Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

đề tài đánh giá các quy định pháp lý hiện hành về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.11 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I) Khái quát chung về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài
sản......................................................................................................3

1. Khái niệm................................................................................................3
2. Thời điểm trong mối liên hệ với thời hạn và thời hiệu trong BLDS
2005.........................................................................................................3
3. Ý nghĩa của thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài
sản...........................................................................................................3
II) Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về thời điểm
xác lập quyền sở hữu............................................................................4
1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do
hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp...............................................4
2. Thời điểm xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng hoặc giao dịch một
bên...........................................................................................................4
3. Thời điểm xác lập quyền sở hữu do các sự kiện trộn lẫn, sáp nhập, chế
biến.........................................................................................................6
4. Thời điểm xác lập quyền sở hữu do các sự kiện không xác định được
chủ sở hữu, vô chủ, do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên.........................7
III) Tìm hiểu thêm về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài
sản trong dự thảo sửa đổi bộ luật dân sự..........................................12
KẾT BÀI.........................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................16

1


MỞ ĐẦU
Tài sản và quyền sở hữu là chế định quan trọng, chiếm vị trí lớn trong


pháp luật dân sự. Để xác định tài sản thuộc sở hữu của chủ thể, pháp luật và
nhất là Bộ luật dân sự đã có những quy định rất cụ thể, chi tiết. Trong đó,
những quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản là một phần rất
quan trọng không chỉ mang ý nghĩa pháp lý mà còn ảnh hưởng rất lớn đến
thực tiễn áp dụng. Vì vậy, bài luận xin chọn đề tài “ Đánh giá các quy định pháp
lý hiện hành về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản ” để tìm hiểu và nhận
thức sâu sắc hơn về nội dung này.

2


NỘI DUNG
II)Khái quát chung về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với
tài sản
1. Khái niệm
Thời điểm được hiểu là một 'điểm mốc' trong một khoảng thời gian nào
đó. Thời điểm khơng có độ dài, nghĩa là nó chỉ được dùng để chỉ 'một điểm'
để làm 'mốc' trong thời gian.
Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chính là dấu mốc về
mặt thời gian để xác định tài sản đó thuộc sở hữu của chủ thể nào.
2. Thời điểm trong mối liên hệ với thời hạn và thời hiệu trong BLDS
2005
Trong bộ luật dân sự quy định “ thời hạn là một khoảng tời gian được
xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác” (khoản 1 Điều 149)
Còn “thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời
hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc
mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự”
(điều 154)
Như vậy, có thể hiểu thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản
chính là mốc thời gian bắt đầu hoặc kết thúc thời hạn, mà tại thời điểm đó

quyền sở hữu đối với tài sản được xác định.
3. Ý nghĩa của thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản
Việc xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có ý nghĩa
rất quan trọng, là căn cứ giải quyết các vụ việc về sở hữu tài sản. Có thể thấy
việc xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu có những ý nghĩa cơ bản sau:
– là căn cứ để xác định chủ sở hữu của tài sản ( sau thời điểm quy
định, chủ sở hữu của tài sản có thể thay đổi, ví dụ sau một tháng, kể
3


từ ngày thơng báo cơng khai mà khơng có người đến nhận thì gia
cầm bị thất lạc thuộc sở hữu của người bắt được)
– là căn cứ để xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ
sở hữu tài sản ( ví dụ: sau thời điểm kí kết hợp đồng, chủ sở hữu
mới phải thực hiện các nghĩa vụ khi sở hữu tài sản)
– là mốc để xác định thời hiệu khởi kiện về quyền sở hữu tài sản ( ví
dụ khởi kiện về quyền thừa kế )

II)Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về thời điểm
xác lập quyền sở hữu
Quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp của công dân là một trong
những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Để thực hiện quyền
cơ bản này của công dân, trong BLDS 2005 quy định rõ về quyền sở hữu
cũng như thời điểm để xác lập quyền sở hữu.
Trong BLDS hiện hành có quy định về 15 trường hợp xác lập quyền sở
hữu tài sản quy định tại điều 233 đến 247 BLDS. Trong đó, mỗi quy định đều
có các quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản.
1. thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao
động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp
Điều 233 BLDS 2005 ghi nhận quyền sở hữu phát sinh do lao động, do

hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp như sau: “ Người lao động, người
tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với
tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời
điểm có được tài sản đó.”
Qua quy định này, chúng ta thấy thời điểm xác lập quyền sở hữu do lao
động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp là thời điểm có được tài
sản đó. Tức là ngay khi chủ thể sở hữu tài sản đồng thời có quyền sở hữu tài
sản đó.
2. thời điểm xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng hoặc giao dịch
4


một bên:
Điều 234 BLDS 2005 ghi nhận quyền sở hữu phát sinh theo thỏa thuận
như sau: “ Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho,
trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài
sản, nếu các bên khơng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật khơng có quy định
khác”
Như vậy, thông thường thời điểm xác lập quyền sở hữu được tính từ
thời điểm nhận tài sản. Ngồi ra các bên có thể thỏa thuận về thời điểm xác
lập quyền sở hữu trong hợp đồng. Thỏa thuận này có thể là một mốc thời gian
cụ thể, có thể là một sự kiện pháp lý ( lưu ý, sự kiện pháp lý này phải diễn ra
tự nhiên, không mang tính tác động của hai bên tham gia giao dịch). Ví dụ: A
và B có một hợp đồng tặng cho tài sản. Hiện tại, B ở nhờ trong nhà của A.
Theo hợp đồng, A tặng cho B căn nhà khi con gái của A đã đi lấy chồng. Như
vậy thời điểm xác lập quan hệ sở hữu do 2 bên thỏa thuận là khi con gái của A
đi lấy chồng. Sự kiện này phải là sự kiện diễn ra tự nhiên, không chịu tác
động của một bên hoặc của người thứ ba ( theo khoản 2 điều 125 BLDS 2005
về giao dịch dân sự có điều kiện).
Pháp luật cũng có thể quy định rõ thời điểm phát sinh quyền sở

hữu khi cần thiết: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu
lực kể từ thời điểm đăng kí quyền sở hữu trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.” ( điều 692 BLDS 2005)
Có thể thấy rằng BLDS 2005 quy định khá chặt chẽ về vấn đề thời
điểm xác lập quan hệ sở hữu đối với tài sản. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những
bất cập, không thống nhất khi phối hợp với các luật khác, đặc biệt là luật Nhà
ở. Hiện nay, theo quy định của Luật Nhà ở: thời điểm xác lập quyền sở hữu
đối với nhà ở được chuyển là thời điểm hợp đồng được công chứng (điều 93.5
Luật Nhà ở). Nhưng đối với đất đai thì quyền sử dụng đất lại được chuyển từ
thời điểm đăng kí quyền sử dụng đất ( điều 692 BLDS 2005). Như vậy, cùng
5


là một khói tài sản thống nhất là nhà và đất nhưng thời điểm chuyển quyền sở
hữu giữa đất và nhà trên đất lại khác nhau. Như vậy dễ dẫn đến khó khăn,
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.
Trong trường hợp về thời điểm xác lập quyền sở hữu theo giao dịch
một bên cần đặc biệt chú ý tới thời điểm xác lập quyền sở hữu theo di chúc.
3. thời điểm xác lập quyền sở hữu do các sự kiện trộn lẫn, sáp
nhập, chế biến
Theo quy định tại điều 236, 237, 238 về xác lập quyền sở hữu trong
tường hợp trộn lẫn, sáp nhập, chế biến không quy định rõ về thời điểm xác lập
quyền sở hữu. Tuy nhiên, dựa trên tính chất của những trường hợp này, khi
vật đã bị trộn lẫn, sáp nhập, chế biến, tài sản mới được tạo thành có sự gắn bó,
pha trộn về tính chất. Nhiều trường hợp không thể phân chia giữa vật trộn lẫn,
sáp nhập, chế biến với vật bị trộn lẫn, sáp nhập, chế biến. Vì vậy, bộ luật chỉ
quy định về trường hợp không thể phân chia, trả lại tài sản về lại như ban đầu
cho các chủ sở hữu.
Về thời điểm xác lập quyền sở hữu trong các trường hợp trộn lẫn, sáp
nhập, chế biến vật, vì khơng quy định rõ trong luật nên có một vấn đề được

đặt ra, đó là thời điểm xác lập quyền sở hữu được tính là thời điểm vật mới
được tạo thành hay từ thời điểm người đó đã thanh tốn hết các nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại? Vì các trường hợp này không thuộc điều 233 về xác lập
quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do hoạt động sản xuất,
kinh doanh hợp pháp nên không thể xác định thời điểm “có được tài sản đó”
của người trộn lẫn, sáp nhập, chế biến là thời điểm phát sinh quyền sở hữu.
Ngoài ra, vấn đề đặt ra là: Trong thời gian chưa bồi thường thiệt hại thì vật đó
thuộc sở hữu của chủ thể nào? Và hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời gian
chưa bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về ai?
4. thời điểm xác lập quyền sở hữu do các sự kiện không xác định
6


được chủ sở hữu, vô chủ, do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên
• thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật không xác định được chủ
sở hữu
Mục 2.1 khoản 2 điều 239 BLDS 2005 quy định:
“ Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông
báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thi trấn hoặc công an
cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại”.
“Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động
sản thì sau 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định
được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo
quy định của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất
động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định
được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc nhà nước; người phát hiện
được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, thời điểm được quy định là 1 năm sau ngày thông báo công
khai đối với động sản và 5 năm đối với bất động sản. Tuy nhiên, có thể nhận
ra một điểm bất cập rằng: theo quy định tại khoản 1, điều 174 BLDS 2005 về

Bất động sản và động sản thì đến nay chưa có quy định nào của pháp luật xác
định “tài sản khác “ nào là bất động sản, vậy việc phát hiện bất động sản theo
điều 239 chỉ có thể là đất đai hoặc tài sản gắn liền với đất và xuất hiện lộ
thiên trên mặt đất. Mà đất đai thì ln được xác định thuộc sở hữu nhà nước
và về nguyên tắc những tài sản trên đất, nếu không xác định được là thuộc sở
hữu của chủ thể nào thì sẽ thuộc về sở hữu Nhà nước. Cịn nếu vật là tài sản
bị chơn giấu, bị chìm đắm thì đã được xác định quyền sở hữu theo quy định
riêng tại điều 240 của BLDS. Tức là, ta có thể thấy khơng có bất động sản nào
không thể xác định được chủ sở hữu như điều 239, vậy quy định về thời hiệu
5 năm là khơng thực tế.
• Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ và vật bị chôn
7


giấu, bị chìm đắm được tìm thấy
Về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ
Khoản 1 điều 239 BLDS 2005 quy định:
Người đã phát hiện vật vơ chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản
đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì
thuộc Nhà nước.
Về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chơn giấu, bị chìm
đắm được tìm thấy và vật vơ chủ
Điều 240 BLDS 2005 quy định:
1. Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hố thì thuộc Nhà nước; người
tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của
pháp luật;
2. Vật được tìm thấy khơng phải là di tích lịch sử, văn hố, mà có giá trị
đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu
của người tìm thấy; nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng

giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50%
giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy
định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước
Vật vô chủ được quy định là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu
đối với vật đó. Nghĩa là, vật vơ chủ là vật trước đây đã được xác lập quyền sở
hữu nhưng vì một lý do nào đó chủ sở hữu tun bố cơng khai hoặc thực hiện
hành vi chứng tỏ việc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Cịn vật bị chơn
giấu được hiểu là vật bị chơn trong lịng đất hoặc bị cất giấu ở một nơi nào
đó; vật bị chìm đắm được hiểu là vật chìm dưới sơng, hồ, ao, biển.
Trong căn cứ xác lập quyền sở hữu với vật vơ chủ, vật bị chơn giấu,
chìm đắm thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp gần
như chính là thời điểm phát hiện ra vật đó. Cả hai trường hợp này có thời
8


điểm xác lập quyền sở hữu giống nhau. Điều này xuất phát từ từ đặc điểm
của vật đó là các vật khơng có chủ sở hữu, hoặc là vật khơng thể xác định
được ai là chủ sở hữu: Vật bị chơn giấu, bị chìm đắm có thể là vật vơ chủ (Ví
dụ: chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu dưới hình thức chơn xuống đất hoặc ném
xuống sơng) hoặc là vật khơng xác định được chủ sở hữu (Ví dụ: phát hiện
vật dược chơn dưới đất, chìm dưới biển nhưng không biết ai là chủ sở hữu,
không xác định được chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu hay chưa).
• thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi,
bỏ quên
Theo điều 241 quy định thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật do
người khác đánh rơi, bỏ quên là sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai
về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không
đến nhận.
Vấn đề quan trọng và phức tạp ở đây chính là: vì thời điểm xác lập
quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu, vật

bị đánh rơi, bị bỏ qn, bị chơn giấu, chìm đắm là khác nhau nên việc xác
định tài sản được phát hiện thuộc trường hợp nào là vô cùng quan trọng.
Trong thực tế lại có rất nhiều trường hợp khó có thể xác định được tài sản
là vật vô chủ hay vật không xác định được chủ sở hữu hay vật bị chơn giấu
chìm đắm, ví dụ vật bị chơn giấu, bị chìm đắm cũng có thể là vật vơ chủ
( chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu dưới hình thức chơn xuống đất hoặc ném
xuống sông ) hoặc là vật không xác định được chủ sở hữu ( phát hiện vật
dược chôn dưới đất, chìm dưới biển nhưng khơng biết ai là chủ sở hữu,
không xác định được chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu hay chưa ). Có thể
thấy việc xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản theo đó
cũng vơ cùng phức tạp, gây nhiều tranh cãi trong q trình giải quyết.
• Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
Nội dung này được quy định tại điều 242 và 243 BLDS 2005: .
9


Sau sáu tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà khơng có người đến
nhận thì gia súc đó thuộc sở hữu của người bắt được; nếu gia súc bắt được là
gia súc thả rơng theo tập qn thì thời hạn này là một năm. ( Điều 242)
Sau một tháng, kể từ ngày thơng báo cơng khai mà khơng có người đến
nhận thì gia cầm đó thuộc sở hữu của người bắt được.( Điều 243)
Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều lồi động vật có vú được
thuần hóa và ni như trâu, bị, chó, lợn,... Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho
các lồi động vật có hai chân, có lơng vũ thuộc nhóm động vật có cánh được
con người nuôi giữ như gà, vịt, ngan, ngỗng,...
Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc là 6 tháng
( hoặc 1 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán) và 1 tháng đối với gia
cầm kể từ ngày thông báo công khai. Bởi lẽ việc thất lạc gia súc, gia cầm là
do nguyên nhân khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
người bắt được gia súc, gia cầm bị bắt được cũng như của chủ sở hữu.

Khoảng thời gian này cũng phù hợp với vòng sinh trưởng của hầu hết gia súc,
gia cầm. Nếu sau khoảng thời gian đã quy định, khơng có chủ sở hữu đến
nhận thì người bắt được gia súc, gia cầm được xác lập quyền sở hữu. Như
vậy, việc bắt được gia súc, gia cầm thất lạc không làm phát sinh ngay lập tức
quyền sở hữu của người bắt được nhưng người bắt được lại có quyền chiếm
hữu hợp pháp và có quyền hưởng một nửa số gia súc sinh ra và hoa lợi do gia
cầm sinh ra. Đây là một điểm rất đặc biệt mà chỉ có hình thức xác lập quyền
sở hữu này mới có.
Tuy nhiên, luật lại chưa quy định về thời hạn mà người bắt được gia
súc, gia cầm phải thông báo cho cơ quan địa phương là bao nhiêu ngày kể từ
ngày bắt được gia súc, gia cầm bị thất lạc đó. Điều này dễ dẫn đến kẽ hở trong
việc người bắt được gia súc, gia cầm thất lạc trục lợi cá nhân. Ví dụ: Ơng A
bắt được một đàn vịt đang trong thời kì đẻ trứng, ơng A cố ý nuôi giữ đàn vịt
vài ngày rồi mới thông báo cho Ủy ban nhân dân xã biết để thông báo công
10


khai. Ngày hơm sau, có người đến nhận là chủ sở hữu của đàn vịt. Như vậy,
số trứng là hoa lợi phát sinh trong thời kì ơng A bắt được đàn vịt sẽ nhiều hơn
nếu ông A khai báo ngay sau đó.
• thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước
Thời điểm phát sinh quyền sở hữu của cá nhân phụ thuộc vào đặc điểm
của vật nuôi dưới nước:
“Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng,
ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trong
trường hợp vật ni dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật
ni khơng thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thơng
báo cơng khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau một tháng, kể từ ngày
thông báo cơng khai mà khơng có người đến nhận thì vật ni dưới nước đó
thuộc sở hữu người có ruộng, ao, hồ đó.” ( điều 244 BLDS 2005)

Xuất phát từ đặc điểm vật nuôi dưới nước thường được nuôi theo mùa
vụ và nuôi theo đàn nên tốc độ phát triển, sinh trưởng đồng đều nên rất khó
phân biệt được vật ni giữa hồ này với hồ khác nếu chúng cùng chủng loại.
Mặt khác, là vì vật ni dưới nước rất khó đếm về số lượng của chúng. Do
vậy, pháp luật quy định nếu vật ni dưới nước mà khơng có dấu hiệu riêng
biệt thì kể từ thời điểm vật ni dưới nước di chuyển vào ruộng, ao, hồ của
người khác thì đồng thời phát sinh quyền sở hữu của người này.
Trong tường hợp vật ni dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể
xác định vật ni khơng thuộc sở hữu của mình thì người đó phải thơng báo
cơng khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Dấu hiệu riêng biệt của vật nuôi
dưới nước được hiểu là sự khác biệt của vật nuôi dưới nước này với vật ni
dưới nước kia ở đặc điểm lồi, loại, độ lớn,... Ví dụ: Hồ thả cá xuất hiện đàn
tơm, hồ ni cá giống xuất hiện đàn cá trưởng thành,... Trong trường hợp này,
sau một tháng kể từ ngày thông báo công khai mà khơng có người đến nhận
thì vật ni đó thuộc sở hữu của người có ai, hồ, ruộng,...
11


• Thời điểm xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
“Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn
đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân
sự ( Điều 154 BLDS 2005). như vậy, thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với
tài sản cũng chính là khi kết thúc khoảng thời gian được quy định về thời
hiệu.
Điều 247 quy định về Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn mười năm đối với
động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu
tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.

2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước khơng có
căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, cơng khai, dù thời gian
chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.
Như vậy, thời điểm xác lập quyền sở hữu của cá nhân theo thời hiệu
phụ thuộc vào từng loại tài sản: Nếu tài sản là bất động sản, quyền sở hữ của
cá nhân sẽ được xác lập sau thời hạn 30 năm kể từ thòi điểm bắt đầu chiếm
hữu. Nhưng phái chú ý tới các điều kiện khác, người chiếm hữu, người được
lợi về tài sản là bất động sản phải liên tục, ngay tình, cơng khai trong thời hạn
ba mươi năm kể từ khi bắt đầu chiếm hữu sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản
đó. Nếu tài sản người chiếm hữu, người được lợi về tài sản đó ngay tình, liên
tục, cơng khai trong thời hạn mười năm sẽ trở thành chủ sở hữu của động sản.
Cần chú ý trong việc xác định thời điểm bắt đầu trong các trường hợp
trên, bởi tính liên tục của thời hiệu được tính từ khi bắt đầu cho đến khi kết
thúc, nếu có sự kiện gián đoạn xảy ra thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu
sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
Cịn với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước như đất đai, rừng tự
12


nhiên, tài ngun tỏng lịng đất, nguồn nước,... thì người chiếm hữu khơng có
căn cứ pháp luật ngay tình, liên tục, công khai dù bao lâu cũng không thể trở
thành chủ sở hữu của tài sản đó.
III)

Tìm hiểu thêm về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài

sản trong dự thảo sửa đổi bộ luật dân sự
Điều 182 Khoản 1 của dự thảo Bộ luật dân sự quy định:
"Việc xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác có hiệu lực kể từ thời
điểm tài sản được chuyển giao, nếu hợp đồng hoặc luật khơng có quy định

khác. Trường hợp hợp đồng và luật cùng quy định nhưng khác nhau về thời
điểm xác lập quyền sở hữu, vật quyền khác thì áp dụng theo quy định của
luật. Thời điểm tài sản được chuyển giao được hiểu là thời điểm bên có quyền
hoặc người đại diện hợp pháp của họ trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản”.
Bàn luận về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - Kinh tế Bộ
Tư pháp, thành viên Ban soạn thảo Dương Đăng Huệ khẳng định, một trong
những vấn đề mà chế định quyền sở hữu phải giải quyết đó là vấn đề thời
điểm chuyển giao quyền sở hữu. Ông Huệ cho biết, hiện trên thế giới đang tồn
tại hai hệ thống. Hệ thống thứ nhất là hệ thống thỏa thuận tức là khi hợp đồng
được coi là ký kết thì quyền sở hữu chuyển sang người mua ngay. Mơ hình
này rất ít nước theo như Pháp hay Nhật. Hệ thống thứ 2 là thời điểm chuyển
quyền sở hữu là thời điểm ký kết hợp đồng. Đối với động sản thì kể từ thời
điểm giao tài sản cho người nhận thì lúc đó mới là chủ sở hữu. Đối với bất
động sản thì khơng phải từ thời điểm chuyển giao mà từ thời điểm bất động
sản này được đăng ký tại một cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ơng Dương
Đăng Huệ cho biết, hiện tuyệt đại đa số các nước trên thế giới trong đó có các
nước như Nga, Trung Quốc, Đức…. đang theo hệ thống chuyển giao này và
dự thảo Bộ luật dân sự của Việt Nam hiện cũng quy định theo hướng này.
Đề cập tới quy định thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền
khác tại dự thảo Bộ luật dân sự, PGS.TS Phùng Trung Tập cho rằng, thời
13


điểm xác lập quyền sở hữu đối với động sản, hay bất động sản hoặc quyền tài
sản hay tài sản khác cần căn cứ vào sự chuyển giao sở hữu từ cá nhân sang
cá nhân, tổ chức sang tổ chức...Vấn đề xác định quyền sở hữu của người
được chuyển giao rất quan trọng để ngăn chặn hành vi xâm phạm và xác lập
chủ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
PGS.TS Phùng Trung Tập thể hiện quan điểm tán đồng và cho rằng quy
định như trong dự thảo Bộ luật là phù hợp, khái quát. Đối với những tài sản

mà khơng buộc phải đăng ký thì có thể căn cứ vào tình hình chuyển giao
nhưng một dạng hợp đồng thực tiễn là chuyển giao vật, chuyển giao tài sản sẽ
phát sinh quyền của người được nhận tài sản đó. Liên quan tới bất động sản
như đất đai hay nhà ở hiện nay thì hợp đồng được chứng nhận ở cơng chứng,
nhà nước ta thống nhất quản lý về đất đai thì phải theo thủ tục để đăng ký
quyền sở hữu đó. Quy định này nhằm bảo vệ quyền của người sử dụng đất,
bảo vệ lợi ích chung, ngăn chặn các hành vi lạm dụng để chiếm đoạt tài sản…
Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây
dựng Nguyễn Mạnh Khởi đánh giá đây là vấn đề không đơn giản. Theo ông,
đây là nội dung khi xây dựng Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản vẫn
tồn tại hai luồng quan điểm trái ngược nhau. Hiện nay trong q trình tranh
luận có những quan niệm khác nhau về việc phân biệt thời điểm xác lập, thời
điểm chuyển quyền và thời điểm công nhận quyền sở hữu. Có quan điểm
đánh đồng thời điểm xác lập và thời điểm công nhận quyền sở với nhau. Bởi
vậy, đề nghị xem xét thêm đối với quy định về bất động sản.

14


KẾT BÀI
Có thể nói việc xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản
là nội dung rất quan trọng trong việc xác định chủ sở hữu cũng như xác lập,
chuyển giao quyền sở hữu tài sản. Những vấn đề pháp luật đã quy định tuy đã
bao quát, xử lý hầu hết các trường hợp xảy ra trong thực tế nhưng vẫn tồn tại
những bất cập, vướng mắc. Hi vọng rằng bộ luật dân sự sắp được sửa đổi sẽ
giải quyết những tồn tại cũ, giúp cho quy định pháp lý được bao quát, dễ thực
hiện và áp dụng hơn.

15



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2014
2. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam ( tập 1 ), Trường Đại học Luật Hà
Nội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2014
3. Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005, Bộ Tư pháp – Viện khoa học
pháp lý, Chủ biên PGS.TS Hồng Thế Liên, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2013
4. Cổng thơng tin điện tử chính phủ, Đối thoại trực tuyến: Điểm mới quy
định về sở hữu quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự sửa đổi,
/>5. VOV, Tọa đàm về Bộ luật Dân sự (sửa đổi): Phần cuối – Thời điểm xác
lập quyền sở hữu và các vật quyền khác
/>
16



×