Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

LSTTVN: Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị

Nhóm sinh viên: CTH-B

Thành phố Hồ Chí Minh, 2019


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM LỚP CTH-B
1. Đinh Gia Qui
2. Nguyễn Ngọc Tuyền
3. Hồ Hà Văn Sơn


TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 ở làng Bùi Chu, huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thân sinh của ông là Nguyễn Quốc Thư, một
nhà nho, làm nghề Đông y, theo Thiên Chúa giáo. Từ nhỏ ông đã được
than sinh dạy cho chữ Hán, sau đó theo học ơng Tú Giai ở lang Bùi
Ngỗi, ơng Cống Hữu ở quê, rồi đến học ở trường của một viên tri
huyện ở quê huyện Quỳnh Lưu.
Nguyễn Trường Tộ học rất giỏi được người đời tôn vinh là trạng Tộ.
Mặc dù không đi theo con đường khoa bảng nhưng khả năng về


nho học của Nguyễn Trường Tộ có thể nói khơng thua kém gì các nhà
khoa bảng trong triều đình lúc bấy giờ.
Lý do mà ông không theo khoa bảng để thi:
+ Vào thời điiểm này Thiên Chúa giáo bị phân biệt đối xử, và bị coi là
“dĩu dân” tức là dân xấu đối với lương dân những người không theo đạo
Thiên Chúa giáo.
+ Bản than ông cũng không thiết tha với con đường khoa cử.
Nhờ đó ơng có thể suy nghĩ phóng khống, vượt khn khổ của xã
hội đương thời. Ông nhận thức sâu sắc lối học khoa cử là lối hư học,
ông chủ trương nhấn mạnh thực học.

Sau khi thơi học, ơng có mở trường dạy chữ Hán tại nhà. Sau đó,
được mời dạy chữ Hán tại Nhà Chung xã Đồn và được Giám mục người
Pháp là Ngơ Gia Hậu (Gauthier) dạy tiếng Pháp và một số hiểu biết về
các khoa học thường thức của Phương Tây.
Cần lưu ý một số điều: Là người Cơng giáo có học thức và thường
xuyên để tâm nghiên cứu mọi vấn đề, Nguyễn Trường Tộ hiểu sâu Kinh
Thánh. Điều này thể hiện rõ trong các di thảo Điều trần của ơng: Ơng
thường viện dẫn Kinh Thánh khi lập luận và vận dụng một cách khéo
léo. Ví dụ: Thay vì dung khái niệm Chúa Trời, ông dung khái niệm Tạo


Vật hoặc Chúa Tạo vật là những khái niệm gần gũi với Hán học và
truyền thống tư tưởng phương Đông.
Tháng 4 năm 1868, Nguyễn Trường Tộ trở về Nghệ An và mất
ngày 22-11-1871.
Từ đầu năm 1863 đến trước khi qua đời, Nguyễn Trường Tộ đã gửi
lên Triều đình trên dưới 60 điều trần có liên quan đến việc canh tân đất
nước. Ông đã viết những bài cuối cùng trên giường bệnh, khi thần chết
đã rình rập bên màn.

Gần như tất cả các nhà nghiên cứu từ trước đến nay đều khẳng
định tấm lịng u nước sắt son của ơng. Đúng vậy: Nguyễn Trường Tộ
là một nhà yêu nước kiên trung. Tất cả những đề nghị canh tân của
ông đều nhằm làm cho đất nước được giàu mạnh, đủ sức khôi phục
lãnh thổ đã mất, đủ sức bảo vệ nền độc lập dân tộc và tiến kịp các
nước văn minh..
Thời gian trơi qua, các đề nghị cụ thể có giá trị lớn lao thưở ấy đã
bị vượt qua từ lâu, nhưng nhiều tư tưởng và lập luận mà Nguyễn Trường
Tộ đã viết ra đến nay vẫn còn giá trị, rất đáng được nghiên cứu và kế
thừa.
Những tư tưởng, luận điểm cơ bản làm nền tảng cho đường lối và
đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ đã được trình bày gắn liền với
các đề nghị cụ thể của ông, thường là ở phần đầu nhiều bản điều trần.
Hồn tồn có thể nhặt chúng ra và sắp xếp thành hệ thống. Bởi lẽ, một
là, Nguyễn Trường Tộ đã có chủ tâm làm rõ cơ sở lý luận, tư tưởng của
các đề nghị cụ thể; hai là, trong tổng thể của nó, cơ sở ấy xuyên suốt
các bản điều trần của ông, dẫu rằng ơng đã trình bày và vận dụng
riêng rẽ từng luận điểm hoặc một số luận điểm trong từng bản điều
trần và từng tốp luận điểm đề nghị cụ thể.
Những đóng góp của ơng là di sản vơ cùng q giá trong lịch sử tư
tưởng cải cách của Việt Nam.

1. VỀ KINH TẾ
Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình chú ý phát triển kinh tế một
cách toàn diện, bao gồm nơng nghiệp, cơng - thương nghiệp và tài
chính. Ơng cịn gợi ý cho nhà nước cách tạo ra vốn, tài chính để phát
triển kinh tế.


1.1. Về nông nghiệp

Theo Nguyễn Trường Tộ, ở thời nào cũng vậy “nông nghiệp là cái
gốc, ăn
mặc và hàng trăm nhu cầu khác cho đời sống đều nhờ nông
nghiệp”.
Thế mà dưới sự cai trị của Tự Đức, nông nghiệp nước ta giảm sút
nghiêm trọng,
dự trữ thóc gạo nhà nước chẳng có bao nhiêu, đời sống nhân dân lại
càng khó
khăn. Đó là hậu quả của phương thức canh tác lạc hậu và tổ chức
sản xuất nông
nghiệp yếu kém. Từ thực trạng đó của đất nước, Nguyễn Trường Tộ
đề xuất với
triều đình Huế hàng loạt các biện pháp để phát triển kinh tế nơng
nghiệp.
Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải quan tâm đào tạo đội ngũ
chuyên môn trông coi nông nghiệp mà ông gọi là “quan nông”.
Những người
này phải được học trong các trường nơng chính nào đó, có thể gửi
đào tạo ở
nước ngoài để nắm vững những kiến thức về thiên văn, địa lý, thực
vật, tổ chức
nông nghiệp. Để giải quyết yêu cầu trước mắt, Nguyễn Trường Tộ đề
nghị triều
đình những người là cử nhân, tú tài bổ dụng làm nông quan. Những
nông quan
này phải vừa làm vừa học. Họ phải đọc chun mơn về nơng nghiệp
để bổ sung
cho mình những kiến thức cần thiết, nắm vững tình hình đất đai của
địa phương
trấn nhiệm, việc chăn nuôi, giống má, ao hồ, đầm phá, phải biết

hướng dẫn nơng
dân huyện mình chọn giống má, gieo mạ, cày cấy, bón phân, phải
theo dõi nắm
được tình hình sản xuất, nếu ai có cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất
thì xem xét,
rút kinh nghiệm cho dân học tập.
Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải hạn chế sự tàn phá của


lũ lụt bằng cách trồng rừng và đào kênh. Thực tế nền nông nghiệp
của nước ta thường xuyên bị lũ lụt đe dọa. Theo Nguyễn Trường Tộ,
nguyên nhân là nước ta ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều, mưa chủ yếu ở
vùng thượng nguồn mà rừng đầu nguồn bị chặt phá vô tội vạ không
ngăn được, sông nước ta độ dốc cao, lịng sơng lại hẹp.
Điều đó dẫn đến vỡ đê, lụt lội. Để khắc phục tình trạng đó,
Nguyễn Trường Tộ
nêu ra các biện pháp:
- Trồng rừng: trồng rừng không chỉ ở thượng nguồn mà phải trồng ở
ven
biển, dọc đường đi. Trồng rừng như vậy có ba điều lợi: một là, ngăn
bão, lũ; hai
là, cân bằng môi trường sinh thái; ba là, thường xuyên có gỗ để xuất
khẩu.
- Phải đào các kênh nhánh nối các con sơng chính. Đào sơng như
vậy có ba
điều lợi: Một là, xả lũ khi lụt; hai là,dẫn nước khi hạn; ba là, các vam
sông đặt
các trạm thu thuế các thuyền buôn qua lại.
- Phải chỉnh lại kinh giới, nắm được diện tích canh tác, đặt thuế các
loại

ruộng để tránh sự tham ô của quan lại địa phương; phải điều tra và
kế hoạch
khai hoang, “phải có bản đồ tồn quốc ghi những vị trí, địa thế,…”.
Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải coi trọng việc thu thập
kinh
nghiệm, phát huy sáng kiến. Để làm được điều đó, theo ơng triều
đình cần phải:
- Đặt khoa hải lợi để xem xét và khen thưởng cho những ai có sáng
kiến mới
trong nghề làm muối, đánh cá, ướp cá, nuôi cá.
- Đặt khoa sơn lại để xem xét và khen thưởng cho những ai tìm ra
cách phát
hiện mỏ và khai thác mỏ.
- Đặt khoa địa lợi để khen thưởng cho những ai biết khai khẩn được
đất
hoang hóa, đầm lầy hoặc biết trồng trọt có năng suất cao.
- Đặt khoa thủy lợi để khen thưởng cho những ai biết đào kênh,
tưới tiêu,


chống hạn, chống úng.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế nơng nghiệp và
vai trị của
nó đối với nhân dân cũng như sự phát triển của đất nước, Nguyễn
Trường Tộ đề
xuất nhiều biện pháp cụ thể, có khả năng thực thi để phát triển nền
kinh tế đó.
1.2. Về công - thương nghiệp
Nguyễn Trường Tộ không bàn nhiều về cơng nghiệp, ơng chỉ nêu
một số

vấn đề có thể làm ngay được. Ơng đề nghị triều đình một kế hoạch
rất đơn giản,
khơng cần nhiều thiết bị và khơng địi hỏi kỹ thuật cao, đó là tổ
chức khai thác
và xuất khẩu nơng, lâm, hải sản và khống sản. Vì nơng, lâm, hải
sản là những
mặt hàng dồi dào lại dễ khai thác. Ông đề nghị nhà nước mua tàu
chở các mặt
hàng nông, lâm, hải sản đến các nước buôn bán, rồi mua hàng hóa
trong nước
cần dùng đưa về.
Để sớm xuất khẩu được tài nguyên của đất nước, Nguyễn Trường
Tộ đề nghị:
- Một là, phải điều tra cơ bản các nguồn lợi và bắt tay ngay vào
khai thác.
Ông đã nêu ra ba phương thức: 1. Cho cơng ty nước ngồi khai thác
rồi ta thu lợi một phần; 2. Ta với họ liên doanh; 3. Tự làm lấy.
- Hai là, nhà nước mua tàu chở các mặt hàng nông, lâm, hải sản
đến các
nước bán rồi mua các hàng hóa trong nước cần dùng đem về, “cái
lợi bán mua
qua lại sẽ lời gấp ba” . Theo ông, trước khi mua tàu phải cử người
sang
Anh, Pháp học về cách sửa chữa máy, như thế mới chủ động và đỡ
tốn kém hơn
khi thuê người nước ngoài. Nếu có mua thuyền máy thì cũng chỉ
một vài cái rồi


tự mình tổ chức đóng lấy.

- Ba là, nhà nước phải tạo điều kiện và khuyến khích thương nhân
bn bán.
Ơng viết: “Xin cho các nhà buôn trong dân gian biết góp vốn lập
những hãng
bn mà tiền vốn đến 100 vạn, hiện có xác thực thì ban thưởng cho
họ. Do có
vốn hay vốn riêng của một nhà mà đóng được thuyền hay mua
được thuyền thì
bất luận kiểu loại gì mà có thể đi sang Đại Thanh hoặc ra nước
ngồi bn bán
cũng ban thưởng cho họ”.
* Về ngoại thương, Nguyễn Trường Tộ đề nghị mở cửa cho nước ngồi
vào
thơng thương bn bán và đầu tư khai thác tiềm năng cửa đất nước.
Việc mở
cửa thông thương như một xu thế tất yếu.Nguyễn Trường Tộ phê phán
tư tưởng bảo thủ, phê phán quan niệm “mởcửa bn bán là mở cửa
cho giặc vào”. Ơng viết: “Bọn hủ Nho sao không biếtthời thế biến
chuyển, cứ câu nệ vào nghĩa lý sách vở nói bừa rằng: Triều đìnhđón kẻ
cướp vào? Sao khơng biết rằng khi thời thế đã đến thì khơng thể
ngănchặn được…Cửa bể khắp các nước phương Đơng đã khai thơng cả
thì tại saomột mình nước ta lại có thể đóng kín được”
Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình nên chủ động chuẩn bị các điều
kiện
để khi họ xin thì mở cửa đón họ vào, để mình làm chủ, họ làm khách,
chứ nếu
khơng họ sẽ lập mưu chiếm hết rồi họ làm chủ, mình làm đầy tớ. Hơn
nữa
thuyền bè của họ qua lại, mình thu được thuế cho ngân sách và loại trừ
được

giặc biển là tai nạn lớn của thuyền bè nước ta.
* Về nội thương, mối băn khoăn lớn nhất của nước ta là đường giao
thơng
vận chuyển hàng hóa. Bởi vì nước ta có chiều dài và lúc bấy giờ vận
chuyển từ


Bắc - Trung - Nam chủ yếu bằng đường biển, mà vận chuyển bằng
đường biển
thì có hai mối đe dọa lớn đó là gió bão và cướp biển. Đó là chưa kể khi
xảy ra
các biến cố thì tàu giặc sẽ phong tỏa như Pháp đã làm năm 1862. Việc
giao lưu
hàng hóa từ Bắc vào Nam bị tắc nghẽn.
Từ thực tế đó, Nguyễn Trường Tộ đề nghị đào một con kênh từ Hải
Dương
đến Huế để tránh tai nạn của đường biển. Ơng hứa sẽ đảm nhận những
chỗ khó
đào. Ơng nói: “Cịn những chỗ trở ngại, đất đá khó đào xin cứ giao cho
tơi. Vận
dụng đủ mọi cách thì núi cũng xun qua được, huống chi những nơi
ách tắc.
Lúc trước tôi đã xem qua chỗ Nhà Hồ ở Quảng Trị, thấy cũng có thể
xun qua
được. Chỉ có Hồnh Sơn là chưa xem kỹ. Nếu quan sát hai nơi này mà
thấy có
thể đào được thì đào liền”.
Trong Di thảo số 38, Nguyễn Trường Tộ nhận định: “Sự tổn thất của
cơng
và tư, kể có số vạn rồi đường thương mại khơng thơng, hóa vật cũng

trệ thật là
một cái họa lớn cho sinh dân, năm này qua năm khác lại chẳng thiệt
hại hàng
ức triệu đó sao? Dân ven biển những nhà buôn bán giàu sang là cửa
họng của
cư dân thượng bạn, hạ bạn; thế mà mấy năm nay bị chúng cướp phá,
giết chóc
khơng biết bao nhiêu, nay đã trở thành nghèo túng”.
Để đảm bảo cho nội, ngoại thương phát triển, Nguyễn Trường Tộ
còn đề nghị nhà nước, “tiễu trừ giặc biển”.Giải quyết việc đó, theo ông
có bốn giải pháp:
- Một là, thương lượng với người Pháp ở Sài Gòn để họ cho tàu tuần
tiễu
giúp dẹp bọn cướp biển.
- Hai là, đóng tiền cho hội bảo hiểm ở Sài Gòn để họ tiễu trừ giặc biển.
- Ba là, mỗi tỉnh mua một hai thuyền máy để tự mình tiễu trừ giặc


biển.
- Bốn là, bắt buộc các thuyền buôn của Trung Quốc phải có giấy thơng
hành
để tránh nạn thuyền bn thuyền giặc lẫn lộn.
1.3. Về tài chính
Theo Nguyễn Trường Tộ, để phát triển kinh tế đất nước, nhà nước
cần vốn,
cần kỹ thuật. Vậy cách giải quyết vấn đề này ra sao? Nguyễn Trường
Tộ đã đề
xuất một số biện pháp sau:
- Một là, tận thu các nguồn thuế. Thuế đinh và thuế điền là hai nguồn
thu chủ

yếu của nhà nước, nhưng đánh thuế phải công bằng hợp lý. Hàng năm
nhà nước
phải đo đạc lại ruộng đất, phân lại ruộng đất cho đúng và tiến hành kê
khai nhân
khẩu. Có như vậy mới thu được thuế đúng, tránh được sự gian lận của
hào lý ở
nơng thơn. Phải đánh thuế nặng trên các sịng bạc, rượu, thuốc, hàng
xa xỉ phẩm
ngoại nhập.Phải đánh thuế nhà giàu, vì “phàm là những người giàu có
là những ngườichịu ơn đất nước rất lớn…cướp cũng cướp của nhà giàu,
thù cũng thù nhà giàu,trộm cũng trộm của nhà giàu…Nhà giàu sở dĩ
giàu được một phần do vơ vét củacải hàng xóm và láng giềng xung
quanh, một phần do quốc gia bồi đắp cho họ.Họ sở dĩ yên hưởng được
giàu sang là nhờ hành chính và an ninh của quốc gia”. Do vậy nhà giàu
phải nộp thuế, đó là lẽ cơng bằng. Ông đề nghị chia những nhà giàu ra
ba hạng: hạng nhất mỗi năm đóng 100 quan, hạng nhì 50 quan, hạng
ba 20 quan.
- Hai là, giảm bớt quan lại bằng cách giảm các đơn vị hành chính và
tiến
hành chống tham nhũng.
- Ba là, nhanh chóng khai thác các nguồn lợi của quốc gia, nguồn lợi
về biển,
nguồn lợi về rừng, nguồn lợi về đất đai, nguồn lợi trong lòng đất.
- Bốn là, vay tiền của dân. Trước hết là vay tiền của nhà giàu và trả lãi
suất


cho họ 1%, cứ một vạn quan trả 100 quan. Khi nào số tiền lời được gấp
số tiền
đã vay thì chấm dứt và khơng hồn vốn lại.

- Năm là, vay tiền nước ngồi: Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình
“hãy
sai người đến các thương gia Hương Cảng vay độ 8 đến 9 triệu quan,
mỗi năm ta trả tiền lời cho họ, hoặc giao ước sẽ trả bằng hàng hóa rồi
tính khấu
trừ”, xuất các mặt hàng nơng, lâm, khống sản rồi trừ nợ dần. Có như
vậy ta mới có vốn lớn để giải quyết mọi việc, “vốn lớn ắt lời sẽ lớn”.
- Sáu là, kêu gọi nước ngoài đầu tư: khi phân tích vấn đề này, Nguyễn
Trường Tộ đã nêu lên 7 điều lợi như sau: thu thuế chia lợi nhuận, giải
quyết
công ăn việc làm, học tập kỹ thuật, quản lý, mua bán hàng hóa, dịch
vụ, tận
dụng các cơng trình giao thơng, y tế. Ơng viết: “nếu để cho nước ngồi
vào đầu
tư khai thác thì khơng những nhà nước thu lợi mà nhân dân cũng có
việc làm,
lại được học tập, làm quen khoa học kỹ thuật phương Tây, dân là dân
của ta, đất là đất của ta, họ có đem đi đâu mà lo sợ”

2. VỀ TRIẾT HỌC
Về quan điểm triết học, Nguyễn Trường Tộ đã tiếp thu tư tưởng triết
học biện chứng của Lão Tử để vận dụng vào xem xét các hiện tượng
xã hội. Trong khi Lão Tử chủ trương "vơ vi" thì Nguyễn Trường Tộ lại
cho rằng: "Trên thế gian lẽ nào có chuyện khơng làm mà tự trên trời
rơi xuống cho đâu?"
Ơng cịn đi xa hơn nữa khi khẳng định thế giới này là có thật chứ
khơng phải tưởng tượng và khả năng nhận thức của con người (cụ thể
ở đây là các nhà khoa học) là vơ tận
Nguyễn Trường Tộ dùng tư duy lơgíc để xem xét, phân tích các mối
quan hệ của những sự vật, hiện tượng phức tạp trong xã hội vì theo

ơng, "hiền tài là sinh lực của quốc gia, sinh lực con người ta mà mạnh
thì gân cốt trong người đều mạnh"Có thể nói, đây là một quan niệm
duy vật. Ơng cũng cho rằng, mặc dù các hiện tượng xã hội muôn hình
mn vẻ, nhưng chúng cũng hoạt động tn theo những quy luật nhất


định mà ơng gọi là "lý". Ví dụ, về quy luật gia tăng dân số tự nhiên, ông
viết: "Phàm con người sinh ra, nhiều, ít, nên, hư đều theo một trật tự
do tạo vật xếp đặt chủ trì. Xem trong một nhà, một làng thấy có đầy,
vơi, hư, thực khơng bằng nhau. Nhưng tính chung trong tồn tỉnh hay
cả nước thì thấy cứ một thế kỷ số người lại tăng lên gấp đơi. Đó là lý
nhất định"
Về thuật cai trị, ông chủ trương phải dùng luật pháp, đó là: "quan
dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn". Tuy nhiên, ơng cũng khơng
hồn tồn theo phái Pháp gia thiên về luật để trị nước, nhưng cũng
không dựa hẳn vào "đức trị" như Nho gia chủ trương, mà dung hoà
mềm dẻo hơn. Ông viết: "Phàm dùng lý chỉ dùng trong việc xử đốn
hình phạt, mà khi nào khơng dùng tình được mới dùng đến lý. Lý là
mệnh lệnh gắt gao. Tình là cái đơn hậu hồ dịu... Người trị nước q hồ
ở chỗ thấu suốt tình dân. Có tình thì mới có dân"
Về vai trị của vua quan, ơng cũng đã đề cao quá mức đến chỗ rơi
vào quan điểm duy tâm khi nhận định rằng: "Người xưa có nói: "Dân là
gốc của nước". Nói như vậy cũng chưa đúng. Tơi cho rằng vua quan là
gốc của nước. Vì khơng có vua quan thì chẳng bao lâu dân sẽ loạn,
tranh nhau làm trưởng, giành giật lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau, ốn thù
lẫn nhau. Cho nên nước dù có vua bạo ngược cịn hơn khơng vua". Chỗ
này Nguyễn Trường Tộ đã nhầm lẫn, bởi vì chính chức năng cai trị xã
hội của vua quan cũng do nhân dân giao phó cho họ. Từ lập luận trên,
ông cũng phản đối sự thay đổi trật tự xã hội hiện hành mà muốn duy trì
lâu dài ngơi vua, "một họ cầm quyền, đời đời truyền nối". Rõ ràng, lịng

trung qn của ơng đã đưa ông đến những kết luận đi ngược với sự
phát triển của xã hội. Nhưng sự nhu nhược và hèn kém của triều đình
nhà Nguyễn lúc đó đã bỏ qua các bản kiến nghị đầy nhiệt huyết của
ông không chỉ là nỗi bất hạnh với ơng, mà cịn là mất mát với tồn thể
dân tộc. Những cơng trình kiến trúc do ơng thiết kế, thi cơng có thể sẽ
mai một theo năm tháng, nhưng tấm lịng kính Chúa, u nước của ơng
thì cịn lại mãi với non sơng như câu đối trên mộ của ơng ở làng Bùi
Chu: "Kính Chúa, yêu người hằng tạc dạ. Trung quân, ái quốc vốn ghi
lòng".
3. VỀ GIÁO DỤC
Về lĩnh vực giáo dục Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị cải cách một
cách toàn diện, vừa có tính hệ thống, vừa mang tính cụ thể và thiết
thực.
a) Phê phán hư học


Trước khi đề xuất những cải cách về giáo dục, Nguyễn Trường Tộ
phê phán mạnh mẽ sự học cũ của nước ta thời phong kiến nói chung và
thời nhà Nguyễn nói riêng.
Ơng viết : “ Học là gì? Là học những điều chưa biết để biết mà
đem ra thực hành. Nhìn lại sự học của ta ngày nay, những điều thầy
dạy học trò đều là nhưng chuyện xa xưa… ngày nay chẳng ai theo
nữa… Lúc nhỏ học thiên văn, địa lý, chính sự bên Tàu, lớn lên ra làm
việc thì lại dung địa lý, thiên văn, chính trị, phong tục nước Nam, hoàn
toàn khác hẳn. Quả thật lạ đời! Tuy Nhật Bản, Cao Ly cũng đọc sách
Tàu, Nhưng chỉ để vui, cịn ra làm việc thì theo sách nước họ. Nước ta
đâu phải là nước phụ dung của nước Tàu mà cứ học sách Tàu là chính.
Nước ta cũng có tổ tiên, có vua quan đời trước, có sự tích lưu truyền có
thể cho ta tìm thấy ngun nhân của sự được mất, khảo xét lý do của
sự trị loạn. Cho nên luật nước, lệ làng cho đến những ưu điểm, nhược

điểm, những lề lối dạy dỗ, những tục hay dở trong dân gian đều là
những cái đáng tìm tịi, để bổ cứu, sửa đổi, như thế mới là cái học trị
nước, giup đời. Nước ta hiện nay đang ở trong cái thế bốn bề bị ép,
người ngoài sắp lấn chiếm làm hang ổ. Đó là lúc chúng ta phải hiến
dâng trí khơn, sức lực để chống giữ và bảo vệ nước nhà”
Nguyễn Trường Tộ phê phán ở những quan điểm sau:
- Học những chuyện xa xưa, mà những chuyện đó khơng có ý
nghĩa với cuộc sống hiện tại.
- Học những chuyện của Trung Quốc mà những chun đó khơng
phù hợp với nước ta, không giúp giải quyết được những vấn đề hiện tại
của nước ta.
- Đất nước ta hiện nay ( thời Tự đức ) đang ở “cái thế bốn bề bị
ép”, có nguy cơ trở thành thuộc địa, cần phải tập trung sức lực và trí
tuệ cho cơng cuộc bảo vệ đât nước thì việc học củ khơng cịn thích hợp
mà ngược lại là cản trở cho việc tìm giải pháp hữu hiệu cho việc bảo vệ
đất nước.
- Theo ông, lối học cũ ấy đã chôn vùi những năng lực của con
người vào kinh sử Trung Hoa xa xưa, xa rời với thực tế.
- Ông cho rằng “ lối học cũ là học thuộc long, sách vở, làm thơ,
làm phú, gọt giũa cầu kỳ cho hay mà thôi. Tài liệu học tập chỉ có cổ
thư: Kinh thi, Trung dung, Luận ngữ, sử các triều đâị ở Trung Hoa mà
thơi. Lối học cũ đó là hư học, khơng phục vụ cho lợi ích thiết thực của
người dân và đất nước.”
b) Chủ trương thực học
Nguyễn Trường Tộ cho rằng người Việt Nam thơng minh và có
những điều kiện để áp dụng một nền giáo dục thực học, một nền giáo
dục sẽ mang đến lợi ích cho đất nước và nhân dân.


Nguyễn Trường Tộ đã khởi sướng nền giáo dục thực học và kêu gọi

áp dụng thực học vào nước ta. Ơng viết “Học những gì thực tế sẽ có
thực dụng” “ Vậy học là gì? Là học những điều chưa biết để đưa ra thực
hành. Thực hành là gì? Thực hành ở đâu? Đó là thực hành những gì
thực tế trước mắt và cịn để lại lợi ích cho người đời sau nữa”. Nền giáo
dục thực học của ông chủ trương là một lối học mới, khác căn bản với
lối học củ về mục đích, nội dung, phương pháp.
Để thực thi nền giáo dục thực học, Nguyễn Trường Tộ đã đề trình
lên triều đình một chương trình to lớn nhằm cải tồn diện nền giáo dục
của nước ta. Chương trình đó gồm có:
- Cho phép và khuyến khích các trường quốc học, trường tỉnh và
các trường tư thục đều dạy những điều thiết thực; và khi ra bài thi thì
chú trọng đến tình hình hiện tại như luật, lịch, binh quyền, chính trị,
viecj của các Bộ: Cơng, Hình, Lễ, Lại… cần để cho thí sinh được nói
thẳng, khơng giấu giếm, có cái gì tệ hại, cái gì hay ho, cái gì nên thay
đổi, cái gì là cần thiết trước mắt… Bài thi nào phân tích rõ ràng, xác
đáng, hợp thời thì được coi là trúng cách; cịn những chuyện cũ, văn
chương, sách vở thánh hiền thì được coi là thứ yếu.
Ngày nay, cái mà nước mình quý trọng là Nho. Mà Nho thì quý
trọng ở nhiều văn chương, chữ nghĩa. Nếu như lấy cái công phu bền bỉ
dùi mài chữ nghĩa văn chương mà học lấy cái phong phú vô vàn của
tạo vật thì sẽ được biết bao điều quý báu. Vạn vận có nhiều mơn lồi.
Mơn lồi nào cũng có cái kỳ diệu đáng quý của nó. Mỗi vật đều có một
thái cực, tức là cái tuyệt đích của nó, nếu chia ra từng mơn, từng lồi
mà thì nước ta sẽ thu thập được nhiều điều đáng quý. Như vậy chẳng
hơn là chỉ quý một thứ duy nhất là Nho học hay sao!
- Thành lập các khoa học thực dụng như Khoa Nơng chính, khoa
Thiên văn và Địa lý, khoa Cơng nghệ và khoa Luật học.
Ơng cịn đề nghị sử dụng chữ Hán quốc âm làm quốc ngữ chính.
Mặc dù chưa hẳn có tính thuyết phục nhưng đồng thời cũng biểu thị
mong muốn người Việt sử dụng chữ viết của mình, gần gũi với tâm

hồn, tư duy của người Việt hơn chứ không chỉ chú tâm tới Hán học, xa
lạ với thực tại của Việt Nam. Việc sử dụng chữ viết riêng, gần gũi với
người Việt, phục vụ thiết thực cho người dân và tôn vinh long tự tôn
dân tộc, một điều rất cần thiết cho Việt Nam trong tình hình kinh tế
khó khăn lúc bấy giờ.
c) Học tập nền giáo dục phương Tây
Nguyễn Trường Tộ coi văn minh phương Tây lúc bấy giờ là kết quả
của học thực dụng. Theo ông, người Tây cũng là người, hoc đâu có thể
vượt ra ngồi trời đất mà học, thế sao cái học của họ được công
hiệu?... Là do họ biết lấy những thực tế của tạo vật ra mà học.


Việc chủ trương học tập nền giáo dục phương Tây khơng phải phủ
định hồn tồn nền giáo dục cũ mà là tiếp thu cái mới để đi lên.
Đối với Nguyễn Trường Tộ, học thuật phương Tây là một mơ hình
tốt, nên học tập. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh, học tập phương Tây
là học kỹ thuật, tài nghệ, văn minh của họ chứ không phải học tập
phương Tây với một tinh thần nơ lệ, tự ti. Ơng cịn chỉ ra rằng, phương
Tây là ké bán cái trí, cái dung, nếu chúng ta khéo mua thì chẳng bao
lâu sẽ thành của mình.
Để cho nhân dân Việt Nam có thể học tập được tài nghệ của nước
ngoài, Nguyễn Trường Tộ chủ trương cho đi du học ở các nước châu Âu
đồng thời phải mở các trường kỹ nghệ trong nước để tạo thành nguồn
nhân lực cho đất nước.
4. VỀ NGOẠI GIAO
Những đề nghị cải cách về ngoại giao, chủ yếu là vấn đề nhắm đối
phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đây là mối bận tâm lớn của
NTT. Hầu như trong các văn bản của NTT gửi triều đình Huế trong suốt
10 năm trời ( 1861-1871) cũng đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan
đến vấn đề ngoại giao. Bởi vì theo NTT, nếu ngoại giao khơng ổn và

việc thu xếp với Pháp khơng xong, thì khơng thể nào canh tân đất nước
được.
Vấn đề canh tân đất nước được NTT đặt lên hàng đầu cho nên ông
chủ trương mở rộng giao thương với các nước và tạm hịa hỗn với
Pháp, nhượng bộ với Pháp.
a. Chủ trương tạm hòa với Pháp, tạm nhượng bộ Pháp
Trước tiên, NTT gửi triểu đình nhà Nguyễn bản “ thiên hạ đại thế
luận” (1863) , ông đánh giá rất đúng đắn về tình hình thế giới, tình hình
của Pháp và của nhà Nguyễn.
Trong các bản điều trần của ơng, chúng ta thấy rõ, ơng muốn hịa
với địch để ta có điều kiện duy tân đất nước, có điều kiện giữ nước.
Nhưng trên thực tế NTT chưa thấy được sức mạnh đấu tranh từ phía
nhân dân, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho Pháp phải khốn
đốn khi xâm lược ta và có thời gian buộc phải hòa với ta. Đây cũng là
một hạn chế lớn của NTT trong chủ trương tạm hịa hỗn với Pháp.
b. Đề nghị thiết lập bang giao với các nước
Cùng với chủ trương tạm hịa hỗn với Pháp, tạm nhượng bộ với
Pháp, NTT còn chủ trương mở rộng bang giao với các nước để khơng
chỉ một mình đối đầu với thực dân Pháp.
NTT cho rằng cái thế của mình chưa có thì phải dựa vào cái thế
của thiên hạ . Ơng nói: “ Sức mình chưa đủ tự vệ thì nên khéo mượn
sức người khác để dùng mình. Thánh Vương sở dĩ có tài là biết dựa vào
cái thế trong thiên hạ đề làm cái thế của mẹ”. NTT cịn nói nên đi theo


con đường nào mới được, con đường phải tìm ở trong thiên hạ và dựa
trên quan điểm “ dựa vào cái thế trong thiên hạ”
Ông đã viết “ lục lợi từ” và một luận văn khác trình bày sách lược
khai thác mâu thuẫn về phía địch, đó là : nước Anh có thể giúp ta ngăn
chặn Pháp, khai thác sự ganh ghét nhau giữa các nước tư bản lớn, khai

thác mâu thuẫn giữa Pháp và Tây Ban Nha, khai thác mâu thuẫn giữa
Pháp và Xiêm( Thái Lan) và vấn đề thời cơ trong ngoại giao.
c. Đề ra những phương pháp ngoại giao cụ thể
Giữa thế kỉ XIX, tư duy ngoại giao của NTT quả là một tư duy tư
duy kiểu mới, nó thốt khỏi đường mịn của tư tưởng phong kiến cổ
truyền, vượt lên tầm nhìn của tồn bộ vua quan nhà Nguyễn và các sỹ
phu thời bấy giờ. Do chủ trương canh tân phát triển đất nước là chính,
nên những đề nghị cải cách về mặt ngoại giao của NTT cũng nhất quán
theo xu hướng canh tân, sách lược đối phó với kẻ thù, sách lược ngoại
giao trong thế yếu
Có thể thấy rằng, NTT có một sự đánh giá rất đúng đắn về tình
hình thế giới, tình hình địch và ta. Ơng là người có tầm hiểu biết sâu
rộng, nắm được xu thế phát triển của thời đại; đó la xu hướng chấp
nhận cuộc tiếp xúc Đông - Tây, mở cửa thông thương với các nước tư
bản phương Tây, canh tân đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
→Mặc dù chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi, nhưng với những vấn
đề cải cách duy tân đất nước to lớn của mình, Nguyễn Trường Tộ đã có
một vai trị rất quan trọng trong lịch sử cận đại Việt Nam. Ông là một
trong những người mở đầu cho xu hướng duy tân đất nước ở nước ta.
Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ có hệ thống và tồn
diện, chứng tỏ một điều rằng, ông là người thiết tha u nước, có trình
độ học vấn un thâm, có tư tưởng tiến bộ vượt lên trên tư tưởng
phong kiến lạc hậu, cổ hủ lúc bấy giờ.
NHỮNG GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
Nguyễn Trường Tộ là nhà tư tưởng vượt lên tầm thời đại của đất nước
giữa thế kỷ XIX. Trong khi vua quan, sĩ phu và cả xã hội Việt Nam đang
chìm đắm trong những khái niệm bảo thủ Nho giáo, Nguyễn Trường Tộ
từ những kiến thức Nho giáo uyên thâm mà vươn lên tiếp thu những
khái niệm văn minh về kinh tế, văn hóa, xã hội phương Tây, và đề xuất
hàng

loạt các kiến nghị cách tân để cải tiến xã hội Việt Nam bảo thủ và lạc
hậu.


Qua 58 bài di thảo của ông nổi bật lên những luận văn rất uyên bác.
Bài “Thiên hạ đại thế luận” là bản phân tích rất tổng qt tình hình thế
giới giữa thế kỷ XIX, mà người Việt Nam thời ấy chưa ai có được cách
nhìn như thế. Bài “Dụ tài tế cấp bẩm từ” thể hiện một tư tưởng kinh tế
tồn diện và phóng khống mà các Nho sĩ đương thời chưa thể nghĩ tới.
Bài đại luận “Bát điều tế cấp” bộc lộ tài trí kinh bang tế thế lỗi lạc của
ông.
Trong khi triều đại chỉ biết trọng văn khinh võ thì Nguyễn Trường Tộ
khuyên phải “cấp thời cải tu võ bị”. Triều đình và Nho sĩ say sưa với các
giáo điều Khổng Mạnh thì Nguyễn Trường Tộ khuyên nên du nhập khoa
học kỹ thuật phương Tây. Triều đình và Nho sĩ nghĩ đến bế quan tỏa
cảng để giữ nước thì Nguyễn Trường Tộ khuyên nên mở rộng giao lưu
với các nước, mở cửa để giữ nước.
Đọc những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cách đây trên
100 năm mà ngày nay chúng ta vẫn thấy là mới, khi ơng phân tích
quan hệ xã hội một cách rành rọt “xét cho cùng nhà giàu mang ơn
nước nặng hơn nhà nghèo. Trộm cướp nhà giàu là chính. Tuần phủ bảo
an cũng giữ cho nhà giàu là chính. Nhà giàu ngày càng giàu một phần
do vơ vét của dân, một phần nhờ quốc gia vun vén cho (…). Vậy xin
chia nhà giàu làm ba hạng: nhà đẹp và sang nhất đánh thuế 100 quan,
hạng nhì 50 quan, hạng ba 20 quan mỗi năm”.
Đọc “Khai hoang từ” chúng ta ngạc nhiên thấy Nguyễn Trường Tộ phân
tích chính sách mở cửa kinh tế, mời các nước văn minh góp sức, góp
vốn khai thác tài ngun đất nước mình. Lập luận của ơng tựa hồ như
chính sách “tơ nhượng” của Lênin đầu thế kỷ XX sau khi Cách mạng
tháng Mười Nga thành công, và cũng giống như chính sách “khai

phóng mở cửa” của Đặng Tiểu Bình sau khi sửa sai Đại cách mạng văn
hóa Trung Quốc cuối thế kỷ XX.
Chúng ta cịn thấy Nguyễn Trường Tộ phân tích sự nghèo nàn lạc
hậu của phương Đông so với phương Tây: “Các nước phương Đông tuy
là ông tổ của trăm nghề, nhưng về sau chỉ mải mê an nhàn vui thú
khơng thích đổi mới, xưng hùng, xưng bá, tự mãn, tự túc, nghĩ rằng
trong thiên hạ khơng ai bằng mình, khi người phương Tây đến thì coi
họ như nhân vật kỳ qi, mà khơng hề biết rằng những cái khôn khéo
của phương Tây là học tập, lượm lặt của mình rồi phát triển lên đó
thơi”.
Chúng ta lại đi tới một ngạc nhiên khác khi thấy ông nói một lời dự
báo


lịch sử: “Khơng ngồi vài trăm năm nữa phương Đơng sẽ nhờ học tập
phương
Tây mà đánh bại phương Tây, do mượn cái trí dũng ngày càng già của
họ mà
thêm vào cái trí dũng trẻ trung của ta, cả hai trí ấy nhập lại, địch với
một trí, lẽ
nào khơng thắng”. Lời dự báo này như đang nhắc chúng ta vững tin
vào
lý tưởng cách mạng hiện đại, lý tưởng mới, trẻ của loài người, khéo léo
sửa chữa những sai lầm bảo thủ, khéo học tập khoa học kỹ thuật, để
đưa đất nước tiến lên trong thế kỷ XXI đầy sôi động.
Nếu so sánh Nguyễn Trường Tộ với các nhà tư tưởng cách tân Việt
Nam thế kỷ XIX như Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện,…thì
thấy Nguyễn Trường Tộ vượt hẳn lên một bậc ở ba nét lớn:
- Một là, ơng nhìn thấy trước mọi người nguyên nhân của sự lạc hậu
nghèo nàn và vạch đúng phương hướng để tiến lên.

- Hai là, ơng đề cập các vấn đề một cách tồn diện và thực dụng để
sửa
sang mọi mặt kinh tế, văn hóa, qn sự, ngoại giao,…
- Ba là, ơng đưa ra lời dự báo khoa học, vạch cho ta thấy thắng lợi tất
yếu,
nếu áp dụng những điều kiến nghị của ông “thực hiện trăm năm cũng
chưa hết”, để chúng ta giữ vững lòng tin, giữ vững nguồn gốc, chứ
đừng phản bội
truyền thống vinh quang của dân tộc mình.
VĂN HĨA VÀ GIÁO DỤC
Văn hóa:
Cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh.
Nguyễn Trường Tộ khuyên triều đình tìm mọi cách nâng cao văn hóa
đất nước theo hướng coi trọng khoa học – kỹ thuật, để sớm nâng cao
đời sống nhân dân. Ông nêu hàng loạt vấn đề quan trọng như: nên sáp
nhập các tỉnh để giảm bớt số quan lại và có điều kiện tăng lương cho
quan lại nhằm giảm tỉ lệ tham nhũng, khuyến khích tính liêm khiết; đề
nghị sửa đổi chính sách thuế, đánh thuế nhà giàu nặng hơn nhà nghèo.
Ông đã triệt để đả phá quan niệm văn hóa lạc hậu của triều đình và
các văn thân nho sĩ. Ông dẫn chứng kể cả Trung Quốc cũng đã từ bỏ
quan niệm văn hóa ngạo mạn và hăng hái học tập văn minh phương


Tây. Ơng khẳng định, chỉ có con đường học tập văn minh phương Tây
mới có thể khắc phục các mặt yếu kém của đất nước.

Ông đề nghị nước ta cần bắt chước phương tây, quyên tiền nhà giàu để
tổ chức việc cứu tế, ở nhà thờ, trường học, hội phục thiện đều đặt hòm
cứu tế để người qua lại ai giúp tiền thì bỏ vào đấy. Đối với người nghèo
thì chia làm hai hạng: hạng người cịn có ít nhiều sức lao động thì phải

tổ chức cho họ sản xuất thêm của cải vật chất, hạng già yếu và có
bệnh thì được ni bằng quỹ cơng và tiền của qun góp được. Cịn
việc ni dạy trẻ mồ cơi, thì phải tổ chức chu đáo phải chọn người có tư
cách đạo đức như những người mẹ đẻ của các cháu.
Trong điều trần về cải cách phong tục ( Di thảo số 47), ông lưu ý đến
việc xây dựng nếp sống văn hóa mới như vệ sinh đường sá, khơng
phóng uế bừa bã “ vừa thiếu lịch sự, vừa mất vệ sinh chung'. Ơng
chống lại luật lệ khơng cho dân đi xe, đi giày. Đề xuất mỗi tỉnh lập một
Viện dục anh giao cho giám mục quản lý, thanh lọc những kẻ bất lương
đem đi lao động cải tạo, bảo vệ trật tự, an sinh xã hội.
Vấn đề ăn mặc và ở: Ông cho rằng con người khác con vật chính là ở
chỗ đầu tóc khơng thể để bù xù như đống cỏ, thân thể không thể để
trần truồng và con người khơng thể sống ở ngồi trời được. Lồi người
làm ra mũ để đội, áo quần để mặc, nhà cửa để ở và dùng những “cơ
xảo” để làm ra những vật dụng ấy. Đó là những vấn đề mà nước ta cịn
có nhiều thiếu sót. Khơng kể ở nơng thơn nghèo khó bùn lầy nước đọng
mà ngay ở nơi phồn hoa đô hội của Kinh thành từ Lục Bộ cho đến Nha
thự, từ chợ quán đến vườn hoa bến sông, ngả phố... Chỗ nào cũng có
uế khí. Sở dĩ như vậy là vì ở nước ta bất cứ ở đâu, bất cứ đồ vật gì như
gạch, ngói vỡ, nồi niêu hư nát, cành lá cây khô, rơm rác tro than...
người ta đều đem đổ cả ra đường mà không biết thu dọn lại để vừa
được sạch sẽ phong quang vừa có thể cịn ít nhiều hữu dụng trong số
đó. Thật là nhà ở với sân bãi rác bẩn không phân biệt. Vừa ăn ở bẩn
thỉu đó là nguồn gốc của mọi bệnh tật: “Người đời sinh bệnh, nhưng
bệnh đó từ lỗ mũi mà vào; những nơi uế độc, nhân khí nặng mà chương
lên, lẫn trong khơng khí theo gió bay vào khắp nơi nếu người thở hít
phải thì khí độc ấy theo mạch máu mà tràn vào phủ tạng và các thi
thể, mà sinh ra bệnh tật, đến huyết khí trong người hư hỏng mà chết”.



Giáo dục:

Nổi bật trong tư tưởng cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ có
những chủ trương sau: chủ trương phê phán hư học; chủ trương thực
học; chủ trương học tập nền giáo dục phương Tây.

Trong bản điều trần “ về việc học thực dụng”. Nguyễn Trường Tộ đã
trình bày các luận điểm và các kiến nghị cụ thể về đổi mới việc học.
Ông chỉ ra sự cần thiết của việc “ bồi dưỡng nhân tài”. Theo ông, việc
học tập bồi dưỡng nhân tài là “ một cái mấu chốt quan trọng của sự
thăng trầm xưa nay, của sự thịnh suy giữa ta và người”. Đó là” con
đường rộng lớn để đi đến giàu mạnh”.

Về chủ trương hư học: Theo Nguyễn Trường Tộ, nền giáo dục Việt
Nam trong bối cảnh thời bấy giờ đó là chỉ chú trọng học những điều
khơng thiết thực, học những chuyện xa xưa, khơng có ý nghĩa với cuộc
sống hiện tại. Học những chuyện của Trung Quốc không phù hợp với
đất nước, không giúp đất nước giải quyết được những vấn đề cấp bách
lúc đó. Ông cho rằng: “nếu đem cái công lao nửa đời người đã dùng để
học thuộc lòng những tên người, tên xứ, rập khn chính trị, nhai lại
những nghịch lý cặn bã xa xưa của Ngu, Hạ, Thương, Chu, Hán, Đường,
Tống, Nguyên mà học những việc hiện đại như binh, hình, luật lệ, tài
chính, thương mại, xây dựng, canh nơng, dệt và những cái khác thì dần
làm cho nước mạnh dân giàu. Tại sao không thấy khuyên nhau học cái
thực dụng”.
Lấy dẫn chứng từ lịch sử. Ông đã chỉ ra rằng người phương Tây sở dĩ
thay đổi được” cái hèn kém mơng muội trước kia” là nhờ có” kỹ xảo”
mà sở dĩ có kỹ xảo là do nhờ có” học thuật”, “ học thuật được tinh vi thì
sinh ra kỹ xảo”. Trái lại, các nước phương Đông, vốn là” ông tổ của
trăm nghề” sở dĩ trở nên yếu là do” mải mê sự an nhàn, khơng thích

đổi mới..., chuộng hư văn phù phiếm, học lối xu nịnh để được cái phú
quý mong manh trước mắt... Khi có kẻ địch bên ngồi đến thì họ coi


như là đồ kỳ dị, trí xảo lạ đời, mà không biết rằng cái khôn khéo của
người phương Tây ngày nay chính là lượm lặt được cái dư thừa của
phương Đơng mình ngày xưa đó”.
Sau chủ trương phê phán hư học, ông chủ trương thực học:
Nguyễn Trường Tộ cho rằng thực hiện nền giáo dục thực học sẽ đem
đến lợi ích cho đất nước và nhân dân. Thực học theo cách giải thích của
ơng “là học những điều chưa biết để đem ra thực hành. Thực hành
những gì? Thực hành ở đâu? Đó là thực hành những gì thực tế trước
mắt và cịn để lại lợi ích cho đời sau nữa”.
Để thực hiện được chủ trương thực học, ông đã đề ra một chương trình
cải cách giáo dục tồn diện và cho rằng đó chính là điều kiện để thực
thi một nền giáo dục thực học. Ông đề nghị khuyến khích các trường
quốc học, trường tỉnh, trường tư thục đều dạy những điều thiết thực.
Khi ra câu hỏi nên tập trung vào những vấn đề hiện tại như: luật, binh,
hình, binh quyền, chính trị…. Bài thi nào phân tích rõ ràng, chính xác
hợp thời thì được coi là trúng cách, cịn những chuyện cũ, văn chương,
sách vở thánh hiền thì được cho là thứ yếu. Bên cạnh đó thành lập các
khoa học thực dụng như khoa Nơng chính, Thiên văn và Địa lý, khoa
Công nghệ và khoa Luật học.
Nguyễn Trường Tộ là khuyến khích học tập nền giáo dục
phương Tây:
Nền giáo dục phương Tây dưới cái nhìn của Nguyễn Trường Tộ là “mơ
hình tốt đẹp, nên học tập”, “họ biết lấy những thực tế của tạo vật ra
mà học”, song Ông nhấn mạnh, “học phương Tây là học kỹ thuật, tài
nghệ, văn minh của họ chứ không phải học tập phương Tây với tinh
thần nô lệ, tự ti”. Chủ trương học tập nền giáo dục phương Tây của

Nguyễn Trường Tộ chủ yếu tập trung vào học kỹ thuật hơn là học tập
các khoa học cơ bản của phương Tây. Song nguồn gốc của chủ trương
này xuất phát từ thực tế của đất nước đang rơi vào “thế bốn bề bị ép”,
nhu cầu cấp bách của đất nước là cần các nhà kỹ thuật để khám phá,
khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu bảo vệ
đất nước, trước nguy cơ chủ nghĩa thực dân xâm chiếm là một điều cần
thiết.

Không ngừng lại ở chỗ phê phán lối học cũ, Nguyễn Trường Tộ đã nêu
lên những tư tưởng chỉ đạo cho việc học:


Thứ nhất: Học có nghĩa là” học những gì chưa biết mà đem ra thực
hành”. Đây là tư tưởng mà ngày nay chúng ta diễn đạt là: Học phải đi
đôi với thực hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn.
Thứ hai: Thực hành là thực hành những gì thực tế trước mắt và cịn để
lại lợi ích cho đời sau nữa.
Thứ ba: “ Học tập tài nghệ là bắt chước theo cách của Tạo Vật”. Ở đây
chúng ta gặp một tư tưởng vượt hẳn tư tưởng đương thời và rất hiện
đại: Học ở tự nhiên, mô phỏng tự nhiên để chế tạo ra các dụng cụ.
Thứ tư: Học cái mới, học thực dụng” không phải là muốn bỏ hết cái
cũ”. Trái lại” phải lấy cái hay của mình có sẵn”.
Thứ năm: Lại phải” lấy cái hay của mình có sẵn, còn phải gồm cả
những cái hay của thiên hạ mới sáng tạo ra”.
Thứ sáu: “ Học không biết chán”.
Thứ bảy: Học để trị nước, giúp đời. Là để đáp ứng các yêu cầu của
thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho mai sau.
 Ta có thể thấy rõ một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh về vấn đề học
tập. Hệ thống này vượt hẳn tư tưởng Việt Nam đương thời và hoàn
toàn phù hợp với quan điểm của chúng ta ngày nay.


.........................................................................................................
................................................................. ....... ....................................
.........
..................................................................................................
.................................................................................................



×