Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sự thỏa mãn (mức độ) của khách hàng việt nam khi mua và sử dụng các sản phẩm dịch vụ cao cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.91 KB, 12 trang )

1. Sự thỏa mãn (mức độ) của khách hàng Việt Nam khi mua và sử dụng

các sản phẩm/dịch vụ cao cấp
Những năm gần đây, số lượng người dân tiêu dùng sản phẩm cao cấp ngày càng
nhiều, trong đó, đặc biệt là giới trẻ. Sản phẩm cao cấp có rất nhiều dạng, từ thú xài hàng
hiệu (quần áo, thời trang) đến các sản phẩm cơng nghệ cao, hay cịn gọi là hi-tech. Bài
viết sau đây sẽ nói về những người trẻ ưa chuộng đồ hi-tech.
Có những người trẻ “nghiện” hi-tech và trở thành “tín đồ” của nó. Bất cứ thơng tin nào về
hi-end, hi-tech cũng đều cuốn hút họ và trở thành chủ đề bán tán sơi nổi.

“Media center” trong phịng riêng
Đi từ phòng khách lên phòng riêng của Trường Giang thấy xếp từng hàng DVD, VCD,
CD, hầu hết là đĩa gốc, một phần không nhỏ mua từ Đức, Pháp, đặt qua mạng
Amazon.com. Bên cạnh đó là những bộ loa, dàn âm thanh. Phòng chỉ độ 12m2 nhưng
cũng đủ để Giang biến thành một "rạp hát mini".
Nếu Giang chưa phải là người "chơi âm thanh" thì cũng là người đang tích cực đầu tư cho
âm thanh. Bắt đầu là mê âm nhạc, thường xuyên đi hát ở các quán bar, cho đến nay,
Giang là đồng chủ nhiệm của hai chương trình Cửa sổ âm nhạc và M2M trên
VietNamNet TV.
Giang đã đầu tư chỉ riêng đĩa "xịn" 250 - 300 chiếc hết khoảng 45 triệu, trong số 1.000
đĩa nhạc hiện có. Chiếc máy tính khơng cịn mới nhưng được trang bị sound card "đời
cao" nhất, bên cạnh một chiếc loa chính là 5 chiếc loa "vệ tinh" Creative 5.1 bao quanh.
Tuy nhiên, hệ thống âm thanh ở phòng khách nghe còn "đã" hơn những thiết bị âm thanh
trong phòng riêng của Giang vì có đầu tư lớn hơn.
Giang sở hữu điện thoại nghe nhạc Sony Ericsson W800i, máy MP3 tích hợp ổ cứng lưu
trữ hàng trăm bài hát đủ để "nghe nhạc di động" bất cứ lúc nào.


Rời cơng sở về nhà thì máy tính, đầu DVD, dàn loa các loại đủ để đáp ứng sở thích riêng.
Nhưng Giang bảo: "Sẽ tiếp tục nâng cấp các thiết bị hi-end hiện có... Để phục vụ cơng
việc, một chiếc laptop sẽ được ưu tiên đầu tư trước".


“Tín đồ” mơ-bai
Phan Lê Hùng là cái tên quen thuộc trên Diễn đàn Nokia Friends và nhiều diễn đàn về
mô-bai khác. Hùng cho rằng mình là người "mê cơng nghệ". Cậu bảo: "Tơi thích săm soi,
tìm hiểu đồ hi-tech, vì thế khơng bỏ qua thứ gì. Đã từng chinh chiến các đời điện thoại rồi
laptop, bây giờ cũng quan tâm đến iPod và đang khối chú iPod NaNo 2G vì thiết kế q
tuyệt, màn hình màu, mỏng, hỗ trợ khá nhiều định dạng và âm thanh rất tuyệt... Với từng
đó tính năng và công nghệ, tôi nghĩ con này đang được rao giá 210 USD là không đắt
chút nào".
"Vẫn biết chơi đồ hi-tech tốn kém và thường "thua lỗ" nếu cho "bọn chúng" ra đi. Nhưng
mỗi khi được nghe giới thiệu về tính năng và cơng nghệ thì lại khơng cầm lịng được.
Mình khơng thể chờ cho đến khi nó xuống giá mới mua!".
Hiện Hùng dùng hai điện thoại, một SIM Viettel, một SIM MobiFone, cả hai đều thuộc
dạng "số đẹp, giá cao" và xài laptop VAIO (khơng kể máy tính để bàn).
Nếu Giang đổ tiền vào đĩa nhạc và thiết bị hi-end thì Hùng, cũng cùng độ tuổi, mới đi
làm được 1 năm, lại có sự say mê đặc biệt với "dế". Từ năm 1997 khi tơi cịn học cấp 3,
Hùng xài C25 đầu tay. Sau chuyển sang MOTO TacX, rồi Nokia 8210... cứ thế cho đến
giờ, trung bình một năm cậu đổi vài lần điện thoại.
Cũng tại "mê quá" mà Hùng sẵn sàng "mổ banh" những chiếc điện thoại mình có được để
xem nó có gì, cấu tạo ra sao và với các loại máy, đời, hãng khác nhau thì "mặt ngang, mũi
dọc" từng loại thế nào.


Vào Diễn đàn Nokia Friends đông vui nhộn nhịp thấy ngay Hùng thuộc "Top 10 trọc phú
NKF" với số tài sản giàu có thứ 3 là 61,315,000 NKD (tiền ảo trên Diễn đàn), thuộc "Top
10 cao thủ gửi bài" mà chủ đề cậu tham gia nhiều là hướng dẫn tiện ích trong sử dụng
điện thoại mang tính kỹ thuật cao.
Cậu cũng là "tư vấn viên" về mua điện thoại, dùng điện thoại cho bất cứ ai có nhu cầu.
Những cuộc gọi kiểu như "alô, cậu mua giùm tớ cái mô-bai" đã trở thành quen thuộc đối
với Hùng.
Mê công nghệ, miệt mài cho sự tinh tế

Phan

Hùng bộc bạch: "Vì đam mê hi-tech và muốn trở thành "tín đồ" của nó nên thời
gian đầu tôi đầu tư thời gian cho mobile rất nhiều. Lang thang trên net qua các
diễn đàn về điện thoại (nhất là các forum nước ngoài), học hỏi từ những người có


Hùn
gngư

kinh nghiệm và đọc các tài liệu liệu quan đến các đời máy...".

ời


Bạn nghĩ sao khi có bạn trẻ ln dành thời gian ít nhất là 2 giờ mỗi ngày để vòng

“dế”

qua các forum trả lời, giải đáp thắc mắc những câu hỏi mà các bạn nêu ra? Việc

.

đó là "thường thơi" với nhiều bạn trẻ và cũng là việc quen của Hùng.
Cậu bảo: "Vì khơng kinh doanh gì về lĩnh vực này nên tơi hồn tồn vơ tư trong các câu
trả lời. Bên cạnh đó học hỏi và bổ sung thêm các kiến thức về công nghệ mới". Được
biết, Hùng có tham gia trả lời hàng tuần mục Phịng mạch Mobile của một số báo.
Cịn Giang, có thể gọi cậu là "kiến trúc sư" âm thanh. Thứ nhất vì hàng ngày cậu bận rộn
với phịng thu, xử lý âm thanh, dựng chương trình trên bàn phím máy tính. Thứ hai, cậu
cịn làm nghề kiến trúc sau khi tốt nghiệp ĐH Kiến trúc, từng công tác tại Sở Quy hoạch

Kiến trúc Hà Nội.
Sự đầu tư cho hi-end với Giang là hồn tồn hợp lý vì cậu làm nhạc, từng học nhạc khá
bài bản, có khả năng biểu diễn và... có thể làm thêm việc để kiếm tiền "tái đầu tư".


Điều quan trọng là cậu muốn nâng cao kiến thức âm nhạc, hiệu quả công việc, sự cảm thụ
tinh tế. Như thế, đầu tư cho hi-tech, hi-end mới không phải là "ném tiền qua cửa sổ".
Một điều đã trở thành "bất thành văn" là những người chơi hi-end, hi-tech thứ thiệt
thường kín tiếng. Họ có thể rủ bạn bè về cùng thưởng thức loa vòm, âm thanh nổi, bàn
luận về công nghệ mới hay các chiêu thức tiếp cận khách hàng độc đáo của những nhà
sản xuất... nhưng sẽ hạn chế "khoe" sản phẩm này mua tiền đô, tiền triệu. Điều này đặc
biệt thể hiện ở những "tay chơi" nhiều tuổi, nhiều kinh nghiệm hơn thuộc thế hệ 7x, 6x.
Giang bảo: "Có anh làm trong nghề kiến trúc tơi quen, hệ thống âm thanh anh trang bị
trong phòng lên tới vài trăm triệu, sự đầu tư như thế đối với họ thực sự là một thú chơi.
Đã gọi là chơi âm thanh thì các thiết bị dàn máy đạt đến tiêu chuẩn cao về kỹ thuật đòi
hỏi sự đầu tư tương đối lớn về tài chính".
Dù chơi hay sắm thì cũng phải đọng lại một điều gì đó. "Kỷ niệm về điện thoại thì nhiều
lắm, khó mà kể ra hết," Hùng kể, "nhưng được chia sẻ hiểu biết mình có về máy móc với
người khác, tơi thấy đó như là một cách chơi.
Trong cuộc sống của mình, sự quan tâm của tơi đến điện thoại nói chung, cơng nghệ nói
chung có lẽ chỉ xếp sau sức khoẻ và cơng việc...". "Tình u vẫn sau cơng nghệ cơ à?",
tơi hỏi. Hùng đáp: "Chính vì thế mà đến giờ tơi vẫn chưa thấy một nửa của mình!".
Thực sự khi tiếp cận dần dần với công nghệ cao, với sản phẩm hay hoặc trào lưu mới rồi
dẫn đến say mê thì cái tai, con mắt sẽ không chấp nhận sự lệch lạc, lộn xộn, chắp vá
trong thưởng thức. Sự tinh tế là nhu cầu cao nhất, nó ln được "chăm sóc" hàng ngày,
hàng giờ; nhờ vậy, sẽ được nâng lên theo thời gian và mức độ chuyên tâm.
Và tất nhiên, sự tinh tế với hi-tech của giới trẻ ngày không giống sự tinh tế trong thưởng
trà, ngắm trăng... của các cụ ngày xưa. Nếu ai sắm đồ để chỉ để "khoe" thì đó mới chỉ là
"tay chơi nửa mùa", chưa nói là "tay chơi hạng ruồi".



2. Những đặc điểm của doanh nhân Việt Nam
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, quả đúng
khi có ý kiến cho rằng: "thương trường là chiến trường". Ở "chiến trường" này,
nếu các doanh nhân hạn chế về tri thức, thì khơng chỉ bản thân họ dần trở nên
lạc hậu, hoạt động kinh doanh mất dần sức cạnh tranh, mà suy rộng ra còn kéo
theo nền kinh tế của đất nước họ bị tụt hậu.
Doanh nhân xứng đáng được xem là một bộ phận đặc thù của trí thức: trí thức doanh nhân
Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, vị trí, vai trị của doanh nhân ngày càng được
khẳng định và coi trọng do có những đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, và minh chứng cụ thể cho điều này là, ngày 13-10-2004
được lấy làm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Song cho đến nay, chúng ta vẫn chưa
đưa ra được một quan niệm thật sự rõ ràng, thống nhất thế nào là "doanh nhân".
Doanh nhân là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một
doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, các chủ sở
hữu (thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc
trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc). Hiểu theo
nghĩa rộng, doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm
cơng việc quản trị doanh nghiệp; là những ngưịi có năng khiếu đặc biệt về kinh
doanh, có kỹ năng đặc biệt về kinh doanh, có kinh nghiệm phong phú để ứng
dụng trong kinh doanh. Vai trị chính của doanh nhân là xây dựng các doanh
nghiệp, vận hành, phát triển doanh nghiệp để làm ra hàng hóa dịch vụ cho xã
hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân phải làm ra lợi
nhuận và đóng góp cho xã hội.
Trên Tạp chí Tâm lý học, Nguyễn Đức Thạc khẳng định rằng, "doanh nhân" là
một từ Hán Việt. "Doanh" là lãi. "Doanh nhân" là người làm ăn kiếm lời, là người
coi lời lãi là nhu cầu, mục đích, động cơ hoạt động của bản thân mình, là định


hướng giá trị cơ bản của hoạt động và quan hệ của cá nhân mình. Lãi và vốn, lợi

nhuận và tư bản có quan hệ cặp đơi như hình với bóng. Chỉ khi nào vốn là của
tơi thì lãi mới là của tôi. Lợi nhuận của tôi gắn liền với sở hữu cá nhân. Khi ấy
"cái của tôi" làm cho "cái tơi" trở nên có cơ sở thực tế, cụ thể, xác định. Hiểu khái
niệm doanh nhân như vậy cho phép giới hạn đối tượng: Doanh nhân là những
người thực sự làm chủ các quan hệ kinh tế trong các cơ sở sản xuất, các doanh
nghiệp tư nhân, từ quan hệ sở hữu đến quan hệ điều hành và quan hệ phân
phối. Doanh nhân là những "ông chủ" các doanh nghiệp tư nhân.
Quan niệm vừa nêu về "doanh nhân" liệu có làm hẹp đi ngoại diên được bao
quát trong khái niệm này, khi trong thực tế ở nước ta đang tồn tại một nền kinh tế
nhiều thành phần: bên cạnh doanh nghiệp tư nhân, có doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp hợp danh, công ty cổ
phần... Và, những người đảm đương chức vụ quản lý các loại doanh nghiệp nêu
trên có hay khơng phải là doanh nhân?
Ý kiến của Vũ Quốc Tuân đăng trên báo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần (13-102007) cho rằng, doanh nhân là những chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh
doanh nghiệp của mình, những người được cử hoặc được thuê để quản lý
doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích của họ gắn
liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà yêu cầu đầu tiên là họ phải có
đủ điều kiện để sáng tạo, không ngừng phát triển doanh nghiệp.
Sáng tạo trong hoạt động của doanh nhân là sáng tạo của những người có chức
năng quản lý doanh nghiệp, là lao động trí tuệ. Sáng tạo lại là đặc trưng trong
hoạt động của trí thức. Cho nên, theo nghĩa đó, ơng hồn tồn có lý khi khẳng
định rằng, tự nó, doanh nhân đã là một nhà trí thức. Bởi lẽ, hoạt động của doanh
nhân mang trong mình đầy đủ đặc trưng cơ bản của trí thức mà Đại từ điển
Tiếng Việt đã nêu: "Trí thức là người chuyên làm việc, lao động trí óc".
Trong quan niệm của Vũ Quốc Tn về "doanh nhân", theo chúng tơi, có điểm
cần chuẩn xác hóa thêm việc doanh nhân "phải có đủ điều kiện để sáng tạo,


khơng ngừng phát triển doanh nghiệp" với việc người đó "có khả năng sáng tạo,
để khơng ngừng phát triển doanh nghiệp" hay không là hai vấn đề khác nhau,

nếu coi "điều kiện" ở đây chỉ là môi trường làm việc, là các nhân tố bên ngoài đối
với hoạt động của doanh nhân. Thực tế chứng minh rằng, không phải mọi người
được sống trong mơi trường có đủ điều kiện để sáng tạo đều là những người
đưa ra được những quyết định mang tính sáng tạo đúng đắn để đưa doanh
nghiệp phát triển bền vững. Theo chúng tôi, ý "họ phải có đủ điều kiện để sáng
tạo" ở đây trước hết là nói đến năng lực nội tại của doanh nhân: 1. Họ phải là
người có năng lực trí tuệ cao, có sáng kiến, có khả năng nắm bắt nhanh và đúng
đắn thông tin của thị trường để đưa ra những quyết định chuẩn xác, đúng lúc; 2.
Có năng lực thuyết phục cấp dưới, đồng nghiệp thấy được tính đúng đắn trong
quyết định của mình để từ đó thúc đẩy họ tự giác thực hiện; 3. Có năng lực quy
tụ sức mạnh của cộng đồng dưới quyền; 4. Có khả năng quyết đốn trong
những tình huống khó khăn, cấp bách; 5. Nắm bắt được năng lực, nhu cầu và
tâm lý của đối tượng quản lý để sử dụng họ đúng với yêu cầu công việc, nhằm
vừa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, vừa phù hợp với sở trường, nguyện
vọng của người thực hiện nhiệm vụ được giao. Doanh nhân cũng đồng thời phải
là người có đầu óc mạo hiểm dựa trên trực giác kinh tế, sự mẫn cảm kinh tế...
Liên quan tới một loạt nhân tố nêu trên, năng lực trí tuệ của doanh nhân cũng
bao hàm cả tài năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục quần chúng, tài năng
sư phạm của họ: Có khả năng truyền đạt một cách rõ ràng quyết định của mình
cho cấp thực thi, bảo đảm tính lơ-gíc, dễ hiểu, dễ thực hiện... Có thể coi, biết
biến quyết định của doanh nhân - nhà quản lý doanh nghiệp - thành sự tự quyết
định của chính quần chúng dưới quyền là nhân tố bảo đảm cực kỳ quan trọng
cho việc phát huy tính tự giác, nâng cao sự quyết tâm vượt mọi khó khăn để
hiện thực hóa quyết định quản lý của doanh nhân. Liên quan tới vấn đề này,
doanh nhân cần có thái độ dân chủ trong quan hệ giữa mình và những người
dưới quyền, với đồng nghiệp. Biết làm việc với con người, biết tơn trọng con
người là địi hỏi khơng thể thiếu về phẩm chất trí tuệ của doanh nhân.


Doanh nhân là nhà quản lý doanh nghiệp, có thể họ am hiểu chiến lược phát

triển của doanh nghiệp, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, nắm được những
yêu cầu cơ bản của lĩnh vực mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; song chắc
chắn họ không phải là chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực liên quan tới hoạt hoạt
động của doanh nghiệp. Để giúp doanh nhân có những quyết định đúng đắn, họ
phải biết sử dụng và xây dựng được đội ngũ chuyên gia (có thể là những người
trực tiếp làm việc trong doanh nghiệp của họ, hoặc là cộng tác viên). Yếu tố
nhanh nhạy trong tìm hiểu, phán đoán là rất cần thiết đối với họ để biết vấn đề gì
cần tham vấn ý kiến chuyên gia nào. Họ cũng cần có kỹ năng đàm đạo một cách
dân chủ với chuyên gia, biết trân trọng những ý kiến tham vấn của chuyên gia,
song cũng cần giữ vững tính tự chủ và quyết đốn của mình khi đưa ra bất kỳ
quyết định nào, vì xét cho cùng, họ là người phải chịu trách nhiệm về các quyết
định do mình đưa ra. Điều đó có nghĩa, doanh nhân phải là người biết kết hợp
hài hòa giữa thảo luận dân chủ với vai trò quyết định tập trung của bản thân
mình. Liên quan tới vấn đề này, xin nhắc một ý sau đây của V.I. Lê-nin: Thảo
luận thì cứ thảo luận, càng dân chủ, càng rộng rãi, càng công khai càng tốt,
nhưng quyết định phải là thủ trưởng. Ai không hiểu điều đó chứng tỏ người đó
chậm giác ngộ lập trường giai cấp hơn các ngài tư sản. Trong thời kỳ trước đổi
mới, không chỉ ở lĩnh vực doanh nghiệp, mà trên nhiều lĩnh vực khác, một yếu
kém của chúng ta trong lãnh đạo, quản lý là tuyệt đối hóa quá mức cần thiết của
chế độ lãnh đạo, quyết định tập thể, trách nhiệm tập thể... dẫn tới làm lu mờ vai
trò và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, lãnh đạo cơ quan, tổ chức...
Thành công là thành tích của chúng ta. Thất bại cũng là trách nhiệm của chúng
ta. Quan niệm "Tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm", theo sự chuyển hóa biện
chứng của nó, sẽ là "chẳng ai chịu trách nhiệm cả". Hiện nay, trong tiến trình đổi
mới, tình trạng đó đã và đang dần được khắc phục, thể hiện rõ trong quản lý
doanh nghiệp, trong việc nêu cao vai trò và trách nhiệm của doanh nhân. Ví dụ
như, giám đốc nào để doanh nghiệp hai năm liền thua lỗ mà khơng có lý do bất
khả kháng thì khơng tiếp tục giữ cương vị đó.



Như vậy, có thể nói, do chức năng và nhiệm vụ của mình, để hồn thành trách
nhiệm trước doanh nghiệp, doanh nhân phải là người có trình độ trí tuệ cao (dù
có được biểu hiện về mặt hình thức qua thước đo bằng cấp hay không); hoạt
động đặc trưng của họ là hoạt động trí tuệ: tìm tịi sáng tạo để đưa ra các quyết
định quản lý đúng đắn cho phép phát huy mọi nguồn lực của doanh nghiệp nhằm
mang lại năng suất cao, chất lượng tốt nhưng vẫn bảo đảm tiết kiệm để đạt mục
tiêu đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Xét từ yêu cầu phẩm chất trí tuệ
như vậy, họ xứng đáng được xem là một bộ phận đặc thù của trí thức: trí thức doanh nhân.
Biến tri thức thành nội lực phục vụ thiết thực sự phát triển kinh tế đất
nước
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng ngày nay, để doanh nhân thực
hiện tốt vai trị, nhiệm vụ góp phần thúc đẩy

Để hoàn thành trách nhiệm

nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, từ trước doanh nghiệp, doanh
đó giúp tăng cường ổn định chính trị - xã

nhân phải là người có trình độ

hội, năng lực trí tuệ của đội ngũ này cần có

trí tuệ cao (dù có được biểu

bước phát triển vượt trội. Do đặc trưng

hiện về mặt hình thức qua

nghề nghiệp như đã nêu trên, họ phải nắm


thước đo bằng cấp hay không);

vững tri thức khoa học kỹ thuật, khoa học

hoạt động đặc trưng của họ là

xã hội và nhân văn - từ lý luận cơ bản nhất

hoạt động trí tuệ: Tìm tịi sáng

tới khoa học ứng dụng; có năng lực vận

tạo để đưa ra các quyết định

dụng những tri thức đó vào việc giải quyết

quản lý đúng đắn cho phép phát

những vấn đề thực tiễn quản lý doanh

huy mọi nguồn lực của doanh

nghiệp. Trong vấn đề này, chỉ riêng năng

nghiệp nhằm mang lại năng

lực nắm bắt, tiếp thu thành tựu khoa học đã

suất cao, chất lượng tốt nhưng


được tạo ra thì vẫn chưa đủ, dẫu rằng đó

vẫn bảo đảm tiết kiệm để đạt

đã là điều không dễ, mà cịn phải có năng

mục tiêu đem lại lợi nhuận tối

lực sáng tạo ra những tri thức mới, đúng

đa cho doanh nghiệp.

đắn, góp phần nâng cao khả năng nhận
thức và hoạt động thực tiễn của mình. Khơng đạt được u cầu thứ hai đó, nền


kinh tế nước ta sẽ vẫn chỉ "đi sau, đi chậm", thậm chí tụt hậu. Trong thế giới đầy
biến động với sự cạnh tranh ngày một quyết liệt trên nhiều lĩnh vực, dù được
chuyển giao thành tựu khoa học - cơng nghệ 100%, chúng ta vẫn cần có năng
lực tiếp nhận sự chuyển giao đó để tránh tình trạng bị phụ thuộc, lệ thuộc. Hơn
nữa, trên bình diện kỹ thuật - cơng nghệ, khó có ai nắm vững những điều kiện
đặc thù đất nước và con người Việt Nam hơn các nhà trí thức - doanh nhân Việt
Nam; và cũng khó có nhà trí thức - doanh nhân nước nào khác có thể tìm được
lời giải đáp cụ thể, thiết thực cho mọi vấn đề, khúc mắc nảy sinh từ thực tiễn
hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam, ngồi chính các doanh nhân Việt Nam.
Thực trạng đó đang ngày càng trở nên bức xúc hơn, đặt ra những thách thức,
những "bài tốn" hóc búa cho doanh nhân Việt Nam, u cầu doanh nhân nước
ta phải khơng ngừng nâng cao trình độ, tri thức và năng lực, kinh nghiệm thực
tiễn, bởi khó có thể tìm ra được lời giải có sẵn từ kinh nghiệm giải các bài toán
về sự phát triển của những nước khác. Địi hỏi này hồn tồn khơng thể tương

dung với lối tư duy theo đường mòn, lối tư duy bắt chước. Trong lịch sử chống
ngoại xâm của cha ơng ta nói chung, trong hai cuộc kháng chiến chống chủ
nghĩa thực dân cũ và mới xâm lược nói riêng, chúng ta giành được chiến thắng
nhờ vào một phần không nhỏ từ sự sáng tạo. Ngày nay, để chiến thắng nghèo
nàn, lạc hậu, chúng ta cũng cần có năng lực sáng tạo như thế, thậm chí, phải
đạt yêu cầu sáng tạo cao hơn về chất.
Bên cạnh việc phát huy nội lực, trước hết là nguồn lực con người Việt Nam, là
nhân tố quyết định của sự phát triển đất nước, tầm trí tuệ của doanh nhân Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay cũng địi hỏi phải có năng lực và bản lĩnh khai
thác, làm chủ được những thành quả trí tuệ của nhân loại, biến ngoại lực đó
thành nội lực cho sự phát triển đất nước. Trong vấn đề này, cả sự tự ti dân tộc
lẫn sự kiêu ngạo đều là kẻ thù của sự phát triển. Thái độ khiêm tốn là cần thiết,
song sự khiêm tốn tới mức coi mình nhỏ bé, thua kém... sẽ dần làm nhụt ý chí
vươn lên, đánh mất lịng tự tơn dân tộc, làm thui chột năng lực sáng tạo của
nhân dân nói chung, của doanh nhân Việt Nam nói riêng. Ngược lại, sự kiêu
căng, đề cao quá mức bản thân, xem thường, đánh giá không đúng năng lực


sáng tạo của nhân dân, của doanh nhân nước khác sẽ ngăn cản chúng ta trong
việc nhìn nhận thành quả chung của nhân loại, khơng biết làm giàu trí tuệ của
mình bằng kho tàng trí tuệ mà nhân loại đã tạo ra như V.I. Lê-nin từng nhắc nhở.
Sự tự tôn thái quá sẽ dẫn tới chủ nghĩa biệt phái. Trí tuệ của một dân tộc, một
quốc gia nói chung, của một doanh nhân nói riêng khơng đơn giản là sản phẩm
phát triển riêng biệt của dân tộc, quốc gia hay doanh nhân đó, mà cịn là thành
quả kế thừa tri thức nhân loại.
Ph. ăng-ghen đã chỉ ra rằng: "một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của
khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lý luận". Điều đó cũng hồn đúng khi nói
về đội ngũ doanh nhân. Để thực thi có hiệu quả cao chức năng của mình, doanh
nhân phải là người đứng ở tầm cao của tư duy lý luận.
Một tư duy đúng đắn tự nó mang tính sáng tạo rất cao, có khả năng thâm nhập

vào bên trong sự vật và hiện tượng; nó mang lại cho chủ thể tư duy, mà cụ thể là
doanh nhân, những tri thức mới, đúng đắn về cái bản chất, mang tính quy luật
(hay quy luật) của đối tượng được phản ánh; xuyên qua hiện tượng đa dạng,
phong phú của cái bề ngoài, thường xuyên thay đổi. Tư duy đúng đắn cũng đồng
thời không chỉ mang lại cho doanh nhân nhận thức sâu sắc, mà cịn có khả năng
đem đến suy nghĩ, hành động đúng đắn, đạt hiệu quả cao về cả lợi ích kinh tế và
lợi ích chính trị - xã hội.
"Tư duy" ở đây có hai cấp độ tồn tại cơ

Bên cạnh việc phát huy nội lực,

bản: tư duy kinh nghiệm và tư duy lý luận.

trước hết là nguồn lực con

Tư duy kinh nghiệm là loại tư duy được nảy

người Việt Nam, tầm trí tuệ của

sinh trực tiếp từ kinh nghiệm sống, kinh

doanh nhân Việt Nam trong giai

nghiệm hoạt động hằng ngày của mỗi

đoạn hiện nay cũng đòi hỏi phải

người. Nó dừng lại ở việc mơ tả những

có năng lực và bản lĩnh khai


thuộc tính, đặc điểm của sự vật, chưa cho

thác, làm chủ được những

phép con người khám phá ra những yếu tố

thành quả trí tuệ của nhân loại,

mang tính bản chất, mang tính quy luật.

biến ngoại lực đó thành nội lực

Chúng ta khơng phủ nhận giá trị của kinh

phục vụ sự phát triển đất nước.


nghiệm, của tư duy kinh nghiệm, bởi vì, trong giới hạn nhất định, đối với hoạt
động nhằm thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể nhất định..., việc nắm vững và vận
dụng đúng đắn tư duy kinh nghiệm là hết sức quan trọng. Nhìn chung, đối với
những người lao động trực tiếp, phải giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mang
tính ổn định..., tư duy kinh nghiệm có vai trị tác động không nhỏ đến kết quả
hoạt động của họ. Tất nhiên, cũng cần tỉnh táo để tránh tình trạng tư duy kinh
nghiệm dựa trên sự tuyệt đối hóa kinh nghiệm nên dễ trở thành trì trệ, bảo thủ,
giáo điều, rập khn máy móc, khiến cho một tri thức nào đó có thể từ đúng đắn
lại thành sai lầm, khi hoàn cảnh đã thay đổi.
Khác với tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận là loại tư duy dựa trên nhận thức lý
tính sâu sắc, mang tầm khái qt; nó được thực hiện bằng việc vận dụng một
loạt khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật để đi sâu vào khách thể nhằm đạt

được tri thức về những cái căn bản, cái bản chất, cái phổ biến, cái ổn định đằng
sau cái nhất thời, cái bề ngoài, cái dễ thay đổi của đối tượng nhận thức.
Tư duy lý luận khoa học có khả năng đem lại cho con người nói chung, doanh
nhân nói riêng sự hiểu biết sâu sắc, đầy đủ, chính xác và có hệ thống về đối
tượng phản ánh. Nhờ đó, giúp chủ thể nhận thức được vấn đề, có những đề
xuất, phát hiện sắc bén, sáng tạo, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả nhận
thức và hoạt động thực tiễn của mình. Đây là một tiêu chí cơ bản đánh giá tầm
trí tuệ của doanh nhân. Có được phẩm chất trí tuệ đó cũng là một đặc trưng nói
lên doanh nhân có thể được xem là một bộ phận đặc thù của đội ngũ trí thức.



×