yếu. Văn hóa tổ chức càng mạnh khi càng nhiều thành viên trong tổ
chức chấp nhận các giá trị cơ bản của tổ chức, các giá trị này được chia sẻ
rộng rãi và có chủ định, và sự cam kết của các thành viên đối với các giá trị
này càng lớn. Như vậy, khi xem xét ảnh hưởng của văn hóa đến hành vi của
nhân viên trong tổ chức, chúng ta chỉ xem xét ảnh hưởng của nền văn hóa
mạnh.

- Ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa mạnh tới tổ chức và hành vi nhân
viên:
Văn hóa cũng có thể là một gánh nặng khi những giá trị chung của tổ
chức không phù hợp, với những yếu tố có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoạt
động của tổ chức. Tình hình này thường hay xảy ra khi tổ chức hoạt động
trong môi trường kinh doanh rất năng động. Khi môi trường của tổ chức thay
đổi nhanh chóng, những giá trị văn hóa cốt lõi vốn có của tổ chức có thể
khơng cịn phù hợp nữa.
Văn hóa mạnh cũng có thể gây cản trở đối với sự thay đổi, sự đa dạng

9


của nguồn lực con người trong tổ chức. Bản thân mỗi người lao động có một
hệ thống giá trị, và niềm tin riêng của họ. Khi làm việc trong tổ chức có nền
văn hóa mạnh, họ cần phải tuân thủ theo những quy phạm và hệ thống giá trị
chung của tổ chức. Như vậy, những mặt mạnh hay những ưu thế của từng lao
động sẽ phần nào bị hạn chế hay khơng có điều kiện để được phát huy.
Văn hóa cũng có thể là cản trở đối với sự sáp nhập của các tổ chức. Các
tổ chức sáp nhập với nhau với nhiều mục tiêu và tận dụng lợi thế của nhau về
vốn, công nghệ, thị trường...Tuy vậy, khi hai hay nhiều tổ chức có những nền
văn hóa khác nhau sáp nhập lại với nhau thì việc làm thế nào để duy trì hoạt
động của tổ chức mới một cách có hiệu quả cũng là một vấn đề mà các nhà
lãnh đạo và quản lý cần quan tâm.
2.2.2 Ví dụ văn hóa tập đồn VINGROUP
Văn hóa trong tập đồn Vingroup là một hệ thống các giá trị, các chuẩn
mực, các quan niệm và hành vi của tổ chức, chi phối hoạt động của mọi thành
viên trong tổ chức và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của Vingroup.
Các chuẩn mực về hành vi và các giá trị được chia sẻ trong một tổ chức
có ảnh hưởng mạnh đến cách thức hành động của các thành viên trong tổ

chức đó.
Vingroup tự hào xây dựng được nền văn hóa mang bản sắc và cá tính
riêng; rất Việt Nam và khơng thể trộn lẫn. Nền văn hóa ấy mang đậm tính
nhân văn, tình thân ái, tinh thần kỷ luật; được xây dựng và vun đắp bằng trí
tuệ và sức sáng tạo khơng ngừng của tập thể cán bộ nhân viên.
Văn hóa Vingroup được các thế hệ cán bộ nhân viên đón nhận, gìn giữ,
xây dựng và trao truyền qua thời gian, coi đó như một tài sản quý báu, là niềm
tự hào của những người mang bên mình biểu tượng cánh chim Việt Nam.

10


Các cấp độ văn hóa của VINGROUP:
* Cấp độ 1
Bề nổi của văn hóa Vingroup: Đó là các sản phẩm của con người,
những thứ có thể nhìn và cảm nhận rõ khi tiếp xúc với VINGROUP, rất dễ
nhìn thấy nhưng rất khó lý giải.
1. Logo
+ Biểu tượng logo được phát triển với hình ảnh cánh chim bay về phía
mặt trời, thể hiện khát vọng bay cao và vươn lên những thành cơng rực rỡ.
+ Hình ảnh chim sải cánh (chữ V): biểu trưng cho tên gọi Việt Nam và
niềm tự hào dântộc. Đồng thời đây cũng là biểu tượng chiến thắng (Victory)
+ Năm ngôi sao thể hiện đẳng cấp 5 sao – tiêu chí và tơn chỉ đẳng cấp
của VinGroup.
+ Hai màu đỏ vàng thể hiện niềm tự hào về bản sắc, bản lĩnh và trí tuệ
Việt Nam, là hai màu biểu trưng của Việt Nam (màu Quốc kỳ)
2. Slogan “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”
Tư tưởng khởi nghiệp được chọn làm nền tảng cho sự phát triển của
Vingroup. Luôn lắng nghe, sang tạo, dám nghĩ dám làm, ln có động lực
thay đổi, kiến tạo cơ hội và hợp tác để thành cơng chính là những gì chúng tơi

đang và tiếp tục thực hiện, là kim chỉ nam cho sự phát triển của tập đoàn.
3. Đồng phục
Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập,
Vingroup đã cơ cấu lại và tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu
như: Vinhomes, Vincom, Vinpearl, Vinpearl Land, Vinmec, Vinschool,
VinEcom, Vincom Office, Vinmart, Vinfashion, Vincharm, Almaz, Vinpro,

11


VinEco, VinDS. Với mỗi hạng mục phát triển thương hiệu của mình, tập đồn
Vingroup lại đầu tư xây sựng nguồn lao động, nhân viên của mình theo một
phong cách riêng. Về cơ bản, đồng phục vẫn theo tông chủ đạo của biểu
tượng à 2 màu đỏ và vàng như Vinmart, Vinpro. Hoặc trang phục tùy thuộc
theo môi trường làm việc, đều được thêu logo của tập đoàn trên áo. Đồng
phục của nhân viên đều được thiết kế theo tiêu chí phù hợp với môi trường
làm việc, đem lại cảm giác thoải mái cho nhân viên, đồng thời cũng phải thể
hiện được sự tôn trọng đối với khách hàng trong quá trình làm việc.
* Cấp độ 2
Đây là tầng văn hóa trung gian của Vingroup - Các niềm tin và giá trị
được đồng thuận của văn hóa Vingroup. Tầng trung gian văn hóa Vingroup,
thể hiện các niềm tin, giá trị, triết lý, tư tưởng được Ban lãnh đạo đồng thuận,
khao khát hướng đến và truyền thông từ trên xuống dưới.
1. Tầm nhìn: “VINGROUP định hướng phát triển thành Tập đồn Cơng
nghệ - Công nghiệp -Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực”
Vingroup định hướng phát triển thành một Tập đồn Cơng nghệ - Công
nghiệp - Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng
tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu
Việt trên trường quốc tế. Vingroup mong muốn tạo nên một thương hiệu Việt,

thể hiện tầm vóc trí tuệ và niềm tự hào Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Sứ mệnh: Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt
Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ đẳng cấp với chất
lượng quốc tế và am hiểu bản sắc địa phương; mang tính độc đáo và sáng tạo
cao. Bên cạnh giá trị chất lượng vượt trội, trong mỗi sản phẩm – dịch vụ đều
chứa đựng những thông điệp văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu chính
12


đáng của khách hàng.
Đối với cổ đông và đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển;
cam kết trở thành “Người đồng hành số 1” của các đối tác và cổ đông; luôn
gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững.
Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng
động, sáng tạo và nhân văn; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển
công bằng cho tất cả nhân viên.
Đối với xã hội: Hài hịa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng
góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách
nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc.
3. Giá trị cốt lõi
Qua nội dung của “văn hóa giúp định hướng và hình thành thái độ,
hành vi của nhân viên trong tổ chức” ta có thể thấy rõ điều này trong tập đoàn
Vingroup được thể hiện qua 6 giá trị cốt " TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH NHÂN". Với tinh thần thượng tơn kỷ luật, văn hóa làm việc tốc độ cao, hiệu
quả và tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong mọi hành động của Cán bộ nhân
viên, tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa VINGROUP phát triển vượt bậc trong
mọi lĩnh vực tham gia.
- TÍN:
Vingroup đặt chữ TÍN lên vị trí hàng đầu, lấy chữ TÍN làm vũ khí cạnh
tranh và bảo vệ chữ TÍN như bảo vệ danh dự của chính mình.
Vingroup ln cố gắng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi, nỗ lực hết

mình để đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách hàng, đối
tác; đặc biệt là các cam kết về chất lượng sản phẩm – dịch vụ và tiến độ thực
hiện.

13


- TÂM:
Vingroup đặt chữ “TÂM” là một trong những nền tảng quan trọng của
việc kinh doanh. Chúng ta thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề
nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất.
Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm,
đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho
khách hàng những sản phẩm – dịch vụ hồn hảo nhất; coi sự hài lịng của
khách hàng là thước đo thành cơng.
Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện; hiểu rõ sứ mệnh
phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng.
- TRÍ:
Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là địn bẩy phát triển, nhằm tạo ra
giá trị khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm – dịch vụ.
VINGROUP đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm; khuyến khích tìm tịi, ứng
dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào quản lý, sản
xuất; luôn chủ động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ.
Vingroup đề cao chủ trương về một “Doanh nghiệp học tập”, khơng
ngại khó khăn để học, tự học và “vượt lên chính mình”.
- TỐC:
Vingroup lấy “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và
lấy “Quyết định nhanh – Đầu tư nhanh – Triển khai nhanh – Bán hàng nhanh
– Thay đổi và thích ứng nhanh…” làm giá trị bản sắc.
Vingroup đề cao khát vọng tiên phong và xác định “Vinh quang thuộc

về người về đích đúng hẹn”. Vingroup coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu
“Không nhanh ẩu đoảng” để tự răn mình.
14


- TINH:
Vingroup có mục tiêu là: Tập hợp những con người tinh hoa để làm nên
những sản phẩm – dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ hưởng cuộc
sống tinh hoa và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa.
Vingroup mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả
Đức và Tài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực
cơng việc của mình.
Vingroup quan niệm: Hệ thống của mình phải giống như một người
khỏe mạnh, săn chắc và khơng có mỡ dư thừa. Chúng ta “chiêu hiền đãi sĩ” và
“đãi cát tìm vàng” mong tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào
đúng việc để phát huy hết khả năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những
người không phù hợp.
- NHÂN
Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng
nghiệp, nhà đầu tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân
văn.
Vingroup luôn coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; xây
dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn;
thực hành các chính sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ
hội phát triển công bằng cho tất cả cán bộ nhân viên.
Qua 6 giá trị cốt lõi cho thấy Vingroup là nơi tập trung những con
người ưu tú của dân tộc Việt Nam và các bạn đồng nghiệp Quốc tế - những
người có tư tưởng và hành động kỷ luật, có tài năng và bản lĩnh, có lịng u
nước và tự tơn dân tộc, hướng thiện và có tinh thần làm việc quyết liệt, triệt
để vì những mục đích tốt đẹp. Mỗi thành viên của Vingroup luôn chủ động,


15


nỗ lực học hỏi, phấn đấu khơng ngừng để hồn thiện bản thân, ln lấy văn
hóa tập đồn và 6 giá trị cốt lõi của tập đoàn làm kim chỉ nam để hình thành
một thái độ làm việc tốt và điều chỉnh mọi hành vi của mình.
* Cấp độ 3
Những giá trị được công nhận: Đây là tầng sâu nhất của văn hóa, nó
quyết định và chi phối tồn bộ văn hóa Vingroup.
Trong định hướng phát triển nhân sự, Vingroup tập trung xây dựng
chính sách thu hút nhân tài, chế độ làm việc khoa học, tác phong làm việc
nhanh nhẹn, hiệu quả cùng những chính sách đãi ngộ, khen thưởng hấp dẫn.
Chính sách thu hút nhân tài: Vingroup có chính sách lương,
thưởng đặc biệt cạnh tranh đối với các nhân sự giỏi, có nhiều kinh nghiệm
trong các lĩnh vực liên quan, một mặt để giữ chân cán bộ nhân viên lâu dài,
mặt khác để “chiêu hiền đãi sĩ”, thu hút nhân lực giỏi từ nhiều nguồn khác
nhau về làm việc cho cơng ty.
Chính sách lương, thưởng, phúc lợi: Vingroup xây dựng chính sách
lương, thưởng phù hợp với từng vị trí cơng việc, kỹ năng và trình độ chun
mơn của cán bộ nhân viên nhằm ghi nhận đúng mức năng lực và kết quả công
việc của từng cá nhân, đồng thời tạo động lực khuyến khích cán bộ nhâ viên
phát huy năng lực, trách nhiệm để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
cơng việc.
- Các loại hình khen thưởng
Khen thưởng thành tích đột xuất: Khen thưởng các cá nhân có thành
tích xuất sắc trong cơng việc, góp phần mang lại lợi ích về kinh tế hoặc góp
phần nâng cao hiệu quả công việc của bộ phận, nâng cao uy tín, hình ảnh của
cơng ty; Khen thưởng các cá nhân, tập thể tích cực tham gia các hoạt động


16


văn thể, xây dựng văn hóa cơng ty.
Khen thưởng thành tích khi kết thúc dự án, chiến dịch: Khen thưởng
các cá nhân, tập thể tham gia tích cực và hồn thành tốt các nhiệm vụ được
giao, góp phần tạo ra thành công chung của mỗi dự án, chiến dịch.
Khen thưởng sáng kiến: Khen thưởng các cá nhân có sáng kiến
mang lại lợi ích cho cơng ty, có các đề xuất cải tiến mới góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, của bộ phận, nâng cao hình ảnh, uy tín của
cơng ty.
Ngồi ra Vingroup cịn có một chế độ làm việc đảm bảo quyền lợi của
nhân viên theo quy định của nhà nước: Vingroup tổ chức làm việc 8h/ngày,
5,5 ngày/tuần, nghỉ trưa 1h (nghỉ Lễ, Tết, ốm, đau, thai sản… theo quy định
của nhà nước).

17


KẾT LUẬN
Trong các tổ chức, ln có một hệ thống ln ln thay đổi, rất khó xác
định và miêu tả, nhưng hệ thống này vẫn tồn tại và những người lao động
trong tổ chức đó thường mơ tả nó bằng một khái niệm chung, đó là “văn hóa
tổ chức". Văn hóa tổ chức được hình thành dựa trên cơ sở triết lý kinh doanh
của người sáng lập ra tổ chức. Khi xây dựng văn hóa tổ chức mạnh với các
giá trị thích hợp thì nó sẽ có tác động tích cực đến hành vi của người lao
động. Tuy nhiên, cũng cần phải quan tâm đến những gánh nặng có thể có do
văn hóa tổ chức gây nên khi những giá trị văn hóa khơng giúp cho tổ chức bắt
kịp được với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chrles Hampden Turner, Fons Trompenaars (2008), Chinh phục các
làn sóng văn hóa, NXB Tri Thức.
2. John Wiley & Sons, Inc (2004), Organizational Culture and
Leadership, Published by Jossey-Bass.
3. Đinh Tuấn Minh, Một lần nhìn lại tầm nhìn sứ mệnh và các giá trị
cốt lõi của tập đoàn Vingroup, , 03 – 04 – 2019
4. Loan Văn Sơn, Văn hóa doanh nghiệp Vingroup,
, 12/04/2020
5. Chinh sach nhan su cua Vingroup, , 21/11/2018
6. TOPICA, Văn hóa tổ chức, />


×