Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Chứng Cứ điện tử, phân tích và nhận định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.35 KB, 13 trang )

CHỨNG CỨ VÀ NGUỒN CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ - LIÊN HỆ THỰC TIỄN
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA CHỨNG
CỨ TRONG TRANH CHẤP DÂN SỰ
1. Khái quát chung về chứng cứ trong tố tụng dân sự
1.1
Khái niệm về chứng cứ trong tố tụng dân sự
Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì: “Chứng cứ
trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tịa
án trong q trình tố tụng hoặc do Tịa án thu thập được
theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa
án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan
của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của
đương sự là có căn cứ và hợp pháp“.
1.2
Hình thức tồn tại của chứng cứ
Bất kỳ vụ việc dân sự nào cũng xuất hiện, diễn ra trong
thế giới khách quan, do đó, những tình tiết, sự kiện, diễn
biến của sự việc dân sự đều tồn tại trong thế giới vật chất,
nó đều để lại các “dấu vết” trong thế giới vật chất với mn
hình, mn vẻ, nhưng khái qt lại có hai dạng dưới đây:
1. Các dấu vết phi vật chất, liên quan đến các tình tiết của
vụ án được phản ánh vào ý thức của con người. Thông qua
các biện pháp, các hình thức thu thập chứng cứ để “vật
chất” hóa các dấu vết đó dưới những hình thức nhất định;
ví dụ: việc lập biên bản ghi lời khai của nhân chứng biết sự
việc, chứng kiến sự việc...
2. Các dấu vết vật chất, ví dụ như vật chứng, các giấy biên
nhận nợ, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín dụng trong các
vụ án tranh chấp địi nợ...



Các “dấu vết” được coi là chứng cứ của vụ án chính
là sự phản ánh các mặt riêng lẻ của sự thật về vụ án được
thu thập theo một trình tự, thủ tục do luật định là căn cứ cho
việc xác định sự thật của vụ án, nhằm giải quyết đúng đắn
vụ, việc dân sự
1.3
Đặc điểm của chứng cứ trong tố tụng dân sự
Chứng cứ có 03 đặc điểm sau:
a. Chứng cứ là những gì có thật;
b. Được đương sự, cá nhân và cơ quan, tổ chức khác


giao nộp, Tịa án thu thập theo trình tự thủ tục do
BLTTDS quy định;
c. Được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình
tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu
sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay
khơng.
1.4. Đặc tính của chứng cứ và ý nghĩa của chứng cứ trong tố
tụng dân sự
Một là, tính khách quan của chứng cứ:
Khi một chứng cứ đã xuất hiện nó sẽ tồn tại trong thế giới vật
chất, đó cũng là thê giới khách quan, độc lập với ý thức của con
người. Tuy nhiên, cần tránh nhầm lẫn giữa tính khách quan của
chứng cứ với sự hình thành nên chứng cứ. Thơng thường một sự
vật, tài liệu... được hình thành từ ý muốn chủ quan của con
người, ví dụ như di chúc, các nội dung của bản di chúc do chủ
sỏ hữu tài sản đó viết ra, q trình viết di chúc là q trình hình
thành của một văn bản nó thể hiện ý chí, mong muốn chủ quan

của chính chủ thể đó, mà sau này nếu có việc khởi kiện chia
thừa kế thì bản di chúc Sẽ trở thành một nguồn chứng cớ. Khi
bản di chúc đó ra đời và được thu thập theo đúng quy định Bộ
luật tô' tụng dân sự, thì những nội dung thể hiện ý chí của chủ
sỏ hữu về định đoạt tài sản sẽ là chứng cứ của vụ án tranh
chấp, yêu cầu chia thừa kế theo di chúc, và chứng cứ này tồn
tại một cách khách quan. Do đó, con người chỉ có thể nhận thức
về nó, thu thập, nghiên cứu, đánh giá nó, chứ không thể tạo ra
chứng cứ theo đúng ý nghĩa, bản chất của chứng cứ. Mọi hành
vi sửa chữa, thay đổi, tạo ra cái gọi là chứng cứ, thì đó chắc
chắn khơng phải là chứng cứ của vụ án, đó là giả chứng cứ. Vì
vậy, khi thu thập, nghiên cứu về chứng cứ phải rất chú ý đến
tính khách quan của chứng cứ, phải xem xét nội dung các tài
liệu có phải xác thực hay khơng, nó xuất hiện khi nào? Ai là
người viết, ai là người quản lý, lưu giữ hay phát hiện ra nó;
chứng cứ đó có phản ánh đúng bản chất của sự việc hay
không... để xem xét, đánh giá nó như nó vốn có.
Hai là, tính liên quan của chứng cứ:
Khi có việc khởi kiện hoặc khi có u cầu Tịa án giải quyết một
vụ việc, dân sự thì đương sự, nhân chứng, các cơ quan tổ


chức... sẽ cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin, tài liệu
nhưng chỉ những thông tin, tài liệu nào có liên quan đến vụ việc
dân sự mà Tịa án đang giải quyết mới cần thu thập để sử dụng
làm chứng cứ của vụ việc dân sự đó. Sự liên quan này có thể là
trực tiếp, rất dễ nhận ra, nó giúp chúng ta nhận thức ra ngay
bản chất, sự thật khách quan của vụ việc dân sự đó.
Ví dụ 1: Trong vụ án địi nợ, thì giấy xác nhận số tiền cịn
nợ do chính con nợ viết ra, bản hợp đồng thuê tài sản trong vụ

án tranh chấp quyền nghĩa vụ các bên trong hợp đồng thuê tài
sản; bản di chúc trong vụ án kiện yêu cầu chia thừa kế theo di
chúc... là những tài liệu, chứng cứ liên quan trực tiếp đến sự
kiện cần chứng minh trong vụ án, đồng thời nó sẽ là chứng cứ
trực tiếp.
Ba là, tính hợp pháp của chứng cứ:
Các tài liệu, vật chứng... muốn trở thành chứng cứ phải được
thu thập, bảo quản theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật
quy định thì mới có giá trị pháp lý.
Ví dụ 3: Trong một biên bản lấy lời khai của đương sự A, có
nội dung chính là đương sự A thừa nhận có nợ B số tiền như B
khởi kiện. Biên bản này khơng có chữ ký của A, khơng có chữ ký
của Thẩm phán lấy lời khai, biên bản không thể hiện thời gian,
địa điểm lấy lời khai, như vậy biên bản lấy lời khai này đã không
làm đúng quy định của pháp luật, nên các nội dung trong đó
khơng được coi là chứ
Những gì khơng phản ánh đúng sự thật của vụ án dân sự
không được coi là chứng cứ
Khi đã khẳng định chứng cứ là những gì có thật được thu thập
theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, được dùng làm
căn cứ để giải quyết đúng đắn vụ án mới được coi là chứng cứ,
thì cũng có nghĩa là những gì khơng phản ánh đúng sự thật của
vụ án dân sự sẽ không được coi là chứng cứ của vụ án đó. Vì
vậy, có những tài liệu tuy có tồn tại thật, nhưng nó khơng phản
ánh đúng bản chất của sự việc đó thì khơng được coi là chứng
cứ.


CHƯƠNG II: NGUỒN CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG TRANH
CHẤP DÂN SỰ - LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2 Khái quát chung về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự
2.1 Các loại chứng cứ điện tử trong dân sự
Theo bộ Luật TTDS 2015( K3 Đ95): “ Thông điệp dữ liệu
điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện
tử, chứng cứ điện tử , thư điện tử, điện tí, điện báo, fax và
các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật
về giao dịch điện tử”
 > Điều này có nghĩa là pháp luật TTDS thừa nhận chứng từ
điện tử, thư điện tử, điện tín , điện báo, fax được xác định
là chứng cứ liên quan đến giải quyết vụ việc dân sự.
 Từ đó có thể hiểu: Chứng cứ điện tử là thông điệp dữ liệu
điện tử được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương
tiện điện tử thể hiện dưới dàng kí tự, chữ viết, chữ số ,
hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự do chủ thể tham
gia quan hệ giao dịch điện tử lưu trữ thu thập cung cấp
cho TA trong quá trình tố tụng hoặc do TA thu thập được
theo thủ tục do Luật giao dịch điện tử 2005 quy định và
được TA sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết
khách quan của vụ việc dân sự cũng như xác định yêu cầu
hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
 Các loại chứng cứ điện tử trong luật tố tụng dân sự:


 Căn cứ khoản 3 điều 95: Thông điệp dữ liệu điện tử được
thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử , chứng từ
điện tử , thư điện tử , điện tín, điện báo , fax và các hình
thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao
dịch điện tử.

2.2 Đặc tính của chứng cứ điện tử trong dân sự

Tính khách quan
Nó tồn tại khách quan khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
con người. Trong quá trình tố tụng, những người tiến hành tố
tụng và những người tham gia tố tụng không thể tạo ra chứng
cứ theo ý muốn chủ quan của họ mà chỉ có thể thu thập,
nghiên cứu đánh giá và sử dụng chúng. Chứng cứ có tính khách
quan bởi chứng cứ là cơ sở để nhận thức vụ việc dân sự. Giữa


sự kiện có thật và sự kiện do con người tạo ra trong thực hiện
xét xử thường gây ra nhầm lẫn, vì vậy, đánh giá tính khác quan
của đối tượng để tìm ra chứng cứ có vai trị quan trọng trong
quá trình tố tụng, đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự được
nhanh chóng, đúng đắn.
Tính liên quan
Chứng cứ điện tử trong những sự kiện thực tế tồn tại và khách
quan, liên quan đến vụ việc mà Toàn án dựa vào đó để giải
quyết nếu sự kiện này có liên quan đến vụ việc dân sự, ý nghĩa
đối với việc tìm ra sự thực khách quan của vụ việc đó thì đó là
chứng cứ. Bộ luật Tố tụng dân sự quy định cụ thể các loại
nguồn chứng cứ, tuy nhiên, Tịa án phải chọn lọc và đánh giá
những gì có liên quan đến vụ việc. Thơng thường, chứng cứ
điện tử bao gồm thông điệp dữ liệu điện tử được tạo ra, gửi đi,
nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử thể hiện dưới dàng kí
tự, chữ viết, chữ số , hình ảnh, âm thanh liên quan trực tiếp đến
vụ việc dân sự, hoặc liên quan gián tiếp, có tính chất trung
gian, nhưng vẫn có khả năng giúp cho Tịa án cơng nhân hoặc
phủ nhận được những tình tiết, sự kiện hay từ cơng nhận hoặc
phủ nhận một tình tiết, sự kiện mà tìm ra được ý nghĩa của tình
tiết, sự kiện khác. Như vậy, tính liên quan của chứng cứ điện tử

có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, tuy nhiên, cho dù là trực tiếp
hay gián tiếp thì Tịa án cũng có thể sử dụng để giải quyết vụ
việc dân sự sau khi áp dụng các biện pháp chọn lọc, đánh giá,
phân tích,…
Tính hợp pháp
Chứng cứ điện tử: thông điệp dữ liệu điện tử được tạo ra, gửi đi,
nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử thể hiện dưới dàng kí
tự, chữ viết, chữ số , hình ảnh, âm thanh liên quan trực tiếp đến
vụ việc dân sự, hoặc liên quan gián tiếp, có tính chất trung gian
phải được thu thập, bảo quan, xem xét, đánh giá, nghiên cứu
theo thủ tục luật định, có như vậy mới bảo đảm giá trị chứng
minh. Trước hết, chứng cứ phải được pháp luật thừa nhận, các
tình tiết, sự kiện chỉ được coi là chứng khi mà pháp luật tố tụng
dân sự quy định nó được rút ra từ một trong các loại nguồn
chứng cứ. Vật chứng điện tử phải luôn là vật gốc, có tính đặc
định, liên quan đến vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý. Vì


vậy, Tịa án khơng chỉ thu thập đúng trình tự mà phải bảo quản,
giữ gìn, đánh giá chứng cứ điện tử một cách đầy đủ, tồn diện
để đảm bảo tính đúng đắn, tính hợp pháp của chứng cứ điện tử
Tính hợp pháp của chứng cứ được xác định cụ thể:
– Phải thu thập từ một trong các nguồn hợp pháp mà Bộ luật Tố
tụng dân sự quy định
– Phải thu thập từ phương diện chứng minh hợp pháp mà Bộ
luật Tố tụng dân sự
– Phải được giao nộp trong một thời hạn hợp pháp
– Phải được công bố công khai theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự
– Quá trình thu thập chứng cứ của các chủ thể khơng được vi

phạm pháp luật. Nếu vi phạm pháp luật thì nó khơng có giá trị
chứng minh, khơng được sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ
án.
2.3 Sự khác biệt giữa chứng cứ truyền thống và chứng cứ điện
tử
BẢN Chứng cứ truyền thống
CHẤT
Khó có thể thay đổi cấu trúc

Chứng cứ điện tử
Có thể thay đổi cấu trúc trong máy
tính hoặc đường truyền

Có thể để lại dấu vết khi thay đổi Có thể thay đổi chứng cứ mà khơng
chứng cứ
để lại dấu vết
Dễ dàng nhận biết chứng cứ ngay Khó có thể nhận biết chứng cứ vì
từ cái nhìn đầu tiên
chúng được lưu trữ và mã hóa
Tính nhân bảng khó

Dễ dàng nhân bảng


Điều kiện vật chất ảnh hưởng đến Tốc độ công nghệ ảnh hưởng đến
chất lượng chứng cứ
chất lượng chứng cứ

2.4 Liên hệ thực tiễn về chứng cứ điện tử trong tranh chấp giải
quyết các vụ án dân sự

Trong thực tế, Tòa án đã xét xử một số vụ án kinh doanh thương
mại mà một phần quá trình chào hàng, đề nghị giao kết hợp
đồng và các thỏa thuận phát sinh được thực hiện bằng phương
tiện điện tử.
Ví dụ: Cơng ty TNHH AQ có trụ sở tại tỉnh TH, có nhận được thư
mời hợp tác của một Công ty Liên doanh giữa Việt Nam và Hàn
Quốc có tên là Cơng ty HN. Cơng ty này có trụ sở tại quận LB,
thành phố Hà Nội chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử gia
dụng thông qua hộp thư điện tử. Sau khi nhận được thư chào
hàng, hai bên đã trao đổi các nội dung của hợp đồng như giá
cả, phương thức thanh tốn, địa điểm giao hàng, phương thức
giao nhận hàng hóa, điều kiện bảo hành sản phẩm, tất cả các
thông tin này đều được trao đổi qua email của hai Pháp nhân,
tuy nhiên địa chỉ email không được ghi nhận trong Giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động của pháp nhân Việt Nam là Công ty
TNHH AQ và Chứng nhận đầu tư của pháp nhân nước ngồi là
Cơng ty Liên doanh HN.
Sau khi đã đạt được các thỏa thuận, hai bên đã giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa số 09/2009/HĐMBHH/HN-AQ ngày
24/7/2009. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên đều
thực hiện việc bán hàng hóa và thanh tốn bảo hành theo như
hợp đồng đã ký kết, tuy nhiên các thông tin về thanh toán, bảo
hành sản phẩm, giao nhận hàng đều thực hiện thông qua điện
thoại, tin nhắn, thư điện tử và thông qua nhân viên kinh doanh
của cả hai doanh nghiệp.
Hợp đồng được thực hiện trong thời gian khá dài, do thị trường
hàng điện tử gia dụng bị thu hẹp, việc sản xuất kinh doanh
khơng có lợi nhuận, phía Công ty Liên doanh HN chuyển đổi
ngành nghề kinh doanh và phía nước ngồi thối vốn tại Liên
doanh dưới hình thức chuyển nhượng phần vốn cho phía đối tác



Việt Nam là Công ty điện tử HN. Sau khi thơng báo ngừng cung
cấp hàng hóa dịch vụ theo hợp đồng số 09/2009/HĐMB/HN-AQ,
hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng này và chốt cơng nợ,
theo đó Cơng ty TNHH AQ cịn nợ Cơng ty Liên doanh HN số tiền
8.980.000.000 VND (Tám tỷ chín trăm tám mươi triệu đồng) với
thời gian thực hiện thanh toán là 01 năm. Trong thời hạn này,
phía Cơng ty TNHH AQ tại TH đã khơng thực hiện nghĩa vụ
thanh toán theo cam kết và đưa ra lý do chưa nhận đủ hàng
hóa, các giấy tờ giao nhận không do người đại diện theo pháp
luật của Cơng ty TNHH AQ ký…
Do có tranh chấp, Cơng ty Liên doanh HN đã khởi kiện tại Tòa
án nhân dân (TAND) thành phố TH và được thụ lý giải quyết,
trong q trình giải quyết vụ án, phía ngun đơn đã sao lục và
cung cấp cho Tòa án những chứng cứ điện tử như email, tin
nhắn, danh sách các cuộc gọi điện thoại, bản sao kê thanh tốn
qua Ngân hàng.
Phía bị đơn thì cho rằng họ khơng nhận được các thơng tin trao
đổi qua hộp thư điện tử, các số máy điện thoại không phải của
người đại diện theo pháp luật hay các văn bản ủy quyền hợp lệ,
không chấp nhận các tập quán thương mại mà hai bên đã thực
hiện vì khơng có thỏa thuận.
Để giải quyết vụ án một cách toàn diện, đầy đủ, TAND thành
phố TH đã tiến hành thu thập và kiểm tra tính xác thực của các
chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp, tuy nhiên do thời gian thực
hiện hợp đồng tương đối dài, các máy chủ không đặt tại Việt
Nam cũng như một bên không cung cấp nên các chứng cứ do
nguyên đơn cung cấp đều không được chấp nhận.
Ngày 20/5/2014, TAND thành phố TH đã tiến hành xét xử và ra

bản án bác yêu cầu khởi kiện của Công ty Liên doanh HN.
2.5 Hạn chế về chứng cứ điện tử trong trong giải quyết vụ án
dân sự
+ Vấn đề trong việc thu thập chứng cứ điện tử là việc khôi phục
các dữ liệu đã bị phá hủy hay giám định tính hợp pháp của dữ
liệu hoặc việc mã hóa các dữ liệu điện tử... trong việc đánh giá
chứng cứ trong trường hợp bảo vệ bên yếu thế như người tiêu
dùng, người lao động hay người thu nhập thấp... Tuy nhiên, vấn
đề này pháp luật chưa thảo luận về chi phí khơi phục dữ liệu và


xác minh chứng cứ bởi vì thơng thường chi phí này do bên yêu
cầu có nghĩa vụ chứng minh và chịu chi phí. Do đó, chi phí khơi
phục dữ liệu và xác minh chứng cứ sẽ ảnh hưởng đến tính đầy
đủ và khách quan của các dữ liệu điện tử được thu thập hay
cung cấp bởi đương sự.
+ Khi khai thác dữ liệu điện tử phát sinh nhiều vấn đề pháp lý
về an ninh, chính trị và quyền riêng tư cá nhân trong quá trình
khai thác, tìm kiếm dữ liệu điện tử.
+ Phạm vi địa lý cũng ảnh hưởng đến việc tra cứu bởi dữ liệu
điện tử không bị giới hạn về mặt khơng gian và thời gian có tính
chất chuyển đổi và xuyên biên giới. Điều này đẫn đến việc tra
cứu dữ liệu điện tử không khả thi khi liên quan đến yếu tố ngoại
giao về chính trị và an ninh của một quốc gia.
+ Dữ liệu điện tử có thể bị thay đổi mà khơng để lại bất kỳ dấu
vết nào, nó có thể bị bịa đặt hoặc giả mạo hay các loại chứng
cứ điện tử như CD/VCD, dữ liệu đĩa cứng/ thẻ nhớ có thể xuất
hiện vấn đề lỗi phần cứng hoặc phần mềm hay dữ liệu trang
Web, giao tiếp các mạng xã hội, email, tin nhắn SMS/MMS và
các dữ liệu do máy tính tạo ra đặt ra vấn đề và thách thức riêng

cho việc xác thực tính phù hợp. Tất cả những lo ngại này làm
nổi bật một vấn đề cơ bản khi thông tin được lưu trữ dưới dạng
dữ liệu điện tử.
+Bảo mật thông tin làm lo ngại một vấn đề cơ bản khi thông tin
được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử có thể khơng khai thác,
thu thập chính xác tất cả dữ liệu điện tử dẫn đến tính trọn vẹn
và đầy đủ của chứng cứ điện tử khơng đảm bảo. Chính điều này
ảnh hưởng đến tính xác thực của các loại chứng cứ điện tử mà
hiện nay và các văn bản pháp luật liên quan chưa có quy định
các tiêu chuẩn liên quan đến chứng cứ điện tử dẫn đến sử dụng
chứng cứ điện tử không được khách quan.


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chứng
cứ điện tử ở Việt Nam
 Phương hướng nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
chứng cứ điện tử ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư
pháp hiện nay
Thứ nhất, Nâng cao hiệu quả của pháp luật thì cần thực hiện
mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra: “Tăng cường xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững
mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát
triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên
trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,

toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hồ bình, ổn định, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín của
Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”[17].
Theo Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII thì nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải tạo mơi trường cạnh
tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh, phát huy được vai
trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Do
đó, xây dựng hệ thống pháp luật phải đồng bộ, cơ bản phù hợp
vớ sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo mặt
bằng pháp lý chung, đảm bảo sự bình đẳng về pháp luật giữa
các chủ thể, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng các
nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
 Nâng cao hiệu quả của pháp luật trong nền kinh tế thị
trường


Nhìn một cách tổng thể, trong nền kinh tế thị trường thì quan
hệ pháp luật dân sự cũng như cách tranh chấp dân sự, kinh
doanh và thương mại là phổ biến thì các quy đinh pháp luật cần
được cơng khai rõ ràng, minh bạch phù hợp với cam kết quốc tế
trong các tranh chấp dân sự, kinh doanh và thương mại. Do đó,
hệ thống hố các văn bản pháp luật hiện hành về chứng cứ đặc
biệt là chứng cứ điện tử và quá trình thu thập, kiểm tra và đánh
giá chứng cứ điện tử cần được chú trọng quan tâm hàng đầu
nhằm sắp xếp có trình tự và có tính hệ thống những quy định
pháp luật để cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền dễ dàng tìm kiếm, vận dụng và áp dụng một cách đúng
đắn, hiệu quả.
 Nâng cao hiệu quả của pháp luật về bảo đảm quyền con

người, pháp chế xã hội chủ nghĩa
Trước hết cần đánh giá lại các văn bản pháp luật liên quan đến
chứng cứ điện tử thơng qua việc rà sốt, tổng kết hiệu quả
trong thực tiễn mà pháp luật đem lại để xem xét tính hợp pháp,
tính hợp lý nhằm đảm bảo việc tuân theo pháp luật của cơ quan
tiến hành tố tụng cũng như đảm bảo quyền và nghĩa vụ của
chủ thể tham gia, hướng tới mục tiêu thể chế hoá các chủ
trương, đường lối, quan điểm về cải cách tư pháp theo Nghị
quyết số 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020” và Nghị quyết số 48-NQ/TW về” Chiến lược xây dựng và
hoà thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020” hướng tới mục tiêu xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chứng
cứ điện tử ở Việt Nam
- Các công nghệ mới được phát minh và phát triển rất
nhanh. Do đó, các thủ tục và kỹ thuật được áp dụng cho
chúng cũng cần được liên tục xem xét và cập nhật. Mỗi
loại thiết bị điện tử đều có những đặc điểm cụ thể riêng,
địi hỏi phải áp dụng các quy trình chính xác và phù hợp.
Do đó, việc tuân thủ các thủ tục về chứng cứ điện tử là
quan trọng để đảm bảo tính trọn vẹn và đầy đủ của chứng
cứ điện cứ.


-

Chi phí khơi phục và xác minh, thu thập dữ liệu điện tử
đơi lúc gây khó khăn cho các bên đương sự trong quá trình
cung cấp chứng cứ bởi chi phí quá cao. Trong trường hợp

này sẽ ảnh hưởng đến tính đầy đủ của chứng cứ cũng như
ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án và Thẩm phán
đơi khi lại khá thụ động trong trường hợp yêu cầu xác
minh, thu thập các dữ liệu này, mặc dù Thẩm phán có
quyền yêu cầu xác minh, thu thập dữ liệu cho việc xem
xét, đánh giá chứng cứ để đảm bảo tính khách quan của
vụ án nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa quy
định thế nào là cần thiết? Do đó, để giải quyết vấn đề này
thì pháp luật cần quy định Cơ quan chuyên môn trong lĩnh
vực công nghệ thơng tin có nghĩa vụ hỗ trợ trong q trình
kiểm tra xem xét tính cần thiết của dữ liệu trong trường
hợp các bên đương sự không thể cung cấp và Cơ quan này
cũng có quyền truy cập, tra cứu miễn các dữ liệu quốc gia,
ngoại trừ các dữ liệu trường hợp riêng biệt thì đương sự
yêu cầu phải chịu chi phí nhưng chỉ được trích dẫn các dữ
liệu có liên quan đến vụ án cho Tòa án

-

Để xác thực chứng cứ điện tử thì cơ quan có thẩm quyền
khi xem xét đánh giá chứng cứ cần xem xét tất cả các dữ
liệu điện tử liên quan đến vụ án và cần xem xét lại bất kỳ
thay đổi nào của dữ liệu, kể cả lý do sửa đổi. Bên cạnh đó,
cần xem xét, kiểm tra tính phù hợp bất kỳ kỹ thuật và
cách thức thu thập, bảo mật và xử lý dữ liệu điện tử để
đảm bảo tính trọn vẹn và đầy đủ của chứng cứ điện tử.

KẾT LUẬN:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động hầu hết
các lĩnh vực như y tế, văn hóa, giáo dục, kinh tế, tai chính –

ngân hàng... yêu cầu Nhà nước phải đổi mới tư duy về quản lý
kinh tế, quản lý xã hội và xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù
hợp. Trong đó đề ra chủ trương hồn thiện hệ thống pháp luật


nói chung và pháp luật về chứng cứ điện tử nói riêng nhằm tạo
thuận lợi cho việc chủ động tham gia cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư của Việt Nam trên cơ sở thúc đẩy chuyển đổi
số quốc gia dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không
gian mạng.



×