Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của bột quế đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của gà Ri - Khóa luận tốt nghiệp 9,3 điểm (bài báo cáo được hội đồng đánh giá rất cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.92 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈHH LÀO CAI

VŨ THỊ HỒNG LY

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT QUẾ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG VÀ KHÁNG BỆNH CỦA GÀ RI”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Chăn ni
Chun ngành: Chăn ni - Thú y
Khoa: Nơng lâm
Khóa học: 2017 – 2021


2

LÀO CAI - 2021


3

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI

VŨ THỊ HỒNG LY

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT QUẾ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH


TRƯỞNG VÀ KHÁNG BỆNH CỦA GÀ RI”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Chăn ni
Chun ngành: Chăn ni - Thú y
Khoa: Nơng lâm
Khóa học: 2017 – 2021

Giáo viên hướng dẫn:
1.PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà - Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai
2. ThS. Nguyễn Thị Út - Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai


4

LỜI CẢM ƠN

Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại Đại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên
tại tỉnh Lào Cai, trải qua sáu tháng thực tập đến nay tôi đã hồn thành báo cáo
tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo
trong Ban Giám đốc, Phịng Đào tạo – NCKH&HTQT, Khoa Nông Lâm Phân
hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành khóa luận.
Đặc biệt tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà và ThS.
Nguyễn Thị Út đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành các cô chú anh chị cán bộ công nhân
viên trong trang trại đã quan tâm và giúp đỡ tơi trong q trình thực tập.

Để hồn thành khóa luận này, tơi cịn nhận được sự động viên khích lệ của
những người thân trong gia đình và bạn bè. Tơi xin chân thành cảm ơn những
tình cảm cao quý đó.
Lào Cai, ngày 13 tháng 07 năm 2021
Sinh viên

Vũ Thị Hồng Ly


5

DANH MỤC CÁC BẢNG


6

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BQ:

Bột quế

ĐC:

Đối chứng

TN:

Thí nghiệm



7

NT:

Nhiệm thức

TT:

Tuần tuổi


8

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê năm 2019, cả nước có 467 triệu con
gia cầm, đứng thứ hai về khả năng cung cấp thực phẩm thiết yếu cho thị trường
sau ngành chăn nuôi lợn. So với gia cầm khác gà Ri là giống gà thả vườn đang
được nuôi khá phổ biến. Đặc tính quan trọng nhất của gà Ri là ở chất lượng thịt
thơm ngon và thích nghi tốt với điều kiện môi trường nên gà Ri ngày càng thu
hút được sự quan tâm của nhiều nông hộ và người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc
nâng cao năng suất, chất lượng thịt ở đàn gà Ri được chú trọng góp phần gia
tăng thu nhập cho người nuôi. Để đạt năng suất tối ưu trước hết phải có giải
pháp cải thiện mức tăng trưởng thông qua các tác động về dinh dưỡng thức ăn
và khả năng kháng bệnh của gia cầm trong chăn nuôi.
Các nhà nghiên cứu gia cầm và các nhà dinh dưỡng học đã và đang tìm

kiếm các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi để thay thế các loại kháng sinh và chất
kích thích tăng trọng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng thịt của gia cầm. Ngày
càng có nhiều nghiên cứu đã báo cáo về thuộc tính chống oxy hóa của các chất
chiết xuất từ thảo mộc và các hợp chất trong ống nghiệm hoặc khi được bổ sung
trong q trình chế biến thực phẩm. Việt Nam có nhiều loại cây cỏ chứa các hoạt
chất có khả năng kháng khuẩn và giúp vật nuôi tăng hiệu quả sử dụng thức ăn
như quế, tỏi, gừng, nghệ, sả, là những gia vị quen thuộc. Thành phần của chúng
có chứa các kháng sinh thực vật được dân gian thường xuyên sử dụng trong việc
phòng trị nhiều bệnh ở trâu bò, lợn và gà. Trong đó quế là Cinnamomum casia
Presl. Tinh dầu quế chủ yếu chứa cinnamaldehyde và eugenol, là chất có hoạt
tính sinh học cao, có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe gia cầm, nó có tính kháng
khuẩn mạnh, chống nấm và chống oxy hóa, từ đó giúp gà phát triển tốt, gia tăng
khả năng miễn dịch và ít bệnh tật. Khẩu phần của gà thịt có bổ sung bột quế trong
một số nghiên cứu của Toghyani và cs, (2011)[38] và Sampath và cs, (2013)[36]
cho thấy được tác động tích cực vào q trình tiêu hóa, hấp thu và sử dụng các


9

chất dinh dưỡng từ đó cải thiện đáng kể khối lượng cơ thể cũng như giảm được hệ
số chuyển hóa thức ăn của gà.
Xuất phát từ lý do đó tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của bột quế đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của gà Ri”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế trong khẩu phần ăn
đến tỷ lệ nuôi sống của gà Ri trong thí nghiệm.
- Đánh giá được ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế trong khẩu phần ăn
đến khả năng sinh trưởng của gà Ri trong thí nghiệm.
- Đánh giá được ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đến khả năng thu
nhận thức ăn của gà trong thí nghiệm.

- Đánh giá được ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đến khả năng cho
thịt của gà Ri trong thí nghiệm.
- Đánh giá được ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đến khả năng kháng
bệnh của gà Ri trong thí nghiệm.
- Đánh giá được hiệu quả chăn ni.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đến khả năng sinh
trưởng và kháng bệnh của gà Ri trong thí nghiệm.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài sau khi hoàn thành sẽ cung cấp các thông tin khoa học đáng tin cậy
về ảnh hưởng của bột quế đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của
gà Ri thịt. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên và
những nghiên cứu có liên quan.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và tích lũy
kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gia cầm tại các cơ sở sản xuất. Từ đó giúp
sinh viên củng cố và nâng cao được kiến thức chuyên môn.


10

- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cho người chăn nuôi tham
khảo sử dụng bột quế vào khẩu phần ăn trong chăn nuôi gà thịt, giúp nâng cao
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.


11

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của gia cầm
2.1.1.1. Sinh trưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng gia cầm
* Khái niệm sinh trưởng của gia cầm
Sinh trưởng là q trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hố và dị hoá, là sự
tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ
thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính là
sự tích luỹ dần các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ tích lũy của các chất và
sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự
sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên và cs, 1992)[21].
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy luật
nhất định. Chambers (1990)[34] đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ
phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ
sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng thực sự khi
các tế bào mơ cơ có sự tăng thêm về khối lượng, số lượng và kích thước các chiều
đo. Trong thực tế nuôi gia súc gia cầm lấy thịt cho thấy, trong giai đoạn đầu của
sự sinh trưởng, thức ăn được dùng tối đa cho sự phát triển của xương, mơ cơ,
một phần rất ít dùng lưu trữ trong cấu tạo của mỡ. Đến giai đoạn cuối của sự
sinh trưởng nguồn chất dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ thống cơ
xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày con vật càng
tích luỹ chất dinh dưỡng để cấu tạo mỡ. Đến giai đoạn cuối của sự sinh trưởng
nguồn chất dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ thống cơ xương
nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày con vật càng tích
luỹ chất dinh dưỡng để cấu tạo mỡ. Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia
cầm thì khối lượng cơ chiếm nhiều nhất: 42 - 45% khối lượng cơ thể. Khối
lượng cơ con trống luôn lớn hơn khối lượng cơ con mái (không phụ thuộc vào
lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn 70 ngày tuổi khối lượng tất cả các cơ của gà
trống đạt 530g, của gà mái đạt 467g.
* Sinh trưởng tích lũy
Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của gà là một chỉ tiêu

quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, vì nó phản ánh sức sản xuất thịt
của gia cầm. Trong chăn nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì rút ngắn được thời
gian chăn ni, đồng thời giảm được chi phí thức ăn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế


12

độ chăm sóc, ni dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của nó với mơi
trường.
* Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối của gà là chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình sinh
trưởng. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở các tuần tuổi khác nhau (g/con/ngày)
phản ánh sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng
thời gian khảo sát. Trên cơ sở khối lượng của gà ở các kỳ cân, tôi đã tính được
sinh trưởng tuyệt đối của gà ở các giai đoạn tuổi
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng gia cầm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới tính,
tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng, điều kiện chăn ni,...
Ảnh hưởng của dịng giống
Tốc độ sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào loài, giống và bản thân cá
thể. Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các giống gà
chuyên trứng và kiêm dụng. Trong cùng một điều kiện chăn ni mỗi giống
khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Theo cho biết sự khác nhau giữa
các dòng, giống gia cầm là rất lớn.
Trần Thanh Vân (2002)[28] khi nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của gà
lông màu Kabir, Lương Phượng và Sasso cho biết: khối lượng cơ thể gà ở 10
tuần tuổi đạt lần lượt là 1990,28g/con, 1993,27g/con và 2189,29g/con.
Nguyễn Thị Thuý Mỵ (1997)[22] khi nghiên cứu 3 giống gà AA, Avian và
BE 88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhau ở

49 ngày tuổi là khác nhau, cụ thể lần lượt là: 2501,09g/con, 2423,28g/con,
2315,14g/con. Đối với gà Hybro HV85 ở 56 ngày tuổi khối lượng cơ thể đạt
1915,38g/con.
Các nghiên cứu trên cho thấy, đặc tính di truyền của các dòng, các giống
là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt của gà.
Từ các kết quả nghiên cứu này giúp cho người chăn nuôi biết được giới hạn
sinh trưởng của từng dòng, giống khác nhau để mà áp dụng vào thâm canh hợp
lý có hiệu quả cao.
Ảnh hưởng của tính biệt đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể
Tính biệt có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ
thể. Theo tài liệu của Chambers (1990)[34] có nhiều gen ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen
ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính
trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng rêng lẻ. Một số tác giả khác cho


13

rằng các tính trạng số lượng này được quy định bởi 15 cặp gen, trong đó có ít
nhất 1 gen về sinh trưởng liên kết với giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì
vậy có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con mái trong cùng
một giống, gà trống nặng hơn gà mái 24 - 32%.
Trần Đình Miên (1994)[20] cho biết gà lúc mới nở gà trống nặng hơn gà
mái 1%, tuổi càng tăng sai khác càng lớn, ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối
lượng giữa gà trống và gà mái là 27%. Theo (North và cs, 1990)[39] lúc mới
sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn: ở 2; 3
và 8 tuần tuổi sự khác nhau tương ứng là 5%, 11% và 27%.
Ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà
Broiler có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ở các nước công nghiệp, người ta nuôi gà
Broiler tách riêng trống mái. Việc này, làm tăng độ đồng đều trong đàn và thuận

lợi cho việc giết mổ tự động. Nuôi tách riêng trống mái sẽ đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng, tăng khối lượng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho gà trống
không lấn át gà mái, giảm gà bị trầy, xước (Đặng Hữu Lanh và cs, 1999)[8].
Ảnh hưởng của độ tuổi và chế độ dinh dưỡng tới khả năng sinh trưởng
Khi nghiên cứu về độ tuổi và chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh
trưởng của gà thì Chambers (1990)[34] cho biết: Sinh trưởng là tổng số của sự
phát triển các phần cơ thể như thịt, xương, da. Tỷ lệ sinh trưởng các phần này
phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trưởng và mức độ dinh dưỡng.
Trần Tố (2007)[26] nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ khác nhau giữa
methionine và lysine trong khẩu phần đến sinh trưởng của gà broiler Kabir cho
biết đến 10 tuần tuổi lơ có tỷ lệ methionine/lysine 40,5% cho sinh trưởng tốt hơn
các lơ có tỷ lệ này bằng 45,5% và 35,5%.
Như vậy, để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm đặc biệt là
phát huy được tiềm năng di truyền về sinh trưởng, thì những vấn đề căn bản là
lập ra được khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở đảm bảo nhu cầu
của gia cầm qua từng giai đoạn. Mặt khác, khả năng sinh trưởng cịn chịu ảnh
hưởng của điều kiện chăm sóc, mùa vụ, tiểu khí hậu chuồng ni, phương thức
chăn ni, thú y phịng bệnh.
Ảnh hưởng của nhiệt độ mơi trường
(Lê Hồng Mận và cs, 1993)[18] cho biết nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi với
gà con sau 3 tuần tuổi là 18 - 20 0C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng
lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler, như vậy tiêu thụ thức ăn


14

của gà chịu sự chi phối của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác
nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau.
Theo (Herbert G. J. và cs, 1983)[37] thì khi nhiệt độ chuồng ni với gà
sau 3 tuần tuổi thay đổi 10 0C tiêu thụ năng lượng của gà mái biến đổi tương

đương 2 Kcal ME. Nhu cầu về năng lượng và các vật chất dinh dưỡng khác cũng
bị thay đổi theo môi trường.
Theo (Bùi Đức Lũng và cs, 1993)[11] trong điều kiện khí hậu nước ta thì
gà broiler ni vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn vụ xuân 10 - 15%.
Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt
Mật độ nuôi nhốt cũng là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của
gia cầm. Theo Van Horne (1991)[44]: Khi chăn ni gà ở mật độ cao thì hàm
lượng NH3, CO2 và H2S được sinh ra trong chất độn chuồng cao. Vì khi mật độ
gà đơng thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường trao
đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng ni tăng,
nên sẽ ảnh hưởng tới việc tăng khối lượng gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ
chuồng nuôi quá cao cùng nhiệt độ khơng khí cao.
Vai trị của protein đối với gia cầm
Protein là chất dinh dưỡng không thể thay thế và đứng hàng đầu trong các
chất dinh dưỡng cần thiết đối với gia cầm. Nhờ protein sẵn có trong thức ăn, gia
cầm mới có thể tổng hợp được protein của cơ thể và các sản phẩm, ngồi ra cịn
tổng hợp ra các chất có hoạt tính sinh học cao như enzyme và hormone, cùng các
hợp chất khác đóng vai trị quan trọng trong các quá trình sinh lý của cơ thể.
Trong cơ thể động vật nói chung và gia cầm nói rêng, không thể tổng hợp protein
từ glucid và lipid mà bắt buộc phải lấy protein từ thức ăn đưa vào hàng ngày một
cách đều đặn với một số lượng đầy đủ theo một tỷ lệ thích hợp so với các chất
dinh dưỡng khác (Bùi Đức Lũng, 1995) [10].
Nguyễn Duy Hoan (2010)[4] protein trong cơ thể gia cầm có vai trị rất to
lớn và đa dạng, chúng là thành phần cấu trúc quan trọng của các mô khung và
mô bảo vệ như xương, sụn, dây chằng, da, lơng vũ, lơng tơ, móng... Khối lượng
chủ yếu của một số cơ quan trong cơ thể như: tim, gan, các cơ quan sinh sản,
tuyến nội tiết, phổi, thận, máu, lách... là protein. Nếu khơng có protein sẽ khơng
có các enzyme vì protein tham gia cấu tạo nên các enzyme, mà khơng có
enzyme để xúc tác q trình chuyển hóa sinh học trong cơ thể trao đổi chất sẽ bị
rối loạn.

Boushy.V (2009)[33] trong cơ thể gia cầm, phần protein chiếm gần 18 20% khối lượng sống, nếu cho rằng lượng nước trong cơ thể chiếm khoảng 65 -


15

70% thì suy ra rằng protein tạo nên khối lượng chủ yếu của vật chất khô (đến 55
- 65%), trong các sản phẩm chăn nuôi gia cầm như: thịt, trứng, lông vũ và lông
tơ, tỷ lệ đạt tới 50 - 90% khối lượng vật chất khô.
(Từ Quang Hiển và cs, 2002)[3] Dinh dưỡng protein trong nuôi dưỡng gia
cầm là một chỉ số dinh dưỡng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
và chất lượng sản phẩm. Người ta cho rằng 20 - 25% sức sản xuất của gia cầm
chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dinh dưỡng protein.
Nhu cầu protein trong cơ thể là sự cân đối các acid amin không thay thế.
Đối với gà con, nhu cầu protein cho duy trì cơ thể và phát triển sinh trưởng của
các bộ phận mô cơ. Ở gà thịt cần tỉ lệ protein tương đối cao trong khẩu 6 phần
để hỗ trợ tăng trưởng nhanh. Nhu cầu protein của gà thịt qua các tuần tuổi.
Ở gia cầm, tế bào lông vũ chủ yếu do protein cấu tạo nên, vì vậy nếu trong
thức ăn thiếu protein gia cầm sẽ mọc lông chậm (Dương Thanh Liêm, 2003) [9]
Protein tham gia cấu tạo tế bào là thành phần quan trọng của sự sống, chiếm đến
khoảng 1/5 khối lượng cơ thể gia cầm, 1/7 – 1/8 khối lượng trứng. Protein là
hợp chất hữu cơ quan trọng khơng có chất dinh dưỡng nào thay thế vai trị của
protein trong tế bào sống vì phân tử protid ngồi carbon, hydro, oxy cịn có nitơ,
lưu huỳnh, phospho mà ở các phân tử mỡ, bột đường khơng có.
Sản phẩm thịt, trứng đều cấu tạo từ protid. Không đủ protein trong thức
ăn, năng suất chăn nuôi giảm. Protid tham gia điều hịa q trình đồng hóa các
chất dinh dưỡng của thức ăn cho cơ thể, đồng thời nó cịn cung cấp năng lượng
cho cơ thể (Lê Hồng Mận, 1999) [16]. Protein được tạo thành từ nhiều acid
amin. Acid amin gồm 2 nhóm là acid amin khơng thay thế và acid amin thay thế.
Theo (Lê Hồng Mận, 2002) [17] nhóm acid amin khơng thay thế hay là thiết
yếu: nhóm acid amin này cơ thể không tổng hợp được mà phải cung cấp từ

nguồn thức ăn, gồm 10 loại acid amin thiết yếu: Lysine, Methionine,
Tryptophan, Threonine, Phenylalanine, Histidine, Leucine, Isoleucine, Arginine,
Valine. Nhóm acid amin thay thế được: cơ thể gia cầm tự tổng hợp từ sản phẩm
trung gian trong quá trình trao đổi acid amin, acid béo và từ tổng hợp chất chứa
amino. Nhóm này gồm các loại: Alanine, Cystine, Aspartic, Glycine, Acid
glutamic, Hydroproline, Serine, Proline, Tyrosine, Citruline, Cysteine và
Hydroxylizine. Ngoài tỷ lệ protein thô trong khẩu phần, gần đây các nhà khoa
học quan tâm nhiều hơn đến việc cung cấp đầy đủ nhu cầu các loại acid amin,
đặc biệt là các loại acid amin thiết yếu.
Thiếu protein làm gà chậm lớn, còi cọc, gà đẻ kém, sinh bệnh tật… cần
cân đối protein theo nhu cầu của gà con, gà thịt, gà đẻ… Các loại thức ăn giàu


16

protein là bột cá, bột thịt, bột sữa, đậu tương, khô lạc. Thường bổ sung vào thức
ăn hai loại acid amin hay thiếu là Lysine và Methionine tổng hợp với tỉ lệ thấp
(Bùi Đức Lũng và cs, 2001)[12]. Nếu quá dư thừa protein dẫn đến nồng độ đạm
cặn, acid amin trong máu tăng cao làm giảm tính thèm ăn của gia cầm, từ đó
khơng cải thiện được tăng trọng, thậm chí cịn giảm tăng trọng so với khẩu phần
bình thường. Cơ thể tiêu hóa khơng hết protein sẽ lên men thối ở ruột già, manh
tràng và dẫn đến tình trạng viêm ruột tiêu chảy. Dư thừa protein dẫn đến phản
ứng deamin quá mạnh, thải ra nhiều acid uric có hại cho gan, thận.
2.1.1.2. Khả năng cho thịt của gia cầm
Khả năng cho thịt được phản ánh qua các chỉ tiêu năng suất và chất lượng
thịt. Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển của hệ cơ,
kích thước và khối lượng của khung xương.
* Năng suất thịt
Năng suất thịt là chỉ tiêu quan trọng và thông dụng để đánh giá sức sản
xuất thịt của gia cầm. Năng suất thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, mà tính

trạng này lại phụ thuộc vào kích thước các chiều đo cơ thể (dài lườn, rộng ngực,
dài đùi...). Năng suất thịt có thể biểu thị bằng tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ giữa các bộ phận
như: Nạc, mỡ, da. Ở gà thịt các tỷ lệ thường được tính là: Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ cơ
đùi, tỷ lệ cơ ngực, tỷ lệ mỡ bụng. Năng suất thịt cao hay thấp còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau như: Giống, dịng, điều kiện chăm sóc ni dưỡng, tính
biệt, phương thức ni, thú y phịng bệnh...
Theo Đào Văn Khanh (2002)[7] cho biết gà broiler Tam Hoàng ở 63 ngày
tuổi có tỷ lệ thịt xẻ cao nhất ở gà trống là 79,20%, gà mái là 78,61% càng về các
giai đoạn sau tỷ lệ thịt xẻ có xu hướng giảm dần, lúc 84 ngày tuổi con trống đạt
70,26%, con mái đạt 70,11%. Ngược lại tỷ lệ cơ ngực và cơ đùi lại có chiều
hướng tăng lên ở các giai đoạn tuổi sau, thấp nhất lúc 70 ngày tuổi và đạt cao
nhất lúc 84 ngày tuổi (trống đạt 40,30%, mái đạt 38,59%). Tỷ lệ mỡ bụng của cả
gà trống và gà mái đều có xu hướng tăng dần theo tuổi và đạt cao nhất ở ngày
tuổi 77 và 84.
Trần Công Xuân và cs, (2000)[32], nghiên cứu lai kinh tế giữa gà Kabir
và Lương Phượng hoa cho thấy tỷ lệ thân thịt 72,4% - 72,32%; tỷ lệ thịt đùi
20,64% - 21,43%; tỷ lệ thịt ngực 20,68% - 20,80%.
2.1.1.4. Khả năng sử dụng thức ăn của gia cầm


17

Trong chăn ni gia cầm thì ngồi vấn đế tạo ra các giống mới có năng
suất cao, thì thức ăn chăn nuôi cũng chiếm phần rất quan trọng. Trong chăn nuôi
thức ăn chiếm 70% giá thành sản phẩm.
Theo (Bùi Quang Tiến và cs, 1995)[25] hệ số tương quan giữa khối lượng
cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn đã được (Chambers, 1984) [35] xác
định là -0,5 đến - 0,9. Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là
âm và thấp từ (- 0,2) đến (- 0,8).
Trần Cơng Xn và cs, (1999)[30], cho biết gà Tam Hồng khi nuôi thịt

đến 15 tuần tuổi tiêu tốn 3,609 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Tam Hoàng
Jiangcun tiêu tốn 3,652 - 3,911 kg thức ăn/kg tăng trọng.
(Trần Công Xuân và cs, 2006)[31], khi nghiên cứu chọn tạo một số dòng
gà chăn thả Việt Nam năng suất và chất lượng cao đã đưa ra kết luận. Tổ hợp lai
3/4 máu Lương Phượng và 1/4 máu Sasso x 44 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng là 2,54 - 2,68kg.
2.1.1.4. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà
Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp tới hiệu quả chăn nuôi. Hiệu quả chăn nuôi bị chi phối bởi yếu tố bên
trong cơ thể (di truyền) và mơi trường ngoại cảnh (dinh dưỡng, chăm sóc,
chuồng trại, mùa vụ, dịch tễ...).
Sức sống được thể hiện ở khả năng có thể chống lại những ảnh hưởng bất
lợi của môi trường, cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh (dẫn theo Ngô Giản
Luyện, 1994) [15].
Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phơi có thể có tác động của các gen nửa
gây chết, nhưng chủ yếu là do tác động của môi trường. Các giống vật nuôi nhiệt
đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng cao hơn so với các
giống vật ni có nguồn gốc ơn đới (Trần Đình Miên, 1994) [20].
Theo kết quả nghiên cứu của (Lê Thị Nga và cs, 2000)[23] ở giai đoạn 1 16 tuần tuổi; tỷ lệ nuôi sống của gà ri là 96,5 - 100%; của gà ác là 88,28%; của
gà Mía là 92,33 - 93,9%. Con trống có sức đề kháng mạnh hơn con mái do có sự
tác động khác nhau của hormone.
Trong chăn nuôi, để nâng cao tỷ lệ sống; sức đề kháng, giảm tổn thất do
bệnh tật gây ra, bên cạnh việc cần tiến hành các biện pháp phịng bệnh thú y và
chăm sóc, ni dưỡng thích hợp với từng loại vật ni, một vấn đề hết sức quan


18

trọng là cần phải chọn ni giống gia cầm có khả năng thích nghi cao. Vấn đề này
chỉ có thể xác định được thông qua các thử nghiệm trong thực tiễn.


2.1.2. Một số thông tin về gà Ri
+ Đặc điểm ngoại hình
Gà Ri là giống gà nội được ni rộng rãi trong cả nước, nhất là các tỉnh
phía Bắc. Ở các tỉnh phía Nam có tên gọi là gà ta vàng. Tuỳ theo sự chọn lọc
trong q trình chăn ni mà giống gà Ri có nhiều loại hình tương đối khác nhau
ở mỗi địa phương. Tuy vậy, những nét đặc trưng nhất của gà Ri là tầm vóc nhỏ,
chân thấp. Gà mái có bộ lơng vàng nhạt, hoặc vàng nâu có điểm lơng đen ở cổ,
lưng. Gà trống có bộ lơng sặc sỡ nhiều màu hơn. Lơng cổ đỏ tía hoặc da cam,
lông cánh ánh đen. Ở cả con trống và con mái có mào đơn nhiều khía răng cưa,
màu đỏ tươi. Chân, da, mỏ có màu vàng nhạt. Gà Ri mọc lông sớm, chỉ hơn một
tháng tuổi đã mọc đủ lông (Lê Hồng Mận và cs, 2001)[19].
Theo (Trần Thanh Vân và cs, 2015)[29]: Đặc điểm ngoại hình rất đa dạng,
gà mái: lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, xung quang cổ có hàng
lơng đen, mào kém phát triển, lá tai chủ yếu là màu đỏ, một số lá tai màu trắng.
Gà trống: màu lông phổ biến là đỏ thẫm, đầu lơng cánh và đi có lơng đen ánh
xanh, ngồi ra cịn có các màu: trắng, hoa mơ đốm trắng. Mào cờ, mào và tích
đỏ tươi, rất phát triển. Gà Ri có da màu vàng là chủ yếu, một số da trắng. Chân 4
ngón, có hai hàng vảy màu vàng xen lẫn màu đỏ tươi.
Theo Nguyễn Minh Hoàn và cs, (2014)[6] đã nghiên cứu từ quần thể gà
địa phương gồm 400 cá thể, đã chọn lọc theo các tiêu chuẩn về màu sắc lơng,
hình thái cơ thể của gà đã cho kết quả như sau: Tỷ lệ gà có màu vàng rơm tăng
lên qua các thế hệ, cụ thể ở thế hệ I gà có màu vàng rơm chiếm 37,8 % và thế hệ
II là 50,0% so với 19,5 % ở thế hệ xuất phát.
+ Khả năng sản xuất
Gà Ri lúc mới nở gà Ri đạt 25 - 28 gam; lúc bắt đầu đẻ, khối lượng gà mái
khoảng 1200 - 1300 gam; lúc trưởng thành đạt 1700 - 1800 gam, gà trống 2200 2300 gam. Chất lượng thịt gà Ri thơm ngon và đậm đà. Gà Ri có ưu điểm nổi
bật là cần cù, chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết và bệnh tật cao, gà



19

ấp và nuôi con khéo. Gà Ri là giống vật ni phổ biến trong các gia đình nơng
thơn nước ta (Lê Hồng Mận và cs, 2001)[19].
Gà Ri là giống nhẹ cân, gà mái: 1,2 - 1,8 kg, gà trống: 1,8 - 2,3 kg. Gà
trống thiến ni lâu có thể đạt 2,5 kg hoặc hơn. Sức đẻ: 90 – 120 trứng/mái/năm.
Khối lượng trứng bình qn: 38 - 42 gam. Nếu ni bán chăn thả, sản lượng
trứng gà Ri có thể đạt 125 - 130 quả/mái/năm. Gà Ri thành thục sinh dục sớm
(141 ngày). Gà có đặc điểm nổi bật là cần cù, chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu
với thời tiết, bệnh tật cao, ni con khéo, thịt có hương vị thơm ngon, nhất là gà
mái tơ. Do các ưu và nhược điểm ở trên, gà Ri thích hợp với chế độ dưới chăn
thả, hoặc bán chăn thả. Trong tương lai khi ngành gia cầm nuôi các giống cao
sản phát triển, thì gà Ri có thể sẽ được coi như là một đặc sản (Nguyễn Duy
Hoan, 1999) [5].
2.1.3. Một số thông tin về quế
Cây quế tên khoa học là Cinnamomum Cassia thuộc họ long não
(Lauraceae). Tên tiếng anh là Cinnamon, tên thông thường là cây quế, ở Việt
Nam, đều được trồng ở nhiều tỉnh trong đó có tỉnh Lào Cai. Tất cả các bộ phận
của cây quế đều có giá trị sử dụng cho một số ngành sản xuất. Vỏ quế có thể
dùng vào việc chữa bệnh, gia vị thực phẩm, đồ dùng gia đình, vv. Tuy nhiên vỏ
quế lại là bộ phận có giá trị nhất vì tinh dầu quế được chưng cất chủ yếu từ vỏ
cây. Cây quế ngoài thành phần chủ yếu là Cinnamaldehyde, còn chứa nhiều chất
khác như protein, chất nhầy, gum, coumarin,... các chất này có công dụng trong
một số lĩnh vực như y học để làm thuốc chữa bệnh, trong công nghiệp chế biến
hàng tiêu dùng. Ngày nay, người ta thường tách lấy andehyde từ cây quế rồi
chuyển hóa thành những chất thơm có giá trị khác. Đặc biệt hơn nữa, khi y học
hiện đại phát triển, người ta lại phát hiện ra nhiều công dụng chữa bệnh của cây
quế Nguyễn Đình Bàn (2006)[1].
Theo tác giả Lê Trần Đức trong: “Cây thuốc Việt Nam” trang 263
“...Nhục quế vị ngọt cay tính nóng, thơng huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức

nóng, chữa các chứng trúng hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, tim yếu (truỵ
mạch, huyết áp hạ) và bệnh dịch tả nguy cấp...” Một trong những tính chất đặc
trưng của cây quế là làm tăng khả năng chống lạnh của cơ thể người và động vật
nên quế rất được ưa chuộng ở xứ lạnh. Quế không chỉ được dùng làm gia vị cho
con người mà nó cịn được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc. Ở một số nước
có ngành chăn ni phát triển, người ta còn dùng các loại quế kém phẩm chất


20

hay các sản phẩm phụ của quế pha trộn với các loại thức ăn khác để sản xuất
thức ăn tổng hợp nhằm kích thích tiêu hố và phịng bệnh cho gia súc đặc biệt là
vào mùa đơng. Bột quế cịn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia súc
để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm, diệt khuẩn vùng miệng,
đường ruột, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, giảm strees, kéo dài thời gian sản
xuất của gia cầm đẻ (trích dẫn theo Nguyễn Hồng Sang, 2014) [24].
Công dụng của quế đối với gia cầm: Quế có tác dụng chống oxy hóa (Lee
và cs, 2004; Faix và cs, 2009), kháng khuẩn (Chang và cs, 2001), cải thiện khả
năng tiêu hóa và hấp thu tốt chất dinh dưỡng (Hernandez và cs, 2004), từ đó
giúp gà sinh trưởng và phát triển tốt, gia tăng khả năng miễn dịch, ít bệnh
tật,... (trích dẫn theo Trần Thanh Tùng, 2014) [27].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Al - Rassie (2010)[42] cho biết: Quế (Cinnamomum verum) là một trong
số những tìm kiếm chất có tiềm năng bổ sung vào thức ăn chăn ni, một số
nghiên cứu gần đây cho thấy quế đã được sử dụng để cải thiện chất lượng và số
lượng sản phẩm động vật, chế độ ăn uống bổ sung quế đã cải thiện hiệu suất
tăng trưởng của gà thịt. Kết quả đạt được khác nhau có thể là do sự thay đổi về
mức độ bổ sung vào thức ăn, thời gian cho ăn,…
Theo kết quả nghiên cứu của (Koochaksaraie RR và cs, 2011)[43] trên

giống gà thịt Ross 308 cho thấy việc bổ sung bột quế ở các mức 0,025%,
0,05%, 0,1% và 0,2% trong khẩu phần không ảnh hưởng đến năng suất sinh
trưởng và chất lượng thân thịt của gà so với đối chứng, trừ giai đoạn 21 - 42
ngày tuổi ở nghiệm thức bổ sung 0,025% bột quế giúp tăng khối lượng và làm
giảm hệ số chuyển hóa thức ăn của đàn gà.
Cũng trên giống gà thịt Ross 308 theo (Toghyani M và cs, 2011)[38] đã bổ
sung bột quế và tỏi ở mức 0,2% và 0,4% trong khẩu phần cho thấy việc bổ sung
đã cải thiện đáng kể khối lượng cơ thể cũng như giảm được hệ số chuyển hóa
thức ăn của đàn gà so với đối chứng.
Trên giống cút Nhật, Mehdipour và cs, (2013)[45] đã sử dụng bột quế, tinh
dầu quế và synbiotic bổ sung vào khẩu phần như chất kích thích tăng trưởng và
chất lượng thịt, kết quả cho thấy ở nghiệm thức bổ sung 0,02% tinh dầu quế cải
thiện được hệ số chuyển hóa thức ăn so với đối chứng ở giai đoạn 21 - 35 và 0 35 ngày tuổi.


21

Ngược lại, kết quả nghiên cứu của P. Sang-Oh và cs, (2011)[41] trên gà
mái giống Ross×Ross 308 giai đoạn 0 – 5 tuần tuổi cho thấy việc bổ sung bột
quế ở mức 3%, 5% và 7% vào khẩu phần đã làm tăng hệ số chuyển hóa thức ăn
của đàn gà.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo (Bùi Đức Lũng và cs, 1994) [14] gà Mía có tỷ lệ ni sống rất cao: 97
- 98 %, khối lượng trưởng thành lúc 24 tuần tuổi: mái 2778 g, trống 3675 g, cao
gấp 1,5 lần gà Tam Hoàng và 2 lần so với gà Ri. Điểm uốn sinh trưởng xảy ra lúc
14 tuần tuổi khi gà trống đạt 2175 g, mái 1840g, tiêu tốn thức ăn đến 15 tuần tuổi:
Trống 2,63 kg/kg tăng trọng, mái 2,7 kg/kg tăng trọng. Tuổi đẻ quả trứng đầu:
174 ngày. Sản lượng trứng 6 tháng đẻ đầu đạt 55 quả/mái. tỷ lệ phôi/trứng ấp đạt
91,5%, nở/phôi 90,81 %, nở/tổng trứng ấp 83,12 %.
(Bùi Đức Lũng và cs, 2001)[12] cho biết: gà Ri sau khi được chọn lọc qua

3 thế hệ có khối lượng cơ thể lúc 01 ngày tuổi 29,5 - 29,8g, đến 20 tuần tuổi
khối lượng gà mái 1214 - 1251g và gà trống 1700 - 1743g; năng suất trứng đến
68 tuần tuổi 122 - 124 quả/mái và khối lượng trứng lúc 38 tuần tuổi 41,2 42,3g; tỷ lệ lòng đỏ so với khối lượng trứng 34,63 - 35,33%. Cho biết tác giả
(Bùi Đức Lũng và cs, 2005)[13] đã công bố kết quả nghiên cứu chọn lọc và
nhân thuần gà Ri màu vàng rơm sau 3 thế hệ, kết quả về ngoại hình như sau: Sau
khi lấy trứng ấp từ những gà mái lông vàng rơm thế hệ xuất phát, tỷ lệ gà 1 ngày
tuổi màu vàng rơm đặc trưng tăng lên rõ rệt chiếm 32,8%. Giai đoạn 9 tuần tuổi,
gà trống và mái có màu vàng rơm đạt 100% sau khi đã chọn lúc 1 ngày tuổi,
thân hình thanh tú, thon nhẹ, đầu nhỏ, đầu cánh và chót đi điểm những lơng
đen. Chân, mỏ, da có màu vàng. Giai đoạn 19 và 38 tuần tuổi: Gà mái tồn thân
màu vàng rơm, điểm những lơng đen quanh cổ, đầu cánh và chót đi. Mào đơn,
lá tai màu cẩm thạch. Gà trống dáng chắc khoẻ, ngực vuông, quanh cổ phát triển
lơng cườm đỏ tía óng ánh, đi có điểm vài lơng màu xanh đen. Mào đơn, chân
có 2 hàng vẩy.
Các nhà nghiên cứu gia cầm và các nhà dinh dưỡng học đã và đang tìm
kiếm các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi để thay thế các loại kháng sinh và chất
kích thích tăng trọng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng thịt của gia cầm. Ngày
càng có nhiều nghiên cứu đã báo cáo về thuộc tính chống oxy hóa của các chất
chiết xuất từ thảo mộc và các hợp chất trong ống nghiệm hoặc khi được bổ sung
trong quá trình chế biến thực phẩm.


22

Bổ sung bột quế ở mức 0,025% vào khẩu phần thức ăn của gà Ri đã giảm
được tỉ lệ nhiễm bệnh CRD và cầu trùng, tỉ lệ loại thải đồng thời gà ở NT này có
khối lượng cơ thể cao nhất, tăng trọng tuyệt đối cao nhất, hệ số chuyển hóa thức
ăn thấp nhất và tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với đối chứng. Các nghiệm thức có
bổ sung bột quế đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng theo (Trần
Thanh Tùng, 2014) [27].

Theo (Diệp Thị Lệ Chi, 2019) [2] bước đầu của một số kết quả nghiên
cứu cho thấy, vật nuôi thảo dược không có dư lượng kháng sinh khi xuất bán, do
đó đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó giảm được chi phí sử dụng
thuốc thú y, giảm tỷ lệ chết, giảm thức ăn, mở ra hướng đi mới trong tiếp cận thị
trường đối với sản phẩm vật nuôi sạch phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe
người tiêu dùng. Thời gian nuôi lâu hơn cách nuôi thông thường 1 đến 2 tháng
nhưng cho chất lượng thịt ngon, giá cả xuất bán cao hơn. Vì vậy, chăn ni theo
hướng hữu cơ sử dụng thảo dược bổ sung vào khẩu phần ăn của vật ni là
phương thức an tồn và bền vững, góp phần nâng cao thu nhập của người dân,
tạo ra sinh kế cho người dân, nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới.


23

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Gà Ri nuôi tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, từ 03 tuần tuổi đến 16
tuần tuổi.
+ Bột quế: Bột quế được tạo ra từ vỏ cây quế xay nhuyễn, có mùi rất thơm
và giữ được mùi hương trong khoảng thời gian lâu. Bột quế có chứa nhiều
vitamin và các khống chất như: Vitamin A, niacin, axit pantothenic, pyridoxine,
canxi, kali, mangan, sắt, kẽm. Ngồi ra, cịn chứa một lượng lớn chất sơ và chất
chống oxy hóa.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Trang trại ông Long, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào
Cai.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 9/2020 - 02/2021
3.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá tỷ lệ ni sống của gà thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm:
+ Sinh trưởng tích lũy (g/con)
+ Sinh trưởng tương đối (%)
+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
- Đánh giá khả năng thu nhận thức ăn và chuyển hóa thức ăn của gà thí
nghiệm:
+ Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng (kg)
+ khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm (g/con/ngày)
- Đánh giá khả năng sản xuất thịt của gà thí nghiệm:
+ Tỷ lệ thịt xẻ (%)
+ Tỷ lệ thịt đùi/ xẻ (%)
+ Tỷ lệ thịt ngực/ xẻ (%)


24

+ Tỷ lệ ngực + cơ đùi (%)
+ Tỷ lệ mỡ bụng ( %)
- Đánh giá chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng kháng bệnh của gà thí nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả chăn ni.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Bố trí thí nghiệm
Tiến hành theo dõi trực tiếp trên đàn gà.
Thí nghiệm được thực hiện trên đàn gà thịt, bắt đầu từ giai đoạn 14 ngày
tuổi đến 112 ngày tuổi ( tuần tuổi thứ 3 đến tuần tuổi thứ 16).
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hồn tồn ngẫu nhiên với 2 lơ đối
chứng và thí nghiệm, mỗi lơ ni 50 con gà. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi
lần lặp lại là 100 con gà. Như vậy, tổng số gà thí nghiệm là: 300 con gà.

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Chỉ tiêu
Lơ đối chứng
Lơ thí nghiệm
Giống gà
Ri
Ri
Số lượng (con)
50
50
Số lần lặp lại
3
3
Thời gian nuôi (tuần)
16
16
Phương thức nuôi
Nuôi nhốt
Nuôi nhốt
Mật độ nuôi (con/m2)
5-6 con/m2
5-6 con/m2
KPTA
100% KPCS
99,975% KPCS + 0.025% bột quế
Sử dụng bột quế + KPCS cho gà ăn trực tiếp. Trong q trình thí nghiệm
thức ăn được trộn trước khi cho ăn, gà được ăn tự do.
3.3.2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà trong thí nghiệm được thể hiện
ở bảng 3.2:

Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà trong thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng
Đơn vị
Giai đoạn 1 ngày
tuổi đến xuất bán
Độ ẩm
%
13,0
CP
%
17


25

ME
Muối trong khoáng
Xơ tối đa
Ca trong khoảng
P tối thiểu
Lysine tổng số tối thiểu
Meth+Cyst tổng số tối thiểu

Kcal/kg
%
%
%
%
%
%


3000
0,36 - 0,46
4,5
0,85 - 1,05
0,75
0,83
0,63

Trước khi nhập gà về chuẩn bị đầy đủ dụng cụ úm, vận chuyển, thức ăn
nước uống, kiểm tra bóng sưởi, nhiệt độ chuồng. Khi nhập gà thực hiện việc
chuyển gà vào nơi úm trong thời gian ngắn nhất để hạn chế gây stress.
Tất cả gà trong q trình thí nghiệm đều được chăm sóc và ni dưỡng trong
cùng một điều kiện như nhau nhưng chỉ khác nhau về nước uống ở 2 lơ thí
nghiệm.
Nước uống và thức ăn được cung cấp đầy đủ và ăn uống tự do.
Thức ăn: Thức ăn được sử dụng trong chăn ni gà thí nghiệm là thức ăn
hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên dành cho gà thịt từ 1 ngày tuổi đến xuất bán, và
thức ăn khơng chứa kháng sinh và chất kích thích tăng trưởng của công ty cổ
phần thức ăn KHANGTI Vina, loại cám K5900.
3.3.2.3. Quy trình phịng bệnh
Để bảo đảm sức khỏe cho đàn gà và người chăn nuôi, đồng thời hạn chế tối
đa khả năng nhiễm một số bệnh nguy hiểm cũng như giảm thiểu thiệt hại khi có
dịch bệnh xảy ra, trại ln tn thủ quy trình phịng bệnh. Quy trình tiêm phịng
trên gà được trình bày theo bảng sau:

Bảng 3.2: Quy trình tiêm phịng
Ngày tuổi
1
5


Loại vắc xin
MAREK
MEDIVAC
ND-IB

10

MEDIVAC AI

12

MEDIVAC

Phịng bệnh

Cách dùng và liều
lượng
Tiêm dưới da cổ

Marek
Newcastle và viêm phế
Nhỏ mắt hoặc nhỏ mũi
quản truyền nhiễm
Tiêm dưới da cổ, liều
Cúm gà
0,2 ml
Gumboro
Nhỏ miệng hoặc cho



×