Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

ĐỀ CƯƠNG ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC THÁI độ của cán bộ, NHÂN VIÊN y tế TRONG QUẢN lý sử DỤNG TRANG THIẾT bị y tế tại BỆNH VIỆN LAO và BỆNH PHỔI năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 34 trang )

SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN
BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI

CHỦ ĐỀ TÀ I: …………..
THƯ KÝ: ………………

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC THÁI ĐỘ CỦA CÁN BỘ, NHÂN VIÊN Y
TẾ TRONG QUẢN LÝ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI NĂM 2020

Đề cương nghiên cứu cấp cơ sở chuyên ngành lao và phổi
Mã số: CS/YT/20…

THÁI NGUYÊN - 2020


SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN
BỆNH VIÊN …………….

CHỦ ĐỀ TÀ I: …………..
THƯ KÝ: ………………

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC THÁI ĐỘ CỦA CÁN BỘ, NHÂN VIÊN Y
TẾ TRONG QUẢN LÝ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN ………… NĂM 2020

Đề cương nghiên cứu cấp cơ sở chuyên ngành lao và phổi
Mã số:

THÁI NGUYÊN - 2020



MỤC LỤC
BVL&BP: BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI.............................................................................. III
CBNV: CÁN BỘ, NHÂN VIÊN........................................................................................................ III
CBVC: CÁN BỘ VIÊN CHỨC.......................................................................................................... III
KCB: KHÁM CHỮA BỆNH............................................................................................................. III
NCKH: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC............................................................................................... III
TTB: TRANG THIẾT BỊ.................................................................................................................. III
TTBYT: TRANG THIẾT BỊ Y TẾ................................................................................................... III
WTO: TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI................................................................................III
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................... IV
DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................................................... V
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................................................ 7

1.1 Khái niệm và đặc điểm của trang thiết bị y tế.................................................7
1.3 Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng TTBYT tại các cơ sở y tế.........................11
1.3.1 Nguyên tắc quản lý sử dụng TTBYT.........................................................11
1.4 Khái quát về trang thiết bị tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Thái Nguyên
.............................................................................................................................13
BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI TỈNH THÁI NGUYÊN LÀ BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA
HẠNG II TUYẾN TỈNH QUY MÔ 270 GIƯỜNG BỆNH. BỆNH VIỆN ĐÃ ĐƯA VÀO SỬ
DỤNG HƠN 130 CHỦNG LOẠI VÀ 1938 ĐƠN VỊ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ [2]. ĐƯỢC
PHÂN VỀ 09 KHOA VỚI 146 CÁN BỘ NHÂN VIÊN Y TẾ TRỰC TIẾP QUẢN LÝ SỬ
DỤNG [3]. TRONG ĐÓ:................................................................................................................. 13
- KHOA KSNK: CÓ 07 TRANG THIẾT BỊ Y TẾ VỚI 06 CBNV Y TẾ ĐANG QUẢN LÝ SỬ
DỤNG................................................................................................................................................ 14


CHƯƠNG 2...................................................................................................................................... 15

CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................17

3.1 Đặc điểm chung của CBNV..........................................................................17
3.2 Kiến thức của CBNV về khái niệm TTBYT.................................................19
3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của CBNV........................................22
BÀN LUẬN........................................................................................................................................ 26
KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 27
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................................................ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 29
5. Bộ y tế (2014) Chính sách phát triển y tế, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế.........................29

PHỤ LỤC 1...................................................................................................................................... 30


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVL&BP: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
CBNV:

Cán bộ, nhân viên

CBVC:

Cán bộ viên chức

KCB:

Khám chữa bệnh

NCKH:


Nghiên cứu khoa học

TTB:

Trang thiết bị

TTBYT:

Trang thiết bị y tế

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Thái nguyên là đơn vị y tế nằm trong
hệ thống y tế nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ
và phịng bệnh cho nhân dân. Với số lượng thực kê trên 200 giường, mỗi năm
bệnh viện tiếp đón hàng nghìn lượt bệnh nhân đến khám và điều trị. Để đáp
ứng điều kiện về khám và chữa bệnh ngoài yếu tố nhân lực, thuốc men, trang
thiết bị y tế là nhân tố không thể thiếu.
Trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, nhân viên y tế
trong chẩn đoán, điều trị có hiệu quả các căn bệnh phức tạp, hiểm nghèo. Hiện

nay bệnh viện đã tiếp nhận và sử dụng nhiều TTBYT kỹ thuật cao, hiện đại
giúp cho việc chẩn đoán chính xác và điều trị đạt hiệu quả cao như: máy chụp
cắt lớp vi tính, máy siêu âm doppler màu, máy xét nghiệm sinh hóa tự động...
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn những tồn tại và thách thức lớn. Do
Việt Nam là một nước còn nghèo, nền kinh tế đang phát triển, nguồn ngân
sách cho y tế của nước ta còn hạn chế, trong nhiều năm qua TTBYT cấp về
cho Bệnh viện được cung cấp từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Nhưng
khơng được đánh giá hồn tồn chính xác nhu cầu nên có tình trạng chưa đồng
bộ và lạc hậu. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý sử dụng TTBYT tại
BVL&BP vừa thiếu về số lượng, và cịn hạn chế về trình độ chun mơn, chủ
yếu là cán bộ kiêm nhiệm.
Quản lý sử dụng TTBYT có hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng
KCB tại BVL&BP, giảm được kinh phí đầu tư, nâng cao tuổi thọ của thiết bị,
hỗ trợ công tác chuyên môn, cho cán bộ y tế. Từ đó thu dung người bệnh, góp
phần làm giảm sự quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đồng thời người dân
được hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại tuyến tỉnh, vì vậy giảm
được chi phí đi lại khơng cần thiết, việc này rất có ý nghĩa đối với người
nghèo, những người bệnh ở vùng sâu, vùng xa, ở xa với những bệnh viện lớn
tuyến trên có trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
5


Đặc thù là bệnh viện chuyên khoa, lại nằm trong khu vực miền núi khó
khăn về kinh tế, địa lý nên việc thu hút nhân lực cho BVL&BP còn gặp nhiều
khó khăn. Nhân lực quản lý sử dụng trang thiết bị y tế chủ yếu là cán bộ kiêm
nhiệm như bác sỹ, điều dưỡng… Những cán bộ này phần nhiều thời gian phải
tập chung cho công tác chuyên môn điều trị bệnh nhân, kiến thức trong công
tác quản lý sử dụng trang thiết bị y tế đã đáp ứng được u cầu cơng việc hay
chưa thì tại Bệnh viện lao và bệnh phổi chưa có nghiên cứu nào đánh giá. Do
đó, việc khảo sát kiến thức, thái độ của CBNV y tế trong quản lý sử dụng

TTBYT tại BVL&BP là hết sức cần thiết.
Vì vậy tơi tiến hành đề tài: “Đánh giá kiến thức, thái độ của cán bộ,
nhân viên y tế trong quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Lao và
bệnh Phổi năm 2020” nhằm hai mục tiêu:
1, Mô tả kiến thức, thái độ của cán bộ, nhân viên y tế trong quản lý sử
dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Thái Nguyên.
2, Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ quản lý sử
dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Thái nguyên trong
thời gian tới

6


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm và đặc điểm của trang thiết bị y tế
1.1.1 Khái niệm về trang thiết bị y tế
Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc
thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ
hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục
vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
- Chẩn đốn, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc
bù đắp tổn thương, chấn thương;
- Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
- Kiểm sốt sự thụ thai;
- Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy
trình xét nghiệm;
- Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế;
- Cung cấp thông tin cho việc chẩn đốn, theo dõi, điều trị thơng qua biện

pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
- Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc
trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ
trợ để đạt mục đích nêu trên [7].
* Bên cạnh đó một số tài liệu cũng cho rằng: Trang thiết bị y tế là một
loại hàng hoá đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn được cập nhật ứng dụng các
tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi [1].
1.1.2 Đặc điểm của trang thiết bị y tế [10]
Hiện nay, nhiều loại TTBYT hiện đại đang được sử dụng trong lĩnh vực
khám chữa bệnh cho con người. Đó là con đẻ của việc ứng dụng khoa học
công nghệ, đã giúp cho việc chẩn đốn, điều trị bệnh một cách nhanh chóng,
chính xác, an tồn, hiệu quả cao. Vì vậy đã ít gây ra biến chứng cho người
7


bệnh. Xét về phương diện tinh thần, TTBYT còn giúp cho người thầy thuốc
thêm vững tin và yên tâm trong cơng việc khám chữa bệnh, đồng thời cịn giúp
cho người bệnh thêm lạc quan, hy vọng hơn với việc đẩy lùi căn bệnh đang
điều trị .
Mỗi loại trang thiết bị y tế có đặc điểm riêng và được sử dụng linh hoạt
cho các đối tượng khác nhau. Đặc điểm TTBYT thể hiện:
a) Trang thiết bị y tế là tài sản cố định có giá trị cao.
Trang thiết bị hiện nay cho ngành y tế thường là hiện đại nên có giá trị
cao, đắt tiền. Nó được sản xuất gắn liền với thành tựu của khoa học tiên tiến
về khám chữa bệnh.
b) Trang thiết bị y tế tại bệnh viện tuyến tỉnh thường được hình thành từ
nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có từ ngân sách nhà nước, các loại viện
trợ, quỹ phát triển khoa học và tự mỗi đơn vị mua sắm.
c) Trang thiết bị y tế ở Việt Nam phần lớn được nhập khẩu từ các nước
có nền khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải cập nhật và

nâng cao trình độ thường xuyên.
d) Trang thiết bị y tế bao gồm nhiều loại khác nhau, có tính năng sử
dụng khác nhau:
* Loại thiết bị cá nhân: TTBYT được sử dụng tại tư gia (Homecare) dựa
trên kỹ thuật y tế viễn thông ( Telemedicine) rất thích hợp với hồn cảnh các
nước đang phát triển và xu hướng quốc tế . Với số lượng tiêu thụ lớn vì có thể
sử dụng linh hoạt ở những vùng xa lẫn thành thị và có thể xuất khẩu đến các
nước chậm tiến, chúng mang đến lợi nhuận kinh tế cao, rất hấp dẫn đối với
doanh nhân.Việc sản xuất chúng khơng cần địi hỏi kinh nghiệm q cao hay
đầu tư lớn, phù hợp với các công ty mới khởi nghiệp. Thêm vào đó, loại trang
thiết bị (TTB) này có thể giúp chúng ta phát triển một hệ thống y tế điện tử (EHealchcare) . Đây là một phương cách vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách vừa đặt
nền tảng cho một nền tảng y tế hiện đại.

8


* Loại TTBYT đơn giản: Đây là loại thiết bị đơn giản dễ sử dụng, kết
hợp với những thiết bị khác được sử dụng trong Bệnh viện, đặc biệt là đơn vị
y tế nhỏ.
* Loại thiết bị nghiên cứu: Đây là những thiết bị đáp ứng nhu cầu trong
các phòng nghiên cứu khoa học. Mặc dù hiệu quả kinh tế không phát huy
được ngay nhưng đây là cách hỗ trợ và xây dựng một hướng phát triển lâu
dài, nhằm tăng cường năng lực cho bệnh viện.
* Loại TTBYT thuộc cảm biến y sinh: Đây là những thiết bị được thiết
kế trên nền kiến thức khoa học và kỹ thuật cao như cơng nghệ nano và vi
mạch. Nó được trang bị đối với các bệnh viện lớn, kết hợp vừa nghiên cứu,
vừa khám, chữa bệnh.
1.2 Thực trạng quản lý sử dụng TTBYT tại Việt Nam
1.2.1. Những thành tựu đã đạt được
Ngành y tế đã đầu tư nâng cấp TTB cho các cơ sở thuộc các lĩnh vực: Y

tế dự phòng, KCB, Y dược học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ sản suất thuốc và TTBYT. Đặc biệt các Bệnh viện Đa
khoa tuyến tỉnh đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới,
sử dụng nhiều phương tiện hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh, góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.Từng bước đổi mới
công tác quản lý sắp xếp và tổ chức lại hệ thống công ty, xí nghiệp TTBYT,
các viện nghiên cứu và trường đào tạo, từng bước lập lại trật tự trong lĩnh
vực kinh doanh, xuất nhập khẩu TTBYT. Một số nhà máy, xí nghiệp sản suất
TTBYT đã được đầu tư công nghệ tiên tiến. Những TTBYT thông thường
của bệnh viện đã được nội địa hoá cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng
được một phần yêu cầu hoạt động của ngành y tế trong nước và bước đầu đi
vào xuất khẩu.
Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình
ảnh, xét nghiệm sinh hố, phịng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang bị một
9


số thiết bị cơ bản: máy X quang cao tần tăng sáng truyền hình, máy siêu âm,
máy nội soi, máy xét nghiệm hoá sinh nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây
mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân v.v...
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều được trang bị đủ
trang thiết bị để sàng lọc phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HIV, viêm gan, một
số yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác truyền máu an tồn.
Hiện nay chính phủ đã có những bước điều chỉnh các quy định, luật lệ
và chính sách kinh tế vĩ mô cho phù hợp với các quy định quốc tế, tạo ra môi
trường đầu tư và kinh doanh ngày càng thuận lợi, thơng thống và minh bạch
hơn cho tất cả các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp kinh doanh và sản
xuất TTBYT. Cơng tác rà sốt, ban hành các quy định, văn bản pháp quy và
hoạch định chính sách trong quản lý nhà nước về lĩnh vực TTBYT cũng đang
được thực hiện để phù hợp với các quy định của WTO.

1.2.2. Những hạn chế trong quản lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ về nguồn nhân lực kỹ thuật trang
thiết bị y tế tại 35 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 144 bệnh viện đa khoa tuyến
huyện, 66 trung tâm y tế, phòng khám đa khoa thuộc 30 tỉnh/thành phố (năm
2007) thì tỷ lệ cán bộ phụ trách về vật tư, trang thiết bị y tế rất thấp: chỉ có 6%
là kỹ sư; 59% là kỹ thuật viên; còn lại 35% là các cán bộ khác (kiêm nhiệm
bao gồm: bác sỹ, dược sĩ, y sĩ...) [8].
Trang thiết bị y tế của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu, chưa
đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Hầu hết trang thiết bị y tế
đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và
sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa phương khơng
có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên
10


môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có. Năng lực
của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ
thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu
về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với u cầu. Nhiều bệnh viện tỉnh chưa
có phịng quản lý Vật tư - thiết bị y tế [9].
Các xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế cịn ít, chủng loại nghèo nàn,
chất lượng sản phẩm chưa cao. Hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa
hoàn chỉnh, thiếu vốn, thiếu thơng tin, thiếu cán bộ có nghiệp vụ thương mại
và trình độ kỹ thuật về trang thiết bị y tế [9].
Hậu quả là nhiều cơ sở kỹ thuật và trang thiết bị tại các cơ sở y tế từ
trung ương đến địa phương nhiều nơi bị xuống cấp đặc biệt về chất lượng, độ
chính xác, độ ổn định, độ an tồn do khơng được bảo dưỡng, sửa chữa và
kiểm tra, kiểm chuẩn kịp thời; các thiết bị tại các tuyến y tế cơ sở được sử
dụng cho đến khi bị hỏng hóc lớn mới được sửa chữa thay thế, gây lãng phí
về hiệu quả đầu tư và ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng khám chữa bệnh.

Thậm chí, tại một số đơn vị tồn tại tình trạng thiết bị được đầu tư nhưng hoặc
sử dụng khơng có hiệu quả…
1.3 Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng TTBYT tại các cơ sở y tế
1.3.1 Nguyên tắc quản lý sử dụng TTBYT
Trang thiết bị y tế là một loại tài sản đặc biệt, chủng loại đa dạng nên
quản lý sử dụng TTBYT cũng có những đặc trưng riêng. Cũng như các lĩnh
vực kỹ thuật, chuyên môn trong ngành y tế, lĩnh vực TTBYT như trên đã
11


trình bày thực chất là một bộ phận kỹ thuật phức tạp, đa dạng với giá trị kinh
tế lớn, là một phần tài sản quý giá của ngành y tế .
Vì vậy vấn đề quản lý sử dụng là hết sức quan trọng và phải được
quán triệt trong toàn ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ
sở y tế.
Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định
Nguyên tắc quản lý sử dụng TTBYT tại các cơ sở y tế:
1. Việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phải theo đúng mục đích,
cơng năng, chế độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
2. Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn phải tuân
thủ quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về
kiểm định, hiệu chuẩn.
Đối với các trang thiết bị y tế có u cầu nghiêm ngặt về an tồn vệ
sinh lao động thì ngồi việc phải tn thủ các quy định về kiểm tra, bảo
dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn phải tuân thủ quy định của pháp luật
về an toàn vệ sinh lao động.
3. Phải lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về trang thiết bị y tế; thực
hiện hạch toán kịp thời, đầy đủ trang thiết bị y tế về hiện vật và giá trị theo
quy định hiện hành của pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định pháp
luật khác có liên quan; bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo quy

định.

12


4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm
quyền về quản lý trang thiết bị y tế.
1.3.2 Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên y tế trong quan lý sử dụng TTBYT
Tất cả các cán bộ trong bệnh viện đều phải có trách nhiệm gìn giữ và
bảo vệ TTB.
Bảo vệ tài sản, TTB được coi là nghĩa vụ, là quyền lợi thiết thân của
mỗi cán bộ CNVC trong đơn vị. Những người được trực tiếp phân công quản
lý, sử dụng, bảo quản, vận chuyển thì phải ln chú ý tính tốn sử dụng cho
thật hợp lý, hết công suất bảo đảm cho tài sản được an toàn về số lượng và
chất lượng.
1.4 Khái quát về trang thiết bị tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Thái
Nguyên
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Thái Nguyên là Bệnh viện chuyên khoa
hạng II tuyến tỉnh quy mô 270 giường bệnh. Bệnh viện đã đưa vào sử dụng hơn
130 chủng loại và 1938 đơn vị trang thiết bị y tế [2]. Được phân về 09 khoa với
146 cán bộ nhân viên y tế trực tiếp quản lý sử dụng [3]. Trong đó:
-Khoa

khám bệnh: có 67 trang biết bị y tế với 12 CBNV y tế đang quản lý

sử dụng;
-Khoa Nội 1: có 388 trang biết bị y tế với 20 CBNV y tế đang quản lý sử
dụng;
-Khoa Nội 2: có 252 trang biết bị y tế với 22 CBNV y tế đang quản lý sử
dụng;

-Khoa Nội 3: có 396 trang biết bị y tế với 25 CBNV y tế đang quản lý sử
dụng;
-Khoa Nội 4: có 297 trang biết bị y tế với 21 CBNV y tế đang quản lý sử
dụng;
-Khoa HSCC: có 255 trang biết bị y tế với 19 CBNV y tế đang quản lý sử
dụng;
13


-Khoa CĐHA: có 70 trang biết bị y tế với 09 CBNV y tế đang quản lý sử
dụng;
-Khoa Xét Nghiêm: có 206 trang biết bị y tế với 12 CBNV y tế đang quản
lý sử dụng;
- Khoa KSNK: có 07 trang thiết bị y tế với 06 CBNV y tế đang quản lý sử
dụng.

14


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cán bộ, nhân viên liên quan đến quản lý sử dụng TTBYT.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Cán bộ, nhân viên liên quan đến quản lý sử dụng TTBYT.
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2. Thời gian nghiên cứu và Địa điểm nghiên cứu

-Từ tháng 03/2020 – 11/2020
- Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái Nguyên
2.3 Thiết kế nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp điều tra nghiên cứu, thống kê học
2.4. Cỡ mẫu
- Toàn bộ cán bộ, nhân viên liên quan đến quản lý sử dụng TTBYT
2.5 Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
-

Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc kiến thức, thái độ về

quản lý sử dụng TTBYT (phụ lục 1).
-

Bộ câu hỏi được thiết kế chặt chẽ đầy đủ, rõ ràng, chính xác

và tiến hành điều tra thử trước khi tiến hành nghiên cứu
2.7. Các chỉ số nghiên cứu
2.7.1 Đặc điểm chung của cán bộ, công nhân viên
Tuổi: tuổi trung bình, tuổi lớn nhất, nhỏ nhất, phân bố nhóm tuổi
Tỷ lệ nam/nữ
Trình độ của CBNV tham gia nghiên cứu
Thâm niên công tác của CBNV
15


2.7.2 Đánh giá kiến thức, thái độ của CBNV về quản lý sử dụng
TTBYT Tỷ lệ CBNV biết các khái niệm về TTBYT
Tỷ lệ CBNV hiểu các đặc điểm của TTBYT

Tỷ lệ CBNV biết các nguyên tắc quản lý sử dụng TTBYT
Thái độ của CBNV về tầm quan trọng của việc tìm hiểu các khái niệm về
TTBYT
Thái độ của CBNV về tầm quan trọng của việc hiểu các đặc điểm của
TTBYT
Thái độ của CBNV về tầm quan trọng của việc hiểu, biết về các nguyên
tắc quản lý sử dụng TTBYT
2.7.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của CBNV
Mối liên quan giữa tuổi với kiến thức
Mối liên quan giữa giới với kiến thức
Mối liên quan giữa trình độ chun mơn với kiến thức
Mối liên quan giữa thâm niên công tác với kiến thức
Mối liên quan giữa tuổi với thái độ
Mối liên quan giữa giới với thái độ
Mối liên quan giữa trình độ chun mơn với thái độ
Mối liên quan giữa thâm niên công tác với thái độ
Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ
2.8. Phương pháp phân tích và xử số liệu
- Xử lý số liệu bằng thuật toán thống kê cơ bản (tỷ lệ %, giá trị trung
bình…);
2.9. Đạo đức nghiên cứu
Đề tài được thực hiện khi hội đồng NCKH thông qua và không có mục
đích nào khác ngồi thực hiện mục tiêu của đề tài.

16


Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của CBNV
Chỉ số


Bảng 3. 1 Thông tin về độ tuổi
Số lượng(n = )

Tỷ lệ (%)

< 30 tuổi
30 ≤ tuổi < 40
40 ≤ tuổi < 50
50 ≤ tuổi <60
Tuổi trung bình, độ lệch
Tuổi lớn nhất
Tuổi nhỏ nhất
Nhận xét:

Biểu đồ 3. 1 Tỷ lệ nam/nữ
Nhận xét:

Bảng 3. 2 Trình độ của CBNV
Kết quả
Số lượng
17

Tỷ lệ %


Trình độ Đại học
Cao đẳng, trung cấp
Tổng
Nhận xét:


Biểu đồ 3. 2 Thâm niên công tác của CBNV
Nhận xét:

18


3.2 Kiến thức của CBNV về khái niệm TTBYT

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ CBNV biết các khái niệm về TTBYT
Bảng 3.3 Tỷ lệ CBNV biết các đặc điểm của TTBYT
Đặc điểm

Đúng(SL,%)

Chưa đúng(SL,%)

Tài sản cố định có giá trị cao
Được mua/cấp từ nhiều nguồn
Thường là ngoại nhập
Gồm nhiều loại khác nhau
Bảng 3.4 Tỷ lệ CBNV biết các nguyên tắc quản lý sử dụng TTBYT
Nguyên Tắc
Đúng(SL,%)
Chưa đúng(SL,
%)
1. Việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế
phải theo đúng mục đích, cơng năng, chế
độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
2.Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm

định, hiệu chuẩn phải tuân thủ quy định của
nhà sản xuất, trừ trường hợp pháp luật có
19


quy định khác về kiểm định, hiệu chuẩn.
Đối với các trang thiết bị y tế có yêu cầu
nghiêm ngặt về an tồn vệ sinh lao động thì
ngồi việc phải tn thủ các quy định về
kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định,
hiệu chuẩn phải tuân thủ quy định của pháp
luật về an toàn vệ sinh lao động.
3. Phải lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về
trang thiết bị y tế; thực hiện hạch toán kịp
thời, đầy đủ trang thiết bị y tế về hiện vật
và giá trị theo quy định hiện hành của pháp
luật về kế toán, thống kê và các quy định
pháp luật khác có liên quan; bảo đảm kinh
phí thực hiện các nhiệm vụ.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của
cơ quan quản lý có thẩm quyền về quản lý
trang thiết bị y tế
Nhận xét:

20


Biểu đồ 3.4 Kiến thức chung về quản lý sử dụng TTBYT
Bảng 3. 5 Thái độ của CBNV về quản lý sử dụng TTBYT
Ý kiến

TT
1

Nội dung

Rất đồng ý

Đồng ý

Lưỡng lự

Không

Rất không

(SL,%)

(SL,%)

(SL,%)

đồng ý

đồng ý

(SL,%)

(SL,%)

Hiểu biết về khái

niệm TTBYT là quan

2

trọng
Hiểu biết về đặc điểm

3

TTBYT là cần thiết
Hiểu biết về nguyên
tắc quản lý sử dụng
TTBYT là quan trọng

Nhận xét:

21


Biểu đồ 3.5 Thái độ chung về quản lý sử dụng TTBYT
3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của CBNV

Bảng 3.6 Mối liên quan giữa tuổi với kiến thức
Kiến thức
Tuổi

Tốt

Chưa tốt


Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lượng

%

lượng

%

p

<30 tuổi
≥ 30 tuổi
Nhận xét

Bảng 3. 7 Mối liên quan giữa giới với kiến thức
Giới
Kiến thức
22

p



×