UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN PÁC NẶM
TRUNG TÂM VĂN HÓA THỂ THAO & TRUYỀN THÔNG
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN –
CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG VÀ MẠNG XÃ HỘI TRONG CÔNG
TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIỚI THIỆU SÁCH, BÁO TRONG THƯ
VIỆN
Tác giả: Ma Thị Đồng
Ngày, tháng, năm sinh: 02/7/1988
Chức vụ: Viên chức
Đơn vị công tác: Trung tâm VHTT&TT huyện Pác Nặm
Pác Nặm, tháng 11 năm 2020
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin – Công nghệ viễn thông
trong công tác tuyên truyền, giới thiệu sách, báo trong thư viện.
2. Tác giả:
Stt
1
Họ và tên
Ma Thị Đồng
Ngày tháng
năm sinh
02/7/1988
Đơn vị
cơng tác
Trung tâm
VHTT&TT
huyện Pác
Nặm
Chức
vụ
Tỷ lệ %
đóng
Trình độ
góp vào
chun
việc tạo
mơn
ra sáng
kiến
Viên
chức
Đại học
Thư viện
100%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tuyên truyền giới thiệu sách, báo qua hệ
thống thông tin truyền thơng được áp dụng trong tất cả các loại hình thư viện từ
thư viện công cộng đến các thư viện đa ngành, chuyên ngành.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 10 tháng 3
năm 2021, Ngày bắt đầu ban hành quyết định về việc luân chuyển tài liệu đến thư
viện xã và thư viện trường học năm 2017.
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Nội dung của sáng kiến
1.1. Tình trạng của giải pháp đã biết
Thư viện là cơ quan văn hóa có vai trị phổ biến, cung cấp thông tin, tri thức
phục vụ nhu cầu tin của bạn đọc...là cầu nối giữa thông tin và người dùng tin, xã
hội càng phát triển thì vai trò của thư viện càng cao. Hệ thống thư viện cơng cộng
đóng vai trị quan trọng trong việc phổ biến thông tin, đáp ứng các nhu cầu học tập,
nghiên cứu cũng như giải trí của mọi bạn đọc khi đến thư viện. Thư viện phổ biến
tri thức có định hướng, giúp bạn đọc hình thành thế giới quan khoa học, tự nâng
cao trình độ bản thân thơng qua khâu quan trọng đó là phục vụ bạn đọc. Vì vậy,
cơng tác bạn đọc là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của
thư viện. Điều đó thơi thúc các thư viện cần tìm hướng đi mới, cách thức mới để
tiếp cận, thu hút và phục vụ được nhiều hơn nữa. Tùy theo xu thế phát triển của xã
hội, sự phát triển của phương tiện truyền thông, internet, sự bùng phát của
thông tin viễn thông và công nghệ số khiến người dùng tin có rất nhiều cách thức
để có thể tiếp cận với nguồn tin mà họ cần, nhưng cũng cịn có nhiều vùng có cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất cịn hạn chế, người dân vì nhiều lí do như khoảng cách xa
xơi, điều kiện tài chính, khả năng khơng cho phép để tiếp cận thơng tin... do vậy
cần phải có những giải pháp cải tiến mới để khai thác và sử dụng vốn tài liệu trong
thư viện có hiệu quả, nâng cao nhận thức của mỗi người dân về tầm quan trọng của
việc đọc sách, việc khai thác và sử dụng thông tin qua sách… nhằm duy trì và phát
triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
1.2. Nội dung, giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
1.2.1. Mục đích của giải pháp
Nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề đọc sách và phát triển văn hóa đọc,
tăng cường cơng tác phối hợp giữa cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội trong việc
tun truyền, khích lệ, quảng bá cho văn hóa đọc, góp phần tạo ra thói quen đọc,
từng bước hình thành Văn hóa đọc trong cộng đồng;
Hình thành mơi trường đọc thuận lợi cho người dân ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi;
Nâng cao nhận thức trong mọi tầng lớp nhân dân, những quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những kiến thức khoa
học… để tạo sự thống nhất và đồng thuận trong nhân dân và tồn xã hội;
Góp phần xây dựng con người mới, nếp sống mới, văn hóa mới, xây dựng quê
hương giàu đẹp, văn minh;
Đấu tranh chống mọi thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc từ bên ngoài, những
quan điểm nhận thức lệch lạc, bài trừ các loại hủ tục lạc hậu, các biểu hiện phi văn
hóa trong nhân dân;
Giúp xây dựng văn hóa đọc, phát triển nền văn hoá đọc Việt Nam hiện đại, xây
dựng một xã hội ham đọc, để đáp ứng với xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức và
một xã hội phát triển bền vững.
1.2.2 Tính mới của giải pháp
Huyện Pác Nặm có 02 thư viện cơng cộng (01 thư viện cấp huyện và 01 thư
viện cấp xã), các Điểm Bưu điện Văn hóa xã và các tủ sách cơ sở được trang bị
sách và các điều kiện cần thiết để khai thác và sử dụng vốn sách được đầu tư từ
nhiều nguồn khác nhau. Nhằm tạo sức hấp dẫn đối với thư viện, giảm khoảng cách
về hưởng thụ văn hóa đối với người dân sinh sống trên địa bàn và góp phần vào
việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng,
phát huy và duy trì thói quen đọc sách và hình thành nên văn hóa đọc nhằm góp
phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Là thư viện cấp
huyện duy nhất trên địa bàn, trong những năm qua Thư viện huyện Pác Nặm đã có
nhiều biện pháp cải tiến, đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng
phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả, một trong các phương thức
phục vụ đem lại hiệu quả thiết thực đó là các hoạt động phục vụ độc giả ngoài thư
viện. Các hoạt động này được triển khai nhằm phổ biến, cung cấp thơng tin cho
nhiều bạn đọc khơng có khả năng, điều kiện đến thư viện, nâng cao nhận thức của
người dân trong việc đọc sách, duy trì và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Việc nghiên cứu về các nội dung phục vụ bạn đọc ngoài thư viện của Thư viện
huyện Pác Nặm là một đề tài còn rất mới và được rất nhiều người quan tâm nhưng
chưa có cơng trình nghiên cứu về các nội dung này. Nhận thức được tầm quan
trọng và ý nghĩa của các hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện, nâng cao hiệu
quả của hoạt động thư viện, cũng như giúp cho những người quan tâm đến lĩnh vực
này, các thư viện khác nghiên cứu, triển khai hoạt động áp dụng tại thư viện mình.
Tơi đã lựa chọn sáng kiến “Phục vụ bạn đọc ngoài thư viện” làm nội dung nghiên
cứu của mình. Qua sáng kiến này tơi mong được đóng góp tiếng nói khẳng định
tầm quan trọng của sách báo trong việc nâng cao dân trí, sự cần thiết của các thư
viện trong việc phục vụ nhu cầu đọc của người dân, đồng thời đưa ra một số đề
xuất đối với hệ thống thư viện để nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu đọc, góp
phần phát triển văn hóa đọc trong nhân dân.
1.3. Mô tả chi tiết giải pháp
1.3.1. Cơ sở lý luận
Để thực hiện các giải pháp phục vụ bạn đọc ngồi thư viện, người làm cơng tác
thư viện khi tham mưu và tổ chức thực hiện cần tuân thủ theo các văn bản chỉ đạo
của cấp trên để đảm bảo cơ sở pháp lý và hoạt động có hiệu quả. Trong những năm
qua, tôi đã triển khai thực hiện những nội dung bám sát các yêu cầu được quy định
tại các văn bản như: Thông tư số 33/2018/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 10 năm
2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tư quy định về thư viện lưu động
và luân chuyển tài liệu; Chương trình phối hợp công tác số 07/CtrPH-SVHTTDLSGDĐT ngày 29/4/2016 giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Giáo dục và
Đào tạo trong việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về thư viện và đẩy mạnh
các hoạt động giáo dục, học tập suốt đời trong các thư viện giai đoạn 2016-2020;
Chương trình phối hợp cơng tác số 04/CTr-SVHTTDL-STTTT ngày 30/7/2013
giữa Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin - Truyền thông trong việc tăng
cường tổ chức phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện Văn hoá xã giai đoạn 20132017 và phương hướng nhiệm vụ 2018-2020; Triển khai các nội dung hoạt động
theo Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, ban hành kèm theo Quyết định số 1506/QĐUBND ngày 26/9/2017 của UBND tỉnh.
1.3. 2. Các biện pháp tiến hành, điều kiện tạo ra giải pháp
* Các biện pháp tiến hành
- Luân chuyển sách, báo;
- Hoạt động thư viện lưu động;
- Triển lãm sách, báo;
- Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo: Trên sóng phát thanh, truyền hình và tại cơ
sở;
- Tổ chức Ngày hội sách;
- Cho mượn sách, báo tập thể: Tài liệu được tách ra từ vốn tài liệu của thư viện
cố định, do thư viện luân chuyển đến các bộ phận, đơn vị để cho mượn tập thể.
- Biếu tặng sách;
* Điều kiện thực hiện giải pháp
- Vốn tài liệu: Để thực hiện giải pháp “Phục vụ bạn đọc ngoài thư viện”, điều
kiện tối thiểu nhất là phải đảm bảo về vốn tài liệu. Trong quá trình phục vụ bạn đọc
việc lựa chọn danh mục tài liệu nào sẽ căn cứ vào từng đối tượng cụ thể, ví dụ
phục vụ lưu động tại trường học thì danh mục tài liệu mang đến chủ yếu là các loại
sách dành cho thiếu nhi, nếu phục vụ bạn đọc người cao tuổi, hưu trí thì tài liệu đa
số về lĩnh vực giải trí, sức khỏe….
- Cơ sở vật chất và con người: Cần đảm bảo yêu cầu về phương tiện vận
chuyển và nhân lực để phục vụ.
- Sự phối hợp: Cần có sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan như giữa thư viện
và trường học, Điểm Bưu điện Văn hóa xã, UBND các xã…để tổ chức có hiệu quả
các hoạt động tại cơ sở.
- Kinh phí: Cần kinh phí để chi cho các hoạt động như: Bổ sung vốn tài liệu, tổ
chức sự kiện….
1.4. Các giải pháp thực hiện
1.4.1. Giải pháp 1: Luân chuyển sách, báo
Hướng về cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước ta. Quán triệt quan điểm đó, Thư viện huyện Pác Nặm luôn xác
định Thư viện xã, Điểm Bưu điện Văn hóa xã là cánh tay nối dài giúp cho Thư
viện huyện phục vụ được tất cả mọi người dân trên địa bàn, đặc biêt là người dân
vùng sâu, vùng xa nơi mà người dân cịn khó khăn khi tiếp cận thông tin mới.
Trong những năm qua, thư viện huyện Pác Nặm ln chủ động, tích cực phối hợp
chặt chẽ với các cấp, các ngành, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng và phát
triển mạng lưới thư viện cơ sở, đẩy mạnh hoạt động luân chuyển nhằm đưa sách,
báo đến tận tay người dân ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn. Kết quả của việc phối
hợp này là sự đa dạng trong các mơ hình xây dựng tủ sách, phòng đọc cơ sở...đặc
biệt là sự phối hợp trong công tác luân chuyển sách báo tại các Điểm Bưu điện Văn
hóa xã, Thư viện xã, các trường học nhằm mục tiêu nâng cao đời sống văn hóa,
tinh thần cho người dân, góp phần xây dựng nơng thơn mới.
Luân chuyển tài liệu là hoạt động phục vụ ngoài trụ sở của thư viện được triển
khai bằng việc vận chuyển sách, báo và tài liệu khác của thư viện đến một thư viện
hoặc điểm có phục vụ sách, báo khác.
Hiện nay, việc tăng cường và phát triển văn hóa đọc là một nhu cầu thiết yếu
của mọi tầng lớp nhân dân. Với sự chung tay của các cấp, ngành như: Thư viện
tỉnh, Bưu điện tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thơng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo...với mục tiêu hướng tới là phát triển các điểm
Bưu điện Văn hóa xã, các trường học, thư viện xã, các tủ sách cơ sở… trở thành
điểm cung cấp thơng tin, văn hóa ở địa phương bằng việc tổ chức, hoạt động phục
vụ sách báo truyền thống nhằm mục đích nâng cao nhận thức của mỗi người dân
về ý nghĩa to lớn của việc đọc sách, đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen và
nét đẹp văn hóa trong tồn thể cộng đồng. Đồng thời cũng là một hoạt động hướng
về cơ sở và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - văn hóa – xã hội của người dân vùng nông thôn, xây dựng văn hóa đọc
ngày càng phát triển.
Ngay sau khi có kế hoạch phối hợp giữa các sở, ngành, Thư viện huyện đã xây
dựng kế hoạch và quy chế luân chuyển tài liệu đến cơ sở. Quy chế này quy định
hoạt động luân chuyển sách, báo nhằm mục đích tăng cường vốn sách, báo cho các
Điểm Bưu điện – Văn hóa xã đáp ứng nhu cầu học tập, thông tin và giải trí của
người dân. Đồng thời, xác định đây là nội dung hoạt động thường xuyên nhằm
phát triển các điểm Bưu điện – Văn hóa xã trở thành điểm cung cấp thơng tin, văn
hóa ở địa phương bằng việc tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo góp phần đẩy
mạnh phong trào đọc sách ở cơ sở.
Công tác chuẩn bị: Đầu tiên lựa chọn các tài liệu phong phú về nội dung, đa
dạng về hình thức nhằm mục đích tăng cường vốn sách báo cho các điểm Bưu điện
– Văn hóa xã, thư viện xã, các thư viện trường học, góp phần tăng cường vòng
quay, nâng cao hiệu quả sử dụng sách, báo đáp ứng nhu cầu học tập, thúc đẩy phát
triển kinh tế - văn hóa – xã hội như các tài liệu phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật
chăn nuôi trồng trọt, tuyên truyền phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, giới thiệu nền văn hóa dân tộc, sách thiếu nhi, tài liệu giải trí... sau đó
lập danh mục, đóng gói sách, báo cho từng đơn vị, hướng dẫn nghiệp vụ luân
chuyển sách và công tác phục vụ nhu cầu đọc của nhân dân tại các Điểm Bưu điện
– Văn hóa xã, Thư viện xã, giáo viên và học sinh tại các trường học.
Ngoài nguồn sách từ chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Văn hóa, thể thao
và Du lịch đầu tư, Thư viện huyện Pác Nặm còn huy động các nguồn khác như
sách tặng từ các nhà xuất bản, huy động đóng góp xã hội hóa, xin từ các tổ chức từ
thiện..đến nay tổng số vốn tài liệu phục vụ cho kho luân chuyển là hơn 2.000 bản sách.
Hoạt động luân chuyển trước hết cần phải lựa chọn địa điểm luân chuyển, ưu
tiên đối với các điểm xa trung tâm và người dân có nhu cầu sử dụng tài liệu cao.
Hàng năm, Thư viện huyện đã tổ chức luân chuyển sách đến các Điểm Bưu điện
Văn hóa xã và các trường học trên địa bàn, ưu tiên các xã xa trung tâm huyện và
đủ điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng cho việc luân chuyển (ví dụ: giá sách, bàn,
ghế để phục vụ đọc tại chỗ...) Từ năm 2017 đến nay, Thư viện huyện Pác Nặm đã
tổ chức luân chuyển được trên 20 đợt với trên 1.500 sách, báo đến cơ sở đáp ứng
nhu cầu đọc, mượn của nhân dân vùng sâu, vùng xa và cán bộ giáo viên, học sinh
các trường học chưa có điều kiện đến khai thác vốn tài liệu của thư viện.
Hàng năm, Thư viện đều có tổng kết, kiểm kê số lượng, thống kê tài liệu bị hư
hỏng, bị mất để có phương án thanh lọc tài liệu theo quy định đồng thời bổ sung
vào các số đã thanh lý. Tài liệu hư hỏng khơng cịn khả năng phục chế đưa vào
danh mục tài liệu thư viện đề nghị thanh lọc theo quy định của pháp luật. Bên cạnh
đó cán bộ phụ trách chủ động nắm bắt thị hiếu của bạn đọc ở cơ sở để từ đó có
hướng bổ sung tài liệu cho phù hợp, đúng thành phần bạn đọc. Chính vì vậy trong
những năm qua cơng tác luân chuyển sách, báo đã phần nào đáp ứng được nhu cầu
bạn đọc tại cơ sở.
Tiếp tục huy động các nguồn lực hỗ trợ, tăng cường nguồn kinh phí bổ sung
sách dành cho kho luân chuyển ngày càng phong phú hơn, đảm bảo duy trì hoạt
động luân chuyển hàng năm theo đúng lộ trình, kế hoạch.
Cơng tác ln chuyển sách, báo xuống cơ sở là một phần quan trọng trong cơng
tác phục vụ bạn đọc ngồi Thư viện. Do đó tổ chức tốt cơng tác ln chuyển chính
là chúng ta đang tổ chức tốt công tác phục vụ bạn đọc và cũng là mục tiêu hướng
tới của toàn bộ hệ thống Thư viện cơng cộng nói chung và Thư viện huyện Pác
Nặm nói riêng để từ đó phát triển văn hóa đọc một cách sâu rộng và tồn diện.
Cần trang bị các điều kiện cần thiết cho Điểm Bưu điện văn hố xã để phục vụ
cho cơng tác ln chuyển như: Giá sách, bàn ghế phục vụ độc giả đọc tại chỗ và có
các chính sách, cơ chế, chính sách dành cho người phụ trách Điểm Bưu điện – Văn
hoá xã trong việc tiếp nhận và khai thác phục vụ vốn tài liệu luân chuyển.
Cần tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện dành riêng cho các nhân
viên phụ trách Điểm Bưu điện – Văn hoá xã, đặc biệt là hướng dẫn về công tác
tuyên truyền giới thiệu sách và việc hướng dẫn sử dụng sách ln chuyển để cơng
tác ln chuyển được thực hiện có hiệu quả.
Xây dựng và mở rộng thêm các Điểm Bưu điện – văn hố xã nằm trong
Chương trình phối hợp để nhân dân có cơ hội được khai thác và sử dụng vốn tài
liệu luân chuyển.
1.4.2. Giải pháp 2: Hoạt động thư viện lưu động
Hoạt động thư viện lưu động là hoạt động phục vụ ngoài trụ sở của thư viện
được triển khai bằng việc sử dụng các trang thiết bị và phương tiện vận tải nhằm
cung cấp tài liệu và các sản phẩm, dịch vụ thư viện một cách chủ động trực tiếp
cho người sử dụng.
Công tác phục vụ sách, báo lưu động là một trong những nhiệm vụ thuộc chức
năng của hệ thống thư viện công cộng. Đây là một trong những hoạt động đưa văn
hóa về cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, các địa bàn xây dựng nông thôn mới theo
chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Để triển khai hoạt động phục vụ sách, báo lưu động cần phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
Thứ nhất là vốn tài liệu: Cần phải đảm bảo số tài liệu cần thiết cho một nhóm
đối tượng cần phục vụ, ví dụ phục vụ lưu động tại trường Tiểu học Cao Tân với số
lượng học sinh là 300 em thì số tài liệu mang đến phải tối thiểu đạt ít nhất từ 200
cuốn trở lên, số cịn lại sẽ tùy thuộc vào vòng quay của tài liệu.
Thứ hai là cơ sở vật chất: Địa điểm đến phục vụ lưu động và tun truyền giới
thiệu sách cần có mơt khơng gian rộng rãi, thống đãng, n tĩnh và có đầy đủ bàn
ghế và các phương tiện hỗ trợ khác.
Thứ ba là nhân lực phục vụ và đối tượng độc giả: Cần có sự liên hệ thơng báo
trước để tập hợp lưc lượng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra.
Trong những năm qua, Thư viện huyện Pác Nặm đã tổ chức việc phục vụ bạn
đọc ngoài thư viện bằng hình thức phục vụ thư viện lưu động, hoạt động này giúp
người dân trên địa bàn huyện đều có cơ hội được khai thác, sử dụng sách, báo của
thư viện chính tại nơi mình học tập và sinh sống. Các đợt phục vụ lưu động luôn
gắn với hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước thơng qua việc phục vụ đọc có định hướng.
Nhờ đó, hoạt động thư viện đã mang diện mạo mới: Chủ động, linh hoạt, tích cực,
thân thiện và gắn bó với lợi ích cộng đồng bền chặt.
Trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các Điểm Bưu điện văn hóa xã, Thư viện xã,
các trường học, Thư viện huyện Pác Nặm đã xây dựng kế hoạch, triển khai lịch
phục vụ định kỳ: luân phiên phục vụ lưu động tại các trường học, các khu dân cư,
các điểm sinh hoạt cộng đồng...Hoạt động này đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ
của các cấp chính quyền địa phương, sự đón nhận của các cơ quan, đơn vị trường
học khi thực hiện chương trình phối hợp, thu hút đông đảo bạn đọc thuộc mọi tầng
lớp nhân dân tham gia hưởng ứng, lan tỏa giá trị của sách, truyền cảm hứng về
niềm yêu thích sách và khơi dậy tinh thần đọc sách trong cộng đồng.
Để triển khai hoạt động thư viện lưu động có hiệu quả, thư viện đã thực hiện
việc cung cấp các dịch vụ thư viện như sau:
+ Tổ chức không gian đọc, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ đọc tại chỗ: Để
buổi phục vụ thư viện lưu động được tổ chức thành cơng thì khơng gian đọc chiếm
vị trí quan trọng hàng đầu, điều kiện tối thiểu nhất là phải có chỗ ngồi thơng
thống, n tĩnh cho bạn đọc, tạo cảm giác thoải mái, thư thái cho độc giả sử dụng
tài liệu. Thư viện thường xuyên phối hợp với các trường học để tổ chức hoạt động
thư viện lưu động ngay tại sân trường, nơi có những bóng cây râm mát hoặc trong
các lớp học, cán bộ phụ trách sẽ đưa sách đến từng lớp hoặc các nhóm lớp để phục
vụ đọc tại chỗ cho học sinh, sau buổi phục vụ sẽ thu hồi lại đồng thời tổng kết,
đánh giá hiệu quả buổi phục vụ;
+ Tư vấn sử dụng các nguồn tài liệu của thư viện khi người sử dụng có nhu cầu: Để
tư vấn sử dụng có hiệu quả thì trước hết cán bộ thư viện phải nắm được nhu cầu đọc của
từng đối tượng bạn đọc. Nhu cầu đọc được hình thành và phát triển trong những điều
kiện nhất định và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp,
trình độ hiểu biết và nhận thức của người đọc... mỗi đối tượng bạn đọc sẽ có nhu cầu đọc
các loại tài liệu khác nhau phù hợp với lứa tuổi, tính cách, nghề nghiệp của họ. Ví dụ:
Học sinh, sinh viên thì nhu cầu đọc của họ chủ yếu là các sách phục vụ nhu cầu học tập,
giải trí, nhưng với những người làm ngành y thì việc đọc sách lại nhằm mục đích nghiên
cứu về các loại bệnh khác nhau nhằm tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị, tuổi mẫu giáo,
tiểu học thì thích truyện cổ tích, thơ ca, truyện về các loài vật, khi về già thì thích đọc
sách về sức khỏe...
Kết thúc buổi phục vụ lưu động, cán bộ thư viện cần phải tổng kết, đánh giá
hoạt động, thực hiện một số nội dung sau:
+ Kiểm kê số lượng, thống kê tài liệu bị hư hại, bị mất để có phương án phục
chế, thanh lọc tài liệu theo quy định. Tài liệu bị hư hại khơng cịn khả năng phục
chế hoặc bị mất được đưa vào danh mục tài liệu thư viện đề nghị thanh lọc theo
quy định của pháp luật;
+ Thực hiện thống kê, đánh giá hiệu quả phục vụ bao gồm: Lượt người phục
vụ, lượt tài liệu đưa ra phục vụ và các chỉ tiêu khác.
Công tác phục vụ thư viện lưu động đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, nhiều
đối tượng bạn đọc được tiếp cận với sách, báo, xây dựng phong trào đọc sách và
phát triển văn hóa đọc trong mọi lứa tuổi nhất là học sinh. Đây là một hoạt động có
ý nghĩa đối với xã hội, giúp cho người dân hiểu ra lợi ích của việc đọc sách để từ
đó tạo ra sự cân bằng giữa đọc sách và sử dụng các phương tiện thông tin khác
trong sinh hoạt động đồng.Việc phục vụ đọc sách lưu động đã đạt được mục tiêu
đưa sách đến với người dân, chuyển tải được thơng điệp về lợi ích của việc đọc
sách, nhưng muốn phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng một cách bền vững thì
hoạt động đọc sách cần được trau dồi thường xuyên, cần có sự vào cuộc của nhiều
cấp, nhiều ngành, từ gia đình đến xã hội, trong đó ngành thư viện, nhất là hệ thống
thư viện huyện, thư viện trường học đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì
phong trào đọc sách trong học sinh, tập trung chính vào đối tượng học sinh để xây
dựng thế hệ đọc trong tương lai. Có như vậy văn hóa đọc mới thực sự bám rễ trong
cộng đồng.
1.4.3. Giải pháp 3: Triển lãm sách, báo
Đây là một dạng hoạt động tuyên truyền trực quan thông qua sự cảm thụ bằng
mắt phù hợp với quá trình nhận thức của con người (từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng), giúp bạn đọc nhận thức nhanh và nhớ lâu, kích thích hứng thú đọc
nên được các thư viện thường xuyên sử dụng. Trưng bày sách báo là hình thức
tuyên truyền trực quan được áp dụng phổ biến và được thực hiện bằng cách trưng
bày trực tiếp sách báo cùng những hình ảnh và lời giới thiệu ngắn thể hiện nội
dung. Hình thức trưng bày giúp người đọc có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với sách
báo, tránh được tâm lý cần tài liệu nhưng ngại tìm, ngại hỏi. Việc trưng bày đơn
giản, ít tốn cơng, khơng tiêu hao kinh phí. Đây là hình thức trang trí, làm cho thư
viện thêm sinh động và hấp dẫn. Nhân những sự kiện lớn trong đời sống chính trị,
văn hóa xã hội của đất nước các thư viện thường tổ chức triển lãm sách báo. Đây
thực chất cũng là hình thức trưng bày nhưng quy mô lớn hơn, số lượng tài liệu
nhiều hơn, được chuẩn bị tỷ mỉ chu đáo hơn và địi hỏi có kinh phí tổ chức. Sách
báo của triển lãm thường được trưng bày trong không gian lớn, được bài trí hồnh
tráng và được trun truyền, quảng cáo bằng các pano, áp phích, biểu ngữ và đặc
biệt là các phương tiện thông tin đại chúng. Để các cuộc triển lãm sách báo sống
động hấp dẫn, các thư viện thường kết hợp việc trưng bày các ấn phẩm với việc sử
dụng công nghệ thông tin và các phương tiện nghe nhìn.
Có thể nói, các cuộc triển lãm sách báo như một hình thức phục vụ tài liệu dưới
dạng kho mở theo chun đề, vì ở đây người đọc có thể đọc hoặc photocopy một
cách đầy đủ nhất những tài liệu về một đề tài nào đó mà thư viện có khả năng cung
cấp. Vì vậy, mỗi khi thư viện mở triển lãm, lượng bạn đọc đến thư viện tăng lên rất
nhiều.
Triển lãm có các loại hình sau:
Triển lãm sách phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an
ninh – quốc phịng. Loại hình triển lãm này thể hiện phổ biến dưới hình thức tài
liệu, tư liệu,…
Triển lãm văn hóa nghệ thuật có tác dụng nâng cao đời sống tinh thần, tính
thẩm mỹ của người xem.
Triển lãm về kinh tế, kỹ thuật: Trưng bày giới thiệu sách nói về những thành
tựu về kinh tế, khoa học kỹ thuật…
Ngồi ra thư viện cịn làm các bảng pano, áp phích có hình ảnh các cuốn sách
để tuyên truyền các ngày lễ lớn, các sự kiện kỷ niệm. Đồng thời xếp sách mơ hình,
sách nghệ thuật theo các chủ điểm tạo sự mới lạ, sáng tạo truyền tải những thơng
điệp bổ ích đến người xem.
Triển lãm sách, báo là hoạt động trưng bày, giới thiệu theo chủ đề, theo lĩnh
vực hoặc giới thiệu sách, báo mới của thư viện. Đây là hoạt động nhằm thu hút bạn
đọc đến tham quan, lựa chọn tài liệu phục vụ đọc tại chỗ, hoạt động triển lãm sách,
báo có thể thực hiện được ở các cơ sở, các trường học, địa bàn vùng sâu, vùng xa
giúp cho người dân chưa có điều kiện đến thư viện có thể được tiếp cận với sách;
*Nội dung thực hiện:
- Lựa chọn tài liệu triển lãm: Các tài liệu để trưng bày, triển lãm là các tài liệu
được lựa chọn theo chủ đề đã có kế hoạch từ trước. Ví dụ trưng bày, giới thiệu
sách, báo nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh nhật Bác Hồ thì những sách báo được lựa
chọn để trưng bày sẽ có nội dung trọng tâm là viết về Bác Hồ kính u, kỷ niệm
Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30/4 thì các nội dung tài liệu sẽ
viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc...các nội dung lựa chọn theo chủ
đề sẽ giúp bạn đọc sự tị mị, ham muốn khám phá và tìm được những tài liệu mà
mình u thích khi đến tham quan triển lãm;
- Lựa chọn địa điểm triển lãm: Có thể trưng bày ngay tại thư viện, trong không
gian thư viện sẽ dành một góc nhỏ để triển lãm theo chủ đề nhân dịp các ngày lễ
trọng tâm của đất nước, các sự kiện của địa phương và giới thiệu sách, báo mới.
Đối với việc trưng bày, triển lãm sách, báo ngoài thư viện thì cần phải có sự phối
hợp với các tổ chức cơ sở, các hoạt động tại địa phương, trường học để đem lại
hiệu quả cao trong việc thu hút độc giả đến tham quan.
Trong những năm qua, Thư viện huyện Pác Nặm đã phối hợp cùng Thư viện
tỉnh tổ chức tốt hoạt động triển lãm Báo xuân hàng năm tại Lễ hội Mù Là. Với mục
đích giới thiệu các ấn phẩm Xuân của các cơ quan báo chí trung ương, địa phương
và các ngành trong cả nước xuất bản trong dịp tết đến xuân về. Triển lãm Sách báo
mừng Đảng, mừng Xuân hoạt động văn hóa đặc sắc, thể hiện bức tranh thu nhỏ về
kinh tế chính trị, về văn hóa xã hội, về thiên nhiên, đất nước, con người Việt
Nam… Đây là hoạt động góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước; quảng bá những thành tựu chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh của đất nước trong quá trình đổi mới, phát triển
và hội nhập. Mỗi đợt trưng bày, triển lãm thu hút trên 500 lượt bạn đọc đến tham
quan, tăng số lượt bạn đọc đến khai thác và sử dụng tài liệu, nâng cao nhận thức của
người dân trong việc sử dụng sách, báo góp phần phát triển văn hóa đọc tại địa phương
1.4.4. Tuyên truyền, giới thiệu sách báo:
Công tác tuyên truyền giới thiệu sách là một hoạt động nghiệp vụ giúp cho thư
viện thực hiện chức năng định hướng, dẫn dắt việc đọc và góp phần quan trọng
trong việc xây dựng con người mới, nền văn hóa mới, xã hội mới. Là cầu nối thư
viện với bạn đọc.
Là hoạt động tác động vào nội tâm của con người, tác động vào lĩnh vực trí tuệ,
ý thức, nhận thức nên khi tác động chủ yếu là dùng lý thuyết, lời nói.
Mỗi hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách đều rất quan trọng và có những ưu
thế riêng. Tuy nhiên để sử dụng hình thức nào thì phải dựa trên yêu cầu, nội dung,
tính chất của vấn đề, từng nội dung, điều kiện khả năng kinh tế, đối tượng, vùng
miền… của từng địa phương, cơ sở mà áp dụng, thực hiện.
Nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền, giới thiệu sách:
Phải đảm bảo các ngun tắc sau: Đó là tính Đảng, tính chiến đấu, tính chân
thật, khoa học thực tiễn và tính phổ thông, đại chúng.
Nhận thức đúng và làm tốt công tác tun truyền giới thiệu sách góp phần tích
cực vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, phục vụ công cuộc xây dựng quê
hương giàu mạnh. Tuyên truyền giới thiệu sách cũng là biện pháp quan trọng mà
thư viện dùng để kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các khâu công tác khác của thư
viện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục chính trị, bồi dưỡng kiến thức cho bạn
đọc, làm tốt chức năng lãnh đạo việc đọc.
Công tác tuyên truyền, giới thiệu sách, báo chiếm vị trí quan trọng và ln
được đặt lên hàng đầu. Đây là việc làm thường xuyên, khoa học, nhằm giới thiệu
những cuốn sách hay, bài báo có nội dung phù hợp với từng thời điểm, hoàn cảnh,
đối tượng…để thu hút bạn đọc đến với thư viện, phát huy vai trò, tác dụng của
sách, báo trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, để công tác tuyên truyền, giới thiệu
sách, báo được thực hiện có hiệu quả thì người cán bộ thư viện phải thực hiện tốt
các nội dung sau:
* Lựa chọn sách, báo phù hợp: Việc lựa chọn sách, báo có tác dụng rất lớn cho
cơng tác giới thiệu sách, báo đến bạn đọc. Muốn làm tốt công tác này, người cán
bộ thư viện phải nắm bắt nhu cầu, yêu cầu, các sự kiện liên quan đến bạn đọc. Sách
được tuyên truyền là những cuốn sách được mọi người quan tâm, cịn mới, cịn giá
trị và mang tính thời sự cao. Làm được như vậy chúng ta mới thu hút được bạn đọc
tìm đến sách, kích thích bạn đọc tự tìm tịi tài liệu phục vụ vụ cầu của bản thân. Ví
dụ: Để cơng tác tun truyền, giới thiệu sách trong trường học được tổ chức thành
cơng thì người cán bộ thư viện phải nắm được nhu cầu của giáo viên và học sinh
cần những tài liệu như thế nào để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của mình.
Đa số trong trường học, nhu cầu tài liệu chủ yếu là các loại sách tham khảo, sách
bổ trợ nâng cao kiến thức, sách truyện thiếu nhi…vì vậy cán bộ thư viện phải lựa
chọn tài liệu phù hợp để giới thiệu, có như vậy mới nhận được sự quan tâm của
độc giả dành cho cuốn sách.
Tóm lại, hiệu quả cuối cùng của công tác tuyên truyền, giới thiệu sách, báo như
thế nào phụ thuộc rất lớn đến công việc lựa chọn sách, báo, tài liệu của thư viện.
*Lựa chọn phương pháp, hình thức tuyên truyền
Phương pháp và hình thức tun truyền sách, báo có tác động trực tiếp rất lớn
đến bạn đọc
Tuyên truyền bao gồm các hình thức:
+ Qua phương tiện nghe, nhìn: Phát thanh – Truyền hình, phim ảnh...trong đó
vai trị của truyền hình mang tính phổ cập, nhanh chóng và rộng rãi trong tồn xã
hội. Trong năm vừa qua, Thư viện huyện Pác Nặm đã phối hợp với Tổ Phát thanh
Truyền hình thực hiện việc tuyên truyền, giới thiệu sách, báo trên sóng phát thanh
qua chuyên mục “Mỗi tuần một cuốn sách”. Đây là hoạt động tuyên truyền có
hiệu quả, tiếp cận được nhiều đối tượng bạn đọc thơng qua sóng phát thanh được
phát hàng tuần. Để giới thiệu được một cuốn sách trên sóng phát thanh cần phải
thực hiện các nội dung sau:
Tham mưu xây dựng kế hoạch phối hợp cùng tổ Truyền thanh – Truyền hình
của huyện xây dựng chuyên mục giới thiệu sách;
Cán bộ thư viện lựa chọn sách và viết bài giới thiệu về cuốn sách đó, tùy từng
thời điểm cụ thể sẽ lựa chọn sách phù hợp, sách được giới thiệu phải có nội dung
lành mạnh, tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, những cuốn sách ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi
Bác Hồ vĩ đại…
Ví dụ chuyên mục giới thiệu sách của tháng 4, chủ đề của tháng 4 là Ngày giải
phóng Miền Nam thống nhất đất nước do vậy cán bộ thư viện đã lựa chọn cuốn
sách có đề tài viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Kịch bản cụ thể như
sau:
GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH “MƯỜI CÔ GÁI NGÃ BA ĐỒNG LỘC”
PTV: Kính chào quý thính giả đang theo dõi chương trình mỗi tuần một cuốn
sách, chương trình do Đài truyền thanh huyện Pác Nặm phối hợp với Thư viện
huyện thực hiện.
Quý vị và các bạn thân mến, chương trình “Mỗi tuần một cuốn sách” phát
sóng với mong muốn được giới thiệu tới q thính giả những cuốn sách hay, ý
nghĩa,có giá trị tinh thần to lớn, góp phần duy trì và phát triển văn hóa đọc. Và
trong chương trình này, chúng tôi xin được giới thiệu tới quý vị một cuốn sách gắn
liền với sự hy sinh của 10 cô gái thanh niên xung trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, giải phóng Miền nam thống nhất đất nước.
cuốn sách “10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc” của tác giả Nghiêm Văn Tân do Nhà
xuất bản Phụ nữ ấn hành, qua phần giới thiệu của chị Hương Đồng, cán bộ Thư
viện huyện Pác Nặm. Mời quý thính giả cùng theo dõi:
“Chiến tranh đã đi qua hơn nửa thế kỷ, đất nước đang đổi mới từng ngày nhưng
những ký ức về chiến tranh vẫn đọng lại trong lòng mỗi người dân đất Việt, Mười
cô gái thanh niên xung phong của ngã ba Đồng Lộc đã đi vào lòng dân tộc Việt
Nam như một biểu tượng cho sự quả cảm của tuổi trẻ trong chiến tranh khốc liệt.
Những hình ảnh đẹp đẽ cao cả của họ đã đi vào lịch sử dân tộc, đi vào những áng
văn chương, những thước phim cảm động và cả những vần thơ bất hủ:
"Chuyện kể rằng em Cô gái mở đường.
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận.
Em đã lấy tình yêu Tổ Quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy những luồng bom”
Đó là một trong những vần thơ hay nhất, đẹp nhất viết về những cô gái thanh
niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Nay tác giả Nghiêm
Văn Tân một lần nữa muốn tái hiện hình ảnh bi tráng của các cô trong tác
phẩm “10 cô gái ngã ba Đông Lộc” .
Dưới ngòi bút chân thực, giản dị của Nghiêm Văn Tân, hình ảnh 10 cơ gái hiện
lên chân thực, xúc động với những bức chân dung mang mỗi người một vẻ mỗi
người một tính cách, một hồn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều chung một chiến
hào, chung một lý tưởng, chung một ý chí đó là chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
để dành lấy nền tự do độc lập cho dân tộc.
Sau cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, ngã ba Đồng Lộc
đã trở thành mạch máu giao thông quan trọng, nối liền hậu phương lớn miền Bắc
và tiền tuyến lớn Miền Nam. Đế quốc Mỹ biết được điều đó nên đã tìm mọi cách
cắt đứt con đường này. Thế nhưng những cơ gái TNXP đã dũng cảm xả thân qn
mình, quyết “sống bám cầu, bám đường”. Họ đã luôn chiến đấu với khẩu hiệu
“máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giao thông không bao giờ
tắt”. Mưa bom bão đạn khơng thể làm khuất phục ý chí chiến đấu của họ.Những
cô gái ấy vẫn cứ miệt mài với những công việc thầm lặng, san lấp những hố bom
để thông tuyến cho chiến trường,
Rồi một ngày, cũng như bao ngày khác, vẫn là tiếng súng đì đồng trên trận
địa, vẫn là những cô gái tay vác cuốc san lấp từng hố bom miệt mài,chúng ta có thể
thấy những trận bom ngày càng ác liệt hơn và nhiệm vụ của các cô gái Đồng Lộc
cũng nặng nề thêm, cũng có những phút nín thở để gọi tên từng người xem cịn ai
lên tiếng. Rồi giờ phút định mệnh cũng đã đến “vào lúc 16h30phút ngày
24/07/1968, khi 10 cô gái ra lấp đường cho xe ra chiến trường tiếp viện…một quả
bom đã rơi trước mặt họ. Cả trận địa đã lặng đi, đồng đội ịa khóc nức nở….Tất
cả đã hy sinh khi tuổi đời mới 18, đơi mươi”. Đó là cái tuổi đẹp nhất của người
con gái. Họ đã ra đi, thân xác họ đã vùi sâu trong đất, nhưng tinh thần chiến đấu
kiên cường của họ vẫn sống mãi trong tâm trí những người con đất Việt.
Đọc truyện ký "10 cô gái Ngã Ba Đồng Lộc", chúng ta vô cùng xúc động
trước sự hy sinh anh dũng của10 nữ thanh niên đang độ tuổi thanh xuân để dành
lấy độc lập tự do cho dân tộc. Sự hy sinh anh dũng của Mười cô gái TNXP Ngã ba
Đồng Lộc cùng với hàng trăm, hàng ngàn các anh hùng liệt sĩ khác sẽ còn vang
vọng mãi đến mai sau. Hình ảnh Ngã ba Đồng Lộc quật khởi vươn lên giữa mưa
bom lửa đạn còn ghi đậm mãi trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam và bạn bè
u chuộng hịa bình trên thế giới
Cuốn sách “ 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc” thực sự là một cuốn sách rất hay và
ý nghĩa. Nó toát lên một tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường, một khí thế hào
hùng của lịch sử dân tộc. Tôi tin chắc rằng, mỗi khi đọc cuốn sách này chúng ta sẽ
không cầm nổi những giọt nước mắt trước sự hi sinh của 10 cô gái ở ngã ba Đồng
Lộc. Để ngày hơm nay, nhìn lại ta càng cố gắng phấn đấu, viết tiếp bản trường ca
của các chị, xây dựng đất nước thịnh vượng, giữ gìn hịa bình trên mảnh đất Việt
Nam với tâm thế vững vàng.
Cuốn sách “ 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc” như để thắp nén tâm nhang bày tỏ
tình cảm tri ân sâu sắc của mình tới các chiến sĩ TNXP và lớp lớp cha anh đã đổ
máu hy sinh cho nền tự do độc lập. Qúy vị có thể tìm đọc cuốn sách tại Thư viện
huyện Pác Nặm”.
Với chuyên mục “Mỗi tuần một cuốn sách” được phát sóng hàng tuần đã thu
hút đông đảo người dân lắng nghe, theo dõi và đến thư viện lựa chọn sách theo nhu
cầu, sở thích của mình.
+ Tuyên truyền tài liệu bằng miệng:
Kể chuyện theo sách : là một trong những hình thức tuyên truyền sách phổ
biến mang lại hiệu quả cao. Kể chuyện theo sách là hình thức tuyên truyền miệng,
một người kể cho nhiều người nghe, trong đó người kể thuật lại nội dung hoặc kể
theo nguyên văn trong sách. Người nghe nhận thức được nội dung và chủ đề tư
tưởng của tác phẩm thơng qua sự thụ cảm bằng tai mình và giọng nói diễn cảm của
người kể. Kể chuyện theo sách nhằm các mục đích sau:
Giúp cho việc vận hành kho sách của thư viện , phát huy tác dụng của sách đối
với bạn đọc.
Giúp cho bạn đọc thỏa mãn được nhu cầu vê sách, khơi dậy phong trào đọc
sách và rèn luyện kĩ năng kể chuyện theo sách cho bạn đọc.
Xây dựng thói quen đọc sách làm theo sách, xây dựng văn hóa đọc trong điều
kiện các phương tiện nghe nhìn phát triện râm rộ như hiện nay.
Kể chuyện theo sách là phương pháp tuyên truyền miệng tác động lên người
nghe bằng âm thanh ngơn ngữ chính đặc thù này có sức truyền cảm, lơi cuốn hấp
dẫn đặc biệt. Có hai hình thức kể truyện theo sách : kể thường xuyên và tổ chức
cuộc thi.
Đối với kể truyện theo sách thường xuyên: được tiến hành lồng ghép trong các
buổi sinh hoạt cộng đồng, hội họp…kết hợp với các trường học tổ chức vào các
buổi sinh hoạt đoàn, đội, chào cờ đầu tuần, ngày hội đọc sách. Khi tiến hành kể
chuyện theo sách như một hoạt động độc lập, người làm công tác thư viện cần phải
lựa chọn đề tài sát hợp với nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị. Nếu tổ chức nhân dịp
các ngày lễ lớn, các đợt tuyên truyền cho một phong trào thì phải chọn những câu
chuyện có nội dung phù hợp với ý nghĩa của các ngày lễ, đợt kỉ niệm đó.
Ví dụ: Kể chuyện về các gương anh hùng, thương binh, liệt sĩ nhân ngày 27/7;
kể chuyện về các mẹ, các chị nhân ngày 8/3; về các gương thiếu nhi dũng cảm,
vươn lên trong học tập nhân ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh 15/5 tại các trường học…Mỗi đề tài, ngày lễ người làm công tác thư viện
phai biế lựa chọn những câu chuyện phù hợp, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Muốn cho việc tuyên truyền, giới thiệu tài liệu có hiệu quả cao thì bài giới
thiệu phải có bố cục rõ ràng, phân chia thời gian hợp lý, từ ngữ dễ hiểu, chọn sách
phù hợp với người nghe. Ánh mắt, nụ cười, cử chỉ sinh động, giọng nói lên bổng
xuống trầm, âm lượng khỏe khoắn thu hút người nghe từ đầu đến cuối, chọn được
những chi tiết điển hình, hấp dẫn minh họa cho bài giới thiệu sách. Có thể đặt ra
những câu hỏi, sử dụng những tình tiết tạo ra mâu thuẫn gay gắt, những nút thắt và
những vẫn đề bức xúc tạo ra sự tò mò, gợi mở cho người đọc nhưng lại không giải
quyết vấn đề hoặc trả lời những câu hỏi đó
Ví dụ: Bài giới thiệu sách “Truyện lồi vật” của tác giả E-Tơm-Xơn được Lê
Thùy Dung biên dịch. Cuốn sách dày 336 trang;
Các em thân mến!
Cứ vào thứ Hai, tuần đầu tiên của tháng chúng ta lại được làm quen với những
cuốn sách mới. Tháng trước chúng ta đã được làm quen với cuốn sách “365 câu đố
mỗi ngày” rồi phải khơng? Vậy cịn tháng này thì sao, chúng ta sẽ được làm quen
với cuốn sách gì nhỉ? Các em thử đoán xem nào?
Ở nhà các em có ni con vật nào khơng? Đó là những con vật gì? (Đến đây
người cán bộ thư viện để cho các em giơ tay phát biểu về những con vật ni trong
gia đình).
Như vậy là nhà bạn nào cũng có một con vật cưng của riêng mình phải khơng
nào? Cơ chắc chắn một điều rằng các em rất yêu quý chúng phải khơng? Vậy thì
hàng ngày chúng ta chăm sóc những con vật cưng ấy ra sao nhỉ? Có phải chúng ta
cho chúng ăn, tắm cho chúng, còn phải cho chúng đi chơi nữa đúng khơng nào? Cơ
cịn biết rằng nhiều bạn còn “Kể chuyện”, còn “Tâm sự”, may quần áo và cả dạy
cho những con vật cưng của mình “học bài” nữa cơ đấy. Thế thì có khi nào các em
tự Các em có biết những con vật xung quanh chúng ta cũng như con người vậy,
chúng cũng biết khóc, biết cười, biết vui, buồn, đau đớn, hay sợ hãi. Chúng cũng
kết bạn với nhau, cũng phải “học bài” và chúng cũng làm cha, làm mẹ nữa đấy!
Các em thân mến! Đây là điều mà nhà văn Tơm-xơn muốn nói với các em qua
cuốn sách “Truyện các loài vật”. Khi đọc cuốn sách này các em sẽ thấy bao điều
kỳ diệu về thế giới các loài vật, nào là chú cáo Đoomino, nào là chó Bingo, nào là
quạ Chấm Bạc, Gấu con Joonni…chúng cũng có những cuộc phiêu lưu, cũng gặp
phải những cạm bẫy và ở chúng cũng có tình u thương đồng loại, có sự thơng
minh tuyệt vời để vượt qua thử thách và lập nên những chiến cong hiển hách tưởng
chừng như khơng thể có. Qua cuốn truyện này cô hi vọng rằng các em sẽ hiểu thêm
nhiều điều thú vị về loài vật, những người bạn bé nhỏ đáng yêu đang sống bên
cạnh con người và luôn luôn cần con người bảo vệ và chúng ln cần có tình cảm
của chúng ta. Vậy chúng ta phải làm cách nào để có thể yêu thương và bảo vệ
chúng đúng cách? Hãy cùng cô khám phá cuốn sách “Truyện các loài vật” để hiểu
hơn về những người bạn đang sống quanh ta nhé!
Ngồi kể chuyện theo sách, thư viện cịn áp dụng các hình thức tuyên truyền
khác như: Thi đọc sách, tuyên truyền sân khấu hóa… Trong tuyên truyền giới thiệu
sách, vấn đề mấu chốt là phải chọn đúng tác phẩm và chủ đề sao cho các tác phẩm
được giới thiệu phải thực sự là các tác phẩm có giá trị và chủ đề được chọn phải là
các chủ đề được quan tâm. Chỉ có như vậy mới thu hút được sự chú ý của bạn đọc.
Điều này đòi hỏi sự nhạy bén, hiểu biết sâu rộng, lòng say mê đọc và khả năng
thẩm định giá trị tác phẩm của người làm công tác tuyên truyền. Một điều nên
tránh là bệnh làm hình thức “làm cho có”. Phải làm sao để “làm cho hay”, “làm
cho hấp dẫn”. Muốn vậy phải biết chọn lọc các hình thức tuyên truyền phù hợp với
yêu cầu tuyên truyền, nội dung tác phẩm và đối tượng tuyên truyền.
1.4.5. Tổ chức ngày hội sách
Đây là hoạt động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện được thực hiện có hiệu quả
trong những năm gần đây, hoạt động này có thể kết hợp nhiều hoạt động phục vụ
bạn đọc với nhau như: Tuyên truyền giới thiệu sách, trưng bày, triển lãm sách, vẽ
tranh theo sách, bàn về sách….để tổ chức ngày hội sách có hiệu quả thì người cán
bộ thư viện cần phải chuẩn bị tốt các nội dung sau:
Tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội đọc hàng năm, hoạt động này
thường được tổ chức vào tháng 4 nhân dịp Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam (21/4),
Ngày sách và bản quyền thế giới (23/4). Cán bộ thư viện sẽ xây dựng kế hoạch tổ
chức với đầy đủ các nội dung và sự phân công cụ thể cho từng đơn vị cụ thể, lập
dự trù kinh phí và xây dựng nội dung kịch bản cho chương trình.
Ví dụ cụ thể cho việc tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam (21/4)
của huyện Pác Nặm như sau:
Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 11/4/2018 của Uỷ ban nhân dân huyện Pác
Nặm về kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam, gồm các
nội dung chính sau:
+ Mục đích, yêu cầu;
+ Nội dung thực hiện;
+ Thành phần, đối tượng tham gia, thời gian tổ chức;
+ Kinh phí thực hiện;
+ Tổ chức thực hiện….
Căn cứ vào các nội dung trong kế hoạch, các bộ phận và các đơn vị liên quan
chủ động phối hợp thực hiện.
Kịch bản tổ chức chương trình Ngày hội đọc sách của huyện Pác Nặm (ví dụ
tham khảo):
+ Văn nghệ chào mừng (05 tiết mục);
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
+ Diễn văn khai mạc;
+ Giới thiệu các chương trình trong ngày hội;
+ Tổ chức các hoạt động hưởng ứng;
+ Bế mạc ngày hội, tổ chức tổng kết và trao giải.
Việc tổ chức Ngày hội sách hàng năm là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa giúp
hình thành thói quen đọc sách, tạo nền tảng cho việc tự học, học tập suốt đời của
mỗi người, mở rộng kiến thức, ni dưỡng tâm hồn, hình thành kỹ năng sống cho
mỗi cá nhân, góp phần vào việc duy trì và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
1.4.6. Mượn sách, báo tập thể
Tài liệu được tách ra từ vốn tài liệu của thư viện cố định, do thư viện luân
chuyển đến các bộ phận, đơn vị để cho mượn tập thể.
Đây là hoạt động phối hợp giữa thư viện huyện và thư viện các trường học
trong việc khai thác vốn tài liệu của thư viện huyện, tăng số lượt mượn, đọc của
học sinh tại các trường học bằng cách lấy tài liệu từ thư viện huyện đến phục vụ tại
thư viện trường học theo đợt, mỗi đợt từ 200-300 cuốn sách, tương tự như hoạt
động luân chuyển nhưng hoạt động mượn sách, báo tập thể cho thời gian dài hơn
(có thể phục vụ tại trường học từ 1-2 năm), hết thời gian mượn số tài liệu sẽ được
kiểm kê và thu hồi đầy đủ về thư viện huyện.
Từ năm 2018, Thư viện huyện Pác Nặm đã phối hợp với trường Tiểu học Bộc
Bố cho mượn sách, báo tập thể với tổng số bản sách là 230 quyển thuộc nhiều lĩnh
vực. Hoạt động này giúp cho giáo viên và học sinh nhà trường tiết kiệm được thời
gian để tìm tài liệu, tiết kiệm được kinh phí mua sách hàng năm, giúp cho thư viện
tăng số vòng quay của tài liệu, phục vụ được nhiều lượt độc giả, khai thác triệt để
vốn sách của thư viện. Mỗi năm thư viện phục vụ được hơn 800 lượt bạn đọc bằng
hình thức cho mượn sách, báo tập thể.
1.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Với các nội dung, hình thức và giải pháp triển khai thực hiện cơng tác phục vụ
sách, báo ngồi thư viện đã nêu ở trên thì hoạt động này có thể áp dụng cho tất cả
các loại hình thư viện (thư viện công cộng và thư viện trường học, thư viện chuyên
nghành, đa ngành);
Muốn triển khai được hoạt động này đòi hỏi mỗi thư viện cần điều tra, khảo sát
đặc điểm của từng địa phương, đơn vị, nhu cầu và khả năng đáp ứng của mình để
xây dựng kế hoạch cho phù hợp.
Để sáng kiến được áp dụng còn địi hỏi người làm cơng tác thư viện tích cực
trong công tác tham mưu, phối hợp và phải thật sự tâm huyết, năng động, nhạy bén
và sáng tạo, tự rèn luyện kỹ năng như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tập hợp, kỹ
năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng lập kế hoạch….
1.6. Hiệu quả, lợi ích thu được sau khi áp dụng sáng kiến
Như đã phân tích ở trên, huyện Pác Nặm là huyện cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo cịn cao, trình độ dân trí phát triển chưa đồng đều, đời sống kinh tế - văn hóa
– xã hội cịn khó khăn ở nhiều mặt. Đối với hệ thống thư viện, mặc dù luôn nhận
được sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của Cấp ủy, chính quyền địa phương,
sự chung tay, giúp đỡ của các ban, ngành, đồn thể, các tổ chức chính trị xã hội.
Song vẫn cịn rất nhiều khó khăn, các thiết chế văn hóa chưa được đầu tư thỏa
đáng, các thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, tìm kiếm thơng tin và giải
trí của mỗi người dân, văn hóa đọc chưa thực sự được coi trọng, đặc biệt là sự phát
triển mạnh mẽ của mạng lưới công nghệ viễn thông nên phần nào ảnh hưởng đến
nhu cầu lựa chọn tìm kiếm thông tin thông qua sách, báo, khoảng cách về hưởng
thụ văn hóa chưa đồng đều nhất là ở các vùng sâu, vùng xa nơi khơng có điều kiện
để tiếp xúc với sách, báo tại thư viện và các loại hình hưởng thụ văn hóa khác….
Hiệu quả lớn nhất của việc phục vụ sách, báo ngoài thư viện là trực tiếp đưa
sách, báo đến với người dân, giúp người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc có cơ hội dễ dàng tiếp cận thông tin, cập nhật thường xuyên các kiến thức
khoa học, kỹ thuật tiến bộ để phát triển kinh tế; giúp người dân hiểu biết và làm
theo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đưa sách, báo
xuống phục vụ người dân tại các thư viện, phòng đọc sách cơ sở là biện pháp hữu
hiệu để thu hẹp khoảng cách thông tin giữa thành thị và nơng thơn, tạo sự bình
đẳng trong việc hưởng thụ thông tin.
Thực hiện tốt công tác luân chuyển sách báo về mạng lưới cơ sở là khai thác triệt để
vốn sách báo của thư viện, giúp tăng cường vòng quay của sách, nâng cao hiệu quả sử
dụng sách báo và đáp ứng nhu cầu thông tin, học tập, giải trí, tạo thói quen đọc sách
báo cho người dân, góp phần phát triển văn hóa đọc một cách sâu rộng.
Năm 2017 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc
trong cộng đồng, bám sát những mục tiêu của Đề án, bản thân tôi đã thực hiện và
đạt hiệu quả các chỉ tiêu, trong đó ưu tiên thực hiện các giải pháp phục vụ bạn đọc
ngồi thư viện vì đây là biện pháp hữu hiệu nhất để duy trì và phát triển văn hóa
đọc trong cộng đồng.
Cơng tác phục vụ bạn đọc ngồi thư viện đã góp phần xây dựng và phát triển
thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là
trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế khó khăn, cải thiện tốt mơi trường đọc, góp phần nâng cao dân trí,
phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý
thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, đẩy
mạnh xây dựng xã hội học tập.
Kết quả thực tế cho thấy 50% học sinh tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử
dụng thông tin, tri thức tại thư viện ; 15% người dân ở khu vực nông thơn, vùng có
điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại thư
viện huyện, thư viện xã, các Điểm Bưu điện Văn hóa xã thơng qua hình thức ln
chuyển và phục vụ sách, báo lưu động.
Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc: 30% người dân có kỹ năng tiếp cận và sử
dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời. 70% người sử dụng
thư viện có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để
phuc vụ học tập, nghiên cứu, giải trí.
Sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, ngành, các đơn vị liên quan
trong việc duy trì và phát triển văn hóa đọc. Sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà
trường trong việc đưa sách, báo về phục vụ tại chỗ cho học sinh, đây cũng là cơ hội
cho hoc sinh được trải nghiệm, giao lưu và học hỏi lẫn nhau trong việc khai thác và
sử dụng tài liệu, phục vụ nhiệm vụ học tập của mình;
Nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các tổ chức chính trị xã hội, sự ủng hộ
nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân về quên góp, ủng hộ sách, báo bằng hình thức
xã hội hóa. Năm 2018, bản thân huy động được 800 bản sách, năm 2020 duy động
được 1.000 bản sách thông qua việc kêu gọi, ủng hộ, hoạt động này tiết kiệm được
chi phí mua tài liệu, đa dạng hóa nguồn tài liệu trong thư viện.
Tạo ra một sân chơi bổ ích, lý thú cho tồn thể đồng bào trong toàn huyện,
khơi dậy phong trào đọc sách, tình u đối với sách trong tồn thể cộng đồng.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình triển khai thực hiện, để thực hiện có hiệu quả các giải pháp phục
vụ bạn đọc ngồi thư viện bản thân tơi nhận thấy cần phải giải quyết triệt để các
vấn đề sau:
Thứ nhất, cần có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các tổ chức, đơn vị liên quan
trong công tác tổ chức thực hiện các biện pháp phục vụ bạn đọc ngoài thư viện như các
trường học, các Điểm Bưu điện Văn hóa xã, Thư viện xã, các tủ sách cơ sở…để đem lại
hiệu quả cao nhất trong việc đưa thông tin về cơ sở qua sách, báo.
Thứ hai là về vốn tài liệu: Vốn tài liệu cần phải đảm bảo để thực hiện các hoạt
động như: Luân chuyển và phục vụ sách, báo lưu động, cho mượn sách, báo tập
thể…vốn tài liệu phải đa dạng, nhiều lĩnh vực để phục vụ nhiều đối tượng khác
nhau. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của nhiều thành phần bạn đọc.
Thư ba là về nhân lực, cán bộ thư viện được coi là linh hồn của thư viện, là
người kết nối thư viện với bạn đọc, do vậy yêu cầu đối với một cán bộ thư viện là
phải có trình độ chun mơn vững vàng để có thể giải quyết, xử lý mọi tình huống
nghề nghiệp, hồn thành tốt cơng việc, hiểu được giá trị của văn hóa đọc và đưa
văn hóa đọc đến với mọi người, phải có tình u nghề, tâm huyết với nghề và khát
khao ln mong muốn được phục vụ cộng đồng.
Thứ tư là thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mỗi
người về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách trong rèn luyện, bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng phát triển tư duy, giáo dục nhân cách con người, tạo phong trào
đọc sách, báo sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
IV. KẾT LUẬN
Những biện pháp mà thư viện huyện Pác Nặm thực hiện có lẽ chưa phải là sáng
kiến mới lạ đối với các thư viện huyện, tỉnh ở những nơi có điều kiện thuận lợi
(vùng đồng bằng, thư viện các quận, huyện, thành phố lớn) nhưng tôi tin với các
thư viện ở các huyện miền núi , vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì nó
lại là biện pháp hữu ích, đơn giản, thiết thực và hiệu quả . Bằng cách làm trên, thư
viện đã đưa tận tay tài liệu đến với bạn đọc , giúp bạn đọc có thể tiếp cận được với
tài liệu, yêu sách, ham đọc sách, thúc đẩy phong trào đọc sách, xây dựng được xã
hội học tập....
Tóm lại, nâng cao chất lượng văn hóa đọc là một q trình lâu dài, địi hỏi phải
kiên trì, nhẫn nại và rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã
hội. Để khơi dậy văn hóa đọc, Thư viện huyện Pác Nặm đã phối hợp chặt chẽ với
các ban ngành, đoàn thể và đặc biệt là thư viện cơ sở thực hiện tốt chương trình
xây dựng, phục vụ tuyên truyền lưu động và luân chuyển sách thời gian qua, tạo ra
một luồng gió mới và đang đánh thức văn hóa đọc trong các tầng lớp dân cư, nhất
là thế hệ trẻ, lứa tuổi học sinh, sinh viên. Bản thân tơi, người gắn bó với sự nghiệp
văn hóa đọc ln nhận thức rằng: Gây dựng văn hóa đọc đã khó, giữ được nó cịn
khó hơn. Chính vì vậy sẽ phải tiếp tục cố gắng hơn, sáng tạo, năng động hơn để
phát triển huyện Pác Nặm thành một điểm sáng về văn hóa đọc của tỉnh Bắc Kạn.
1. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
2. Tài liệu kèm theo:
Một số hình ảnh minh họa kết quả triển khai phục vụ bạn đọc ngoài thư viện,
các hoạt động liên quan trong q trình triển khai thực hiện.
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong Bản mô tả là trung thực, phản ánh
đúng thực tế quá trình triển khai thực hiện và kết quả đạt được trong những năm
qua, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước pháp luật.
Pác Nặm, ngày 04 tháng 11 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA TTVHTT&TT
TÁC GIẢ
Ma Thị Đồng