Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu Nhà toán học Giovanni Ceva pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.36 KB, 1 trang )

Nhà toán học Giovanni Ceva (1647 - 1734)
Giovanni Ceva sinh ngày 7 tháng 12 năm 1647 tại Milan, nước Ý. Ông mất ngày 15
tháng 6 năm 1734 tại Mantua, nước Ý.
Thuở nhỏ, ông theo học tại trường dòng Thiên chúa giáo ở Milan. Lớn lên ông học ở
Đại học Pisa, và sau đó, năm 1686 được bổ nhiệm làm giáo sư Toán tại trường Đại
học Mantua, nơi ông gắn bó suốt đời.
Năm 1686, khi mới được bổ nhiệm, Giovanni Ceva làm việc dưới quyền cai trị của
vua Gonzagas. Tuy nhiên, năm 1708 nước Áo đem quân chiếm đóng và bắt đầu xây
dựng công sự. Giovanni Ceva nhanh chóng chuyển sang làm việc dưới chế độ thống
trị của người Áo.
Phần lớn cuộc đời, Giovanni Ceva giành cho việc nghiên cứu hình học. Ông đã khám
phá ra một trong những kết quả quan trọng về tam giác bằng phương pháp hình học
tổng hợp. Định lý phát biểu rằng các đường thẳng qua đỉnh của tam giác và cắt cạnh
đối diện rõ ràng là đồng quy khi tích tỷ số các đoạn thẳng chia cạnh tam giác bằng 1
(xem hình minh họa để nắm rõ hơn). Định lý Ceva này được in trong cuốn “De lineis
rectis” (1678).
Ceva cũng phát hiện lại và xuất bản định lý Menelaus. Ông còn nghiên cứu ứng dụng
của hình học vào cơ học và tĩnh học. Ông đã có một kết luận sai rằng chu kỳ dao
động của hai con lắc tỷ lệ với chiều dài của chúng, tuy nhiên, sau đó ông đã sửa
chữa sai lầm này.
Ceva cho xuất bản “Opuscula mathematica” năm 1682. Trong “Geometria Motus”
(1692), trong một chừng mực nào đó, ông đã có đề cập đến phép tính vi phân. Năm
1711, ông cho ra đời cuốn “De Re Nummeraria”, một trong những công trình đầu
tiên về toán kinh tế, nhằm tìm ra điều kiện cân bằng cho hệ thống tiền tệ của bang
Mantua.
Ceva cũng có những công trình quan trọng về thủy lực học, tiêu biểu là cuốn “Opus
hydrostaticum” (1728). Ông là một viên chức ở Mantua, và đã dùng kiến thức của
mình về thủy lực học để bác bỏ thành công dự án ngăn dòng chảy của sông Reno đổ
vào sông Po.
(thuantd - diendantoanhoc)

×