Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Ngàn lẻ một thắc mắc về đơn xin việc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.79 KB, 2 trang )

Ngàn lẻ một thắc mắc về đơn xin việc
(Dân trí) - Muôn đời nay, người đi xin việc bao giờ cũng phải viết những lá đơn xin việc
quá quen thuộc, song vẫn còn rất nhiều điều về lá đơn này mà chưa chắc bạn đã biết.
Gửi hồ sơ xin việc mà thiếu đơn xin việc thì cũng chả sao?
Sai. Trừ khi bạn muốn “số phân” của hồ sơ xin việc bị lãng quên, bị ném vào thùng rác, còn
không thì đừng quên gửi kèm một lá đơn xin việc ấn tượng.
Đơn xin việc chính là một bản tóm tắt hồ sơ xin việc?
Sai. Đơn xin việc nên trình bày, tạo điểm nhấn về thế mạnh của bạn mà hồ sơ xin việc chưa nói
rõ. Đây chính là những điều tạo nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ.
Đơn xin việc chỉ đóng vai trò phụ trong hồ sơ xin việc?
Sai. Đơn xin việc không phải là một bản liệt kê những gì có trong hồ sơ xin việc. Một số nhà
tuyển dụng cho rằng đơn xin việc đôi khi còn quan trọng hơn cả hồ sơ xin việc khi họ quyết định
nhận ai vào làm.
Trong đơn xin việc chỉ cần viết “Kính gửi…” chung chung?
Sai. Thật ấn tượng khi bạn tìm hiểu kĩ về công ty, về người sẽ phỏng vấn bạn và sẽ tiếp nhận hồ
sơ của bạn. Một dòng kính gửi hướng về một người cụ thể sẽ ấn tượng hơn rất nhiều một lời
kính gửi chung chung.
Đơn xin việc càng ngắn càng tốt, chỉ cần như một đoạn văn thôi?
Sai. Không có một tiêu chí chung nào về độ dài của đơn xin việc, nó phụ thuộc vào nội dung bạn
muốn trình bày. Nếu như đơn xin việc gửi kèm theo hồ sơ xin việc, có thể trình bày trong một
trang giấy, chia làm các đoạn nhỏ. Còn nếu như chỉ gửi độc lập đơn xin việc, 2-3 trang là đủ.
Tốt nhất là viết đơn xin việc chứ không đánh máy?
Sai. Trừ khi công ty đó yêu cầu, hoặc có mẫu viết tay cụ thể, nếu không bạn có thể đánh máy.
Lá đơn này không đóng vai trò giúp tôi xin việc thành công?
Sai. Cho dù bạn có giỏi đến mấy, nhưng bạn chưa “xuất đầu lộ diện” thì sao nhà tuyển dụng biết
được. Lúc này chỉ có đơn xin việc “thân chinh” làm cầu nối cho bạn đến với nhà tuyển dụng. Nếu
nó không hay, không hiệu quả, thì sao nhà tuyển dụng nghĩ bạn có thể làm tốt những việc khác
được. Bạn hãy thật chú ý nhé!
Gia Nam
Theo Allbussiness
Nguồn : Dân trí


×