Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

mo ta sang kien 20-21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.99 KB, 5 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi) . . . . . . . . . . . . . . .
1.Tên sáng kiến: Giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6
tuổi ở trường Mầm Non Hòa Chánh, năm học 2020 – 2021.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục nuôi dạy trẻ mầm non
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong những năm gần đây, công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
bước đầu đã được tực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non, song các hoạt động
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non chỉ là giải pháp tình thế,
tích hợp lồng ghép các hoạt động giáo dục khác, chưa có tính hệ thống và chưa
đồng đều. Như vậy giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho trẻ thì ta phải làm gì?
Giáo dục trẻ như thế nào? Và mục đích đạt được sẽ là cái gì?
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ là việc chúng ta cung cấp cho
trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của
trẻ nhằm tạo ra ở trẻ có những thái độ, hành vi đúng đắn của trẻ đối với mối
trường.
Trẻ ở lứa tưởi mầm non rất thích hoạt động và những gì mới mẻ rất hấp dẩn
đối với trẻ, trẻ rất thích được tiếp xúc tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống xung
quanh trẻ, từ đó lĩnh hội hình thành nề nếp, thói quen, thái độ ứng xử có giá trị
tốt đẹp về mơi trường, giúp trẻ hình thành khái niệm ban đầu về mơi trường
sống của bản thân mình nói riêng và của xã hội nói chung là rất cần thiết, từ đó
giáo dục trẻ có cách sống, đối xử tích cự với mơi trường nhằm đảm bảo sự phát
triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
Muốn đạt được mục tiêu trên thì nhà trường và bản thân tôi phải xây dựng
được môi trường cho trẻ hoạt động bằng cách cho trẻ trãi nghiệm thực tế bằng
các thí nghiệm, thực nghiệm hay hành động cụ thể sẽ tạo nên những đối tượng


tốt đẹp và qua đó sẽ hình thành nề nếp thói quen và là nền tảng hình thành nhân
cách cho trẻ. Với tình hình thực tế ở địa phương của tơi cũng như lớp tôi đang
phụ trách và qua kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ của mình tơi nhận thức sâu
sắc và ý thức rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, những vấn đề cần trao đổi
với phụ huynh và những kiến nghị đề xuất về vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho trẻ và tôi đã đưa ra sáng kiến “ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ mầm non”.
Qua thời gian thực hiện các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ 5-6 tuổi của lớp tôi phụ trách và đã nhận thấy một số ưu điểm, hạn chế
như sau:


2

*Ưu điểm:
Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo nhà trường trong cơng
tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Trang bị đồ dùng dạy học, đồ chơi bổ sung cơ bản đã đầy đủ ở lớp, rất
thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trên lớp cũng như các hoạt động ngoài
trời.
Đa số trẻ đã qua các lớp mẫu giáo nhỡ nên việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng
hoạt động trong giờ hoạt động giáo dục thể chất của trẻ tốt hơn. Phần lớn là sự
quan tâm và kết hợp chặt chẽ của phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
trong nhà trường, giúp cho giáo viên có cơ hội thường xuyên trao đổi với phụ
huynh nên việc dạy và học của trẻ tốt hơn.
*Hạn chế:
Vẫn còn một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, do đó trẻ chưa quen với
nề nếp học tập và khả năng hợp tác cũng như ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt
nên phần lớn làm ảnh hưởng đến các hoạt động trên lớp học.
Nhiều cháu chưa biết bỏ rác vào sọt, ăn quà bánh còn vứt nhiều nơi.

Đa số phụ huynh là nơng dân có thu nhập thấp, thường cho con nghĩ học
làm ảnh hưởng đến việc rèn kĩ năng và giáo dục ý thức giữ vệ sinh của trẻ.
*Sự cần thiết đề xuất, chọn giải pháp khắc phục:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất có quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Mặc khác, hiện nay môi trường trên
thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề do gia tăng dân số quá
nhanh, nghèo khổ và lạc hậu ở các nước đang phát triển, đô thị hóa ở nhiều nơi,
khí thải cơng trình, nhà máy, do sự tàn phá rừng, và lượng rác thải trong sinh
hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử lý tốt. Một trong những nguyên
nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con
người. Vì vậy hiểu biết về mơi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trở
thành vấn đề hết sức cần thiết, cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu. Các nhà
khoa học đều cho rằng giáo dục bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng
mức ngay từ lứa tuổi mầm non vì lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp thói
quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách con người.
Khảo sát dạy trẻ môn phát triển thể chất đầu năm của lớp tôi:
ST Nội dung
Số lượng
Tỉ lệ
T
1
Trẻ có kiến thức về bảo vệ mơi trường
18/39
46,15%
2
Trẻ có thói quen, hành vi bỏ rát vào sọt
21/39
53,84%
3

Trẻ biết nhắc nhỡ mọi người xung quanh
14/39
35,89%
4
Thái độ của trẻ khi bỏ rát vào sọt
20/39
51,28%
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp: “giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
5 – 6 tuổi ở trường mầm non Hòa Chánh, năm học 2020 – 2021”.


3

3.2.1.1 Mục tiêu chung: Xác định được những hạn chế trên, bản thân đã
đề ra được một số mục đích của biện pháp giáo dục tình u biển đảo thơng qua
các hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi, cụ thể:
Khắc phục những khó khăn về sự khác nhau giữa trẻ đã được học qua lớp
4-5 tuổi và những trẻ chưa học qua lớp 4-5 tuổi. Tuyên truyền đến phụ huynh để
cùng với giáo viê và nhà trường giáo dục trẻ tốt nhất. Từ đó giúp trẻ hình thành
các thói quen, nề nếp tốt trong việc ý thức bảo vệ môi trường.
3.2.1.2 Mục tiêu cụ thể:
Trên 90 % rèn được những thói quen, kĩ năng tốt trong việc bảo vệ môi
trường.
100% trẻ được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các
chủ đề khác nhau.
Tất cả trẻ được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thơng qua các hoạt động
chăm sóc giáo dục hằng ngày.
Đa số trẻ hứng thú với các trò chơi, hoạt động trong ngày.
Trẻ được biểu dương, khen thưởng khi thực hiện tốt việc bảo vệ môi

trường.
Trẻ được giáo viên và cha mẹ tạo điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện.
3.2.2.Nội dung của giải pháp
3.2.2.1.Tên giải pháp.
Giải pháp 1: Dạy trẻ thói quen kỹ năng và nề nếp tốt trong việc bảo vệ môi
trường.
Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo
chủ đề.
Giải pháp 3: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ vào các
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Giải pháp 4: Sưu tầm, sáng tạo thêm một số trị chơi mới, phong phú lơi
cuốn trẻ.
Giải pháp 5: Biểu dương hoặc khen thưởng một số tấm gương trẻ thực hiện
tốt việc bảo vệ môi trường.
Giải pháp 6: Kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
3.2.2.2 Triển khai giải pháp:
Muốn trẻ có ý thức để bảo vệ mơi trường thì địi hỏi giáo viên phải là một
tấm gương mẫu mực trong việc bỏ rác vào sọt, chuẩn bị chu đáo các dụng cụ đề
chứa rác và phân loại rác, các dụng cụ chứa rác phải thu hút và vừa tầm với trẻ,
đảm bảo an toàn với trẻ. Thường xun tìm tịi sáng tạo những phương pháp mới
nhằm gây hứng thú cho trẻ để trẻ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Giải pháp 1: Dạy trẻ thói quen kỹ năng và nề nếp tốt trong việc bảo vệ
môi trường.
Đây là việc rất cần thiết vì khi trẻ đã có nề nếp và các kĩ năng cơ bản, giáo
viên sẽ thuận tiện hơn trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ và


4

trẻ cũng tự tin tham gia vào các hoạt động cùng cơ. Vì vậy ngay từ đầu năm học

tơi đã rèn cho trẻ thói quen nề nếp tốt khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường,
đặc biệt là vào việc rèn luyện kỷ năng bỏ rác vào sọt, phân loại rác phân hủy và
rác tái chế… bằng những hình ảnh quen thuộc để cháu quen và đi vào nề nếp
một cách dễ dàng… nghe và làm đúng hiệu lệnh của cô, cất dọn đồ dùng, đồ
chơi ngăn nắp sau khi sử dụng. Tơi dùng nhiều lời khuyến khích nhẹ nhàng,
động viên trẻ kịp thời, tạo điều kiện cho trẻ tự hoạt động, kích thích sự sáng tạo
của trẻ trong các giờ hoạt động.
Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ
theo chủ đề.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào tất cả các hoạt động trong ngày
của trẻ theo các chủ đề. Cần chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
theo từng chủ đề khác nhau phù hợp với nội dung của chủ đề đó. Nhằm tạo ra
mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung tích hợp với nội dung chính của từng hoạt
động. Với chủ đề “Trường mầm non” nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa
vào dạy trẻ là: - Nhận biết môi trường sạch- bẩn và sự ảnh hưởng đến sức khoẻ
của con người. - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở trong trường học.…
Giáo viên cần lựa chọn nội dung tích hợp cho từng đề tài, phù hợp với chủ điểm
thì mới tạo được sự liên tục trong giờ học, và sẽ đem lại hiệu quả cao.
Giải pháp 3: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào
các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường được tích hợp vào các hoạt
động giáo dục như hoạt động vui chơi, trò chơi học tập, trò chơi vận động và các
hoạt động chăm sóc giáo dục theo từng lĩnh vực, hoạt động lễ hội... Giáo dục trẻ
có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sạch đẹp. Chúng ta không cung cấp
kiến thức cho trẻ riêng lẻ theo từng môn học mà phải có sự lồng ghép, đan xen
các mơn học một cách khéo léo, nhẹ nhàng, nhằm tạo khơng khí sơi động trong
giờ học, đáp ứng được sự phát triển của trẻ.
Giải pháp 4: Sưu tầm, sáng tạo thêm một số trị chơi mới, phong phú
lơi cuốn trẻ.
Các hoạt động trong ngày của trẻ diễn ra từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ đây

là thời gian chính mà giáo viên sử dụng để kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường
cho trẻ. Trong từng hoạt động chúng ta đều có thể tích hợp nội dung giáo dục
bảo vệ mơi trường cho trẻ. Tuy nhiên chúng ta không nên quá tham về nội dung
tích hợp mà quên mất nội dung chính của từng hoạt động. Điều quan trọng giáo
viên phải đào sâu suy nghĩ linh hoạt xây dựng từng hoạt động trong ngày một
cách tỉ mỉ, tích hợp nội dung chuyên đề một cách hợp lý.
Giải pháp 5: Biểu dương hoặc khen thưởng một số tấm gương trẻ thực
hiện tốt việc bảo vệ môi trường.
Biểu dương hoặc khen thưởng là một trong những phương tiện vô cùng
quan trọng trong việc giáo dục trẻ có ý thức trong việc bảo vệ mơi trường. Tuy
nhiên, khen thưởng chỉ là những món quà nhỏ có giá trị tinh thần nhiều hơn
khích lệ trẻ trong việc bảo vệ môi trường.
Giải pháp 6: Kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.


5

Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo
dục trẻ là một cơng việc rất cần thiết và đúng đắn. Vì vậy, trong các buổi họp
phụ huynh của lớp, tôi đã dành nhiều thời gian để nhấn mạnh tầm quan trọng
của hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn để trao
đổi với phụ huynh.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp này đã được áp dụng ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ( lá 4 ) Trường
Mầm Non Hòa Chánh đã đạt được kết quả tốt trong việc dạy trẻ phát triển tính
tích cực trong hoạt động phát triển thể chất. Giải pháp này cịn có thể nhân rộng
ở phạm vi các đơn vị bạn trong toàn huyện.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
So với đầu năm khi áp dụng vào việc giáo dục cho trẻ có ý thức tốt hơn

trong việc bảo vệ mơi trường. Qua áp dụng kinh nghiệm tôi nhận thấy trẻ đã có
tiến bộ rõ rệt kết quả như sau:
- Giáo viên phải tìm tịi học hỏi ở sách báo và ở đồng nghiệp. Biết sử dụng
đồ dùng dạy học một cách khoa học, phù hợp với nội dung của chủ đề.
- Khi lên lớp dạy phải biết ứng dụng linh hoạt.
STT

Nội dung

Số
lượng

Tỷ lệ

1
2
3
4

So với
đâu năm
tăng

Trẻ có kiến thức về bảo vệ mơi trường
79,48% 33,33%
Trẻ có thói quen, hành vi bỏ rát vào sọt
97,43% 43,59%
Trẻ biết nhắc nhỡ mọi người xung quanh
71,79% 35,89%
Thái độ của trẻ khi bỏ rát vào sọt

94,87% 43,59%
Trên đây là những kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy ở lớp tơi. Tơi rất mong
sự góp ý nhiệt tình của hội đồng chấm báo cáo giải pháp và các cấp lãnh đạo.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Đơn yêu cầu cơng nhận sáng kiến (1 bản).
Hịa Chánh, ngày 1 tháng 2 năm 2021
Người mô tả
Từ Thị Tuyết Gương



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×