Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Bài thảo luận tài sản và quyền đối với tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.9 KB, 24 trang )

0

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
LỚP CLC K45C

BÀI THẢO LUẬN
TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN
Giảng viên: Th.S Nguyễn Tấn Hồng Hải
Bộ mơn: Những Quy Định Chung Về Luật Dân Sự, Tài Sản và Thừa kế

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2021


Nhóm 4:


MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN ........................................................................ 2
1.1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời và nêu ví dụ minh hoạ. 2
1.2. Trong thực tiễn xét xử, “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá khơng? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có
cho câu trả lời khơng? ................................................................................................. 2
1.3. Trong thực tiễn xét xử, “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho
câu trả lời khơng? ........................................................................................................ 3
1.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan
đến “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ
khái niệm tài sản ( và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài) 4
1.5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có phải là tài sản khơng? Vì sao?........................................ 4
1.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến


“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”...................... 4
1.7 Bitcoin là gì?........................................................................................................... 5
1.8 Theo Tồ án, Bitcoin có phải là tài sản theo pháp luật Việt Nam không? .......... 5
1.9. Theo pháp luật nước ngồi, Bitcoin có được xem là một loại tài sản khơng?
Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị biết. ..................................................... 6
1.10 Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Toà án đối với Bitcoin trong mối quan
hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam. .......................................................................... 8
1.11 Quyền tài sản là gì? ............................................................................................. 8
1.12 Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là
quyền tài sản không? .................................................................................................. 9
1.13 Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Toà án nhân dân tối cao theo
hướng quyền thuê, quyền mua là quyền tài sản? ..................................................... 9
1.14. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao
trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái
niệm tài sản) ................................................................................................................ 9

VẤN ĐỀ 2: CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ................................................ 10


2.1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án đã khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án? ................................................................... 11
2.2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án đã khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? .................................................... 11
2.3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án đã khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? ............................................................ 12
2.4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu cơng khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ

của anh/chị về khẳng định của Tòa án? ................................................................... 12
2.5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định cụ Hảo khơng cịn
là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng
định này của Tòa án?................................................................................................. 13
2.6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối nhà đất có
tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao? ........... 14

VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN................................................. 15
3.1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời. ................................................................................................................... 15
3.2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
.................................................................................................................................... 15
3.3. Bà Dung có phải thanh tốn tiền mua ghe xồi trên khơng? Vì sao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời. ...................................................................................................... 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- BLDS: Bộ luật dân sự
- UBND: Ủy ban nhân dân


1

VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN
Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của TAND Tỉnh Khánh Hồ.
Ơng Hai kiện ơng Thái để yêu cầu ông Thái trả lại “Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất’’. Tịa sơ thẩm đình chỉ giải quyết vụ án vì cho rằng “Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất” không phải là tài sản, không thể xem đây là loại giấy tờ có giá

nên khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa nhưng ơng Hai kháng cáo. Tịa phúc
thẩm tiếp tục đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện cho ơng Hai.
Tóm tắt Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của TAND huyện Long Hồ tỉnh
Vĩnh Long.
Xét xử vụ án “Đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng” giữa nguyên đơn ông B,
bà H và bị đơn bà T ngày 28/8/2018. Năm 2012, sau khi sửa nhà xong thì 10 ngày
sau ơng B, bà H phát hiện mất giấy CNQSD đất. Sau khi làm đơn, UBND huyện Long
Hồ cấp lại giấy CNQSD đất cho ông B, bà H, nhưng sau khi có giấy CNQSD đất thì
khơng được nhận do Uỷ ban nói có người tranh chấp. Hiện nay, nà T giữ giấy CNQSD
đất của ông T và bà H và chỉ chấp nhận trả lại khi nhận đủ số tiền 120.000.000 đồng.
Quyết định chấp nhận yêu cầu khỏi kiện của ông B và bà H buộc bà T giao trả cho
ông B và bà H giấy CNQSD.
Tóm tắt Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của TAND tỉnh Bến Tre.
Ông Cường kiện Chi cục trưởng chi cục thuế Bến Tre vì đã truy thu tiền thuế về
việc ơng Cường mua bán tiền ảo. Tịa án cho rằng: Khung pháp lý về tiền kỹ thuật số
đang hồn thiện và chưa có văn bản nào quy định về điều này.Quyết định: chấp
nhận việc khởi kiện của ông Cường và việc truy thu thuế của chi cục thuế Bến Tre là
sai. Quan điểm của Tịa án là khơng xem tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là hàng hóa và
mua bán tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là kinh doanh hàng hóa được pháp luật cho phép
và phải chịu thuế.
Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10/4/2018 của HĐTP TAND TC.
Tại đơn khởi kiện ngày 5/7/2007, nguyên đơn bà H, bị đơn bà L. Cụ T chết
không để lại di chúc. Bà L là con riêng của cụ T4 đã đứng tên làm hợp đồng thuê căn
nhà và xin mua hoá giá căn nhà trên theo Nghị định số 61/CP, thanh tra quốc phòng
của Bộ tư lệnh Quân khu 7 đã họp giải quyết với nội dung: nếu gia đình bà khơng
cịn khiếu nại thì nhà số 63 đường B sẽ được giải quyết cho bà L mua hoá giá, giá trị

1



cịn lại của ngơi nhà sẽ do nội bộ chị em trong gia đình thoả thuận chia, sau khi mua
hố giá, bà L đã chiếm đoạt luôn căn nhà. Sau khi xét xử sơ thẩm bà H và ông T1 có
đơn kháng cáo. Giao hồ sơ vụ án cho TAND Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm
lại theo đúng quy định của pháp luật.
1.1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời và nêu ví dụ minh hoạ.
- Theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định tại điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ
trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong
một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.
- Ví dụ : “Các loại chứng khốn (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua
cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai,
nhóm chứng khốn hoặc chỉ số chứng khốn; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại
chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của
Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010)”.
1.2. Trong thực tiễn xét xử, “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu
trả lời khơng?
- Tại Quyết định Giám đốc thẩm số 16/2011/DS-GDT ngày 21/4/2011, Hội
đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao đã nhận định “pháp luật cũng không xác
định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là loại
giấy tờ có giá...”
- Trong Quyết định số 06 có cho câu trả lời cho câu hỏi này:
Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013: “ Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý
để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở
hữu tài sản khác gắn liền với đất.”. Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ
là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền,
không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.

- Trong Bản án số 39 cũng có câu trả lời:

2


Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lí để nhà nước xác nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất …
Rõ ràng, trong Bản án này, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà cũng chỉ là chứng thư pháp lí, là văn bản chứng quyền,
khơng được xem là loại giấy tờ có giá theo quy định tại điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.
1.3. Trong thực tiễn xét xử, “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” có là tài sản khơng? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời
không?
- Tại Bản án số 47/2018/DS-PT ngày 12/3/2018 của TAND tỉnh Đắk Lắk, Toà án
nhận định “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không được coi là tài sản
hay quyền tài sản…”.
- Trong Quyết định số 06 có cho câu trả lời cho câu hỏi này:
Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý
để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở
hữu tài sản khác gắn liền với đất.”. Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ
là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền,
không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.
- Trong Bản án số 39 cũng có câu trả lời:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lí để nhà nước xác nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất …

Rõ ràng, trong bản án này, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà cũng chỉ là chứng thư pháp lí, là văn bản chứng quyền,
khơng phải là tài sản.

3


1.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái
niệm tài sản ( và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài)
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015: “Tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
- Hướng giải quyết của Toà án trong Quyết định số 06 liên quan đến việc
không công nhận “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” là tài sản, là hợp lí và thuyết phục. Toà đã viện dẫn quy định tại khoản 16 Điều
3 Luật đất đai năm 2013 để làm căn cứ chứng minh rằng các loại giấy tờ chứng nhận
quyền sở hữu này chỉ là văn bản chứng quyền, không được xem là loại giấy tờ có giá
và do đó nó không phải là tài sản theo định nghĩa của pháp luật dân sự ở nước ta.
1.5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có phải là tài sản khơng? Vì sao?
- Nếu áp dụng BLDS năm 2015 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy sở
hữu nhà vẫn khơng phải là tài sản.
- Bởi vì định nghĩa tài sản khơng có sự thay đổi giữa BLDS năm 2005 và BLDS
năm 2015 và BLDS hiện hành cũng không bổ sung thêm hay thay đổi bất cứ quy
định nào về việc xác định loại giấy tờ có giá trong tài sản hay quy định liên quan đến
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà. Do đó, những loại
giấy tờ này vẫn chỉ là vật chứng quyền, không được công nhận là tài sản.
1.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến
“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”.
- Hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là hồn tồn hợp lí.
- Sau khi xác định được đây là chứng thư pháp lí nhưng lại có hàm chứa một số
quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân
sự, Toà đã tiến hành giải quyết Bản án này căn cứ theo lẽ công bằng, buộc bà T phải
trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông B mà bà T đang chiếm giữ trái
pháp luật. Mặc dù giấy chứng nhận quyền sử dụng không phải là tài sản nhưng việc
chiếm giữ một đồ vật mà biết chắc nó thuộc về người khác là trái với quy định của
pháp luật, bà T cịn có hành vi địi số tiền 120.000.000 đồng sau đó mới giao trả giấy

4


chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là hành vi sai trái, đi ngược lại với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Do đó, Quyết định buộc bà T phải giao trả lại giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B là thuyết phục.
1.7 Bitcoin là gì?
- “Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số, được tạo ra và nắm giữ dưới dạng điện
tử. Không giống như các loại tiền tệ vật chất truyền thống, như đô la hoặc euro,
Bitcoin không được in ra. Thay vào đó, Bitcoin được sản xuất bởi những người sử
dụng máy tính trên khắp thế giới, sử dụng phần mềm để giải quyết các vấn đề tốn
học.”1
1.8 Theo Tồ án, Bitcoin có phải là tài sản theo pháp luật Việt Nam khơng?
- Bitcoin khơng được coi là tài sản vì:
+ Bitcoin không phải là tiền.
Theo Điều 16,17 Luật Ngân hàng nhà nước 2010 quy định về đơn vị tiền,
bitcoin không được xem là đơn vị tiền của nhà nước Việt Nam.
Điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước quy định về ngoại tệ, bitcoin
không được xem là ngoại tệ và cũng không phải là đối tượng của ngoại hối vì bitcoin
khơng phải đồng tiền của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới hiện nay.
Bitcoin không phải là đơn vị tiền của Việt Nam, cũng không phải là ngoại tệ.

+ Bitcoin không phải là vật
Vật được xem là một bộ phận của thế giới vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng,
khí và con người có thể chiếm hữu, kiểm sốt được; ví dụ như nhà, xe, bàn
ghế…Bitcoin không tồn tại dưới dạng này.
+ Bitcoin không phải là giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá phải do các chủ thể được phép phát hành. Giấy tờ có giá bao
gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu cơng
ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, cơng trái.
+ Bitcoin khơng phải là quyền tài sản, bởi lẽ:
Theo Điều 115 Bộ Luật Dân sự năm 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được
bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử

Tìm hiểu về Bitcoin và tiền điện tử (tiền ảo), ,truy cập ngày 14/4/2021.
1

5


dụng đất và các quyền tài sản khác. Bitcoin tồn tại dưới dạng đồng tiền ảo nên
không thể coi là quyền tài sản được.
- Hiện nay, khung pháp lý về bitcoin chưa được ban hành, vì thế bitcoin khơng
thể được coi là tài sản bởi vì chưa có quy định cụ thể cũng như các quy định khác
liên quan để giải thích rõ. Vì vậy, Tồ án sẽ khơng thụ lý những tranh chấp liên quan
đến bitcoin mà người khởi kiện yêu cầu giải quyết dưới hình thức tranh chấp tài sản.
2

1.9. Theo pháp luật nước ngồi, Bitcoin có được xem là một loại tài sản khơng? Nếu
có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
- “Nước đầu tiên hoàn tồn chấp nhận Bitcoin đó là Nhật Bản. Từ ngày
1/4/2017, Bitcoin được coi là tài sản và là một phương thức thanh toán hợp pháp,

được quản lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài Chính Nhật Bản (JFSA). Một số tổ chức lớn tại
đây đã công nhận Bitcoin như một loại tiền tệ.” 3 Nước đầu tiên hoàn toàn chấp
nhận Bitcoin đó là Nhật Bản. Bắt đầu từ ngày 1/4/2017, Bitcoin được coi là tài sản
và là một phương thức thanh toán hợp pháp, được quản lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài
Chính Nhật Bản (JFSA). Một số tổ chức lớn tại đây đã công nhận Bitcoin như một
loại tiền tệ. Các luật trong việc giao dịch tại ngân hàng vẫn chưa thay đổi, nhưng
chúng cũng đang được xem xét để làm cho Bitcoin thậm chí cịn có thể sử dụng
được trong đời sống hằng ngày.
Nhật Bản chính thức thừa nhận bitcoin và các đồng tiền số như là tài sản,
phương tiện thanh tốn nhưng khơng phải là “đồng tiền luật định" (xem Điều 2-5
của Đạo luật Dịch vụ Thanh toán của Nhật Bản (PSA) ngày 25 tháng 5 năm 2016).
Vào ngày 7 tháng 3 năm 2014, nội các chính phủ Nhật Bản đã đưa ra phán quyết về
việc xử lý hợp pháp các bitcoin. Phán quyết này không coi bitcoin là tiền tệ và trái
phiếu theo Luật ngân hàng hiện hành và các Luật cơng cụ tài chính và giao dịch, cấm

Tranh chấp về bitcoin giải quyết như thế nào?, truy cập ngày 14/4/2021.
2

3

Tìm hiểu pháp lí Bitcoin tại Việt Nam và trên thế giới, , truy cập ngày 14/4/2021

6


các ngân hàng và cơng ty chứng khốn kinh doanh bitcoins. Phán quyết cũng thừa
nhận rằng khơng có điều luật nào ngăn cấm các cá nhân hoặc pháp nhân không
được nhận các bitcoins để đổi lấy hàng hoá hoặc dịch vụ. Việc đánh thuế có thể
được áp dụng cho bitcoins. Theo tờ Nikkei Asian Review, vào tháng 2 năm 2016,
"các nhà quản lý tài chính Nhật Bản đã đề nghị xử lý các loại tiền ảo như là các

phương thức thanh tốn tương đương với các loại tiền tệ thơng thường". Thành phố
Hirosaki chính thức chấp nhận các khoản đóng góp bitcoin với mục đích thu hút
khách du lịch quốc tế và tài trợ cho các dự án địa phương 4. Trong khi hầu hết các
nước phương Tây, vốn đi tiên phong trong các trào lưu mới, khoanh vùng cấm đối
với Bitcoin, thì Nhật Bản đã thực hiện một cách tiếp cận hoàn toàn trái ngược. Từ
ngày 1/4/2017, Luật Dịch vụ Thanh toán (Điều luật về tiền ảo, một phần của Luật
Ngân hàng) chính thức cơng nhận Bitcoin là một phương tiện thanh tốn. Tiếp đó
vào tháng 9/2017, Chính phủ Nhật Bản (FSA) cấp giấy phép hoạt động cho 11 sàn
giao dịch Bitcoin tại quốc gia này, và 17 đồng tiền số cũng được phép giao dịch trên
11 sàn giao dịch này5. Việc luật hóa chính thức cơng nhận bitcoin của chính phủ
Nhật Bản song song với các chính sách hạn chế ở các nước láng giềng như Trung
Quốc, Hàn Quốc… (Tính từ năm 2014 đến tháng 1/2017, thị trường Trung Quốc
chiếm khoảng 90% lượng giao dịch bitcoin toàn cầu) đã đẩy giá Bitcoin lên tới 7.000
USD. Ngoài ra, ở một số thời điểm doanh thu của đồng tiền kỹ thuật số có nguồn
gốc từ Nhật có thể chiếm tới 60% lượng Bitcoin toàn cầu trong một số ngày đỉnh
điểm6.
Vào tháng 10 năm 2015, Toà án Tư pháp của Liên minh Châu Âu đã phán
quyết rằng “Việc trao đổi các loại tiền tệ truyền thống cho các đơn vị tiền tệ ảo”

4

Legality of bitcoin by country or territory
/>5

Bitcoin – Động lực mới cho nền kinh tế Nhật Bản?

/>6

Japan: A Forward Thinking Bitcoin Nation


/>
7


bitcoin “được miễn thuế GTGT” và rằng “các quốc gia thành viên phải miễn làcác
giao dịch liên quan đến ‘đồng tiền , tiền giấy và tiền xu được sử dụng như là hợp
pháp”, làm cho bitcoin một loại tiền tệ như trái ngược với một hàng hóa. Theo các
thẩm phán, khơng nên tính thuế vì bitcoin nên được coi như một phương tiện thanh
tốn.
Mặc dù khơng chính thức hợp pháp tại Mỹ, CFTC đã phân loại tiền điền tử như
một mặt hàng trong khi Bộ Tài Chính Mỹ coi đây là một doanh nghiệp dịch vụ tiền tệ
(MSB). Chính phủ Mỹ đã cởi mở và tích cực hơn về Bitcoin so với nhiều quốc gia
khác. Dù không một nhà quản lý tài chính nào coi nó như một loại tiền tệ, Bitcoin
vẫn được báo cáo trong các bản khai thuế. Mạng lưới Khống chế Tội phạm Tài chính
của Mỹ (Financial Crimes Enforcement Network) đã và đang nghiên cứu về Bitcoin
trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, Bitcoin cũng đã có mặt trên thị trường tài chính
phái sinh của Mỹ.
1.10 Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Toà án đối với Bitcoin trong mối quan
hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam.
- Việc Tồ án khơng cơng nhận Bitcoin là một loại tài sản là hoàn toàn phù hợp
với pháp luật Việt Nam hiện tại. Theo quy định về khái niệm tài sản trong BLDS hiện
hành, Bitcoin không thoả mãn bất cứ yếu tố nào để có thể được xem là một loại tài
sản, nó khơng phải là vật, tiền, cũng khơng phải là giấy tờ có giá hay quyền tài sản.
Do đó, quyền sở hữu Bitcoin cũng khơng được pháp luật Việt Nam bảo vệ cũng như
việc sử dụng hay lưu hành đồng tiền ảo này cũng không được ủng hộ và có thể bị xử
lí vi phạm hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu bị phát hiện.
1.11 Quyền tài sản là gì?
- Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận: “Quyền tài
sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.


8


1.12 Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền
tài sản không?
- Bộ luật Dân sự hiện hành chưa có các quy định cụ thể nào để khẳng định
quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản.
- Tuy nhiên, theo án lệ 31/2020,
Như vậy, cụ T là người có cơng với cách mạng, nên được Quân khu 7 xét cấp
nhà số 63 đường B nêu trên theo tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội. Đến thời điểm cụ
T chết năm 1995, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối với nhà số 63 nêu trên.
Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995, quyền thuê, mua
hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao
cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và ơng T1 được hưởng thừa kế quyền th,
mua hóa giá nhà của cụ T.
- Trong án lệ này, quyền thuê, mua hoá giá nhà (bất động sản - một loại tài sản
theo quy định của BLDS hiện hành) là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền).
1.13 Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Toà án nhân dân tối cao theo hướng
quyền thuê, quyền mua là quyền tài sản?
- Trong đoạn đầu của phần Nhận định của Toà án, Toà án nhân dân tối cao đã
xác định như sau: “Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự năm
1995, quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền)
và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T.”.
1.14. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao
trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm
tài sản)
- Có thể thấy, hướng giải quyết trên của Toà án tối cao trong việc xác định
quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản phù hợp với các quy định của pháp
luật dân sự, giúp tạo tiền lệ cho các Toà án cấp dưới xét xử các vụ việc có nội dung

tương tự.
- Tồ án đã trích dẫn các quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự
năm 1995 để làm căn cứ xác định các quyền trên là quyền tài sản là hoàn toàn phù
hợp và thuyết phục. Quyền thuê, mua hoá giá căn nhà số 63 của ông T là quyền có

9


thể trị giá được bằng tiền từ đó nó được các quy định của luật dân sự điều chỉnh
như là một quyền tài sản và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ.

VẤN ĐỀ 2: CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/09/2013 của Hội đồng thẩm phán Tịa án
nhân dân tối cao
Gia đình chị Vân ở lại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị
Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phái ngun đơn khai có địi
nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng khơng có tài liệu chứng minh,
đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là
khơng có căn cứ vì thực tế cụ Hảo khơng cịn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia

10


đình chị vân đã ở lại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình liên tục cơng
khai.
2.1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án đã khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tòa án?
- Đoạn “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ”,
“Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954”,

“nguyên đơn khai có địi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975”, “đến năm
2004 cụ Hảo mới kiện ra toà” “Ngày 18/02/2001 chị bán tầng 1 nhà số 2 Hàng Bút
cho vợ chồng anh Nguyễn Hồng Sơn và chị Dương Thị Ngọc Lan”
- Căn cứ Khoản 1 Điều 179 BLDS năm 2015:
“1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.”
Vì gia đình chị Vân đã ở nhà số 2 Hàng Bút nhiều thế hệ cộng với khoản thời
gian bắt đầu ở từ năm 1954 đến khi cụ Hảo kiện ra toà năm 2004 là tầm 50 năm, chị
Vân bán tầng 1 nhà số 2 hàng Bút cho vợ chồng anh Sơn chị Lan, thế nên
- Chị Vân nắm giữ và chi phối trực tiếp đối với tài sản nhà đất đang tranh chấp
- Khẳng định của Toà án hoàn toàn hợp lý.
2.2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án đã khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tịa án?
- Đoạn : “...Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu
ngay tình, liên tục, cơng khai theo quy định tại khoản 1 Bộ luật dân sự về xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu...” đã khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay
tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm.
- Khẳng định trên của Tòa án nhân dân tối cao là có phần đúng đắn. Bởi từ
quyết định giám đốc thẩm này có thể thấy chưa xác minh được ông Hải thuê nhà
của cụ Hảo từ năm 1954 hay là th nhà của ơng Chính từ năm 1968. Trong khi đó,
ơng Chính lại khơng xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ơng Chính quản lý
căn nhà. Có thể nhận ra quyền chiếm hữu, sở hữu nhà đất này cũng như thời điểm
xác lập giao dịch cho thuê chưa thực sự rõ ràng. Vì thế, bị đơn là chị Nhữ Thị Vân -

11


người không trực tiếp giao dịch để thuê nhà đất, cũng như không nắm rõ giao dịch
thuê nhà đất này có thể khơng biết và khơng thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là

khơng có căn cứ pháp luật (thỏa mãn điều 189 BLDS 2005) nhưng chị Vân lại khai có
biết về việc thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền th nhà cho ơng Chính. Vậy thì chị
Vân có thực sự biết hay khơng biết việc chiếm hữu tài sản đó là khơng có căn cứ
pháp luật của mình? Theo quan điểm của chúng tơi, Tịa án đã có kết luận chưa thật
sự thỏa đáng, phù hợp với thực tế.
2.3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án đã khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tịa án?
- Đoạn “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ”, tuy
có tranh chấp “Mặc dù phía ngun đơn khai có địi nhà đối với gia đình chị Vân từ
năm 1975 nhưng khơng có tài liệu chứng minh”.
- Căn cứ Điều 182 BLDS năm 2015:
“1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian
mà khơng có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa
được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án hoặc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác
chiếm hữu.
2. Việc chiếm hữu không liên tục khơng được coi là căn cứ để suy đốn về tình trạng
và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.”
Chị Vân hoàn toàn chiếm hữu liên tục đối với nhà đất có tranh chấp, thế nên
khẳng định của Toà án hoàn toàn hợp lý.
2.4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu cơng khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định của Tòa án?
- Tịa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu cơng khai nhà đất có tranh
chấp trên 30 năm dựa vào đoạn:

12



“Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục,
cơng khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự về xác lập quyền sở
hữu theo thời hiệu : Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động
sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời
điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này…”
- Quyết định của Tòa án là hợp lý.
+ Theo Khoản 1 Điều 183 BLDS năm 2015:
“Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không
giấu giiếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng cơng dụng và được
người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình”.
+ Chị Vân đã ở cùng gia đình tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954 một cách
minh bạch, không giấu giếm, bố chị xem căn nhà là tài sản của mình và cũng đã
nâng cao nền nhà, thay cửa.
2.5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định cụ Hảo khơng cịn là
chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định
này của Tòa án?
- Tịa án khẳng định cụ Hảo khơng cịn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp
qua đoạn:
“Mặc dù phía ngun đơn khai có địi nhà đối với gia đình nhà chị Vân từ sau năn
1975 nhưng khơng có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hịa giải tại Ủy ban nhân
dân phường Hàng Bố năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tịa
án u cầu chị Vân trả nhà là khơng có căn cứ vì thực tế cụ Hảo khơng cịn là chủ sở
hữu nhà đất nêu trên”.
- Khẳng định này của Tòa án là hợp lý, đảm bảo được lợi ích của các bên liên
quan. Vì:
+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự:
“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu”.


13


- Do vậy, chị Vân đã chứng minh được là đã chiếm hữu, sử dụng thửa đất đó
ngay tình, liên tục, công khai từ 30 năm trở lên nên chị Vân trở thành chủ sở hữu tài
sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu. Mặt khác, theo quy định của pháp luật tố
tụng dân sự, người kiện đòi tài sản phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho u
cầu địi tài sản của mình là có căn cứ và hợp pháp. Do vậy, kể cả trường hợp gia đình
chị Vân khơng chứng minh được là đã chiếm hữu, sử dụng thửa đất đó ngay tình,
liên tục, cơng khai từ 30 năm trở lên thì điều đó cũng khơng có nghĩa là gia đình chị
Vân phải trả lại thửa đất cho người khởi kiện.
2.6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối nhà đất có
tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền khơng? Vì sao?
- Nếu cụ Hải th nhà của cụ Hảo từ năm 1954 thì chị Vân được hưởng quyền
dân sự vì thời hiệu hưởng quyền của chị đã hết nên chị được xác lập quyền sở hữu
đối với nhà đất có tranh chấp. Vì theo khoản 1, Điều 247, BLDS năm 2005 và Điều
236, BLDS năm 2015:
“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ
trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Gia đình chị Vân đã ở tại nhà đất có tranh chấp trên từ năm 1954 đến năm
2004 (thời điểm cụ Hảo đưa khởi kiện ra Tồ u cầu chị Vân trả nhà) thì đã được
50 năm. Theo quy định thì chị Vân đã chiếm hữu bất động sản trên 30 năm nên trở
thành chủ sở hữu của tài sản này.
- Nếu cụ Hải thuê nhà của ơng Chính từ năm 1968 thì cụ Hảo vẫn là chủ sở
hữu nhà đất nên chị Vân không được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh
chấp.


14


VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN
3.1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời
- Chủ sở hữu và chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro đối với
tài sản theo quy định của Bộ luật Dân Sự năm 2015.
- Điều 162 Bộ luật Dân Sự năm 2015 quy định:
“1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi
quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
3.2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Tại thời điểm cháy chợ, bà Dung là chủ sở hữu số xoài.
- Bà Dung nhận ghe xoài trước khi vụ cháy chợ xảy ra dẫn đến việc ghe xoài bị
hư. Vì thế, sau khi nhận hàng, bà Dung chính là chủ sở hữu của ghe xồi thơng qua
giao dịch mua bán giữa bà Dung và bà Thủy.
Khoản 1, Điều 162, BLDS năm 2015: Chịu rủi ro về tài sản
“1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Khoản 1, Điều 441, BLDS năm 2015 quy định về: Thời điểm chịu rủi ro:
“1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên
mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
- Từ hai căn cứ pháp lý này, ta có thể xác định, người nào là chủ sở hữu tài sản
thì phải chịu rủi ro tài sản thuộc sở hữu của mình.
3.3. Bà Dung có phải thanh tốn tiền mua ghe xồi trên khơng? Vì sao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.

- Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài cho bà Thuỷ.
Căn cứ theo Điều 441 BLDS năm 2015: “Bên bán phải chịu rủi ro đối với tài sản
trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua phải chịu trách nhiệm vơi tài sản

15


kể thừ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác và luật có quy
định khác.”
Điều 223 BLDS năm 2015: “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua
bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy
định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.”
Điều 162 BLDS năm 2015:
“1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi
quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

16


17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản pháp luật tiếng Việt.
1. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm
2005.
2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm

2014.
3. Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015 số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm
2015.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bán án và bình luận bản án, Nhà xuất bản
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam năm 2019 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 4-7,
8-10, 134-137, 139-139 và 164-165.
2. Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và thừa kế
của Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức năm 2018,
Chương I.
3. Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và
thừa kế của Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức năm
2018, Chương V.
4. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
Nhà xuất bản Đại học quốc gia năm 2007, tr.236 đến 237, tr.244 đến 245, tr.269 đến
271.

18


19



×