Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Thời điểm thuận lợi nhất để ngắm Sao Hoả đang tới docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.75 KB, 2 trang )

Thời điểm thuận lợi nhất để ngắm Sao Hoả
đang tới
Tác giả: Thohry
20/12/2007
Cuối tháng 12 này, sao Hỏa sẽ tiến gần Trái đất hơn bất cứ lúc nào cho
tới tận năm 2016. Hành tinh đỏ hiện tại là ‘ngôi sao’ sáng nhất trên bầu
trời buổi tối và nó hiện diện ngay phía trên đường chân trời khi bóng tối
vừa buông xuống. Nhưng thôi, ta cứ thong thả đợi khoảng vài ba tiếng
đồng hồ để sao Hoả mọc cao lên đã.
Khoảng sau 8 giờ tối, hành tinh Đỏ sẽ lên được độ cao 30 độ nếu nơi bạn
ở là các vùng vĩ tuyến trung bình ở bắc bán cầu. Để ước lưọng, chúng ta
nắm bàn tay lại và dang thẳng cánh tay, góc nhìn của nắm tay tương
đương với 10 độ. (Ở Việt Nam và các khu vực có vĩ tuyến thấp sẽ thấy
sao Hỏa mọc cao hơn). Từ sau nửa đêm, hành tinh Đỏ trông càng sắc nét và nổi bật.
Sao Hỏa đang trong giai đoạn chạy giật lùi trong nền trời sao (ở khu vực chòm Gemini) và sẽ vượt tới chòm
Taurus vào ngày 30/12. Hành tinh này sẽ tới vị trí gần Trái đất nhất vào đêm 18/12 (khoảng 6h46 PM giờ
Đông Hoa kỳ). Khi đó khoảng cách của sao Hỏa tới Trái đất sẽ là 88165305km (54783381dặm). 6 ngày sau
đó, đúng vào đêm Giáng sinh, sao Hỏa sẽ ở vào đúng vị trí đối diện với Trái đất (Mặt trời, Trái đất và sao
Hỏa làm thành một đường thẳng). Khi đó, sao Hỏa sẽ có độ sáng biểu kiến là -1,6, và từ đó cho tới
2/1/2008, sao Hỏa còn sáng hơn cả sao Serius (Thiên lang), ngôi sao thực sự sáng nhất trong các vì sao
trên bầu trời
Tới lúc phải sử dụng kính thiên văn rồi !
Nếu bạn có một ống kính thiên văn, cũng không nhất thiết phải xịn lắm đâu, thì đây đúng là thời điểm phải
dùng đến nó để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sao Hỏa. Đương nhiên là các nhà thiên văn nghiệp dư của
chúng ta sẽ phải nhìn bằng được chỏm băng ở phía cực của hành tinh Đỏ cũng như các vết tối trên bề mặt.
Vậy, đừng để ống kính thiên văn của bạn phải nằm im một chỗ nhé, mặc dầu đôi khi để nhìn được thật rõ
cũng không phải là chuyện dễ dàng. Hãy chuẩn bị chương trình, kính và đồ lề ngay từ bây giờ.
Một ống kính thiên văn có độ mở 4 insơ (khoảng 102mm) cùng với thị kính có độ phóng đại 120x là quá đủ
để có thể xem được chỏm băng ở cực bắc sao Hỏa và ít ra cũng thêm được một vài vết tối đặc trưng trên
bề mặt, tất nhiên là bạn phải được thời tiết ủng hộ nữa.
Vào tháng 1, hành tinh Đỏ lại chia tay Trái đất cũng vội vã như khi nó tới. Trong tháng 1, sao Hỏa sẽ tăng


khoảng cách tới Trái đất từ 91 triệu km lên 116,3 triệu km, độ sáng biểu kiến cũng giảm từ -1,5 tới 0,6. Tuy
nhiên, sao Hỏa lúc đó vẫn rất dễ thấy do vị trí của nó vẫn nằm đối diện với Mặt trời.
Khác với hồi đầu mùa Thu, khi mà bạn phải thức dậy thật sớm mới có thể xem được hành tinh Đỏ mọc trên
bầu trời, vào những thời điểm cuối tháng 12 này, sao Hỏa đã lên tới điểm cao nhất vào lúc 11 giờ đêm và
tới cuối tháng 1, thời điểm đó còn sớm hơn nữa: khoảng 9 giờ kém 15 phút tối.
Khoảng thời gian mà sao Hỏa sẽ gây sự chú ý nhiều nhất chính là đêm trước đêm Giáng sinh (23/12). Khi
đó Mặt trăng đang vào cữ rằm, do vậy sao Hỏa sẽ đóng vai trò như một người đồng hành với Mặt trăng
suốt cả đêm. Thực sự ra thì vào đêm đó, trong khi trên bầu trời hầu khắp nước Mỹ, 2 thiên thể này luôn rất
gần nhau, nhưng ở những nơi khác như Tây bắc Thái bình dương (chắc có cả Việt Nam), Tây Canada và
châu Âu, Mặt trăng sẽ che khuất hoàn toàn sao Hỏa !.
Theo Space.com

×