Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Giúp nhân viên lấy lại “phong độ” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.79 KB, 2 trang )

Giúp nhân viên lấy lại “phong độ”
Một nhân viên giỏi bỗng nhiên làm việc kém hiệu quả, chất lượng công việc giảm sút
đáng kể. Là lãnh đạo, bạn sẽ làm gì đề giúp anh ta trong trường hợp này?
Trước đây anh ta được đánh giá là một nhân
viên xuất sắc. Anh ta làm việc với tinh thần trách
nhiệm cao, luôn nỗ lực hợp tác, hoàn thành công
việc đúng tiến độ và sẵn sàng tham gia vào những
hoạt động chung.
Thế nhưng gần đây, hiệu quả công việc giảm sút khá nhiều. Anh ta dễ cáu kỉnh, không nhiệt
tình và có vẻ uể oải.
Trong trường hợp này, chắc chắn nhân viên của bạn đang gặp chuyện gì đó.
Bởi vì, chẳng có thay đổi nào mà không có nguyên nhân, dù nguyên nhân bên trong (ở bản
thân cá nhân), hay nguyên nhân bên ngoài (từ ông chủ, đồng nghiệp, những người quan trọng
khác). Cách dế nhất để biết chuyện gì đang xảy ra là hỏi trực tiếp nhân viên của mình.
Trước khi tiếp xúc với nhân viên, hãy thu thập tất cả những thông tin cần thiết. Bạn có thể đề
cập mối quan tâm của mình với người quản lý hoặc giám sát trực tiếp, xem xét kết quả làm việc
của nhân viên đó, có nhiều sai sót hay không, có bị nhiều người phàn nàn hay không…Điều bạn
muốn là nắm được tình hình trước khi nói chuyện trực tiếp với nhân viên đó.
Tiếp đó, đề nghị nhân viên đó gặp bạn trong phòng họp hoặc một nơi nào đó yên tĩnh. Tránh
gặp ở chính phòng làm việc của nhân viên bởi vì như vậy sẽ không có lợi cho anh ta.
Nếu không có sẵn những phòng họp chung như thế, hãy nói chuyện tại phòng làm việc của
bạn. Mời nhân viên vào và ngồi xuống. Hãy tạo ra một bầu không khí cởi mở và thẳng thắn.
Nên nhớ là bạn đang nói chuyện với một nhân viên giỏi, luôn làm việc hiệu quả. Bây giờ thì anh
ta đang gặp chuyện gì đó, bạn muốn biết nguyên nhân và giúp anh ta vượt qua để không ảnh
hưởng đến công việc.
Hãy tránh ngồi sau bàn làm việc vì điều này sẽ tạo ra khoảng cách có thể khiến hai bên cảm
thấy e ngại. Nếu có thể, hãy ngồi ở bàn tròn, trông bạn sẽ bớt quyền lực hơn và cũng gần gũi
với nhân viên hơn. Nếu không có bàn tròn, nhấc ghế ngồi cạnh cậu ta. Nhìn thẳng vào mắt
nhân viên khi nói chuyện, không khoanh tay hay bắt chân chữ ngũ để tránh ra vẻ của một ông
chủ với một nhân viên làm việc tồi.
Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một giọng nói thân mật. Hãy nói về những thành tích anh ta


đã đạt được trước đây, và khen ngợi anh ta. Bạn cũng có thể đề cập đến những kế hoạch trong
tương lai gần.
Sau đó, vẫn nhìn thẳng vào nhân viên, bạn có thể thẳng thắn nói rằng: Hình như công việc dạo
này không tốt như trước, bạn có thể đưa ra một số chứng cứ như những lời phàn nàn, các con
số, một số báo cáo và có thể cả những hành vi không bình thường.
Hoặc bạn có thể hỏi nhân viên: ”Cậu thử đánh giá công việc, thái độ và hành vi gần đây của
mình xem?” Tất nhiên cũng cần chuẩn bị tâm lý sẽ nhận được câu trả lời là ”Tôi thấy mọi thứ
vẫn bình thường, có thể không tốt được như trước nhưng cũng tạm ổn, có thể chấp nhận
được”. Trong trường hợp này, bạn cần sử dụng tất cả những số liệu đã thu thập được để chỉ ra
rằng: Mọi việc chẳng tốt tí nào.
Hãy chắc chắn là mọi thứ không được ổn lắm, nhưng không phải bằng thái độ hống hách, kẻ cả
hay nóng nảy. Điều đó chỉ khiến nhân viên phủ nhận mọi vấn đề mà thôi. Mục đích của bạn là
khuyến khích nhân viên này biết rằng bạn biết anh ta đang gặp khó khăn, và bạn có thể chia sẻ
với anh ta.
Nếu vấn đề mang tính cá nhân và nhân viên không muốn nói ra, bạn cũng đừng cố gặng hỏi
làm gì. Đơn giản bạn không muốn những điều đó ảnh hưởng đến công việc mà thôi.
Bạn có thể gợi ý để nhân viên đó được tham gia những khoá đào tạo, cung cấp thêm nhưng
công cụ làm việc cần thiết hoặc giảm bớt khối lượng công việc. Có thể anh ta cần vài ngày nghỉ
để thư giãn và giảm stress. Nói tóm lại, dù vấn đề của anh ta là gì, sự quan tâm của bạn sẽ giúp
anh ta trở lại “phong độ” trước đây.
Nguyệt Ánh
Theo entrepreneur

×