Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hợp Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.22 KB, 71 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
------
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3
PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG ............................................................ 5
CỦA CÔNG TY THHH HỢP THÀNH .............................................................. 5
I - KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG V N V TH C T P     ....................... 5
1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 5
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm ........... 7
II - C I M HO T NG S N XU T KINH DOANH        ............................ 9
1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. ..................................................... 9
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. ........................................ 13
3. Tình hình tài chính của công ty ................................................................. 16
III - C I M T CH C H CH TOÁN K TOÁN.       ...................................... 17
1. Đặc điểm bộ máy kế toán: ........................................................................... 17
2. Đặc điểm về tổ chức chứng từ kế toán: ...................................................... 21
Chứng từ kế toán liên quan tới chỉ tiêu TSCĐ ............................................... 22
3. Chế độ kế toán và hệ thống tài khoản sử dụng trong đơn vị: ................... 23
4. Đặc điểm sổ sách kế toán sử dụng: ............................................................. 25
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY ................................................. 27
I . C I M THÀNH PH M VÀ PH NG PHÁP ÁNH GIÁ THÀNH     
PH M T I CÔNG TY  .......................................................................................... 27
1. Đặc điểm thành phẩm . ............................................................................... 27
2. Phương pháp đánh giá thành phẩm nhập xuất kho trong công ty. ............ 27
2.1 . i v i th nh ph m nh p kho.à    ........................................................... 27
2.2. i v i th nh ph m xu t kho.à    ............................................................ 28
II . K TOÁN TIÊU TH THÀNH PH M VÀ XÁC NH K T QU TIÊU TH      
.............................................................................................................................. 28
1 . Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm, hình thức quản lý khâu tiêu thụ sản phẩm
tại công ty. ....................................................................................................... 28


1.1. c i m tiêu th th nh ph m.à     ......................................................... 28
1.2.Hình th c qu n lý khâu tiêu th t i công ty.    ..................................... 29
2. Phương tiêu thụ và phương thức thanh toán. ............................................. 29
2.1. Ph ng th c tiêu th .!"   .......................................................................... 29
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2. Ph ng th c thanh toán.!"  ...................................................................... 31
3. Kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết qủa tiêu thụ. ........................... 31
3.1. Ch ng t s d ng. # $  ............................................................................... 31
3.2. Trình t luân chuy n ch ng t .% &  # .......................................................... 32
3.3. T i kho n k toán áp d ng.à ' (  ................................................................. 37
3.4. K toán chi ti t quá trình tiêu th .) )  ..................................................... 37
3.4.1. K toán chi ti t doanh thu bán h ng. à( ( ........................................... 37
3.4.2. K toán chi ti t giá v n h ng bán.à( (  ............................................... 44
3.4.3. K toán chi phí bán h ng.à( ............................................................ 46
3.4.4. K toán chi phí qu n lý doanh nghi p.)  * ....................................... 47
3.5. K toán t ng h p tiêu th th nh ph m v xác nh k t qu tiêu th .à à( + ,   - ( ' 
...................................................................................................................... 49
PHẦN III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ .......................................... 62
THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢTIÊU THỤ ................................ 62
I. ÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH K TOÁN TIÊU TH THÀNH PH M VÀ   
XÁC NH K T Q A TIÊU TH T I CÔNG TY  .   .............................................. 62
1. Ưu điểm: ...................................................................................................... 62
2. Tồn tại. ......................................................................................................... 64
II. M T S Ý KI N ÓNG GÓP NH M HOÀN THI N CÔNG TÁC K TOÁN /   0 1 
TIÊU TH THÀNH PH M VÀ XÁC NH K T QU TIÊU TH      .................... 65
1. Luân chuyển chứng từ. ................................................................................ 65
2. Về phương pháp tính trị giá thành phẩm xuất bán. .................................... 67
3. Làm tốt công tác sử dụng vốn. .................................................................... 67

4. Về kế toán quản trị: ..................................................................................... 67
5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. ..................................................................... 68
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 69
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Sự thành công của nền kinh tế quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong
những yếu tố quan trọng là yếu tố hội nhập. Cùng với sự chuyển biến toàn diện và sâu
sắc, đất nước ta đang dần vươn cao hơn, hoà nhịp với sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn phấn đấu kinh
doanh hiệu quả, giành vị thế cạnh tranh trên thị trường nội địa, hướng tới chiếm lĩnh
thị trường nước ngòai. Trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, kế toán là bộ phận cấu
thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinhh tế tài chính, không những với
vai trò điều hành mà còn với vai trò kiểm soát hoạt động kinh tế.
Như chúng ta đã biết đối với các nội dung sản xuất kinh doanh thì quá trình
hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và kết quả hoạt động kinh doanh luôn giữ
vị trí quan trọng trong khâu kế toán bởi hoạt động chính của họ là sản xuất và tiêu thụ.
Các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải tính toán: “sản
xuất cái gì? sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?’’; “kinh doanh nó ra sao? Có đáp
ứng được nhu cầu trên thị trường không?’’... Như vậy, song song với vấn đề sản xuất
cái gì thì vấn đề tiêu thụ được đặt ra cấp bách, là mấu chốt quyết định khả năng tăng
trưởng cạnh tranh của doanh nghiệp và là chìa khoá mở cửa cho sự sống còn của
doanh nghiệp trên thương trường. Phải tiêu thụ được thành phẩm mới tạo nguồn tích
luỹ cho doanh nghiệp và xã hội. Xuất phát từ đó, kế toán tiêu thụ giữ vai trò quan
trọng trong việc phản ánh kết quả của tiêu thụ sản phẩm nói riêng, của sản xuất kinh
doanh nói chung có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác kế toán tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, do đó em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Hoàn thiện
kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hợp

Thành’’ cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Với mục tiêu tiếp cận thực tế từ đó đi sâu
nghiên cứu cách thức tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Từ quá trình phân tích đó để xem xét đánh gía các hoạt động sản xuất kinh
doanh, đề ra những kiến nghị về phương hướng, biện pháp giải quyết các tồn tại ở
công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 nội dung:
Phần I : Những đặc điểm chung của công ty TNHH Hợp Thành.
Phần II : Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kế quả tiêu thụ
tại công ty.
Phần III : Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu
thụ tại công ty TNHH Hợp Thành.
Trong thời gian thực tập tại công ty, mặc dù rất cố gắng song do trình độ
nghiên cứu, tổng hợp còn hạn chế và thời gian thực tập không nhiều nên chắc chắn
báo cáo này còn nhiều thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm
Quang và cán bộ phòng kế toán công ty TNHH Hợp Thành đã giúp em hoàn thành
chuyên đề này. Và em cũng rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài
viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA CÔNG TY THHH HỢP THÀNH
I - KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2002 nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển khá cao so với tốc độ phát
triển nền kinh tế thế giới. Có được thành tựu đó là do Đảng, Nhà nước ta có

những chính sách phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, nhất là sau một thời
gian thực hiện luật doanh nghiệp, luật đầu tư trong nước và nước ngoài cũng như
các chính sách khuyến khích đầu tư với khu vực kinh tế tư nhân. Nền kinh tế tăng
trưởng cao làm nhu cầu về xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nền
kinh tế cũng như đời sống tăng mạnh. Nắm bắt được cơ hội kinh doanh cũng như
tận dụng nguồn lực sẵn có của mình, Công ty Hợp Thành ra đời với sự đóng góp
của 5 sáng lập viên với số vốn ban đầu là 5 tỷ đồng, với các ngành nghề kinh
doanh chủ yếu:
- Xây dựng dân dụng, sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
- Đại lý ký gửi hàng hoá, vận tải hàng hoá bằng xe liên tỉnh và nội tỉnh.
- Chế biến khoáng sản, phế liệu, phế thải.
- Bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ.
- Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ tùng của xe có động cơ.
Công việc sản xuất kinh doanh cũng như xây dựng và kinh doanh địa ốc của
Công ty được giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm và được hội đồng
thành viên uỷ quyền là người đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật và
các đối tác trong việc sản xuất kinh doanh.
Năm 2002, Công ty đã đầu tư một dây chuyền đồng bộ kính phản quang và
mỹ nghệ phục vụ xây dựng với công suất 0,5 triệu m
2
sản phẩm/năm. Đây là một
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trong những dây chuyền kính phản quang đầu tiên trong ngành công nghiệp kính
và thuỷ tinh tại miền Bắc. Sản phẩm công ty làm ra đã đáp ứng được nhu cầu thị
trường về các mặt hàng kính xây dựng cao cấp trong nước đang ngày càng tăng
mạnh về chất lượng, số lượng và thay thế dần sản phẩm tương tự mà trước đây
còn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Ngoài chức năng sản xuất kính phản quang và mỹ nghệ ra, Công ty còn

tham gia vào thị trường các sản phẩm máy công trình như: máy xúc, máy ủi
chuyên dùng để vào thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Công ty đã có những thành công nhất định trọng thị trường này.
Song song với các hoạt động sản xuất kinh doanh đó, Công ty đã tiến hành
nghiên cứu thị trường Việt Nam. Từ đó nắm bắt được thực tế cũng như nhu cầu
về các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp dệt may trong nước, nhất là các sản
phẩm bông xơ Polyester. Hiện nay các sản phẩm này phải nhập khẩu 100% từ
nước ngoài với giá thành khá cao và nhu cầu thị trường phát triển theo cấp số
nhân. Chính vì vậy, tháng 10/2002, căn cứ vào các báo cáo nghiên cứu thị trường,
sự phát triển ngành công nghiệp dệt may và các chính sách thu hút đầu tư của
Nhà nước cũng như của tỉnh Thái Bình, căn cứ vào khả năng của Công ty, của
các thành viên sáng lập Công ty đã quyết định đầu tư xây dựng một nhà máy liên
hợp sản xuất các phụ liệu phục vụ ngành công nghiệp dệt may như: bông xơ tổng
hợp rỗng, đặc các loại, sản xuất các loại Mexh với cùng mục đích trên Công ty đã
trình dự án lên Sở Kế hoạch và đầu tư Thái Bình và đến ngày 10/10/2002, UBND
tỉnh Thái Bình đã ký quyết định giao đất số 2594/QĐ-UB cho Công ty Hợp thành
tại lô A2 khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh - Thành phố Thái Bình trên một
diện tích là 22.710 m
2
để thực hiện dự án trên.
Với chức năng kinh doanh, với đội ngũ cán bộ, công nhân viên, kỹ thuật
viên của mình, cũng như sự giúp đỡ và chuyển giao công nghệ của các chuyên
gia nước ngoài đã xây dựng một nhà máy sợi bông tổng hợp với công suất thiết
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kế 5.000 tấn/năm. Tháng 4/2004 nhà máy đã cung cấp ra thị trường những tấn
sản phẩm đầu tiên của nhà máy với chất lượng tương đương hàng nhập khẩu
cùng loại. Hiện nay sản phẩm của nhà máy đã có mặt ở hầu khắp các công ty, nhà
máy sản xuất chăn ga gối đệm, bông tấm của liên doanh cũng như của các thành

viên kinh tế khác. Tháng 10/2004 Công ty đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên của
mình ra nước ngoài với số lượng 260 tấn bông xơ các loại.
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm
Hiện nay, do tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng liên kết với
các bạn hàng, khách hàng, thị trường tiêu thụ của Công ty được mở rộng. Tổ
chức sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, thực hiện các chỉ tiêu hướng
dẫn, Công ty luôn thực hiện vượt mức chỉ tiêu kinh tế liên tục tăng trưởng, đảm
bảo nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
Đánh giá những thành tựu mà Công ty thực hiện được trong 3 năm qua thể
hiện khái quát qua các chỉ tiêu sau: (Bảng so sánh tổng hợp)
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BẢNG SO SÁNH TỔNG HỢP
STT
Chỉ tiêu
Năm Giá trị so sánh
2003 2004 2005
Tuyệt đối Tương đối (%)
2004/2003 2005/2004 2004/2003 2005/2004
01 Doanh thu thuần 23.900.584.747 51.940.541.701 77.812.131.247 28.039.956.954 25.871.589.546 217,31 149,81
02 Lợi nhuận sau thuế 119.833.734 1.165.966.239 1.156.427.238 1.046.132.505 - 9.539.001 972,98 99,18
03 Số phải nộp ngân sách 6.318.768.960 3.234.134.432 3.020.833.725 -3.084.634.528 - 213.300.707 51,18 93,40
04 Thu nhập bình quân 450.000 530.000 560.000 80.000 30.000 117,77 105,66
05 Số lao động bình quân 55 350 400 295 50 636,36 114,28
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhận xét:
Từ bảng tổng hợp trên cho thấy : Trong thời gian hoạt động của công ty từ

năm 2003 đến 2005, quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng, số lượng
lao động tăng để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy lợi nhuận sau thuế năm 2005
giảm so với năm 2004 nhưng có thể nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty có hiệu quả, với doanh thu thuần tăng lên rõ rệt qua các năm thu nhập
bình quân trên người lao động tăng lên và doanh nghiệp đảm bảo nghĩa vụ nộp
ngân sách nhà nước.
II - ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Công đoạn 1: Sơ chế nguyên liệu:
Mô tả quy trình công nghệ
Bước 1: Xử lý bụi bẩn và ni lon ngoài vỏ chai:
Cho nguyên liệu thô ban đầu vào trong máy đánh tơi để nguyên liệu trở
thành những chai riêng lẻ. Sau khi được đánh tơi nguyên liệu sẽ đưa vào các
thùng khuấy. Cho nguyên liệu chai PET vào trong thùng khuấy lớn có đường
kính 2,3 m. Sau đó cho vào một bể nước có nhiệt độ từ 80
0
C đến 100
0
C cho động
cơ quay trong vòng 10 phút để loại bỏ toàn bộ các bụi bẩn, nolon và các tạp chất
khác bám vào chai nguyên liệu. Ở nhiệt độ trên, tất cả các tạp chất đều được xử
lý hoàn hảo, còn các tạp chất loại ra được xử lý trong lò xử lý rác công nghiệp.
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
Nhựa chai PET
Xử lý bụi bẩn và
nilon bằng nước
nóng
Phân loại chai
Xay trên lỗ sàng
3,5 x 3,5Nhựa chai PET

Nhập kho Nhặt sạch
Rửa qua máng
rửa, vắt khô
Khuấy rửa nóng
chất tẩy và chà sát
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đưa thùng khuấy vào bể nước số 2 để làm nguội và rửa sạch sẽ.
Tại đây, nguyên liệu sau khi được xử lý sơ qua bụi bẩn và nilon ngoài bình
sẽ được đưa lên băng tải để sang quá trình phân loại nguyên liệu.
Bước 2: Phân loại chai:
Nguyên liệu chai PET sau khi làm sạch được đưa vào băng chuyền để phân
loại theo từng màu sắc khác nhau và cùng chất đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Bước 3: Nghiền giai đoạn 1 với các lỗ sàng 3,5 cm x 3,5 cm:
Ở đây nhựa từ các chai được nghiền thành các mảnh nhỏ với kích thước là
3,5 cm x 3,5 cm. Sau đó rơi vào một máng rửa để loại bỏ tạp chất còn dính theo
chai bị rơi ra qua quá trình nghiền. Ở công đoạn này, các loại nút và nilon còn sót
lại để được phân loại triệt để.
Bước 4: Qua bước xử lý trên, mảnh nhựa được đưa vào thùng khuấy nước
nóng 90
0
C có pha NaOH và khuấy trong thời gian 15 phút rồi qua một trục vít
chà sát rửa sạch các chất keo còn bám trên mảnh nhựa.
Bước 5: Nhựa sau khi được chà sát sạch keo và tạp chất bám dính sẽ qua hệ
thống máng rửa có thiết kế theo nguyên lý con vít vô tận với nước chảy ngược.
Mảnh nhựa tại máng cuối cùng sẽ được đưa vào máy vắt và đưa lên máy
thổi để làm khô và chuyển sang bộ phận nhặt tinh để loại bỏ các mảnh ngả màu,
nhựa tạp chất.
Bước 6: Loại bỏ hoàn toàn các tạp chất còn lại và hoàn thành công đoạn sơ
chế 2.

Công đoạn II: Sản xuất Polyester.
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
a) Quá trình I: Kéo tơ Polyester:
* Mô tả công nghệ:
Nguyên liệu từ công đoạn trên đưa sang sẽ được chuyển vào buồng sấy chân
không làm hàm lượng nước trong nguyên liệu thấp hơn 0,001%. Sau đó được nén
và đun nóng ở nhiệt độ 250-280
0
C. Đồng thời được cho thêm các chất màu để
điều chỉnh màu sắc.
Hỗn hợp nóng chảy trên từ máy nén áp suất được đẩy qua bộ phận lọc sạch
các tạp chất, sạn vào bộ phận bơm do hút định lượng đều đặn để chuyển sang
buồng kéo tơ. Tại đây chất nóng chảy được tăng nhiệt ổn định ở nhiệt độ khoảng
300
0
C để hoá lỏng ở nhiệt độ cao. Sau đó được chuyển sang bộ phận kéo tơ, tuỳ
theo yêu cầu quy cách sợi chất lỏng sẽ được phân phối và phun thành các dòng
chảy rất nhỏ qua các ống có kích thước tương ứng từ 360 đến 2592 lỗ/đĩa phun tơ
thông qua các mấu kéo tơ. Một bộ phận tạo gió thổi vòng quanh sẽ đảm bảo cho
các dòng chảy được đều và làm lạnh dần các dòng tơ nóng này. Theo thiết kế sẽ
có 20 bộ gió thổi vòng đi kèm với 20 bộ kéo tơ công suất tương đương 19.500
tấn/năm (Tính cho cả 02 dây chuyển khi lắp đặt hoàn thành và sử dụng).
Sau khi làm lạnh, sợi tơ được se thành các bó sợi với đường kính khoảng 5
mm đến 10 mm bằng máy kéo dãn và tắm dầu nhẹ chống vón và giảm ma sát
trong các quá trình gia công tiếp theo. Kết thúc gia công tại dây chuyền một, ta
được sản phẩm sợi tơ thô xếp vào thùng đựng tơ, mỗi thùng khoảng 400 Kg.
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
NL mảnh nhựa

PET sạch
Sấy chân không
Nén và nóng
chảy
Lọc sạn và tạp
chất
Đựng trong các
thùng chứa tơ khô
Xe tơ
Kéo sợi thô Định lượng
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
b) Quá trình II: Xử lý xơ Polyester:
* Mô tả công nghệ:
Sợi bán thành phẩm của công đoạn I được chuyển qua công đoạn II, qua
một giá bó tập trung đưa các bó tơ đơn cụm thành băng sợi. Đồng thời đảm bảo
lực dẫn đồng đều của sợi. Trước khi được đưa vào xử lý, sẽ có công nhân phụ
trách cắt đầu sợi, nối sợi đảm bảo sợi vào đồng nhất và liên tục. Tiếp đó, sợi được
đưa liên tiếp vào 03 máy dẫn dắt kéo dãn, trải đều tấm sợi bông xen kẽ các máng
tắm dầu, nước nóng và hấp bông, tăng nhiệt tạo độ trương lực nhất định về độ
dãn của tấm tơ.
Qua 3 máy dẫn dắt, tấm tơ đã được chia đều độ dày mỏng, độ rộng và lực
căng rồi chạy vào máy cuốn khúc khuỷu để tạo cho các tấm tơ có lực bao hợp
nhất định hướng theo chiều dọc ở trạng thái cuốn gấp 2 chiều hoặc xoắn 3 chiều.
Từ máy cuốn khúc khuỷu, tấm tơ qua bộ phận dẫn dắt qua giá căng lực để
cắt tấm tơ, bông thành độ dài đã định (Có thể chưa cắt theo từng kiểu cuộn gấp)
và qua băng chuyền qua máy định hình nhiệt xốp để sấy khô qua 4 khu vực nhiệt
độ khác nhau từ 140 đến 180
0
C dài 12 m với thời gian tổng cộng 20 - 40 phút

định hình ở trạng thái xốp và đượclàm mát ở cuối băng chuyền sấy.
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
Tơ thô
Gom tơ thành

Kéo, tắm nước,
hấp, xếp sợi tơ
thành tấm sợi
Sấy định hình
xốp và làm
mát
Kéo căng và
cắt sợi bông
Uốn khúc tạo lực
bao hợp sợi bông
Đóng gói kiện
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong tương lai, khi có điều kiện thuận lợi, chủ đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư
thêm dây chuyền ép tấm hoặc tết sợi cung cấp bông tấm và sợi chỉ tổng hợp cho
ngành dệt may.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, tính chất phức tạp của kỹ thuật, quy mô sản
xuất và định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Công
ty đã xây dựng bộ máy của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng. Đứng đầu là Ban Giám đốc, Công ty chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vị
thành viên, giúp việc cho Ban Giám đốc có các phòng ban chức năng và nghiệp
vụ. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chịu sự chỉ đạo theo chế
độ một thủ trưởng.
Tổng giám đốc Công ty là người xây dựng chính sách chất lượng phổ biến

cho toàn cán bộ công nhân viên chức trên toàn công ty hiểu để thực hiện. Cung
cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện hệ thống chất lượng. Định kỳ tổ chức cuộc
họp xem xét của lãnh đạo và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Thường
xuyên báo cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phó Tổng giám đốc, người đại diện lãnh đạo điều hành xây dựng hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Thường xuyên báo cáo giám đốc công ty về
tình hình thực hiện nhiệm vụ tiến độ chất lượng công tác được phân công theo
dõi và chỉ đạo. Tình hình hoạt động của công ty cũng như triển khai thực hiện
xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý chất lượng ISO-9000.
Cụ thể chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban như sau:
+ Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực
về tổ chức cán bộ về chế độ phân phối các chính sách đối với người lao động, an
toàn lao động, vệ sinh lao động, công việc quản trị hành chính, công tác văn thư
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lưu trữ, quản lý con dấu, tổ chức giao tiếp phục vụ công tác đối nội, đối ngoại
trong công ty.
Bố trí sắp xếp cán bộ tuyển dụng, cán bộ tham mưu cho lãnh đạo trong việc
đề xuất, tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, nâng lương, nâng bậc hàng
năm cho cán bộ công nhân viên.
Xây dựng kế hoạch phương án cán bộ kế cận, điều động cán bộ phục vụ cho
sản xuất.
Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động, việc tiếp nhận và
kiểm soát các văn bản đến, đi.
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật và cơ điện:
Có chức năng tham mưu lãnh đạo công ty về xây dựng kế hoạch tổ chức
công tác quản lý kỹ thuật, tham mưu cho giám đốc để thực hiện việc xây dựng
định mức quy trình, vật tư nguyên liệu, quản lý vật tư theo kế hoạch.

Khi nhận được kế hoạch sản xuất trong tháng, dựa vào kế hoạch giao hàng,
các điều kiện về nguyên phụ liệu, tài liệu kỹ thuật để tiến hành triển khai chuẩn bị
sản xuất từng loại hàng một trên tinh thần khẩn trương nhất.
Phối hợp với chuyên gia trong quá trình chuyển giao công nghệ.
Lên kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị.
Tham mưu cho Ban giám đốc công ty về hoạt động quản lý chất lượng, biện
pháp nâng cao duy trì chất lượng sản phẩm.
Tham gia việc đánh giá chất lượng nội bộ công ty, xây dựng định mức quy
trình.
Biên dịch các tài liệu kỹ thuật, ban hành phân phối lưu trữ hồ sơ tài liệu kỹ
thuật.
+ Phòng kinh doanh - Xuất nhập khẩu.
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khảo sát và thực hiện những thông tin về thị trường liên quan trong và ngoài
nước.
Xây dựng kế hoạch tiếp thị cho lâu dài và từng thời điểm thích hợp với nhu
cầu thị trường.
Tiếp nhận, xem xét đáp ứng các yêu cầu và giải quyết mọi khiếu nại của
khách hàng. (Nếu các khiếu nại vượt quá khả năng giải quyết của mình).
Xây dựng chiến lược và có kế hoạch quảng cáo, giới thiệu nhằm nâng cao
uy tín của công ty, giao dịch đàm phán soạn thảo các hợp đồng mua bán sản
phẩm với khách hàng.
Xác định các nhà cung ứng vật tư cho nhà máy. Giao dịch soạn thảo hợp
đồng mua bán trong nước hoặc nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất.
Làm thủ tục xuất nhập hàng.
Lên kế hoạch, dự kiến hàng sẽ sản xuất chuyển phòng kế hoạch, kỹ thuật.
+ Phòng kế toán:
Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, cung cấp thông tin số liệu kịp

thời, chính xác cho giám đốc để kịp thời điều hành sản xuất, đồng thời đảm bảo
các nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Mô hình bộ máy quản lý:
3. Tình hình tài chính của công ty
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005
của công ty ta có thể phân tích một số chỉ tiêu tài chính như sau:
STT Chỉ tiêu tài chính Năm 2005
01 Hệ số khả năng thanh toán tạm thời 1,74
02 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,363
03 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 1,49%
04 Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh 1,09%
- Hệ số khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời năm
2005 là 1,74 vậy có thể nói cứ một đồng nợ ngắn hạn có 1,74 đồng tài sản lưu
động để đảm bảo. Đây là một biểu hiện tốt.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Phòng Tổ chức
hành chính
Giám đốc
sản xuất
Phòng
Kế toán
Phòng
kinh doanh - XNK
Chi

nhánh
1:

Nội
Xưởng
kính
-
Mexh
Phòng
kế
hoạch
-
kỹ
thuật
Nhà
máy xơ
Poly-
ester
Xưởng

chế
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm 2005 hệ số này đạt 0,363, điều này cho thấy công ty không có đủ khả
năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn vì lượng hàng tồn kho chiếm tỉ
trọng lớn trong tổng tài sản lưu động.
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu là quan hệ tỉ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và
doanh thu thuần trong kỳ. Trong năm 2005 cứ 1đồng doanh thu tạo ra 0,0149
đồng lợi nhuận với tỷ lệ là 1,49%.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh trong kỳ là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận
đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ. Vậy cứ 1 đồng vốn bình quân
trong kỳ tạo ra 0,0109 đồng lợi nhuận với tỷ lệ là 1,09%.
Qua biểu hiện trên cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả nhưng để đạt hiệu
quả cao hơn nữa công ty cần có biện pháp để giảm tới mức thấp nhất lượng hàng
tồn kho để trang trải các khoản thanh toán nhanh, tránh tình trạng ứ đọng vốn để
đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
III - ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN.
1. Đặc điểm bộ máy kế toán:
Để xây dựng bộ máy kế toán gọn nhẹ và hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tổ
chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý, công ty đã lựa chọn hình thức tổ
chức công tác kế toán tập trung.
Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại
phòng kế toán tài chính của Công ty. Chính nhờ hình thức này đã tạo điều kiện để
kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của kế
toán trưởng cũng như sự chỉ đạo của cấp lãnh đạo công ty đến với toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, với việc trang bị máy vi tính đã giúp cho
việc phân công và chuyên môn hoá đối với nhân viên kế toán.
Căn cứ vào điều lệ kế toán của Nhà nước, quy mô, đặc điểm hoạt động sản
xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý và các điều kiện về trang thiết bị vốn có, công
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ty đã áp dụng hình thức kế toán máy.
Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác
kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán chung toàn công ty.
Nhiệm vụ và chức năng của cán bộ kế toán công ty như sau:
Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng. Kế toán trưởng là viên chức
chuyên môn nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp, có chức năng tham mưu cho giám

đốc công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán, như xây dựng kế hoạch thu chi tài
chính, quản lý các nguồn vốn, thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan đến
công tác tài chính, sử dụng các nguồn vốn một cách hợp lý. Nhằm bảo toàn và
phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Quyết toán tài
chính quan hệ với các ngân hàng, các cơ quan tài chính có liên quan đến công tác
tài chính kế toán, sử dụng các nguồn vốn một cách hợp lý. Nhằm bảo toàn và
phát triển vốn.
- Kế toán trưởng công ty là kiểm soát viên của Nhà nước đặt tại đơn vị kiểm
soát toàn bộ hoạt động tài chính của công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước
theo điều lệ kế toán trưởng quy định trong nghị định số 26/HĐBT ngày
18/8/1989 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu
chi tài chính, quy chế thu nộp thanh toán, kiểm tra việc gìn giữ và sử dụng các
loại tài sản, vật tư, tiền vốn. Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động
tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính của Nhà nước và
của Công ty ban hành.
- Chỉ đạo phòng kế toán công ty cập nhật ghi chép, tính toán phản ánh toàn
bộ tình hình luân chuyển, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty một cách chính xác, trung thực.
- Chịu trách nhiệm cung cấp số liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi
thực hiện kế hoạch, phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế.
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, mở sổ sách hạch toán kế toán, báo biểu,
báo cáo thanh quyết toán, luân chuyển chứng từ... và quy định khác theo điều lệ
tổ chức hoạt động của công ty.
- Kế toán trưởng công ty là người chịu trách nhiệm với giám đốc công ty về
bố trí, tổ chức bộ máy kế toán (Từ kế toán công ty, nhân viên kinh tế, thủ quỹ, thủ

kho) kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn nghiệp vụ hạch toán kế toán, theo dõi tiến
độ thực hiện kế hoạch và thực hiện chức năng quyền hạn của mình theo điều lệ
kế toán trưởng ban hành.
- Thống kê kế toán của Công ty được quy định theo chế độ bảo mật của
Công ty. Trước khi cung cấp số liệu phải báo cáo và được sự kiểm duyệt của kế
toán trưởng công ty - kế toán trưởng công ty chịu trách nhiệm về tính pháp lý của
số liệu đã cung cấp theo pháp lệnh thống kê kế toán ban hành năm 1989.
+ Kế toán thuế, tiền gửi ngân hàng, tiền vay:
Kê khai chính xác thuế GTGT và các khoản phải nộp ngân sách để nộp thuế
đúng, đầy đủ và kịp thời.
Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc hạch toán ngân hàng. Mọi khoản thu chi
bằng tiền gửi ngân hàng đều phải có đầy đủ thủ tục chứng từ đối chiếu, kiểm tra
số tiền thu chi từ tiền gửi ngân hàng vào sổ kế toán doanh nghiệp. Xác định và
kiểm tra mọi khoản tiền gửi ngân hàng đã ghi trong báo cáo.
Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc lập khế ước vay, theo dõi các khoản vay
ngân hàng ngắn hạn cũng như dài hạn. Kiểm tra các khoản lãi phải trả. Hàng
tháng trích trước lãi vay phải trả tính vào chi phí để hạch toán đúng, đầy đủ các
chi phí phát sinh trong kỳ.
+ Kế toán tiền mặt, công nợ nội bộ, tiền lương, BHXH:
Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc hạch toán tiền mặt, công nợ nội bộ, lương,
BHXH, theo dõi công nợ tạm ứng.
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Kế toán vật tư hàng hoá và các khoản công nợ phải trả:
Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc theo dõi kiểm tra, giám sát tình hình thực
hiện kế hoạch mua hàng hoá về chủng loại, số lượng và thời gian đảm bảo cho
quá trình mua hàng đáp ứng đầy đủ vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh
không bị gián đoạn, xác định giá trị vốn thực tế của hàng nhập kho, chi phí vận
chuyển và các chi phí khác.

Theo dõi kiểm tra các khoản nợ phải trả người bán.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê các định kỳ, hàng tháng.
+ Kế toán phân xưởng, giá thành, kế toán kho:
Tổ chức phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, phân
tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Theo dõi vật tư, nguyên vật liệu sản xuất.
+ Kế toán TSCĐ và xây dựng cơ bản:
Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc quản lý tình hình tăng giảm tài sản cố định
của công ty.
+ Kế toán bán hàng và công nợ phải thu:
Theo dõi doanh thu và các khoản phải thu cúa khách hàng.
* Mô hình bộ máy kế toán:
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
Kế toán trưởng
Kế toán
thuế,
tiền gửi
ngân
hàng,
tiền vay
Kế toán
tiền mặt,
thanh toán
công nợ
nội bộ, tiền
lương,
BHXH
Kế
toán
TSCĐ


XDCB
Kế toán
sản xuất
và giá
thành các
phân
xưởng, kế
toán kho
Kế toán
bán
hàng và
công nợ
phải thu
Kế toán
mua
hàng và
công nợ
phải trả
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Đặc điểm về tổ chức chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán của đơn vị được sử dụng theo quyết định 15/2006-BTC.
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán của đơn vị được xây dựng theo hệ
thống biểu mẫu chứng từ kế toán hiện hành do Nhà nước ban hành gồm 5 chỉ tiêu
sau:
- Các chứng từ kế toán liên quan tới chỉ tiêu lao động tiền lương.
- Các chứng từ liên quan tới chỉ tiêu về hàng tồn kho.
- Các chứng từ liên quan tới chỉ tiêu bán hàng.
- Các chứng từ liên quan tới chỉ tiêu tiền tệ.

- Các chứng từ liên quan tới chỉ tiêu TSCĐ.
* Cụ thể:
+ Chứng từ kế toán liên quan tới chỉ tiêu lao động, tiền lương:
Bảng thanh toán tiền lương là một chứng từ để thanh toán tiền lương, phụ
cấp các khoản thu nhập tăng thêm ngoài lương cho người lao động.
CÔNG TY HỢP THÀNH Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC
Lô A2 khu CN Nguyễn Đức Cảnh và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC
PHIẾU KẾ TOÁN
Ngày.. . . .... tháng. .... . . . năm.. . . .... Số phiếu: . . .. ... .... ..
Tài khoản PS nợ PS có Diễn giải
622011
622012
622013
622031
1422
1422
241202
3341
Lương phải trả công nhân sản xuất bông
Lương phải trả công nhân sản xuất nhựa GC
Lương phải trả CNSX bông xuất khẩu
Lương phải trả công nhân sản xuất Mexh
Lương phải trả bộ phận hành chính
Lương phải trả bộ phận văn phòng
Lương phải trả bộ phận cơ khí và xây dựng
Lương phải trả cho cán bộ công nhân viên
Cộng
Ngày... ... .. tháng.... ... . năm. ... ... .
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chứng từ kế toán liên quan tới chỉ tiêu TSCĐ
Bảng tính khấu hao TSCĐ là một chứng từ theo dõi chi tiết từng TSCĐ về nguyên giá và giá trị hao mòn
Bảng tính khấu hao TSCĐ
STT Mã Tên tài sản
Ngày
tính
khấu
hao
Tài sản cố định đầu kỳ
Nguyên
giá
Hao
mòn lỹ
kế
Giá trị
còn lại
Số
tháng
khấu
hao
Giá trị
khấu
hao
trong kỳ
Tài sản cố định cuối kỳ
Nguyên
giá

Hao
mòn lỹ
kế
Giá trị
còn lại
Tổng cộng
Ngày.........tháng............năm ..........
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3. Chế độ kế toán và hệ thống tài khoản sử dụng trong đơn vị:
+ Công ty áp dụng chế độ kế toán theo QĐ1141/TC/CĐKT của BTC về việc
ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, và đang triển khai áp dụng QĐ15/2006-
BTC.
- Về niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty được xác định theo năm
tài chính từ ngày 01/01 đến 31/12.
- Đơn vị sử dụng ghi chép: Đồng Việt Nam.
- Về phương pháp tính thuế GTGT: Tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ.
- Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Đơn giá nguyên vật liệu, hàng hoá, thanh phẩm xuất kho theo phương
pháp bình quân gia quyền.
+ Hệ thống tài khoản:
Do đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất, đơn vị sử dụng hệ thống tài
khoản kế toán doanh nghiệp:
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
23

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SHTK Tên tài khoản SHTK Tên tài khoản
111
112
113
131
133
136
138
139
141
142
144
151
152
153
154
155
156
157
158
159
211
212
213
214
241
244
311
315

331
333
Tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
Tiền đang chuyển
Phải thu khách hàng
Thuế GTGT được khấu trừ
Phải thu nội bộ
Phải thu khác
Dự phòng phải thu khó đòi
Tạm ứng
Chi phí trích trước chờ phân bổ
Ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Hàng mua đang đi đường
Nguyên liệu, vật liệu
Công cụ, dụng cụ
Chi phí SX kinh doanh dở dang
Thành phẩm
Hàng hoá
Hàng gửi bán
Thành phẩm kho bảo thuế
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tài sản cố định
Tài sản cố định thuê tài chính
Tài sản vô hình
Hao mòn tài sản cố định
Xây dựng cơ bản dở dang
Ký cược, ký quỹ dài hạn
Vay ngắn hạn
Nợ dài hạn đến hạn trả

Phải trả người bán
Thuế và các khoản thuế phải nộp
Nhà nước
334
335
336
338
341
342
411
412
413
414
415
421
431
441
511
521
531
532
515
621
622
627
632
635
641
642
711

811
911
Phải trả công nhân viên
Chi phí trả trước
Phải trả nội bộ
Phải trả, phải nộp khác
Vay dài hạn
Nợ dài hạn
Nguồn vốn kinh doanh
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Chênh lệch tỷ giá
Nguồn vốn đầu tư phát triển
Quỹ dự phòng tài chính
Lợi nhuận chưa phân phối
Quỹ khen thưởng
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Doanh thu bán hàng
Chiết khấu thương mại
Hàng bán trả lại
Giảm giá hàng bán
Thu nhập hoạt động tài chính
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Giá vốn hàng bán
Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Thu nhập hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác

Kết quả kinh doanh
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4. Đặc điểm sổ sách kế toán sử dụng:
Công ty áp dụng hình thức kế toán máy trong điều kiện sử dụng phần mềm
VisoftAccounting 2003 (Phần mềm được thiết kế theo hình thức Nhật ký chung).
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN MÁY
: Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi cuối tháng
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty đều được lập chứng từ gốc hợp lệ.
Các chứng từ gốc là cơ sở để kế toán tiến hành nhập số liệu.
* Về sổ sách kế toán:
Với hình thức kế toán máy, công ty sử dụng hệ thống sổ kế toán được lập
trình sẵn trong phần mềm kế toán phù hợp với hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài
chính ban hành.
Các mẫu sổ được lập trình sẵn trong máy bao gồm: Sổ cái, sổ tổng hợp, sổ
chi tiết các tài khoản phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Cụ thể với kế toán bán hàng và công nợ phải thu có thể liệt kê các sổ sách kế
toán:
Sổ nhật ký bán hàng
Sổ chi tiết công nợ của một khách hàng
Sinh viên: Đặng Thị Thanh Huệ
Chứng từ gốc
Màn hình giao diện
(Cập nhật chứng từ)
Kế toán
chi tiết
Bảng tổng

hợp chi
tiết

Sổ cái
Bảng cân
đối phát
sinh
Báo cáo
tài chính
25

×