Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Xây dựng thương hiệu với 10 Cs doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.04 KB, 4 trang )

Xây dựng thương hiệu với 10 Cs
Một thương hiệu mạnh luôn thu được lợi nhuận rất lớn. Những thương hiệu này
phát triển rất nhanh trong suốt những năm suy sụp của nền kinh tế; chúng thu
hút lao động lành nghề, đối tác kinh doanh, người tiêu dùng; và có thể mở rộng
vào những lĩnh vực kinh doanh mới một cách dễ dàng. Mỗi công ty, mỗi sản
phẩm, mỗi thành phố, thậm chí là mỗi người đều có thể thu được lợi nhuận nếu
họ tập trung vào việc xây dựng và duy trì thương hiệu của mình.
Trong việc xây dựng và phát huy một thương hiệu mạnh thì cần có sự đầu tư
suy nghĩ nhiều hơn là dựa dẫm vào 10Cs; nhưng không phải thương hiệu nào
cũng thực sự là một thương hiệu mạnh nếu như nó không vượt qua 10 C Test.
Vì vậy cho dù bạn quản lý thương hiệu của công ty mình hay xây dựng thương
hiệu cá nhân của riêng mình thì cũng nên nghĩ tới 10Cs sau đây:
1. Khả năng (Compentent)
Tất cả các thương hiệu đều bắt đầu bằng khả năng của mình. Mặc dù thuộc tính
phù hợp của thương hiệu giúp bạn tham gia vào cuộc chơi thì thương hiệu của
bạn sẽ không thể tiến xa hơn nếu như sản phẩm hay dịch vụ của bạn không
thực hiện được lời hứa của mình.
Khi IKEA được thành lập lần đầu tiên ở Thuỵ Điển sản phẩm của nó được thiết
kế rất tốt nhưng lại thiếu chất lượng. Nó không có được một thương hiệu vững
chắc. Sau một vài năm chọn lọc tinh tế nó bắt đầu sản xuất những sản phẩm
chất lượng cao hơn nhiều mà vẫn giữ nguyên giá thành. Ngày nay các khách
hàng quan tâm đến chất lượng nhiều hơn nhưng vẫn muốn có giá rẻ và phù
hợp.
Năng lực là chữ C đầu tiên. Nếu bạn không có một sản phẩm hay dịch vụ vững
mạnh thì bạn sẽ phí phạm những cố gắng của mình trong việc xây dựng thương
hiệu.
2. Sự tin tưởng (Credible)
Không chỉ có những sản phẩm hay dịch vụ cần phải vững chắc mà bạn cần phải
có sự tin cậy trong việc phân phối chúng. Bạn cần phải tin tưởng vào những giá
trị cốt lõi và mang lại lòng tin hco khach hàng về những gì bạn làm.
Mặc dù có thể sản xuất một bộ sưu tập quần áo sang trọng, thương hiệu Gap


cũng sẽ không đáng tin cậy trong việc mở rộng dòng sản phẩm của nó để cạnh
tranh với các đối thủ Valentino và Dior ở Pari. Trái lại thương hiệu Starbucks là
một đối tác đáng tin cây đại diện cho Krups với sản phẩm máy café hơi vì nó biết
cái gì cần có cho sản phẩm café.
3. Sự rõ ràng (Clear)
Những thương hiệu mạnh thể hiện rõ họ là gì và không phải là cái gì. Họ hiểu giá
trị lời hứa độc nhất của thương hiệu – và chính lời hứa này phân biệt họ với các
đối thủ cạnh tranh. Nó phân biệt và cho phép họ thu hút và xây dựng sự tin cậy
của khách hàng.
Ví dụ như thương hiệu Volvo rất rõ ràng trong sự nỗ lực về sự an toàn và bảo
mật. Thương hiệu này không đơn thuần chỉ là về nhãn hiệu xe hơi thể thao tốc
độ hay những xe hơi nhỏ gọn hay sang trọng. Sự rõ ràng của nó phân biệt nó
với những đối thủ cạnh tranh ít thành công hơn vì những cố gắng mà nó làm cho
mọi người.
4. Sự hấp dẫn (Compelling)
Một thương hiệu mạnh sẽ thích hợp và thu hút nhu cầu của người tiêu dùng.
Điều đó là thích đáng. Nó biết tập trung vào đối tượng là ai và làm cho người tiêu
dùng say mê với các sản phẩm của mình.
Ritz Carlton không theo sau những xu hướng nhà nghề trẻ, rõ ràng là W Hotels
biết rằng lời hứa của mình ít hấp dẫn hơn với những người già và những người
bảo thủ. Một công chức quân đội đã về hưu trên máy bay về W Hotels, ông đã
nói về kinh nghiệm của mình. Ông nói rằng ánh sáng trong thang máy khá tối vì
thế ông nghĩ rằng khách sạn đang tiết kiệm năng lượng và ông đã khám phá ra
rằng tất cả mọi người đều mặc đồ đen kể cả những người làm nội trợ.
5. Sự nhất quán (Consistent)
Bổ sung cho thuộc tính rõ ràng về việc mình là ai, những thương hiệu mạnh còn
có sự nhất quán. Họ luôn thể hiện thương hiệu của họ là gì. Cho dù làm những
gì thì họ cũng luôn chú trọng đến những thuộc tính của thương hiệu.
Madona là một thương hiệu “tắc kè hoa” của thế giới giải trí. Cô đã tiếp thị hình
ảnh của mình qua mỗi CD mà cô sản xuất. Cô đã không thay đổi trong 5 CD

đầu tiên của mình và vẫn giữ nguyên hình ảnh đó trong 2 CD tiếp theo. Nhưng
bây giờ cô thường xuyên thay đổi.
Và một điều mà chúng ta nhận thấy là sự tăng vọt số lượng đĩa CD của
Madonna nhưng nó chẳng là gì cả so với những gì mà cô đã làm trước đó. Khả
năng liên tục thay đổi của Madonna trong suốt sự nghiệp của mình đã phân biệt
cô với những người trong ngành công nghiệp giải trí và vì thế thương hiệu của
cô có một sức mạnh riêng.
6. Sự bất biến (Constant)
Những thương hiệu mạnh là bất biến; chúng luôn luôn hữu hình đối với khách
hàng hiện tại và những khách hàng tương lai.
Đối với Coke mục đích của nó là biến thế giới thành thị trường của mình. Đó là lí
do tại sao bạn luôn bắt gặp dòng chữ màu đỏ sáng quen thuộc trên logo. Mọi
người có thể có ngay một lon coca từ những chiếc máy bán hàng tự động khi họ
đang đi bộ trên đường, trong thực đơn của nhà hàng, sự sắp đặt sản phẩm trong
các show truyền hình hay các bộ phim, các biển hiệu quảng cáo và các bản in,
các chương trình quảng cáo trên vô tuyến đều nói về Coke.
Thị trường thương hiệu của bạn nhỏ hơn của Coke. Những tin tức mới đó làm
cho bạn dễ dàng duy trì một cách thường xuyên hình ảnh của mình tới khách
hàng.
8. Sự kết nối (Connected)
Một thương hiệu mạnh là một phần của những cộng đồng đa dạng tương xứng.
Điều đó có nghĩa là sẽ có một mạng lưới các đối tác, các
đồng nghiệp và khách hàng. Sự sáp nhập và những mối
quan hệ đối tác sẽ củng cố cho thương hiệu của bạn.
Cũng có nghĩa là bạn sẽ hoạt động với một dây chuyền
cung cấp sản phẩm, có một hệ thống trách nhiệm hợp
tác xã hội (hoặc hệ thống trách nhiệm xã hội riêng cho
những thương hiệu cá nhân) để tạo kết nối với những
động cơ thích hợp. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ có
những người đại diện cho thương hiệu tin cậy tiếp theo

mà nó sẽ trở thành sức mạnh của việc bán hàng mở
rộng.
Hãng máy tính Apple đã được kết nối với những cộng
đồng phái hữu và hình thành nên những kết nối về mặt
tình cảm với công nhân, khách hàng và các đối tác của
nó. Bạn chỉ cần nói với một ai đó đang sở hữu một Mac
hay một cái iPod sẽ thấy được chiều sâu của sự kết nối.
9. Sự tận tụy (Committed)
Để có một thương hiệu mạnh thì cần pải có một khoảng
thời gian dài. Thương hiệu không phải là sự kiện chỉ xảy
ra một lần cũng không phải là mốt nhất thời. Những
thương hiệu mạnh được xây dựng từ rất lâu và đòi hỏi
một nỗ lực vững vàng để đảm bảo cho một sự thành
công lâu dài. Những thương hiệu mạnh nhất trên thế giới hoặc là những thương
hiệu có những vị trí vững chắc như Coke, GE hoặc là những thương hiệu đang
có những kế hoạch lâu dài để tiến lên như Google, Amazon, Microsoft.
Thương hiệu IBM đã có được sự tin tưởng thông qua việc thực hiện lời hứa của
nó qua hàng thập kỉ. Mc Donalds cũng đã làm được như vậy.
Giá trị thương hiệu sẽ tồn tại lâu dài thông qua việc nó thường xuyên thục hiện
lời hứa thương hiệu của mình. Những thương hiệu mạnh đang lên kế hoạch cho
thời gian lâu dài và đang tạo ra những quyết định mang tính chiến lược.
10. Xu hướng (Current)
Ngày nay những thương hiệu mạnh vẫn luôn tìm phương pháp để phát triển
trong tương lai. Mặc dù dựa theo tính chất xác thực nó vẫn có một yếu tố mang
tính tinh thần để tạo ra thương hiệu. Rõ ràng là Starbuck có hình ảnh ở vị trí thứ
ba (home, office rồi đến Starbucks) và đang hoạt động để đưa hình ảnh của
mình vào thực tế vì thế nên bạn phải rất tập trung thương hiệu của mình cho
tương lai.
Bạn phải duy trì sự thích hợp với khách hàng của bạn và trở nên thích hợp với
những khách hàng mới vì nhân khẩu học thế giới luôn luôn thay đổi. Chỉ có hằng

số thay đổi. Đừng để cho thương hiệu của bạn bị mắc lại trong quá khứ; hãy
đảm bảo cho nó vẫn duy trì được sự thích hợp và hấp dẫn.
Cho dù bạn đang hoạt động với một chiến dịch thương hiệu cá nhân hoặc bạn
chỉ tập trung vào việc phân biệt thương hiệu công ty của bạn với những đối thủ
cạnh tranh khác thì bạn cần phải thường xuyên hỏi mình liệu thương hiệu của
bạn có đang chứng minh cho 10 Cs của thương hiệu không.
William Arruda (Hoa Lê - Công ty thương hiệu LANTABRAND - sưu tầm và lược
dịch từ marketingProfs.com)

×