Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hệ thống thư viện công cộng việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.83 KB, 8 trang )


1
Hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển


Nguyễn Thị Hoạt


Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Quý
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Làm rõ nội hàm khái niệm: đổi mới, hội nhập và phát triển nói chung và
trong lĩnh vực hoạt động thông tin thư viện (TTTV) nói riêng. Nghiên cứu vị trí, vai
trò và nhiệm vụ của sự nghiệp TTTV nói chung và của hệ thống thư viện công cộng
(HTTVCC) nói riêng trong giai đoạn đổi mới, hội nhập. Nghiên cứu thực trạng mọi
mặt hoạt động của HTTVCC trong quá trình đổi mới. Đi sâu phân tích các kết quả
đạt được trên mọi mặt hoạt động của HTTVCC. Đánh giá được những thuận lợi và
khó khăn, những cơ hội và thách thức mà HTTVCC đã và sẽ trải qua trong quá trình
đổi mới hội nhập và phát triển. Kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của HTTVCC, góp phần vào sự phát triển sự nghiệp công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn đổi mới.

Keywords. Khoa học thư viện; Thư viện công cộng; Việt Nam

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay


đổi: kinh tế thế giới bước vào một thời kỳ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng dưới tác động
của tiến bộ khoa học - công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT). Kinhh tế thế giới
đã và đang dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức. Sự hình thành xã hội thông tin như cách
mạng tin học, sinh học, năng lượng, tự động hóa, chế tạo vật liệu mới, khoa học về con
người, khoa học về biển, khoa học về vũ trụ…; công cuộc toàn cầu hóa kinh tế, cuộc khủng
hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực là những vấn đề thời đại. Trong nền kinh tế tri thức hiện
nay, thông tin và tri thức chiếm vai trò đặc biệt quan trọng. Bất kỳ quốc gia nào muốn hội nhập
với thế giới, với nền kinh tế tri thức nhất thiết phải nắm bắt được thông tin và tri thức của nhân
loại tiến bộ.
Ở trong nước, chúng ta phải đối mặt với những hậu quả nặng nề và khó khăn thời hậu
chiến tranh; những khuyết điểm, sai lầm trong chỉ đạo, thực hiện đường lối, chủ trương chính
sách đã dẫn tới nền kinh tế - xã hội rơi vào khủng hoảng… Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng
lần thứ VI (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới đất nước.
Nội dung của quá trình đổi mới bao trùm mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, xã
hội của đất nước. Bên cạnh công cuộc chăm lo bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta đặt lên
hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, xây dựng
nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.

2
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, ngày nay đất nước ta đã từng bước trưởng thành và
đang có những bước tiến vững chắc trong quá trình hội nhập và phát triển. Tuy nhiên quá
trình hội nhập và phát triển cũng đòi hỏi chúng ta phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho
phù hợp với xu thế chung của nhân loại. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành phải cùng nhau
chung tay thực hiện.
Ngành Thông tin Thư viện (TTTV) nước ta nói chung và Hệ thống Thư viện Công
cộng (HTTVCC) nói riêng với chức năng đặc thù lưu trữ, phổ biến thông tin và tri thức đã
góp phần không nhỏ vào sự thành công của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn
đổi mới và hội nhập phát triển đòi hỏi sự nghiệp TTTV không ngừng đổi mới hơn nữa, đặc
biệt là HTTVCC với vai trò và chức năng đặc thù của mình trong việc nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân tài, phát triển văn hóa đọc, tuyên truyền và phổ biến mọi chủ trương, chính sách

của Đảng, Nhà nước và các thành tựu khoa học công nghệ mới tới mọi đối tượng người dân.
Vì vậy vai trò của ngành TTTV càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên chưa có công trình nào
đánh giá tổng kết thành tựu hơn hai mươi năm đổi mới và tìm ra hướng đi cho ngành nói
chung và Hệ thống Thư viện Công cộng nói riêng trong giai đoạn hội nhập, vì vậy tôi quyết
định chọn đề tài "Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập phát triển".
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo, hội nghị tổng
kết hoạt động ngành thư viện qua từng thời kỳ; đã có nhiều bài nghiên cứu đánh giá những
thành tựu của ngành, những bài phỏng vấn trực tiếp các nhà lãnh đạo, các chuyên gia đầu
ngành trong lĩnh vực đánh giá về sự phát triển, thay đổi và các định hướng đi lên cho ngành
Thư viện nói chung cũng như Hệ thống Thư viện Công cộng nói riêng.
Có thể kể ra đây một vài ví dụ như: Bài báo “Sáu mươi năm sự nghiệp thư viện Việt
Nam” của TS. Lê Văn Viết đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3 năm 2005; Bài báo
“Đội ngũ cán bộ Thư viện công cộng: Thực trạng và giải pháp xây dựng và nâng cao chất
lượng” của Ths. Nguyễn Thị Thanh Mai đăng trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 1 năm
2009; Bài báo “Hoạt động thư viện - thông tin Việt Nam trên đường hội nhập” của Ths. Ngô
Ngọc Chi đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1 năm 2006; Bài báo “Sự nghiệp đào tạo
nguồn nhân lực ngành Thông tin - Thư viện Việt Nam, 50 năm nhìn lại” của PGS.TS. Trần
Thị Quý đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3 năm 2006…
Tuy nhiên các đề tài mới đề cập đến từng vấn đề đơn lẻ và chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách tổng quát về sự nghiệp TT - TV Việt Nam trong bối cảnh đất nước hội
nhập. Chính vì vậy hiểu rõ yêu cầu tất yếu khách quan của sự cần thiết nâng cao hiệu quả
hoạt động của HTTVCC cũng như thực trạng HTTVCC hiện nay để từ đó đưa ra những giải
pháp có tính thực tiễn giúp HTTVCC phát huy hết “nội lực” và “ngoại lực” đáp ứng tốt nhất
yêu cầu sự nghiệp cách mạng Đổi mới đất nước để nhanh chóng hội nhập và phát triển đuổi
kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới là vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy tôi đã
nghiên cứu đề tài "Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập phát triển"; đây là một đề tài hoàn toàn mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Đổi mới là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong một giai
đoạn dài và nó đã phát huy tác dụng trên mọi mặt. Hệ thống thư viện công cộng trải qua một
quá trình đổi mới lâu dài đã đạt được những thành tựu quan trọng và đang đứng trước cơ hội
lớn cũng như thách thức không nhỏ của xu thế hội nhập phát triển. Vì vậy đề tài "Hệ thống
Thư viện Công cộng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển" được triển
khai nghiên cứu không ngoài mục tiêu nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng của HTTVCC
trong giai đoạn đổi mới đất nước; trên cơ sở đó xác định những cơ hội, thách thức đối với
HTTVCC Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Từ đó luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải

3
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTTVCC Việt Nam góp phần phát triển kinh tế, xã
hội, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn đổi mới
đất nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, luận văn tiến hành nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể
sau:
- Làm rõ nội hàm khái niệm: Đổi mới, hội nhập và phát triển nói chung và trong lĩnh
vực hoạt động TTTV nói riêng;
- Nghiên cứu vị trí, vai trò và nhiệm vụ của sự nghiệp Thông tin Thư viện nói chung
và của HTTVCC nói riêng trong giai đoạn đổi mới, hội nhập;
- Nghiên cứu thực trạng mọi mặt hoạt động của HTTVCC trong quá trình đổi mới. Đi
sâu phân tích các kết quả đạt được trên mọi mặt hoạt động của HTTVCC.
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn, những cơ hội và thách thức mà Hệ
thống Thư viện Công cộng đã và sẽ trải qua trong quá trình đổi mới hội nhập và phát triển.
- Kiến nghị và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTTVCC nhằm
góp phần vào sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất
nước trong giai đoạn đổi mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ công tác tổ chức hoạt động của HTTVCC
của Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu dưới góc độ tổng kết, đánh giá những thành tựu của HTTVCC Việt Nam
đã đạt được trong hơn hai mươi năm đổi mới là vấn đề lớn đòi hỏi cần có sự đầu tư mọi mặt về
kinh phí, thời gian cũng như các phương pháp tiếp cận nghiên cứu. Chính vì vậy, trong phạm vi
nghiên cứu của Luận văn này, tác giả chỉ với mong muốn nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt
động của HTTVCC phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước từ 1986 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác văn hoá nói chung và công tác
thông tin thư viện nói riêng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận văn đã được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Thu thập, xử lý phân tích và tổng hợp, đánh giá tài liệu, số liệu;
- Phỏng vấn, mạn đàm trực tiếp với các nhà quản lý, các chuyên gia;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp so sánh.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu là công trình có độ dày khoảng 100 trang khổ A4 đánh giá đúng
vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HTTVCC trong sự nghiệp đổi mới; thực trạng mọi mặt
hoạt động của HTTVCC hiện nay; xác định được các cơ hội thách thức đối với HTTVCC.
Nêu được những thuận lợi và khó khăn của HTTVCC Việt Nam trong quá trình đổi mới và
hội nhập. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể cho HTTVCC Việt Nam
nhanh chóng phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Vai trò của Hệ thống Thư viện Công cộng và sự nghiệp đổi mới ở Việt

Nam

4
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức hoạt động của Hệ thống Thư viện Công
cộng Việt Nam trong giai đoạn đổi mới
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống Thư viện
Công cộng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển


References
I. Các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
1. Quyết định số 120/LĐ-QĐ ngày 6/6/1985 ban hành danh mục số 1 các chức danh đầy đủ
viên chức Bộ Văn hoá và chuyên ngành báo chí, xuất bản, biểu diễn nghệ thuật, thư viện.
2. Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 2/6/1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán
bộ Chính phủ, về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Văn hoá -
Thông tin.
3. Quyết định số 3347/TC-QĐ ngày 08/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin “Quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vụ Thư viện”.
4. Quyết định số 334/TC-QĐ ngày 8/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vụ Pháp chế.
5. Chỉ thị số 18/VHTT ngày 20/3/1996 của Bộ Văn hoá - Thông tin về ứng dụng và phát triển
CNTT trong hoạt động ngành Văn hoá thông tin.
6. Quyết định số 393/1988/QĐ-TCCP-CCVC ngày 3/10/1998 của Bộ trưởng - Trưởng ban tổ
chức - Cán bộ Chính phủ, về việc ban hành quy định thi nâng ngạch bảo tàng viên, thư viện
viên, thư mục viên lên bảo tàng viên chính, thư viện viên chính, thư mục viên chính trong các
bảo tàng, thư viện.
7. Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án
xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn.
8. Pháp lệnh Người cao tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000.
9. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển

CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
10. Pháp lệnh Thư viện (Pháp lệnh số 31/2000/PL-UBTVQH) được Quốc hội thông qua ngày
28/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001.
11. Chỉ thị số 57/2001/CT-BVHTT ngày 01/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,
về tăng cường công tác thư viện trong các viện, trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ
Văn hoá - Thông tin.
12. Thông tư số 99 ngày 05/12/2001 hướng dẫn ưu tiên kinh phí để ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin.
13. Quyết định số 1637/2001/QĐ-TTg ngày31/12/2001 về việc cấp miễn phí một số loại báo,
tạp chí cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
14. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/01/2002 về chế độ tài
chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
15. Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg ngày 08/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt kế
hoạch phát triển Internet Viê
̣
t Nam giai đoạn 2001 - 2005.
16. Nghị định số 33/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/3/2002, quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
17. Nghị định số 72/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/08/2002 “Quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện”.
18. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi ngày 16/12/2002 (Số 02/2002/QH11).
19. Thông tư liên tịch số 20/2003/TTLT/BTC-BVHTT-BNV ngày 24/03/2003 của Bộ Tài
chính - Bộ Văn hoá-Thông tin - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - thông tin (trong đó có
ngành thư viện).

5
20. Nghị định số 63/2003 ngày 11/6/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Văn hoá - Thông tin.
21. Luật Thống kê số 04/2003/QH11 ngày 17/6/2003.

22. Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính
sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá” trong đó có vấn đề phát triển thư viện ở các xã miền núi,
vùng sâu, vùng xa… bằng nguồn ngân sách nhà nước.
23. Quyết định số 50/2003/QĐ-BVHTT ngày 22/8/2003 về việc quy định mức kinh phí mua
sách lý luận, chính trị của hệ thống thư viện.
24. Thông tư số 56/2003/TT-BVHTT ngày 16/9/2003 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc
hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện.
25. Quyết định số 64/2003/QĐ-BVHTT ngày 16/12/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra.
26. Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15/6/2004.
27. Công văn số 511/VHTT-TCCB ngày 25/02/2004 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc tổ
chức thi nâng ngạch Bảo tàng viên, Thư viện viên lên ngạch Bảo tàng viên chính, Thư
viện viên chính năm 2004.
28. Quyết định số 32/2004/QĐ-BVHTT ngày 18/6/2004 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thư viện.
29. Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin Khoa
học và Công nghệ.
30. Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban
hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức.
31. Thông tư số 03/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 05/11/2005 hướng dẫn thực
hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán
bộ, công chức, viên chức.
32. Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thống kê.
33. Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng
bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
34. Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010.
35. Nghị định số 138/2005/NĐ-CP ngày 9/11/2005 về tổ chức và hoạt động của thanh tra
Văn hoá - Thông tin.

36. Quyết định số 80/2005/QĐ-BVHTT ngày 15/12/2005 về việc ban hành quy chế thi đua,
khen thưởng ngành Văn hoá - Thông tin.
37. Luật Xuất bản năm 2004 và Nghị định 111 ngày 26/8/2005 quy định chi tiết thi hành Luật
Xuất bản năm 2004.
38. Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 về việc phê duyệt quy hoạch phát
triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở đến năm 2010.
39. Quyết định số 21/2006/QĐ-TTg ngày 23/01/2006 về danh mục bí mật nhà nước độ Tối
mật của Viện Khoa học và Công nghệ Viê
̣
t Nam.
40. Thông tin số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/02/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc
hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối
với cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn hoá - Thông tin.
41. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động Văn hoá - Thông tin.
42. Thông tư số 67/2006/TT-BVHTT ngày 10/8/2006 Của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc
hướng dẫn phân hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức sự
nghiệp, dịch vụ công lập hoạt động Văn hoá - Thông tin.

6
43. Chỉ thị số 123/CT-VH ngày 23/7/1977 của Bộ Văn hoá “Về việc phát triển hệ thống thư
viện công cộng ở các địa phương phía Nam”.
44. Quyết định số 172/VH-QĐ ngày 5/11/1977 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về
việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện Tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
45. Quyết định số 115/QĐ-VHTT ngày 29/08/1979 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,
về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện huyện và thư viện xã.
46. Thông tư số 147/VHTT ngày 30/7/1987 của Bộ Văn hoá, về việc hướng dẫn tiếp tục thực
hiện quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện cấp huyện.
47. Công văn số 626/TH-TV ngày 8/5/1989 về việc chỉ đạo sự kết hợp thư viện xã với thư

viện trường phổ thông cơ sở ở cấp xã.
48. Thông tư số 20/VH-TV ngày 9/5/1989 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về việc
hướng dẫn xếp hạng thư viện các ngành, các cấp.
49. Thông tư liên bộ số 97/TTLB/VHTT-TTDL-TC ngày 15/6/1990 của Bộ Văn hoá - Thông tin,
Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư
của nhà nước đối với thư viện công cộng.
50. Chỉ thị số 74/CT ngày 6/9/1993 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc đưa tạp chí toàn cảnh
vào các thư viện.
51. Tuyên ngôn năm 1994 của UNESCO về thư viện công cộng.
52. Quyết định số 889/QĐ-KH ngày 23/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, ban hành
danh mục trang thiết bị bảo quản, phục chế tài liệu thư viện.
53. Thông tư số 46/TT-VHTT ngày 17/6/1997 của Bộ Văn hoá - Thông tin, hướng dẫn thực
hiện chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của ngành Văn hoá - Thông tin.
54. Công văn số 2241/TC-CV ngày 15/7/1997 của Bộ Văn hoá - Thông tin, hướng dẫn thực
hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho lao động ngành Văn hoá - Thông tin làm việc
trong điều kiện có yếu tố độc hại.
55. Quyết định số 591/QĐ-BVHTT ngày 8/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, ban hành
danh mục trang thiết bị phục chế, bảo quản tài liệu thư viện.
56. Quyết định số 579/TC-QĐ ngày 17/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy
định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Thư viện Quốc gia Viê
̣
t Nam.
57. Thông tin liên tịch số 04/2002/TTLT-BVHTT-BTC ngày 04/3/2002 của Bộ Văn hoá - Thông
tin và Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư số 97/TTLT-BVHTT-
BTC ngày 15/6/1990 của Liên Bộ Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính:
“Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của nhà nước đối với thư viện
công cộng”.
58. Quyết định số 81/2004/QĐ-BVHTT ngày 24/8/2004 quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ
và tổ chức bộ máy của Thư viện Quốc gia Viê
̣

t Nam.
59. Quyết định số 07/2005/QĐ-UB ngày 18/01/2005 của Bộ Tài chính về việc quy định mức
thu, việc thu nộp, quản lý và sử dụng phí thư viện áp dụng tại Thư viện Quốc gia Viê
̣
t
Nam.
60. Quyết định số 16/2005/QĐ-BVHTT ngày 4/5/2005 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc
ban hành Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
61. Quyết định số 49/2006/QĐ-BVHTT ngày 5/5/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc
ban hành Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh.
II. Các tài liệu khác
1. Toan Ánh. Thư viện Việt Nam. Nghiên cứu Văn học. -Sài gòn. - 1971. - Bộ mới số 3. - Tr.
27 - 28.

7
2. Ngô Ngọc Chi (2006). Hoạt động thư viện - thông tin Việt Nam trên đường hội nhập, Tạp
chí Thư viện Việt Nam, số 1, tr.30-34.
3. Đỗ Quý Doãn (2005), Xây dựng thư viện công cộng thực sự trở thành trung tâm văn hoá,
trung tâm tri thức, khoa học trên địa bàn” - Thư viện Viê
̣
t Nam, (1), tr.35.
4. Đỗ Quý Doãn (2005), Phát triển nhanh, vững chắc, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong hệ thống thư viện công cộng” - Thư viện Viê
̣
t Nam (3), tr.17-20.
5 . Dương Bích Hồng. Lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam trong tiến trình văn hóa dân tộc.
- H.: Vụ Thư viện, 1999. - 271tr.
6. Dương Thuý Hồng (1993), Một vài suy nghĩ về tổ chức hoạt động thư viện công cộng

thuộc Bộ Văn hoá” - Tập san thư viện (1), tr.4-7.
7. Võ Thu Hương (2001), Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của Vụ Thư viện đối với hệ
thống thư viện công cộng Viê
̣
t Nam - Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, trường Đại học
Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
8. Chu Ngọc Lâm. Tăng cường nguồn lực thông tin tại thủ đô Hà Nội// Kỷ yếu hội thảo khoa
học. Xây dựng nguồn lực và chia sẻ thông tin của các thư viện đồng bằng sông Hồng
H.: Vụ Thư viện, 2007-tr.19.
9. Nguyễn Thị Thanh Mai (2009). Đội ngũ cán bộ thư viện công cộng: Thực trạng và giải
pháp xây dựng và nâng cao chất lượng. Tạp chí Thông tin và tư liệu, số 1, tr. 21-24.
10. Trần Thị Quý (2006). Sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực Thông tin - Thư viện Việt Nam, 50
năm nhìn lại. Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1, tr. 21-24.
11. Đào Duy Tân (2009), Một số thành tựu phát triển thư viện trong những thập kỷ qua. Niên
giám Thông tin Khoa học Xã hội, số 4, tr.525-550
12. Thư viện Việt Nam: Hội nhập và Phát triển. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Thư viện. Tp.
HCM, 2006. - 174tr.
13. Thư viện Quốc gia Viê
̣
t Nam (2000), Kỷ yếu Hội nghị tổng kết 10 năm ứng dụng công
nghệ thông tin của hệ thống thư viện công cộng (1991 - 2000) tại Bà Rịa - Vũng Tàu,
Vũng Tàu.
14. Thư viện Quốc gia Viê
̣
t Nam (2005), Kỷ yếu Hội nghị Sơ kết 5 năm hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin của Hệ thống thư viện công cộng tại Bình Định, Bình Định.
15. Thư viện Quốc gia Viê
̣
t Nam (2006), Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo phần mềm Ilib với việc
xây dựng thư viện điện tử trong Hệ thống thư viện công cộng tin học tại Quảng Ninh,

Quảng Ninh.
16. Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề Thư viện. - H.: Văn hóa thông tin, 2000 XXV; 635tr.
17. Lê Văn Viết (2003), Những nét mới trong công tác phục vụ bạn đọc của hệ thống thư
viện công cộng - Tập san thư viện, (4), tr.5-12.
18. Lê Văn Viết. 60 năm sự nghiệp Thư viện Việt Nam. Truy cập tại website
ngày 20 tháng 9 năm 2009.
19. Lê Văn Viết. Thư viện Quốc gia Việt Nam: 55 năm xây dựng và trưởng thành (1917-
2002). Lê Văn Viết, Nguyễn Hữu Viêm; Chỉ đạo nội dung: Phạm Thế Khang H.:
TVQGVN, 2002 142tr.
20. Về công tác Thư viện: Các văn bản pháp quy hiện hành về thư viện / S.t., b.s.: Nguyễn
Thị Thanh Mai, Nguyễn Hữu Giới. - Tái bản lần thứ 3, có bổ sung. - H. : Vụ Thư viện,
2008. - 346tr.
21. Vụ Thư viện. Báo cáo tổng kết hoạt động của hệ thống thư viện công cộng toàn quốc
năm 2001 - 2003, phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm năm 2004 - 2006. Kỷ yếu hội
nghị tổng kết hoạt động của hệ thống thư viện công cộng toàn quốc 3 năm (2001 - 2003).
- H., 2004. - Tr.3-27.
22. Vụ Thư viện. Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết hoạt động của Hệ thống Thư viện Công cộng
toàn quốc 1999 - 2000. H. , 2002, 352tr.

8
23. Vụ Thư viện. Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết hoạt động của Hệ thống Thư viện Công cộng
toàn quốc năm 2004 - 2006. Tp. Huế, 2007, 199tr.
24. Vụ Thư viện. Báo cáo tổng kết công tác năm 2007. H., 2007
25. Vụ Thư viện. Báo cáo tổng kết công tác năm 2008. H., 2008
26. Xây dựng chính sách bổ sung trong các thư viện công cộng. Tham luận của Thư viện
Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tại Hội nghị Công tác bổ sung tài liệu của hệ
thống thư viện công cộng 5 năm (2001-2005) H.: 2005.
27. Sự nghiệp thư viện Việt Nam 20 năm đổi mới. Truy cập tại website
ngày 20 tháng 9 năm 2009.
28. Phát triển công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thư viện -thông tin trong giai

đoạn hiện nay. Truy cập tại website www.thuvien.net ngày 20/9/2010.
29. Tìm hiểu những tài liệu chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thư viện. Truy
cập tại website ngày 20/09/2010

×