Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CHUYỂN đổi số TRONG GIÁO dục và đào tạo ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.24 KB, 13 trang )

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
DIGITAL TRANSFORMATION IN EDUCATION AND TRAINING IN
VIETNAM
REALITY AND SOLUTIONS
ThS. Lê Đức Thọ
Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng
TÓM TẮT
Bài viết nghiên cứu về xu hướng chuyển đổi số trong ngành giáo dục và
đào tạo ở Việt Nam hiện nay trước các tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, đại dịch COVID-19 và từ thực tiễn chuyển đổi số của nền giáo dục
thế giới. Bài viết cũng chỉ ra thực trạng chuyển số trong giáo dục ở Việt Nam
hiện nay về văn bản chỉ đạo, việc xây dựng dữ liệu quốc gia, phát triển học liệu
số, dạy học trực tuyến và chuyển đổi số trong quản lí giáo dục đào tạo. Từ đó,
bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục
và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: chuyển đổi số, chuyển đổi số trong giáo dục, giáo dục và đào tạo.
ABSTRACT
A research paper on the digital transformation trend in the education and
training sector in Vietnam today before the impact of the industrial revolution
4.0, the impact of the Covid-19 pandemic and the real word of digital
transformation of the platform. world education. The article also shows the
current situation of digital transformation in education in Vietnam today on
guiding documents, national data development, digital data development, online
teaching and digital transformation in education management and training. Since
then, the article proposes a number of solutions to accelerate digital
transformation in education and training in Vietnam today.
1


Keywords: Number conversion; digital transformation in education;


education and training.
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ,
cùng với quá trình hội nhập quốc tế, ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam đang
đứng trước nhiều thời cơ và khơng ít những thách thức. Nhiều chính sách đã
được ban hành và tác động tích cực tới q trình chuyển đổi số trong giáo dục và
đào tạo. Trong thời gian tới, chuyển đổi số được xác định là khâu đột phá, là
nhiệm vụ quan trọng cần tập trung nguồn lực triển khai để nâng cao chất lượng
đào tạo trước yêu cầu, thách thức mới trong xu thế hội nhập quốc tế. Tính đến
tháng 2 năm 2021, ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam có “quy mơ hơn 53.000
cơ sở giáo dục đào tạo, 24 triệu học sinh sinh viên và 1,4 triệu giáo viên” [5],
ngành giáo dục và đào tạo xác định thực hiện tốt chuyển đổi số sẽ góp phần triển
khai thành cơng Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030, đóng góp cho nền kinh tế số, xã hội số và hình thành quốc
gia số. Tuy nhiên, thực tiễn chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn
nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn lực con người, hệ thống
văn bản chính sách chỉ đạo q trình chuyển đổi số… Chính vì vậy, nghiên cứu
thực trạng chuyển đổi số và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đối số
trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn.
2. Xu thế chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo là một q trình xảy ra mà sự thay
đổi khơng phải ở đối tượng tham gia vào quá trình giáo dục hay các bên liên
quan mà nó ở phương thức thực hiện giáo dục. Sự thay đổi về phương thức tất
yếu dẫn tới những thay đổi về phương pháp, cách thức, kĩ thuật thực hiện giảng
dạy, đào tạo. Phần lớn các yếu tố đầu vào cũng thay đổi để phù hợp với phương
thức, những phương pháp và kĩ thuật mới, sản phẩm đầu ra cũng vì thế mà có
thể thay đổi tương ứng. Khi thực hiện chuyển đổi số, toàn bộ việc cải cách giáo
dục, đào tạo được tổ chức, thực hiện và quản lí thay đổi. Việc trải nghiệm giáo
2



dục khác sẽ khiến cho một số năng lực, kĩ năng đầu ra của người học khơng cịn,
nhưng đồng thời một số năng lực, kĩ năng mới sẽ hình thành. Trọng tâm của
chuyển đổi số là trải nghiệm của người học sẽ hoàn toàn thay đổi. Hiển nhiên, tư
duy quản lí giáo dục cần phải chuyển đổi, mở hơn và linh hoạt hơn để có thể
hình dung và nắm bắt được những yếu tố vơ hình.
Chuyển đổi số là việc nhà trường đổi mới mơ hình tổ chức giảng dạy và
quản lí, giáo viên đổi mới nội dung và cách dạy dựa trên bài học điện tử, học
sinh được học chủ động hơn, trải nghiệm nhiều hơn qua tương tác trên mơi
trường số, từ đó nắm bắt kiến thức dễ hơn và chất lượng giáo dục được nâng cao
hơn; nhờ có học liệu số và mơi trường học tập số đó mà mơ hình, cách thức dạy
học được đổi mới theo hướng hiệu quả hơn. Quá trình chuyển đổi số trong nhà
trường trải qua bốn mức độ: chuyển đổi số tự phát, chuyển đổi số cơ bản,
chuyển đổi số toàn phần và trường học thơng minh (Hình 1).
Chuyển đổi số trong giáo dục và
đào tạo là việc chuyển đổi cách dạy,
cách học, cách quản trị và quản lí
giáo dục dựa trên công nghệ số
hướng tới một hệ thống giáo dục chất
lượng tốt, chi phí thấp và tiếp cận dễ
dàng với mọi người dân. Có thể thấy rằng việc chuyển đổi số tác động tới nhiều
bên liên quan khác nhau trong đó trực tiếp và chịu tác động lớn nhất là người
học và giảng viên, kế tiếp là đội ngũ hành chính văn phịng, đội ngũ quản lí,
những người phải trực tiếp thao tác, vận hành hệ thống. Các nhà lãnh đạo và ra
quyết sách cấp cao trong ngành giáo dục cũng cần phải thay đổi tư duy quản lí.
Tác giả Đỗ Thị Ngọc Quyên [8] đã đưa ra khung chuyển đổi số trong giáo dục
cấp hệ thống như sau:

3



Hình 2: Khung chuyển đổi số trong giáo dục cấp hệ thống
Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo là xu hướng tất yếu ở Việt Nam
hiện nay, điều này là do:
- Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng,
mạnh mẽ, gây tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong kỉ
nguyên số hóa, giáo dục và đào tạo sẽ thay đổi sâu rộng từ mơi trường giáo dục,
vai trị của người dạy, người học đến phương pháp dạy học. Hiện nay, không chỉ
Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với thách thức lớn
về sự thiếu hụt nguồn lao động trình độ cao, có chuyên môn, kĩ năng. Cách
mạng công nghiệp 4.0 tạo cơ hội cũng như đặt ra yêu cầu tất yếu phải xây dựng
nền giáo dục 4.0. Theo đó, giáo dục trở thành một hệ sinh thái mà mọi người có
thể cùng học tập mọi lúc, mọi nơi với các thiết bị được kết nối. Tổ chức giáo dục
trở thành một hệ sinh thái tạo sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể, với kiến thức
và năng lực đổi mới, sáng tạo riêng của cá nhân. Giáo dục 4.0 có sự thay đổi lớn
trong mục tiêu và cách thức đào tạo, chuyển từ truyền thụ kiến thức cho số đơng
sang khai phóng tiềm năng, đồng thời trao quyền sáng tạo cho từng cá nhân.
Người dạy sẽ chuyển sang vai trò mới là người thiết kế, xúc tác, cố vấn và tạo
môi trường học tập. Với nội dung học tập được số hóa, người học sẽ có một lộ
trình học tập riêng, có thể lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu đào tạo. Hệ
thống học tập số hóa cũng cung cấp phản hồi về hiệu quả học tập cùng với sự
gợi ý cho các nội dung học tập tiếp theo.
4


- Xuất phát từ thực tiễn chuyển đổi số trong nền giáo dục của thế giới
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược quốc gia
về chuyển đổi số như tại Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia… Nội dung chuyển đổi số
rất rộng và đa dạng nhưng có chung một số nội dung chính gồm chính phủ số

(dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (tài chính số, thương mại điện
tử), xã hội số (giáo dục, y tế, văn hóa) và chuyển đổi số trong các ngành trọng
điểm (nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thơng). Trong bối cảnh hội nhập tồn
cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng cũng khơng thể
thốt khỏi xu thế chung của thế giới.
- Tác động của đại dịch COVID-19
Trong năm 2020 vừa qua, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh
COVID-19, cùng với cả nước, toàn ngành giáo dục đã tham gia tích cực vào
cơng tác phịng, chống dịch bệnh COVID-19. Dịch COVID-19 vừa qua mang
đến áp lực cho hoạt động giáo dục, nhưng đồng thời, nó cũng tạo ra động lực để
chuyển đổi số trở nên mạnh mẽ hơn; tạo cơ hội và động lực để giáo viên, học
sinh thích ứng, áp dụng phương thức dạy học trực tuyến. Kết quả dạy học online
trong thời điểm dịch COVID-19 được đánh giá tốt. Cụ thể, ngành giáo dục đã
triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch với
mục tiêu “bảo đảm sức khỏe, an toàn của học sinh, sinh viên, giáo viên lên trên
hết”, thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”.
Như vậy, ngành giáo dục rất quan tâm tới việc đào tạo những cơng dân Việt
Nam có kiến thức, kĩ năng chuyển đổi số để trở thành cơng dân tồn cầu. Chính
vì vậy, chuyển đổi số được ngành xác định là khâu đột phá, nhiệm vụ quan trọng
cần chú trọng triển khai thực hiện những năm tới đây. Làm tốt chuyển đổi số
không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà quan trọng hơn là góp phần
nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội lớn để hội nhâp quốc tế.
3. Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện
nay
Ngành giáo dục và đào tạo đã xác định ứng dụng công nghệ thông tin là
một trong các nhóm nhiệm vụ trọng tâm triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW
5


của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện

giáo dục đào tạo [1]. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Đề án tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, hỗ trợ đổi mới dạy - học,
nghiên cứu khoa học triển khai trong toàn ngành. Quyết định số 117/QĐ-TTg
ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến
2025” [9]. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số 749/QĐ-TTg
về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030” [10]. Theo đó, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực được ưu
tiên chuyển đổi số thứ hai sau lĩnh vực y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng
của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trị hết sức quan
trọng, khơng chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.
Năm 2018, ngành giáo dục đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu toàn quốc về
giáo dục với 53.000 trường học, 710 phòng giáo dục đào tạo, gần 24 triệu học
sinh và hơn 1,4 triệu giáo viên được gắn mã định danh, cơ sở dữ liệu này đã
giúp ngành giáo dục quản lí và ban hành những chính sách vĩ mô rất hiệu quả.
Thông tin của 393 trường đại học, cao đẳng với 2,5 triệu sinh viên, 120.000
giảng viên từ 247 trường đại học, học viên, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư
phạm cũng được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành [6]. Nhờ có cơ sở
dữ liệu số hóa đầy đủ thơng tin đội ngũ nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ
chức phân tích dữ liệu, chỉ ra những bất cập, từ đó đề xuất chính sách quản lí
nhà giáo phù hợp như thực trạng thừa - thiếu giáo viên, chất lượng giáo viên
theo chuẩn, kết quả đánh giá giáo viên hằng năm. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu
cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng để đề xuất với Chính phủ và Quốc
hội ban hành những chính sách về tiền lương giáo viên.
Cơ sở dữ liệu toàn quốc về giáo dục đào tạo sẽ được hoàn chỉnh đầy đủ
nhằm phục vụ cơng tác phân tích, dự báo và ra chính sách quản lí ngành; kho
học liệu số, học liệu mở được xây dựng đầy đủ nội dung theo chương trình giáo
dục của tất cả các mơn học; các cơ sở đào tạo phải lên được kế hoạch tổ chức
6



đào tạo trực tuyến và nâng cao tỉ trọng đào tạo trực tuyến; các cơ sở giáo dục
đào tạo sẽ đẩy mạnh, tận dụng tối đa lợi thế công nghệ số để đổi mới các mơ
hình, cách thức tổ chức dạy học để việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn với học sinh,
nâng cao tính cá thể hóa học tập, cơ hội học tập được mở rộng đối với những
học sinh ở khu vực cịn khó khăn.
Việc phát triển học liệu số cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng
triển khai. Đến nay, Việt Nam đã có 5.000 bài giảng E-learning, 2.000 bài giảng
dạy trên truyền hình, 200 đầu sách giáo khoa phổ thơng, 200 thí nghiệm ảo, hơn
35.000 câu hỏi trắc nghiệm và trên 7.500 luận án Tiến sĩ [6]. Khi dịch COVID-19
xảy ra, các trường học phải tạm dừng đóng cửa, có đến 80% trường học đã
nhanh chóng chuyển sang dạy học trực tuyến. Nhờ đó, nhiệm vụ năm học 20192020 đã hồn thành mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho học sinh và giáo viên toàn
ngành.
Ngành giáo dục và đào tạo đang phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Đề án
Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa của Chính phủ để ứng dụng các nền tảng số,
huy động cộng đồng chung tay, đóng góp cho ngành giáo dục. Nền tảng
antoancovid.vn nhằm cơng khai minh bạch các điều kiện sẵn sàng ứng phó dịch
COVID-19 ở các nhà trường. Nền tảng inhandao.vn để huy động các nguồn lực
xã hội hỗ trợ, tài trợ cho những học sinh, giáo viên, nhà trường cịn đang khó
khăn trong tổ chức dạy học. Như vậy, cơng nghệ số cịn giúp cộng đồng hỗ trợ
ngành giáo dục khắc phục những khó khăn, hồn thành tốt các nhiệm vụ.
Thơng tư số 09/2021/TT-BGDĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học
trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên xác
định: Giáo viên dạy học trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tổ chức
giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ
học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ
học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ
trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh [3]. Thời điểm dịch
COVID-19, 80% trường phổ thông, 240 cơ sở đào tạo đã tổ chức dạy - học trực

tuyến; trong đó, có 79 cơ sở tổ chức quản lí dạy học hồn tồn qua mạng. Với
7


dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu, thư viện số, phịng thí nghiệm ảo,
triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các nhà trường ảo. Việc giảng
dạy trực tuyến cho thấy, năng lực sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên đã
được nâng lên rõ rệt. Đến nay, việc dạy học online đã trở thành một hoạt động
thiết yếu, duy trì sự tương tác giữa thầy và trò. Theo báo cáo PISA được Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố năm 2020 [7] việc học trực
tuyến để phòng, chống COVID-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với
các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Cụ thể, Việt Nam có 79,7% học sinh phổ
thơng được học trực tuyến. Tỉ lệ này cao hơn mức trung bình chung của các
nước OECD (67,5%).
Việc quản lí giáo dục, chuyển đổi số bao gồm số hóa thơng tin quản lí, tạo ra
những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực
tuyến, ứng dụng các cơng nghệ 4.0 để quản lí, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết
định nhanh chóng, chính xác. Theo Thơng tư 32 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban
hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thơng và trường phổ thơng
nhiều cấp học (có hiệu lực từ ngày 1/11/2020) [4], một trong những thay đổi
quan trọng là quy định về việc giảm gánh nặng về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên.
Ngoài việc giảm cơ học về số lượng hồ sơ, sổ sách của giáo viên, quy định mới
chính thức cho phép sử dụng hồ sơ điện tử. Trên 80% cơ sở giáo dục phổ thông
sử dụng phần mềm quản lí trường học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và hầu
hết các cơ sở giáo dục đại học đều sử dụng phần mềm quản trị nhà trường [5].
Hệ thống quản lí hành chính điện tử kết nối từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các
Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở đào tạo trên cả nước đã bước đầu phát huy
hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu trong chuyển đổi số, quá trình
này cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế:

Một là, cơ sở pháp lí trong chuyển đổi số chưa thật đầy đủ và kịp thời.
Danh mục các thông tin thuộc diện bắt buộc khai báo, nhập liệu - phân biệt với
thông tin cá nhân riêng tư thuộc quyền cá nhân; bản quyền của các bài giảng
điện tử; quy định khai thác cơ sở dữ liệu, kho học liệu số; tính pháp lí của hồ sơ
8


điện tử nói chung và sổ điểm, học bạ điện tử nói riêng ở phạm vi tồn quốc. Vì
vậy, việc thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lí giáo dục và học liệu số cần
hành lang pháp lí chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu
trí tuệ, an ninh thơng tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin.
Hai là, cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (như máy tính, camera,
máy in, máy quyét), đường truyền, dịch vụ internet còn thiếu, lạc hậu, chưa
đồng bộ, nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số. Đây cũng là một
nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng về cơ hội học tập, tiếp cận kiến thức giữa
học sinh sinh viên ở các vùng miền, các nhà trường.
Ba là, cơ sở dữ liệu số hóa chuyên ngành (dữ liệu người học, dữ liệu giáo
viên / giảng viên, học liệu…) đòi hỏi sự đầu tư lớn về nhân lực (gồm cả nhân lực
quản lí và nhân lực triển khai) cũng như tài chính để đảm bảo cho việc số hóa.
Việc xây dựng kho học liệu số (như sách điện tử, thư viện điện tử, ngân hàng
câu hỏi trắc nghiệm, bài giảng điện tử, phần mềm học điện tử, phần mềm ứng
dụng mơ phỏng) cần phải có kế hoạch cụ thể và đồng bộ, tránh việc phát triển tự
phát dẫn đến lãng phí, mất thời gian, cơng sức và tài chính.
Bốn là, tình trạng các cơ sở giáo dục dùng quá nhiều phần mềm, gây khó
khăn cho quản lí và sử dụng hiệu quả; hạ tầng mạng, đảm bảo an tồn thơng tin
và thiết bị sử dụng đầu cuối trong ngành giáo dục vẫn cịn gặp khó khăn, đặc
biệt trường học ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số.
4. Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về
chuyển đổi số, xây dựng văn hóa số trong ngành. Để thực hiện tốt chuyển đổi số
trong giáo dục đào tạo, sự quyết tâm của người đứng đầu là quan trọng nhất.
Bên cạnh đó, những người trong ngành giáo dục và đào tạo cần có sự đồng bộ
về nhận thức, quyết tâm chuyển đổi để các hoạt động giáo dục được tốt hơn,
chất lượng giáo dục được cao hơn. Đây là cơ hội để thu hẹp khoảng cách với các
nước phát triển.
9


Thứ hai, phát triển hệ thống dữ liệu toàn quốc về giáo dục và đào tạo. Xây
dựng và hoàn thiện nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất để từng tập thể, cá
nhân, mỗi giáo viên, học sinh có thể tham gia và hoạt động hiệu quả. Trên nền
tảng đó, tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành, xây dựng kho tài ngun học
tập số, qua đó, cơng tác quản lí, hoạt động học tập, nghiên cứu, giảng dạy, chia
sẻ tri thức trở nên hiệu quả, thiết thực.
Thứ ba, hồn thiện chính sách về quản lí, sử dụng cơ sở dữ liệu quản lí giáo
dục (quy định về chia sẻ, khai thác dữ liệu; hoàn thiện hành lang pháp lí thúc
đẩy phát triển hình thức dạy - học trực tuyến qua mạng; chính sách quản lí các
khóa học trực tuyến đảm bảo chất lượng…). Tiếp tục triển khai có hiệu quả hệ
thống cơ sở dữ liệu ngành từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, bảo đảm
100% các cơ sở giáo dục cập nhật dữ liệu đầy đủ, chính xác, kết nối liên thơng
với nền tảng số quốc gia; khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành; các
phần mềm quản lí, dạy và học trong nhà trường.
Thứ tư, từng bước hoàn thiện, đồng bộ cơ sở hạ tầng mạng, thiết bị công
nghệ thông tin phục vụ dạy học, trong đó quan tâm đến việc dạy học trực tuyến.
Việc xây dựng các mạng xã hội, ứng dụng OTT về giáo dục có sự kiểm sốt và
định hướng thống nhất, tạo mơi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lí
giáo dục, nhà trường, gia đình, giáo viên, giảng viên, học sinh sinh viên. Đẩy
mạnh kĩ năng dạy học trực tuyến, kĩ năng chuyển đổi số và kĩ năng tham gia các

hoạt động dạy, học trực tuyến đối với giáo viên và học sinh.
Thứ năm, đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến trong giáo dục, ưu
tiên triển khai dịch vụ công trực tuyến về xét tuyển học sinh đầu cấp mức độ 3,
mức độ 4; thực hiện thanh tốn học phí không dùng tiền mặt; các loại hồ sơ, sổ
sách, học bạ điện tử trong nhà trường; tiếp tục sử dụng có hiệu quả hệ thống
quản lí hành chính điện tử trao đổi văn bản điện tử, chữ kí số liên thơng giữa Bộ
Giáo dục và Đào tạo với Chính phủ, các cơ quan, địa phương, cơ sở giáo dục và
các tổ chức cá nhân có liên quan.
Thứ sáu, phát triển, khai thác hệ thống học liệu và môi trường học tập số.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống học liệu số, học liệu mở dùng chung toàn
10


ngành, liên kết với quốc tế, đáp ứng nhu cầu tự học, học tập suốt đời; tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trên cơ sở áp dụng cơng nghệ
số, khuyến khích và hỗ trợ áp dụng các mơ hình giáo dục đào tạo mới dựa trên
các nền tảng số. Phát triển tài nguyên số và môi trường học tập số, bổ sung vào
kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung trong toàn
ngành, kho bài giảng E-learning kết nối với Văn phịng Ban Quản lí đề án Hệ tri
thức Việt số hóa.
Thứ bảy, phát triển triển nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và chuyển đổi số. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu chuyển đổi số trong ngành và có đóng góp nhất định vào q trình chuyển
đổi số quốc gia. Việt Nam rất ý thức trong việc xây dựng một đội ngũ nhân lực
thực hiện chuyển đổi số trực tiếp và gián tiếp. Theo đó, các trường đại học đã rà
soát để mở các mã ngành mới đào tạo đội ngũ kĩ sư chuyên nghiệp trong lĩnh
vực này. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng làm việc với một số đại học trong nước
và quốc tế tại Việt Nam để thúc đẩy việc phát triển nhân lực chuyển đổi số. Vì
vậy, Việt Nam cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
triển khai chuyển đổi số trong giáo dục.

5. Kết luận
Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo là chuyển đổi tồn bộ những gì
cần để có thể triển khai giáo dục trực tuyến. Trong những năm qua, ngành giáo
dục và đào tạo đã đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, đã xây dựng được cơ sở dữ
liệu quốc gia về giáo dục đào tạo, phát triển học liệu số với hơn 5.000 bài giảng
E-learning, đẩy mạnh dạy học trực tuyến nhất là trong bối cảnh tác động của đại
dịch COVID-19, số hóa thơng tin quản lí, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn
liên thơng. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều khó khăn như cơ sở pháp lí trong chuyển đổi
số chưa thật đầy đủ và kịp thời, hạ tầng phục vụ chuyển đổi số cịn yếu, khó
khăn về nhân lực chuyển đổi số… Vì vậy, để đẩy mạnh chuyển đổi số, cần tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong giáo dục; hồn thiện chính
sách quản lí, sử dụng cơ sở dữ liệu, hồn thiện cơ sở hạ tầng thơng tin, phát triển
11


kho học liệu số, triển khai dịch vụ công trực tuyến trong giáo dục và đào tạo,
chú động đào tạo nhân lực phục vụ chuyển đổi số.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Chấp hành Trung ương. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Hà Nội: 2013. Truy cập từ: . [Truy
cập ngày 25/4/2021].
[2]. Bộ Chính trị. Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về
một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công
nghiệp

lần

thứ


4.



Nội;

2019.

Truy

cập

từ:

. [Truy cập ngày 25/4/2019].
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT Quy định về
quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và
cơ sở giáo dục thường xuyên. Hà Nội: 2021. Truy cập từ:
. [Truy cập ngày 25/4/2021].
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư số 32/2021/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ
trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học. Hà
Nội: 2021. Truy cập từ: . [Truy cập ngày 25/4/2021]
[5]. Lê Hà. Đẩy nhanh chuyển đổi số trong giáo dục. Truy cập từ:
. [Truy cập ngày 25/4/2021].
[6]. Trọng Nhân. Giáo dục tiên phong trong chuyển đổi số. Truy cập từ:
. [Truy cập ngày 04/01/2021].
[7]. Đăng Nguyên. Báo cáo PISA: Học trực tuyến là thách thức trong dịch
Covid-19. Truy cập từ: . [Truy cập ngày 25/4/2021].
[8]. Đỗ Thị Ngọc Quyên. Chuyển đổi số trong giáo dục: Những thách thức và

nguy cơ.,Truy cập từ: [Truy cập ngày
05/02/2021].
12


[9]. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê
duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2925.
Hà Nội: 2017. Truy cập từ: . [Truy cập ngày
25/4/2021]
[10]. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 về việc
phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng

đến

năm

2030”.



Nội:

2020.

. [Truy cập ngày 25/4/2021].

13


Truy

cập

từ:



×