MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Tổng quan bài báo cáo:.......................................................................................1
Mục đích nghiên cứu:.........................................................................................1
Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................2
Nhiệm vụ nghiên cứu:.........................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................2
Giới thiệu cơng ty:..............................................................................................2
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, triết lí của công ty:..................................................3
Giới thiệu chủ đề:...............................................................................................4
Những giá trị cốt lõi:...........................................................................................5
Vấn đề liên quan chủ đề được chọn:...................................................................5
PHẦN NỘI DUNG:
1. Tại sao các vấn đề Whole Foods phải đối diện (đã xác định trong phần mở
đầu, mục 10) lại quan trọng về mặt đạo đức kinh doanh?
..........................................................................................................................
7
2. Phát thảo mục tiêu báo cáo:..................................................................................8
3. Xác định rõ vấn đề của công ty: Sau 3 năm về chung một nhà, tình hình kinh
doanh của Whole Foods không đạt được như kỳ vọng ban đầu và cơng ty
cũng phải đối diện với khơng ít chỉ trích xoay quanh những vấn đề đạo đức
trong kinh doanh xuất phát từ sự khác biệt về văn hoá doanh nghiệp
(organizational/corporate culture), cách thức tổ chức, quản lý,…
..........................................................................................................................
8
4. Bối cảnh vấn đề:
4.1. Đạo đức mơi trường:...........................................................................................12
4.2. Văn hóa doanh nghiệp:.......................................................................................14
4.3. Xác định các bên liên quan:................................................................................16
4.4. Chuỗi cung ứng:.................................................................................................16
4.5. Hoạt động chuỗi giá trị:......................................................................................17
5. Hướng khắc phục cho những vấn đề:..................................................................20
PHẦN KẾT LUẬN
1. Tóm tắt báo cáo:.................................................................................................24
2. Bài học rút ra cho những tập đoàn khác trong ngành:.........................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
29
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng quan bài báo cáo:
Hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện chiến lược mua lại các startup nhằm tìm
cách đổi mới và thâu tóm tất cả lợi nhuận từ các startup, do startup có tốc độ vận hành
nhanh và tài nguyên dồi dào. Điều này giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro rất
nhiều. Nhưng khơng phải doanh nghiệp nào cũng có thể đạt được điều đó, một số startup
khơng đạt được những mục tiêu ban đầu doanh nghiệp đã đưa ra và doanh nghiệp cũng
phải đối diện với khơng ít chỉ trích xoay quanh những vấn đề đạo đức trong kinh doanh
xuất phát về nhiều yếu tố khác nhau… Việc Amazon bất ngờ thâu tóm Whole Food
Market vào năm 2017 là một ví dụ điển hình về những vấn đề đạo đức trong kinh doanh
hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
Bài báo cáo nói về vụ việc tập đồn thương mại điện tử Amazon đã mua lại Whole Foods
Market với giá 13,7 tỷ USD. Vụ thâu tóm này đã tạo ra cú sốc lớn trên thị trường bán lẻ
thực phẩm tại Mỹ. Sau 3 năm về chung một nhà, tình hình kinh doanh của Whole Foods
không đạt được như kỳ vọng ban đầu và cơng ty cũng phải đối diện với khơng ít chỉ trích
xoay quanh những vấn đề đạo đức trong kinh doanh xuất phát từ sự khác biệt về văn hoá
doanh nghiệp (organizational/corporate culture),cách thức tổ chức, quản lý,… Với các số
liệu và thơng tin trong bài báo cáo sẽ tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề đạo đức trong kinh
doanh của công ty.
2
3. Đối tượng nghiên cứu: Whole Foods Market
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
−
Nghiên cứu khái quát tập đoàn Whole Food về lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mệnh, giá
−
trị cốt lỗi của công ty.
Nghiên cứu về các vấn đề đạo đức trong kinh doanh sau khi Whole Food bị Amazon thấu
tóm:
• Tại sao các vấn đề Whole Foods phải đối diện lại quan trọng về mặt đạo đức kinh doanh?
• Xác định rõ vấn đề của công ty, các vấn đề liên quan xoay quanh vụ việc.
• Phân tích bối cảnh của vấn đề: Mơi trường đạo đức, văn hóa doanh nghiệp, xác định các
bên liên quan, chuỗi cung ứng, hoạt động của chuỗi giá trị.
− Nghiên cứu về hướng khắc phục cho những vấn đề nhằm vực dậy vị thế của thương hiệu
trong thị trường bán lẻ thực phẩm, đặc biệt dưới sự ảnh hưởng của Amazon.Bài học cho
các tập đoàn khác trong ngành.
5. Phương pháp nghiên cứu:
-
Quan sát qua các tài liệu, hình ảnh, bài báo, trang mạng có liên quan đến vụ việc.
6. Giới thiệu Whole Foods Market:
Whole Food Market là chuỗi siêu thị đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại
Austin, Texas, chun bán các sản phẩm khơng chứa chất béo hydro hóa, màu nhân tạo,
hương vị và chất bảo quản. Một cửa hàng tạp hóa hữu cơ được chứng nhận USDA tại
Hoa Kỳ, chuỗi này được biết đến rộng rãi với các lựa chọn hữu cơ.
Được ra mắt đầu tiên vào năm 1978 với hình thức là một cửa hàng nhỏ bán thực
phẩm chay tự nhiên tên là SaferWay do John Mackey và Renee Lawson mở. Hai năm sau
đó, Mackey và Lawson hợp tác với Craig Weller và Mark Skiles để hợp nhất SaferWay
với Clarksville Natural Grocery thành Whole Foods Market.
Từ năm 1984, Whole Foods Market mở rộng ra khỏi Austin đến các quốc gia
khác. Năm 2005, Whole Foods đã mở cửa hàng hàng đầu rộng 80.000 mét vuông ở trung
tâm Thành phố Austin. Trụ sở chính của cơng ty chuyển thành văn phịng phía trên cửa
hàng.
3
Tháng 2 năm 2017, Whole Foods Market cho biết họ sẽ đóng cửa 9 cửa hàng và hạ
dự báo tài chính trong năm do cơng ty thực phẩm tự nhiên phải vật lộn với sự gia tăng
cạnh tranh và tăng trưởng doanh số bán hàng chậm lại. Việc mất doanh thu được cho là
do lượng người ghé qua giảm và các siêu thị khác cung cấp trải nghiệm tương tự với chi
phí thấp hơn.
Tháng 6 năm 2017, Amazon đã mua Whole Foods Market với giá 13.7 tỉ đơ la.
Amazon có kế hoạch cho những khách hàng của Whole Foods cũng có tài khoản chính
của Amazon có thể đặt hàng trực tuyến và sau đó nhận hàng tại của hàng miễn phí.
7. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cơng ty:
Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của Whole Foods Market thúc đẩy 50% nhân viên
của Whole Foods Market. Bên cạnh việc được trả lương, “sứ mệnh của công ty” là điều
quan trọng nhất trong công việc của họ đối với 8% nhân viên tại Whole Foods
Market. 11% nhân viên nói rằng lý do chính họ ở lại Whole Foods Market là vì sứ mệnh
của cơng ty Whole Foods Market. Khi được hỏi ai là người mà họ cảm thấy trung thành
nhất tại nơi làm việc, 9% nhân viên cho biết sứ mệnh và tầm nhìn của Whole Foods
Market.
Whole Foods Market khơng có tun bố chính thức về tầm nhìn. Tuy nhiên, một
cuộc thăm dị trên trang web của cơng ty cho thấy tuyên bố tầm nhìn của Whole Foods
Market đồng nghĩa với phương châm của nó: “Whole Foods, Whole People and Whole
Planet”. Tầm nhìn của Whole Foods Market có hiệu quả trong việc thể hiện tình trạng
mong muốn trong tương lai của doanh nghiệp. “Whole people” của tầm nhìn cho thấy
rằng công ty muốn thành công trong việc hỗ trợ lối sống lành mạnh. Ngồi ra, “Whole
Planet” trong tầm nhìn của Whole Foods Market chỉ ra rằng công ty hướng tới mục tiêu
dẫn đầu tồn cầu trong ngành. Cơng ty cũng đặt mục tiêu đạt được vị trí dẫn đầu trong
việc hỗ trợ chế độ ăn uống lành mạnh của mọi người.
Sứ mệnh của Whole Foods Market đề cập đến một số yếu tố chính trong hoạt động
kinh doanh. Với nội dung: “Whole Foods Market là công ty dẫn đầu năng động trong
lĩnh vực kinh doanh thực phẩm chất lượng. Chúng tôi là một công ty hoạt động theo
4
sứ mệnh nhằm thiết lập các tiêu chuẩn xuất sắc cho các nhà bán lẻ thực phẩm.
Chúng tôi xây dựng một doanh nghiệp trong đó có các tiêu chuẩn cao được áp dụng
vào tất cả các khía cạnh của cơng ty chúng tôi. Chúng tôi là tâm điểm của Wholes
Foods Market.”
Whole Foods Market nhấn mạnh chất lượng cao trong sứ mệnh của mình, đặt mục
tiêu trở thành cơng ty dẫn đầu ngành về tiêu chuẩn xuất sắc. Công ty đẫ khắc sâu tư duy
về chất lượng, gắn liền với tư duy của nhân viên trong văn hóa tổ chức và sở thích ăn
uống của khách hàng. Do đó, sứ mệnh của Whole Foods Market bao gồm đầu ra củ tổ
chức (chất lượng sản phẩm), định vị ngành và thị trường (tiêu chuẩn về chất lượng), văn
hóa tổ chứ và sức khỏe của khách hàng (trạng thái chất lượng).
8. Giới thiệu chủ đề được chọn:
Năm 2017, tập đoàn thương mại điện tử Amazon đã mua lại Whole Foods Market
với giá 13.7 tỷ USD. Vụ thâu tóm này đã tạo ra cú sốc lớn trên thị trường bán lẻ thực
phẩm tại Mỹ. Sau 3 năm về chung một nhà, tình hình khinh doanh của Whole Foods
khơng đạt như kì vọng ban đầu và cơng ty phải đối diện với khơng ít chỉ trích xoay quanh
vấn đề đạo đức trong kinh doanh xuất phát từ sự khác biệt văn hóa doanh nghiệp, cách tổ
chức và quản lí.
Việc mua lại Whole Foods được xem là hành động tương đương với việc trộn
nước máy với dầu ô liu nguyên chất hữu cơ. Một báo cáo không lâu sau sự việc trên về
khách hàng của Whole Foods, những khách hàng thực sự tức giận, thường xuyên gặp
phải những kệ hàng trống tại của hàng bán lẻ u thích của họ. Sau đó những câu chuyện
nổi lên về các nhân viên Wholes Foods khóc vì điều kiện làm việc dựa trên hiệu suất mới
do Amazon áp đặt. (Knowledge, 2020)
Một số nhà sản xuất lo lắng rằng Whole Foods thuộc sở hữu của Amazon, hoặc
Amazon trực tuyến, có thể bắt đầu đẩy mạnh các sản phẩm “tự nhiên” ít tốn kém, mang
hình thức trách nhiệm xã hội mà khơng được sản xuất có trách nhiệm như các lựa chọn
đắt tiền hơn. ("Sustainable Food Makers Are Worried About The Future Of Whole Foods
-
Under Amazon", 2020)
9. Những giá trị cốt lõi:
Bán sản phẩm tự nhiên và hữu cơ chất lượng cao.
5
-
Tạo sự thõa mãn và hài lòng cho khách hàng.
Hỗ trợ đội ngũ nhân viên vì sự hạnh phúc và tuyệt vời.
Tạo ra tài sản từ lợi nhuận và sự phát triển cho xã hội.
Thực hiện tốt vai trò với cộng đồng và môi trường.
Tạo mối liên hệ tốt và liên tục với nhiều nhà cung cấp.
Đẩy mạnh về vấn đề sức khỏe của các bên có liên quan trong việc giáo dục
ăn uống lành mạnh.
10. Các vấn đề liên quan:
Whole Foods và cơng ty mẹ của nó, Amazon, đã phải đối mặt với tranh cãi xung
quanh cách đối xử của họ với công nhân. Whole Foods gần đây phải đối mặt dữ dội khi
Business Insider đưa tin rằng họ có kế hoạch cắt giảm phúc lợi cho nhân viên bán thời
gian vào năm 2020. Amazon cũng bị chỉ trích về điều kiện làm việc của nhân viên kho
hàng và tài xế giao hàng. ("Walmart beats Whole Foods in a new report on workers'
rights, and it reveals how Amazon has become the new villain of big business", 2020)
Một thông cáo báo chí cho rằng Whole Foods mua thực phẩm từ thành viên của
FLOC. Các thành viên của FLOC phải đối mặt với điều kiện làm việc lạm dụng, ăn cắp
tiền lương, các mối đe dọa và vi phạm các qui trình an tồn sức khỏe trong các trang trại.
("The News&Observer", 2020)
Bezos – CEO của Amazon, cam kết với các cổ đông của Amazon rằng sẽ tập trung
vào việc chiếm thị phần, đưa Whole Foods cạnh tranh hơn về giá. Điều đó dẫn đến mất
việc làm và thay đổi năng suất làm việc. ("Now That Whole Foods Belongs To Amazon,
What Happens To Conscious Capitalism?", 2020)
Hành động làm rị rỉ thơng tin, cố gắng phá hoại các chính sách và giao dịch kinh
doanh, dẫn đến việc trục xuất những người khơng có giấy tờ và các hành vi vi phạm
quyền khác do nhân viên Whole Foods chống đối với quy tắc được gọi là “sai lầm” của
Amazon trong việc tham gia với cơ quan Thực thi Hải quan và Nhập cư Hoa Kỳ (ICE)
("Whole Foods employees demand Amazon break all ties with ICE and Palantir", 2020)
6
PHẦN NỘI DUNG
1. Tại sao các vấn đề Whole Foods phải đối diện lại quan trọng về mặt đạo
đức kinh doanh?
Khái niệm đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp (DN) mới chỉ tồn tại được
khoảng 3 thập niên trở lại đây. Norman Bowie - Nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi
tiếng là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm này tại Hội nghị Khoa học vào năm 1974. Kể
từ đó, đạo đức kinh doanh đã trở thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh luận của
các doanh nhân, các nhà phân tích, người lao động, các cổ đơng, người tiêu dùng...
Đạo đức kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp. Danh tiếng của
công ty trong cộng đồng có tốt hay khơng là việc quan trọng để xác định cơng ty đó có
đáng giá để đầu tư hay không? Nếu một công ty được coi là khơng hoạt động có đạo đức,
các nhà đầu tư ít có xu hướng mua cổ phiếu hoặc hỗ trợ hoạt động của cơng ty đó và
khiến lịng tin của khách hàng bị sụt giảm.
Từ đó có thể thấy được các vấn đề Whole Foods phải đối diện sau khi bị Amazon
thâu tóm đã ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của cơng ty. Whole Foods đã vi phạm
nghiêm trọng các nguyên tắc trong đạo đức kinh doanh như tơn trọng con người, tính
trung thực… Các giá trị cốt lõi mà Whole Foods đưa ra khi thành lập doanh nghiệp so với
khi vụ bê bối xảy ra đã cho thấy nó đã khơng làm được như những gì nó đã cam kết dẫn
đến uy tín của cơng ty sụt giảm mạnh. Năm 2009, vào giữa giai đoạn suy thoái của
Whole Foods, John Mackey thừa nhận rằng Whole Foods đã đi lạc khỏi một trong những
giá trị cốt lõi của nó là: “ăn uống lành mạnh”. Nhưng thực tế Whole Foods không chỉ đi
lạc ra khỏi một giá trị cốt lõi của nó mà cịn các giá trị cốt lõi khác nữa.
Whole Foods chỉ cố gắng trở thành một công ty có lợi nhuận mà khơng quan tâm
đến vấn đề đạo đức khi đưa ra các quyết định liên quan đến khách hàng, nhân viên và tất
cả các bên liên quan bị ảnh hưởng. Chính vì thế nó đã phải chịu chỉ trích rất nghiêm trọng
về các vấn đề trong đạo đức kinh doanh xuất phát từ sự khác biệt về văn hoá doanh
nghiệp (organizational/corporate culture), cách thức tổ chức, quản lý,…
7
2. Phác thảo mục tiêu của báo cáo
Mục tiêu chính của bài báo cáo này là xác định những vấn đề đạo đức trong kinh
doanh mà Whole Foods phải đối diện và tìm ra hướng khắc phục cho những vấn đề nhằm
vực dậy vị thế của thương hiệu trong thị trường bán lẻ thực phẩm, đặc biệt dưới sự ảnh
hưởng của Amazon.
3. Xác định rõ vấn đề của công ty:
3.1 Vấn đề:
Sau 3 năm về chung một nhà, tình hình kinh doanh của Whole Foods khơng đạt
như kì vọng ban đầu và cơng ty phải đối diện với khơng ít chỉ trích xoay quanh vấn đề
đạo đức trong kinh doanh xuất phát từ sự khác biệt văn hóa doanh nghiệp, cách tổ chức
và quản lí.
Văn hóa của Amazon là một nền văn hóa chặt chẽ, ngay từ đầu. Họ có những quy
tắc, kỷ luật ràng buộc nghiêm ngặt đối với nhân viên. Mặt khác, Whole Foods có một nền
văn hóa lỏng lẻo hơn nhiều. Họ trao quyền cho các cửa hàng cá nhân - thậm chí là từng
nhân viên - đưa ra quyết định về các sản phẩm. Vì thế việc Whole Foods bị mua lại bởi
Amazon đã khiến nhân viên cảm thấy thất vọng và tức giận vì họ cảm thấy bị mất quyền
tự chủ và phải làm việc một cách khuôn khổ, đồng thời họ cũng bị căng thẳng bởi thành
tích mới cũng như mơi trường làm việc mới. Và kết quả là năm 2017 Whole Foods đã rớt
khỏi danh sách những công ty tốt nhất trong danh sách của Fortune lần đầu tiên sau hai
thập kỷ (Brake, 2018).
Whole Foods nổi tiếng với các loại thực phẩm hữu cơ, xây dựng thương hiệu về ăn
uống lành mạnh về các sản phẩm và thịt tươi sống của địa phương nhưng bán với mức
giá cao. Điều đó mâu thuẫn với nguyên lý cốt lõi của Amazon, vốn khiến giá thấp trở
thành một phần trong sứ mệnh của một nhà bán lẻ. Việc thay đổi các sản phẩm trên kệ
hàng cũng gây khơng ít sự thất vọng cho khách hàng. Họ thật sự tức giận khi thường
xuyên gặp phải những kệ hàng trống tại cửa hàng yêu thích của họ. Và việc hạ giá bán
sản phẩm cũng gây áp lực về giá cho những người nông dân khi họ phải đứng trước việc
tạo ra sản phẩm “tự nhiên” ít tốn kém hơn, mang hình thức trách nhiệm xã hội mà lại
khơng được sản xuất có trách nhiệm như các lựa chọn đắt tiền hơn như lúc trước.
3.2 Các vấn đề xảy ra xung quanh vấn đề chính:
3.2.1. Nhân viên bất mãn, làm việc không hiệu quả:
Các công nhân đã mô tả họ phải làm việc trong một môi trường ngày càng áp lực,
điều kiện làm việc của họ đã giảm sút rõ rệt trong bối cảnh áp lực thúc đẩy các giao dịch,
cộng với tình trạng thiếu nhân sự tràn lan, họ phải làm việc nhiều phịng ban, khối lượng
cơng việc gia tăng và tăng thêm trách nhiệm mà không được tăng lương và hơn nữa họ
8
còn bị cắt giảm giờ làm. Một nhân viên Whole Foods ở California cho biết: “Amazon đã
thay đổi công ty rất nhiều đến mức tôi không thể nhận ra Whole Foods nữa. “Nó khiến tơi
ớn lạnh sống lưng mỗi ngày khi thấy cửa hàng tơi u thích bị tấn cơng bởi mọi thứ và
bất cứ thứ gì của Amazon, từ bảng hiệu Prime, tủ khóa Amazon, bộ dụng cụ ăn uống
Amazon và những người mua sắm Prime”(Sainato, 2019). Thống kê hàng quý cho thấy,
sau khi về với Amazon, doanh thu của Whole Foods là hơn 4 tỷ USD, tăng không đáng
kể so với trước đó. Thị phần trên thị trường bán lẻ thực phẩm tại Mỹ mà Amazon nắm
giữ thông qua Whole Foods, chỉ đứng thứ 9, kém xa các đối thủ truyền thống (VTV News,
2019).
Amazon sử dụng dịch vụ điện tốn đám mây của cơng ty giúp ICE giam giữ và
trục xuất một cách hiệu quả. Amazon cũng đã cố gắng bán phần mềm nhận dạng khuôn
mặt gây tranh cãi của mình, được gọi là Rekognition, cho ICE. Vụ việc này vấp phải sự
chống đối kịch liệt từ nhân viên của Whole Foods vì họ cho rằng phần mềm này đã được
chứng minh là có thành kiến về chủng tộc và điều cuối cùng mà nền văn hóa thực thi
pháp luật ngày càng phát xít cần là những cơng cụ tiếp theo để giám sát hàng loạt (Statt,
2019). Hành động làm rị rỉ thơng tin, cố gắng phá hoại các chính sách và giao dịch kinh
doanh, dẫn đến việc trục xuất những người khơng có giấy tờ và các hành vi vi phạm
quyền khác do nhân viên Whole Foods chống đối với quy tắc được gọi là “sai lầm” của
Amazon trong việc tham gia với cơ quan Thực thi Hải quan và Nhập cư Hoa Kỳ (ICE).
3.2.2. Bán thực phẩm không tốt cho sức khỏe:
Trong khi Whole Foods là cửa hàng tạp hóa hữu cơ OG, họ đã hạn chế các sản
phẩm hữu cơ của mình và tăng thêm không gian kệ cho các sản phẩm thông thường và
365 của họ (365 là thương hiệu cửa hàng của công ty). Hầu hết thức ăn trên quầy bar
nóng đều được đóng gói sẵn trong túi nhựa. Hầu hết 365 mặt hàng thương hiệu của chúng
tôi đều chứa đầy dầu hạt cải, lượng đường và natri cao. Nó mâu thuẫn với tất cả những gì
CEO và đồng sáng lập Whole Foods, John Mackey đã viết trong cuốn sách “The Whole
Foods Diet”, bằng cách vẫn bán 365 sản phẩm với cùng những sản phẩm mà cá nhân ông
không muốn giới thiệu, như dầu hạt cải và đường chế biến (Streetroots, 2020).
Một điều nữa cần lưu ý về 365 sản phẩm là khi được hỏi nguồn gốc của 365 sản
phẩm, Whole Foods đã trả lời: “Chúng tôi lấy tất cả các sản phẩm của mình từ các nhà
sản xuất bên ngồi; tuy nhiên, danh tính của các nhà sản xuất này là thơng tin độc quyền
” (Streetroots, 2020).
Điều này khiến người tiêu dùng lo lắng về chất lượng sản phẩm tại đây, đặt biệt là
những khách hàng trung thành với các sản phẩm hữu cơ.
3.2.3 Thiếu trách nhiệm với bên cung cấp:
9
Kể từ khi được Amazon mua lại, Whole Foods đã tách quan hệ với nhiều công ty
địa phương và thay thế chúng bằng nhãn 365 của riêng họ hoặc bằng các nhãn hiệu
thương mại hóa với thành phần kém.
Whole Foods mua thực phẩm từ các trang trại NC nơi lạm dụng công nhân đang
tràn lan. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ngành công nghiệp này bao gồm gần 50.000
trang trại trên diện tích 8,1 triệu mẫu Anh - trong đó có lợi nhuận cao nhất là trồng thuốc
lá và khoai lang, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Những các trang trại sản xuất những loại
cây trồng đó đầy rẫy vi phạm nhân quyền, theo Ủy ban Tổ chức Lao động Trang trại, đại
diện cho những người lao động nhập cư ở Trung Tây và Đơng Nam (Fowler, 2020).
Cơng đồn cho biết “Các thành viên FLOC phải đối mặt với điều kiện làm việc
lạm dụng, ăn cắp tiền lương, các mối đe dọa và vi phạm các quy trình an tồn và sức
khỏe cơ bản trong các cánh đồng thuốc lá và khoai lang ở Bắc Carolina, bao gồm cả các
trang trại cung cấp Whole Foods” (Fowler, 2020).
3.2.4 Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
Whole Foods đã cung cấp hỗ trợ cho các trang trại nhỏ và cho phép họ kiếm đủ
để có thể bền vững. Nhưng bây giờ Amazon có thể đẩy giá thấp hơn và bỏ nhãn "Toàn bộ
lương", những người nông dân cũng lo lắng về tương lai của họ.
Tại Berkeley Whole Foods, một lựa chọn cho trứng, từ một nhà sản xuất địa
phương có tên là Stueve Organic, giá $ 8,99 cho một tá; trang trại cho gà ăn trên cánh
đồng sau khi bò ăn cỏ và là nhà sản xuất duy nhất ở Mỹ chứng nhận trứng là “sinh học”,
một nhãn có yêu cầu khắt khe hơn so với nhãn chứng nhận hữu cơ. Tại một cửa hàng
Safeway gần đó, một chuỗi lớn, một tá trứng từ “Góc giá trị” có giá 1,98 đơ la. Thương
hiệu khơng đưa ra tun bố nào về lợi ích đối với mơi trường, sức khỏe hoặc đàn gà, và
có lẽ bất kỳ chi phí bổ sung nào - chẳng hạn như chi phí ơ nhiễm - được chuyển cho xã
hội hơn là cho người tiêu dùng (Peters, 2017).
Một số nhà sản xuất lo lắng rằng Whole Foods thuộc sở hữu của Amazon, hoặc
Amazon trực tuyến, có thể bắt đầu đẩy mạnh các sản phẩm “tự nhiên” ít tốn kém hơn,
mang hình thức trách nhiệm xã hội mà khơng được sản xuất có trách nhiệm như các lựa
chọn đắt tiền hơn (Peters, 2017).
Khi Amazon xuất hiện, sự lãng phí của chúng tôi đã tăng lên gấp mười lần, với
một công ty được biết đến là người bịt miệng các thành viên trong nhóm vì lên tiếng về
tác động mơi trường mà cơng ty này gây ra. Nó đã cho thấy trong các cửa hàng chất thải
khổng lồ khi hợp tác với Amazon, với hầu hết các sản phẩm được gửi đến các cửa hàng
thậm chí khơng thể tái chế (Streetroots, 2020).
Các cửa hàng được gửi các tờ rơi tuyên truyền về Amazon Prime cho nhiều sự
kiện, các biển hiệu Prime bằng nhựa cồng kềnh để treo khắp cửa hàng và đăng ký, và
10
hàng tấn rác thải nhựa dành cho các cửa hàng bán hàng của Amazon. Khơng chỉ vậy,
Whole Foods từng có chương trình Sứ mệnh Xanh được sử dụng để nhắc nhở khách hàng
và các thành viên trong nhóm của chúng tôi về cách quan tâm đúng mức đến tác động
môi trường của cửa hàng chúng tơi. Nhóm đó đã bị loại khỏi các cửa hàng hoàn toàn
hoặc được chú ý rất ít (Streetroots, 2020).
3.2.5 Khơng quan tâm đến cộng đồng
Amazon gần đây cho biết trong một tuyên bố rằng “việc đối xử bất bình đẳng và
tàn bạo đối với người Da đen ở đất nước chúng ta phải chấm dứt” và hứa sẽ “đoàn kết với
cộng đồng Da đen - nhân viên, khách hàng và đối tác của chúng tôi - trong cuộc chiến
chống lại sự bất công và phân biệt chủng tộc có hệ thống” (Streetroots, 2020). Nhưng khi
thực sự nhìn vào các hành động, Amazon đã cho thấy điều ngược lại.
Amazon và Whole Foods chỉ là một công ty tập đồn khác nói một điều như “sát
cánh với Black Lives Matter”, nhưng sau đó tiếp tục khai thác cộng đồng cộng đồng Da
đen, Bản địa và Người da màu (BIPOC) của họ. Mối quan tâm duy nhất của họ là họ
kiếm được bao nhiêu tiền và làm thế nào họ có thể tấn cơng một cuộc nổi loạn đang đe
dọa hiện trạng của họ - thể hiện sự “ủng hộ” bằng những hành động trống rỗng.
(Streetroots, 2020).
Họ đặt cho chúng tơi danh hiệu “cần thiết” khơng phải vì chúng tơi “cần thiết”
cho cộng đồng mà vì chúng tơi rất cần thiết đối với Jeff Bezos. Việc trở thành “thiết yếu”
đối với cộng đồng chỉ là một động lực giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân trong
khi làm chúng ta mất tinh thần. Trên thực tế, Amazon / Whole Foods đang gây tổn hại
cho cộng đồng - đặc biệt là cộng đồng BIPOC của chúng ta (Streetroots, 2020).
Tại một số thành phố, ban lãnh đạo Whole Food đã cho các thành viên trong
nhóm bị đuổi về nhà hoặc bị sa thải vì biểu tình ủng hộ phong trào Black Lives Matter.
Dù các thành viên trong nhóm có đeo mặt nạ hay đeo đinh ghim thì họ cũng được thông
báo là không được đến làm việc (Streetroots, 2020).
Đồng thời, Amazon đã phát triển công nghệ nhận dạng khn mặt của riêng
mình, được gọi là Rekognition, là một hệ thống giám sát mạnh mẽ sẵn sàng vi phạm
quyền. Amazon cũng bán sản phẩm này cho các cơ quan thực thi pháp luật. Chương trình
này có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu và thậm chí bắt giữ những người biểu tình
thực hiện các quyền của Tu chính án đầu tiên của họ. Đoạn phim tương tự này cũng có
thể được sử dụng để thực hiện tìm kiếm nhận dạng khn mặt để tìm những người biểu
tình khác và chia sẻ với các cơ quan khác như cho phép Nhập cư và Thực thi Hải quan
(Streetroots, 2020).
Những quan hệ đối tác giám sát này làm xói mịn quyền riêng tư và quyền tự do
dân sự, đặc biệt là đối với các cộng đồng BIPOC. Mặc dù Amazon đã thông báo rằng họ
11
sẽ tạm hoãn một năm đối với việc cảnh sát sử dụng Rekognition vì phong trào Black
Lives Matter, nhưng đây vẫn không phải là giải pháp lâu dài (Streetroots, 2020).
Amazon cũng có một số hợp đồng với Bộ An ninh Nội địa . Chính quyền Hoa Kỳ
quản lý hồ sơ nhập cư của họ bằng phần mềm Palantir, một sự kết hợp giữa Google và
CIA. Nó nhận được đơ la của người đóng thuế để cung cấp thuật tốn cho nhiều cơ quan
chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi những kẻ sẽ bị trục xuất (Streetroots,
2020).
Amazon Web Services, dịch vụ điện tốn đám mây của cơng ty, lưu trữ các cơ sở
dữ liệu này, trong khi Palantir cung cấp các chương trình máy tính để tổ chức dữ liệu. Vì
vậy, Amazon giúp ICE giam giữ và trục xuất một cách hiệu quả. Amazon, cho đến ngày
nay, vẫn đang sử dụng các chương trình này; những người siêu giàu đang xác định lại
chương trình nghị sự của họ, giúp các cơ quan chính phủ của chúng tơi thực hiện công
việc của họ (Streetroots, 2020).
4. Bối cảnh của vấn đề:
4.1 Đạo đức môi trường:
Trước khi bị Amazon thâu tóm, Whole Foods cũng vướng phải nhiều chỉ trích là
thiếu minh bạch trong việc cơng khai lượng khí thải của mình.
Một nghiên cứu từ “nhóm kinh doanh bền vững Ceres” được công bố vào tháng 12
năm 2008 đã đánh giá 63 cơng ty đang làm gì để chuẩn bị đối mặt với thách thức của
biến đổi khí hậu, các hạch tốn thải khí nhà kính và lập kế hoạch chiến lược. Whole
Foods đã giành được 27/100 điểm trong bài đánh giá ở mọi danh mục.
Chiến lược biến đổi khí hậu của Whole Foods hầu như chỉ tập trung vào việc mua
năng lượng tái tạo. Công ty này đã mua 1,2 triệu MWh giờ tín dụng năng lượng tái tạo
dựa trên gió (đóng vai trị như bộ thải carbon cho 100% điện năng được sử dụng trong tất
cả các cửa hàng của mình), lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên 9 cửa hàng và
chuyển đổi đội xe tải sang dầu đi-e-zel sinh học. Tuy nhiên, Whole Foods đã khơng cơng
khai bản kiểm kê thải khí nhà kính (GHG) hoặc các mục tiêu giảm phát chất thải. Whole
Foods không giải thích cũng như khơng cơng khai lượng khí thải của mình. Kể từ ngày
đưa ra báo cáo, cơng ty khơng có các mục tiêu hoặc kế hoạch để giảm lượng khí thải
(Sheppard K, 2010).
12
Sau khi bị Amazon thâu tóm, các vấn đề về môi trường của Whole Foods cũng
không được cải thiện hơn. Whole Foods đã phải đối mặt với các vấn đề mơi trường như
khí thải, chất thải từ chuỗi cung ứng của mình - các trang trại chăn ni, trồng trọt với
quy mô công nghiệp.
Vào tháng 6 năm 2018, gần 100.000 người đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi Whole
Foods cắt giảm ô nhiễm nguồn nước bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn về nông nghiệp
bền vững cho các nhà cung cấp thịt của mình. Một nhóm các chun gia về môi trường,
nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng đã cố gắng gửi bản kiến nghị tới trụ sở toàn cầu của
công ty ở Austin. Nhưng điều ngạc nhiên là Whole Foods từ chối chấp nhận đơn
này. Công ty cũng chưa trả lời ba bức thư riêng biệt mà nhóm chuyên gia đã gửi cho họ.
Sự im lặng của Whole Foods đặc biệt đáng thất vọng vì nó có một thành tích đáng
ngưỡng mộ trong việc thúc đẩy các hoạt động bền vững và bình đẳng trong ngành cơng
nghiệp thực phẩm.
Whole Foods có một điểm mù lớn trong chuỗi cung ứng của mình đó là khơng có
bất kỳ tiêu chuẩn nông nghiệp nào để đảm bảo rằng thịt mà họ bán được sản xuất theo
cách có trách nhiệm với mơi trường. Trên thực tế, các cửa hàng tạp hóa đã bán thịt được
cung ứng từ một số nơi gây ô nhiễm nông nghiệp tồi tệ nhất ở Mỹ, bao gồm Tyson
Foods - công ty thịt lớn nhất nước này. Và như Bloomberg đã đưa tin vào năm 2017,
Whole Foods đã từng bán thịt bò Open Prairie - thương hiệu “thịt tự nhiên” của Tyson.
Việc này đã khiến chúng ta đặt ra một câu hỏi rằng: thịt mà Whole Foods bán ra liệu có
an tồn vệ sinh thực phẩm hay khơng?
Ở Mỹ, việc chăn nuôi gia súc và trồng trọt lương thực ở quy mô công nghiệp đã
gây ô nhiễm nguồn nước rất lớn. Để nâng cao năng suất cây trồng, người nơng dân đơi
khi sử dụng nhiều phân bón hơn mức cần thiết. Lượng phân bón dư thừa này khơng được
thực vật hấp thụ mà thay vào đó bị cuốn trơi theo dịng chảy vào các nguồn nước, nơi nó
có thể giúp một loại cây khác phát triển: tảo. Trên khắp đất nước, những vụ nổ lớn của
tảo đã tạo ra những “vùng chết” khiến các sinh vật sống dưới nước chết ngạt, trong đó
lớn nhất và khét tiếng nhất là ở Vịnh Mexico. Khi các cơ sở chăn nuôi mở rộng, gia súc
13
cần nhiều thức ăn hơn, đồng nghĩa với việc phải cày xới nhiều đồng cỏ, khiến đất ngập
nước hơn và biến thành ruộng. Trang trại chăn nuôi cũng tạo ra một lượng lớn
phân. Trong khi phần lớn lượng phân này được rải trên ruộng cây trồng như phân bón tự
nhiên, một lần nữa vấn đề là tương tự - lượng dư thừa sẽ bị cuốn trơi theo dịng
chảy. Cuối cùng, nhiều trại chăn nuôi và các cơ sở nông nghiệp khác thải trực tiếp các
chất ơ nhiễm vào các dịng suối lân cận, có thể gây hại cho nguồn cung cấp nước uống tại
chỗ (Zabcik B, 2018).
Trách nhiệm chấm dứt tình trạng ơ nhiễm này thuộc về các tập đồn nông nghiệp
khổng lồ. Việc gia tăng năng suất để cung cấp đủ lượng sản phẩm cho các tập đoàn này
đã buộc nông dân phải áp dụng các biện pháp không bền vững để tiếp tục kinh doanh. Do
đó Whole Foods cũng có trách nhiệm trong việc áp dụng các tiêu chuẩn nông nghiệp bền
vững vào các chuỗi cung ứng của mình nhằm bảo vệ mơi trường tránh khỏi ơ nhiễm trầm
trọng hơn.
4.2. Văn hóa doanh nghiệp
Có thể thấy sau khi bị Amazon thu tóm, việc xảy ra mâu thuẫn trong hoạt động
kinh doanh của Amazon và Whole Foods bắt nguồn từ nguyên nhân chính là sự xung đột
giữa hai nền văn hóa trái ngược của hai cơng ty.
Amazon là một cơng ty cơng nghệ, chú trọng tốc độ, chi phí thấp và hiệu quả bằng
cách sử dụng dữ liệu để thúc đẩy sản phẩm của mình. Ngồi ra, cơng ty thực thi kỷ luật
nhân viên nghiêm ngặt để tiết kiệm chi phí để đưa ra mức giá thấp nhất đến khách hàng
của mình.
Trong khi Whole Foods có một loại hình văn hóa trao quyền rất cao. Whole Foods
ln tự hào về khả năng của mình, trao quyền cho các cửa hàng riêng lẻ ngay cả nhân
viên. Các cửa hàng và nhân viên cá nhân sẽ đưa ra quyết định về các sản phẩm chú trọng
vào chất lượng, sức khỏe và trọng tâm ở địa phương. Nhân viên đã xây dựng mối quan hệ
chặt chẽ với khách hàng và đổi mới nhiều giải pháp sáng tạo để phục vụ nhu cầu của họ.
Tuy nhiên, sự phân cấp đó đã gây ra sự thiếu hiệu quả to lớn khiến giá cả tăng cao.
14
Trong các cuộc phỏng vấn với 24 nhân viên Whole Foods trên khắp nước Mỹ, các
công nhân đã mô tả một mơi trường ngày càng áp lực và sự xói mịn văn hóa doanh
nghiệp của Whole Foods. Các nhân viên tại Whole Foods cho biết điều kiện làm việc của
họ đã giảm sút rõ rệt trong bối cảnh áp lực thúc đẩy các giao dịch và tư cách thành viên
của Amazon Prime, cộng với tình trạng thiếu nhân sự tràn lan, khối lượng công việc gia
tăng và cắt giảm ngân sách lao động.
Thay vì cố gắng cải thiện chế độ đãi ngộ cho người lao động và điều kiện làm việc
chung (đặc biệt là trong COVID-19), công ty này chi tiền để theo dõi các thành viên
trong nhóm. Thay vào đó, cơng ty cắt giảm lao động trong thời kỳ đại dịch, tun bố rằng
"chúng tơi khơng có đủ ngân sách lao động để thuê thêm người", điều này đã khiến việc
tuyển dụng bị đình trệ. Các thành viên trong nhóm phải làm việc nhiều phịng ban, tăng
thêm trách nhiệm của họ mà không được tăng lương (Streetroots, 2020).
Những người làm việc toàn thời gian cho biết số giờ làm việc của họ thường
xuyên bị giảm từ 40 giờ một tuần xuống còn 35- 37 giờ một tuần sau khi Amazon ban
hành mức lương tối thiểu 15 đô la cho tất cả nhân viên của mình - do đó khiến bất kỳ sự
tăng lương nào gần như không tồn tại (Sainato, 2019).
Người lao động cho biết lịch làm việc của họ đã bị cắt giảm xuống còn 27 giờ một
tuần, mặc dù họ là nhân viên chính thức và làm việc trong một bộ phận thiếu nhân sự.
“Họ tiếp tục giao cho chúng tôi ngày càng nhiều nhiệm vụ và nhiều danh sách kiểm tra
hơn và những việc cần phải hồn thành, nhưng thời gian của chúng tơi tiếp tục bị cắt
giảm” (Sainato, 2019).
Việc mua lại ban đầu được Whole Foods đáp ứng tích cực, vì họ đã nghĩ rằng có
thể dựa trên dữ liệu của Amazon có thể cho phép Whole Foods mở rộng quy mô và thêm
nhiều cửa hàng hơn trong khi duy trì văn hóa trao quyền cho nhân viên. Nhưng việc
Whole Foods bị mua lại không phải là một điều dễ dàng thích nghi đối với nhân viên và
khách hàng. Khách hàng tức giận vì thường xuyên gặp phải những kệ hàng trống tại nhà
bán lẻ u thích của họ. Nhân viên đã thất vọng vì phải làm giấy tờ thay vì giúp đỡ khách
15
hàng, đồng thời bị căng thẳng bởi thành tích hiệu suất mới. Chính vì thế, đây là lần đầu
tiên Whole Foods đã rơi khỏi bảng đánh giá “Các công ty tốt nhất để làm việc tại Mỹ”
của tạp chí Fortune sau khi được nêu tên suốt 20 năm liên tục.
4.3. Các bên liên quan
- Nhân viên: Nhân viên chịu đả kích khi có sự xung đột văn hóa giữa hai doanh
nghiệp, bị cắt giảm phúc lợi. Chịu ảnh hưởng lớn.
- Người tiêu dùng: Quyền lực cao và chịu ảnh hưởng lớn. Mất niềm tin vào chất
lượng nguồn thực phẩm.
- Các nhà sản xuất thực phẩm bền vững: Whole Foods đã cung cấp hỗ trợ cho
các trang trại nhỏ và cho phép họ kiếm đủ để có thể bền vững. Nhưng bây giờ Amazon có
thể đẩy giá thấp hơn và loại bỏ nhãn “tồn bộ lương”, những người nơng dân lo lắng về
tương lai của họ.
- Cổ đông: Quyền lực cao, chịu ảnh hưởng. Cổ đông những người đầu tư vào
công ty chịu thiệt hại lớn và bị lỗ vốn khi tình hình kinh doanh khơng đạt như kì vọng
ban đầu.
4.4. Chuỗi cung ứng
Whole Foods, một chuỗi siêu thị có trụ sở tại Texas, tự hào là “công ty hàng đầu
thế giới về thực phẩm tự nhiên và hữu cơ” và cam kết hướng tới nền nông nghiệp bền
vững. Nhưng vào năm 2019, FLOC cho biết, cửa hàng tạp hóa “đã đưa ra một loạt các
cam kết mà họ vẫn chưa thực hiện đầy đủ về sau”. “Khi mùa gieo trồng năm 2020 đến
gần ở miền Nam Hoa Kỳ, công nhân nơng trại, tổ chức phi chính phủ và liên đồn lao
động đại diện cho công nhân trong chuỗi phân phối Whole Foods đã cùng nhau tìm kiếm
sự gắn bó thực sự với Whole Foods”, thông cáo viết. Tuy nhiên, Whole Foods đã từ chối
gặp mặt, theo cơng đồn.
Theo Oxfam, Whole Foods là siêu thị có điểm số thấp nhất trên “thẻ điểm nhân
quyền”. Một báo cáo mới từ Oxfam đặt Walmart trên Whole Foods do Amazon sở hữu về
16
các vấn đề quyền của người lao động trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Oxfam tuyên bố trên
trang web của mình: “Chúng tơi nhận thấy rằng tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn tiếp
diễn trong chuỗi cung ứng của Whole Foods và các siêu thị khác. "Và những vụ lạm dụng
đó khơng bị cơ lập ở một nơi xa xơi nào đó trên thế giới; chúng xảy ra ở khắp mọi nơi, kể
cả ở các trang trại ở Hoa Kỳ." Sau đó, Whole Foods cho biết trong một tuyên bố rằng:
"Chúng tơi có thành tích đã được chứng minh về việc thực hiện hành động ngay lập tức
với các nhà cung cấp khi các mối lo ngại tiềm ẩn xuất hiện và vẫn cam kết minh bạch
chuỗi cung ứng và tìm nguồn cung ứng có đạo đức, đó là những lĩnh vực chúng tôi tiếp
tục đầu tư. Chúng tôi rất thất vọng vì Oxfam đã chọn xuất bản một cách có chọn lọc
thơng tin mà chúng tơi cung cấp về hoạt động kinh doanh của mình để phản hồi lại báo
cáo của họ và ban đầu họ đã chọn không chia sẻ bất kỳ mức độ chi tiết nào về các cáo
buộc chống lại các trang trại cụ thể."
Ngoài ra, Whole Foods và cơng ty mẹ của nó, Amazon, đã phải đối mặt với tranh
cãi xung quanh cách đối xử của họ với công nhân. Whole Foods gần đây đã phải đối mặt
với phản ứng dữ dội sau khi Business Insider đưa tin vào tháng trước rằng họ có kế hoạch
cắt giảm phúc lợi cho nhân viên bán thời gian vào năm 2020. Amazon cũng bị chỉ trích
về điều kiện làm việc của nhân viên kho hàng và tài xế giao hàng .
4.5. Những thay đổi về giá trị cốt lõi của Whole Foods sau khi Amazon
thâu tóm
Giá trị cốt lõi
Bán sản phẩm tự
nhiên và hữu cơ
chất lượng cao
Trước khi bị Amazon
mua lại
- Khác biệt với các siêu
thị thông thường Whole
Foods mua nhiều các
loại thực phẩm tự nhiên
và các sản phẩm dinh
dưỡng hỗ trợ sức khỏe
thông qua các nhà cung
cấp của họ.
- Whole Foods đặt ra các
17
Sau khi bị Amazon mua lại
- Thay thế các mặt hàng hữu cơ mang
thương hiệu của Whole Foods như 365
Everyday Value® bằng các hàng hóa
thơng thường.
- Các sản phẩm này đều được làm sẵn và
đóng túi nhựa. Trong khi đó hầu hết các
mặt hàng mang thương hiệu 365 của
Whole Foods đều chứa đầy dầu hạt cải,
lượng đường và natri cao, sản phẩm tốt
tiêu chuẩn chất lượng cho sức khỏe. Nó mâu thuẫn với tất cả
sản phẩm nghiêm ngặt. những gì CEO và đồng sáng lập Whole
Đối với bất kỳ mặt hàng Foods.
hữu cơ nào, các nhà
cung cấp phải tuân theo
các yêu cầu của Quy tắc
Hữu cơ do Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ thiết lập
vào năm 2002.
- Duy trì chất lượng nhất
quán trong suốt chuỗi
cung ứng của mình, các
tiêu chuẩn chất lượng do
Whole Foods xác định
đều áp dụng cho tồn bộ
cửa hàng và dịng sản
phẩm cụ thể.
Tạo mối liên hệ tốt
và liên tục với
nhiều nhà cung cấp
- Một trong những điểm
mạnh về hoạt động
logistics đầu vào của
Whole Foods là duy trì
một chuỗi cung ứng có
cấu trúc tốt từ các nhà
cung cấp địa phương.
-Các nhà cung cấp bên
ngoài của Whole Foods
tồn tại ở khắp các cấp
quốc gia, khu vực và địa
phương, mỗi nhà cung
cấp cung cấp các dòng
sản phẩm khác nhau.
Hỗ trợ đội ngũ nhân Whole Foods Market tối
viên vì sự hạnh phúc ưu hóa giá trị của nhân
và tuyệt vời.
viên bằng cách thúc đẩy
một nền văn hóa phi tập
trung, qn bình để trao
quyền cho mỗi nhân
viên. Chia sẻ lợi nhuận
bao gồm khái niệm.
“shared fate”, đan xen
lợi ích của các thành
18
- Kể từ khi được Amazon mua lại, Whole
Foods đã tách quan hệ với nhiều nhà cung
cấp địa phương và thiếu trách nhiệm đối
với các trang trại.
Whole Foods mua thực phẩm từ các trang
trại NC nơi lạm dụng công nhân đang tràn
lan,
Các thành viên FLOC ( Labor Organizing
Committee) phải đối mặt với điều kiện
làm việc lạm dụng, ăn cắp tiền lương, các
mối đe dọa và vi phạm các quy trình an
tồn và sức khỏe cơ bản
Trong các cuộc phỏng vấn với 24 nhân
viên Whole Foods trên khắp nước Mỹ, các
công nhân đã mô tả một mơi trường ngày
càng áp lực và sự xói mịn văn hóa doanh
nghiệp của Whole Foods. Các nhân viên
tại Whole Foods cho biết điều kiện làm
việc của họ đã giảm sút rõ rệt trong bối
cảnh áp lực thúc đẩy các giao dịch và tư
cách thành viên của Amazon Prime, cộng
với tình trạng thiếu nhân sự tràn lan, khối
viên trong nhóm và cổ
đơng. Trên cơ sở hàng
năm, các nhóm được cấp
ngân sách thu được từ
doanh số năm trước của
họ. Nếu một nhóm hoạt
động dưới ngân sách do
doanh số bán hàng cao
hơn hoặc chi phí lao
động thấp hơn, thặng dư
ngân sách được chia đều
cho các thành viên và
được thanh toán sau mỗi
bốn tuần, với một phần
được dành cho quỹ tiết
kiệm. Ngược lại, nếu
một đội vượt quá ngân
sách được phân bổ, phần
chênh lệch trong quỹ sẽ
được khấu trừ từ khoản
tiết kiệm của họ hoặc
được bù đắp bằng thặng
dư trong tương lai.
Whole Foods tiếp tục
thúc đẩy hạnh phúc và
sức khỏe sau khi khách
hàng đã mua các mặt
hàng của họ bằng cách:
Tạo sự thõa mãn và - Chấp nhận đổi trả sản
hài lịng cho khách phẩm khơng đạt u cầu
- Thơng báo cho khách
hàng.
hàng về việc thu hồi sản
phẩm
- Cung cấp các mẹo và
cơng thức nấu ăn
Thực hiện tốt vai
trị và cộng đồng
với môi trường.
Tất cả các cửa hàng
Whole Foods Market
đều tham gia vào các
chương trình tái chế và
19
lượng cơng việc gia tăng và cắt giảm ngân
sách lao động.
Thay vì cố gắng cải thiện chế độ đãi ngộ
cho người lao động và điều kiện làm việc
chung (đặc biệt là trong COVID-19), công
ty này chi tiền để theo dõi các thành viên
trong nhóm. Thay vào đó, cơng ty cắt giảm
lao động trong thời kỳ đại dịch, tun bố
rằng "chúng tơi khơng có đủ ngân sách lao
động để thuê thêm người", điều này đã
khiến việc tuyển dụng bị đình trệ. Các
thành viên trong nhóm phải làm việc nhiều
phòng ban, tăng thêm trách nhiệm của họ
mà không được tăng lương.
Khi Amazon mua lại Whole Foods thì thay
thế các mặt hàng mang thương hiệu của
siêu thị này bằng các mặt hàng thông
thường khác đã làm cho các khách hàng
khơng hài lịng khi khơng tìm thấy các sản
phẩm hữu cơ u thích của mình trước
đây.
Mặc khác, Amazon ln hướng đến việc là
là chăm sóc khách hàng như việc đem lại
cho khách hàng mức giá thấp và vận
chuyển nhanh chóng, và khiến họ trở nên
trung thành mãnh liệt. Theo khảo sát 85%
thành viên Amazon Prime truy cập trang
Web và 46% mua thứ gì đó ít nhất một lần
một tuần.
Một số nhà sản xuất lo lắng rằng Whole
Foods thuộc sở hữu của Amazon, hoặc
Amazon trực tuyến, có thể bắt đầu đẩy
mạnh các sản phẩm “tự nhiên” ít tốn kém
phân loại chất thải thực
phẩm, chẳng hạn như ủ
phân, phân hủy kỵ khí để
tạo ra năng lượng tái tạo
và chương trình thức ăn
chăn ni.
hơn, mang hình thức trách nhiệm xã hội
mà khơng được sản xuất có trách nhiệm
như các lựa chọn đắt tiền hơn.
Các cửa hàng được gửi các tờ rơi tuyên
truyền về Amazon Prime cho nhiều sự
kiện, các biển hiệu Prime bằng nhựa cồng
kềnh để treo khắp cửa hàng và đăng ký, và
hàng tấn rác thải nhựa dành cho các cửa
hàng bán hàng của Amazon.
5. Hướng khắc phục
Trước khi đi tìm giải pháp dài hạn để có thể vực dậy vị thế của thương hiệu trong
thị trường bán lẻ thực phẩm, đặc biệt dưới sự ảnh hưởng của Amazon. Chúng ta sẽ cùng
xem những thách thức mà Whole Foods đã đối mặt trong những năm cuối trước khi bị
Amazon mua lại và cách mà Amazon đã vượt qua chúng.
Doanh thu sụt giảm: Trong hai năm qua, Whole Foods đã trải qua sự sụt giảm
doanh số bán hàng tại các cửa hàng do khách hàng bỏ đi tìm thực phẩm tự nhiên có giá
thấp hơn tại các siêu thị truyền thống. Amazon có thể sẽ hy sinh một số lợi nhuận. i ii
Hành vi tiêu dùng khách hàng - Mua hàng tạp hóa trực tuyến chưa bao giờ được
áp dụng rộng rãi, phần lớn là do khách hàng muốn nhìn và chạm vào các sản phẩm tươi
sống trước khi mua. Amazon là một trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới có thể
khơng hồn tồn áp dụng bán hàng online với các mặt hàng của Wholde nhưng bù lại
Whole Foods có thể nhận được sự hỗ trợ truyền thơng marketing mạnh mẽ từ Amazon.
Whole Foods có thể khắc phục bằng cách nhắc nhở khách hàng về các tiêu chuẩn cao của
họ đối với sự tươi ngon và chinh phục họ bằng cách giao hàng.
Lợi nhuận biên - Các sản phẩm tạp hóa có biên lợi nhuận mỏng như dao cạo, điều
này ln khiến chi phí giao hàng tận nhà tăng thêm là một thách thức lớn. Amazon có thể
phân phối và giao hàng một cách tiết kiệm chi phí cho Whole Foods, từ đó giảm chi phí
từ việc giao hàng. Ngoài ra, tùy chọn nhận hàng ngay bên lề đường đều có liên kết với
Amazon có thể làm cho việc đặt hàng trực tuyến tiết kiệm chi phí hơn.
20
Tiếp thu thị hiếu - Bán lẻ truyền thống có tỷ suất lợi nhuận cao trên quy mô quốc
gia là điều mới mẻ đối với Amazon. Công ty đã chứng minh khả năng đổi mới và thống
trị của mình trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến luôn thay đổi, siêu cạnh tranh và giờ đây là
dịch vụ đám mây.iii
Chúng ta thấy là năm 2013 Whole Foods bắt đầu mất thị phần vào tay các siêu thị
truyền thống cung cấp nhiều sản phẩm hữu cơ và rẻ hơn. Vào năm ngoái, Whole Foods
đã bắt đầu đóng cửa các cửa hàng. Bằng sức mạnh của mình trên lĩnh vực thương mại
điện tử thì Amazon đã mua lại Whole Foods và đã giúp Whole Foods vượt qua các thách
thức trên thị trường. Nhưng sau 2 năm sau kho Amazon quản lí thì đã xảy ra một sự xung
đột về văn hóa giữa 2 cách quản lí.
Tư duy hiệu quả và làm việc dựa trên dữ liệu do Amazon bắt buộc tuân theo và nó
khơng phù hợp với văn hóa tự chủ, trao quyền cho nhân viên của Whole Food. Đó là một
trường hợp kinh điển về xung đột văn hóa.
Mơ hình trao quyền của Whole Foods mang lại rất nhiều giải pháp tuyệt vời, sáng
tạo và mối quan hệ tuyệt vời với các nhà cung cấp địa phương và khách hàng rất yêu
thích điều đó. Họ đã thu hút một khách hàng giàu có với tuyển chọn các sản phẩm tốt cho
sức khỏe mà mọi người có thể tin tưởng. uy nhiên, theo một số cách, công ty đã trở thành
nạn nhân của sự thành cơng của chính mình với tư cách là người tiên phong về thực phẩm
bền vững hữu cơ. Lên đến đỉnh điểm vào năm 2013, nó bắt đầu mất thị phần vào tay các
lựa chọn thay thế rẻ tiền hơn như Walmart, công ty đã bước vào không gian hữu cơ.
Ngược lại, Amazon ln hướng tới chi phí thấp và hiệu quả, theo đuổi sự tập trung
tiết kiệm và đo lường hiệu suất nghiêm ngặt trong các kho hàng và trung tâm phân phối
của mình. Điều này đơi khi dẫn đến các báo cáo về công nhân bị căng thẳng và kiệt sức
do môi trường khắc nghiệt. Nhân viên đã phải vật lộn. Họ cảm thấy thất vọng về việc
phải làm thủ tục giấy tờ thay vì giúp đỡ khách hàng và căng thẳng về các chỉ số hiệu suất
mới với những đánh giá thấp nếu họ không đáp ứng được.
21
Vậy giải pháp cuối cùng nào sẽ giải quyết được sự xung đột văn hóa? Amazon
có thể tốt hơn nên theo đuổi một khái niệm quản lý được gọi là trao quyền có cấu trúc,
trong đó một cơng ty tiêu chuẩn hóa hoạt động nhưng cho phép nhân viên linh hoạt đưa
ra lựa chọn của họ trong các lĩnh vực quan trọng mà việc tiếp xúc nhiều với khách hàng
là vấn đề quan trọng. Thay vì giả định rằng dữ liệu sẽ tiếp quản mọi thứ, có một cơ hội
lớn ở đây sẽ dùng dữ liệu cung cấp thông tin và bổ sung cho phán đoán của con người.
Khi thực hiện mơ hình quản lí trao quyền có cấu trúc Amazon vẫn sẽ có được dữ
liệu khách hàng để đẩy mạnh các chiến lược truyền thông thương điện tử của mình mặc
khác vẫn đáp ứng được yêu cầu về nguồn dữ liệu cho cơng ty. Khơng hồn tồn rõ ràng
rằng dữ liệu sẽ là sự thay thế hoàn hảo cho đánh giá của con người. Nhân viên có thể
dùng dữ liệu về lịch sử khách hàng để có thể đưa ra các phán đoán và tương tác tốt hơn
với khách hàng cũng như có trách nhiệm hơn đối với các nhà cung cấp.
Về vấn đề đảm bảo duy trì được thực phẩm hữu cơ và chất lượng và có trách
nhiệm đạo dức với môi trường?
- Giải pháp 1: Do quy mô và danh tiếng lớn nên Whole Food cũng như cơng ty
mẹ hiện tại là Amazon có thể tự đầu tư một trang trại nuôi gia súc nhằm đảm bảo chất
lượng về thực phẩm, về trách nhiệm đạo đức môi trường , họ có thể tuyển dụng nhân viên
được đào tạo chuyên môn, xây dựng những buổi tuyên truyền , hướng dẫn, vạch rõ mục
tiêu về việc áp dụng một số loại phân bón hoặc các chế phẩm có khả năng làm tăng hiệu
suất sử dụng đạm từ 25-50% khi sử dụng phối hợp với phân đạm. Cơ chế tăng hiệu suất
sử dụng dinh dưỡng được xác định do việc hạn chế hoạt động của men phân giải Ureaza,
men làm mất đạm; tăng khả năng lưu dẫn N cho cây trồng. Các loại phân bón có cơng
dụng nêu trên như: NEB 26, Wehg, Agrotain cú th gim ẳ n ẵ lượng đạm so với
lượng dùng thông thường mà cây trồng vẫn cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt.
Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan (slow release fertilizer) để cây trồng sử
dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ơ nhiễm
mơi trường. Từ đó họ có thể cơng bố nguồn cung cấp thịt sạch cho tồn bộ người tiêu
dùng nằm rõ và tin tưởng.
22
- Giải pháp 2: Về phía cung ứng thịt sạch thì Whole Food có thể đề nghị bên
nơng trại áp dụng những quy trình cũng như chính sách bảo vệ mơi trường, tránh lãng phí
phân bón cũng như nâng cao năng suất. Sau đó ghi hình lại một cách sơ bộ quá trình thực
hiện cùng những cam kết, chứng từ từ hai phía. Từ đó họ có thể cơng bố nguồn cung cấp
thịt sạch cho toàn bộ người tiêu dùng nằm rõ và tin tưởng.
23
PHẦN KẾT LUẬN
1.
Tóm tắt báo cáo
Bài báo cáo nói về Whole Foods Market là chuỗi siêu thị chuyên bán các sản
phẩm khơng chứa chất béo hydro hóa, màu nhân tạo, hương vị và chất bảo quản .Một cửa
hàng tạp hóa hữu cơ được chứng nhận USDA tại Hoa Kỳ, chuỗi này được biết đến rộng
rãi với các lựa chọn hữu cơ. Vào 2017 Amazon bất ngờ mua lại Whole Foods Market đã
làm xuất hiện một số vấn đề đạo đức trong kinh doanh như hiện nay.
Từ khi về chung một nhà thì có rất nhiều vấn đề xảy ra có thể kể đến đầu tiên là
việc trao quyền cho nhân viên từ cách quản lý trước đó của Whole Foods Market đã xung
đột với cách quản lí hiện tại của công ty mẹ Amazon là áp dụng những quy tắc nghiêm
ngặt ràng buộc đối với nhân viên khiến họ cảm thấy bức mãn, tức giận dẫn đến làm việc
không hiệu quả. Việc sử dụng dịch vụ điện toán đám mây đã nhận lại sự chống đối kịch
liệt từ nhân viên Whole Foods. Thứ hai, Whole Foods mang tiếng bán thực phẩm không
tốt cho sức khỏe, là một cửa hàng tạp hóa hữu cơ nhưng lại hạn chế các sản phẩm hữu cơ
khiến cho người tiêu dùng cảm thấy lo lắng , đặc biệt là những khách hàng trung thành.
Thứ 3, họ thiếu trách nhiệm với bên cung cấp , họ tách biệt với bên cung ứng và thay thế
bằng các nhãn hiệu có thành phần kém. Thứ tư, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường khi
sử dụng thương hiệu không có rõ ràng về lợi ích mơi trường đẩy Whole Foods vào thế
mang hình thứ trách nhiệm xã hội nhưng khơng sản xuất có trách nhiệm. Khơng chỉ vậy,
hiện nay Whole Foods cịn sử dụng các sản phẩm khơng thể tái chế. Và thứ năm là không
quan tâm đến cộng đồng, Amazon/ Whole Foods đang gây tổn hại cho công đồng - đặc
biệt là cộng đồng BIPOC.
Về mặt bối cảnh thì đạo đức mơi trường cũng là vấn đề nhức nhối khi khí thải,
chất thải từ chuỗi cung ứng của Whole Foods sau khi bị Amazon thâu tóm cũng khơng
được cải thiện. Họ chưa thật sự minh bạch trong việc hợp tác với chuỗi cung ứng nào và
cho thấy được sự có trách nhiệm với mơi trường. Khi bị đưa tin rằng Whole Foods đã
24
từng bán thịt bò của thương hiệu Tyson Foods - công ty thịt lớn nhất nước Mỹ. Từ việc sử
dụng , hợp tác dẫn đến việc gia tăng năng suất bằng biện pháp không bền vững của chuổi
cung ứng ,Whole Foods cũng có một phần trách nhiệm. Có thể thấy sau khi bị thâu tóm
thì việc xung đột văn hóa giữa Amazon và Whole Foods trong hoạt động kinh doanh đã
nổi lên. Trong khi Amazon sử dụng các quy tắc nghiêm ngặt quản lí nhân viên để đem lại
hiểu quả thì Whole Foods lại hướng về việc trao quyền cho nhân viên nhiều hơn nhưng
hiệu quả có thể là thấp hơn. Từ đó dẫn đến những xung đột quản lí, tổ chức về văn hóa ,
ảnh hưởng đến mơi trường làm việc , chế độ đãi ngộ , điều kiện làm việc, cắt giảm lao
động , trách nhiệm nặng hơn, công việc nhiều hơn nhưng lương không tăng. Vấn đề này
ảnh hương khá nhiều đến tâm huyết của nhân viên cũng như lịng trung thành của khách
hàng, thậm chí là rơi khỏi bảng đánh giá “Các công ty tốt nhất để làm việc tại Mỹ” của
tạp chí Fortune sau khi được nêu tên suốt 20 năm liên tục. Trong vụ việc này thì ảnh
hưởng đến các bên liên quan : nhân viên, người tiêu dùng, các nhà sản xuất thực phẩm
bền vững và cổ đông.và về vấn đề cung ứng thì có thơng cáo cho rằng các chuỗi cung
ứng đã tìm đến Whole Foods nhưng đều bị từ chối gặp mặt.
Sau khi bị Amazon thâu tóm, Whole Foods đã có những thay đổi đáng kể về
những giá trị cốt lõi như sự thay đổi cách quản lí điều hành theo văn hóa, cách xử lí khí
thải, vai trị với mơi trường hay mối liên hệ với cả nhà cung cấp, mối liên hệ với khách
hàng nhưng nhìn chung đa số đều đi theo hướng khơng được tích cực như mong đợi. Từ
đó nhóm đã đưa ra một số hướng khắc phục nhằm lấy lại lòng tin từ khách hàng và thu
hút khách hàng mới bằng cách giảm giá, giao hàng tận nới,... Với vấn đề nan giải về sự
xung đột văn hóa thì nhóm đã có giải pháp rằng Amazon nên theo đuổi khái niệm quản lí
được gọi là trao quyền có cấu trúc vì khi đó Amazon vẫn có được dữ liệu khách hàng mặc
khác vẫn đáp ứng được yêu cầu về nguồn dữ liệu cho công ty.
2. Bài học rút ra cho những tập đoàn khác trong ngành
Lựa chọn giữa lợi nhuận và đạo đức là vấn đề của rất nhiều
cơng ty, đặc biệt là các tập đồn đa quốc gia và các ngành công
25