Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phát triển logistics toàn cầu hàng nông sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.77 KB, 12 trang )

Phát triển logistics tồn cầu
hàng nơng sản Việt Nam
Nguyễn Thị Yến
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của
Việt Nam dựa trên nền tảng nông thôn rộng lớn, lao động nông nghiệp và
kinh doanh nông nghiệp chiếm khoảng 70% lực lượng lao động. Bên cạnh
việc sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn trong nước, Việt Nam cũng
đang tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu nông sản. Trong 544 tỷ USD
kim ngạch xuất khẩu năm 2020 thì giá trị xuất khẩu các mặt hàng nơng sản
đạt 41,2 tỷ USD, chiếm vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam2.
Cùng với việc phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông sản
Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các hoạt động
logistics tồn cầu hàng nơng sản, bao gồm logistics thu mua nguyên vật
liệu và logistics phân phối cũng ngày càng phức tạp hơn. Ngày 14/02/2017
Quyết định số 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng
lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 là
văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định quyết tâm phát triển dịch vụ logistics
Việt Nam. Bài báo này đưa ra thực trạng hoạt động logistics tồn cầu hàng
nơng sản Việt Nam, từ đó đánh giá và đưa ra những khuyến nghị nhằm phát
triển logistics tồn cầu hàng nơng sản Việt Nam trong thời gian tới.
2. LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS TỒN CẦU VÀ LOGISTICS TỒN
CẦU HÀNG NƠNG SẢN
2.1. Logistics toàn cầu

2

/>
131




Cùng với sự phát triển của giao thương hàng hóa, khái niệm về
logistics cũng phát triển và đa dạng. Logistics là sự quản lý tất cả các hoạt
động tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển và phối hợp của cung và cầu, nhằm
tạo ra sự tối ưu về mặt thời gian và địa điểm (Hesket và cộng sự, 1973).
Khái niệm được sử dụng phổ biến hiện này là khái niệm của Hội đồng quản
lý Logistics của Hoa Kỳ (council of logistics Management - CLM, 1986)
“Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm sốt q
trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thơng tin liên quan từ
điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù
hợp với yêu cầu của khách hàng”. Luật Thương mại 2005 và Nghị định
140/2007/NĐ-CP đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics là “hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký
mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo
thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”. Như vậy, logistics là một
quá trình bao gồm các hoạt động liên tục ở hai cấp độ là hoạch định và tổ
chức, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, xuyên suốt các giai đoạn từ điểm
đầu vào cho đến khi hàng hóa được cung ứng đến khách hàng cuối cùng.
Hiện nay q trình tồn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Tồn cầu hóa nói đến sự thay đổi theo hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn
nhau của nền kinh tế thế giới (Chase-Dunn, 2002)). Đó là quá trình gia tăng
mạnh mẽ các mối quan hệ, ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau, là quá
trình mở rộng quy mô và cường độ hoạt động. Bản chất của tồn cầu hóa
chính là biến đổi thế giới từ trạng thái biện lập, tách rời thành một thể thống
nhất hữu cơ cũng như có tác động ảnh hưởng trên quy mơ tồn cầu (Levitt,
1983). Tồn cầu hóa là một xu hướng bao gồm nhiều phương diện: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội,…Trong các mặt đó thì tồn cầu hóa kinh tế đang

là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực
thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu thế tồn cầu hóa nói chung (John
Mangan, Chandra Lalwani, Agustina Calatayud, 2021). Trong xu thế tồn
cầu hóa, logistics tồn cầu bao gồm các hoạt động logistics giữa các quốc
gia trong dòng lưu chuyển hàng hóa, thơng tin và tài chính. Logistics toàn
cầu bao gồm các hoạt động như lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi,
132


vận chuyển, thủ tục hải quan,… nhằm mục đích chuyển hàng hóa đến tay
khách hàng ở nước ngồi một cách tối ưu nhất. Hoạt động logistics toàn
cầu cũng sẽ phức tạp hơn do gặp các rào cản về đối thủ cạnh tranh, sự khác
biệt ngơn ngữ, văn hóa, cũng như các rào cản khác trong kinh doanh quốc
tế.
2.2. Logistics toàn cầu hàng nông sản
Các sản phẩm nông sản rất ra đa dạng về chủng loại và vùng miền,
do đó hoạt động logistics tồn cầu hàng nơng sản cũng có những đặc điểm
riêng biệt:
Thứ nhất là các sản phẩm nông sản có tính tươi sống, một số ít qua
chế biến, do đó q trình vận chuyển cần được thực hiện nhanh chóng kịp
thời, tránh hao tổn. Hoạt động logistics tồn cầu sẽ cần thời gian vận chuyển
lâu và chứng từ thủ tục phức tạp hơn so với việc tiêu thụ trong nước, chủng
loại, số lượng và chất lượng cũng khác nhau do đó cần có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các thành phần trong hoạt động logistics toàn cầu để đưa ra quyết
định và xử lý một cách nhanh chóng nhằm hạn chế tối đa các hao tổn trong
quá trình thu gom, vận chuyển, lưu kho và tiêu thụ hàng hóa.
Thứ hai là một số sản phẩm nơng sản có tính thời vụ, việc thu mua
phụ thuộc nhiều vào các đối tác nước ngoài. Tức là việc sản xuất và thu
hoạch sẽ được tiến hành theo từng mùa vụ đối với từng loại cây và từng
khu vực phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu khác nhau. Doanh nghiệp

đầu tư đội xe, nhà kho nhưng phải đến mùa vụ mới có việc làm, từ đó làm
tăng chi phí và doanh nghiệp không sẵn sàng đầu tư. Mặt khác, các sản
phẩm nông sản thường được phân tán ở vùng nông thơn bởi hàng triệu nơng
dân, do đó hiệu quả của việc thu gom nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến tất
cả những hộ nông dân này.
Thứ ba là tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm nông sản thường
rất khắt khe. Các sản phẩm nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con
người, và chất lượng của sản phẩm sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe người
tiêu dùng nên yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc
biệt coi trọng. Ngày nay, với việc chất lượng trở thành công cụ cạnh tranh
hiệu quả để xâm nhập vào các thị trường khó tính thì sản phẩm được địi
133


hỏi phải có chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết
mà thị trường đó đặt ra. Từ đó đặt ra các yêu cầu cao hơn đối với việc tuân
thủ chặt chẽ các yêu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản
xuất chế biến, vận chuyển, và bảo quản hàng nông sản.
Thứ tư là q trình thực hiện logistics tồn cầu hàng nơng sản có sự
tham gia của các đối tác nước ngồi và cả người nông dân. Sự khác biệt về
ngôn ngữ, văn hóa, và rào cản thương mại quốc tế với các đối tác nước
ngoài cũng như sự chênh lệch trong nhận thức, quy trình nghiệp vụ với
người nơng dân sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động logistics toàn cầu.
3. HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TỒN CẦU HÀNG NƠNG SẢN VIỆT
NAM
3.1. Logistics thu mua nguyên vật liệu
Logistics thu mua nguyên vật liệu là tồn bộ q trình thu gom sản
phẩm nơng sản từ người nông dân đến cơ sở thu mua, nhà máy chế biến.
Hoạt động thu gom và vận chuyển đến các cơ sở này thường bao gồm:
Thương nhân thu mua (thương lái) từ người nông dân rồi vận

chuyển đến các doanh nghiệp. Theo đơn đặt hàng của nơi tiêu thụ, họ hợp
đồng lại với người sản xuất bằng cam kết đặt hàng (ràng buộc bằng tín
chấp, sổ theo dõi, khơng cần thủ tục) về chủng loại, số lượng; riêng giá cả
phụ thuộc vào biến động của thị trường. Sau đó thu mua và cung ứng cho
các đơn vị đặt hàng. Quan hệ giữa thương nhân thu mua và người nông
dân thường không phải là quan hệ làm ăn lâu dài mà theo từng mùa vụ.
Thông thường thương nhân thu mua đến vườn của người nông dân vài ba
lần trong một mùa với mục đích trao đổi và theo dõi cho tới khi được thu
hoạch. Họ là cầu nối giữa người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu,
thương mại tuy nhiên họ khơng có nhiều kiến thức chun mơn và hoạt
động đơn thuần là bn bán bình thường, mua của người dân với giá rẻ
và bán lại với giá cao hơn để hưởng lợi từ chênh lệch về giá. Hình 01 dưới
đây mô tả logistics trong thu mua nguyên liệu cà phê và hồ tiêu, trong đó
có sự tham gia của nhiều khâu trung gian, gây ra sự chồng chéo và khó
quản lý:

134


Hình 1. Logistics thu mua nguyên vật liệu cà phê và hồ tiêu
(Nguồn: Lê Đức Huy, 2020)

Hiện nay có nhiều hợp đồng liên kết, tức là doanh nghiệp sẽ ký kết
hợp đồng với người nông dân, đến mùa thu hoạch thì doanh nghiệp sẽ trực
tiếp thu gom từ người nơng dân, xử lý thô theo đúng quy định và vận
chuyển trên các phương tiện của doanh nghiệp về đến nhà máy để chế biến,
sản xuất trước khi được xuất khẩu ra nước ngồi. Theo khảo sát của tác giả,
Cơng ty cổ phần Nông sản Thực phẩm Lâm Đồng đã phát triển mối quan
hệ liên kết kinh tế nhằm gắn bó người nông dân trồng nguyên liệu với nhà
máy chế biến cơng nghiệp thơng qua hình thức hợp đồng hợp tác, công

nhân của công ty theo dõi và giám sát quy trình thu hoạch, trong nhiều
trường hợp có thể cơng nhân sẽ trực tiếp thu hoạch các loại lá và người
nông dân thu hoạch các loại củ quả, sau khi thu hoạch xong sẽ được chở
trên xe tải của công ty về nhà máy để chế biến rồi cấp đông. Người nông
dân sản xuất theo quy định của nhà máy, hàng năm công ty đều tiến hành
đánh giá nhà cung cấp để hỗ trợ kịp thời những khó khăn từ người nông
dân. Thứ hai là Công ty cổ phần Viên Sơn hợp tác với người nông dân
thông qua các hợp đồng mua bán và giá cả được xác định theo thị trường.
Trước khi thu hoạch công ty sẽ mang sản phẩm đi kiểm tra vệ sinh an toàn
thực phẩm rồi mới tiến hành thu mua, và giá sẽ được xác định sau đó.
3.2. Logistics phân phối
Hoạt động đầu tiên trong chuỗi logistics phân phối hàng nơng sản
là đóng gói hàng hóa. Việc đóng gói cần đáp ứng theo yêu cầu của các nước
135


nhập khẩu, được quy định trong các tiêu chuẩn về sản phẩm nhập khẩu của
nước nhập khẩu hoặc các Hiệp định thương mại tự do song phương, khu
vực và thế giới. Hiện nay hoạt động đóng gói các hàng nơng sản vẫn chưa
được tiêu chuẩn hóa, gây ra các bất cập trong quá trình vận chuyển và quy
trình thủ tục tại biên giới, làm tăng chi phí logistics vốn chiếm tỷ trọng khá
cao trong giá thành hàng hóa xuất khẩu.
Kênh phân phối nông sản chủ yếu hiện nay là qua các chợ đầu mối
và chợ dân sinh, trong khi hệ thống này chưa đáp ứng được yêu cầu bảo
đảm cung ứng số lượng lớn và chất lượng nông sản phục vụ xuất khẩu. Cả
nước hiện có khoảng 44.000 doanh nghiệp tham gia thực hiện các dịch vụ
logistics. Trong đó, 88% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp
liên doanh và 2% là các doanh nghiệp FDI. Mặc dù vậy, nghịch lý yếu thế
lại rơi vào các doanh nghiệp logistics trong nước do quy mô nhỏ lẻ và phân
tán, phụ thuộc nhiều vào các hãng vận tải nước ngoài lên tới 70-80%. Quy

mô của các trung tâm logistics phân phối manh mún và đầu tư tự phát theo
nhu cầu của từng nhóm khách hàng nên chưa có tính liên kết. Dịch vụ
logistics chủ yếu phát triển hơn ở các tỉnh, thành phố thuộc các khu vực
kinh tế trọng điểm, trong khi sản xuất hàng nông sản không tập trung nhiều
ở các vùng này.
Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics còn nhiều hạn chế, hệ
thống hạ tầng vận tải chưa đồng bộ, nhiều trạm thu phí đường bộ làm tăng
chi phí và thời gian vận chuyển. Tại biên giới, các hoạt động tạo giá trị gia
tăng cho các mặt hàng nông sản Việt Nam chưa phát triển. Các hoạt động
tạo giá trị tăng thêm cho hàng hóa nơng sản như dán nhãn, đóng hàng, kiểm
tra chất lượng,… thường sẽ đóng góp một phần đáng kể vào hiệu quả hoạt
động logistics toàn cầu, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hoạt động truy xuất nguồn gốc cũng hết sức quan trọng trong
logistics tồn cầu nơng sản. Khi tham gia vào thị trường nước ngồi, các
sản phẩm nơng sản cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng từ các đối tác
nhập khẩu, trong đó có yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các thị
trường nhập khẩu ngày càng đưa ra những yêu cầu cao hơn về truy xuất
nguồn gốc nông sản để chống gian lận xuất xứ và kiểm sốt truy xuất hàng
hóa. Trong khi tại Việt Nam hoạt động sản xuất nông sản thường vẫn được
136


triển khai theo cách thức truyền thống, chưa có thói quen ghi lại nhật ký
khai thác, nuôi trồng, việc này có thể khiến cho việc truy xuất nguồn gốc
chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.
3.3. Kho bãi và vận tải lạnh
Hệ thống kho và phương tiện vận chuyển lạnh thường phục vụ nhu
cầu cho 4 nhóm ngành chính là thủy sản, rau củ quả, thịt và hàng bán lẻ,
các siêu thị. Với tỷ lệ tổn thất trung bình hiện nay đối với các hàng nông
sản là khoảng 25%, trong đó trái cây và rau quả có thể lên đến 45% và các

sản phẩm thủy, hải sản là 35% thì hệ thống kho và vận tải lạnh góp phần
quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tổn thất, giảm chi phí kinh doanh và tăng
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đối với các hàng hóa dễ hư hỏng.
Hệ thống nhà kho lạnh gồm các loại sau: đông lạnh sâu (deep frozen)
từ -20 đến -30 độ chuyên lưu giữ hải sản; đông lạnh (frozen) từ -16 đến 20 độ dùng để lưu trữ thịt; kho lạnh từ 2 đến 4 độ thường sử dụng lưu trữ
trái cây và rau quả; kho mát sẽ tùy theo từng mặt hàng có sự lao động về
nhiệt độ lưu trữ (Lê Tiến Nam, 2020). Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng
50 với cơng suất khoảng 700.000 palet và hàng nghìn kho lạnh nhỏ hơn
với cơng suất tổng cộng đạt khoảng 2 triệu tấn phục vụ cho việc xuất khẩu.
Tuy nhiên, kho lạnh tập trung chủ yếu ở phía Nam với lợi thế sản xuất xuất
khẩu nông sản, trong khi tại Hà Nội quy mô các kho lạnh khơng lớn, một
số kho có thể kể đến tại khu vực Quang Minh, Thường Tín phục vụ lưu giữ
các hàng bán lẻ và các siêu thị nội thành, ít tham gia vào chuỗi logistics
xuất khẩu.
Các phương tiện vận tải lạnh bao gồm xe tải, xe container lạnh và các
thiết bị chuyên dụng cho hoạt động vận chuyển và giao nhận kiểm tra, duy
trì nhiệt độ lạnh cần thiết trong quá trình vận chuyển. Lượng container lạnh
(mát) đủ tiêu chuẩn để lưu giữ hàng trong quá trình xuất khẩu khơng đủ,
việc này gây nên tình trạng phải chờ lấy container rỗng, từ đó phát sinh
thêm chi phí hoạt động. Hệ thống kho lạnh cịn manh mún, quy mơ nhỏ;
chuỗi kho lạnh (vận tải lạnh và kho lạnh) còn chưa phổ biến, nhiều doanh
nghiệp logistics chưa quan tâm đến lĩnh vực nông sản, chưa chú trọng đầu
tư cơ sở hạ tầng về kho lạnh và vận tải lạnh.
137


3.4. Hạn chế và tồn tại
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng logistics hàng nơng sản cịn nhiều hạn chế,
đặc biệt là thiếu hệ thống container lạnh và xe tải lạnh. Mặc dù đã có nhiều
cải thiện trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa đạt được sự tương

đồng với sự phát triển của nông sản Việt Nam cũng như sự phát triển cơ sở
hạ tầng của các nước khác trong khu vực, ví dụ như Thái Lan, Singapore,
Trung Quốc, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh nơng sản Việt Nam.
Thứ hai là hiện nay còn thiếu các kho trung chuyển nông sản. Đồng
bằng sông Cửu Long được coi là vựa nơng sản của Việt Nam nhưng lại có
hệ thống hạ tầng logistics yếu kém, chậm phát triển không đáp ứng được
nhu cầu phát triển nông sản xuất khẩu. Hiện cả vùng có 3 trung tâm logistics
nhưng khơng đáp ứng được yêu cầu từ các doanh nghiệp trong vùng, tại
các trung tâm này hàng hóa chuyển đến để sơ chế, chế biến và bảo quản
xuất khẩu phải qua nhiều công đoạn, việc này làm giảm khả năng cạnh
tranh của sản phẩm. Hệ thống kho bãi tại vùng sản xuất, cửa khẩu còn thiếu
và yếu, các thiết bị đầu tư của các doanh nghiệp logistics còn thiếu đồng
bộ, việc này gây ra sự ùn tắc tại các khu trung chuyển và tại cửa khẩu, chi
phí logistics tăng cao.
Thứ ba là quy trình kiểm tra chun ngành cịn tốn nhiều thời gian,
làm tăng tỷ lệ hư hỏng của nông sản do mất nhiệt, trầy xước sản phẩm và
tăng thêm chi phí đảo chuyến.
4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOGISTICS TỒN CẦU HÀNG
NƠNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1. Quy hoạch vùng nguyên liệu
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng đề án thí
điểm xây dựng 5 vùng nguyên liệu nông sản và quý IV/2021. Tổng quy mô
vùng nguyên liệu khoảng 26.000 ha, chất lượng đảm bảo cho xuất khẩu.
Đó là tại tỉnh Sơn La và Hịa Bình chun về chanh leo và dứa; Huế và
Quảng Trị trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC (chứng nhận quản lý rừng bền
vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới); cà phê ở Đắk Lắk và Gia Lai;
rau, cây ăn quả ở Long An, Tiền Giang, vùng Đồng Tháp Mười; lúa chất
lượng cao ở Kiên Giang, An Giang. Với việc quy hoạch vùng nguyên liệu,
138



nông sản thô từ nông dân đến khu chế biến sẽ được kiểm soát và đồng nhất
giá trị của sản phẩm. Nơng dân sẽ sản xuất theo đúng quy trình, chịu trách
nhiệm với sản phẩm mình sản xuất. Việc thu mua theo vùng sẽ làm giảm
chi phí logistics thu mua nguyên vật liệu, giảm sự tham gia của các khâu
trung gian không cần thiết, cũng như giảm tỷ lệ tổn thất trong logistics tồn
cầu hàng nơng sản Việt Nam.
4.2. Xây dựng kho trung chuyển nông sản
Các kho trung chuyển nông sản hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu
của thị trường, do đó trong thời gian tới cần tiếp tục xây dựng các kho trung
chuyển nông sản tại các vùng sản xuất và xuất khẩu lớn, ví dụ như đồng
bằng sông Cửu Long để đảm bảo nhu cầu phát triển xuất khẩu nông sản.
Các khu trung chuyển này sẽ tập kết và lưu giữ các hàng nông sản để chuẩn
bị xuất khẩu, phân loại theo từng thị trường xuất khẩu, từ đó tập trung phát
triển các giá trị gia tăng cho từng mặt hàng, tăng giá trị hàng hóa và khả
năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Các khu trung chuyển nông sản đặt gần các cửa khẩu, thực hiện kiểm
tra hàng hóa, thơng quan các thủ tục hải quan góp phần giảm ùn tắc tại biên
giới và tăng hiệu quả hoạt động logistics tồn cầu. Bên cạnh đó, xây dựng
các kho trung chuyển nơng sản sẽ góp phần gia tăng sự chủ động, giảm đứt
gãy trong chuỗi logistics toàn cầu trước những bất ổn toàn cầu như đại dịch
Covid - 19.
4.3. Phát triển cơ sở hạ tầng logistics (vận tải và kho lạnh)
Chi phí logistics chiếm khoảng 25 - 30 % giá thành nơng sản và một
nửa chi phí là ở kho bãi, và một nửa là ở chi phí vận tải, như vậy việc phát
triển hạ tầng vận chuyển, kho bãi cần phải đẩy mạnh để góp phần cắt giảm
chi phí logistics, nâng cao hiệu quả hoạt động logistics tồn cầu. Do mang
tính đặc thù, tính thời vụ, dễ hư hỏng nên các mặt hàng nông sản cần phải
được thực hiện tốt ở các khâu bảo quản tại các kho lạnh; khâu lưu thông
đến người tiêu dùng phải nhanh thì giá trị của nơng sản mới đạt hiệu quả

kinh tế cao. Việt Nam cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc trong
việc đầu tư xây dựng nhiều kho thông minh với chuẩn mực cao và thực
hiện vận hành không người lái để cải thiện tổng thể hiệu quả kho.
139


Theo thống kê của Bộ Giao thông - Vận tải thì hiện nay vận tải
đường bộ đang chiếm tỷ trong chủ yếu, nhưng để phát triển logistics tồn
cầu thì cần có sự kết nối giữa các phương thức vận tải, tức là tập trung phát
triển đồng bộ cơ sở hạ tầng vận tải đường biển và đường sắt. Nhà nước cần
có các chính sách và cơ chế phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải và nâng cao chất lượng hệ thống kho bãi, phát triển vận tải xuyên
biên giới tại khu vực miền Trung. Triển khai các hoạt động huy động vốn
đầu tư từ nước ngoài cũng như từ các nguồn lực trong nước. Làm tốt từ
khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, theo dõi kiểm tra chất lượng một cách
cẩn trọng. Các sản phẩm nơng sản xuất khẩu cịn cần tn thủ các tiêu chuẩn
kỹ thuật và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó Nhà nước cần đầu tư
xây dựng các trung tâm chiếu xạ, kiểm định chất lượng tại các vùng nông
thôn trọng điểm.
4.4. Áp dụng công nghệ thông tin trong logistics tồn cầu hàng nơng
sản Việt Nam
Ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin (Blockchain, Big
data,…), đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 là hết sức cần
thiết trong việc tăng cường khả năng đáp ứng và nâng cao hiệu quả hoạt
động logistics toàn cầu hàng nông sản Việt Nam. Cần ứng dụng các thành
tựu công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động logistics toàn cầu, nhất
là trong hoạt động vận tải, truy xuất nguồn gốc và kiểm tra chuyên ngành.
Để thực hiện thành công ứng dụng công nghệ thông tin, điều quan
trọng nhất là lãnh đạo doanh nghiệp phải hiểu về công nghệ và mong muốn
ứng dụng công nghệ. Về lĩnh vực này chúng ta có thể học tập kinh nghiệm

từ Singapore. Các doanh nghiệp Singapore luôn luôn chủ động và đi đầu
trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông tin trong logistics
nhằm giảm chi phí lao động và nâng cao hiệu quả logistics. Chính vì thế ở
giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần làm rõ mục
tiêu cần đạt được và chuẩn bị kiến thức là vô cùng cần thiết, các thành viên
tham gia phải luôn trong tư thế sẵn sàng hợp tác. Bên cạnh đó, các hội thảo
về tầm quan trọng và cách thức ứng dụng Blockchain cũng cần được tổ
chức tại tất cả các khu vực, các hoạt động của logistics toàn cầu. Khi nhận
được các thông tin về các hội thảo này, tất cả các thành phần trong chuỗi
140


logistics tồn cầu cần tích cực tham gia, vì việc ứng dụng công nghệ thông
tin cần được thực hiện đồng bộ tại tất cả các hoạt động logistics, có như
vậy thì mới đạt được hiệu quả cao nhất.
4.5. Đẩy mạnh liên hết giữa các thành phần trong hoạt động logistics
Để tăng hiệu quả hoạt động logistics thông qua việc cùng nhau đưa
ra các quyết định của chuỗi thì các nhà cung ứng cần xây dựng niềm tin với
các đối tác, một khi các nhà cung ứng tin tưởng, cởi mở và suy nghĩ tích
cực thì nhà sản xuất và người mua cũng tin tưởng theo, từ đó làm tăng sự
cộng tác trong chuỗi và hiệu quả hoạt động logistics (Byoung-Chun Ha,
Yang-Kyu Park, and Sungbin Cho, 2010). Các thành phần tham gia vào
chuỗi logistics liên kết chặt chẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động logistics
tồn cầu, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh. Một doanh nghiệp dù lớn
mạnh đến mức nào nhưng hoạt động một cách riêng lẻ, không có những
mối quan hệ cộng tác với các đối tác khác thì khơng thể phát triển bền vững
được trong thị trường tồn cầu hóa như hiện nay. Để xây dựng mối quan
hệ lâu dài, với nền tảng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, luôn hoạt động với
tôn chỉ uy tín đặt lên hàng đầu; ký kết các hợp đồng hợp tác toàn diện; và
đặc biệt là tăng cường sự chia sẻ thông tin giữa các đối tác trong các hoạt

động logistics tồn cầu.
Chia sẻ thơng tin cũng góp phần làm giảm thời gian và chi phí cho
hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Các cơ quan Hải quan nắm được thông
tin sớm và đưa ra các quyết định kịp thời cho việc kiểm tra chuyên ngành
và thông quan hải quan. Việc chia sẻ thơng tin như vậy, vơ hình chung đã
xây dựng sức mạnh cho các bên, cũng như sức mạnh tồn chuỗi logistics.
Đặc biệt với các sản phẩm nơng sản, chất lượng của sản phẩm có thể thay
đổi hàng giờ thì việc cập nhật thơng tin được chia sẻ sẽ cải thiện hiệu quả
hoạt động của mỗi thành viên và của chuỗi logistics toàn cầu.
KẾT LUẬN
Hoạt động logistics toàn cầu chính là các hoạt động logistics giữa các
quốc gia trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay. Logistics tồn cầu hàng nông
sản đặt ra những yêu cầu cao hơn do đặc trưng của nơng sản là tính tươi
sống, thời vụ, vùng miền và yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như vệ sinh
an toàn thực phẩm từ đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay chưa nhiều
141


doanh nghiệp logistics chú ý đến logistics nông sản. Việc phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng logistics là cấp bách và cần được thực hiện đồng bộ
giữa các phương thức vận tải, hệ thống vận tải lạnh và kho lạnh, thống nhất
quy trình thủ tục. Các giải pháp cần được thực hiện theo từng bước và có
sự tham gia của tất cả các thành phần trong chuỗi logistics toàn cầu hàng
nông sản Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Byoung-Chun Ha, Yang-Kyu Park, and Sungbin Cho (2010), Suppliers’ effective
trust and trust in competency in buyers: Its effect on collaboration and
logistics efficiency, International Journal of Operations and Production
Management, Vol 31 page 56-77.
Chase-Dunn, C., 2002. Globalization: A World-Systems Perspective, in Preyer,

G., M. Bös, 2002. Borderlines in a Globalized World: New Perspectives
in a Sociology of the World-System. Kluwer Academic Publishers.

Council of Logistics Management, What is it all about?, Oak Brook, IL,
1986.
Hesket, J.L., Glaskowsky, N.A., Ivie, R.M. (1973), Business logistics:
Physical distribution and materials management, Ronald Press
Company, New York.
John Mangan, Chandra Lalwani, Agustina Calatayud, 2021, Global
Logistics and Supply Chain Management, Wiley/ page 23-24.
Levitt, T. (1983) The globalization of markets, Harvard Business Review,
May-June, 92-102.
Lê Đức Huy, 2020, Logistics thu mua nguyên liệu, Hội nghị Cắt giảm chi
phí logistics - giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản
Việt Nam, 2020
Lê Tiến Nam, 2020, Chuỗi cung ứng lạnh và chi phí logistics, Hội nghị Cắt
giảm chi phí logistics - giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị
nông sản Việt Nam, 2020
Luật Thương mại 2005
Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 207 quy định chi tiết về
luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới
hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
142



×